Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

To bm bb lớp bồi dưỡng chính trị hè 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.3 KB, 4 trang )

UBND THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN BANH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN
THẢO LUẬN NỘI DUNG TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG
CHÍNH TRỊ HÈ NĂM 2023
Tổ khối: Tổ Bộ mơn
I. Thời gian: 8g00 ngày 11 tháng 8 năm 2023
II. Địa điểm : Phòng lớp 3/1
III. Thành phần:
- Chủ tọa: Nguyễn Thị Kim Chi
- Thư ký: Trần Thị Kim Ngân
- Các thành viên Tổ :
Phạm Quang Trung ( GVAV)
Đồn Thị Bích Nga (GVAV)
Lê Thanh Tiễn
IV. Nội dung
Vấn đề 6: Liên hệ chức trách nhiệm vụ của bản thân, Thầy ( Cô) nêu những đóng
góp để lan tỏa nội dung của Đề án “ Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” mà
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt?
DIỄN BIẾN THẢO LUẬN
Trong Khố học Bồi dưỡng, tập huấn Chính trị hè năm 2023 cho đội ngũ cán bộ-giáo
viên toàn Thành phố Thủ Đức có rất nhiều Vấn đề được nghe triền khai xuyên suốt 03 ngày
từ 08/8/2023 đến 10/8/2023, Tổ Bộ môn được phân công thực hiện nghiên cứu Vấn đề 6,
với những nội dung được nêu cụ thể như sau:
Xã hội học tập (XHHT) là một môi trường giáo dục, trong đó mọi người đều được


cung cấp cơ hội học tập, với thiết chế giáo dục mở, mềm dẻo, linh hoạt, thích ứng điều kiện
học của từng người, từng cơ quan, đơn vị… một mơi trường trong đó mọi lực lượng xã hội,
mọi tầng lớp xã hội đều tự giác học hành và tích cực tạo ra các cơ hội, điều kiện học hành
cho xã hội sao cho cả xã hội trở thành một trường học lớn. Học bằng nhiều cách: trên lớp,
học từ xa qua phát thanh, truyền hình, học trên máy tính, trên mạng in-tơ-nét, hội nghị, hội
thảo, trị chơi… theo nguyên tắc tự học là chính. Giáo dục và việc học hành của con người
trong xã hội hiện đại không thể chỉ dựa vào nguồn tri thức của người thầy ở trường như
trước đây, mà phải mở ra tồn khơng gian sống của con người trong xã hội thông tin. Do
1


vậy, XHHT chỉ hình thành và phát triển được dựa trên nền cơng nghệ thơng tin phát triển,
trong đó, truyền thông đa phương tiện phục vụ người học rộng rãi trong cả nước là quan
trọng hàng đầu. Bác Hồ là tấm gương đạo đức mà chúng ta cần phải học tập, trong đó có
tấm gương về học tập suốt đời đã hình thành “Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời”.
Bác Hồ đã học ở nhiều nơi trên thế giới từ châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á, học ở nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là học nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, học ngoại ngữ, học
cách viết báo, làm báo,... Bác đã học ở mọi nơi, mọi lúc.
Để phù hợp với sự phát triển không ngừng của nhân loại hiện nay. Việc xây dựng xã
hội học tập trong điều kiện chuyển đổi số là rất quan trọng. Về chỉ tiêu cần thống nhất và
đồng bộ nâng cao năng lực ngoại ngữ và xoá mù chữ đối với các đối tượng đặc biệt. Về giải
pháp cần phải đổi mới giáo dục thường xuyên để từng người dân và mỗi cá nhân trong hệ
thống chính trị nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong xây dựng và phát triển xã
hội học tập. “Để xây dựng được xã hội học tập, cần có sự vào cuộc đồng bộ, nâng cao nhận
thức, cơ hội tiếp cận và nguồn lực học liệu đáp ứng nhu cầu chung cho cộng đồng. Bởi đích
đến cuối cùng của xã hội học tập là tạo cơng bằng, xố rào cản và mở rộng cơ hội để mọi
người dân được tiếp cận giáo dục và học tập suốt đời”
Là một giáo viên dạy tiểu học, bản thân luôn thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về
học tập suốt đời mà cịn lan tỏa tinh thần học tập cho mọi người xung quanh. Để làm được
điều đó bản thân ln trau dồi và thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Tăng cường truyền thông về Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân
trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; về xây dựng xã hội học tập….
- Tập trung nội dung tuyên truyền: Về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Nội
dung Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 08/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế
hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị khóa
X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng
xã hội học tập và Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”. Tuyên truyền nâng cao
nhận thức cho người dân và toàn xã hội về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong
điều kiện phát triển kinh tế số, xã hội số; thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ
thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời nhằm nâng cao năng lực hoạt động
của các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục thường xuyên,
các thiết chế văn hóa.

2


- Tuyên truyền về “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” và “Ngày Sách và văn hóa
đọc Việt Nam” hằng năm. Tuyên truyền về gương điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng
kiến có giá trị trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; những
gương sáng về tự học, tự học thành tài để lập thân, lập nghiệp tại các địa phương. Đồng
thời, tuyên truyền, vận động, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng, duy trì thói
quen tự học, ý thức học tập suốt đời phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân.
- Các phương thức tuyên truyền gồm: Xây dựng các chuyên mục về xã hội học tập;
sản xuất các tin, bài, ảnh dán trên các bản tin của trường, tổ khối, lớp.
- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền lưu động ở cơ sở; tuyên truyền, vận

động thông qua hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở… Truyền thông qua các
hội nghị, hội thảo, cuộc thi, tập huấn chuyên đề về xây dựng xã hội học tập cho thành viên
trong tổ, trường; tuyên truyền thông qua các buổi họp hội phụ huynh trong nhà trường, các
buổi sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức các chuyên đề tuyên truyền về xã hội học tập tại các buổi
sinh hoạt ngoại khóa.
- Thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng XHHT. Tự bồi dưỡng
nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng của bản thân, tham gia học tập suốt đời. Hưởng ứng
tích cực các phong trào học tập, gia đình học tập, dịng họ học tập,…
- Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ số và dạy học trực tuyến trong tổ chức các hoạt
động giảng dạy và học tập ở lớp. Xây dựng thư viện điện tử ở trường học. Đầu tư hệ thống
quản lý học tập, hệ thống quản lý nội dung học tập để xây dựng học liệu số; thường xuyên
tổ chức tập huấn trang bị những kĩ năng cần thiết để triển khai đào tạo qua mạng cho cán bộ
quản lý, giáo viên, giảng viên; liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên để mở các
chương trình đào tạo phổ biến kiến thức, góp phần đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua
mạng.
-Tích cực tuyên truyền việc phát triển văn hóa đọc cho bạn bè, thành viên trong gia
đình, phụ huynh và học sinh. Lan tỏa niềm đam mê đọc sách đến các em học sinh thông qua
các mơ hình đa dạng: Tổ chức chun đề giới thiệu sách, tổ chức các hoạt đọc mở rộng ở
lớp kể cả trong tiết học và ngoài tiết học, thiết kế các góc đọc sách và trang bị đa dạng các
loại sách ở sân trường và trong lớp học để học sinh có thể đọc sách mọi lúc, mọi nơi.
- Thực hiện tốt công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Phát hiện
nhân tài, bồi dưỡng nhân tài ở trường. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu
ngay từ đầu năm. Tiếp tục xây dựng và duy trì có hiệu quả "Quỹ Khuyến học", có các hình
thức tun dương, động viên, khen thưởng tinh thần học tập-một nét đẹp văn hóa, tạo nên
phong trào to lớn, có sức lan tỏa rộng rãi.
- Tổ chức có hiệu quả các hoạt động học tập suốt đời thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng, thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ; hồn thành các mục tiêu về phổ cập
giáo dục và xóa mù chữ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập suốt đời…
Xây dựng nhiều mơ hình học tập suốt đời hiệu quả như phong trào học tập ngoại ngữ, khiêu
3



vũ của người cao tuổi ở thành phố; lớp học tiếng Việt cho người dân tộc thiểu số; lớp học
tiếng Anh ở vùng cao do các thầy cô giáo dưới xi giảng dạy thơng qua các phương tiện
nghe nhìn; lớp học tình thương dành cho các cháu mồ cơi, khuyết tật…
- Hỗ trợ các trung tâm học tập cộng đồng, nhất là ở biên giới, hải đảo, vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả
những ai có nhu cầu học tập đều được đáp ứng, thỏa mãn. Hỗ trợ những người yếu thế, hết
tuổi lao động, người nội trợ, người khuyết tật có điều kiện thuận lợi để học tập suốt đời.
Thư ký thông qua nội dung biên bản. Cả tổ thống nhất và khơng có ý kiến nào thêm.
Biên bản kết thúc lúc 10h30 cùng ngày.
Thư ký

Chủ toạ

Trần Thị Kim Ngân

Nguyễn Thị Kim Chi

- Các thành viên Tổ :

1.

Phạm Quang Trung (GVAV)

2.

Đồn Thị Bích Nga (GVAV)

3.


Lê Thanh Tiễn

4



×