Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

tài liệu bồi dưỡng chính trị hè cho cán bộ giáo viên năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.96 KB, 64 trang )

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP












TÀI LIỆU
BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HÈ
CHO CÁN BỘ, GIÁO VIÊN NĂM 2012

















Đồng Tháp, tháng 5 năm 2012


2


CHUYÊN ĐỀ 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY

I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt
Trong xây dựng Đảng “phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt” là vì:
Hồ Chí Minh khẳng định: “không có lý luận cách mạng thì không có cách
mạng vận động”. Đặc biệt “không hiểu lý luận thì như người mù đi đêm”, “nhờ lý
luận mà thấy rõ đường lối đấu tranh để giải phóng mình, hiểu rõ phương pháp đấu
tranh với địch”. Do đó, “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong
Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ
nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. “Chủ nghĩa
của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin” vì nó “chân chính nhất, chắc chắn nhất, khoa
học nhất”. Hồ Chí Minh yêu cầu: “Đảng phải chống cái thói xem nhẹ học tập lý
luận. Vì không học lý luận thì chí khí kém kiên quyết, không trông xa thấy rộng,
trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ
hoá, xa rời cách mạng”.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin “làm cốt” cũng là sự khẳng định bản chất giai cấp công nhân,
bản lĩnh chính trị của Đảng ta.
Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa Mác - Lênin là “cẩm nang thần kỳ”, là “mặt trời

soi sáng”, nhưng không phải giáo điều. Nắm chủ nghĩa Mác - Lênin chính là nắm
tinh thần, lập trường, quan điểm và phương pháp biện chứng của nó để vận dụng,
phân tích điều kiện cụ thể của Việt Nam mà định ra đường lối và phương pháp đấu
tranh. Đồng thời, dùng phương pháp Mác - Lênin mà tổng kết kinh nghiệm Việt
Nam hình thành lý luận chính trị - hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh để bổ sung làm
phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chính vì vậy, hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động.
2. Đảng Cộng sản Việt nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc
Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản
Một là, nguyên tắc tập trung dân chủ
Hai là, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
Ba là, nguyên tắc tự phê bình và phê bình
3


Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng là quy luật phát
triển.
Bốn là, nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác.
Năm là, nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Sự đoàn kết thống nhất của Đảng phải dựa trên cơ sở lý luận của Đảng là
chủ nghĩa Mác-Lênin; Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; đường lối, quan điểm của Đảng;
nghị quyết của tổ chức đảng các cấp. Đồng thời, muốn đoàn kết thống nhất trong
Đảng, phải thực hành dân chủ rộng rãi ở trong Đảng, thường xuyên tu dưỡng đạo
đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực khác, phải
“sống với nhau có tình, có nghĩa”. Có đoàn kết tốt mới tạo cơ sở vững chắc để
thống nhất ý chí và hành động “chỉ như một người”.
Theo Hồ Chí Minh, “chính trị là: 1. Đoàn kết; 2. Thanh khiết từ to đến
nhỏ”, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt
mình cũng chính là giữ gìn chính trị, bản lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, giữ sự

trong sáng của Đảng.
3. Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân
dân, phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với
dân trong xây dựng Đảng
Theo Hồ Chí Minh, Đảng phải vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung
thành của nhân dân. Đây là một quan điểm nhất quán khi Người xác định vai trò
của Đảng và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên. Hai mặt “lãnh đạo” và “đầy
tớ” không tách rời nhau, không đối lập nhau, Người nhấn mạnh: lãnh đạo có nghĩa
là làm đầy tớ.
Đảng lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền, từ đó Đảng trở thành
Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền là Đảng trực tiếp lãnh đạo chính quyền, lãnh
đạo Nhà nước, lãnh đạo toàn xã hội bằng chính quyền để tiếp tục hoàn thành sự
nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng cầm quyền lại càng phải ý thức
thật sâu sắc mình là “đầy tớ” nhân dân, chứ không phải là “ông chủ” của nhân dân,
không tự cho phép mình đứng trên dân, trên Nhà nước, trên pháp luật. Đảng lãnh
đạo Nhà nước là nhằm xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân vì dân để
nhân dân làm chủ Nhà nước, điều mà trước khi cách mạng thành công không thể
có được. Đảng cầm quyền, nhưng dân là chủ. Đảng cầm quyền không phải toàn
thể tổ chức đảng nắm quyền lực Nhà nước mà do các cán bộ, đảng viên của Đảng
được dân ủy quyền thay mặt Đảng nắm giữ quyền lực Nhà nước.
Để là “đầy tớ trung thành” của nhân dân, cán bộ, đảng viên phải là người
tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, không phải làm cán bộ
để “thăng quan phát tài”, “để làm quan cách mạng”. Người cán bộ trước hết phải
4


có “đức” đồng thời phải có “tài”, nhưng đức là gốc, không vi phạm khuyết điểm
tham ô, lãng phí, quan liêu “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể
chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”. Là người lãnh đạo, cán bộ phải có năng
lực tổ chức triển khai thực hiện đường lối chủ trương, nghị quyết, chính sách của

Đảng và Nhà nước. Cán bộ phải có phong cách làm việc dân chủ, tập thể, khoa
học, phải “mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. Cán bộ phải liên hệ
mật thiết với dân, học dân, hỏi dân, nghe dân góp ý phê bình chứ không dán lên
trán hai chữ “cộng sản” để loè dân. Cán bộ phải học làm đầy tớ dân, học trong
trường lớp, học trong thực tế, học mọi lúc, mọi nơi, mọi người và phải coi trọng tự
học để tiến bộ. Hồ Chí Minh khẳng định: vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của
Đảng là vấn đề trọng yếu trong xây dựng Đảng.
Đặc biệt, trong xây dựng Đảng với dân, Hồ Chí Minh rất chú trọng vấn đề
đảng viên. Xây dựng Đảng trước hết là xây dựng và rèn luyện đảng viên, bởi vì
đảng viên là người cùng sống, làm việc, sinh hoạt với dân, “gần dân, sát dân” nhất.
Trong điều kiện cầm quyền, cán bộ đa phần là đảng viên, mọi tốt xấu, đúng sai
của cán bộ, đảng viên không còn là chuyện nội bộ Đảng, mà là các hiện tượng tích
cực hoặc tiêu cực của xã hội, ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ, của quốc gia.
Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng
với dân. Đảng không ở trên dân, cũng không chỉ có Nước mới lấy dân làm gốc, mà
Đảng cũng phải lấy dân làm gốc, Đảng phải ở trong lòng nhân dân. Chính cái gốc
này đem lại nguồn sinh lực vô tận của Đảng. Đồng thời, Hồ Chí Minh khẳng định:
“Chi bộ là gốc rễ của Đảng”, “chi bộ là cực kỳ quan trọng vì nó là sợi dây chuyền
để liên hệ Đảng với quần chúng” và “chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh”. Vì vậy,
phải chăm lo xây dựng chi bộ vững mạnh, chi bộ tốt.
4. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới
Để xứng đáng là một Đảng chân chính lãnh đạo sự nghiệp cách mạng to lớn
của giai cấp và dân tộc, một Đảng “vừa là đạo đức, vừa là văn minh”, một Đảng
tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại, Đảng phải thường
xuyên chăm lo đến việc chỉnh đốn và đổi mới bản thân mình. Chỉnh đốn và đổi
mới Đảng là nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về ba mặt
chính trị, tư tưởng, tổ chức, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng
cao phẩm chất và năng lực trước những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng. Đây
chính là yêu cầu tự thân của một đảng chân chính cách mạng.
Hồ Chí Minh đã nhận định, bên cạnh số đông đảng viên xứng đáng với danh

dự của mình thì vẫn có một số “thấp kém về tinh thần và đạo đức cách mạng… Họ
hững hờ như những người không có lý tưởng, đến đâu hay đó, qua tháng qua
ngày… Họ gắn bó với tổ chức, không tin ở lực lượng và trí tuệ của tập thể. Họ
sống và làm việc một cách riêng rẽ, không đoàn kết và hợp tác với người khác. Hễ
5


có đôi chút hiểu biết, đôi chút thành công thì tự cao tự đại, vênh vang kiêu ngạo,
tự cho mình tài giỏi hơn người. Ở cương vị phụ trách thì tự cho mình có quyền
hơn hết thảy, định đoạt mọi việc; ở ngành nào, địa phương nào thì coi đó như một
giang sơn riêng, không biết đến lợi ích toàn cục, họ coi thường những quyết định
của tổ chức, họ là những “ông quan liêu”, chỉ thích dùng mệnh lệnh đối với đồng
chí và nhân dân… Số người đó coi Đảng như một cái cầu thang để thăng quan
phát tài. Họ không quan tâm đến đời sống của nhân dân mà chỉ lo nghĩ đến lợi ích
của riêng mình. Họ quên rằng, mỗi đồng tiền, hạt gạo đều là mồ hôi nước mắt của
nhân dân, do đó mà sinh ra phô trương, lãng phí. Họ tự cho mình có quyền sống
xa hoa hưởng lạc, từ đó mà đi đến tham ô, trụy lạc, thậm chí sa vào tội lỗi. Phải
chỉnh đốn để đẩy tất cả những lỗi làm, sai trái ấy.
Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, vì Đảng sống trong xã hội, mỗi cán
bộ, đảng viên đều chịu ảnh hưởng của xã hội, cả cái tốt lẫn cái xấu, cái hay và cái
dỡ. Chỉ có thể phát huy được cái tốt, cái hay, loại bỏ được cái xấu, cái dỡ bằng
việc rèn luyện thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên, thường xuyên chú ý đến
việc chỉnh đốn Đảng.
Trước lúc đi xa, Người còn để lại những lời tâm huyết, căn dặn toàn Đảng:
“Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi
đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn
tâm toàn ý phục vụ nhân dân”
Người đã nhìn thấy rõ hai mặt của quyền lực. Một mặt, quyền lực có sức
mạnh rất to lớn để cải tạo cái cũ và xây dựng cái mới trong tất cả các lĩnh vực.
Mặt khác, nó cũng có sức phá hoại rất ghê gớm, vì con người nắm quyền lực có

thể thoái hoá biến chất rất nhanh chóng, khi đã có đặc lợi dễ đi vào con đường
ham muốn quyền lực, chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực… Vì vậy, chỉnh
đốn và đổi mới Đảng để hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạn do thoái
hóa biến chất gây ra.
Hồ Chí Minh đã nói: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm
qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được
mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ
nghĩa cá nhân”. Đó mãi là lời cảnh tỉnh có ý nghĩa rất sâu sắc đối với Đảng Cộng
sản cầm quyền, đối với mỗi đảng viên cộng sản.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY
1. Về thành tựu và hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng thời
gian qua
1.1. Về thành tựu:
6


Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã nhận
định: từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng,
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khoá đã ban hành nhiều
chủ trương, nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trên cơ sở đó, công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao; phương thức lãnh đạo của
Đảng từng bước được đổi mới; vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững, niềm tin
của nhân dân với Đảng được củng cố; đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp đã
có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức
rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có ý thức phục vụ nhân
dân, được nhân dân tin tưởng. Thành tựu 25 năm đổi mới là thành quả của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ,
đảng viên.
Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh thực hiện Nghị

quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Một số vấn
đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” nhận định: Trong những năm qua, các
cấp uỷ, tổ chức đảng luôn coi trọng xây dựng Đảng, ngày càng trong sạch vững
mạnh, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng bộ, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, đưa Tỉnh ta phát
triển nhanh và toàn diện, tạo được vị thế mới trong khu vực và cả nước. Ban
hành và thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương về công tác chính trị tư tưởng, tổ
chức, cán bộ, kiểm tra, giám sát, vận động quần chúng của Đảng bộ. Đa số cán
bộ, đảng viên tư tưởng chính trị vững vàng, phấn đấu giữ gìn phẩm chất đạo đức,
lối sống, có trách nhiệm cao với công việc, giữ mối quan hệ tốt với nhân dân.
1.2. Về hạn chế, yếu kém:
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI nhận định:
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu
kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm
được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không
được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong
của chế độ. Nổi lên một số vấn đề cấp bách sau đây:
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ
vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa
vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn
cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc
Đội ngũ cán bộ cấp Trung ương, cấp chiến lược rất quan trọng nhưng chưa
được xây dựng một cách cơ bản. Công tác quy hoạch cán bộ mới tập trung thực
7


hiện ở địa phương, chưa thực hiện được ở cấp trung ương, dẫn đến sự hẫng hụt,
chắp vá, không đồng bộ và thiếu chủ động trong công tác bố trí, phân công cán bộ.
Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không

vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín
cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước.
Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều nơi
rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập
thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có
hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến
khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho
cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu
cầu lợi ích cá nhân.
Nguyên nhân khách quan: do việc thực hiện đổi mới kinh tế phải vừa làm,
vừa rút kinh nghiệm, chưa lường hết được những tác động của mặt trái cơ chế thị
trường, hội nhập quốc tế, chưa có sự chuẩn bị thật kỹ về lập trường, tư tưởng và cả
cách thức tiếp cận mới cho cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, còn thiếu những cơ chế,
chính sách đồng bộ, khoa học để chủ động ngăn ngừa những vi phạm.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội
nhập quốc tế, xây dựng, phát triển với quy mô ngày càng lớn, một bộ phận cán bộ
lãnh đạo, quản lý nắm giữ khối lượng tài sản, nguồn vốn lớn của tập thể, của Nhà
nước, đó là môi trường để chủ nghĩa cá nhân vụ lợi, thực dụng phát triển.
Trong khi đó, các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu và hoạt động “diễn
biến hoà bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, tăng cường hoạt động
chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với
nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng.
Nguyên nhân chủ quan: cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm
sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân.
Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị
quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi
đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm
chiếu lệ.
Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi vừa
bị buông lỏng trong thực hiện, vừa chưa được quy định cụ thể để làm cơ sở cho

công tác kiểm tra, giám sát. Việc nghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính
sách, pháp luật thích ứng với quá trình vận hành của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời; nhiều văn bản quy định thiếu chế tài cụ thể.
Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và
8


có cơ chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế
người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém.
Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều
khi còn hình thức, chưa đủ sức động viên và thường xuyên nâng cao ý chí cách
mạng của cán bộ, đảng viên; một số nơi có tình trạng những việc làm đúng, gương
người tốt không được đề cao, bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê
phán, xử lý nghiêm minh. Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở
nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết; đấu tranh với những vi phạm
còn nể nang, không nghiêm túc. Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao.
Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá XI “Một số vấn
đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” cũng nhận định: Năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của một số cấp uỷ, tổ chức đảng có mặt còn hạn chế. Một bộ phận
đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu, thoái hoá, sa vào chủ nghĩa cá nhân, quan liêu,
sách nhiễu, xa rời quần chúng, chưa gương mẫu thực hiện chủ trương, nghị quyết
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của
Đảng và giảm lòng tin của nhân dân. Tỷ lệ đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý
kỷ luật còn ở mức cao, trong đó có cả cấp uỷ viên các cấp; không ít đảng viên có
khuyết điểm nhưng chưa được góp ý, phê bình hoặc đã kiểm điểm nhưng chậm
khắc phục. Một số hạn chế trong phương thức lãnh đạo của Đảng, trong công tác
tổ chức và cán bộ kéo dài; còn lúng túng trong việc phân định vai trò lãnh đạo của
cấp uỷ với chức năng quản lý, điều hành của chính quyền, việc phân định nhiệm

vụ, mối quan hệ của các ban cán sự đảng, đảng đoàn, trong công tác đánh giá, đào
tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, tạo nguồn cán bộ và thực hiện quy định về bố trí một số
chức danh không phải là người địa phương…
Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng trong thời gian
tới, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI nhấn mạnh:
“cần tiếp tục thực hiện tốt 8 nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra, coi đó là những nhiệm vụ vừa cơ
bản, vừa lâu dài và phải thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, đồng thời tập trung
cao độ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách sau đây:
Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,
trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với
Đảng.
9


Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung
ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập
quốc tế.
Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính
quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp uỷ, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng.
Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách
nhất.
2. Mục tiêu, phương châm về xây dựng Đảng hiện nay
- Về mục tiêu:
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XI nêu: “Phải tạo được sự chuyển
biến rõ rệt, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng
Đảng, nhằm xây dựng Đảng ta thật sự là đảng cách mạng chân chính, ngày càng

trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của Đảng, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân, động viên toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết của Đảng.
- Về phương châm:
Một là, khách quan, trung thực.
Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thật sự, khách quan, không nể nang,
né tránh. Nói đi đôi với làm.
Hai là, cách làm phải khoa học hiệu quả.
Các giải pháp phải bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, khả thi; tập
trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất. Xác định rõ lộ trình thực
hiện, thời gian hoàn thành, làm từng bước vững chắc, thường xuyên kiểm tra,
giám sát chặt chẽ.
Ba là, giữ thái độ kiên quyết với quyết tâm cao nhất nhưng bình tĩnh.
Phải làm kiên quyết, kiên trì. Phải bình tĩnh, tỉnh táo, không nóng vội, cực
đoan; đồng thời không để rơi vào trì trệ, hình thức, không chuyển biến được tình
hình; giữ đúng nguyên tắc. Chỉ đạo, tổ chức hiện với trách nhiệm và quyết tâm
chính trị cao trong toàn Đảng, các cấp uỷ đảng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp,
nhất là người đứng đầu, phải thực sự gương mẫu.
Bốn là, không để bị lợi dụng. Kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”.
Không để các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội lợi dụng, kích động, xuyên
tạc, đả kích gây rối nội bộ.
3. Nhiệm vụ và giải pháp về xây dựng Đảng hiện nay
10


Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XI đề ra bốn nhóm giải pháp về
xây dựng Đảng hiện nay như sau:
1. Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong,
gương mẫu của cấp trên.
2. Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng.

3. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.
4. Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh đã xây dựng Chương trình hành động cụ thể
hoá thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá XI
“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, tập trung các nhiệm vụ và
giải pháp:
3.1. Tổ chức tự phê bình và phê bình nghiêm túc, chặt chẽ, chu đáo:
- Tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình trên tinh thần thẳng thắn,
không nể nang, né tránh; tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất; xác
định các giải pháp khắc phục, sửa chữa khuyết điểm thiết thực, khả thi. Việc tổ chức
kiểm điểm phải thật sự dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn trên tinh thần xây dựng và
tình đồng chí, đúng yêu cầu, nội dung, cách làm, thời gian quy định.
- Đối tượng kiểm điểm: Các cấp uỷ, tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên
trong toàn Đảng bộ Tỉnh đều phải tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình.
Các đồng chí cấp uỷ viên kiểm điểm ở ban thường vụ; nơi không có ban thường
vụ thì kiểm điểm ở cấp uỷ hoặc ban cán sự đảng, đảng đoàn; nơi không có ban cán
sự đảng, đảng đoàn thì kiểm điểm ở tập thể lãnh đạo cơ quan và ở chi bộ; riêng
cấp uỷ viên cơ sở kiểm điểm ở cấp uỷ cơ sở và ở chi bộ đang sinh hoạt; các đảng
viên khác kiểm điểm tại chi bộ đang sinh hoạt.
- Nội dung kiểm điểm: Đánh giá trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc
thực hiện các chủ trương, các nghị quyết của Tỉnh uỷ về công tác xây dựng Đảng,
công tác tổ chức, cán bộ. Trong đó, làm rõ ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân
trong công tác xây dựng Đảng, trước hết là về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
của cán bộ, đảng viên, việc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không
được làm; trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, của từng đảng viên và của người
đứng đầu về tình trạng cán bộ, đảng viên suy thoái; công tác đánh giá, quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, bố trí cán bộ; thực hiện nguyên
tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, quyền hạn, trách nhiệm cá nhân trong
thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đặc biệt là của người đứng đầu,…
- Cách thức tiến hành: Cấp trên kiểm điểm trước, cấp dưới kiểm điểm sau;

kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; người đứng đầu kiểm điểm trước các cá
nhân khác. Tập thể nào, cá nhân nào kiểm điểm không đạt yêu cầu phải kiểm điểm
11


lại; kiên quyết xử lý kỷ luật những cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên không
tự giác tự phê bình và phê bình, không tự nhận sai lầm, khuyết điểm hoặc không
khắc phục được những sai lầm, khuyết điểm đã được giới thiệu; những trường hợp
có vi phạm nhưng tự giác kiểm điểm, tự phê bình nghiêm túc, tích cực sửa chữa,
khắc phục sẽ được xem xét giảm hoặc miễn xử lý kỷ luật. Tổ chức lấy ý kiến đóng
góp rộng rãi trước khi kiểm điểm và thực hiện việc thông báo kết quả sau khi kiểm
điểm ở từng cấp đúng quy định.
Sau đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4
khoá XI, duy trì nghiêm túc chế độ tự phê bình, phê bình vào dịp cuối năm gắn với
kiểm điểm theo chức trách, nhiệm vụ được giao và thông báo kết quả kiểm điểm
theo quy định; cũng trong dịp này, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức
danh lãnh đạo trong cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể.
3.2. Tạo sự chuyển biến trong công tác cán bộ và tiếp tục nâng cao chất
lượng sinh hoạt cấp uỷ, chất lượng sinh hoạt chi bộ:
- Chấn chỉnh ngay tình trạng nể nang, tình cảm, thiếu thẳng thắn trong
đánh giá cán bộ. Sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình, xem xét tiến hành sắp
xếp, bố trí, thay thế những người không đủ năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ,
tín nhiệm thấp.
- Tổ chức thực hiện đúng quy trình, bảo đảm nguyên tắc công tác quy hoạch
cán bộ lãnh đạo, quản lý, quy hoạch cấp uỷ các cấp theo quy định của Đảng và
Nhà nước. Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quy hoạch cán bộ
thời gian qua, bảo đảm tất cả các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan đơn vị đều
phải thực hiện quy hoạch nghiêm túc theo phương châm “mở và động”, trên cơ sở
đánh giá cán bộ hàng năm phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch. Tất cả các khâu từ
đào tạo, luân chuyển đến đề bạt, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp cán bộ phải được thực

hiện theo quy hoạch.
- Rà soát, đánh giá đúng thực chất công tác đào tạo cán bộ thời gian qua, rút
ra những hạn chế để có biện pháp khắc phục. Trong giai đoạn sắp tới, phải đa dạng
hoá ngành, nghề đào tạo sau đại học, cử cán bộ đào tạo đúng đối tượng, phù hợp
với ngành, nghề, lĩnh vực đang công tác, không cử đào tạo các ngành đã bảo hoà
hoặc chưa có nhu cầu để tránh lãng phí. Đối với đào tạo lý luận chính trị, ưu tiên
cử các đồng chí được quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành Tỉnh, cấp uỷ
huyện (tương đương) và cán bộ chủ chốt cấp xã.
- Thực hiện tốt công tác luân chuyển, điều động, bố trí, sắp xếp cán bộ lãnh
đạo, quản lý. Tiếp tục thực hiện thí điểm bố trí một số chức danh cán bộ chủ chốt
ở cấp huyện không phải là người địa phương, trước nhất là đối với chức danh bí
thư cấp uỷ và chủ tịch uỷ ban nhân dân; thực hiện chủ trương bầu bí thư cấp uỷ có
số dư; không bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý chưa phù hợp với ngành, nghề
12


đào tạo và chưa kinh qua lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (trừ những trường hợp đặc
biệt); tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do hội đồng nhân dân
bầu, lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với các chức danh lãnh đạo trong cơ quan
Đảng, Nhà nước, đoàn thể.
- Mở rộng thực hiện thí điểm chủ trương bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ
tịch uỷ ban nhân dân cấp xã, nghiên cứu thí điểm thực hiện nhất thể hoá các chức
danh này ở một số huyện, giao quyền cho bí thư cấp uỷ lựa chọn, giới thiệu để bầu
cử uỷ viên thường vụ cấp uỷ, cấp trưởng có trách nhiệm lựa chọn, giới thiệu để
bầu cử, bổ nhiệm cấp phó.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án dân sự nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Lãnh đạo giải quyết dứt điểm những vụ án, các vụ khiếu kiện tồn đọng, kéo dài.
Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của uỷ ban kiểm tra các cấp, cơ
quan phòng, chống tham nhũng. Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản theo quy

định của Đảng và Nhà nước trên tinh thần trung thực, công khai.
- Xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế chất vấn tại các Hội
nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh và cấp uỷ các cấp; có cơ chế, biện pháp để
từng cấp uỷ viên có điều kiện thực hiện quyền được chất vấn người đứng đầu cấp
uỷ hoặc uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ. Tổ chức cho nhân dân góp ý xây dựng
Đảng thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.
- Kiện toàn tổ chức, tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực cho các cơ
quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ để đủ sức tham mưu tốt cho cấp uỷ trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên lĩnh vực xây dựng Đảng, nhất là đội ngũ cán bộ
làm công tác tổ chức, cán bộ.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, nội dung các cuộc hội
nghị cấp uỷ phải được chuẩn bị kỹ theo quy trình từ khâu dự thảo, góp ý, thẩm
định; rút ngắn thời gian tổ chức hội nghị, chọn vấn đề trọng tâm, chi phối để thảo
luận, tôn trọng việc tranh luận, phản ảnh trái chiều để làm sáng tỏ vấn đề; chủ trì
hội nghị phải đưa ra kết luận từng vấn đề, hạn chế việc chuyển sang hội nghị khác
bàn tiếp. Triển khai đến chi bộ Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 02 tháng 3
năm 2012 của Ban Tổ chức Trung ương về nội dung sinh hoạt chi bộ và tổ chức
thực hiện phù hợp theo từng loại hình tổ chức cơ sở đảng. Thực hiện nghiêm
nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
3.3. Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế chính sách của Trung ương, nghiên
cứu ban hành các chính sách trong phạm vi, điều kiện và thẩm quyền của Tỉnh:
- Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương. Trọng tâm
là quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức
13


đảng và cơ quan, đơn vị; tiêu chuẩn cán bộ theo chức danh, tiêu chí đánh giá cán
bộ làm cơ sở cho việc quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội
ngũ cán bộ; cơ chế loại trừ khả năng để cán bộ và người thân của cán bộ lợi dụng
chức vụ, vị trí công tác để trục lợi; quy chế giám sát của nhân dân đối với cán bộ,

đảng viên, tổ chức đảng và chính quyền các cấp thông qua vai trò giám sát của
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội,
- Lãnh đạo thực hiện nghiêm Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và
các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác cán bộ. Cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo
thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ thuộc diện cấp uỷ quản lý trong việc chấp
hành các quy định của Đảng và Nhà nước về cán bộ, công chức; hằng năm có báo
cáo kết quả thực hiện của cán bộ thuộc cấp uỷ quản lý trong việc chấp hành quy
định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, Luật Cán bộ, công chức, Luật
Viên chức.
- Tích cực thực hiện cải cách hành chính nhà nước và cải cách thủ tục hành
chính trong Đảng. Rà soát, điều chỉnh quy trình, thủ tục về công tác quản lý biên
chế và một số nghiệp vụ chuyên môn trong công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm
tra, giám sát.
3.4. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đổi mới nội
dung, hình thức tuyên truyền:
Tiếp tục chỉ đạo nghiêm túc việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức,
tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14
tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị. Các chi bộ chịu trách nhiệm tổ chức học tập,
kiểm tra quá trình rèn luyện của đảng viên, lấy Quy định “về những điều đảng
viên không được làm” làm tiêu chí phấn đấu của đảng viên và là cơ sở để kiểm
điểm, góp ý đảng viên hàng năm. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đạt hiệu quả cụ thể,
thiết thực gắn với quá trình thực hiện nhiệm vụ và trong cuộc sống, sinh hoạt của
từng cán bộ, đảng viên; đề cao vai trò gương mẫu của bí thư cấp uỷ, thủ trưởng
đơn vị trước cán bộ, đảng viên và hành động mẫu mực của cán bộ, đảng viên trước
nhân dân.
Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ,
đảng viên. Thực hiện tốt việc điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp
giáo dục lý luận chính trị; tiếp tục duy trì chế độ cập nhật kiến thức mới cho cán
bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; thực hiện chương trình bồi dưỡng các chuyên đề lý
luận theo kế hoạch đã đề ra. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, định hướng nhận thức,

điều chỉnh dư luận xã hội nhạy bén, có trọng tâm, trọng điểm, có sức thuyết phục
cao, bằng nhiều hình thức, nhiều lực lượng.
Định hướng và lãnh đạo sâu sát hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng; quản lý có hiệu quả hoạt động thông tin, tuyên
14


truyền của các cơ quan báo chí trong tỉnh; chú ý bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chuyên môn và lý luận chính trị cho đội ngũ nhà báo trong Tỉnh.
Tiếp tục duy trì chế độ bí thư cấp uỷ các cấp tiếp xúc, đối thoại trực tiếp
với nhân dân, thực hiện chế độ định kỳ bí thư cấp uỷ gặp gỡ cán bộ hưu trí; chủ
động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân để có biện
pháp giải quyết kịp thời. Cảnh giác và kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm
mưu và hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch trên địa bàn. Chủ
động ngăn ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh phê phán những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ Đảng.
15


CHUYÊN ĐỀ 2
VĂN HOÁ GIAO THÔNG
Xây dựng văn hoá giao thông hiện nay đang là cuộc vận động lớn được Uỷ
ban An toàn giao thông Quốc gia phát động. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả về
công tác tuyên truyền góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và thay đổi
hành vi thiếu văn hoá khi tham gia giao thông, đưa văn hoá giao thông trở thành
nếp sống, nếp nghĩ, thực sự đi vào đời sống thường ngày của mọi người. Làm cho
mọi người trong cộng đồng xã hội đều có ý thức chấp hành một cách nghiêm
chỉnh và đầy đủ các quy định về Luật Giao thông, bảo đảm an toàn cho bản thân
và cho mọi người khi tham gia giao thông. Từ đó, xây dựng ý thức ứng xử có văn
hoá khi tham gia giao thông nhằm tạo dựng bộ mặt văn hoá chung, góp phần từng

bước phấn đấu hàng năm giảm thiểu tai nạn giao thông từ 5 - 10% theo Nghị quyết
của Quốc hội.
I. VĂN HOÁ GIAO THÔNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TẠO THÀNH VĂN
HOÁ GIAO THÔNG
1. Văn hoá là gì?
Từ “văn hoá” có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hoá được dùng theo
nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa);
theo nghĩa riêng biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn; theo nghĩa rộng,
văn hoá bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng,
phong tục, lối sống, lao động… Chính với cách hiểu này, ta có thể định nghĩa văn
hoá như sau:
“Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.
2. Khái niệm về văn hoá giao thông
Văn hoá giao thông là một khái niệm mới, là một biểu hiện cụ thể của khái
niệm văn hoá trên lĩnh vực giao thông, do đó, trong các cuốn tự điển được soạn
thảo trước đây ở nước ta không có khái niệm này. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn,
vừa qua, Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG) đã có văn bản
hướng dẫn và trình bày định nghĩa về văn hoá giao thông:
“Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật,
theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia
giao thông”.
Cũng theo UBATGTQG, trong văn hoá giao thông có 3 tiêu chí: hiểu biết
đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an
toàn giao thông; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường
nhịn và giúp đỡ người khác; có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va
chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật.
Khái niệm đó mới chỉ nhấn mạnh đến vai trò chủ quan của người tham gia
giao thông mà chưa bao quát hết vị trí, vai trò, trách nhiệm của các thành viên

16


khác trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành văn hoá giao
thông như nhà làm luật giao thông, cơ quan quy hoạch giao thông, cảnh sát giao
thông, thanh tra giao thông, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế
xuất, Ban quản lý các chợ, các công trình xây dựng, người phụ trách và nhân viên
ở các trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe, trung tâm đăng kiểm phương
tiện
Như vậy, văn hoá giao thông cần được hiểu: là sự ứng xử một cách có ý
thức và có trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội khi tham gia giao thông
hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến giao thông để tạo lập nên
một môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện và hiệu quả. Khái niệm
này đã nhấn mạnh đến sự ứng xử một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi
người trên bình diện xã hội chứ không chỉ nói đến ý thức tự giác của người trực
tiếp tham gia giao thông.
3. Các yếu tố tạo cơ bản tạo thành văn hoá giao thông
Trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay, có thể nhấn mạnh đến một số
yếu tố cơ bản tạo thành văn hoá giao thông, cụ thể như sau:
- Phải có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, năng động, phù hợp với thực tiễn
và hệ thống các bộ, ngành, địa phương có năng lực quản lý, điều hành giao thông
một cách nghiêm minh, hiệu quả; luật pháp rõ ràng, nghiêm minh, đủ sức răn đe;
tổ chức giao thông hợp lý, khoa học trong việc phân tuyến, phân luồng giao thông,
thiết kế hợp lý giữa giao thông động và giao thông tĩnh, mở rộng sử dụng các
phương tiện giao thông công cộng; tránh sử dụng đường và đào bới, sửa chữa
đường bừa bãi, gây cản trở giao thông.
- Cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại, bao gồm: hệ thống đường xá
các cấp, cầu cống cùng với hệ thống cầu vượt, giải phân cách, hệ thống đèn chiếu
sáng, đèn tín hiệu giao thông và hệ thống biển báo, biển cấm được chế tạo và lắp đặt
đúng quy cách, thuận tiện cho việc quan sát của người tham gia giao thông.

- Chương trình giáo dục và đào tạo phải có nội dung về luật an toàn giao
thông và đạo đức của người tham gia giao thông nhằm tạo ra thói quen tự giác
chấp hành luật giao thông trong nhân dân, dám đấu tranh chống lại những hành vi
gây mất trật tự, mất an toàn cho người tham gia giao thông.
- Phương tiện tham gia giao thông phải có chất lượng tốt, bảo đảm hệ số an
toàn cho người điều khiển phương tiện và những người xung quanh.
- Ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm, ứng xử có văn hoá của người điều
khiển phương tiện và người tham gia giao thông.
4. Những hành vi thiếu văn hoá trong giao thông
Những hành vi thiếu văn hoá trong giao thông được thể hiện rất đa dạng và
phức tạp. Một số nhóm hành vi vi phạm luật giao thông gây nên sự phản cảm và
tiềm ẩn những tai nạn nghiêm trọng cho người cùng tham gia giao thông và cho
chính bản thân người điều khiển phương tiện không đúng luật, đó là:
17


- Người điều khiển phương tiện giao thông: vượt đèn đỏ, đi xe vào đường
ngược chiều, đường cấm, không đội mũ bảo hiểm, uống rượu, bia trước khi điều
khiển phương tiện cơ giới, chở hơn 2 người trên xe máy, sử dụng phương tiện cơ
giới không có đèn, không có tín hiệu xin đường khi chuyển làn, chuyển hướng; đi
không đúng phần đường của loại phương tiện điều khiển, đi xe quá tốc độ cho
phép, lạng lách, đánh võng, bóp còi inh ỏi, vừa điều khiển xe vừa nghe nhạc, điện
thoại, nhắn tin, khạc nhổ, hút thuốc lá thậm chí là đua xe trái phép, hành hung
người thi hành công vụ khi bị dừng xe vì vi phạm luật giao thông
- Người gây cản trở giao thông: họp chợ, buôn bán trái phép, lấn chiếm lòng,
lề đường, vỉa hè; đổ vật liệu xây dựng, phế thải trên đường giao thông; mang vật
cồng kềnh quá giới hạn cho phép, gây cản trở tầm nhìn và tầm hoạt động cho các
phương tiện khác; đi bộ sang đường không đúng nơi quy định; tụ tập đông người
dưới lòng đường, trên cầu, vỉa hè trước cửa trường học, bệnh viện, nhà hát…; đặc
biệt nguy hiểm là hành vi tự mở đường ngang qua đường sắt.

- Người tham gia, điều hành, quản lý giao thông: nhận tiền hối lộ của người
vi phạm luật giao thông; điều hành giao thông thiếu kiên quyết, thiếu tôn trọng
người tham gia giao thông; không mạnh dạn sáng tạo bổ sung, chỉnh sửa kịp thời
những sai sót trong nội dung công việc do mình quản lý gây thiệt hại về người và
của cho nhân dân.
Đó là những hành vi ứng xử thiếu văn hoá, vi phạm quy định khi tham gia
giao thông dẫn đến tình hình mất trật tự an toàn giao thông và gây ra những vụ tai
nạn giao thông nghiêm trọng làm thiệt hại về tính mạng và tài sản cho gia đình và
xã hội.
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG HIỆN NAY
1. Tình hình tai nạn giao thông
1.1. Tình hình tai nạn giao thông trên thế giới
Tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên thế giới diễn ra ngày một nghiêm
trọng; trong đó, thương vong do TNGT đường bộ là một vấn nạn lớn. Theo báo
cáo hiện trạng an toàn đường bộ toàn cầu năm 2009 của WHO cho 178 quốc gia
chiếm 98% dân số toàn cầu, hàng năm có xấp xỉ 1,3 triệu người chết và 50 triệu
người bị thương do TNGT đường bộ; trong đó, có 90% số người chết là ở các
nước có thu nhập thấp và trung bình.
1.2. Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam
So với thời kỳ kinh tế bao cấp thì tình hình giao thông đi lại của chúng ta đã
có nhiều tiến bộ vì nhà nước ta đã đổi mới cơ chế, phát huy nguồn lực của toàn dân,
tập trung đầu tư mạnh mẽ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Lĩnh vực
giao thông đã từng bước được xã hội hóa nhằm huy động tài lực của toàn dân, mạng
lưới giao thông đường bộ đã nhanh chóng được thiết lập nối liền các trung tâm kinh
tế lớn, các đô thị với các vùng dân cư từ tỉnh đến các huyện và các xã. Mặc dù vậy,
chất lượng giao thông vẫn chưa cao, còn nhiều bất cập, yếu kém.
18


Trung bình hàng ngày, ước tính cả nước có khoảng 30 - 35 người chết do

TNGT mà chủ yếu là TNGT đường bộ chiếm 97%. Đây là vấn đề đang gây bức
xúc cho xã hội hiện nay.
Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển Châu Á – Thái Bình Dương
(ADB), thiệt hại kinh tế do TNGT đường bộ hàng năm tại Việt Nam ước khoảng
880 triệu USD (khoảng 17 ngàn tỷ đồng Việt Nam), cao hơn mức trung bình của
các nước trong khối ASEAN. Trong nghiên cứu quy hoạch tổng thể an toàn giao
thông đường bộ tại Việt Nam, thiệt hại do TNGT đường bộ năm 2007 ước tính
khoảng 32.600 tỷ đồng.
Số vụ TNGT, số người chết và bị thương liên tục gia tăng trong nhiều năm
từ năm 1999 và chỉ bắt đầu giảm từ năm 2003. Tuy nhiên, tình hình giảm TNGT
chỉ mang tính tạm thời, chưa ổn định và chưa bền vững.
1.3. Kết quả thực hiện an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp quý
I/2012 (từ ngày 01/01/2012 -31/3/2012)
Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính
Phủ về tăng cường các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông và
Kế hoạch số 120/KH-BATGT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Ban An toàn giao
thông tỉnh Đồng Tháp về hành động “Năm An toàn giao thông – 2012”, các
huyện, thị, thành đã quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm kiềm chế
tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Trong quý I/2012, toàn Tỉnh giảm cả 3
tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương: tai nạn giao thông đường
bộ và đường thủy xảy ra 39 vụ, làm chết 40 người, bị thương 24 người. So với
cùng kỳ năm 2011, số vụ giảm 20 vụ (giảm 33,8%), số người chết giảm 21 người
(giảm 34,4%), số người bị thương giảm 23 người (giảm 48,9%).
Có 6 huyện, thị, thành giảm cả 3 tiêu chí (Tháp Mười, Thanh Bình, Tam
Nông, Lấp Vò, Tân Hồng và thành phố Cao Lãnh). Tuy nhiên, vẫn còn một số
huyện cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm vì có số vụ tai nạn giao thông tăng cao
như: Châu Thành (tăng 300%), Hồng Ngự (tăng 50%), Lai Vung (tăng 33,3%).
2. Nguyên nhân
- Ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của đa số người tham gia giao
thông còn thấp. Hiện tượng vượt đèn đỏ, đi quá tốc độ cho phép, đi không đúng

phần đường quy định là rất phổ biến. Nhiều thanh thiếu niên không nghiêm chỉnh
chấp hành quy định phải đội mũ bảo hiểm và không được uống rượu bia khi điều
khiển phương tiện giao thông. Người lái xe ô tô thì không thường xuyên thắt dây
bảo hiểm an toàn, có khi còn đi quá tốc độ cho phép, không có tín hiệu xinhan xin
đường trước khi chuyển làn, chuyển hướng, dừng đỗ xe không đúng nơi quy định,
không quen xe, quen đường
- Nhiều chợ cóc, chợ tạm còn hoạt động trên các tuyến giao thông, nhiều địa
phương còn để cho dân phơi thóc lúa trên các quốc lộ hoặc các khu dân cư còn đổ
vật liệu xây dựng, các biển quảng cáo lắp đặt trái phép đã vi phạm hành lang an
toàn giao thông và làm cho nguy cơ ùn tắc giao thông, đánh võng, đua xe trái
phép, chở hơn 2 người trên xe máy vẫn còn phổ biến.
19


- Nhiều ô tô, xe máy không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn lưu hành trên đường
phố gây ô nhiễm môi trường vì tiếng ồn và khói bụi từ động cơ, ống xả khói, còi
sử dụng không đúng quy định, sự tương tác của bánh xe với mặt đường gây ra.
- Công tác quản lý giao thông, tổ chức điều hành còn bất hợp lý, chưa năng
động, sáng tạo, chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn. Công tác đào tạo, giáo
dục, kiểm tra người lái xe và phương tiện còn chưa thường xuyên, nhiều sơ hở.
Tình trạng quá tải cho các trung tâm đào tạo lái xe do nhà nước quản lý, nhưng
cũng vì lẽ đó mà có một số trung tâm đào tạo lái xe không đúng quy trình kỹ thuật,
bỏ qua những công đoạn học tập lý thuyết hoặc đào tạo thực hành chỉ qua loa.
Chương trình đào tạo lái xe thiếu cân đối, không chú ý đến việc giáo dục đạo đức
của người lái xe mà chỉ tập trung vào việc dạy người học điều khiển phương tiện.
Chính vì vậy, nhiều người lái xe tuy có bằng lái nhưng không am hiểu sâu sắc,
không biết chính xác các biển báo, biển cấm trên đường và đặc biệt thiếu hẳn đạo
đức và tư cách của người lái xe. Nhiều người điều khiển ô tô chở khách cỡ lớn mà
thiếu đi phần lương tâm, đạo đức nên đã gây ra những tai nạn thảm khốc cho chính
bản thân mình và hành khách trên xe.

- Công tác kiểm tra bằng lái xe cùng các giấy tờ cần thiết của người lái và
phương tiện có được thực hiện, nhưng do lực lượng cảnh sát giao thông mỏng nên
chỉ được tiến hành vào những dịp lễ tết hoặc ở một vài tuyến quốc lộ quan trọng,
chính vì vậy, nhiều lái xe đã điều khiển xe trong tình trạng không bằng lái, không
giấy tờ tùy thân hoặc trong tình trạng say bia rượu mà không được phát hiện và xử
lý kịp thời, đến khi gây ra tai nạn thì mới được phát hiện thì đã quá muộn.
- Cơ sở hạ tầng giao thông được nâng cấp nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ
cho người tham gia giao thông vì chất lượng cầu đường còn kém, hệ thống đèn
hiệu, biển báo còn chưa đầy đủ, chính xác gây khó khăn cho người điều khiển
phương tiện.
III. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HOÁ GIAO THÔNG HIỆN NAY
Đặc điểm của giao thông Việt Nam hiện nay là đang trong giai đoạn phát
triển rất nhanh để phục vụ cho nhiệm vụ hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước.
Chúng ta từ nền văn hoá xóm làng phát triển thành văn hoá đô thị và từ văn minh
nông nghiệp tiến lên văn minh công nghiệp nên ở trong đó có sự đan xen giữa
những phương tiện thô sơ, lạc hậu với phương tiện hiện đại, văn minh. Điều đặc
biệt cần phải lưu ý đó là tâm lý, thói quen của người tiểu nông sản xuất nhỏ còn có
khoảng cách với tâm lý, thói quen của người ở xã hội công nghiệp hiện đại. Chính
vì vậy, muốn xây dựng được một nền nếp văn hoá giao thông ở nước ta rất cần sự
tham gia của toàn dân, của các cấp, các ngành và cần phải được tiến hành đồng bộ,
thường xuyên. Tùy theo tình hình đặc điểm của mỗi địa phương mà giải pháp tiến
hành cho linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả. Hệ thống giải pháp nhằm thiết lập lại
một trật tự giao thông và xây dựng văn hoá giao thông bao gồm các nội dung chủ
yếu sau:
1. Rà soát lại toàn bộ văn bản luật pháp liên quan đến an toàn giao
thông để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình
thực tế
20



Những điều đã cũ, không còn phù hợp cần được thay thế bằng những nội
dung mới, yêu cầu các văn bản, quy định phải được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu,
không chồng chéo, hình thức, thưởng phạt nghiêm minh, rõ ràng, đủ sức răn đe,
giáo dục, tạo điều kiện cho người dân thực hiện thuận lợi.
Để có nếp sống văn hoá trong giao thông không thể chỉ trông chờ vào ý
thức và sự tự nguyện của người tham gia giao thông nhiều khi đã trở thành hình
thức, với những khẩu hiệu suông mà cần có những chế tài bắt buộc. Kinh nghiệm
ở các nước phát triển cho thấy, không phải ngay một lúc có được trật tự an toàn
giao thông mà là cả một quá trình thực hiện luật lệ một cách nghiêm khắc. Những
người vi phạm bị xử phạt rất nặng, khi đó, việc thực hiện đúng luật sẽ trở thành
thói quen, thành nền nếp.
2. Sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo an toàn giao thông
Cơ sở hạ tầng giao thông cần phải được đầu tư hợp lý, khoa học, chính xác
từ khâu quy hoạch đến các khâu thiết kế, thi công, kiểm tra và đưa vào sử dụng.
Cần phải kết hợp hài hòa các phương tiện đi lại trên đường bộ, đường thủy và
đường sắt để tạo thành một mạng lưới giao thông thuận tiện, an toàn, hiệu quả.
Cần phải xây dựng một hệ thống cầu vượt ở các ngã tư, ngã năm giao cắt, tránh
xung đột trực tiếp giữa các luồng, tuyến giao thông ở các đô thị lớn.
3. Tăng cường công tác đào tạo, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ
Cần phải thường xuyên đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ nghiệp vụ
chuyên môn của cán bộ các cấp tham gia quản lý, điều hành giao thông để họ
không những có trình độ chuyên môn cao, sức khoẻ tốt mà cần sự nhiệt tình và
tấm lòng trong sáng, vô tư, đủ khả năng quản lý điều hành một mạng lưới giao
thông phức tạp của một đô thị hiện đại. Những thiết bị chỉ huy, điều hành giao
thông cũng cần được hiện đại hoá nhằm đẩy mạnh và nâng cao năng lực quản lý
của cán bộ nghiệp vụ.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc đào tạo, sát hạch giấy phép lái
xe, ngăn chặn được các hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực này. Đây là bước đầu
tiên tạo cho người điều khiển phương tiện có hiểu biết đầy đủ các quy định của
pháp luật về an toàn giao thông. Tăng cường công tác quản lý vận tải, quy định rõ

trách nhiệm của các doanh nghiệp vận tải phải có phương án đảm bảo an toàn giao
thông; trách nhiệm giáo dục đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ lái xe. Nâng cao
năng lực quản lý trong quá trình đăng kiểm phương tiện, hạn chế được các trường
hợp làm việc thiếu trách nhiệm của các cá nhân.
Tích cực và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, chống những biểu hiện
tiêu cực, thoái hóa của một bộ phận công chức, viên chức tham gia điều hành, quản lý
hệ thống giao thông để tạo ra môi trường giao thông trong sạch, an toàn.
4. Xây dựng cách cư xử, ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng
Trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết
bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội càng
văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử một cách
thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật,
21


ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống, trong công việc.
Tương tự, đối với việc ứng xử trong giao thông chúng ta cũng phải có chính sách,
biện pháp giáo dục đối với từng đối tượng, cụ thể:
- Đối với người tham gia giao thông: Trong bối cảnh đường giao thông quá
tải, phương tiện giao thông cá nhân tăng quá nhanh. Khi tham gia giao thông,
chúng ta còn gặp nhiều việc ngoài ý muốn xảy ra, nếu chúng ta không biết giải
quyết bằng sự nhường nhịn, chia sẻ cùng gánh trách nhiệm mà giải quyết bằng đôi
co, cãi vã hoặc bạo lực thì sự việc càng trở nên nghiêm trọng hơn, đôi khi trong
những trường hợp sẽ không còn tình người và đi ngược lại với truyền thống đoàn
kết, thương yêu của dân tộc Việt Nam.
- Đối với những người tham gia hoạt động vận tải khách: các doanh nghiệp
kinh doanh vận tải khách phải giáo dục đội ngũ lái, phụ xe có thái độ ứng xử nhã
nhặn, tôn trọng đối với hành khách đi xe; ngoài ra còn ứng xử bằng hành động đó
là thường xuyên trùng tu, bão dưỡng phương tiện đảm bảo chất lượng phương tiện
theo yêu cầu.

- Đối với cư dân sống ven đường: không lấn chiếm hành lang an toàn đường
bộ; không sử dụng vỉa hè, lòng đường để buôn bán hàng hoá; phơi thóc lúa trên
các quốc lộ, lắp đặt các biển quảng cáo trái phép… phê phán, ngăn chặn các hành
vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: rải đinh trên đường, hoặc
các hành vi khác gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
- Đối với người khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông:
thực hiện nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao; kiên quyết xử lý các
hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; không sách nhiễu hoặc tiêu cực
khi thi hành công vụ; tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn
nạn; giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi.
5. Nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao
thông trong nhân dân
Kiến thức của một con người là một quá trình tìm hiểu, học hỏi và đúc rút
kinh nghiệm. Do vậy, kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông của một cá
nhân là tổng hợp các quy định của pháp luật về an toàn giao thông mà cá nhân đó
tiếp thu, nghiên cứu được. Như vậy, để nâng cao kiến thức pháp luật về trật tự an
toàn giao thông cho người dân thì hệ thống các quy phạm pháp luật về an toàn
giao thông phải được thể hiện hóa dưới các lĩnh vực gần gũi với người dân hoặc
đưa vào những hình thức bắt buộc phải biết trong một số trường hợp cụ thể.
Việc nâng cao kiến thức chưa phải là yếu tố để hình thành nét văn hoá giao
thông trong cá nhân con người đó mà phải có ý thức tự giác tuân thủ các quy định
đó trong cuộc sống. Để một con người có ý thức tự giác chấp hành các quy định
của pháp luật về trật tự an toàn giao thông thì phải giáo dục cá nhân đó có ý thức
tôn trọng bản thân và cộng đồng, biết phê phán và đấu tranh với các hành vi sai
trái và biết tự xấu hổ với hành vi sai trái của mình.
6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục văn hoá giao thông
22


Như chúng ta đã biết, mỗi một văn bản quy phạm pháp luật nói chung và

pháp luật về giao thông nói riêng muốn đi vào cuộc sống và phát huy được tác
dụng trong cuộc sống thì công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục các
nội dung của văn bản quy phạm phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và
đúng đối tượng, cụ thể:
- Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục văn hoá giao thông là
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, liên tục
và lâu dài nhằm chuyển biến về nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, chính
quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng thật sự
chung tay góp phần nâng cao nhận thức và ý thức của mọi người trong việc xây
dựng văn hoá giao thông. Đồng thời, đòi hỏi cán bộ, công chức, viên chức, chiến
sĩ lực lượng vũ trang gương mẫu chấp hành Luật Giao thông. Đặc biệt, coi trọng
giáo dục và tạo chuyển biến trong hành động đối với đối tượng là học sinh, sinh
viên, các tầng lớp nhân dân.
- Biên soạn những tài liệu tuyên truyền về an toàn giao thông, về những
chuẩn mực (hoặc tiêu chí) văn hoá giao thông phù hợp với từng đối tượng, từng lứa
tuổi, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện để phổ biến tới từng gia đình, từng cộng đồng
dân cư. Đồng thời, phải xây dựng được một đội ngũ tuyên truyền viên làm nòng cốt
trong việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức về an toàn giao thông.
- Phải đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền: phương pháp tuyên truyền
phải sinh động, ấn tượng, chống khô khan, nhàm chán bằng việc thể hiện dưới các
hình thức sân khấu hóa, thơ, ca, hò, vè; diễn dàn, các cuộc thi; dùng các phương
pháp tuyên truyền phù hợp với tâm lý, thị hiếu của từng đối tượng được tuyên
truyền. Đặc biệt, đưa hình thức văn hoá nghệ thuật vào trong công tác tuyên
truyền bởi nghệ thuật là tiếng nói từ trái tim đến với trái tim, tác động vào tâm
hồn, tình cảm, tạo nên xúc cảm tốt đẹp, cao thượng của mỗi người không gì nhanh
hơn, hiệu quả hơn từ đó sẽ làm chuyển biến về ý thức ứng xử có văn hoá khi tham
gia giao thông.
Công tác tuyên truyền giáo dục, không chỉ tác động vào lý trí mà còn phải
tác động vào tâm hồn, tình cảm của mỗi người. Làm thế nào để cho người không
chấp hành pháp luật về an toàn giao thông không chỉ lo sẽ bị xử phạt mà còn phải

cảm thấy xấu hổ với hành vi của mình (văn hoá xấu hổ), vì đó là hành vi thiếu văn
hoá, thậm chí thiếu đạo đức nếu vì thế mà gây ra tai nạn giao thông.
- Tuyên truyền gắn liền với áp dụng chế tài thưởng phạt. Cưỡng chế cũng là
giáo dục, mang tính chất nhân đạo và văn hoá. Ngăn chặn hành vi không có giấy
phép lái xe, say rượu bia vẫn điều khiển phương tiện và đi mô-tô không đội mũ
bảo hiểm nhằm bảo vệ tính mạng cho bản thân người tham gia giao thông và an
toàn cho cộng đồng.
- Phải xây dựng được thói quen ứng xử văn minh vì con người, vì cộng
đồng của mỗi con người, mỗi đơn vị trong khi tham gia giao thông. Phải làm cho
mỗi người hiểu được văn hoá giao thông chính là: sự tôn trọng luật pháp, tôn trọng
cộng đồng và hướng tới cái đẹp, những cái gì là không văn minh cần phải chống
23


lại. Để hình thành được thói quen hành xử văn minh này không phải là việc một
sớm một chiều, mà đó là việc của cả đời người, của nhiều thế hệ.
- Phải giáo dục, hướng dẫn, xây dựng những hành vi ứng xử văn minh cho
thế hệ trẻ em, từ khi chào đời, lớn lên đi học cho đến khi trưởng thành. Ở đây, vai
trò của gia đình, nhà trường là hết sức quan trọng. Cha mẹ, anh chị, thầy cô phải là
tấm gương sáng, là người thầy tận tụy để vun trồng những đạo lý nhân văn, những
thói quen tốt đẹp trong hành xử với mọi người. Chỉ có như vậy, dần dần mới hình
thành được nền văn hoá giao thông lành mạnh.
Xây dựng văn hoá giao thông là một vấn đề cấp bách, mang tính xã hội cực
kỳ rộng lớn vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống và tài sản của tất cả mọi người. Văn
hoá giao thông chính là nền tảng thúc đẩy xã hội nhanh chóng đi đến văn minh,
hạnh phúc và nó còn là tiền đề để bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân, góp
phần xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam, con người Việt Nam với bạn bè quốc
tế. Luật An toàn giao thông có thể được hoàn thiện hàng ngày, các điểm đen trên
các cung đường giao thông có thể được thường xuyên khắc phục, nhưng văn hoá
giao thông chỉ có thể được hình thành nếu mỗi chúng ta tự giác xóa đi điểm đen

trong suy nghĩ và tư duy của mình để hòa cùng các thành viên xã hội tạo lập ra
một nền nếp giao thông trật tự, an toàn, thân thiện và văn minh. Tuyên truyền, vận
động để mọi người có ý thức tự giác khi tham gia giao thông là hết sức cần thiết,
nhưng văn hoá giao thông không thể được hình thành nếu chỉ dựa vào sự tuyên
truyền vận động mà rất cần có một cơ sở hạ tầng giao thông tương thích và một hệ
thống luật pháp chặt chẽ, phù hợp.
Thay đổi hành vi trong tham gia giao thông, thực hiện văn hoá giao thông
của mỗi người, mỗi cộng đồng là điều không phải dễ làm nhưng cũng không quá
khó nếu mỗi chúng ta tự nhận thức rằng điều đó mang lại sự an toàn cho chính
mình và sự bình yên của cộng đồng, không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai,
cho thế hệ chúng ta và thế hệ mai sau.
IV. MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ VĂN HOÁ GIAO
THÔNG
- Lái xe thể hiện bản chất con người!
- Nhân cách của bạn được thể hiện qua việc chấp hành luật giao thông!
- Có văn hoá giao thông là sống vì cộng đồng!
- Thay đổi văn hoá giao thông - bắt đầu từ chính bạn!
- Văn hoá giao thông vì sự an toàn cho thanh, thiếu nhi và cộng đồng!
- Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành pháp luật về giao thông!
- Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện!
- Tôi là người lái xe có văn hoá, còn bạn thì sao?
- Hãy kể cho tôi cách bạn tham gia giao thông, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là
người thế nào!
- Hãy thể hiện mình là người có văn hoá khi tham gia giao thông!
24


- Nhiễu điều phủ lấy giá gương, chạy xe nhường nhịn là thương chính mình!
- Nhường nhau không phải là hèn, nhường nhau để khỏi lách, lèn, kẹt xe!
- Chậm 1 giây còn hơn chờ 1 tiếng!

- Đèn đỏ qua rồi lại đến, sinh mạng không có lần hai!
- Chậm lại vài giây, hơn gây tai nạn!
- Đừng dùng kèn hối thúc, hãy dùng để cảnh báo!
- Ý thức giao thông kém, nguyên nhân của sự kẹt xe!
- Muốn nhanh thì phải từ từ!
- Tránh kẹt xe, học nghe đàn kiến!
- Lái xe bất cẩn ân hận cả đời!
- Luồn lách không có ích gì, phía trước vẫn tắc đường!
- Nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông.
- Lạm dụng rượu, bia - hiểm họa tai nạn giao thông.
- Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học!
- Bạn sẽ là tấm gương cho con về ý thức tham gia giao thông!
- Hãy tặng thành phố 1 phút không tiếng còi xe!
25


CHUYÊN ĐỀ 3
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (gọi tắt là Chương
trình xây dựng nông thôn mới) được triển khai trên địa bàn cấp xã trong phạm vi cả
nước nhằm phát triển nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến
hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở,
có những yêu cầu riêng đối với từng vùng sinh thái, vùng kinh tế - xã hội khác
nhau.
I. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ
NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1. Những văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng nông thôn mới.
1.1. Những văn bản của Trung ương

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Quyết định số 491/2008/QĐ-TTg ngày 16/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”
- Quyết định số 22-QĐ/TTg ngày 6/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
“Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về “Chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”
- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 26/8/2010 về “Chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”.
- Quyết định số 800-QĐ/TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
“phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020”.
1.2. Những văn bản của tỉnh Đồng Tháp
- Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 09/12/2008 của Tỉnh uỷ về “nông nghiệp,
nông dân, nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020”.
- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 23/5/2011 của Tỉnh uỷ về “xây dựng nông
thôn mới, giai đoạn 2011-2015”.
- Nghị quyết số 52/2011/NQ-HĐND ngày 20/7/2011 của Hội đồng nhân
dân Tỉnh về “xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2015”
- Quyết định số 988/QĐ-UBND-HC ngày 02/11/2011 của Uỷ ban nhân dân
Tỉnh “V/v ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân Tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2011 –
2015”.

×