Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tổ khối 2 biên bản lớp bồi dưỡng chính trị hè 2023 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.46 KB, 5 trang )

UBND THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN BANH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN
THẢO LUẬN NỘI DUNG TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG
CHÍNH TRỊ HÈ NĂM 2023
Tổ khối: 2
I. Thời gian: 8g00 ngày 11 tháng 8 năm 2023
II. Địa điểm : Phòng lớp 3/1
III. Thành phần:
- Chủ tọa: Đỗ Kim Nga
- Thư ký: Lê Thị Thanh Hiền
- Các thành viên Tổ :

1. Bà Lê Thị Huyền Thanh - Giáo viên
2. Bà Nguyễn Thị Thanh Hiền - Giáo viên
3. Bà Phan Thị Hiền - Giáo viên
4. Bà Đào Thị Thủy - Giáo viên
Tổng số thành viên: 6 (Vắng 0)
IV. Nội dung
Vấn đề 2: Với nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục và nhiệm vụ chuyên môn của bản
thân, Thầy (Cô) vận dụng nội dung “phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam tại Thành
phố Hồ Chí Minh” và phát huy “Khơng gian văn hóa Hồ Chí Minh” như thế nào trong thời
gian tới?

DIỄN BIẾN THẢO LUẬN


Trong Khoá học Bồi dưỡng, tập huấn Chính trị hè năm 2023 cho đội ngũ cán bộ-giáo
viên tồn Thành phố Thủ Đức có rất nhiều Vấn đề được nghe triền khai xuyên suốt 03 ngày
từ 08/8/2023 đến 10/8/2023, Tổ khối 2 được phân công thực hiện nghiên cứu Vấn đề 2, với
những nội dung được nêu cụ thể như sau:
Trong nhịp xu thế thế giới ngày càng phát triển thì Việt Nam cũng khơng thể ngoại
lệ. Chính bởi vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc phát huy giá trị văn hóa là yếu tố quan
trọng để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực
thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Văn hóa có vị trí, vai trị rất
quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng, theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “ Văn hóa soi đường
cho quốc dân đi”. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chính
1


là phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, trở thành nền
tảng đời sống tinh thần xã hội; trong đó, con người là trung tâm của sự phát triển.
Chú trọng phát triển văn hóa, con người ln đổi mới, hướng đến chân – thiện – mỹ.
Đảng bộ TPHCM luôn đặt mục tiêu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người TP qua
các thời kỳ phát triển. Gần đây nhất, Đại hội đại biểu lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 – 2025,
Đảng bộ TP đã đặt ra mục tiêu “Đẩy mạnh phát triển văn hóa, tiến bộ, cơng bằng xã hội,
nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc, vì cả nước, cùng cả nước, vì hạnh
phúc của Nhân dân” và nhiệm vụ trọng tâm là “Phát triển văn hóa - xã hội đồng bộ với phát
triển kinh tế, làm nền tảng cho TP phát triển bền vững. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc là mục tiêu, nền tảng xã hội cho TP phát triển nhanh và bền vững. Hình
thành khơng gian văn hóa Hồ Chí Minh ở TP mang tên Bác”.
“Tất cả các chủ trương, đường lối và định hướng tại các kỳ Đại hội Đảng bộ từ ngày thống
nhất đất nước đến nay cho thấy Đảng bộ TPHCM luôn chú trọng đối với phát triển văn hóa,
con người ln đổi mới, hướng đến chân – thiện – mỹ, đáp ứng yêu cầu của một đô thị đặc
biệt, trung tâm về kinh tế, văn hóa hàng đầu cả nước, là nhân tố quan trọng góp phần tạo
động lực cho sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.”
Qua hơn 35 năm đổi mới, việc xây dựng, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, phát triển

con người TPHCM đã đạt nhiều thành tựu nổi bật. Bản sắc nền văn hóa dân tộc được phát
huy; TP đã thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư nước ngoài cho sự nghiệp phát triển văn
hóa, giới thiệu hình ảnh, nét đặc trưng của đất nước, con người Việt Nam và TP “Văn minh
- Hiện đại - Nghĩa tình” thơng qua các ngày lễ lớn, ngày hội văn hóa của các nước trong khu
vực và thế giới. TP đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân
đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Kết quả, đã có nhiều mơ hình mới, cách làm hay
được nhân rộng; các thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư. Hệ thống thư viện, nhà
văn hóa, trung tâm văn hóa phát triển khá đồng bộ trên địa bàn TP.
Cùng với đó, hoạt động văn học, nghệ thuật, hoạt động lý luận phê bình văn học, nghệ
thuật đã có bước phát triển nhất định. Ban Thường vụ Thành ủy thường xuyên quan tâm
định hướng hoạt động sáng tác văn học, nghệ thuật; duy trì gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu
hàng năm nhằm động viên, giải quyết tâm tư nguyện vọng của văn nghệ sĩ; thực hiện tốt
chính sách đối với văn nghệ sĩ có nhiều cơng lao đóng góp cho nền văn học, nghệ thuật của
đất nước và văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, ảnh
hưởng tích cực trong đời sống xã hội. Các di tích lịch sử được quan tâm đầu tư, bảo tồn;
quan tâm đẩy mạnh quảng bá những loại hình nghệ thuật truyền thống được ghi nhận là di
sản văn hóa phi vật thể như đờn ca tài tử, cải lương…
Thành Phố đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế phát triển cho ngành văn hóa và xây
dựng mơi trường văn hóa TP lành mạnh; phát triển văn hóa gắn với phát triển kinh tế, văn
hóa trong Đảng, văn hóa trong doanh nhân và doanh nghiệp, văn hóa tại các cơng sở, văn
hóa tại các khu dân cư, văn hóa trong các gia đình…
2


“Bản sắc, giá trị văn hóa, con người TP tiếp tục được vun đắp, phát huy, nhất là khi TP
và đất nước gặp khó khăn, thử thách. Từ thực tiễn công tác chống dịch Covid-19 của TP cho
thấy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sẻ chia, tương thân, tương ái, nghĩa tình của Đảng bộ,
chính quyền cùng Nhân dân TP ngày càng tỏa sáng.”
Gìn giữ, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa
Để tiếp tục xây dựng, gìn giữ, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa, tại Văn kiện Đại

hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI đã xác định: “Xây dựng môi trường văn hóa lành
mạnh, hình thành khơng gian văn hóa Hồ Chí Minh. Phát huy đặc trưng, văn hóa, tính cách
của con người TP luôn năng động, sáng tạo, đi đầu, dám chấp nhận thử thách, nhân ái, nghĩa
tình. Quy hoạch và phát triển các cơ sở văn hóa, các chương trình nghệ thuật thường niên
gắn với tư tưởng, đạo đức, phong cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm cho văn
hóa Hồ Chí Minh thấm sâu vào người dân TP, là một nguồn sức mạnh đặc thù của con
người TP mang tên Bác”.
Theo đồng chí Phan Nguyễn Như Kh, khơng gian văn hóa Hồ Chí Minh là một bộ
phận quan trọng của văn hóa TPHCM. Sài Gịn – Gia Định xưa, TPHCM hôm nay, mảnh
đất phương Nam nơi hội tụ người dân từ mọi miền của Tổ quốc, nơi hấp thụ, tiếp nhận và
chắt lọc, chưng cất tinh hoa văn hóa của nhân loại, trong đó giá trị truyền thống là tài sản
tinh thần vô giá, tài nguyên vô tận. Người dân TP luôn cởi mở, hào sảng, mộc mạc, chân
chất, phóng khống nhưng cũng thẳng thắn, bao dung. “Khơng gian văn hóa Hồ Chí Minh là
tổng thể các giá trị văn hóa tinh thần thuộc tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hịa
quyện văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó khơng khác gì về di tích, di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể gắn liền với TP mang tên Người.” - đồng chí Phan Nguyễn
Như Khuê nhấn mạnh.
Hiện nay, Thành ủy đang hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết về “Xây dựng khơng gian văn hóa Hồ Chí Minh”. Trên cơ sở các ý kiến góp ý cho dự
thảo Chương trình hành động, TP tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, nâng cao
nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân về mục đích, yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp xây dựng khơng gian văn hóa Hồ Chí Minh.
Đồng thời, tiếp tục tập trung phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho người dân TP. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết tồn dân. Khơng ngừng
nâng cao chất lượng phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với
xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Tập trung xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các vùng,
miền trên địa bàn TP. Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, đời sống văn hóa phong
phú, đa dạng, phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân.
Một trong những nội dung quan trọng là tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua việc xây dựng khơng gian văn hóa Hồ Chí Minh
đồng bộ về cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Phát huy giá trị các di tích lịch sử 3


văn hóa hiện tại trên địa bàn TP gắn với cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa. Rà sốt,
bổ sung hồn thiện các thiết chế văn hóa, quy hoạch, đầu tư xây dựng các cơng trình văn
hóa. Xây dựng, hình thành chuẩn mực văn hóa, con người TP mang tên Bác là: “Đoàn kết,
dũng cảm, dám đi đầu, chấp nhận thử thách, năng động, sáng tạo, nhân ái, nghĩa tình”.
Song song đó, rà sốt và có biện pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại trong xây dựng
văn hóa và con người TP; tập trung xây dựng và phát triển TPHCM trở thành TP đáng sống
có chất lượng sống tốt, “Văn minh - Hiện đại - Nghĩa tình”.
Với vai trị là giáo viên chúng tơi ln khơng ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình
độ kiến thức, năng lực cơng tác, phẩm chất, đạo đức, có lối sống lành mạnh, đặc biệt luôn
học tập và làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh về các giá trị văn hóa. Tun truyền
gia đình, người dân phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt luôn giáo dục các
em học sinh luôn học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. Giới thiệu cho các em thấy
được khơng gian văn hố, giá trị văn hố ở TP. HCM nói riêng và cả đất nước Việt Nam
nói chung.
Trong trường học phải thật sự đặc biệt chú trọng xây dựng phẩm chất đạo đức cho đội
ngũ thầy, cô giáo, cần phải chú trọng nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức đạo đức của đội
ngũ CBGV với mục tiêu của giáo dục và đào tạo như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng
định: “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Người nhấn mạnh
giáo dục và đào tạo có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển. Giáo viên đẩy mạnh thực hiện phát
huy các giá trị văn hóa, con người bằng những hoạt động giáo dục cụ thể: tiết chào cờ, đố
vui, các hoạt động xã hội, các hoạt động vì cộng đồng, các hoạt động bảo vệ môi trường,
các hoạt động chia sẻ yêu thương, các hoạt động phòng chống bạo lực, bảo vệ phụ nữ, trẻ
em…
Một trong những cách để Khơng gian văn hóa Hồ Chí Minh hiệu quả là tại nhà trường

xây dựng với mong muốn mở ra một khơng gian văn hóa độc đáo, gần gũi về Bác Hồ và
TPHCM với học sinh trong khuôn viên trường. Tại đây, nhiều đầu sách giới thiệu đến học
sinh các nét văn hóa, kiến trúc, ẩm thực độc đáo của Thành phố. Các em cũng có thể đọc,
tìm hiểu những câu chuyện về Bác... Không gian này cũng là một cách nhà trường giáo dục
học sinh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” một cách
sinh động nhất. Với mục tiêu đưa các em đến gần “Khơng gian văn hóa Hồ Chí Minh” hơn
nên nhà trường xây dựng rất đa dạng và phong phú. Trường học cần đẩy mạnh tuyên
truyền, vận động giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt về nguồn tại các di tích lịch sử,
tổ chức các hội thi, tọa đàm các nội dung liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ
tịch Hồ Chí Minh để tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác thấm nhuần; tích cực học tập
và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, để từng bước xây dựng hình thành những khơng gian văn
hóa".
4


Bên cạnh đó, thư viện cũng được trang bị nguồn tư liệu. Nguồn tư liệu được sưu tầm và
chắt lọc kỹ càng nhằm giáo dục các em về lòng yêu nước, phấn đấu học tập để xây dựng đất
nước ngày càng giàu mạnh. Bằng việc tạo ra “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” trong
trường - một cách thức tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao bởi học sinh có thể tiếp
cận một cách tự nhiên nhất, bổ sung kiến thức về TPHCM, thích thú hơn với các bài học
lịch sử.
Trong lớp học, giáo viên có thể trưng bày nhiều đầu sách viết về Bác Hồ ở nhiều thể loại
do cá nhân mua và quyên góp từ học sinh, phụ huynh. Các bộ sách này được chọn lọc kỹ,
phù hợp với lứa tuổi học sinh. Sinh hoạt chủ điểm trong tiết sinh hoạt lớp; tổ chức các hội
thi tìm hiểu về chân dung, cuộc đời, sự nghiệp vĩ đại của Bác; tuyên dương gương điển hình
học sinh trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh... Tổ chức
các cuộc thi viết cảm nhận, vẽ tranh về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh. Những tác
phẩm này sau đó được trưng bày trong không gian học tập, làm theo đạo đức tư tưởng Hồ
Chí Minh. Qua đó bổ sung phong phú thêm tư liệu, thực hiện tốt hơn nữa công tác giáo dục
đạo đức, lối sống, bồi dưỡng thêm cho các em về lòng yêu nước, sống tốt, hành động tốt,

tránh xa những tệ nạn trong xã hội.
Thư ký thông qua nội dung biên bản. Cả tổ thống nhất và khơng có ý kiến nào thêm.
Biên bản kết thúc lúc 10h30 cùng ngày.
Thư ký

Chủ toạ

Lê Thị Thanh Hiền

Đỗ Kim Nga

Các thành viên Tổ :
1. Lê Thị Huyền Thanh
2. Nguyễn Thị Thanh Hiền
3. Phan Thị Hiền
4. Đào Thị Thủy

5



×