Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

20. Nguyễn Thị Quỳnh Mai. Giáo dục học Tiểu học ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.58 KB, 10 trang )

NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI _ K59_GDTH

GIÁO DỤC HỌC TIỂU HỌC
Đề bài
Hãy phân tích các quan điểm chiến lược xây dựng nội dung giáo dục
tiểu học ở nước ta. Từ đó, hãy đưa ra một bài học cụ thể trong phân môn
Luyện từ và câu để làm rõ các quan điểm sau :
a) Tính toàn diện và cân đối.
b) Tính cơ bản và hiện đại.
c) Tính tích hợp.
d) Quan điểm của John Deway và Peaget.
Trả lời
A / Phân tích các quan điểm chiến lược xây dựng nội dung giáo
dục tiểu học ở nước ta.
1.Nội dung giáo dục phải phụ thuộc vào mục đích giáo dục đề ra.
. Mục đích giáo dục tiểu học là nhằm hình thành và phát triển nhân
cách cho học sinh tiểu học để các em học tiếp lên trung học cơ sở (Luật
Giáo dục 2005). Mục đích được đưa ra trong luật Giáo dục như sau : hình
thành những cơ sở ban đầu phát triển đúng đắn và lâu dài về mặt đạo đức;
trí tuệ; thẩm mỹ; thể chất và lao động và các kĩ năng cơ bản cho học sinh
tiểu học, nhằm giúp các em học tiếp lên trung học cơ sở.
Giữa các thành tố của quá trình giáo dục có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Nội dung giáo dục phụ thuộc vào mục đích giáo dục đề ra. Vì
vậy, nội dung giáo dục tiểu học được xây dựng bao gồm hệ thống tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo và thái độ, hành vi của người học, được thể hiện
trong các môn học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Trong đó,
hoạt động học tập đóng vai trò chủ đạo. Thông qua hoạt động học tập để
hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Hay nói cách khác, nội
dung giáo dục phải phụ thuộc vào mục đích giáo dục.
2. Nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo tính toàn diện và cân đối
a. Tính toàn diện.


Tính toàn diện của nội dung giáo dục tiểu học được thể hiện thông
qua các môn học :
- Về tự nhiên : Toán, Địa lý, Khoa học.
- Về xã hội : Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý.
- Về nghệ thuật : Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công - Lao động kĩ thuật.
- Về đạo đức : Đạo đức.
- Về thể chất : Thể dục.
Thông qua các môn học, học sinh tiểu học bước đầu được làm quen
với các khái niệm, định nghĩa, công thức, quy tắc ; các hiện tượng tự
nhiên và xã hội xung quanh cuộc sống các em, được phát triển năng khiếu
thông qua các môn nghệ thuật, được rèn luyện sức khỏe, được giáo dục
phát triển nhân cách để trở thành người có ích Như vậy, nội dung giáo
dục ở đây đã được xây dựng một cách hệ thống, đảm bảo tính toàn diện,
nhằm giúp trẻ phát triển theo hướng tối ưu nhất.
b. Tính cân đối.
Thời gian của môn học phụ thuộc vào mục đích và nội dung của môn
học đó, ví dụ:
- Môn Tiếng Việt : 8 - 10 tiết / tuần.
- Môn Toán: : 4 - 5 tiết / tuần.
- TNXH : 2 tiết / tuần.
Môn Tiếng Việt chiếm lượng thời gian nhiều nhất, vì :
+) Mục đích : đây là môn học công cụ, nhờ đó mà có thể tiến hành học
tập được các môn học khác.
+) Nội dung : có nhiều phân môn : Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể
chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn.
Ở bậc Tiểu học, quan trọng nhất là giúp trẻ làm quen và sử dụng
thành thạo tiếng mẹ đẻ. Nắm vững được tiếng Việt, trẻ mới có công cụ để
tư duy, mới tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và sáng tạo được ở các lĩnh vực
khác nhau sau này. Đó chính là hành trang đầu tiên của trẻ trên con
đường chinh phục tri thức. Vì thế mà môn Tiếng Việt trở thành môn quan

trọng hàng đầu trong trường tiểu học. Hơn nữa, nó lại bao gồm nhiều
phân môn nên việc dành nhiều thời gian cho môn học này là điều tất yếu.
Tiếp đó là môn Toán. Trẻ tiểu học cũng được đặt ra yêu cầu là cần
nắm được các kĩ năng tính toán cơ bản; các định nghĩa, công thức toán
học cơ bản, tạo tiền đề cho việc học tập tốt môn học này trên trung học cơ
sở.
Như vậy, tùy thuộc vào mục đích và nội dung của môn học mà thời
lượng dành cho môn học đó là nhiều hay ít, đảm bảo tính cân đối trong
nội dung giáo dục tiểu học.
3. Nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo tính cơ bản và hiện đại.
a. Tính cơ bản.
Tri thức ở bậc Tiểu học mang tính cơ sở, nền tảng và nguồn gốc ban
đầu. Đó là các chữ cái, các con số, phép tính cơ bản, khái niệm, công thức
ban đầu, dễ hiểu
Khi xây dựng nội dung giáo dục tiểu học, phải tính đến yếu tố lứa
tuổi. Đây là giai đoạn khởi đầu trên toàn bộ quá trình học tập lâu dài sau
này của các em. Vì thế, tri thức mà các em có thể lĩnh hội được chỉ có thể
là những tri thức cơ sở, nền tảng ban đầu, đơn giản, dễ hiểu nhất. Cần
phải xây dựng cho trẻ một nền móng vững chắc, có như vậy mới tạo tiền
đề cho sự phát triển của trẻ sau này.
b. Tính hiện đại
Tri thức mang tính hệ thống hóa, khái quát hóa, cập nhật với cuộc
sống hàng ngày.
Với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, trẻ có thể được tiếp cận thông
tin một cách nhanh chóng, chính xác, đã được hệ thống hóa, khái quát
khóa giúp trẻ dễ nhớ, dễ hiểu, được cập nhật hàng ngày thông qua thầy
cô, cha mẹ hoặc các phương tiện thông tin đại chúng : như báo, đài, vô
tuyến, internet
Tính cơ bản làm nền tảng, cơ sở cho tính hiện đại trong giáo dục tiểu
học.

4 . Nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo tính tích hợp giữa các môn
học với nhau.
Đó là sự liên thông về mặt tri thức giữa các môn học với nhau. Để
trên cơ sở những môn học cơ bản tạo ra những môn học mới có xu hướng
xích lại gần nhau về mặt tri thức. Hay nói cách khác, môn học mang tính
chất lồng ghép.
Ví dụ : môn Tự nhiên và Xã hội, lồng ghép tri thức của nhiều môn
học khác nhau, như Sinh học, Hóa học, Vật lý, Địa lí, Lịch sử, Giáo dục
Môi trường, Giáo dục Giới tính, Giáo dục Sức khỏe, Xã hội học.
Lý thuyết tích hợp được sử dụng trong giáo dục tiểu học nhằm mục
đích cung cấp và trang bị cho người học hệ thống kiến thức rộng có liên
quan đến nhau làm nền tảng cơ sở cho quá trình học tập tiếp theo của học
sinh.
5.Quan điểm của John Deway.
Theo tác giả, học sinh tiểu học hứng thú cái gì thì dạy cái đó. Bởi vì,
chỉ khi các em hứng thú học tập thì chất lượng, hiệu quả mới được nâng
cao.
Quan điểm này không đúng, và vì thế cũng không được áp dụng
trong nội dung giáo dục tiểu học. Ở lứa tuổi này, trẻ thường khó tập trung
và rất dễ bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi những thú vui, những trò bắt mắt Nếu
sử dụng phương pháp này, rất có thể trong giờ toán, trẻ sẽ vẽ con gà thay
vì ngồi im một chỗ với những con số loằng ngoằng để tính xem, còn bao
nhiêu con gà sau khi mẹ đã đem bán bớt một số con
6. Quan điểm của Peaget.
Kế thừa quan điểm của John Deway về kích thích sự hứng thú học
tập cho học sinh, ông đã xây dựng nên lý thuyết tương tác hành động.
Theo lý thuyết này, trong cùng một thời gian nhất định, có thể tiến
hành song song hai hoạt động khác nhau nhưng cùng chung một mục
đích nhất định. Đó chính là hoạt động học tập được kết hợp với hoạt động
vui chơi; hay, thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động họ

tập.
Quan điểm này khá tiến bộ và đang được áp dụng rộng rãi trong xây
dựng nội dung giáo dục tiểu học. Trẻ sẽ hứng thú hơn với các bài dạy có
đồ dùng trực quan; được thăm quan, dã ngoại tới những địa danh được
học trên lớp; được tham gia nhập vai hoặc xem các vở kịch về tinh thần
tương thân tương ái, giúp đỡ bạn bè trong các buổi văn nghệ sẽ giúp trẻ
hứng thú hơn, khắc sâu hơn và cảm thấy ý nghĩa hơn khi đã học xong bài
đạo đức về tinh thần ấy
Thông qua các trò chơi để lồng ghép tri thức muốn dạy cho trẻ là một
phương pháp khá hiệu qủa, nó giúp trẻ thích thú và nhớ lâu – “học mà
chơi, chơi mà học”.
Từ phân tích như trên, ta thấy được tầm quan trọng của việc xây
dựng nội dung giáo dục tiểu học. Nội dung không đúng đắn, không phù
hợp sẽ ảnh hưởng rất xấu tới việc hình thành và phát triển nhân cách cho
trẻ. Vì thế, cần phải có những quan điểm chiến lược đúng đắn trong xây
dựng nội dung giáo dục tiểu học (như đã phân tích ở trên), nhằm đạt được
mục tiêu giáo dục đã đề ra.
B / Phân tích ví dụ.
Đưa ra một bài học cụ thể trong phân môn Luyện từ và câu để làm rõ
các quan điểm sau :
a) Tính toàn diện và cân đối.
b) Tính cơ bản và hiện đại.
c) Tính tích hợp.
d) Quan điểm của John Deway và Peaget.
Bài : Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên – Dấu chấm, dấu phẩy.
(Tuần 34 – Lớp 3, tập 2)
1. Theo em, thiên nhiên đem lại cho con người những gì ?
a) Trên mặt đất. M : cây cối, biển cả
b) Trong lòng đất. M : mỏ than, mỏ dầu
2. Con người đã làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm ?

M : Con người xây dựng nhà cửa, lâu đài.
3. Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào chỗ trống ?
Trái đất và mặt trời
Tuấn lên bảy tuổi__(.)em rất hay hỏi__(.)một lần__(,)em hỏi bố :
- Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế
không, bố ?
- Đúng đấy__(,)con ạ ! - Bố Tuấn đáp.
- Thế ban đêm không có mặt trời thì sao ?
(Theo Tiếng cười tuổi học trò)
Phân tích :
a) Tính toàn diện và cân đối.
a.1) Tính toàn diện.
Tính toàn diện được thể hiện thông qua việc, trong tiết học, tuy là môn
Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu, song trẻ lại được cung cấp tri
thức về các lĩnh vực khác nhau, như :
- Tự nhiên : Khoa học (biết được trái đất quay xung quanh mặt trời ),
Địa lý ( biết được mỏ than, mỏ vàng nằm ở đâu – dưới lòng đất ),
- Xã hội : Tiếng Việt (Mở rộng vốn từ về thiên nhiên, Ôn luyện về dấu
chấm, dấu phẩy )
- Đạo đức: có tri thức, thái độ, hành vi đúng đắn để bảo vệ môi trường

a.2) Tính cân đối.
Thời gian của bài học này chỉ có 1 tiết. Vì nó phụ thuộc vào mục đích
và nội dung của bài.
- Mục đích :
+) Mở rộng vốn từ về thiên nhiên (thiên nhiên đem lại cho con người
những gì; con người đã làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm). Đây
chỉ là một mạch kiến thức nhỏ trong kho tàng từ ngữ phong phú của tiếng
Việt nên với thời lượng 1 tiết, học sinh có thể đạt được mục đích của bài.
+) Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.

- Nội dung :
+) Những tri thức cơ bản về thiên nhiên mà học sinh có thể dễ dàng
nắm bắt được trong thời lượng 1 tiết học (nguồn lợi mà thiên nhiên đem
lại cho con người và những tác động tích cực của con người nhằm chăm
sóc, cải tạo thiên nhiên).
+) Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy. Đây là bài ôn tập nên cũng không
mất quá nhiều thời gian. Học sinh có thể dễ dàng thực hiện được.
b) Tính cơ bản và hiện đại.
b.1) Tính cơ bản.
Tri thức ở bài học này mang tính cơ sở, nền tảng, nguồn gốc ban đầu.
* Đây là những tri thức cơ bản nhất học sinh cần nắm được về thiên
nhiên (nguồn lợi và biện pháp chăm sóc, cải tạo thiên nhiên). Để từ đó
các em có nền tảng cho việc học tập, nghiên cứu về lĩnh vực này ở các
môn học khác như Địa lý (khoáng sản,sông ngòi, ), Đạo đức (ý thức
chăm sóc, bảo vệ môi trường
* Dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy) cũng là một tri thức rất cơ bản. Học
sinh tiểu học phải nắm chắc được tri thức này để có thể viết được các câu
chuẩn ngữ pháp, biến nó thành công cụ học tập cho mình.

b.2) Tính hiện đại.
Tri thức ở đây được hệ thống hóa, khái quát hóa và được cập nhật với
cuộc sống hàng ngày.
Đó là các tri thức có liên đến vấn đề thiên nhiên, đã được hệ thống
hóa, khái quát hóa thành các mảng kiến thức riêng :
- Nguồn lợi từ thiên nhiên :
Trên mặt đất : cây cối, hoa lá, thực phẩm, rừng núi, ao hồ, sông ngòi
Trong lòng đất : mỏ than, mỏ dầu, vàng, kim cương, đá quý
- Những tác động tích cực của con người nhằm chăm sóc, cải tạo thiên
nhiên : Con người đã làm thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm bằng cách :
+ Xây dựng nhà cửa, cung điện, công trình kiến trúc lộng lẫy; bệnh

viện, trường học, nhà máy, xí nghiệp,
+ Trồng trọt, chăn nuôi,
+ Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, bảo vệ động vật có ích,
Tri thức ở đây mang tính cập nhật. Bởi, thông qua bài học này, các em
có thể liên hệ thực tế trong cuộc sống hàng ngày qua các kênh thông tin,
để có thể biết được thực trạng thiên nhiên ra sao, con người đang tiến
hành những biện pháp gì để bảo vệ môi trường
c) Tính tích hợp.
Trong tiết học Luyện từ và câu này, dù là một phân môn của môn
Tiếng Việt, song nó lại có sự liên hệ về mặt tri thức với các môn học
khác, như môn : Địa lý (khoáng sản, sông ngòi, ), Khoa học ( chuyển
động của trái đất, động thực vật - chim thú, cây cối, ) Đạo đức (ý thức
chăm sóc, bảo vệ môi trường )
Rõ ràng là, ở đây đã có sự lồng ghép giữa các môn học; hay nói cách
khác, tri thức của bài học trên mang tính tích hợp.
d) Quan điểm của John Deway và Peaget.
d.1) Quan điểm của John Deway.
Nếu theo quan điểm của ông, tức là dạy cho trẻ cái chúng hứng thú,
thì rất có thể trong tiết học này, ở bài tập 3, trẻ sẽ không đạt được mục
đích của bài học. Chẳng hạn như, cả lớp sẽ nháo nhác lên hỏi nhau xem “
Thế ban đêm, mặt trời trốn đi đâu mất ?” thay vì trước tiên, chúng phải
hoàn thành nhiệm vụ điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ trống.
Vì thế, không thể áp dụng quan điểm của John Deway vào bài học này
được.
d.2) Quan điểm của Peaget.
Theo quan điểm của ông, chúng ta có thể gây hứng thú cho trẻ trong
tiết học này bằng cách, kết hợp giữa hoạt động học và chơi.
Ví dụ như, ở bài 1, thay vì bắt trẻ phải ngồi im suy nghĩ để tìm ra
những thứ mà thiên nhiên mang lại cho con người, giáo viên có thể tạo ra
mội trò chơi đơn giản, chẳng hạn như : từ buổi học trước, cô giáo giao

nhiệm vụ cho mỗi học sinh, về nhà tìm và buổi học sau mang tới lớp một
vật được lấy từ thiên nhiên. Đến tiết học đó, mỗi em một kiểu, nào là một
chiếc lá, một bông hoa, một củ cà rốt, hay một hòn đất vừa mới nhặt vội ở
gốc cây trong sân trường Sau đó, cô giáo sẽ là ban giám khảo chấm
xem tổ nào sưu tầm được nhiều nhất, phong phú nhất, đẹp nhất
Có thể qua trò chơi nhỏ này thôi, trẻ sẽ hứng thú hơn với tiết học. Để
tổ mình chiến thắng, mỗi em sẽ say sưa tìm kiếm và lựa chọn cho mình
một vật ưng ý. Qua việc tìm tòi đó, trẻ sẽ khám phá được nhiều hơn về
những thứ mà thiên nhiên đã đem lại cho con người. Như vậy, không khí
tiết học không những vui vẻ, hấp dẫn hơn mà còn giúp trẻ khắc sâu hơn
nội dung bài học.
Quan điểm trên của Peaget rất sáng tạo, tiến bộ và có tính khả thi
cao. Việc lồng ghép giữa chơi và học ở trẻ tiểu học sẽ khiến trẻ hứng thú
hơn với môn học. Tiết học sẽ không bị nhàm chán, cứng nhắc, khó hiểu.
Trẻ sẽ dễ hiểu hơn, nhớ lâu hơn, dễ vận dụng nội dung bài học vào thực
tế hơn.
Dựa vào những phân tích ở trên, ta thấy được rằng, việc xây dựng
nội dung giáo dục tiểu học là hết sức quan trọng. Nội dung giáo dục tiểu
học phải được xây dựng phù hợp với mục đích đề ra, phải đảm bảo tính
toàn diện và cân đối, cơ bản và hiện đại, tính tích hợp giữa các môn học,
biết kết hợp khéo léo giữa hoạt động học và hoạt động chơi, nhằm kích
thích hứng thú ở trẻ, giúp các em lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất.

×