Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ba cách giúp trẻ hết “táo” doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.85 KB, 5 trang )

Ba cách giúp trẻ hết “táo”
Táo bón là một trong những triệu chứng rất phổ biến của
bệnh lý hệ thống tiêu hoá và cũng là triệu chứng xuất hiện
trong rất nhiều bệnh lý ở các cơ quan, bộ phận khác trong
cơ thể. Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ nhưng gây nhiều phiền
toái cho bệnh nhân. Đặc biệt, táo bón xảy ra kéo dài ở trẻ em
rất dễ dẫn tới các tổn thương thực thể của đại trực tràng nếu
không được điều trị kịp thời.
Nhận biết trẻ bị táo bón thế nào?
Ở nhiều người, táo bón chỉ đơn thuần có nghĩa là ít đi đại tiện.
Tuy nhiên, đối với một số người khác, táo bón có nghĩa là phân
cứng, phân khô, đi đại tiện phải gắng sức rặn hay là cảm giác
còn phân trong ruột sau khi đi đại tiện. Hiện nay, thống nhất
định nghĩa táo bón theo tiêu chuẩn ROME II: Với trẻ em: đó là
tình trạng phân cứng như đá cuội trong hầu hết các lần đi đại
tiện trong tối thiểu hai tuần; không có các bệnh về nội tiết, biến
dưỡng, cấu trúc
Chỉ thiếu nước và chất xơ mới gây táo bón ở trẻ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón như sau: sốt cao, do dùng
thuốc; do thói quen đi đại tiện không đều; do chế độ ăn nhiều
đạm, ít chất xơ, do căng thẳng thần kinh, do tổn thương trong
ống tiêu hóa Tuy nhiên, táo bón ở trẻ thường do một vài
nguyên nhân sau:
Chứng táo bón ở trẻ trong độ tuổi đi học thường do chế độ ăn
không đủ nước và chất xơ. Những trẻ ăn chế độ ăn đặc biệt với
thức ăn nhanh - giàu chất béo (thịt rán, sữa trứng khuấy sẵn) và
đường (kẹo, nước ngọt nhiều đường) có thể bị táo bón thường
xuyên hơn.
Nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác. Thường thì
chứng táo bón xuất hiện sau khi trẻ trải qua một thời gian viêm
nhiễm, không khỏe. Trong khi bị ốm, bé thường không uống đủ


lượng nước cần thiết khiến chất thải trở nên rắn và rất khó di
chuyển. Những chất thải này sẽ gây xước hậu môn và là nguyên
nhân gây ra bệnh nứt hậu môn.
Ở trẻ nhỏ, táo bón có thể xảy ra khi chuyển từ sữa mẹ sang dùng
sữa bò hoặc từ thức ăn cho trẻ nhỏ sang thức ăn đặc.
Stress cũng có thể dẫn tới táo bón. Trẻ có thể bị táo bón khi
chúng lo lắng về điều gì đó, chẳng hạn như khi trẻ bắt đầu đi học
ở trường mới hoặc khi trẻ gặp vấn đề gì đó ở nhà.
Trẻ lười đi vệ sinh, thậm chí ngay cả khi trẻ có nhu cầu. Tuy
nhiên, đây lại là một nguyên nhân ít được để ý đến.
Một số trẻ bị táo bón do mắc phải hội chứng ruột kích thích
(IBS), có thể xảy ra khi trẻ bị stress hoặc khi trẻ ăn phải thức ăn
nào đó, thường là thức ăn quá nhiều béo hoặc gia vị. Tuy nhiên,
cũng cần chú ý trong một số trường hợp, táo bón kéo dài có thể
là dấu hiệu của một bệnh lý thực thể nào đó như dài đại tràng,
trĩ… Vì vậy, cần đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám nếu táo bón
kéo dài.
Rau xanh tốt cho
trẻ bị táo bón.
Cha mẹ có thể chữa táo bón cho trẻ?
Đa số người cho rằng táo bón không phức tạp và đã coi nhẹ triệu
chứng, tự mua thuốc nhuận tràng điều trị vì nghĩ rằng như thế là
đủ. Tuy nhiên, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu
quả như bị trĩ, sa niêm mạc trực tràng Thói quen tốt nhất là
nên đi khám bệnh để được tìm ra nguyên nhân, chẩn đoán và
điều trị đúng tránh tình trạng lạm dụng thuốc nhuận tràng cũng
như các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Bên cạnh đó, cha mẹ
trẻ cũng có thể tham khảo các biện pháp sau để hỗ trợ điều trị
táo bón cho trẻ tại nhà.
Tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ, những ngày đầu

chưa quen, trẻ không đại tiện được cũng không sao, cứ kiên trì,
đúng giờ cho trẻ ngồi vào bô như vậy (khoảng 10-15 phút), nói
chung khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ
đi ngoài.
Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, rau hẹ
kết hợp hoa quả như cam, bưởi, đặc biệt là chuối, cho trẻ ăn 1 -
2 quả chuối/ngày có thể đạt được hiệu quả của việc nhuận tràng,
uống nước đun sôi để ấm. Ngoài ra có thể cho trẻ uống một chút
nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60ml và
pha bằng nước sôi.
Xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng: Cho trẻ nằm ngửa trên
giường, người thao tác dùng phần gốc bàn tay phải của mình áp
sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng
trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day
đẩy như vậy. Sau lại tiến hành xoa xoay day đẩy theo chiều tuần
tự ngược trở lại. Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi
lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần cho đến khi nào trẻ
thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1
- 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị

×