Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.19 KB, 3 trang )
10 cách giúp trẻ tự tin
Gửi lúc 07:29 - T5, 02/10/2008
Cuộc sống với nhiều điều mới lạ sẽ làm cho trẻ thỉnh thoảng mất tự tin. Và sau đây là vài cách giúp con bạn
rèn luyện tính tự tin của mình để bước vào cuộc sống.
1. Bạn tự hào về trẻ
Khi con bạn hoàn thành một công việc bạn giao, đạt kết quả cao trong kì thi ở trường… bạn nên nói với trẻ
rằng : “Bố/mẹ rất tự hào về con”. Một câu nói nhưng nó là sự động viên, khuyến khích rất lớn đối với con trẻ.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể thưởng vài món quà nhỏ một chiếc bút, một cuốn truyện hay đồ chơi chẳng
hạn. Từ đó trẻ sẽ hứng thú làm mọi việc và phấn đấu để được cha mẹ khen ngợi. Hãy cho trẻ biết rằng
chúng quan trọng thế nào với bạn. Bạn nên thường xuyên nói rằng: “Bố/mẹ yêu con”.
2. Giao cho trẻ tự chịu trách nhiệm
Bạn hãy giao cho trẻ một công việc nào đó trong nhà và hướng dẫn để trẻ tự làm. Sau đó, bạn nên thường
xuyên nhận xét về kết quả đạt được, đưa ra những lời gợi. Khi bạn làm việc nên khuyến khích trẻ tham gia
cùng để chúng học hỏi những kĩ năng làm việc của người lớn và trưởng thành hơn.
3. Không la mắng trẻ
Rất nhiều bậc phụ huynh khi trẻ mắc lỗi thường to tiếng và đổ lỗi cho trẻ, thậm chí có những người dùng
biện pháp bạo hành hay lời nói thô bạo. Những hành động của người lớn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của
trẻ, trẻ mất tự tin. Những lúc trẻ gặp sai lầm, bạn cần động viên trẻ bằng những lời an ủi: “Bố/mẹ biết con có
thể làm được mà. Lần sau con cố gắng hơn. Đó là bài học cho con trưởng thành, …”. Khi trẻ mắc lỗi, bạn nên
từ từ phân tích giúp trẻ nhận ra những cái đúng, cái sai của mình và từ đó rút ra bài học.
4. Khuyến khích tài năng
Bạn cùng trẻ viết ra những điểm mạnh của con bạn sau đó lựa chọn một vài thứ để tiếp tục phát triển. Ví dụ
trẻ có thích vẽ và có khả năng hội hoạ, bạn hãy cho trẻ tham gia vào một lớp học vẽ ở cung văn hóa thiếu
nhi. Bạn nên cho trẻ tham gia vào các lớp học như thể thao, nghệ thuật, âm nhạc hay hội hoạ,…để trẻ phát
huy hết khả năng của minh.
5. Lắng nghe
Hãy để cho trẻ biết rằng chúng cũng có quyền nói lên tiếng nói của mình. Bạn hãy dành một chút thời gian
để lắng nghe trẻ nói, hiểu về những gì trẻ đang suy nghĩ và mong muốn. Bạn cần thể hiện sư quan tâm của
mình qua các cử chỉ hay thái độ của mình. Trẻ sẽ không bao giờ nói lên ý kiến của mình khi người lớn không
lắng nghe trẻ nói. Khi được nói ra ý nghĩa của mình, trẻ sẽ thấy được giá trị của bản thân. Nếu trẻ thấy bố
mẹ mình chẳng bao giờ nghe mình nói, chúng sẽ luôn tin rằng sẽ chẳng có ai nghe trẻ nói.