Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bỏng ở trẻ nhỏ - Vấn đề đáng được quan tâm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.35 KB, 4 trang )

Bỏng ở trẻ nhỏ - Vấn đề đáng
được quan tâm
Tai nạn thương tích là vấn đề rất nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của trẻ và một
trong các tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ là la tai nạn do bỏng gây ra. Bị
bỏng nhiều khi chỉ là do một chút sơ ý của chính bạn khi chăm sóc trẻ.
Bỏng ở trẻ em chiếm tỷ lệ cao từ 40 – 60 %. Lứa tuổi hay bị bỏng là từ 1 – 6 tuổi vì đây
là lứa tuổi hiếu động, tò mò và nghịch ngợm lại ham muốn tìm hiểu và khám phá cuộc
sống, chưa hiểu hết được những điều nguy hiểm bên cạnh đó các động tác hoạt động của
các chi cũng chưa được thuần thục.
Các tác nhân gây bỏng
a. Bỏng do nhiệt đây là tác nhân gây bỏng hay gặp nhất và được chia thành 2 nhóm
chính là


- Nhóm nhiệt khô như lửa, kim loại nóng chảy, bức xạ nhiệt…


- Nhóm nhiệt ướt như nước sôi, thức ăn lỏng sôi, dầu mỡ sôi, hơi nước nóng, vôi đang
tôi…

Ngoài ra còn có bỏng do nhiệt độ âm là tổn thương lạnh cóng do băng tuyết gây ra khi
tiếp xúc với da.
b. Bỏng do hóa chất: gồm các chất oxy hóa, chất ăn mòn, các chất gây độc… và được
chia thành hai nhóm: nhóm acid và nhóm kiềm. Đây là nguyên nhân gây bỏng đúng hàng
thứ hai chỉ sau bỏng nhiệt.
c. Bỏng do điện gồm bỏng do luồng điện có hiệu điện thế thông dụng và do luồng điện
có hiệu điện thế cao và trường hợp bị sét đánh gây bỏng chính là do luồng điện có hiệu
điện thế cao.
d. Bỏng do bức xạ gồm tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia laser, tia X…
Trên đây là bốn tác nhân gây bỏng chủ yếu nhưng đối với trẻ nhỏ thì tác nhân gây bỏng
do nhiệt và nguồn điện với hiệu điện thế thông dụng vẫn là hai tác nhân chính vì các tác


nhân này gắn liền với đời sống và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Các cấp độ bỏng
Như ta đã biết da là một cơ quan rất quan trọng cho hoạt động sống của cơ thể. Da có
nhiệm vụ như một hàng rào bảo vệ cho cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, các
chấn thương cơ học, điều hòa thân nhiệt, bài tiết… Da được chia thành 3 lớp theo tính
chất và chức năng: lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Khi bị bỏng dưới tác dụng của
nguồn nhiệt, hàng loạt các quá trình lý hóa sẽ xảy ra ở các tế bào da và da sẽ bị tổn
thương.
Bỏng được phân loại dựa trên các ảnh hưởng gây ra đối với da khi bị bỏng, bỏng càng
nặng có nghĩa là da bị tổn thương càng sâu.
Bỏng được chia làm ba cấp độ


- Cấp độ 1 (bỏng bề mặt) đây chỉ là các vết bỏng ngoài da hay là bỏng lớp biểu bì da.
Khi bị bỏng vùng da đó sẽ bị sưng phồng, mọng đỏ. Mức độ này thì không mấy nguy
hiểm.


- Cấp độ 2 (bỏng một phần da) tức là vết bỏng đã gâyảnh hưởng cho da ở lớp trung bì,
tại vết bỏng bên trong có nước và được chia làm hai mức độ 1 và 2 tùy vào diện tích gây
bỏng nhiều hay ít.

- Cấp độ 3 (bỏng sâu) tức là vết bỏng gây ảnh hưởng đến lớp hạ bì của da. Đây là cấp độ
cực kỳ nguy hiểm, khi đó toàn bộ các lớp bên dưới da, cả lỗ chân lông, tuyến mồ hôi hay
thậm chí cả lớp mỡ dưới da đều bị phá hủy. Ở cấp độ này cần được cấp cứu và điều trị
chuyên khoa kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc, nhiễm trùng.
Xử trí
Khi trẻ bị bỏng việc sơ cứu đúng cách cho trẻ góp phần rất tốt cho việc tránh các biến
chứng, giúp giảm nhiễm trùng và di chứng sẹo sau này. Bạn cần thực hiện theo các bước
sau:



- Khi bị bỏng cần tìm mọi cách để sớm loại trừ các tác nhân gây bỏng ra khỏi cơ thể trẻ


- Ngay lập tức làm mát vùng da bị bỏng để hạn chế các tổn thương bỏng bằng cách ngâm
ngay vùng da bị bỏng dưới nước lạnh càng nhanh càng tốt. Nếu bị bỏng do hóa chất thì
phải rửa các hóa chất bằng nước hoặc chất trung hòa.


- Sau đó bôi phủ nên vết bỏng thuốc mỡ đặc trị bỏng và tránh tiếp xúc với những vật
không sạch để phòng tránh nhiễm trùng.


- Băng lại bằng gạc sạch.


- Khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế sau khi đã sơ cứu tạm thời với những trường hợp
bỏng nặng để trẻ được điều trị kịp thời.


Nếu chăm sóc trẻ tại nhà cần chú ý phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như vết bỏng có
mùi hôi, sưng, trẻ không thể cử động hay trẻ bị sốt … và khi đó cần đưa trẻ đến trung tâm
y tế để khám và kiểm tra vết bỏng.
Lưu ý
- Khôngđược dùng nước mắn, kem đánh răng, mật ong, mỡ, bùn non và các thuốc
không rõ khác bôi vào vết bỏng

- Không chọc hay tiếp xúc mạnh làm vỡ bóng nước vì sẽ làm chậm lành vết thương và
tăng nguy cơ gây nhiễm trùng


- Khi da bỏng lành vẫn cần điều trị và tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong khoảng
thời gian 6 tháng để da có thể hồi phục hoàn toàn.
Phòng tránh tai nạn bỏng cho trẻ
Do đặc điểm về mặt giải phẫu và sinh lý của trẻ, các cơ quan vẫn đang trong giai đoạn
tiếp tục hoàn thiện, nên khi bị tổn thương bỏng thì diễn biến sẽ rất phức tạp, rất dễ gặp
các biến chứng nặng đồng thời sẽ để lại di chứng vô cùng nặng nề gây tử vong cao ngay
cả những trường hợp chỉ bị bỏng 1% diện tích cơ thể. Vì vậy, việc quan tâm đúng mức
đến trẻ giúp trẻ tránh bị bỏng là điều quan trọng hàng đầu và đây đồng thời cũng là tránh
nhiệm của các bậc cha mẹ đối với trẻ.
Bạn hãy thực hiện các điều sau để giúp phòng tránh cho trẻ trước các tai nạn bỏng như:
- Luôn luôn quan tâm theo dõi các hoạt động cua trẻ, đặc biệt là đối với những trẻ đang
trong độ tuổi tập đi.


- Các đồ dùng như phích nước nóng, đồ điện… nơi an toàn tránh xa tầm với của trẻ.


- Không để trẻ đùa nghịch ở những nơi có nguồn điện, hay nguồn nhiệt như bếp, nồi nấu,
thức ăn đang còn nóng, ổ cắm điện…


- Khi pha nước tắm cho trẻ nên đổ nước lạnh trước sau đó mới pha thêm nước nóng để
vừa ấm và có thể tắm được cho trẻ.


- Đối với những trẻ nhỏ thì khi trông giữ trẻ tuyệt đối không để trẻ một mình để làm việc
khác, đối với trẻ lớn hơn thì bạn nên nhắc nhở trẻ thường xuyên.


×