Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài giảng Tiêu cực trong GD, vấn đề cả XH quan tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.54 KB, 2 trang )

Chống tiêu cực ư ? nhưng chống ai, ai chống bây giờ, chống tiêu
cực mà bị tẩy chay, bỏ việc như thầy giáo Khao thì tôi vẫn cảm thấy vui vì
mình làm đúng lương tâm của mình. Không làm nghề này thì ta làm nghề
khác có sao đâu. Xã hội mà, không có những người mà người khác cho là
khùng như vậy thì xã hội sẽ chậm thay đổi và đấu tranh hơn.
Nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được cả
xã hội quan tâm, chứ không riêng gì ngành giáo dục. Nhưng nhiều cách làm
việc và đổi mới như hiện nay thì còn nhiều điều để nói và buồn lòng. Các
trường học không còn lạ gì với các khẩu hiệu như: hai không với bốn nội
dung trong giáo dục; học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM; trường
học thân thiện học sinh tích cực,…Nhiều các khẩu hiệu khi nghe ta đã cảm
thấy tự hào và cố gắng. Thế mà khi bắt tay vào việc mới cảm thấy khó và
buồn rất nhiều. Đừng nghĩ là không làm được, chúng ta làm được chứ,
nhưng làm đúng nhiều khi khó lắm đấy. Tôi là một GV cầp 1 dạy ở trường
đa số là đồng bào tại chỗ, HS ít ham học lại hay vắng học GV phải đến tận
nhà vận động, các em cứ đi được vài hôm lại ở nhà đi rẫy vài hôm cho nên
chất lượng giáo dục không cao dù nhà trường đã tiến hành học 2 buổi/ ngày.
Nhưng cuối năm GV cho HS ở lại lớp nhiều là BGH gọi lên phê bình và bắt
Gv phải cho HS thi lại làm sao cho đủ điểm lên lớp vì nghĩ là HS đồng bào
cứ học hết cấp 1 là được, sau khỏi phải xóa mù. Nhưng đừng nghĩ trường
của tôi ở vùng sâu mà ngay trung tâm thị xã đấy. Nhiều HS nghỉ học quá
nhiều nên học yếu Gv muốn cho ở lại lớp nhưng lại sợ BGH gọi lên nói “
dạy có vài HS mà còn cho ở lại lớp, thi lại ngay”. Thế là HS có em còn nói:
“ Đi học làm gì nhiều, ở nhà vẫn được lên lớp mà”.Chống tiêu cực thế đấy
nên nhiều HS lên lớp 4 rồi mà vẫn chưa đọc được, khổ cho cả trò lẫn cô. Đổi
mới phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm, tôi cũng tâm đắc lắm cũng
cố gắng học hỏi tìm tòi để dạy và thực hành dù đối tượng HS mình có chậm
chạp và rụt rè, nhưng khi dự giờ hiệu trưởng phán 1 câu làm tôi hơi buồn: “
Ở đâu thực hiện được thì thực hiện, chứ HS này không thực hiện được đâu”.
Nhưng không sao mình làm vì lương tâm và tấm lòng yêu nghề, yêu HS.
Nhưng còn một điều làm tôi suy nghĩ rất nhiều nhưng không nói thì ảnh


hưởng đến HS, số là trường tôi còn một số Gv dân tộc tại chỗ thời 9 + 3, có
vài người giỏi thực sự thì tôi không nói , còn có GV không thể dạy được
toán từ lớp 3 trở lên nếu không nhìn bài giải trong sách GV. Tôi biết họ nghỉ
thì gia đình sẽ gặp khó khăn nhưng lại không thể sắp xếp họ làm việc khác
như thư viện vì nhà trường đã đủ người rồi. Vậy là họ vẫn đi dạy, họ cũng đi
học nâng cao nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Cô giáo tại chỗ nhưng con mình
vẫn thường xuyên nghỉ học thì vận động ai. Nhưng quản lý thế nào, đổi mới
như thế nào để vừa nâng cao chất lượng HS và chất lượng giảng dạy của
GV. Còn chuyện thi Gv dạy giỏi ở tỉnh thì càng thú vị hơn nữa. Có đổi mới
cho khách quan là BGK về dự giờ tại lớp GV đó dạy nhưng bất cập là thời
gian và tiết dạy GV được biết trước hơn 1 tuần, còn môn học và bài dạy thì
GV đã chọn và chuẩn bị trước đó. Thế là Gv cho HS học trước, rồi dạy thử
cho GV trong trường góp ý. Đến khi BGK đến dự giờ là diễn lại theo kịch
bản chứ có phải dạy gì đâu. Gv thì không chú tâm dạy các tiết còn lại chỉ
chú trọng tiết thi, HS thì càng khổ hơn vì phải tập đi diễn lại nhiều lần.
Chẳng lẽ cứ phải thi như vậy thì mới là GV dạy giỏi hay sao? Ngoài ra GV
còn phải thi lý thuyết nhưng lại nghe nói một số GV đã biết trước đề , chuẩn
bị trước để khi thi là chỉ việc chép. GV còn phải làm 1 sáng kiến kinh
nghiệm nhưng không phải lo đã có mạng, đao trên mạng chỉnh sửa là thành
của mình. Các khẩu hiệu học tập và làm theo tấm gương của Bác mà làm
như vậy sao? Tôi thiết nghĩ GV dạy giỏi hay không thì HS là người đánh
giá công bằng nhất, ta không chỉ nhìn vào đối tượng HS do Gv đó đang dạy
mà cả những lớp HS trước đó GV đó đã dạy. Còn sáng kiến kinh nghiệm
một số chỉ nằm trên lý thuyết có áp dụng thực tế đâu? Sao không chấm
những phương pháp dạy và truyến đạt kiến thức hay mà GV đó nghĩ ra làm
cho HS nhanh hiểu bài và nhớ lâu. Hay chấm điểm và tôn vinh những GV có
cách dạy học thu hút HS, làm cho HS ham học hỏi thích đến trường: bằng
cách dự giờ đột xuất, tham khảo, trò chuyện với HS,…Còn ai dạy như thế
nào, HS học như thế nào GV cùng trường biết cả. Đó là ý kiến của tôi thôi,
bạn nào có ý kiến khác thì cùng chia sẻ nhé. Đôi khi mình cảm thấy bất cập

quá sinh ra chán không muốn học hỏi , phấn đấu nữa. Khi nào thì GD sẽ gọi
là nền GD tiên tiến hiện đại đây. Bao giờ GD không còn làm những việc vô
bổ tốn tiền của của nhà nước nhưng kết quả chẳng tới đâu.

×