Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đối phó với đục thủy tinh thể bẩm sinh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.06 KB, 5 trang )

Đối phó với đục thủy tinh thể
bẩm sinh
Nói đến đục thủy tinh thể, người ta thường nghĩ
đó là bệnh hay gặp của người già. Ít ai biết rằng,
nhiều em nhỏ vừa mới sinh ra đã mắc bệnh đục
thủy tinh thể bẩm sinh. Nếu phát hiện và điều trị
muộn thì khi lớn lên, dù được thay thủy tinh thể
thì thị lực cũng rất kém. Vì thế, việc phát hiện
sớm vô cùng quan trọng để giữ thị lực cho trẻ.
Thực tế nhiều trường hợp đục thủy tinh thể bẩm
sinh ở trẻ em đã bị bỏ qua, chỉ được phát hiện
một cách tình cờ nên việc khôi phục thị lực cho
trẻ kém hiệu quả.
Biểu hiện sớm của đục thủy tinh thể bẩm
sinh
Thuỷ tinh thể là một thấu kính trong, 2 mặt lồi,
công suất khoảng +20D. Đây là một tổ chức
trong suốt, không có mạch máu, không có thần
kinh. Dinh dưỡng của thủy tinh thể chủ yếu nhờ
vào thẩm thấu qua bao của nó. Triệu chứng sớm
của đục thủy tinh thể bao gồm:

Thị lực giảm:
Trẻ thường quờ quạng, nếu lớn hơn có thể đo thị
lực để xác định mức độ mờ mắt. Thị lực giảm tỉ
lệ thuận với mức độ đục thuỷ tinh thể.
Loá mắt: Đục thủy tinh thể bắt đầu thường gây
loá mắt, gây khó chịu cho người bệnh. Sự khó
chịu này đặc biệt xảy ra ở hình thái đục thể thủy
tinh dưới bao sau.
Mắt nhìn gần tốt hơn so với trước đó: Mắt bị


đục thủy tinh thể ban đầu có xu hướng cận thị
hoá, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên.
Lác mắt: Trong nhiều trường hợp đây là một
trong các lý do khiến bệnh nhi đi khám bệnh,
nguyên nhân là do đục thủy tinh thể, mắt đó bị
nhược thị và lác. Bệnh nhi cần được khám
chuyên khoa mắt để xác định chẩn đoán và làm
các xét nghiệm tìm nguyên nhân, các xét
nghiệm chuẩn bị cho cuộc mổ và các xét
nghiệm đánh giá chức năng của mắt như đo thị
lực, nhãn áp, điện võng mạc. Siêu âm mắt là
một xét nghiệm không thể thiếu giúp chẩn đoán
và tiên lượng kết quả phẫu thuật.

Cần phẫu thuật sớm để tránh
biến chứng
Các thuốc hạn chế tốc độ đục thủy thể tinh (như
catacol, catastart ) chưa được khuyến cáo dùng
cho trẻ em. Nên tiến hành phẫu thuật sớm, khi
có chỉ định, để phòng nhược thị, lác, rung giật
nhãn cầu. Hiện có hai phương pháp phẫu thuật
đang được áp dụng trong lâm sàng nhãn khoa ở
Việt Nam và trên thế giới, đó là phẫu thuật lấy
thủy tinh thể ngoài bao, đặt thủy tinh thể nhân
tạo và phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng
siêu âm, đặt thủy tinh thể nhân tạo. Để hạn chế
các biến chứng sau mổ, hiện nay, người ta làm
phẫu thuật cắt bao sau và cắt dịch kính ngay sau
khi đặt thủy tinh thể nhân tạo.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ

Bệnh nhân cần được khám và theo dõi định kỳ.
Nếu có nhược thị thì cần phải điều trị kịp thời
(một trong các phương pháp hay dùng là bịt mắt
lành, để mắt nhược thị được tập luyện). Phương
pháp điều trị sẽ có nhiều kết quả nếu bệnh nhân
được điều trị sớm, sự kiên trì của bệnh nhân và
sự phối hợp của gia đình.
Tóm lại, về mặt điều trị ngày nay đã có rất nhiều
tiến bộ. Nhiều bệnh nhân đã phục hồi thị lực và
thị giác 2 mắt sau mổ. Vấn đề là ở chỗ bệnh
nhân cần được khám, chẩn đoán và điều trị kịp
thời, có như vậy mới giảm được tỷ lệ mù do đục
thủy tinh thể bẩm sinh.

×