Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sốt - Cảnh báo điều gì? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.3 KB, 5 trang )

Sốt - Cảnh báo điều
gì?
Gọi là sốt khi thân nhiệt vượt quá 37oC. Có nhiều nguyên
nhân khác nhau gây sốt nhưng dù sốt do nguyên nhân nào đi
chăng nữa thì sốt làm cho cơ thể bị mất nhiều nước và cả
chất điện giải gây mệt mỏi, làm ảnh hưởng nhiều chức năng
sinh lý khác của con người, đó là chưa kể ở trẻ nhỏ sốt cao
có thể gây co giật.
Không kiểm tra thân nhiệt bằng tay.
Một số nguyên nhân gây sốt
Muốn biết có bị sốt hay không phải cặp nhiệt độ, thông thường
hay dùng biện pháp cặp ở nách. Cặp nhiệt độ ở nách cần cộng
thêm 1/2 độ, ví dụ cặp nhiệt độ ở nách thấy 37oC, có nghĩa là
người đó có thân nhiệt là 37,5oC (ba mươi bảy rưỡi). Tốt nhất là
nên cặp nhiệt độ ở khoé miệng hoặc nhiệt độ ở hậu môn thì
không cần cộng thêm 1/2 độ. Sốt là một hiện tượng phản ứng
của cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể gọi sốt do vi
sinh vật gây bệnh gây ra (sốt nhiễm khuẩn) và sốt không do vi
sinh vật gây bệnh (sốt không do nhiễm khuẩn). Sốt nhiễm khuẩn
cũng có nhiều loại khác nhau, có thể sốt cấp tính hoặc sốt dai
dẳng, kéo dài. Một số bệnh gây viêm đường hô hấp cấp tính như
viêm họng cấp, viêm amidan cấp, viêm phế quản, thanh quản,
viêm phổi cấp tính hoặc áp-xe amiđan, áp-xe phổi thường sốt rất
cao (trên 39oC). Một số bệnh viêm cầu thận cấp, ứ mủ bể thận,
viêm đường mật dẫn mật, áp-xe gan mật, các loại sốt phát ban
như sốt xuất huyết Dengue, sốt phát ban do sởi, do thủy đậu
hoặc sốt thương hàn, nhiễm khuẩn huyết, viêm não - màng não,
sốt vàng da chảy máu cũng gây sốt cao, thậm chí sốt rất cao
(trên 40oC). Có một số bệnh mặc dù là viêm nhiễm cấp tính
nhưng thân nhiệt không tăng nhiều hoặc tăng ở mức độ vừa phải
khoảng 37,5oC - 38,5oC như bệnh viêm ruột thừa cấp tính. Tuy


vậy, một số bệnh nhiễm trùng mạn tính thì cũng gây sốt nhưng
thường sốt không cao, khoảng 37,5oC - 38,5oC, ví dụ như sốt
trong viêm loét sùi van tim, bệnh lao, cảm cúm, bệnh VA ở trẻ
nhỏ, viêm họng - xoang mạn tính, viêm đường tiết niệu. Sốt
không do nhiễm khuẩn cũng gặp khá nhiều. Hầu hết các loại sốt
không do nhiễm khuẩn là sự phản ứng của cơ thể khi gặp yếu tố
lạ hoặc phản ứng của cơ thể để sinh ra kháng thể chống lại tác
nhân gây bệnh, ví dụ như sốt nhẹ sau khi tiêm vaccin ở một số
trẻ hoặc trẻ mọc răng sữa, say nóng, say nắng hoặc sốt do tăng
sinh tổ chức trong bệnh ung thư, bệnh về máu Nhưng đôi khi
sốt không do nhiễm trùng nhưng lại là một sự phản ứng quá
mạnh như sốt do truyền dịch gặp ở một số trường hợp.

Cặp nhiệt kế khi bị sốt để kiểm tra thân
nhiệt.
Khi bị sốt nên làm gì?
Như vậy sốt chỉ là một triệu chứng biểu hiện của rất nhiều bệnh
khác nhau, cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể gặp
ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể con người. Để làm sáng tỏ
sốt do bệnh gì thì người bệnh nên đi khám ở cơ sở y tế. Ở đó cần
nói rõ cho bác sĩ biết các biểu hiện của bệnh và các triệu chứng
kèm theo sốt như thế nào, bắt đầu sốt từ bao giờ, có đau đầu,
buồn nôn, nôn, có đau bụng, đi lỏng hoặc tức ngực khó thở,
nước tiểu có màu sắc gì không và đã dùng thuốc gì hoặc trong
gia đình và hàng xóm có ai bị sốt như thế này không? Trên cơ sở
đó, bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết khi
nghi bệnh. Ví dụ nghi là viêm đường hô hấp dưới (khí quản, phế
quản hoặc phổi ), bác sĩ sẽ cho chụp Xquang phổi (thẳng,
nghiêng), xét nghiệm công thức máu, máu lắng, xét nghiệm chất
nhầy họng tìm vi khuẩn, trong trường hợp thật cần thiết sẽ được

chọc hút nhầy phế quản để xét nghiệm vi sinh tìm tác nhân gây
bệnh (tất nhiên kỹ thuật này phải được thực hiện ở cơ sở y tế có
đủ điều kiện và bác sĩ thực hiện thủ thuật này phải giàu kinh
nghiệm mới thực hiện được) hoặc nội soi phế quản Nếu sốt
cao thì trước khi đi khám bệnh nên dùng paracetamol để giảm
sốt. Với paracetamol, trẻ dưới 1 tuổi thường dùng khoảng
60mg/lần; trẻ từ 1-3 tuổi dùng từ 60-120mg/lần; trẻ từ 6-12 tuổi
dùng 240mg/lần và liều lượng trung bình là 10mg/kg, cách từ 4-
6 giờ dùng 1 lần uống hoặc đặt hậu môn (đối với trẻ). Đối với
trẻ em, cần lau ấm, đắp khăn ấm lên trán, nách, bẹn cho trẻ và đề
phòng trẻ sốt cao gây co giật. Cả người lớn và trẻ em khi chưa
kịp đến cơ sở y tế khám bệnh thì cần uống nhiều nước, tốt nhất
là uống dung dịch oresol. Oresol có 2 loại, loại đóng gói 5,63g
thì cho vào cốc đựng 200ml nước đun sôi để nguội, lắc đều; loại
27,5g/gói thì cho vào bình đựng 1 lít nước đun sôi để nguội. Trẻ
dưới 24 tháng tuổi thì cho uống khoảng 50ml, ngày cho uống 2-
3 lần; trẻ từ 2-10 tuổi cho uống khoảng 100ml, ngày uống 2-3
lần; trẻ trên 10 tuổi và người trưởng thành thì cho uống theo nhu
cầu (khát là cho trẻ uống). Nếu không có oresol, có thể dùng
nước gạo rang hoặc pha dung dịch 2 thìa cà phê muối ăn với 8
thìa cà phê đường trong 1 lít nước đun sôi để nguội. Như vậy
chúng ta biết sốt đều có nguyên nhân của nó và sốt sẽ gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ, vì vậy khi bị sốt không được chủ quan,
nhất là sốt cao do nhiễm trùng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Trẻ càng
nhỏ tuổi càng phải chú ý và theo dõi khi trẻ sốt, tránh để trẻ bị
sốt cao gây co giật rất nguy hiểm. Cần nhanh chóng đưa người
bị sốt đến cơ sở y tế để được khám bệnh và được chăm sóc cẩn
thận.


×