Bài 21: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết được khái niệm Internet, các lợi ích chính do Internet mang
lại, sơ lược về giao thức TCP/IP.
– Biết các cách kết nối Internet.
– Biết khái niệm địa chỉ IP.
Kĩ năng:
–
Thái độ:
– Học tập, vui chơi lành mạnh , có ích trên mạng Internet.
– Nhận thức được vấn đề bản quyền trên mạng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án, tranh ảnh
– Tổ chức hoạt động theo nhóm.
Học sinh: – Sách giáo khoa, vở ghi.
– Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
H: Internet là gì?
3. bài mới:
TL
Nội dung Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học
sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu về các cách kết nối Internet
5
c) Một số phương thức kết nối
khác.
Sử dụng đường truyền ADSL, tốc độ
truyền dữ liệu cao hơn rất nhiều so
với kết nối bằng đường điện thoại.
Hiện nay đã có nhiều nhà cung cấp
dịch vụ kết nối Internet qua đường
truyền hình cáp.
Trong công nghệ không dây, Wi – Fi
là một phương thức kết nối Internet
thuận tiện.
Cho HS thảo luận, tìm
hiểu về các cách kết nối
Internet.
H. Em có biết gì về cách
kết nối Internet ở các dịch
vụ Internet?
ADSL: đường truyền bất
đối xứng.
Các nhóm thảo luận
và trình bày.
Đ. Sử dụng đường
truyền ADSL.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách giao tiếp giữa các máy tính trong Internet
3. Các máy tính trong Internet
H. Làm thế nào các máy Đ. Cùng sử dụng bộ
15
giao tiếp với nhau bằng cách nào
Các máy tính trong Internet hoạt
động và trao đổi với nhau được là do
chúng cùng sử dụng bộ giao thức
truyền thông TCP/IP.
– TCP (Transmission Control
Protocol): giao thức truyền dữ liệu.
Chức năng: chia thông tin thành
nhiều gói nhỏ và phục hồi thông tin
gốc từ các gói tin nhận được.Thực
hiện một cách tự động việc truyền lại
các gói tin có lỗi.
– Giao thức IP (Internet Protocol):
giao thức tương tác trong mạng, chịu
trách nhiệm về địa chỉ và cho phép
các gói tin truyền qua một số mạng
trước khi đến đích.
trong mạng có thể giao tiếp
được với nhau?
GV giải thích thêm về
giao thức TCP/IP
giao thức truyền thông
TCP/IP.
Hoạt động 3: Làm thế nào gói tin đến đúng người nhận.
Gói tin đến đúng người nhận:
Dẫn dắt vấn đề: Như
20
– Thông tin truyền đi sẽ được chia
thành nhiều gói nhỏ. Mỗi gói sẽ di
chuyển trong mạng một cách độc lập
và không phụ thuộc vào gói khác.
– Mỗi máy tính tham gia vào mạng
đều phải có địa chỉ duy nhất, gọi là
địa chỉ IP.
Địa chỉ có 2 dạng: dạng số và dạng
kí tự.
– Dạng số: Mỗi địa chỉ có 4 byte,
chia thành 4 trường và cách nhau
bằng dấu chấm.VD: 145.39.5.235
– Dạng kí tự: Gồm nhiều trường
phân cách bởi dấu chấm (.).
VD: www.nhandan.org.vn
www.moet.edu.vn
Mỗi địa chỉ thể hiện một cấp tổ chức
trong mạng thường gọi là tên miền
để phần biệt (ngành hay vị trí địa lý
hay tổ chức)
chúng ta biết, mỗi bức thư
muốn gửi đến đúng người
nhận thì trên thư phải ghi
địa chỉ của người nhận.
Cũng như vậy, để một gói
tin đến đúng máy nhận
(máy đích) thì trong gói tin
đó phải có thông tin để xác
định máy đích.
Mỗi quốc gia có một địa
chỉ vùng gồm 2 kí tự.
Ví dụ:
Au: Úc
Ca: Canada
Fr: Pháp
Vn: Việt Nam
H. Nêu một số địa chỉ mà
em biết?
Đ.
www.tuoitre.com.vn
www.thanhnien.com.vn
Hoạt động 3: Củng cố
2
Nhấn mạnh:
– Cách giao tiếp giữa các
máy trong mạng.
– Địa chỉ trên Internet.
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Bài 1, 2, 3, 4 SGK.
– Đọc trước bài “Một số dịch vụ cơ bản của Internet”