Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ng cơ không đồng bộ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.55 KB, 4 trang )

ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
-Động cơ không đồng bộ là động cơ điện hoạt động với tốc độ quay của Rotor chậm hơn
so với tốc độ quay của từ trường Stator.Ta thường gặp động cơ không đồng bộ Rotor
lồng sóc vì đặc tính hoạt động của nó tốt hơn dạng dây quấn.
Stator được quấn các cuộn dây lệch nhau về không gian (thường là 3 cuộn dây lệch nhau
góc 120°). Khi cấp điện áp 3 pha vào dây quấn, trong lòng Stator xuất hiện từ trường Fs
quay tròn với tần số S=60*f/p, với p là số cặp cực của dây quấn Stator, f là tần số.
Từ trường này móc vòng qua Rotor và gây điện áp cảm ứng trên các thanh dẫn lồng sóc
của rotor. Điện áp này gây dòng điện ngắn mạch chạy trong các thanh dẫn. Trong miền từ
trường do Stator tạo ra, thanh dẫn mang dòng I sẽ chịu tác động của lực Bio-Savart-
Laplace lôi đi. Có thể nói cách khác: dòng điện I gây ra một từ trường Fr (từ trường cảm
ứng của Rotor), tương tác giữa Fr và Fs gây ra momen kéo Rotor chuyển động theo từ
trường quay Fs của Stator.
-Đối với động cơ rotor dây quấn, để động cơ hoạt động được thì cần nối các đầu dây ở
ngoài với các điện trở phụ hoặc nối ngắn mạch luôn với nhau để tạo thành mạch kín.
- Đối với động cơ rotor lồng sóc, cả 2 đầu thanh dẫn đều đã được nối với nhau (bằng cái
vòng ngắn mạch) nên đã có mạch kín, dòng điện chạy trong đó.
-Với động cơ rotor dây quấn thì rotor là một khối sắt (thực ra là một khối gồm các lá thép
kĩ thuật điện ghép với nhau) trên đó quấn dây như stator vậy, khi đó thì các dây quấn này
1 đầu được nối với nhau trong động cơ, một đầu được đưa ra ngoài bằng bộ vành góp, tùy
theo yêu cầu mà người ta nối với điện trở phụ bên ngoài hoặc nối ngắn mạch luôn với
nhau.
-Loại này thì rotor là một khối sắt (như trên) nhưng không có dây quấn mà có các thanh
nhôm được đặt trong rãnh rotor, các thanh được nối ngắn mạch với nhau ở 2 đầu.
1.Cấu tạo của Rotor dây quấn: Bao gồm: lõi thép, Dây quấn và trục máy
a) Lõi thép: gồm các lá thép kỹ thuật điện giống stato, các lá thép này lấy từ phần ruột
bên trong khi dập lá thép stato. Mặt ngoài có xẻ rãnh đặt dây quấn rôto .ở giữa có lỗ để
gắn với trục máy. Trục máy được gắn với lõi thép rôto và làm bằng thép tốt.
b) Dây quấn: được đặt trong lõi thép rôto, và phân làm 2 loại chính: loại rôto kiểu lồng
sóc và loại rôto kiểu dây quấn.
+ Loại rôto dây quấn: có dây quấn giống như dây quấn stato. Trong máy điện công suất


trung bình trở lên, dây quấn rôto thường là kiểu dây quấn sóng hai lớp vì bớt được dây
đầu nối, kết cấu dây quấn trên rôto chặt chẽ. Trong máy điện cỡ nhỏ, thường dùng dây
quấn đồng tâm một lớp.
Dây quấn ba pha của rôto thường đấu sao, ba đầu còn lại được nối với ba vành trượt làm
bằng đồng gắn ở một đầu trục, cách điện với nhau và với trục. Thông qua chổi than và
vành trượt, có thể nối dây quấn rôto với điện trở phụ bên ngoài để cải thiện tính năng mở
máy, điều chỉnh tốc độ hoặc cải thiện hệ số công suất của máy. Khi làm việc bình thường,
dây quấn rôto được nối ngắn mạch. cách nối dây rôto dây quấn với điện trở bên ngoài và
ký hiệu của nó trong các sơ đồ điện.
2. Sự khác biệt của roto dây quấn với roto lồng sóc không
+. Loại rôto lồng sóc: kết cấu của loại dây quấn này rất khác với dây quấn stato. Loại rôto
lồng sóc công suất >100kW, trong các rãnh của lõi thép đặt các thanh đồng, hai đầu nối
ngắn mạch bằng hai vòng đồng tạo thành lồng sóc. Ở động cơ công suất nhỏ, lồng sóc
được chế tạo bằng cách đúc nhôm vào các rãnh lõi thép rôto, tạo thành thanh nhôm, hai
đầu đúc vòng ngắn mạch . Động cơ điện rôto lồng sóc gọi là động cơ không đồng bộ rôto
lồng sóc
Roto lồng sóc gồm những lá thép kỹ thuật điện ghép lệch với nhau mà không ghép thẳng
song song và dọc trục là vì không cho từ trường Stator cắt các thanh dẫn 1 góc 90 độ
-Đối với động cơ không đồng bộ rôto dây quấn thì người ta có thể đưa thêm điện trở phụ
vào mạch rôto và dùng một mạch công suất để đóng cắt không tiếp điểm các điện trở phụ
nhằm tạo ra một bộ điện trở có giá trị biến thiên được. Chính vì thế mà phương pháp này
còn được gọi là phương pháp xung điện trở hay gọi tắt là xung trở.
Với động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc thì không dùng được phương pháp này nên chỉ
còn cách là dùng nguồn có điện áp thay đổi được.
- Thay đổi : dùng nguồn có f biến thiên (biến tần)
- Thay đổi p: đổi nối đấu dây (cách này ta không bàn vì quá thô sơ và điều chỉnh nhảy
cấp).
-1.1.2b) Phần quay ( roto):
Rotor có 2 loại chính : rotor kiểu dây quấn và rotor kiểu lòng sóc.


+ Rotor kiểu dây quấn:
Rôto có dây quấn giống như dây quấn của stator. Dây quấn 3 pha của rôto
thường đấu hình sao còn ba đầu kia được nối vào vành trượt thường làm
bằng đồng đặt cố định ở một đầu trục và thông qua chổi than có thể đấu với
mạch điện bên ngoài. Đặc điểm là có thể thông qua chổi than đưa điện trở
phụ hay suất điện động phụ vào mạch điện rôto để cải thiện tính năng mở
máy, điều chỉnh tốc độ hoặc cải thiện hệ số công suất của máy. Khi máy làm
việc bình thường dây quấn rotor được nối ngắn mạch. Nhược điểm so với
động cơ rotor lòng sóc là giá thành cao, khó sử dụng ở môi trường khắc
nghiệt, dễ cháy nổ …

+ Rotor kiểu lồng sóc:
Kết cấu loại dây quấn này rất khác với dây quấn stator. Trong mỗi rãnh của lõi
sắt rotor đặt vào thanh dãn bằng đồng hay nhôm dài ra khỏi lõi sắt và được
nối tắt lại ở hai đầu bằng hai vành ngắn mạch bằng đồng hay nhôm làm thành
một cái lồng mà người ta quen gọi là lồng sóc
CẤU TẠO VÀ KÍ HIỆU
A. Các chi tiết chính của động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc như hình 1
01 Thân động cơ 10 Cánh quạt gió ngoài
02 Trục động cơ 11 Nắp ổ lăn ngoài sau
03 Nắp ổ lăn ngoài trước 12 Nắp che quạt gió
04 Năp trước 13 Thân hộp cực
05 Móc cẩu 14 Nắp hộp cực
06 Cum lõi thép STATO 15 Ống ra dây
07 Cụm lõi thép RÔTO 16 Then đầu trục
08 Nắp sau 17 Vít tiếp địa
09 Vòng bi


Động cơ không đồng bộ 3 pha roto dây quấn

Động cơ điện không đồng bộ 3 pha động cơ không đồng bộ 3 pha roto dây quấn
Roto lồng sóc
Động cơ không đồng bộ 34 pha roto lồng sóc

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×