Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

tai lieu on thi TNghiep THPT pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449 KB, 60 trang )

Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ:
ĐỀ: “Người hạnh phúc là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người khác” (Đi-đơ-
rô). Suy nghĩ của em về câu nói trên?
1. MỞ BÀI:
- Hạnh phúc là mục đích mà cả nhân loại hằng ao ước muôn đời. Hạnh phúc là gì? Sống
như thế nào để có hạnh phúc.
- Đi-đơ-rô, nhà tư tưởng lớn của nước Pháp đã có câu trả lời đáng cho mọi người suy
nghĩ.
2. THÂN BÀI :
- Luận điểm 1: Trả lời câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Câu nói có ý nghĩa gì?
+ Có nhiều cách trả lời khác nhau: là sự thoả mãn những khao khát trong đời sống; là
sự thành công sau những thất bại để đạt được mục đích đã được đặt ra.
+ Điều chung nhất của hạnh phúc: sự mãn nguyện, cảm thấy mình đã sống đúng với ý
nghĩa của sự sống.
- Luận điểm 2: Đánh giá ý nghĩa câu nói
+ Câu nói đã khẳng định một số lối sống đúng đắn, tốt đẹp. Hạnh phúc của một các
nhân phải gắn liền với hạnh phúc của người khác.
+ Đây cũng là lối sống mà các bậc hiền triết ngày xưa, dân tộc ta luôn đề cao. Dẫn
chứng: Đạo phật khuyên người ta yêu thương muôn loài, dân tộc khuyên “Thương người
như thể thương thân…”; vua Lí Thánh Tông thấy con gái mình mặc áo ấm mà thương
cho những tù nhân giá rét trong ngục…
- Luận điểm 3: Bàn bạc, nêu ý kiến bản thân: Sống như thế nào là đem đến hạnh
phúc cho nhiều người?
+ Là làm được những viện to lớn, thoả mãn niềm mong ước của nhiều người, của nhân
loại. Dẫn chứng: nhà phát minh, một bậc anh hùng giải phóng dân tộc.
+ Trong cuộc sống đời thường: hết lòng giúp đỡ người khác không chỉ một lần mà là suốt
cả cuộc đời.Dẫn chứng: Nhà bác học Pax-tơ hạnh phúc khi cứu được em bé và tìm được
thuốc chủng ngừa; một bà xơ chăm sóc những người bị bệnh phong,…
+ Đạo lí của câu nói đòi hỏi hành động tích cực: không chỉ yêu thương mà còn “đem lại


hạnh phúc” cho nhiều người. Đòi hỏi sự quên mình, lấy hạnh phúc của mọi người làm
hạnh phúc của mình, có thể xả thân vì hạnh phúc của mọi người.
3. KẾT BÀI:
- Ít nhất một lần trong đời, ai cũng đặt câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Sống như thế nào để có
hạnh phúc?
- Hãy một lần nghĩ và làm theo phương châm của Đi-đơ-rô.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
1
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
ĐỀ: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
“ Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? ”
* DÀN BÀI GỢI Ý:
I. MỞ BÀI:
- Tố Hữu tuổi thanh niên đã “Bâng khuâng đi kiếm lẽ yêu đời”, “Bâng khuâng đứng
giữa hai dòng nước” và đã chọn lí tưởng Cộng sản, chọn lối sống đẹp, “là con của vạn
nhà”. Vì vậy, ông rất chú ý đến lối sống, “sống đẹp”.
- Cho nên trong những khúc ca của lòng mình, Tố Hữu đã tha thiết gieo vào lòng người,
nhất là thế hệ trẻ, câu hỏi:
“Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn.”
II. THÂN BÀI:
1.Giải thích “Sống đẹp”?
- Sống đẹp là sống có lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao cả, tâm hồn, tình cảm lành
mạnh, nhân hậu, trí truệ (kiến thức) mội ngày mở rộng sáng suốt, hành động tích cực,
lương thiện.
- Một tập thể có lối sống đẹp là một tập thể đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong
cuộc sống.
- Với thanh niên, học sinh muốn trở thành người “ sống đẹp” cần:
+ Chăm chỉ học tập, khiêm tốn học hỏi, biết nuôi dưỡng hoài bão, ước mơ
+ Thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, có tinh thần bao dung, độ lượng
- Những tấm gương hi sinh cao cả vì lý tưởng: Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Trần Bình

Trọng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu…(Phân tích, chứng minh)
o “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
(Từ ấy - Tố Hữu).
o “Sống là cho, chết cũng là cho”
(Tố Hữu).
- Một gương người tốt, việc tốt trong đời sống thường ngày (phân tích, chứng minh).
2. Khẳng định lối sống đẹp:
+ Là mục đích, lựa chọn, biểu hiện của con người chân chính, xứng đáng là người
+ Có thể thấy ở những vĩ nhân nhưng cũng có ở con người bình thường; có thể là
hành động cao cả, vĩ đại, nhưng cũng thấy trong hành vi, cử chỉ thường ngày
+ Chủ yếu thể hiện qua lối sống, hành động.
2. Sống không đẹp: Những con người vì lợi ích riêng tư mà quên đi lợi ích chung của xã
hội: bóp méo sự thật; nịnh bợ cấp trên, hạ uy tín của người khác nhằm trục lợi cho mình,
chia rẽ tập thể.
- Đối với học sinh không nghe lời thầy, lừa cha mẹ để đi vào con đường xấu, sống không
có mục đích, không có lý tưởng
- Liên hệ bản thân
III. KẾT BÀI:
- Cần phải thường xuyên học tập và rèn luyện bản thân để từng bước hoàn thiện nhân
cách.
- Là học sinh được trực tiếp nghe những lời chỉ dẫn và dạy bảo của thầy cô giáo, tôi vá
các bạn hãy luôn sống sao cho cuộc sống của mình có ích cho xã hội
- Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp: là chuẩn mực đạo đức, nhân cách của con người
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
2
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
- Nhắc nhở mọi người coi trọng lối sống đẹp, sống cho xứng đáng; cảnh tỉnh sự mất
nhân cách của thế hệ trẻ trong đời sống nhiều cám dỗ hiện nay
ĐỀ: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có phương hướng
kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống?

(Lép-Tôn-xtôi).
Anh (chị) hiểu câu nói ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình
phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình.
* DÀN BÀI GỢI Ý:
I. MỞ BÀI:
1. Giải thích
- Giải thích lí tưởng là gì? (Điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất trở thành lẽ sống mà người ta
mong ước và phấn đấu thực hiện.)
- Tại sao không có lí tưởng thì không có phương hướng?
+ Không có mục tiêu phấn đấu cụ thể
+ Thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả
+ Không có lẽ sống mà người ta mơ ước
- Tại sao không có phương thì không có cuộc sống?
+ Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vô vị,
không có ý nghĩa, sống thừa.
+ Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm tối không
nhìn thấy đường.
+ Không có phương hướng, con người sẽ hành động mù quáng nhiều khi sa vào vòng tội
lỗi (chứng minh)
- Suy nghĩ như thế nào?
+ Vần đề cần bình luận: con người phải sống có lí tưởng. Không có lí tưởng, con người
thực sự sống không có ý nghĩa.
+ Vần đề đặt ra hoàn toàn đúng
+ Mở rộng:
* Phê phán những người sống không có lí tưởng
* Lí tưởng của thanh niên ngày nay là gì? (Phấn đấu có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang đạt
đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp với đạo lí
* Làm thế nào sống có lý tư
III. KẾT BÀI
- Câu nói của Lép Tôn-xtôi đã để lại nhiều nghĩa thật sâu sắc và đầy tính nhân văn khi

ông đã nhấn mạnh sự quan trọng của lí tưởng đối với mỗi người qua việc ví lí tưởng với
phương hướng kiên định và cuộc sống.
- Cuộc sống ngày càng khác đi, mỗi người chúng ta cần có một lí tưởng để thực hiện
trong cuộc đời, luôn phấn đấu để hoàn thành lí tưởng của mình: trở thành một công dân
có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Để mỗi ngày trôi
qua, sẽ có thêm một ngày mới được chiếu sáng bởi lí tưởng cuộc đời
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
3
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
I. NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG:
ĐỀ: Bày tỏ suy nghĩ về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
I. MỞ BÀI:
- Ngày nay, môi trường rất cần thiết đối với cuộc sống của con người. Môi trường cung
cấp cho con người những điều kiện thiết yếu để sống: ăn, ở, mặc, hít thở…Nếu không có
những điều kiện đó con người không thể sống, tồn tại và phát triển được.
- Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và cuộc sống của con người.
- Để đảm bảo sự phát triển bền vững, con người cần phải sống thân thiện với môi trường,
giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sạch.
- Cuộc sống sẽ ra sao nếu tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn tiếp diễn?
II. THÂN BÀI:
- Giải thích:
+ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có
ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
+ Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội
cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người.
- Vai trò của môi trường đối với đời sống con người:
+ Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật.
+ Môi trường chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con
người.
+ Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải của đời sống và sản xuất.

+ Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Thực trang ô nhiễm môi trường:
+ Môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí,…) bị ô nhiễm, bị huỷ hoại nghiêm trọng
(chứng minh).
+ Nạn thải chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp ra sống (chứng minh).
+ Nạn tàn phá rừng bừa bãi (chứng minh).
+ Môi trường xã hội cũng bị ô nhiễm( chứng minh những địa bàn nghiện hút, cờ bạc,…)
ảnh hưởng xấu tới môi trường sống.
- Tác hại của ô nhiễm môi trường:
+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người (chứng minh)
+ Không khí bị ô nhiễm, nguy hại đến sự sống con người và sinh vật (chứng minh)
+ Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái (chứng minh)
- Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường:
+ Do sự thiếu ý thức của con người.
+ Chưa có công nghệ xử lí chất thải.
+ Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh.
- Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường:
+ Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông.
+ Tăng nguồn khinh phí cho công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường.
- Nhiệm vụ của đoàn viên, thanh nhiêN.
III. KẾT BÀI:
- Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng bỏng của nhân loại trên toàn thế giới.
- Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
4
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
ĐỀ: Bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống của con người.
I. MỞ BÀI:
- Rừng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
- Rừng là lá phổi của hành tinh vừa lá máy điều hoà khí hậu, làm cho môi trường sống

của chúng ta xanh, sạch, đẹp hơn. Vì vậy " bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của con
người ".
II. MỞ BÀI:
- Vai trò của rừng trong bảo vệ môi trường sống của con người:
+ Rừng là lá phổi của hành tinh chúng ta vì nó hút khí CO2 và cung cấp O2, trong khi tất
cả các sinh vật trên trái đất đều hút dưỡng khí và thải thán khí:
 Nếu không có cây xanh, muôn loài sẽ ngạt thở. (Mỗi năm tất cả cây cối trên mặt đất và
dưới biển hấp thụ 175 tỉ thấn thán khí và mỗi tấn thán khí biến thành 2,7 tấn dưỡng khí).
 Đất nhờ cây xanh cũng được thở vì nó ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm
cho đất.
 Không khí nhờ có cây xanh cũng thoáng mát hơn vì cây xanh giữ độ ẩm không khí
thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió và lưu thông gió.
+ Rừng là máy điều hoà khí hậu vĩ đại của chúng ta vì rừng có khả năng ngăn mặn và lọc
bức xạ mặt trời. (Ngồi dưới gốc cây bàng, ta có thể bớt được 4 lần cái nóng da cháy thịt
của mùa hè).
+ Rừng góp phần cải thiện khí hậu bằng cách làm sạch môi trường và không khí:
 Cây cối như một cái máy lọc khí độc trong không khí.
 Cây cối là hàng rào cách li tiếng động, hấp thụ và hắt lại những sóng âm thanh tránh
khỏi chấn động thần kinh cho con người.
+ Rừng góp phần hình thành cảnh quan đẹp, hùng vĩ, nguồn đề tài sáng tác cho văn học
nghệ thuật và là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật quý.
+ Rừng điều hòa nhiệt độ, cân bằng thời tiết, giữ mạch nước ngầm, giữ màu mỡ cho đất,
chống xói mò, che chắn giông bão, hạn chế lũ lụt.
+ Rừng cung cấp nhiều tài nguyên quý giá: thực phẩm, cây thuốc quý, gỗ, quặng mỏ…và
là căn cứ địa cách mạng thời chống giặc ngoại xâm.
- Những hậu quả nghiêm trọng khi phá rừng:
+ Không khí bị ô nhiễm, thiếu dưỡng khí cho sự sống.
+ Thiên tai nghiêm trọng: trái đất nóng lên, hạn hán, lũ lụt, bão tố, động đất, song thần…
+ Đất đai bị sa mạc hóa.
+ Động, thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng.

+ Thiếu nước sạch, cạn kiệt mạch nước ngầm.
+ Thiếu lương thực, đói nghèo, bệnh tật.
+ Đói nghèo làm hủy hoại nhân cách, đạo đức con người.
+ Chiến tranh giành nguồn nước, lương thực lan tràn, nhân loại bị diệt vong.
- Những biện pháp bảo vệ rừng:

Đối với Nhà nước:
+ Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các ban ngành và nhân dân.
+ Tuyên truyền, vận động cấp kinh phí đứng mức cho kế hoạch trồng rừng.
+ Xử lí thật nặng những kẻ phá hoại rừng.
+ Không được khai thác rừng bừa bãi, không có kế hoạch.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
5
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
+ Tăng cường lực lượng kiểm lâm, quân đội để bảo vệ rừng.
+ Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng đúng mức cho những người có công bảo vệ rừng.

Đối với bản thân:
+ Mạnh dạn tố cáo những kẻ phá hoại rừng.
+ Tích cực trồng rừng và kêu gọi mọi người cùng trồng rừng. Theo như lời Bác Hồ đã
nói: Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
III. KẾT BÀI:
- Nhận thức được vai trò quan trọng của rừng đối với môi trường sống.
- Mỗi người cần phải có ý thức trồng vây, chăm sóc, giữ gìn cây cối trong nhà mình, trên
đường phố, những nơi công cộng.
- Đặc biệt là phải bảo vệ rừng vì bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống của chúng ta.
* ĐỀ : Trong lời kêu gọi nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS, nguyên Tổng thư kí
Liên hợp quốc Cô-phi An-nan viết: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có
khái niệm chúng ta và họ.Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
Anh/chị hiều lời kêu gọi trên như thế nào? Hãy phát biểu suy nghĩ của mình

về điều đó.
DÀN BÀI GỢI Ý:
1.MỞ BÀI:
- Giới thiệu và dẫn câu nói Cô-phi An-nan: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có
khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
- Phát biểu khái quát suy nghĩ của mình về câu nói đó.
2.THÂN BÀI:
a. Giải thích:
+ Giải thích HIV/AIDS là gì?
- HIV là vi rút gây ra suy giảm miễn dịch ở người. Sau khi nhập cơ thể, HIV tồn tại trong
các dịch máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ…HIV tấn công hệ thống miễn dịch của cơ
thể (hệ thống tự nhiên bảo vệ cơ thể). Đây là hệ thống giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Đây là tình trạng sức khỏe
khi cơ thể của người nhiễm HIV mất khả năng chống lại bệnh tật, do đó họ bị rất nhiều
bệnh tấn công, dẫn tới tử vong.
- HIV/AIDS đang đe dọa tính mạng con người và cả tương lai của nhân loại, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội. Hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi AIDS mà
chỉ có thuốc làm chậm quy trình nhiễm HIV chuyển sang AIDS.
+ Sự khốc liệt của AIDS được thể hiện như thế nào?
*Trên thế giới:
- Số người nhiễm HIV/AIDS hiện rất cao và đang có xu hướng tăng lên rất nhanh
(khoảng 10 người bị nhiễm HIV trong 1 phút).
- Năm 1990 có một người nhiễm HIV, đến năm 2000 có 9087 người. Và theo số liệu
thống kê (31-08-2003) đã có 70780 người nhiễm HIV đã có tới 1084 người chết vì AIDS,
- Năm 2006, có tới 4,3 triệu người nhiễm HIV và 2,5 triệu người chết vì đại dịch này,
một con số thật khủng khiếp.
* Ở Việt Nam:
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
6
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương

- Năm 2006 có khoảng 135171 bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó có 29134 người đã
chuyển sang giai đoạn AIDS. AIDS đã cướp đi sinh mạng của 41418 người. Số người
nhiễm HIV/AIDS chủ yếu ở tuổi vị thành niên, độ tuổi lao động (20 – 49 tuổi).
+ “Chúng ta” ở đây là ai? Và “họ” là những ai?
- Chúng ta là chỉ số đông, cộng đồng trong xã hội, cụ thể ở đây là tất cả mọi người trên
thế giới. Họ là những người nhiễm HIV/AIDS,
+ Câu nói của Cô-phi An-nan nghĩa là thế nào?
- Nghĩa là không nên có sự phân biệt, kì thị giữa những người bị bệnh AIDS và những
người không bị bệnh này: không nên biến họ thành những người thuộc chiến tuyến bên
kia…Cần phải coi họ là cùng phía với mình – chúng ta.
- Hãy giao tiếp và hỗ trợ những người sống chung với HIV/AIDS. Đối xử với họ như với
tất cả mọi người. Họ cần có cơ hội học tập, làm việc và tham gia các hoạt động trong
cộng đồng như tất cả mọi người.
+ Tại sao “Trong thế giới khốc liệt của AIDS là không có khái niệm chúng ta và
họ”?
Vì những người bị bệnh AIDS cũng chỉ là nạn nhân, họ vốn là đồng loại của chúng
ta.
- Những người nhiễm HIV/AIDS đã chịu quá nhiều thiệt thòi, đau khổ và bất hạnh do
bệnh tật. Vì thế họ cần được cảm thông, chia sẻ, không nên xa lánh, phân biệt, ruồng bỏ
họ.
- Dù AIDS là căn bệnh thế kỉ, hiểm nghèo, nhưng có những hiểu biết đầy đủ về việc
phòng chống nó, chúng ta vẫn không sợ lây lan, truyền nhiễm trực tiếp từ những người bị
bệnh, họ không có gì đáng sợ.
+ Tại sao trong thế giới đó “im lặng là chết”?
- Im lặng ở đây chính là thái độ dửng ưng, thờ ơ thiếu trách nhiệm với căn bệnh thế kỉ; là
không lên tiếng đấu tranh chống lại thái độ phân biệt, kì thị đối với bệnh nhân AIDS; là
không tham gia tuyên truyền, phòng chống lại căn bệnh hiểm nghèo này…
Vì vậy, im lặng trong hoàn cảnh này chính là để co cái chết hoành hành, cái chết
do bệnh AIDS và cái chết so chính sự ghẻ lạnh, ruồng bỏ gây nên. Người bệnh có thể
chưa chết do nhiễm HIV/AIDS mà đã chết từ sự đối xử tàn nhẫn của những người xung

quanh.
b. Phát biểu suy nghĩ:
- Lời kêu gọi của Cô-phi An-nan là những lời đầy tâm huyết và đầy trách nhiệm của một
người đứng đầu tổ chức Liên hiệp quốc, một tổ chức quốc tế lớn nhất toàn cầu.
- Lời kêu gọi ấy cho thấy ông rất thấu hiểu sự nguy hiểm của căn bệnh này: AIDS là kẻ
thù chung của toàn nhân loại.
+ Lời kêu gọi ấy cũng cho thấy sự cảm thông, đồng cảm sâu sắc của ông đối với những
bệnh nhân AIDS.
- Lời kêu gọi khẩn thiết nêu lên một phương châm hành động: tất cả nhân loại đoàn kết
để chống lại bệnh AIDS…
c. Liên hệ bản thân:
- Nhận thức đầy đủ sâu sắc hơn về căn bệnh AIDS
- Trách nhiệm của bản thân trước căn bệnh thế kỉ.
3.KẾT BÀI:
- Khẳng định ý nghĩa lời kêu gọi của Cô-phi An-nan: Mọi cá nhân, mọi quốc gia phải
nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực hành động để chiến thắng căn bệnh HIV/AIDS.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
7
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
*ĐỀ : Suy nghĩ của anh/chị trước nguy cơ bùng nổ đại dịch HIV/AIDS?
DÀN BÀI GỢI Ý:
I. MỞ BÀI:
- Giới thiệu đại dịch AIDS?
- Phát biểu suy nghĩ về sự bùng nổ đại dịch AIDS
II. THÂN BÀI:
1. Giải thích:
- HIV là vi rút gây ra suy giảm miễn dịch ở người. Sau khi nhập cơ thể, HIV tồn tại trong
các dịch máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ…HIV tấn công hệ thống miễn dịch của cơ
thể (hệ thống tự nhiên bảo vệ cơ thể). Đây là hệ thống giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Đây là tình trạng sức khỏe

khi cơ thể của người nhiễm HIV mất khả năng chống lại bệnh tật, do đó họ bị rất nhiều
bệnh tấn công, dẫn tới tử vong.
- HIV/AIDS đang đe dọa tính mạng con người và cả tương lai của nhân loại, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội. Hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi AIDS mà
chỉ có thuốc làm chậm quy trình nhiễm HIV chuyển sang AIDS.
- HIV lây qua 3 đường chính: đường máu, mẹ truyền sang con khi mang thai và đường
tình ục. Nguy hiểm hơn, ở giai đoạn đầu, bệnh không bộc lộ các dấu hiệu rõ rệt, người
bệnh khó có thể nhận biết mình mắc bệnh nên họ có thể làm lây nhiễm cho người khác
một cách vô ý thức.
2.Thực trạng:
*Trên thế giới:
- Số người nhiễm HIV/AIDS hiện rất cao và đang có xu hướng tăng lên rất nhanh
(khoảng 10 người bị nhiễm HIV trong 1 phút).
- Năm 1990 có một người nhiễm HIV, dến năm 2000 có 9087 người. Và theo số liệu
thống kê (31-08-2003) đã có 70780 người nhiễm HIV đã có tới 1084 người chết vì AIDS,
- Năm 2006, có tới 4,3 triệu người nhiễm HIV và 2,5 triệu người chết vì đại dịch này,
một con số thật khủng khiếp.
* Ở Việt Nam:
- Năm 2006 có khoảng 135171 bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó có 29134 người đã
chuyển sang giai đoạn AIDS. AIDS đã cướp đi sinh mạng của 41418 người. Số người
nhiễm HIV/AIDS chủ yếu ở tuổi vị thành niên, độ tuổi lao động (20 – 49 tuổi).
3.Nguyên nhân:
- Do tện nạn xã hội: Mại dâm, ma túy (quan hệ tình dục không lành mạnh, không an toàn,
sử dụng chung bơm kim tiêm trong quá trình chích ma túy…)
- Do thiếu hiểu biết, kém bản lĩnh hoặc do tai nạn nghề nghiệp (bác sĩ, công an, quản giáo
tại trạm giam) mà bị lây nhiễm hoặc truyền bệnh cho người khác.
- Do kì thị của xã hội với căn bệnh này khiến người bị bệnh mặc cảm, giấu bệnh, từ đó
làm lây bệnh cho người khác một cách vô tình hoặc cố ý.
4.Hậu quả:
- Bệnh AIDS đã cướp đi sinh mạng con người, phá vỡ hạnh phúc gia đình, đe dọa sự tồn

tại của cộng đồng.
- Sự kì thị với bệnh nhân AIDS gây ra tâm lí mặc cảm làm tổn thương nghiêm trọng tới
đời sống tinh thần của họ. Điều đó là rất bất công với những người vô tình bị nhiễm
AIDS như các em bé hoặc những người mắc bệnh AIDS do tai nạn nghề nghiệp. Cũng
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
8
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
chính thái độ kì thị, xa lánh đó của mọi người trong cộng đồng làm nảy sinh tâm lí oán
hận và muốn trả thù đời, càng làm tăng khả năng lây nhiễm của AIDS.
5. Đề xuất:
- AIDS không phải là tệ nạn xã hội. Vì vậy, cần có hiểu biết đúng đắn và đầy đủ về bệnh
HIV/AIDS cũng như cơ chế truyền bệnh của nó để không kì thị, xa lánh những người
mắc bệnh.
- Tránh phân biệt đối xử với bệnh nhân AIDS, thm chí cần cảm thông, chia sẻ, khuyến
khích họ vượt qua mặc cảm để tiếp tục sống có ích.
- Tích cực đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội như một cách ngăn chặn sự bùng phát
của đại dịch AIDS.
III. KẾT BÀI :
- Khẳng định sự bùng nổ đại dịch AIDS
- Trách nhiệm của bản thân trước căn bệnh thế kỷ
ĐỀ: “Vào đại học, có phải là con đường tiến thân duy nhất?”
1. MỞ BÀI:
- Tình hình hiện nay: Mỗi năm hàng triệu gia đình, học sinh đi thi.
- Phải chăng: Vào đại học là con đường tiến thân duy nhất tuổi trẻ ngày nay?
2. THÂN BÀI:
- Luận điểm 1: Vào đại học đó là con đường tiến thân đẹp đẽ và đáng mơ ước.
+ Luận cứ 1: Nền kinh tế tri thức ngày nay cần phải có trí thức chuyên ngành mới có thể
tham gia vào hệ thống sản xuất và các dịch vụ xã hội.
+ Luận cứ 2: Tuổi trẻ thời kì tốt nhất cho việc tiếp thu tri thức.
+ Luận cứ 3: Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học.

- Luận điểm 2: Không phải bất kì ai sau khi học xong trung học, cũng phải vào đại
học. Có nhiều lí do:
+ Luận cứ 1: Hoàn cảnh gia đình khó khăn
+ Luận cứ 2: Nguyên do chủ quan: sức khoẻ, trình độ.
- Luận điểm 3: Còn có con đường nào khác?
+ Luận cứ 1: Không nên coi con đường vào đại học phải đạt được bằng bất cứ giá
nào.
+ Luận cứ 2: Nếu vì hòan cảnh: Có thể vừa học vừa làm.
+ Luận cứ 3: Có thể chọn ngành học thấp hơn, sau đó liên thông lên đại học.
+ Luận cứ 4: Chọn nghề chuyên môn và học tốt nghề nghề ấy, trở thành người thợ lành
nghề.
- Luận điểm 4: Rút ra bài học cho bản thân.
+ Luận cứ 1: Dù tiến thân bằng con đường nào, cũng phải coi việc học là công việc suốt
đời.
+ Luận cứ 2: Không ngừng học tập để bổ sung kiến thức…
3. Kết bài:
- Coi chuyện vào đại học sau 12 năm là niềm mong ước đẹp đẽ, cần tập trung và cố gắng
thực hiện bằng được.
- Nhưng đó chỉ là một trong những con đường đi đến sự thành công ở đời.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
9
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
ĐỀ: Có một lần nào đó, đang đi trên đường, em chợt nhìn thấy một cảnh tượng ngộ
nghĩnh: Hai người đàn ông đi xe đạp chẳng may đụng xe vào nhau, cả hai người ngã.
Sau đó, cả hai cùng đứng dậy, mỗi người nhìn thoáng vào xe mình, gật đầu chào
nhau và đựng xe đi tiếp. Em nghĩ gì về câu chuyện đó?
* DÀN BÀI GỢI Ý:
1. MỞ BÀI:
- Kể lại câu chuyện theo đề bài.
- Từ câu chuyện gợi chúng ta suy nghĩ gì?

2. THÂN BÀI:
- Luận điểm 1: Một câu chuyện tưởng buồn mà thành vui.
+ Thật không vui khi phải chứng kiến một tai nạn giao thông dù nhỏ, nhất là trong một
buổi sáng đẹp trời.
+ Nhưng thật bất ngờ, tình huống được giải quyết một cách nhanh chóng và giản dị như
vậy.
+ Điều vui nhất: họ đã có cách ứng xử thật văn hoá.
- Luận điểm 2: Từ câu chuyện nhỏ, gợi cho ta những điều lớn hơn.
+ Ta cũng có khi lâm vào tình huống như vậy, nhưng cách ứng xử thì khác hẳn: cãi vả,
cho mình là người có lí, có thể xông vào không nhịn được…
+ Đã có không ít những trường hợp dẫn đến kết quả đáng buồn, đáng tiếc. Ngay cả bản
thân mình cũng như vậy.
- Luận điểm 3: Từ đây, ta cần có văn hoá ứng xử.
+ Mỗi con nngười ngày nay trong xã hội, mỗi cách ứng xử của mình đều có tác động đến
người khác.
+ Ứng xử của hai người trong câu chuyện trở thành cách ứng xử rất đẹp. đáng được nêu
gương. Nhường nhịn nhau thi ta sẽ không thiệt hại gì.
+ Từ tình huống ta suy ra: còn biết bao tình huống khác đòi hỏi ta phải có cách ứng xử có
văn hoá: nhường cho người khác như nhường ghế cho người già, phụ nữ, trẻ em khi đi
xe, biết xin lỗi, biết cảm ơn, không gây mất trật tự nơi công cộng…
+ Xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi có những cách ứng xử như vậy.
3. KẾT BÀI:
- Trong giao lưu quốc tế xã hội ngày nay, nếp ứng xử góp phần nâng cao vị trí của đất
nước.
- Các du khách nước ngoài có thể đánh giá ta qua một câu chuyện nhỏ gặp trên đường
phố.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
10
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
III. MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

ĐỀ: “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được đánh giá là một văn kiện lịch sử vô
giá, một áng văn chính luận mẫu mực. Anh/ chị hãy phân tích bản Tuyên ngôn để
làm sáng tỏ nhận định trên.
* DÀN BÀI GỢI Ý:
I. MỞ BÀI:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, dân tộc ta
thừa cơ vùng lên giành lại chính quyền. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba
Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Bản “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện có giá trị lịch sử mà còn là một
áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực; một áng văn tràn đầy tâm huyết, khát vọng cháy
bỏng về độc lập, tự do của Người và của cả dân tộc. Nó có sức mạnh thuyết phục to lớn,
làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước Việt Nam.
II. THÂN BÀI:
A. “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử vô giá:
- Trong bối cảnh lịch sử của nước ta lúc bấy giờ, bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời
mang một ý nghĩa lịch sử to lớn, nó là một văn kiện trọng đại, là mốc son chói lọi trong
lịch sử dân tộc. Nó đánh dấu sự chấm dứt, sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ thực dân,
phong kiến, khép lại một thời kì lịch sử tăm tối, nô lệ hàng trăm năm dưới ách đô hộ của
thực dân Pháp, mở ra một kỉ nguyên mới - độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc, ấm no
cho nhân dân.
- Mặt khác, với nội dung khái quát sâu sắc, trang trọng cùng tầm vóc của tư tưởng, tầm
văn hóa lớn, bản Tuyên ngôn ra đời đã khẳng định được vị thế bình đẳng, lập trường
chính nghĩa của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của
nhân loại trong thế kỉ XX; đồng thời, đập tan luận điệu xảo trá của bọn thực dân đế quốc,
vạch trần dã tâm quay trở lại xâm lược cùng bản chất tàn bạo của chúng trước dư luận
quốc tế.
B. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực, đặc sắc:
- “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn mà còn là
một văn bản chính luận đặc sắc, nối tiếp tự nhiên các “áng hùng văn” trong quá khứ và

có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận với chất văn chương.
- Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở hệ thống lập
luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực và văn phong sắc sảo, giàu tính thẩm
mĩ của Hồ Chí Minh. Điều đó trước hết được thể hiện ở:
1. Cách nêu vấn đề và khẳng định chân lí khách quan của vấn đề:
* Vì sao mở đầu bản Tuyên ngôn, Người lại viện dẫn hai trích đoạn trong hai bản
Tuyên ngôn của nước Mĩ và Pháp? Mục đích và ý nghĩa của việc trích dẫn đó là gì?
- Mục đích của việc trích dẫn: Người nhằm nêu lên vấn đề Nhân quyền, Dân quyền -
quyền của con người và quyền của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Người dẫn:
“Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai
có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc.” (Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mĩ).
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
11
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và
bình đẳng về quyền lợi” (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp,
1791).
+ Từ những “lời bất hủ” của hai nước, Người “suy rộng ra” câu ấy có ý nghĩa là: Tất
cả mọi người sinh ra trên trái đất đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự
do, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc. “Đó là những lẽ phải không ai chối
cãi được”.
+ Hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp - thế kỉ XVIII – là di sản tư tưởng của nhân
loại, đánh dấu buổi bình minh của cuộc cách mạng tư sản, lật đổ chế độ phong kiến và có
công lao nêu lên thành nguyên tắc pháp lí, quyền cơ bản của con người thì không có lí gì
những quyền ấy chỉ thuộc về hai nước.
=> Vì vậy, Người đã lấy hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng của lịch sử nhân loại để mở đầu
cho bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam, để khẳng định quyền của người Việt Nam, dân
tộc Việt Nam trước nhân dân thế giới. “Suy rộng ra”, đó là chân lí khách quan, là lẽ

phải, không ai chối cãi được.’
- Cách viện dẫn của Người mang lại ý nghĩa rất sâu sắc: vừa khôn khéo, vừa kiên
quyết, vừa sáng tạo.
+ Khôn khéo, kiên quyết ở chỗ: lấy “gậy ông đập lưng ông”. Người vừa tỏ ra tôn
trọng những danh ngôn bất hủ của họ, vừa nhắc nhở họ đừng phản bội lại tổ tiên mình,
đừng làm vấy bùn lên lá cờ “tự do, bác ái” mà họ đã giương cao trong các cuộc cách
mạng vĩ đại của dân tộc họ.
+ Khôn khéo và sáng tọ ở chỗ: Người viện dẫn hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới
có nghĩa là Người đã đặt ba cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của ba nước ngang hàng
nhau; ba nền độc lập và ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau.
Đó là mạch ngầm văn bản khiến cho bất cứ ai tinh tế trong nhận định phải giật mình vì
sự thâm thúy, sâu sắc của Người. Trong bản Tuyên ngôn “Bình Ngô đại cáo” của
Nguyễn Trãi khi xưa, người anh hùng đã khẳng định chủ quyền độc lập của mỗi quốc
gia: Đinh, Lí, Trần cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
thật rạch ròi, rõ ràng và đối xứng. Đó là chân lí bất khả xâm phạm của mỗi nước.
Trong bản Tuyên ngôn của Hồ Chí Minh cũng vậy, Người đặt quyền của ba nước là
ngang hàng nhau là thể hiện niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khẳng định vị thế của một đất
nước đầy kiêu hãnh trước thế giới.
Đó là hành động cách mạng táo bạo, tài tình trong xử thế chính trị của Người.
+ Sáng tạo ở chỗ: Người đã nâng vấn đề Nhân quyền, Dân quyền lên tầm vóc cao
hơn, rộng hơn. Từ quyền bình đẳng, tự do, hạnh phúc của cá nhân lên thành vấn đề quyền
của các dân tộc: “suy rộng ra Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do ”
Cụm từ “Suy rộng ra” thật thông minh, chặt chẽ, đanh thép như: “Một phát súng lệnh
khởi đầu cho sự tan rã của hệ thống thuộc địa thế giới” (Nguyễn Đăng Mạnh), là đòn
đánh phủ đầu vào âm mưu tái chiếm của Pháp và sự can thiệp của các thế lực vào nền
độc lập, tự chủ của Việt Nam; đồng thời, tranh thủ sự đồng tình rộng rãi của dư luận quốc
tế.
Nhà xuất bản Sự thật năm 1967 cũng viết: “Cống hiến lớn nhất của Hồ Chí Minh là ở
chỗ, Người đã nhìn quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả

mọi dân tộc đề có quyền quyết định lấy vận mệnh của riêng mình.”
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
12
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
 Cách viện dẫn bằng những danh ngôn bất hủ, nổi tiếng của hai cường quốc, đó là
hành động táo bạo, là tài nghệ sáng suốt của Hồ Chí Minh. Người đã đưa ra những lí lẽ
ngắn gọn, sắc sảo, “lạt mềm buộc chặt”; những bằng chứng; những chân lí không ai chối
cãi được.
Tất cả kết tinh từ tầm tư tưởng, văn hóa lớn của Hồ Chí Minh nói riêng và của
nhiều thế kỉ đấu tranh vì độc lập, tự do, vì Nhân quyền, Dân quyền của dân tộc và của cả
nhân loại nói chung. Có thể nói đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn tiêu biểu cho vẻ đẹp văn
chương chính luận mẫu mực.
2. Cách tác giả luận tội kẻ thù:
- Người lên án, tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với Đông Dương.
+ Người vạch trần bản chất lợi dụng lá cờ “tự do, bác ái” để cướp nước ta, áp bức
đồng bào ta của bọn chúng. Đó là hành động phi nghĩa, phi nhân đạo.
+ Người tố cáo những hành động:
. Bóc lột về kinh tế: chúng bóc lột nhân ta đến tận xương tủy, cướp không ruộng đất,
hầm mỏ, nguyên liệu; độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng; đặt ra trăm thứ
thuế khóa nặng nề cho nông dân; không cho các nhà tư sản của ta ngóc đầu lên; công
nhân bị bóc lột tàn nhẫn
. Đàn áp về chính trị: chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút quyền tự do
nào, chúng thi hành những luật pháp dã man, chia để trị, chúng tắm các cuộc khởi nghĩa
của ta trong những bể máu
. Nô dịch về văn hóa: chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, thi hành chính sách
ngu dân, dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm suy nhược giống nòi của ta
. Tội ác chúng gây ra ở mọi mặt đời sống, ở mọi đối tượng nông dân, công nhân, thợ
thủ công. Kết quả là bọn chúng đã gây ra nạn đói khủng khiếp “từ Quảng Trị đến Bắc
Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”
+ Người nhắc đi nhắc lại bằng các điệp ngữ và các động từ mạnh chỉ hành động tội ác

khác nhau của chúng: chúng thi hành , chúng lập ra , chúng chém giết , chúng tắm ,
chúng ràng buộc , chúng dùng , chúng độc quyền , chúng đặt ra , chúng không
cho , chúng bóc lột
+ Kết hợp với giọng điệu đanh thép liên hoàn, trùng điệp làm nổi bật lên tội ác chồng
chất của giặc.
- Người vạch trần bản chất hèn nhát, xảo trá, vô liêm xỉ của thực dân Pháp. Thực
dân Pháp đã từng huênh hoang “bảo hộ”, “khai hóa văn minh” cho nước ta, Người
chứng minh:
+ Mùa thu năm 1940: Nhật xâm lược nước ta thì Pháp quỳ gối đầu hàng, Pháp đã bỏ
chạy, đầu hàng, kết quả là trong 5 năm, Pháp bán nước ta hai lần cho Nhật. Vậy là “bảo
hộ” hay hèn nhát? Là có công hay có tội?
+ Người khẳng định: chúng ta lấy lại nước từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
Sự thật là từ năm 1940 ta là thuộc địa của Nhật chứ không phải của Pháp. Nhật đầu hàng
Đồng minh, ta nổi dậy giành chính quyền: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái
vị”. Ta đánh đổ chúng dựng lên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
Người láy đi láy lại hai chữ “sự thật ”, “sự thật là ”, “sự thật là ”, vì không có lí
lẽ nào có sức thuyết phục cao hơn là lí lẽ của sự thật. Sự thật còn là những bằng chứng
xác đáng không ai có thể bác bỏ được.
- Bản Tuyên ngôn ca ngợi cuộc đấu tranh chính nghĩa và tinh thần nhân đạo của
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
13
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
dân tộc ta. Người đưa ra những mặt đối lập làm nổi bật bản chất giữa ta và địch:
+ Khi phát xít Nhật vào Đông Dương thì Pháp đầu hàng, trong khi đó thì ta tiến hành
kháng Nhật.
+ Trong khi thực dân Pháp đầu hàng Nhật và không hợp tác với ta mà ngược lại còn
khủng bố, giết chết số đông tù chính trị của ta ở Yên Bái và Cao Bằng.
+ Khi người Pháp thua chạy, ta đã “giúp, cứu, bảo vệ” tính mạng và tài sản cho họ.
Như vậy thì ai đã bảo hộ cho ai? Những hành động ấy chẳng phải đã chứng minh bản
chất vô nhân đạo, hèn nhát của chúng và tinh thần chính nghĩa, thái độ khoan hồng,

nhân đạo của ta?
=> Với cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, Người đã vạch rõ
tội ác bản chất tàn bạo, hèn nhát, huênh hoang của giặc; đồng thời ca ngợi tinh thần
chính nghĩa, anh dũng, nhân đạo của nhân dân ta.
3. Tuyên ngôn của bản Tuyên ngôn:
- Người đã sử dụng câu văn chỉ có chín chữ mà tóm lược đầy đủ các sự kiện: “Pháp
chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Người đã dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy
biến động và vô cùng oanh liệt của dân tộc, đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một
trăm năm, đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa như một tất yếu lịch sử. Đó cũng chính là lời tuyên bố khai sinh ra nước
Việt Nam độc lập.
- Tất cả các sự kiện trên là “sự thật” nên Người đã ràng buộc các nước Đồng minh
phải công nhận nền độc lập của Việt Nam: “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã
công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim
Sơn”, “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam”. Đó là
cách nói “lạt mềm buộc chặt”, đánh vào lòng tự trọng của họ và buộc họ phảo ủng hộ
nền độc lập của Việt Nam.
- Người còn tuyên bố thoát li, xóa bỏ mọi hiệp ước, mọi đặc quyền của Pháp trên đất
nước Việt Nam.
- Người khẳng định quyền độc lập của một dân tộc đã phải đổi bằng xương máu của
mình “Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
- Người còn cảnh báo đối với kẻ thù: để bảo vệ thành quả thì dân tộc Việt Nam quyết
đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để bảo về, giữ vững quyền tự do,
độc lập ấy.
=> Lời kết như sấm truyền cảnh báo cho kẻ thù từ ngàn xưa vọng về tinh thần bất khả
xâm phạm của dân tộc: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm - Nhữ đẳng hành khang thủ bại
hư”
4. “Tuyên ngôn độc lập” là áng văn sắc sảo mà giàu tính thẩm mĩ, có sức thuyết
phục, lay động hàng triệu trái tim yêu nước Việt Nam:
- Khi luận tội kẻ thù, Người thể hiện thái độ căm phẫn “chúng lập ra chúng thẳng

tay ”
- Người xót thương khi nói đến nỗi đau của dân tộc “Chúng chém giết tắm các
cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu nòi giống ta suy nhược dân ta nghèo,
thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều ”.
- Tình cảm tha thiết, mãnh liệt; thái độ kiên quyết khi Người nói đến quyền được
hưởng độc lập, tự do của dân tộc cũng như quyết tâm đến cùng bảo vệ nền độc lập ấy:
“Sự thật là sự thật là chúng tôi tin rằng quyết không thể một dân tộc một dân
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
14
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
tộc, dân tộc đó ”. Điệp ngữ được nhấn đi nhấn lại toát lên khát vọng, ý chí mãnh liệt
của Người cũng như của cả dân tộc Việt Nam.
- Giọng điệu khi nồng nàn, tha thiết, khi xót xa thương cảm, khi hừng hực căm
thù, khi hào sảng khích lệ. Tất cả tạo nên “áng hùng văn” của thời đại mới - thời đại Hồ
Chí Minh.
III. KẾT BÀI:
“Tuyên ngôn độc lập” là một kiệt tác bằng cả tài hoa, tâm huyết của Hồ Chí Minh,
Người đã thể hiện khí phách của cả dân tộc trước trường quốc tế. Tác phẩm được đánh
giá là văn bản chính luận mẫu mực bởi kết cấu chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, thấu
tình đạt lí. Câu văn gọn gàng, trong sáng một cách kì lạ, có sức lay động hàng triệu trái
tim người Việt Nam và cả thế giới. “Tuyên ngôn độc lập” rất xứng đáng là áng văn
muôn đời.
ĐỀ: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ con em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”
 DÀN BÀI GỢI Ý:
I. MỞ BÀI:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Tháng 10 năm 1954, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Pháp, thủ đô Hà Nội được giải phóng, Tố Hữu rời rừng núi Việt Bắc trở về Hà
Nội. Nhà thơ đã dành cho cuộc chia li này một trong những bài thơ đặc sắc nhất: bài thơ
Việt Bắc (tập thơ Việt Bắc – 1955).
- Dẫn vào đoạn thơ: Nhắc lại những kỉ niệm từng gắn bó với Việt Bắc, Tố Hữu có
những đoạn thơ tưởng có thể đặt vào một trong những hợp tuyển những bài ca dao ngợi
ca quê hương đất nước:
“ Ta về, mình có nhớ ta
……
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
II. THÂN BÀI:
a. Nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:
- Cũng như cả bài thơ, đoạn thơ được viết theo thể lục bát của dân tộc, một thứ lục bát
với những lời thơ dể hiểu, giản dị và giàu hình ảnh như ca dao. Đặc biệt, trong đoạn thơ
này, cũng như toàn bài thơ, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua những lời đối thoại
giữa kẻ ở với người đi trong một cuộc tiễn đưa. Đại từ dùng để xưng hô là cặp đại từ
“mình – ta”, gợi nhớ những câu ca quen thuộc ngày xưa:
“ Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”.
- Đi theo phong cách diễn tả của ca dao, Tố Hữu tạo nên trong đoạn thơ những bức tranh
phong cảnh với những nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
15
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
b. Khẳng định nỗi nhớ Việt Bắc là nhớ thiên nhiên và con người:

“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”.
- Trong bài thơ của Tố Hữu, hai đại từ “mình – ta” được luân chuyển vị trí, khi thì là
người ở, khi thì là người ra đi. Riêng trong đoạn thơ này, ta là người ra đi là Tố Hữu,
mình là người ở lại, là Việt Bắc. Người ra đi muốn hỏi người ở lại: không biết sau khi ta
về xuôi rồi, người ở lại có còn nhớ ta nữa chăng?
- Đây chỉ là câu hỏi mang tính tu từ, hỏi để tạo cái cớ cho người ra đi khẳng định về
chính mình. Người ở lại có thể hiểu rằng: Sau khi ta về xuôi rồi, không biết người ở lại
có còn nhớ đến ta không, riêng ta sẽ nhớ mãi.
- Nỗi nhớ được gói trong ba tiếng “hoa cùng người”:
+ Hoa ở đây vừa mang nghĩa chính, vừa mang nghĩa hoán dụ: Hoa là hoa mà cũng là
thiên nhiên nói chung.
+ Từ “cùng” tạo nên một sự liên kết mật thiết: giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc là
một sự gắn bó, có hoa là có người, có người là có thiên nhiên.
- Với nỗi nhớ trong sự gắn đó ấy, Tố Hữu tạo nên bốn câu thơ cặp lục bát, vẽ ra bốn bức
tranh, bức nào cũng có “hoa cùng người”. Từ “nhớ” trở đi trở lại, xuyên suốt đoạn thơ.
c. Bức tranh thứ nhất: Việt Bắc với những đường nét, màu sắc tiêu biểu.
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”.
- Hai câu thơ, câu trên là hoa, thiên nhiên Việt Bắc: Rừng Việt Bắc với những màu sắc
tiêu biểu là màu xanh. Đúng là hình ảnh của một vùng đất với núi rừng trùng điệp, hình
ảnh luôn luôn hiển hiện trong kỉ niệm của người đến Việt Bắc.
- Cái hay trong bức tranh còn là hình ảnh hoa chuối đỏ tươi, một hình ảnh quen thuộc
khác của thiên thiên Việt Bắc. Màu đỏ tươi của hoa chuối làm cho cảnh thiên nhiên trở
nên rực rỡ. Cả hai màu xanh và đỏ hoà hợp.
- Nhớ hoa cùng người, từ thiên nhiên, nhà thơ nhớ đến con người quen thuộc của Việt
Bắc. Đây chính là hình ảnh của con người lao động trong cuộc sống thường ngày. Con
người trên đèo cao, được mặt trời chiếu sáng, nắng lấp lánh ánh thép nơi chiếc dao gài
thắt lưng.
d. Bức tranh thứ hai: Việt Bắc mùa xuân.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”.
- Thiên nhiên cũng là rừng nhưng là một thứ rừng mang vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân
Việt Bắc, rừng mơ đang giữa mùa hoa. “Nở trắng rừng” là cả một không gian bát ngát
màu trắng, thứ màu trắng tinh khuyết của những cánh hoa mơ.
- Hoà hợp với vẻ đẹp thuần khiết và dịu dàng ấy của ngày xuân, hình ảnh con người tuy
vẫn là người lao động bình dị, nhưng công việc gợi lên không khí tĩnh lặng, thanh bình:
“chuốt giang”, “đan nón”. Nhà thơ làm rõ không khí ấy bằng hình ảnh và cả thanh điệu:
“chuốt” – “từng sợi giang”.
e. Bức tranh thứ ba, mùa hạ:
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”.
- Rừng trong tranh lúc này là “rừng phách”, lại là rừng phách với màu vàng.
- Cấu trúc của câu thơ (“Ve” – “kêu rừng phách đổ vàng”) còn như cho phép người đọc
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
16
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
hiểu rằng: tiếng ve kêu khiến rừng phách đổ sang màu vàng, bởi cái màu vàng của rừng
phách nhẹ quá, lung linh quá. Thật ra, theo đúng lo-gích, nghĩa của câu thơ là nghe tiếng
ve kêu, thấy rừng phách đổ vàng.
- Câu thơ gợi một không gian lấp lánh màu vàng: Màu vàng trên cao, mùa vàng phủ đầy
mặt đất, mùa vàng lơ lửng giữa trời…
- Giữa màu vàng ấy, có những bước chân của một cô gái nhỏ Việt Bắc đang hái măng
trong rừng. Thật tĩnh lặng và đáng yêu.
+ Tố Hữu không chỉ nói cô gái, mà nói là “cô em gái”, rất trìu mến.
+ Tố Hữu gọi việc lấy măng là “hái măng”, giống như việc hái hoa hái quả. Thật ra, việc
lấy măng rừng không phải là việc nhẹ nhàng như hái hoa hái quả.
+ Hình ảnh “cô em gái” còn thêm hai tiếng “một mình”, khiến cho bức tranh càng tăng
thêm vẻ yên bình.
g. Bức tranh thứ tư, mùa thu Việt Bắc:

“Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”.
- Bức tranh rất đặc biệt: rừng, không rõ rừng gì, chỉ biết là “rừng thu”. Màu của rừng
cũng là màu của “trăng rọi hoà bình”, màu của ánh trăng toả xuống lá rừng.
- Bốn tiếng “trăng rọi hoà bình” gợi lên hai liên tưởng: Ánh trăng dịu dàng, yên ả toả
xuống rừng thu; cũng có thể hiểu là ánh trăng chiếu rọi phong cảnh hoà bình, trong một
đêm thu hoà bình sau khi chiến tranh vừa kết thúc.
- Giữa cảnh rừng thu ấy, con người xuất hiện trong bức tranh cũng rất độc đáo: không
thấy hình dáng hay màu sắc, chỉ nhận ra từ âm thanh: “tiếng hát”.
+ “tiếng hát ân tình thuỷ chung”: Thật hợp với bức tranh dưới ánh trăng thu.
+ Liên tưởng: Một đêm trăng thu sau ngày hoà bình trở lại, nhân dân Việt Bắc hội tụ
dưới ánh trăng thanh bình, những đôi trai gái vui rừng được hát với những câu hát ân
tình, trao nhau những lời hò hẹn thuỷ chung.
- Kết thúc bộ tranh tứ bình bằng một bức tranh đầy đủ nhân hậu, lạc quan. Ta có thể thấy
cảnh và người Việt Bắc chuyển từ quá khứ sang hiện tại. Người đọc có thể nhận ra ý đồ
nghệ thuật của nhà thơ vì sao không kết cấu bộ tranh tứ bình theo trình tự bốn mùa xuân,
hạ, thu, đông để rồi cuối bức tranh phải là mùa đông. Nhà thơ giã từ biệt Bắc giữa mùa
thu. Kỉ niệm sau cùng, đẹp nhất là mùa thu, là phong cảnh hoà bình.
III. KẾT BÀI:
- Chỉ với mười câu thơ, tạo nên bốn bức tranh như một bộ tranh tứ bình quen thuộc, giản
dị trong sáng. Tố Hữu đã ghi lại những gì đẹp nhất, đáng nhớ nhất để nhớ mãi Việt Bắc.
- Đây cũng là cái tài và cũng là cái tâm của nhà thơ.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
17
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
ĐỀ: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
* DÀN BÀI GỢI Ý:
I.MỞ BÀI:
- Việt Bắc là đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp, đây chính là căn cứ địa vững
chắc của Trung ương Đảng và Chính phủ trong suốt 15 năm thuở còn kháng Nhật. Nơi
đây, đồng bào các dân tộc Việt Bắc đã cưu mang, che chở cho Đảng, Chính phủ, cho bộ
đội những ngày kháng chiến vô cùng gian khổ. Và cũng chính nơi đây đã lập nên chiến
thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
- Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ căn cứ Việt Bắc trở về xuôi, Trung
ương Đảng và Chính phủ về Hà Nội. Liệu những người chiến thắng có giữ tấm lòng thủy
chung ân nghĩa với mảnh đất đã từng cưu mang, gắn bó không? Đấy là vấn đề tư tưởng
lớn đặt ra cho các cán bộ và chiến sĩ. Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc để đáp lại nỗi niềm
ấy.
Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thi phẩm xuất sắc của văn học Việt
Nam thời kì chống Pháp; là khúc tình ca, anh hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng
chiến, về con người kháng chiến, mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất
nước; là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống nhân nghĩa, đạo lí thủy
chung của dân tộc Việt Nam.
- Một trong những đoạn gây xúc động lòng người là phần đầu của bài thơ. Bằng lối đối
đáp và cách sử dụng đại từ “mình – ta” quen thuộc của ca dao, đoạn thơ giống như một
lời hát giao duyên đằm thắm, thiết tha, thể hiện tâm trạng luyến lưu giữa đồng bào Việt
Bắc và người cán bộ kháng chiến trong ngày chia tay ngậm ngùi.
II.THÂN BÀI:
1. Cấu tứ của đoạn thơ: (sắc thái tâm trạng của cái tôi trữ tình – nhà thơ và những người
tham gia kháng chiến)
- Đoạn thơ nằm trong cấu tứ chung của cả bài thơ, đó là tâm trạng đầy xúc động
bâng khuâng của người đi kẻ ở, cả hai đã từng sống và gắn bó suốt mười lăm năm, có

biết bao kỉ niệm ân tình ân nghĩa, sẻ chia đắng cay ngọt bùi trong cuộc kháng chiến đầy
gian khổ.
- Tố Hữu đã khéo léo thể hiện ân tình ân nghĩa ấy dưới hình thức đối đáp của hai nhân
vật trữ tình “mình – ta” trong ca dao truyền thống, tưởng như rất riêng của tình yêu
đôi lứa nhưng lại hóa thành một vấn đề lớn trong mối quan hệ ân tình của đồng chí, đồng
bào, của tình yêu quê hương, đất nước. Lời đối đáp giao hòa đồng vọng trong tâm hồn
mỗi người vì cả hai đều là người kháng chiến.
- Nhà thơ sáng tạo hai đại từ “mình – ta” là thủ pháp nghệ thuật độc đáo, tài hoa, góp
phần vào sự phân đôi và thống nhất của chủ thể trữ tình. Mình là ta, ta là mình, là
những người kháng chiến, là đồng bào Việt Bắc, là nhà thơ. Tất cả thâm nhập, chuyển
hóa vào độc thoại, đối thoại, diễn tả chung tâm trạng, tâm tư, tình cảm của nhà thơ và của
những người tham gia kháng chiến.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
18
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
Họ đã sống gắn bó, tình nghĩa, sướng khổ có nhau; cùng chung kỉ niệm và mong ước,
cùng chung cảm xúc buổi phân li; cùng xúc động, băn khoăn, dằn vặt giữa cái đã qua và
cái sắp tới; giữa phần đi và phần ở trong mỗi con người.
2. Bốn câu đầu: là lời ướm hỏi ngọt ngào, tình tứ của người ở lại:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?”
- Người ở lại rất nhạy cảm, sợ bạn mình sẽ thay đổi tình cảm khi về thành nên luôn luôn
gợi nhắc những kỉ niệm sâu nặng:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
+ Hai câu thơ này gợi nhắc đến câu ca dao:
“Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

Câu thơ trong Truỵên Kiều của Nguyễn Du cũng nói về điều này:
“Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình”
Tố Hữu đã vận dụng yếu tố truyền thống của văn học dân tộc để thể hiện tình cảm gắn
bó thuỷ chung của đồng bào đối với cách mạng.
Câu hỏi nhằm gợi đến những tình nghĩa “thiết tha mặn nồng” của đồng bào Việt Bắc
và người cán bộ kháng chiến trong suốt “mười lăm năm” chiến đấu gian khổ, thiếu thốn
và rất hào hùng ở chiến khu Việt Bắc.
+ Đồng bào Việt Bắc lại tiếp tục hỏi:
“Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?”
+ Câu thơ vừa gợi lên cảnh vật núi rừng Việt Bắc, vừa là lời nhắc nhở khéo léo về nỗi
nhớ cội nguồn cách mạng.
Việt Bắc là căn cứ địa của cách mạng, là cái nôi nuôi dưỡng, che chở cho Đảng, cho
Chính phủ, bộ đội ta trước và trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Việt Bắc còn là cội nguồn của chiến thắng: Trước cách mạng tháng Tám, từ Việt Bắc
ta tiến về giải phóng thủ đô Hà Nội thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; sau
Cách mạng tháng Tám, từ Việt Bắc ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và kết
thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
=> Bằng thể thơ lúc bát quen thuộc, cặp đại từ “mình – ta” của ca dao, điệp từ “nhớ”
dồn dập khiến cho hai câu hỏi của đồng bào Việt Bắc trở nên ngọt ngào, tha thiết, khéo
léo; không chỉ hỏi người cán bộ kháng chiến để nhắc lại những kỉ niệm sâu nặng, mà hỏi
cũng là để khẳng định tấm lòng thuỷ chung son sắt của mình với cách mạng.
3. Bốn câu còn lại: thể hịên chân thực tâm trạng luyến lưu, nghẹn ngào, xúc động
giữa người cán bộ kháng chiến và đồng bào Việt Bắc trong ngày chia tay:
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
- “Tiếng ai tha thiết bên cồn” là những lời hỏi han ân cần, tha thiết của đồng bào Việt
Bắc, gợi biết bao kỉ niệm trong mười lăm năm gắn bó với người cán bộ kháng chiến.

- Trong những câu thơ này, mặc dù người cán bộ không trực tiếp trả lời những câu hỏi
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
19
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
đặt ra của đồng bào Việt Bắc: “Mình có nhớ ta”, “Mình có nhớ không” nhưng tâm trạng
“bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi” đã thể hiện những tình cảm luyến lưu, bịn rịn
và tấm lòng yêu thương quý mến của người cán bộ kháng chiến với đồng bào Việt Bắc.
- “Cồn”, “áo chàm” gợi không khí con người và cảnh vật Việt Bắc thân thương.
- “Áo chàm” là hình ảnh hoán dụ có giá trị khắc hoạ trang phục truyền thống của đồng
bào Việt Bắc, nhưng cũng để nói lên rằng toàn dân Việt Bắc đều ân cần tiễn đưa những
người cán bộ về miền xuôi.
- Đặc biệt hình ảnh “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” có giá trị biểu cảm rất lớn. Ngày
chia tay, không phải người cán bộ và đồng bào Việt Bắc không có gì để nói nhưng vì quá
nghẹn ngào xúc động nên không nói được thành lời.
=> Như vậy, người cán bộ kháng chiến ra đi nhưng vẫn nhớ Việt Bắc, nhớ “tiếng ai tha
thiết bên cồn”, nhớ “áo chàm”, nhớ tình cảm của người Việt Bắc dành cho người kháng
chiến. Tất cả nỗi nhớ đó nói lên được tấm lòn thuỷ chung son sắt của người cán bộ kháng
chiến đối với đồng bào Việt Bắc và quê hương cách mạng.
3. KẾT BÀI:
- Đoạn thơ thể hiện được tấm lòng thuỷ chung son sắt giữa người ra đi và người ở lại.
Những tình cảm trong sáng đó rất tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước, anh hùng của nhân
dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Thể thơ lục bát êm đềm, sâu lắng, cách dùng đại từ “mình – ta” thân mật, điệp từ
“nhớ” lặp lại nhiều lần làm cho giọng điệu đoạn thơ ngọt ngào da diết diễn tả được chiều
sâu tâm hồn và tình cảm con người Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.

ĐỀ: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,

Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền,
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
 DÀN BÀI THAM KHẢO:
I. MỞ BÀI
- Việt Bắc là một bài thơ hay của Tố Hữu và là một thành tựu xuất sắc của nền thơ kháng
chiến chống Pháp 1945 – 1954.
- Nội dung cảm xúc của bài thơ là nỗi nhớ - một nỗi nhớ hướng tới nhiều đối tượng cụ
thể vừa khác biệt vừa thống nhất với nhau. Ở đoạn thơ sau, nỗi nhớ như xoáy vào những
ngày tháng hào hùng của cuộc kháng chiến.
(… Trích dẫn… )
II. THÂN BÀI:
- Trong tám câu thơ đầu, nhà thơ vẽ lại rất sống động hình ảnh những đêm Việt Bắc
trong mùa chiến dịch. Ban ngày kẻ thù đánh phá ác liệt, nhưng ban đêm ưu thế thuộc về
chúng ta. Hai từ “của ta” nằm cuối câu thứ nhất thể hiện rõ ý thức làm chủ của người
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
20
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
kháng chiến đối với quê hương, đất nước.
+ Khí thế trận bừng bừng của quân ta được miêu tả hết sức chân thực bằng những hình
ảnh gân guốc, khoẻ khoắn; bằng những từ tượng hình, tượng thanh chính xác; bằng một
so sánh thoáng nhìn qua không có gì mới mẻ nhưng thực chất lại có ý vị: “Đêm đêm rầm
rập như là đất rừng”, “Sau Toàn quốc kháng chiến trong vô số hình ảnh quanh ta thì
hình ảnh con đường, những con đường đập mạnh vào mắt ta, tâm óc ta nhiều nhất. Con

đường đã là một sự” (Nguyễn Tuân-Đường vui).
+ Nét lãng mạn trong đời sống kháng chiến cũng được nói tới bằng hình ảnh vừa giàu ý
nghĩa tả thực, vừa thấm đẫm tính tượng trưng: “ánh sao đầu súng, bạn cũng mũ nan”.
+ Tuy mô tả cảnh ban đêm, nhưng bức tranh thơ Tố Hữu giàu chi tiết nói về ánh sáng:
ánh sáng của sao trời, của lửa đuốc, của đèn pha…Sự so sánh “Đèn pha bật sáng như
ngày mai lên” tuy có vẻ cường điệu nhưng phản ánh đúng niềm phấn chấn tràn ngập lòng
người kháng chiến.
- Để thể hiện không khí chiến thắng, tác giả lặp lại nhiều lần từ “vui” và đưa vào thơ một
loạt địa danh thuộc cả 3 miền Bắc, Trung , Nam, quyện hoà, xoắn xuýt với nhau. So với
những nhà thơ khác như Quang Dũng, Hoàng Cầm, cách sử dụng địa danh của Tố Hữu
vẫn có những nét riêng độc đáo.
III. KẾT BÀI:
- Đoạn thơ đã thực sự làm sống dậy không khí hào hùng của một thời kì lịch sử không
thể nào quên.
- Qua đoạn thơ, ta thấy rõ Tố Hữu quả là người chép sử trung thành của cách mạng và là
nhà thơ có khả năng tạo dựng những bức tranh hoành tráng về lịch sử dân tộc.
ĐỀ: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thy chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Tây Tiến người đi không hẹn ước,
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tấy Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa, chẳng về xuôi.
 DÀN BÀI THAM KHẢO:

I. MỞ BÀI:
- Trong thơ Việt Nam hiện đại, nhất là thơ ca những năm tháng kháng chiến chống thực
dân Pháp, nhà thơ có một bài thơ được kể vào loại hay nhất, mà cũng độc đáo nhất: Bài
thơ Tây Tiến.
- Cả bài thơ đoạn nào cũng hay, nhưng tập trung nhất, như làm nên cái hồn cho cả hai bài
thơ chính là khổ thơ này:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
………
Hồn về Sầm Nứa, chẳng về xuôi”
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
21
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
II. THÂN BÀI:
a. Trước khi đi vào phân tích đoạn thơ, ta cần biết một chút về nguyên mẫu của
nhân vật này.
- Đầu năm 1947, sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc vừa bùng nổ, một đơn vị bộ đội
được thành lập, từ Hà Nội hành quân về biên giới phía Tây, có nhiệm vụ vừa cùng với bộ
đội Lào kháng chiến, vừa chặn đánh mũi tên tiến quân của giặc Pháp từ Thượng Lào vào
nước ta. Những ngày đầu kháng chiến, cuộc sống của anh bộ đội đã cực kì gian khổ,
những ngày hành quân giữa núi rừng biên giới phía Tây càng gian khổ bội phần.
- Điều đặc biệt nhất của đoàn quân Tây Tiến là hầu như tất cả người trong đơn vị đều từ
Hà Nội ra đi, cái chất chung của đơn vị là “chất Hà Nội”. Quang Dũng, vốn đã sống
nhiều năm ở Hà Nội, trở thành một đại đội trưởng của đơn vị. Đoàn quân Tây Tiến tồn
tại không lâu, chỉ đến đầu năm 1948 thì hoàn thành nhiệm vụ, được rút về nước, giải thể
để thành lập đơn vị mới.
- Riêng Quang Dũng, chuyển công tác sang làm văn hoá văn nghệ tại Quân khu. Chính ở
đây, nơi một làng quê có tên là Phù Lưu Chanh, vào khoảng cuối năm 1948, nhớ về đơn
vị cũ, Quang Dũng đã viết bài thơ Nhớ Tây Tiến, về sau đổi thành Tây Tiến.
b. Bức chân dung người chiến sĩ với những nét độc đáo cả ngoại hình lẫn nội tâm.
- Đây là hai nét về ngoại hình của họ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
- Giống như một lời định nghĩa, Tây Tiến là một đoàn binh của những người không mọc
tóc. Thật độc đáo, đến như là quái dị. Nhưng ở đây, đằng sau sự độc đáo ấy là sự thật của
cuộc đời, hào hùng và bi thương.
+ Có một thời của cuộc kháng chiến chống Pháp, gian khổ thiếu thốn đến vô cùng, anh
bộ đội còn có những tên gọi rất ngộ nghĩnh: Vệ trọc, Vệ túm. Vệ trọc bởi vì thiếu ăn, đau
ốm, tóc rụng hết, phải trọc đầu. Vệ túm bởi vì áo quần rách rưới, phải túm trước túm sau.
+ Quang Dũng không nói về trọc mà nói không mọc tóc vì cách nói này độc đáo hơn,
đậm chất Tây Tiến hơn, ngộ nghĩnh mà cũng ngang tàng hơn. Nhà thơ như muốn nói,
anh bộ đội ở đâu cũng gian khổ, thiếu thốn, nhưng không đầu bằng Tây Tiến. Hơn nữa,
những con người Tây Tiến là những con người đặc biệt không mọc tóc.
+ Cách nói của Quang Dũng là sự thể hiện tinh thần lãng mạn của những con người luôn
luôn coi thường gian nan, có thể đùa cợt với gian nan, lấy gian nan làm chất men, chất
thơ cho cuộc sống.
- Thêm một nét độc đáo nữa trong ngoại hình của những người chiến sĩ:
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Đã “đoàn binh không mọc tóc”, bây giờ lại còn là “quân xanh”, tức đoàn quân màu
xanh.
+ Có người hiểu rằng, đây là cách nói màu xanh của lá nguỵ trang mà các anh bộ đội ta
vẫn khoát lên người trong khi hành quân. Nhưng nếu chỉ như thế thì đâu còn là nét riêng
của bộ đội Tây Tiến, thì còn gì là mạch cảm xúc độc đáo của bài thơ.
+ Quân xanh đây chính là màu xanh của người bị bệnh sốt rét lâu ngày.
+ Thường thì với màu xanh này, người ta vẫn thường nói “xanh như lá”, Quang Dũng chỉ
đổi một từ thôi: xanh màu lá, nghĩa là xanh màu của sự sống. Chính vì vậy mà nét tiếp
theo mà tác giả khắc hoạ về những người chiến sĩ là dữ oai hùm, có cái oai phong dữ dội
của hùm beo, của những đoàn quân mạnh như thơ cổ từng ca ngợi:
Tam quân tì hổ khí khôn Ngưu
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
22

Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
(Khí thế của ba quân như hùm beo át cả sao Ngưu trên trời)
(Phạm Ngũ Lão - Thuật Hoài)
- Từ hai nét về ngoại hình, Quang Dũng nói lên tâm hồn của người lính Tây Tiến cũng
bao gồm hai nét:
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
+ Đó là hai nét tương phản đầy chất lãng mạn trong nội tâm người chiến sĩ: Qua biên giới
thì mắt trừng gởi một, nhớ về Hà Nội thì mơ dáng kiều thơm. Đây đúng là con người mẫu
của văn học lãng mạn, say mê sự nghiệp anh hùng nhưng cũng hào hoa, đa tình trong
cuộc.
+ Điều này thật đúng là tâm hồn chiến sĩ Tây Tiến, những chàng trai Hà Nội, dũng cảm
trong chiến đấu, nhưng cũng rất hào hoa, lãng mạn trong cuộc sống đời thường.
c. Đây là đoạn thơ hiếm gặp trong thơ kháng chiến, nhưng là đoạn thơ làm cho bức
chân dung người chiến sĩ Tây Tiến trở nên trọn vẹn:
- Nỗi nhớ của Quang Dũng là một câu thơ rất buồn:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
+ Nhịp thơ chậm, mỗi từ đều gợi lên cảm xúc buồn.
+ Từ câu thơ, hiện lên một bức tranh rất buồn: Một vùng đất biên cương, rải rác những
nấm mồ hiu quạnh…
+ Hình ảnh này đã có sẵn từ Chinh phụ ngâm khi nói về người tử trận với những nấm
mồ:
Non Kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò
Hồn sĩ tử gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi….
- Từ câu thơ rất buồn, Quang Dũng đến một câu rất đẹp, không phải nói về cái chết mà
nói về lẽ sống của con người:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
+ Như một lẽ sống, câu thơ còn vang lên như một lời thề trước lúc lên đường của các

chiến sĩ Tây Tiến: sẵn sàng chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng hi sinh.
+ Cái chết không còn sự mất mát, một nỗi đau, mà là một sự tự nguyện. Câu thơ không
chỉ nói về những người đã chết mà còn nói về những người đang sống, đầy sự cổ vũ.
- Nhà thơ nói tiếp về một sự việc mà có lẽ nhiều người không dám nói:
Áo bào thay chiếu anh về đất
+ Sự thật ẩn chứa trong câu thơ là gì? Thiếu cả chiếu, người chiến sĩ Tây Tiến được mai
táng với chiếc áo đang mặc trên người. Đây là những điều rất dễ gây ra cảm xúc ngậm
ngùi.
+ Cách nói của Quang Dũng: không chỉ vì thiếu chiếu mà vì đã có áo bào thay chiếu. Áo
bào là chiếc áo mà các võ tướng ngày xưa mặc lúc ra trận. Được mai táng cùng với chiếc
áo bào, hình ảnh thiêng liêng mà anh hùng. Cách nói của Quang Dũng có vẻ lãng mạn
nhưng sự lãng mạn ở đây là rất cần thiết và rất phù hợp.
- Đoạn thơ kết lại bằng một câu thơ như tiễn đưa hồn các chiến sĩ về với đất mẹ:
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
+ Câu thơ gợi ấn tượng: Sau khi người chiến sĩ “về đất”, tất cả núi rừng đều lặng im để
lắng nghe tiếng gầm vang vọng của dòng sông Mã.
+ Nhà thơ gọi “khúc độc hành”, bởi thông thường, khi vĩnh biệt những chiến sĩ anh hùng
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
23
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
vẫn có dàn quân nhạc tấu những khúc quân hành. Đây không có quân nhạc, không có
những khúc quân hành thì đã có khúc độc hành của dòng sông Mã.
+ Đây là khúc nhạc hùng tráng muôn đời của núi rừng miền Tây Bắc, của đất nước quê
hương mãi mãi ca ngợi và nhớ thương những con người anh hùng.
+ Có thể khẳng định: Trong thơ Việt Nam chưa có bài thơ nào viết về sự hi sinh mất mát
với những câu thơ hùng tráng như vậy.
d. Khổ thơ cuối kết lại bài thơ mà cũng là lời khẳng định về người chiến sĩ Tây Tiến:
- Khổ thơ với những câu thơ khẳng định phẩm chất đẹp nhất, đều đọng lại đẹp nhất của
đoàn quân Tây Tiến:
Tây Tiến người đi hông hẹn ước

+ “Đi không hẹn ước” là đi mà không nghĩ đến ngày về, là sẵn sàng một đi không trở lại.
+ Đó là tinh thần của tráng sĩ Kinh Kha sang Tần:
Phong tiêu tiêu hề Dịch thuỷ hàn
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn
(Gió hiu hắt chừ, sông Dịch lạnh tê
Tráng sĩ một đi chừ, chẳng trở về)
+ Đó là tinh thần của người li khách trong thơ của Thâm Tâm:
“Li khách! Li khách!Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm, mẹ già cũng đừng mong,”
Đó cũng là tinh thần của người chiến sĩ Việt Nam từng được vang lên trong những câu
hát vào những năm kháng chiến:
Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi
Là có sá chi đâu ngày trở về
Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi, ra đi, thà chết chớ lùi.
+ Điều tuyệt đẹp ở đây là tinh thần ấy không phải là của riêng ai, mà là của cả đoàn quân
Tây Tiến.
- Tinh thần một đi không trở lại còn được nhà thơ khắc sâu thêm một lần nữa:
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
+ “một chia phôi”: Khẳng định dứt khoát, quyết chí ra đi, không lưu luyến bịn rịn, không
chút băn khoăn bao giờ trở lại. Từ “một” ở đây như một cánh tay giơ lên để khẳng định
một lời thề.
+ Nhà thơ như đang nhớ đến những ngày đầu, những bước chân đầu tiên rời mảnh đất
đồng bằng quê hương để đến với Tây Tiến. Con đường trước mặt trùng điệp núi non,
thăm thẳm mịt mù ở phía chân trời. Kết quả của câu thơ còn cho ta hiểu rằng, đường lên
thăm thẳm, mà cũng là thăm thẳm một chia phôi, chỉ có chia phôi, chỉ nghĩ đến chia phôi,
phảng phất chút buồn nhưng cũng rất hùng tráng và cảm động.
- Hai câu thơ cuối vang lên như là lời khẳng định sự trường tồn của đoàn quân Tây Tiến:

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
+ Lời khẳng định ấy bắt đầu bằng việc nhắc đến những con người Tây Tiến, nhắc đến
mùa xuân ấy, mùa xuân đã trở thành bất diệt.
+ Sầm Nứa hay còn quen gọi là Sầm Nưa, là tên một địa danh của Lào, kề biên giới Việt-
Lào, thuộc địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến. Mãi mãi những người Tây Tiến
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
24
Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương
không baio giờ có thể quên được mảnh đất Tây Tiến, những tháng ngày Tây Tiến.
+ Tại sao ở đây nhà thơ không dùng từ “lòng” hay một từ nào khác như tâm hồn, trái
tim…mà dùng từ “hồn”? Bởi con người ta có hai phần: phần hồn và phần xác; xác thì có
thể chuyển dịch, có thể rời xa, có thể mất đi, hồn thì mãi mãi vẫn còn. Nhắc đến hồn là
nhắc đến những gì thiêng liêng nhất của con người, phần sâu thẳm nhất, đẹp nhất nơi mỗi
con người.
+ Nói về con người, Quang Dũng thật sự muốn khẳng định mình: Mãi mãi không quên
Tây Tiến, mãi mãi là người lính Tây Tiến. Những người đồng đội Tây Tiến dù mất hay
còn, vẫn còn sống mãi trong tâm hồn nhà thơ.
III. KẾT BÀI:
- Tây Tiến là một đơn vị bộ đội có thời gian tồn tại rất ngắn ngủi, chỉ hơn một năm trời.
Thế mà cho đến nay, trải qua hơn 60 năm, kỉ niệm về nó thật hào hùng, có lẽ không bao
giờ có thể phai được.
- Vì sao vậy? Chỉ cần đọc lại những câu thơ của Quang Dũng đã viết về người chiến sĩ
trong bài Tây Tiến, bất kì người đọc nào cũng có được câu trả lời.
ĐỀ: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
 DÀN BÀI GỢI Ý:
I. MỞ BÀI:
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến: tại Phù Lưu Chanh, năm 1948, sau khi đoàn quân
Tây Tiến được giải thể.
- Vị trí bài thơ: một bài thơ bất hủ trong thơ viết về anh bộ đội kháng chiến.
II. THÂN BÀI:
a. Mấy nét ban đầu về cái hay của bài thơ “Tây Tiến”:
- Bài thơ chọn thể “hành” của thơ cổ phong: cổ kính mà lại phóng khoáng, như nén chặt
mà lại bay bổng. Thể thơ rất phù hợp với cảm hứng của nhà thơ về Tây Tiến: gian khổ
mà lãng mạn, anh hùng mà hào hoa.
- Từ “Nhớ Tây Tiến” đến “Tây Tiến”, một sự chuyển đổi rất hay. Hai tiếng “Tây Tiến”
gợi hơn nhiều, nhan đề còn nghe như một khẩu lệnh: Tây Tiến!
b. Mở đầu cho một kỉ niệm độc đáo:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- Sông Mã xa rồi: điệu thơ trầm lắng. Thế là đã xa Tây Tiến, không chỉ là trong thời gian
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12
25

×