Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Làm phân hữu cơ tại nhà với hộp carton pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.12 KB, 4 trang )

Làm phân hữu cơ tại nhà với hộp carton
Về cơ bản, giảm thiểu việc xả rác hữu cơ tại mỗi gia đình là điều cần thiết.
Để thực hiện hoạt động giảm thiểu này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm
thể này để quản lý rác hữu cơ hiệu quả. Hãy cảm thấy thoải mái, đừng vội vã
và lo lắng. Nếu bạn có mắc lỗi cũng không vấn đề gì. Chúng tôi hi vọng bạn
có thể thử cách làm phân hữu cơ tại nhà để giảm thiểu lượng rác hữu cơ tại
nhà bạn, tại Hà Nội và trên toàn thế giới.

Tại sao chúng ta không sử dụng xô nhựa mà lại dùng các hộp carton?
Nước, không khí và nhiệt độ đều liên quan đến nhau và là nhân tố quyết
định để làm phân hữu cơ. Hộp carton có thể điều khiển được 3 điều kiện này
bởi cấu trúc của nó. Thêm vào đó, hộp có đáy 2 lớp có thể giữ được độ ẩm
và nhiệt độ cao.

Chuẩn bị
• Hộp carton: 1 (xấp xỉ: chiều rộng=30cm, chiều sâu=45cm, chiều
cao=30cm) và một đáy hộp carton để làm hộp 2 đáy
• Nắp đậy (chất liệu: carton hoặc vải): 1 (để chống mùi cũng như côn trùng
bay vào trong hộp và để giữ ẩm
• Nguyên liệu cơ bản: Rêu bùn: 10 to 15L và Trấu: 10L
• Nhiệt kế: 100 độ C
• Thìa trộn: bất kỳ thứ gì có thể đảo trộn
• Cân
• Chân hộp nhỏ: 4 chân để ngăn việc thùng carton tiếp xúc với sàn nhà

Chú ý trong lúc chuẩn bị
Trong số những công cụ ở trên, những nguyên liệu sau có thể thay thế bằng
những nguyên liệu khác.
• Rêu bùn: Phân sinh học khác hoặc kết hợp giữa đất vườn và giun đất (mục
đích: để đưa vi sinh vật vào và giữ ẩm)
• Trấu: Vật liệu khác (mục đích: để kiểm soát độ ẩm)


Nhiệt kế và cân không thực sự cần thiết

Phương pháp làm
1. Làm một chiếc hộp carton có 2 đáy
2. Trộn rêu bùn (peat moss) với trấu (rice husk charcoal) với tỷ lệ tương ứng
là 60% và 40%
3. Đổ hỗn hợp vừa trộn vào một nửa thùng
4. Đổ rác hữu cơ vào trong thùng
5. Đảo trộn tất cả các vật liệu trong thùng
6. Cắm nhiệt kế vào giữa thùng
7. Đậy nắp thùng
8. Đảo trộn mỗi lần bạn đổ rác hữu cơ vào trong thùng

Chú ý trong lúc làm phân hữu cơ
• Hộp carton phải cách tường và sàn nhà ít nhất là 5cm.
• Vi sinh vật cũng giống như người, không nên đậy nắp hộp bằng nylon hoặc
những túi nhựa dẻo khác bởi vi sinh vật không thể thoát nhiệt và trao đổi
không khí.
• Ví dụ, nên đặt nhiệt độ ở 20 độ C.
• Ban đầu, số lượng vi sinh vật rất nhỏ, vì vậy việc lên men rất chậm.
• Sau 7 đến 10 ngày, tốc độ lên men sẽ tăng lên và bạn có thể nhìn thấy sự
thay đổi từng ngày.
• Thỉnh thoảng bạn có thể nhìn thấy nấm trắng nhưng đó không phải vấn đề
lớn.

Đặc tính của phân hữu cơ làm tại nhà
• Mùi: giống như đất ẩm hoặc đất nông nghiệp, không giống mùi rác thải
• Sử dụng: cho việc cải tạo đất, phân bón (nên trộn với đất đen)

Những chú ý khác

• Bạn không cần phải sử dụng hết tất cả rác hữu cơ của gia đình bạn.
• Kích thước của hộp carton đủ cho khoảng 500 tới 600g rác hữu cơ một
ngày.
• Hoàn thành là thời điểm bạn chạm vào thành phẩm sau 3 tháng và thấy
rằng phân hữu cơ đã khô.
• Nên cắt nhỏ rác hữu cơ sử dụng làm phân.
• Khi bạn đổ thứ gì đó có độ ẩm cao vào làm phân hữu cơ thì bạn nên đảo
trộn thường xuyên.
• Khi thời tiết nóng sẽ xuất hiện rất nhiều ruồi. Vì vậy, cần phải đổ thêm rác
hữu cơ vào hộp và đảo trộn chúng càng sớm càng tốt.
• Có khả năng sẽ xuất hiện nấm và một số côn trùng. Vì vậy nên đặt hộp
carton ở ngoài nếu bạn bị dị ứng.

Ưu điểm :
-Chi phí thấp.
-Không tốn diện tích nhiều,chỉ cần 1 góc khuất trong sân vườn tiểu cảnh nho
nhỏ thì là đã có thể đặt thùng các tông.
-Tận dụng các rau cải vụn thải ra từ nhà bếp,giúp giảm rác thải ra môi
trường
Nếu chỉ cần 1 nhà 10 nhà trong 10 nhà ở các thành phố lớn áp dụng pp này
thì hằng ngày, VỚI hàng triệu hộ gia đình thì lượng rác giảm bớt ko phải là
nhỏ
-Tuy không phải là 1 biện pháp mới nhưng mang tính chất sáng tạo thực
hành tại gia trong quy mô nhỏ

Hạn chế
Tính thực thi chưa cao lắm vì các gia đình trong thành phố lớn không phải
nhà ai cũng có cây cảnh, mà nếu có, làm phân bón cho vài chậu cảnh hay 1
chục chậu cảnh thủ công như thế thì nếu không vì ý thức cá nhân, tự
nguyện tham gia để bảo vệ môi trường, hoặc rảnh rỗi quá mức thì hầu như

không ai quan tâm cái này.

×