Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở giai đoạn 1 của dự án cảng hàng không quốc tế long thành, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.66 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

NGUYỄN VĂN NHẤT

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU HỒI, BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ Ở GIAI ĐOẠN 1 CỦA DỰ ÁN CẢNG
HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Đồng Nai, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

NGUYỄN VĂN NHẤT

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU HỒI, BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ Ở GIAI ĐOẠN 1 CỦA DỰ ÁN CẢNG
HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 885 01 03

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. ĐINH QUANG TUYẾN
2. TS. NGUYỄN HỮU CƯỜNG


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Đồng Nai, ngày tháng 06 năm 2023
Người cam đoan

Nguyễn Văn Nhất


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................2
2.1. Ý nghĩa về khoa học:............................................................................................2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn: .................................................................................................2
CHƯƠNG 1: ...............................................................................................................3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................................3
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về đất đai ........................................................................................3
1.1.2. Phân loại đất đai ................................................................................................4
1.1.3. Khái niệm về quản lý đất đai ............................................................................6
1.1.4. Vai trò của đất đai .............................................................................................8
1.1.5. Đặc điểm của đất đai .........................................................................................9
1.1.6. Quan hệ chiếm hữu và sở hữu đất đai .............................................................11
1.1.7. Khái quát về bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư ............11
1.1.8. Bản chất của việc bồi thường, giải phóng mặt bằng .......................................12
1.1.9. Đặc điểm của bồi thường, giải phóng mặt bằng .............................................14
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................17
1.2.1. Thực tiễn về công tác thu hồi đất, tạo quỹ đất trên thế giới ............................17
1.2.2. Thực tiễn về công tác thu hồi đất, tạo quỹ đất tại Việt Nam ..........................22
1.2.3. Khung pháp lý về cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ
đất của nước ta hiện nay ............................................................................................23
1.3. Tình hình nghiên cứu về cơng tác phát triển quỹ đất trong thời gian qua .........24


iii


CHƯƠNG 2: .............................................................................................................27
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......27
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
2.1.1. Mục tiêu tổng quát: ...........................................................................................2
2.1.2. Mục tiêu cụ thể: .................................................................................................2
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................27
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................27
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................27
2.3. Các nội dung nghiên cứu....................................................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................27
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu ................................................27
2.3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và xử lý số liệu ..........................29
2.3.3. Phương pháp minh họa bằng bảng biểu, biểu đồ, bản đồ ...............................30
CHƯƠNG 3. .............................................................................................................31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Long Thành ....................................31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................31
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................36
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ..................................40
3.2. Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Long Thành ......42
3.2.1. Công tác quản lý nhà nước về đất đai .............................................................42
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 ...................................................................45
3.2.3. Thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư tại huyện
Long Thành. ..............................................................................................................50
3.3. Q trình thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng, bồi thường hỗ trợ tái định cư
tại huyện long thành ..................................................................................................54
3.3.1. Dự án cảng hàng không Quốc tế long thành ...................................................54
3.3.2. Trình tự tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định
cư ...............................................................................................................................57



iv

3.3.3. Tổng hợp kinh phí bồi thường ........................................................................58
3.3.4. Ý kiến của người dân và cán bộ khi bồi thường, thu hồi, hỗ trợ và tái định cư.
...................................................................................................................................61
3.5. Những thuận lợi, khó khăn đối với cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 67
3.5.1. Một số thuận lợi nhất định trong cơng tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn
huyện Long Thành cụ thể như sau: ...........................................................................67
3.5.2. Những khó khăn trong việc trong cơng tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn
huyện Long Thành ....................................................................................................68
3.6. Đề xuất mốt số giải pháp đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái
định cư .......................................................................................................................70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ vii


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Chú giải

ADB

: The Asian Development Bank
(Ngân hàng phát triển Châu Á)
: Tổ chức Nông Lương thế giới


FAO

BT, HT &TĐC : Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

KT-XH

: Kinh tế xã hội-

LHQ

: Liên Hợp Quốc

KHSDĐ

: Kế hoạch sử dụng đất

QH

: Quy hoạch

TĐC


: Tái định cư

QHSDĐ

: Quy hoạch sử dụng đất

UBND

: Uỷ ban nhân dân

LLVT

:

Lực lượng vũ trang


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng các loại đất huyện Long Thành đến năm 2020 .......................45
Bảng 3.2 . Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2016-2020 tại huyện ...................47
Bảng 3.3.Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ........................................59
Bảng 3.4. Đơn giá đất bồi thường của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
...................................................................................................................................59
Bảng 3.5. Kết quả bồi thường thiệt hại về đất của dự án Cảng hàng Không quốc tế
Long Thành ...............................................................................................................60
Bảng 3.6. Bảng thống kê ý kiến của người dân về việc thực hiện cơng tác bồi
thường, hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. .....................................61
Bảng 3.7. Quan điểm của người dân có đất, tài sản bị thu hồi đất............................62

Bảng 3.8. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý đối với việc thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư ......................................64

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ địa bàn nghiên cứu ........................................................................33


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của nhân loại, qua quá trình tác động
của con người đất đai là yếu tố quan trọng, tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất nông nghiệp, làm mặt bằng xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, xây
dựng các cơng trình sản xuất kinh doanh, xây dựng đô thị và các dự án… Cùng
với sự phát triển của xã hội, đất đai được sử dụng vào nhiều mục đích và nhu cầu
sử dụng đất ngày càng cao. Sử dụng đất đai vào các mục đích an ninh quốc phịng,
lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, đặt
biệt là các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất kinh doanh, kinh doanh phát
triển kinh tế là một yếu tố khách quan trong q trình phát triển cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước. Để có mặt bằng xây dựng các dự án, phát triển kinh tế xã
hội Nhà nước phải thu hồi đất của nhân dân và thực hiện việc tái định cư cho các
hộ dân có đất bị thu hồi.
Việc xây dựng mới sân bay Long Thành - Đồng Nai là đã được Quốc Hội và
Chính phủ thơng qua nhằm giải quyết vấn đề quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất ở
ngưỡng tới hạn. Hơn nữa sân bay ở xa khu vực thành phố Hồ Chí Minh dành cho
chủ yếu là hành khách nước ngồi cũng góp phần khai thác cơ sở hạ tầng mới,
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực phía nam.
Thực hiện Nghị Quyết của Quốc hội và Chính phủ, cơng tác thu hồi đất để
giải phóng mặt bằng cho xây dựng sân bay Long Thành được triển khai trên đia

bàn huyên Long Thành từ tháng 05 năm 2019. Đến nay, giai đoạn 1 của dự án đã
thu hồi được 1810 ha; của 1007 hộ; đã bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 480
hộ, về cơ bản kết quả đạt được đúng (hay chưa đạt kế hoạch đề ra ).
Nhằm tổng kết đánh giá kết quả thực hiện thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư ở giai đoạn 1 của dự án Sân bay Long Thành, tìm ra những tồn tại, hạn
chế và nguyên nhân để có giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này có hiệu quả ở các
giai đoạn tiếp theo, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá tình hình thực


2

hiện thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở giai đoạn 1 của dự án cảng
hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai”
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1. Ý nghĩa về khoa học:
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý luận về công tác bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế
của công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện.
Đưa ra các giải pháp có tính ứng dụng cao giúp đổi mới công tác chỉ đạo
điều hành công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư phù hợp với điều kiện cụ
thể của huyện.

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá được thực trạng cơng tác thu hồi giải phóng mắt bằng, bồi thường,
tái định cư ở giai đoạn 1 của dự án xây dựng sân bay Long Thành và đề xuất một số

giải pháp hoàn thiện nhằm phục vụ cho các giai đoạn tiếp theo của dự án sân bay
Long Thành
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được tình hình thực hiện thu hồi, bồi thường hỗ trợ và tái định cư
ở giai đoạn 1 của dự án sân bay Long Thành, Đồng Nai.
- Đề xuất được giải pháp góp phần hồn thiện công tác thu hồi, bồi thường
và tái định cư trên địa bàn huyện Long Thành.


3

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về đất đai
Theo V.V Đôccutraiep (1846 - 1903): Đất là tầng ngoài của đá bị biến đổi
một cách tự nhiên dưới tác dụng tổng hợp của 5 yếu tố: sinh vật, đá mẹ, địa hình,
khí hậu và tuổi địa phương. Viện sĩ thổ nhưỡng nơng hóa Liên Xơ (cũ) - V. R
William (1863 - 1939) thì cho rằng đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác
nhau, có thể sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng [1].
Theo Dale và Mc. Laughin (1988): Đất là bề mặt của Trái đất, vật chất phía
dưới, khơng khí phía trên và tất cả những thứ gắn liền với nền đất”. Còn theo Stephen
Hauking (nhà vật lý người Anh), lớp mặt của Trái đất gọi là thổ nhưỡng (soil), được
hình thành là do tác động lẫn nhau của khí quyển, nước, sinh vật, đá mẹ qua thời gian
lâu dài. Theo Lucreotit (triết gia La Mã): “Đất là mẹ của mn lồi, khơng có cái gì
khơng từ lòng mẹ Đất mà ra”. Nhà kinh tế học người Italia - Williams Petty có quan
điểm: “Lao động là cha, đất là mẹ sản sinh ra mọi của cải vật chất của thế giới này”
[11].
Theo quan điểm của C. Mác: Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều
kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản

xuất cơ bản trong nơng, lâm nghiệp [2].
Theo quan điểm nhìn nhận của FAO thì đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính
sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện
trạng sử dụng đất. Vậy đất được hiểu như là một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm khí
hậu, địa hình địa mạo, đất, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự
nhiên, những biến đổi của đất do con người tác động [6].
Hiện nay, người ta thường dùng hai khái niệm là đất (soil) và đất đai (land).
Đất (soil) là lớp đất mặt của vỏ trái đất gọi là thổ nhưỡng, thổ nhưỡng phát sinh là
do tác động lẫn nhau của khí trời (khí trời), nước (thủy quyển), sinh vật (sinh


4

quyển) và đá mẹ (thạch quyển) qua thời gian lâu dài. Khái niệm đất theo nghĩa đất
đai (land) có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, đất như là khơng gian, cộng
đồng, lãnh thổ, vị trí địa lý, nguồn vốn, môi trường, tài sản.
Như vậy, tùy quan điểm trong từng lĩnh vực về chuyên môn mà đất đai được
các tác giả nhìn nhận trên các phương diện khác nhau và có nhiều ý nghĩa khác
nhau.
Tuy nhiên, khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất về đất đai như sau: “Đất đai là
một phần diện tích cụ thể của bề mặt Trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi
trường sinh thái ngay trên và bên dưới bề mặt đó như: Khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng,
dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khống
sản trong lịng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết
quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống
tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa) [12].
1.1.2. Phân loại đất đai
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam tùy theo mục đích mà có nhiều cách phân
loại đất đai khác nhau. Ở Việt Nam, đất đai thường được phân loại theo thổ nhưỡng
và theo mục đích sử dụng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, cách phân loại

theo mục đích sử dụng được quan tâm.
Luật đất đai năm 1993 quy định đất đai được phân thành sáu loại theo mục
đích sử dụng bao gồm:
- Đất nơng nghiệp
- Đất lâm nghiệp
- Đất khu dân cư nông thôn
- Đất đô thị
- Đất chuyên dùng
- Đất chưa sử dụng
Theo thời gian, Luật đất đai năm 1993 đã có sự hoàn thiện hơn khi phân chia đất
khu dân cư thành hai loại đó là đất khu dân cư nơng thơn và đất đô thị. Tuy nhiên, cách
phân loại theo Luật đất đai 1987 và Luật đất đai 1993 vừa được phân theo mục đích sử


5

dụng, lại vừa theo địa bàn gây nên sự chồng chéo. Luật đất đai 2003 và mới nhất là
Luật đất đai năm 2013 đã khắc phục được tình trạng trên khi quy định căn cứ theo mục
đích sử dụng, đất đai được phân thành ba nhóm: Nhóm đất nơng nghiệp, nhóm đất phi
nơng nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.
- Nhóm đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản
xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Gồm:
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác
+ Đất trồng cây lâu năm
+ Đất rừng sản xuất
+ Đất rừng phòng hộ
+ Đất rừng đặc dụng
+ Đất nuôi trồng thủy sản
+ Đất làm muối

+ Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại
nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt khơng trực tiếp
trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác
được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục
đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng
hoa, cây cảnh.
- Nhóm đất phi nơng nghiệp: Đất phi nơng nghiệp là đất đang được sử dụng
khơng thuộc nhóm đất nơng nghiệp. Gồm:
+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan.
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh.
+ Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự
nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể
thao, khoa học và cơng nghệ, ngoại giao và cơng trình sự nghiệp khác.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm


6

công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm
đồ gốm.
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng
không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ
thống đường bộ và cơng trình giao thơng khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí cơng cộng;
đất cơng trình năng lượng; đất cơng trình bưu chính, viễn thơng; đất chợ; đất bãi
thải, xử lý chất thải và đất công trình cơng cộng khác.
+ Đất cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng.
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.

+ Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
+ Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao
động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nơng sản, thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp và đất xây
dựng cơng trình khác của người sử dụng đất khơng nhằm mục đích kinh doanh mà
cơng trình đó khơng gắn liền với đất ở.
- Nhóm đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng là đất chưa xác định mục đích
sử dụng.
Tóm lại, theo mục đích sử dụng, ở Việt Nam đất được chia làm ba loại: Đất
nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng [15], [16], [17].
1.1.3. Khái niệm về quản lý đất đai
Từ xa xưa, quản lý đất đai đã xuất hiện dưới những hình thức khác nhau với
tư cách là một cơng cụ hữu hiệu của Nhà nước về quản lý đất đai. Quản lý đất đai
xuất hiện khi xã hội loài người hình thành và phát triển các quốc gia, khi mà đất đai
trở thành nguồn lợi to lớn của đất nước [9].
Theo Stephan Lavigne: Lịch sử quản lý đất đai (địa chính) thực chất hịa lẫn
vào lịch sử kinh tế của mỗi dân tộc. Khái niệm về quản lý đất đai (địa chính) ở mọi
lúc, mọi nơi đều liên quan đến vấn đề sở hữu đất đai và cách thức chiếm hữu đất đai


7

[9].
Theo hai nhà nghiên cứu người Nga A. X. Tresev và I. Phexenko, quản lý đất
đai là một khoa học, một lĩnh vực có mục tiêu rõ ràng và có những đặc trưng: Quản
lý đất đai là quá trình mang tính chất liên tục theo thời gian và khơng gian; Quản lý
đất đai là q trình có mục tiêu rõ rệt, địi hỏi sự phân tích sâu sắc, xử lý và sử dụng
những thông tin thu thập được để đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ đánh giá đất
đai và những bất động sản gắn liền với đất; Những tư liệu quản lý đất đai tác động
đến chức năng quản lý tài nguyên đất và các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc

dân, đến cơ chế trong quản lý thị trường; Điểm đặc biệt của quản lý đất đai thể hiện
ở chỗ đối tượng nghiên cứu là thửa đất - nguồn sản sinh của quản lý đất đai [9].
Như vậy, quản lý đất đai là sự tổng hợp các yếu tố và tính chất của đất đai
trong mối quan hệ và tương tác với nhau theo một cấu hình nào đó nhằm cung cấp
cho các đối tượng sử dụng những thông tin về các thửa đất. Nếu xem xét quản lý đất
đai với tư cách là một ngành khoa học có thể đưa ra các định nghĩa sau: Quản lý đất
đai là khoa học nghiên cứu những quy luật khách quan về cung cấp thơng tin, hệ
thống hóa cách thức và phương pháp đánh giá đất đai như một tư liệu chung của sản
xuất, trong mối quan hệ tương tác giữa chủ thể và khách thể sử dụng đất [9].
Trong khi đó, các nhà khoa học phương Tây đã đưa ra định nghĩa quản lý đất
đai như sau: Quản lý đất đai là các hoạt động liên quan đến quản lý đối với đất đai
như một tài nguyên dưới tầm nhìn lợi ích cả về kinh tế lẫn môi trường [9].
Quản lý đất đai (Land administration - địa chính), theo định nghĩa của LHQ,
“Là q trình lưu giữ và cập nhật những thông tin về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và
những thông tin khác liên quan đến đất. (Land administration guidelines - 1996) - chỉ
dẫn về quản lý hành chính đất đai. Là q trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử
dụng, phát triển quỹ đất, khai thác lợi nhuận thu được từ đất (thông qua thuế, cho
thuê, bán) và giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai. Đối tượng quản lý đất
đai liên quan đến cả 2 đối tượng đất công và đất tư bao gồm các công việc: đo đạc đất
đai, đăng ký đất đai, định giá đất đai, giám sát sử dụng, lưu giữ và cập nhật các thông
tin đất đai, cung cấp các thông tin đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai” [24].


8

Quản lý đất đai (Land management): là quản lý tài nguyên đất, được xem xét
trên cả phương diện môi trường và kinh tế [24].
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một định nghĩa chính thức hoặc thơng dụng
nào về quản lý đất đai. Thậm chí, trong lịch sử đã có lúc người ta dịch “cadaster” là
“địa chính”, trong khi đó dịch đúng nghĩa phải là “hồ sơ địa chính”. Mặt khác, lý

luận về sở hữu đất đai ở nước ta trong giai đoạn 25 năm gần đây cũng có những đặc
điểm riêng, trong đó nhà nước đóng vai trị quản lý chung đối với đất đai vừa thay
mặt chủ sỡ hữu thực hiện một số quyền năng về chiếm hữu và định đoạt [9].
Về khái quát, có thể hiểu: Quản lý đất đai là khoa học về quản lý nhà nước
đối với đất đai.
1.1.4. Vai trò của đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn
tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất.
C. Mác viết rằng: Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh
tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong
nơng lâm nghiệp.
Thứ nhất, vai trị của đất đai đối với các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung:
Trong tiến trình lịch sử xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắn kết
chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người
dựa vào đó để tạo nên sản phẩm ni sống mình. Đất đai luôn luôn là thành phần
quan trọng hàng đầu của mơi trường sống. Khơng có đất đai thì sẽ khơng có bất kỳ
một ngành sản xuất nào, khơng có một q trình lao động nào diễn ra và cũng
khơng thể có sự tồn tại của xã hội lồi người. Đất đai là địa bàn của các hoạt động
kinh tế - xã hội. Muốn xây dựng một nhà máy, trước hết phải có địa điểm, một diện
tích đất đai nhất định, trên đó sẽ là nơi xây dựng các nhà xưởng để máy móc, kho
tàng, bến bãi, nhà làm việc, đường đi lại. Tất cả những cái đó là cần thiết trước tiên
để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với sự phát triển nhanh chóng
của ngành cơng nghiệp là sự phát triển của các ngành xây dựng, các cơng trình dân
cư phát triển, địi hỏi xây dựng nhà ở và hình thành đơ thị, các khu dân cư mới.


9

Những yêu cầu này ngày càng tăng lên làm cho nhu cầu đất đai dành cho các ngành
đó cũng tăng lên.

Thứ hai, vai trò của đất đai đối với các hoạt động khai thác trực tiếp các yếu
tố từ đất đai như ngành cơng nghiệp khai khống (hầm mỏ, vật liệu xây dựng),
ngành du lịch. Đặc điểm của các ngành này là phụ thuộc vào các điều kiện, đặc tính
sẵn có có thể là của đất đai hoặc do các yếu tố mơi trường, thời tiết, khí hậu bên
ngồi. Việc bố trí hoạt động sử dụng đất của các ngành này không thể phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của con người mà phụ thuộc vào điều kiện vốn có của đất đai.
Thứ ba, đối với sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và
không có tư liệu nào có thể thay thế được. Vì tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao
động và công cụ lao động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong ngành
trồng trọt, là quá trình tác động của con người vào ruộng đất như cày bừa, bón phân
nhằm thay đổi chất lượng đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng
và phát triển, tức là quá trình biến đổi đất đai từ kém màu mỡ thành màu mỡ hơn.
Trong quá trình này đất đai đóng vai trị như là đối tượng lao động. Mặt khác, con
người sử dụng đất đai như một công cụ để tác động lên cây trồng, thơng qua đó làm
tăng độ màu mỡ của đất nhằm thu nhiều sản phẩm hơn. Trong q trình này đất
đóng vai trị như là tư liệu lao động. Như vậy đất đai tham gia sản xuất nó là tư liệu
sản xuất chủ yếu nhất, quan trọng nhất. Vì vậy, định hướng trong sản xuất nông
nghiệp là khi sử dụng đất cần hạn chế các hoạt động làm mất yếu tố tự nhiên, ưu
tiên hoạt động khai thác sử dụng trực tiếp các yếu tố tự nhiên nhưng vẫn có thể đưa
vào sản xuất nông nghiệp [19].
1.1.5. Đặc điểm của đất đai
Đất đai là tài ngun khơng thể tái sinh nhưng lại có khả năng tái tạo được.
Như ta đã biết, đất là vật thể thiên nhiên hình thành lâu đời do kết quả quá
trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố bao gồm: đá, động thực vật, khí hậu, địa hình
và thời gian. Tất cả các loại đất trên trái đất này được hình thành sau một quá trình
thay đổi lâu đời của thiên nhiên. Đất đai được hình thành khơng nằm trong ý muốn
chủ quan của con người mà hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Quỹ đất đai hiện


10


được phân chia thành nhiều dạng, loại khác nhau nên có những mục đích sử dụng
khác nhau, mà phần đất đai dành cho mỗi mục đích có giới hạn và đơi khi có những
mục đích khơng thể chuyển đổi được.
Vấn đề đặt ra: Tuy đất đai không thể sản sinh nhưng nếu đất đai được sử dụng
hợp lý thì sức sản xuất sẽ tăng lên. Sử dụng hợp lý có nghĩa là các hoạt động sử dụng
không làm mất khả năng sản xuất, tăng cường các hoạt động làm tăng khả năng sản
xuất (như hoạt động canh tác, cải tạo đất, trồng rừng, cây bóng mát, cây thực vật từ
đó làm tăng chất hữu cơ, độ che phủ và khả năng giữ nước, duy trì tính chất sinh
thái). Con người không tạo ra được đất đai, nhưng bằng lao động của mình mà cải
thiện đất đai, làm cho đất đai từ xấu trở thành tốt hơn và làm tăng sản lượng ruộng
đất. Vì vậy, việc sử dụng đất đai phải theo một yêu cầu cao nhất, tiết kiệm cho mỗi
mục đích đặc biệt là mục đích khơng thể chuyển đổi được, cùng với việc khai thác sử
dụng đất phải gắn liền với bảo vệ mơi trường.
Đất đai có vị trí cố định và sức sinh lợi không đồng đều. Vị trí tự nhiên là cố
định và mang tính tuyệt đối. Vị trí tương đối của mảnh đất được thể hiện ở khả năng
tiếp cận của mảnh đất và khoảng cách đến các trung tâm phát triển; hai yếu tố này
tạo nên sức sinh lợi và giá trị kinh tế của mảnh đất. Ví trí tương đối có thể thay đổi
được. Vì vậy khi đầu tư cần quan tâm đến vị trí tương đối của đất đai, dự báo khả
năng thay đổi của ví trí tương đối và nhìn thấy được giá trị kỳ vọng của đất đai [19].
Đất đai là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người.
Trong quá trình hoạt động sản xuất, đất đai trở thành hoạt động sản xuất
không thể thiếu được. Tác động của con người vào đất đai thông qua hoạt động sản
xuất đa dạng, phong phú với nhiều vẻ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp nhằm khai
thác triệt để nguồn tài ngun thiên nhiên này vì lợi ích của mình. Những tác động
đó có thể làm thay đổi tính chất sử dụng của đất đai, từ đất hoang sơ thành đất canh
tác được, hoặc đất đai từ sử dụng mục đích này sang mục đích khác. Hoặc những
tác động để cải tạo tính chất đất, làm tăng độ màu mỡ của đất. Tất cả những tác
động ấy của con người làm cho đất đai vốn dĩ là một sản phẩm của tự nhiên trở
thành một sản phẩm lao động [19].



11

1.1.6. Quan hệ chiếm hữu và sở hữu đất đai
Từ xa xưa, khi loài người sống thành bầy đàn, con người chuyển từ săn bắt
sang trồng cây trên những đất đai chiếm hữu được và trở thành sở hữu chung của
cộng đồng. Cùng với tiến trình phát triển của xã hội loài người, chế độ sở hữu và
chiếm hữu đất đai cũng phát triển theo nhiều kiểu khác nhau. Như vậy, xét về mặt
bản chất nguồn gốc đất đai được coi là sản phẩm chung của xã hội và thuộc sở hữu
chung [19].
Ngày nay, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
Theo khoản 1 điều 5, Luật đất đai 2003 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà Nước đại diện chủ sở hữu”.
Theo khoản điều 4, Luật đất đai 2013 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền
sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
Như vậy, ở nước ta quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân. Đất đai là tài sản
chung của tất cả mọi người và Nhà Nước là người đại diện cho nhân dân thống nhất
quản lý toàn bộ đất đai.
Với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai, Nhà Nước thực hiện việc thống
nhất quản lý về đất đai trong phạm vi cả nước nhằm đảm bảo cho đất đai được sử
dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo lợi ích của Nhà Nước
cũng như của người sử dụng đất. Đồng thời, để đảm bảo cho việc khai thác và sử
dụng đất đai ổn định, lâu dài và có hiệu quả. Nhà Nước mở rộng tối đa các quyền
của người sử dụng đất như: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
1.1.7. Khái quát về bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư
- Một số khái niệm:
Bồi thường: Là đền bù những vấn đề tổn hại gây ra [22].

Bồi thường thiệt hại về đất đai: Là biện pháp để phân bố lại tài nguyên đất
trên quan điểm lấy bao nhiêu bù bấy nhiêu [18].
Bồi thường về đất: Là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với


12

diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất [12].
Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất
của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử
dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai [12].
Giải tỏa: Khi nhà nước cần thu hồi đất vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi
ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và phát triển kinh tế thì sẽ tiến hành các bước theo
đúng quy định của pháp luật nhằm lấy được mặt bằng khu đất cần sử dụng cho các
mục đích trên gọi là giải tỏa [22].
Hỗ trợ là khoản trả thêm ngoài tiền và hiện vật được đền bù [18].
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất
thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển [17].
Giải phóng mặt bằng: Là q trình thực hiện các công việc liên quan đến việc
di dời nhà cửa, cây cối, các cơng trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một
phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một
cơng trình mới [26].
Tái định cư: Là một biện pháp nhằm ổn định, khôi phục đời sống cho những
người bị ảnh hưởng bởi các dự án của Nhà nước, khi mà đất nơi tái định cư cũ bị
thu hồi hết hoặc bồi thường khơng hết, phần cịn lại khơng còn đủ điều kiện để tiếp
tục sinh sống, phải chuyển đến nơi ở mới [6].
Bố trí tái định cư: Người bị thu hồi bằng đất nào thì được bồi thường bằng việc
giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu khơng có đất để bồi thường thì được bồi
thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi [22].
Hiến pháp năm 2013, Luật Đất Đai năm 2013 và các văn bản pháp luật liên

quan đã quy định chi tiết công tác giải tỏa, bồi thường và bố trí tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích khác nhau.
1.1.8. Bản chất của việc bồi thường, giải phóng mặt bằng
Hiến pháp năm 2013 của nước ta nêu rõ: “Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946,
Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt


13

Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, cơng bằng, văn minh” [14].
Thêm vào đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2127/QĐ-TTg năm
2011 về Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030 với các quan điểm:
a) Có chỗ ở thích hợp và an tồn là một trong những quyền cơ bản, là điều
kiện cần thiết để phát triển con người một cách toàn diện, đồng thời là nhân tố quyết
định để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Phát
triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân [4].
b) Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách
phát triển kinh tế - xã hội; Nhà nước ban hành chính sách thúc đẩy thị trường nhà ở
phát triển, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách
xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở nhằm góp
phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo
hướng văn minh, hiện đại [4].
c) Phát triển nhà ở tại các địa phương phải phù hợp với chương trình phát triển
nhà ở trong từng giai đoạn của địa phương, phải tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy
hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội; phát triển nhà ở trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, đặc
biệt là tài nguyên đất đai; tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở; chú trọng phát

triển nhà chung cư, nhà ở để cho thuê, kể cả khu vực nhà nước và tư nhân [4].
d) Phát triển nhà ở phải bảo đảm an toàn và đáp ứng các điều kiện về chất
lượng xây dựng, kiến trúc, cảnh quan, tiện nghi và môi trường; đủ khả năng ứng
phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai, sử dụng tiết kiệm năng lượng theo
đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành [4].
Như vậy, có thể hiểu bản chất của cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng khi
Nhà nước thu hồi đất phục vụ mục đích an ninh, quốc phịng, lợi ích quốc gia, lợi
ích cơng cộng trong q trình hiện nay khơng chỉ đơn thuần là sự đền bù về mặt vật
chất mà còn phải đảm bảo lợi ích của người dân phải di chuyển. Đó là họ phải có


14

được chỗ ở ổn định, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ, nhưng chắc chắn phải
tốt hơn nơi cũ về mọi mặt thì mới tạo điều kiện cho người dân sinh sống ổn định.
1.1.9. Đặc điểm của bồi thường, giải phóng mặt bằng
Tính đa dạng thể hiện: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác
nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Khu vực nội thành,
mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực
ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động
sản xuất đa dạng: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ;
Khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nơng
nghiệp. Do đó mỗi khu vực bồi thường GPMB có những đặc trưng riêng và được
tiến hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu
vực và từng dự án cụ thể.
Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trị quan trọng trong đời
sống kinh tế, xã hội đối với mọi người dân. Đối với khu vực nông thôn, dân cư chủ
yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất
quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề
nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm

chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho
thuê. Mặt khác, cây trồng, vật ni trên vùng đó cũng đa dạng dẫn đến công tác
tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển, định giá bồi thường rất khó khăn
và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau
này.
Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau:
Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của
người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở.
Nguồn gốc sử dụng đất khác nhau qua nhiều thời kỳ với chế độ quản lý khác
nhau, cơ chế chính sách khơng đồng bộ dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai xây nhà
trái phép diễn ra thường xuyên.
Thiếu quỹ đất do xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái định


15

cư thấp chưa đảm bảo được yêu cầu.
Dân cư một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống bám vào
các trục đường giao thông của khu dân cư làm kế sinh nhai nay chuyển đến ở khu
vực mới thì điều kiện kiếm sống bị thay đổi nên họ không muốn di chuyển.
Từ các điểm trên cho thấy mỗi dự án khác nhau thì tính phức tạp của công
tác GPMB cũng khác nhau.
Một số vấn đề liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư và
nguyên nhân xảy ra những vướng mắc.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trước đây còn chưa được quan tâm
đúng mức, nhiều vướng mắc, tồn đọng không được kịp thời giải quyết, do đó khơng
ít các trường hợp Nhà nước phải mặc nhiên công nhận quyền sử dụng đất cho các
chủ sử dụng khơng có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất
đai. Việc điều tra, đo đạc, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính vẫn cịn hạn chế, nhiều
trường hợp chưa sát với thực tế. Những hạn chế này làm ảnh hưởng đến công tác

xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Các văn bản pháp lý quản lý nhà nước về đất đai nói chung, chính sách, thủ
tục trong cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng thiếu tính ổn định,
chưa thực sự hồn chỉnh và cịn chưa phù hợp thực tế.
Chính quyền các cấp khơng có đầy đủ hồ sơ quản lý, khơng cập nhật biến
động thường xuyên, không quản lý được những vụ việc mua bán, chuyển nhượng
đất đai không theo đúng quy định của pháp luật, đã gây nhiều khó khăn cho cơng
tác kiểm kê, thẩm định làm chậm trễ, ách tắc trong cơng tác GPMB.
Việc cấp GCNQSDĐ nhiều trường hợp cịn thiếu chính xác, làm cho việc
xem xét tính pháp lý đất đai khi giải phóng mặt bằng gặp khơng ít khó khăn.
Một số cán bộ làm công tác GPMB chưa được đào tạo nghiệp vụ, mức độ
nghiên cứu và áp dụng đúng các văn bản pháp luật hiện hành còn hạn chế; tổ chức
làm nhiệm vụ GPMB khi lập phương án bồi thường chưa nghiêm túc thực hiện việc
lấy ý kiến của người bị ảnh hưởng theo quy định; ý kiến phản ánh của người dân
chưa được giải thích hoặc tiếp thu, dẫn đến những thiếu sót, tồn tại trong phương án


16

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thắc mắc của người dân là khó tránh khỏi.
Một số trường hợp, chính quyền địa phương chưa chủ động giải quyết các
vướng mắc phát sinh trong công tác GPMB theo thẩm quyền mà muốn thông qua
Hội đồng tư vấn của tỉnh giải quyết vướng mắc.
Chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp
cưỡng chế đối với những trường hợp hộ gia đình, cá nhân không chấp hành việc đo
đạc đất đai, kiểm đếm tài sản.
Giá đất để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thời gian qua quá thấp so
với giá chuyển nhượng thực tế tại địa phương làm cho người dân cảm thấy bị thiệt
thịi nếu khơng được giao đất tái định cư, vì vậy người dân thường xun có kiến
nghị tăng tiền bồi thường, giao đất tái định cư và không bàn giao mặt bằng, làm

chậm tiến độ thực hiện GPMB, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Một số phương án BT, HT &TĐC chưa thực hiện chính sách hỗ trợ, đào tạo
nghề nghiệp, tuyển dụng tạo việc làm cho các các đối tượng bị ảnh hưởng. Một số
phương án có thực hiện chính sách đào tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp song chất lượng đào tạo chưa đảm bảo yêu cầu về trình độ tay nghề để
tìm kiếm việc làm.
Việc xây dựng các khu tái định cư của các dự án thường bị động, cơ sở hạ tầng
không được đầu tư đồng bộ theo quy định; nhiều khu tái định cư được xây dựng chưa
phù hợp với tập quán sinh hoạt của người dân. Do yêu cầu của công tác quy hoạch,
kiến trúc nên các khu QH, khu TĐC có quy mơ diện tích chưa đa dạng, linh hoạt cho
người đợc tái định cư chọn lựa. Các phương án thiếu biện pháp khôi phục nguồn thu
nhập - "phục hồi sinh kế" tại nơi ở mới cho người được bố trí tái định cư.
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai và chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất ở các địa phương còn hạn chế,
chưa được quan tâm đúng mức; khi giải thích, hướng dẫn thắc mắc của người dân
thì nhiều trường hợp chỉ qua loa, chiếu lệ [8].
Như vậy, trên đây là một số vấn đề về công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Về khái quát, các vấn đề trên đã tồn tại lâu dài, qua nhiều thời kỳ từ khi đất nước tiến


17

hành cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, cần những sự vào cuộc quyết
liệt, sự thay đổi toàn diện về tư duy để giải quyết tận gốc rễ các vấn đề trên. Từ đó,
cơng tác phát triển quỹ đất mới có thể được tiến hành một cách hiệu quả nhất.
- Khái niệm về quỹ đất sạch
Quỹ đất sạch là quỹ đất đã được Nhà nước thu hồi đất, thực hiện bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được cấp thẩm quyền phê duyệt [23].
- Yêu cầu đối với quỹ đất sạch

Quỹ đất sạch là quỹ đất được tạo ra trên cơ sở đất đã được thực hiện giải
phóng mặt bằng xong và phải gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
từng thời kỳ với quy hoạch xây dựng đô thị hiện do Nhà nước quản lý để phục vụ
cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích cơng cộng của Tỉnh. Việc sử dụng quỹ đất sạch phải đúng mục đích, cơng khai,
minh bạch, hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật [23].
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực tiễn về công tác thu hồi đất, tạo quỹ đất trên thế giới
1.2.1.1. Ngân hàng thế giới
Trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng Ngân hàng Thế giới có
phương châm: Giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động của việc thu hồi đất, đồng
thời có chính sách thỏa đáng, phù hợp, đảm bảo cho người dân trong vùng có dự án
không gặp phải bất lợi trong cuộc sống, khôi phục, cải thiện chất lượng cuộc sống,
nguồn sống đối với người sử dụng đất.
Do đó, để thực hiện các phương châm trên, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra
quan điểm “…chìa khóa dẫn đến việc đền bù tái định cư hợp lý là chấp nhận và
thực hiện chính sách phát triển mà con người là trung tâm chứ không phải là chính
sách đền bù vật chất”. Vì vậy, mục tiêu của các chính sách đền bù, hỗ trợ và tái định
cư của ngân hàng thế giới là nhằm giảm thiểu càng nhiều càng tốt và đưa ra các giải
pháp khôi phục để giúp người dân bị thu hồi đất cải thiện hoặc ít ra vẫn giữ được
mức sống, khả năng thu nhập và mức độ sản xuất như trước khi chưa có dự án.


×