Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá hiệu qua sử dụng đất nông nghiệp tại huyện long điền, tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 113 trang )

i

A
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ NHÃ TRÚC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN LONG ĐIỀN, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Đồng Nai, 2023


ii

A

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ NHÃ TRÚC


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN LONG ĐIỀN, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 885 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI HẢI CHÂU

Đồng Nai, 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được từng được sử dụng
để bảo vệ một học vị nào. Nội dung đề tài này là những kết quả nghiên cứu,
những ý tưởng khoa học được tổng hợp từ cơng trình nghiên cứu do tôi trực
tiếp thực hiện.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày..…tháng….năm 2023
Người cam đoan

Nguyễn Thị Nhã Trúc


ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn và đạt được thành quả như ngày hôm nay, em
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Quý thầy cô trường Đại học Lâm nghiệp phân hiệu Đồng Nai đã tận tình
giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong thời gian học
tập tại trường và trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Thầy TS. Mai Hải Châu người trực tiếp hướng dẫn đã dành thời gian và
tâm huyết, tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ em hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Cán bộ UBND huyện Long Điền, phịng Tài ngun và Mơi trường, Chi
nhánh văn phịng Đăng ký đất đai huyện và phịng Nơng nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã tạo điều kiện thuận
lợi để tôi thu thập tài liệu hoàn thành luận văn được tốt nhất.
Luận văn chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tơi rất
mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn để bài
luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày

tháng năm 2023
Học viên

Nguyễn Thị Nhã Trúc


iii

MỤC LỤC
TRANG

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Đất, đất đai, đất nông nghiệp .................................................................. 4
1.1.1.1. Đất, đất đai và phân loại đất đai ........................................................... 4
1.1.1.2. Đất nông nghiệp, sử dụng và quản lý đất nơng nghiệp ........................ 7
1.1.2. Hiệu quả và tính hợp lý trong sử dụng đất nông nghiệp ....................... 10
1.1.2.1. Hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đánh giá
thích nghi đất đai ............................................................................................. 10
1.1.2.2. Quan điểm sử dụng bền vững đất nông nghiệp ................................. 17
1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 18
1.3.1. Tinh hình sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới .................................. 18
1.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trong nước .................................... 20
1.3.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan ................................................ 21


iv


Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 26
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 26
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất nông
nghiệp huyện Long Điền ................................................................................. 26
2.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Long Điền ... 26
2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Long Điền....... 27
2.2.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp............ 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 27
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 27
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ....................................... 27
2.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................... 29
2.3.3.1. Hiệu quả kinh tế ................................................................................. 30
2.3.3.2. Hiệu quả xã hội .................................................................................. 32
2.3.3.3. Hiệu quả môi trường .......................................................................... 33
2.3.4. Phương pháp thống kê và phân tích số liệu .......................................... 34
2.3.5. Phương pháp đánh giá thích nghi đất đai .............................................. 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 35
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 35
3.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 35
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................... 42
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế ................................................................ 42
3.1.2.2. Phát triển xã hội ................................................................................. 45
3.1.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 49
3.1.3.1. Thuận lợi ............................................................................................ 49
3.1.3.2. Khó khăn ............................................................................................ 50



v

3.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Long Điền ...... 51
3.2.1. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ...................................................... 51
3.2.2. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và mô tả các loại hình
sử dụng đất nơng nghiệp ................................................................................. 56
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Long Điền .......... 60
3.3.1. Năng suất một số loại cây trồng chính .................................................. 60
3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế...................................................................... 60
3.3.2.1. Đối với cây trồng hằng năm ............................................................... 61
3.3.2.2. Đối với cây lâu năm ........................................................................... 64
3.3.3. Đánh giá hiệu quả xã hội ....................................................................... 74
3.3.4. Đánh giá hiệu quả môi trường............................................................... 77
3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp............... 82
3.4.1. Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa huyện Long Điền
......................................................................................................................... 82
3.4.1.1. Căn cứ đè xuất định hướng ................................................................ 82
3.4.1.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa huyện Long Điền ..... 86
3.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ........................ 88
3.4.2.1. Về cơ chế chính sách, quản lý ............................................................ 88
3.4.2.2. Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất........................................ 89
3.4.2.3. Thị trường........................................................................................... 89
3.4.2.4. Vốn đầu tư .......................................................................................... 90
3.4.2.5. Gải pháp đào tạo nguồn nhân lực....................................................... 91
3.4.2.6. Tăng cường cơ sở hạ tầng .................................................................. 92
3.4.2.7. Tổ chức sản xuất và sơ chế bảo quản nông sản ................................. 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV:

Bảo vệ thực vật

CPSX:

Chi phí sản xuất

DT:

Doanh thu

ĐVT:

Đơn vị tính

IPM:

Quản lý dịch hại tổng hợp (Intergrated pest management)

LĐ:

Lao động

LN:


Lợi nhuận

LUT:

Loại hình sử dụng đất (Land Use Type)

TN&MT:

Tài ngun và mơi trường

VPĐKĐĐ : Văn phịng đăng ký đất đai


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1. Thay đổi diện tích sử dụng đất của các loại đất ở Việt Nam trong giai
đoạn 2010-2020 ............................................................................................... 20
Bảng 2.1. Bảng phân bổ phiếu khảo sát .......................................................... 29
Bảng 3.1: Phân loại đất huyện Long Điền ...................................................... 40
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Long Điền năm 2021 ..................... 51
Bảng 3.3. Biến động sử dụng đất Huyện Long Điền giai đoạn 2016-2021 .... 53
Bảng 3.4. Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Long Điền .................. 57
Bảng 3.5. Kết quả điều tra năng suất một số cây trồng chính ........................ 60
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất .............................. 61

Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế cây tiêu tại huyện Long Điền (cho 1 ha)............. 65
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế cây điều tại huyện Long Điền (cho 1 ha) ............ 67
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế cây xoài tại huyện Long Điền (cho 1 ha) ............ 69
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế cây nhãn tại huyện Long Điền (cho 1 ha) ......... 72
Bảng 3.11. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất ............................. 75
Bảng 3.12. Mức độ hài lịng của nơng hộ đối với các loại hình sử dụng đất . 76
Bảng 3.13. Bảng so sánh lượng thuốc bảo vệ thực vật ................................... 79
Bảng 3.14. Đánh giá của nông hộ về mức độ tác động của các LUT đến môi
trường .............................................................................................................. 80
Bảng 3.15. Các LUT được lựa chọn ............................................................... 84
Bảng 3.16. Phân hạng thích hợp đất đai các loại hình sử dụng đất ................ 85
Bảng 3.17. Định hướng các loại hình sử dụng đất năm 2030 ......................... 87


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Long Điền .......................................................... 36
Hình 3.2. Tài nguyên đất huyện Long Điền .................................................... 41
Hình 3.3. Hiện trạng sử dụng đất Huyện Long Điền năm 2021 ..................... 52
Hình 3.4. Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp năm 2016 .............................. 54
Hình 3.5. Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp năm 2021 .............................. 55
Hình 3.6. Hiệu quả kinh tế LUT 2 .................................................................. 62
Hình 3.7. Hiệu quả kinh tế LUT 3 .................................................................. 63
Hình 3.8. Hiệu quả kinh tế LUT 4 .................................................................. 63

Hình 3.9. Đánh giá hiệu quả xã hội các LUT ................................................. 77
Hình 3.10. Đánh giá mức độ tác động môi trường các LUT .......................... 81


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Luật đất đai 2013 “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu”, đất đai là tư liệu sản xuất, là yếu tố đầu vào quan trọng, có
tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nơng nghiệp - ngành sản xuất tạo ra
lương thực, thực phẩm ni sống con người. Bên cạnh đó, đất đai là nền tảng
để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, do vậy đất đai không chỉ
là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc
biệt là đối với sản xuất nơng nghiệp. Sản xuất nơng nghiệp có tầm quan trọng
đặc biệt, sản phẩm từ nông nghiệp không gì có thể thay thế. Do sức ép về dân
số, tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bao
gồm cả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp từ đó đất nơng nghiệp ngày
càng bị thu hẹp (Phạm Thị Phin; Nguyễn Hữu Thành, 2012). Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê năm 2020, cả nước có tổng diện tích đất tự nhiên là
33.095.100 ha, trong đó đất nơng nghiệp 26.290.400 ha, chiếm 79,5%, như vậy
phần lớn đất đai được sử dụng cho mục đích nơng nghiệp nên việc sử dụng đất
đai có hiệu quả là vấn đề quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Huyện Long Điền nằm ở phía nam của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, huyện
có điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước, thời tiết thuận lợi cho canh tác nơng
nghiệp nên đã hình thành các vùng chuyên canh lúa, rau màu tập trung, các cây
công nghiệp và cây ăn quả. Năng suất và sản lượng cây trồng của huyện đạt
được khá cao so với các huyện khác trong tỉnh nhưng giá trị trên một đơn vị
diện tích cịn thấp, thu nhập bình qn của người dân làm nơng nghiệp chưa
cao, dẫn đến tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chưa tận dụng được hết lợi

thế đất đai, khí hậu của huyện. Mặc khác, từ năm 2016 đến nay tình trạng người
dân chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp diễn ra sôi động, đặc


2

biệt diện tích đất lúa giảm nhiều diện tích đất trồng lúa còn lại đến năm 2021
giảm 62 ha so với năm 2016. Bên cạnh đó mơi trường nước mặt nội đồng ngày
càng ô nhiễm nặng chất độc hữu cơ, vi sinh vật có hại, thuốc trừ sâu, kim loại
nặng. Từ thực tiễn đó, địi hỏi huyện Long Điền cần phải tổ chức, cơ cấu, xây
dựng lại nền sản xuất nơng nghiệp hiệu quả và hợp lý hơn (Phịng TN-MT
huyện Long Điền, 2021). Xuất phát từ vấn đề trên, với mong muốn góp phần
nâng cao hiệu quả, sử dụng bền vững quỹ đất nông nghiệp của huyện Long
Điền trong những năm tới và lâu dài.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” được thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện
Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Long Điền.
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp chính
trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện
Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu góp phần hồn thiện cơ sở lý luận về đánh giá hiệu

quả sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp, đồng thời đề tài nghiên cứu có giá trị
tham khảo cho các nghiên cứu sau này về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững.


3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, thúc đẩy
phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao mức thu nhập cho người nông dân
trên địa bàn huyện Long Điền cũng như các địa bàn khác có điều kiện phát triển
tương tự.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đất, đất đai, đất nông nghiệp
1.1.1.1. Đất, đất đai và phân loại đất đai
a. Đất
Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng,
là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được
coi là khác biệt với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu
tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi. Các tầng trên
nhất của đá không phụ thuộc vào dạng; chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi
các tác động phổ biến của nước, khơng khí và một loạt các dạng hình của các
sinh vật sống hay chết.
Như vậy đất có nguồn gốc từ các loại đá mẹ nằm trong thiên nhiên lâu

đời bị phá hủy dần dưới tác dụng của các yếu tố lý học, hóa học và sinh học.
Sự khác biệt giữa đá và đất là độ phì nhiêu.
Đất đồng hành cùng con người qua các nền văn minh nông nghiệp khác
nhau, từ nông nghiệp thô sơ vào buổi bình minh của lồi người đến nền nơng
nghiệp đầy ắp những tiến bộ về khoa học kỹ thuật như ngày nay. Mọi hoạt
động của con người đều gắn với bề mặt của đất và khơng gian quanh nó
(Yuong A. 1988).
b. Đất đai
Theo Brinkman và Smyth (1976): “Đất đai về mặt địa lý mà nói là vùng
đất chuyên biệt trên bề mặt trái đất, có những đặc tính mang tính ổn định, hay
có chu kỳ dự đốn được trong khu vực sinh quyển theo chiều thẳng từ trên
xuống dưới, trong đó bao gồm: khơng khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể


5

thực vật và động vật và kết quả của những hoạt động con người trong việc sử
dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và tương lai” (Lê Quang Trí, 2001).
Tuy nhiên trong các tài liệu nghiên cứu về quản lý đất đai hiện nay đưa
ra nhiều định nghĩa khác nhau về đất đai, cụ thể như:
“Đất đai là một phần bề mặt tơi xốp của lớp vỏ trái đất, chịu ảnh hưởng
của các yếu tố tự nhiên như địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, sinh vật. Đất
đai là một loại tài nguyên thiên nhiên, một loại tư liệu sản xuất, chỉ tất cả các
lục địa và mặt nước trên bề mặt trái đất. Đất đai nghĩa hẹp chỉ bộ phận lục địa
trên bề mặt trái đất” (Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa, 1998).
Cũng có quan điểm khác cho rằng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của
bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên
và dưới bề mặt đó: bao gồm khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, nước
(hồ, sơng, suối, đầm lầy...), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm
và khống sản trong lịng đất, tập đồn thực vật và động vật, trạng thái định cư

của con người những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại
(san nền, hồ chứa nước…)” (Tổng cục quản lý đất đai, 2014).
Lại có quan điểm định nghĩa đất đai thơng qua chức năng của nó, như
khái niệm đất đai được xác định trong Luật đất đai năm 1993: “Đất đai là tài
nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phịng”.
Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất ngày càng
gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất là lớp bề mặt của trái đất, có khả năng cho sản
phẩm cây trồng để ni sống con người. Mọi hoạt động của con người gắn liền
với lớp bề mặt đó theo thời gian và khơng gian nhất định. Đất đai chính là kết
quả của sự gắn kết đấy. Như vậy, đất đai là khái niệm, là một phạm trù thể hiện
mối quan hệ tổng hòa giữa hoạt động kinh tế-xã hội của con người với đất, lớp


6

bề mặt trái đất trên một lãnh thổ nhất định. Bề mặt trái đất với phần bề sâu trong
lòng đất và phần không gian bên trên được sử dụng vào các mục đích khác nhau
phụ thuộc vào nhu cầu của con người, trong các ngành nghề khác nhau của nền
kinh tế quốc dân.
c. Phân loại đất đai
Theo Luật Đất đai năm 2013, đất đai được phân thành 3 nhóm chính sau
(Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam, 2014):
- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
+ Đất trồng lúa;
+ Đất trồng cây hàng năm;
+ Đất trồng cây lâu năm;
+ Đất rừng sản xuất;
+ Đất rừng đặc dụng;

+ Đất rừng phịng hộ;
+ Đất ni trồng thủy sản;
+ Đất làm muối;
+ Đất nơng nghiệp khác.
- Nhóm đất phi nơng nghiệp bao gồm các loại đất:
+ Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng cơng trình sự nghiệp;
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh;
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công
nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho
hoạt động khoáng sản; đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm;
+ Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng gồm đất giao thơng, thủy lợi; đất
xây dựng các cơng trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao


7

phục vụ lợi ích cơng cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
đất xây dựng các cơng trình cơng cộng khác.
+ Đất do các cơ sở tơn giáo sử dụng;
+ Đất có cơng trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
+ Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
+ Đất phi nông nghiệp khác.
- Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích
sử dụng gồm: đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và đất núi đá
khơng có rừng cây.
Việc phân loại đất này dựa trên căn cứ vào mục đích chính sử dụng
đất nhằm đảm bảo được sự tách bạch về chế độ sử dụng đất nông nghiệp,
đất phi nông nghiệp, gắn mục đích sử dụng đất với biện pháp bảo vệ mơi

trường sinh thái.
Ngồi ra, việc phân chia đất nơng nghiệp cịn theo nhiều cách khác nhau,
dựa trên những tiêu chí khác nhau. Ví dụ, phân chia đất nơng nghiệp dựa trên
đặc tính thổ nhưỡng của đất đai. Ngồi ra, có thể phân chia đất nơng nghiệp
theo phân bố vị trí địa lý, tính chất màu mỡ của đất đai, độ phì nhiêu của đất
nơng nghiệp…
1.1.1.2. Đất nơng nghiệp, sử dụng và quản lý đất nông nghiệp
a. Đất nông nghiệp
Theo luật đất đai năm 2013: “Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào
mục đích sản xuất nơng nghiệp như: Trồng trọt, chăn nuôi, làm muối, nuôi
trồng thủy sản…, hoặc sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nơng nghiệp”
(Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2014).
b. Sử dụng đất nông nghiệp


8

Sử dụng đất (land uses) là hoạt động tác động của con người vào đất đai
nhằm đạt kết quả mong muốn trong q trình sử dụng. Sử dụng đất nơng nghiệp
là việc sử dụng đất phục vụ hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Thực tế có nhiều
loại hình sử dụng đất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây
lâu năm, đất trồng cỏ, đất trồng rừng, đất ni trồng thủy sản, v.v…, (Phạm
Chí Thành và Đào Châu Thu, 1998).
Trong đánh giá đất, Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO, 1993) đã đưa
ra những khái niệm về loại hình sử dụng đất, đưa việc xác định loại hình sử
dụng đất vào nội dung các bước đánh giá đất và coi loại hình sử dụng đất là
một đối tượng của quá trình đánh giá đất.
Loại hình sử dụng đất (Land use type - LUT) là bức tranh mô tả thực
trạng sử dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và loại cây
trồng đặc

trưng trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định.
Yêu cầu của các LUT là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai
để bảo vệ mỗi LUT phát triển bền vững. Đó là những yêu cầu sinh trưởng, quản
lý, chăm sóc, các yêu cầu bảo vệ đất và mơi trường.
Có thể liệt kê một số LUT khá phổ biến trong sử dụng đất nông nghiệp
hiện nay, như:
- Đất trồng lúa
- Đất trồng màu
- Đất nuôi trồng thủy sản
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất trồng rừng
c. Quản lý đất nông nghiệp
Quản lý đất nông nghiệp được quy định và hướng dẫn chi tiết tại Luật
Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 thay thế Luật đất đai số


9

13/2003/QH11, nội dung quy định cụ thể về các chỉ tiêu (Quốc hội nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam, 2014):
- Hạn mức giao đất nông nghiệp, cụ thể:
Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
+ Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông
Cửu Long;
+ Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương khác.
Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng
q 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối

với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng q 30 héc ta đối
với 0 mỗi loại đất là đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất
trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức
giao đất khơng q 05 héc ta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm
thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị
trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du,
miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì
hạn mức giao đất rừng sản xuất khơng quá 25 héc ta.
- Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nơng nghiệp của hộ gia đình,
cá nhân.
- Đất nơng nghiệp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng


10

- Đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích
- Đất nông nghiệp do tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngồi,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng
- Đất trồng lúa
- Đất rừng sản xuất
- Đất rừng phòng hộ
- Đất rừng đặc dụng
- Đất làm muối
- Đất có mặt nước nội địa
- Đất có mặt nước ven biển
- Đất bãi bồi ven sông, ven biển

- Đất sử dụng cho kinh tế trang trại
1.1.2. Hiệu quả và tính hợp lý trong sử dụng đất nơng nghiệp
1.1.2.1. Hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp và đánh giá
thích nghi đất đai
a. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả sử dụng đất là vấn đề rất được quan tâm hiện nay vì khi sử dụng
đất có hiệu quả thì tính bền vững mới khả thi, tuy nhiên hiệu quả cao và sự bền
vững là vấn đề khó kết hợp trong nền nơng nghiệp hiện nay.
Sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu
cây trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc của hầu hết các
nước trên thế giới. Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các
nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh mà cịn là sự mong muốn của
nơng dân - những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
Phân loại hiệu quả cần xuất phát từ luận điểm triết học Mác - Lê nin và
những luận điểm lý thuyết hệ thống:
- Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả, nó có


11

vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu
quả có khả năng lượng hố, được tính tốn tương đối chính xác và được đánh
giá bằng các chỉ tiêu. Bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là trên một diện
tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất, với
một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng yêu
cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất phát từ lý do này mà trong q
trình đánh giá đất nơng nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử dụng đất có
hiệu quả kinh tế cao.
- Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt
được các mục tiêu xã hội nhất định. Chúng có liên quan mật thiết với hiệu quả

kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Việc lượng hoá
các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn, mà chủ yếu phản
ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định tính: tạo cơng ăn việc làm cho người lao
động, ổn định chỗ ở, xóa đói giảm nghèo, giảm số người thất nghiệp, nâng cao
trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, an ninh xã hội.
- Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được
xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp. Hiện
nay, việc xác định hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp
là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm.
- Hiệu quả mơi trường là một vấn đề mang tính tồn cầu đang được chú
trọng và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này có nghĩa là mọi hoạt
động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kỹ thuật, mọi giải pháp về quản lý được
coi là có hiệu quả khi chúng khơng gây tổn hại hay có những tác động xấu đến
mơi trường đất, nước và khơng khí cũng như không làm ảnh hưởng xấu đến
môi sinh và đa dạng sinh học. Có được điều đó mới đảm bảo cho một sự phát
triển bền vững của mỗi vùng, quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.
- Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu


12

quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng
xấu đến tương lai, nó gắn chặt với q trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài
nguyên đất và môi trường sinh thái.
Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm đến cả ba
hiệu quả trên. Trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, khơng có hiệu quả kinh
tế thì khơng có điều kiện, nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường.
Ngược lại, không đạt được hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế
sẽ khơng bền vững (Nguyễn Thị Mai Linh, 2021).
b. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:
- Hiệu quả kinh tế: thông qua các chỉ tiêu sau:
+ Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật
chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).
+ Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost): Là tồn bộ các khoản chi
phí vật chất thường tính bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê, mua các yếu tố
đầu vào và dịch vụ sử dụng trong q trình sản xuất khơng bao gồm tiền thuê
lao động.
+ Giá trị gia tăng (VA - Value Added): Là giá trị sản phẩm vật chất mới
tạo ra trong quá trình sản xuất, trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất, được
xác định bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian.
VA = GO - IC
+ Lợi nhuận (LN) thu được trong 1 năm của 1ha cây trồng: Là giá trị thu
được sau khi đã trừ tất cả các chi phí sản xuất, được tính bằng giá trị sản xuất
trừ tổng chi phí.
LN = GO - Tổng CP
+ Tổng lợi nhuận thu được trong một năm của hoạt động sản xuất
trồng: Là giá trị thu được sau khi nhân lợi nhuận trung bình thu được của
1ha cây trồng.


13

Tổng LN = LN * diện tích cây trồng
+ Tổng giá trị gia tăng (tổng VA) thu được trong một năm của hoạt động
sản xuất cây trồng: Là giá trị thu được sau khi nhân giá trị gia tăng trung bình
thu được của 1ha cây trồng với diện tích cây trồng.
Tổng VA = VA * diện tích cây trồng
+ Tỷ suất lợi nhuận (TSLN): là hiệu suất lợi nhuận của một đơn vị chi
phí bỏ ra, được tính bằng thương số của lợi nhuận trên tổng chi phí.

TSLN = LN/ Tổng CP
- Hiệu quả xã hội:
+ Hoạt động sản xuất loại cây trồng nào đó đã tạo việc làm thường xuyên
cho bao nhiêu lao động trong năm.
+ Giá trị ngày công lao động khi người lao động tham gia sản xuất cây
trồng đó.
- Hiệu quả mơi trường: Việc xác định hiệu quả về mặt mơi trường của
q trình sử dụng đất nơng nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, địi hỏi
phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu
chúng tơi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua việc đánh
giá sau:
+ Tỷ lệ che phủ của cây trồng trên diện tích tự nhiên và diện tích đất
nơng nghiệp: Tỷ lệ che phủ = (Diện tích cây trồng/diện tích tự nhiên)*100;
+ Việc sử dụng loại phân, liều lượng phân bón có ảnh hưởng như thế nào
đến chất lượng đất đai.
+ Cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật về liều lượng thuốc và xử lý
bao bì sau khi sử dụng.
+ Lượng nước cần cho tưới tiêu đặt biệt phải tiêu tốn nước ngầm cho
tưới tiêu cũng là tiêu chí mơi trường cần quan tâm, đánh giá về mặt hiệu quả
mơi trường của cây trồng đó (Nguyễn Văn Đức, 2020).


14

Tóm lại, đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa 3 hệ
thống chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong một thể thống nhất. Tuy
nhiên, tùy từng điều kiện cụ thể mà ta có thể nhấn mạnh từng hệ thống chỉ tiêu
ở mức độ khác nhau.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hết sức

cần thiết, góp phần cho việc đưa ra những đánh giá thích nghi các kiểu sử dụng
đất với từng vùng đất, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng đất. Các yếu tố ảnh hưởng được chia thành 3 nhóm:
- Điều kiện tự nhiên: Bao gồm vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thời tiết,
địa hình, thổ nhưỡng, mơi trường sinh thái, nguồn nước…Có ảnh hưởng trực
tiếp, thậm chí quyết định đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất.
+ Vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt
độ, nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp… sẽ quyết định đến
khả năng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất nông
nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và mơi trường.
+ Địa hình, thổ nhưỡng: điều kiện địa hình, thổ nhưỡng là yếu tố quyết
định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnh hưởng khơng ít đến sinh
trưởng phát triển và năng suất cây trồng.
+ Đặc điểm lý, hố tính của đất: trong sản xuất nông nghiệp thành phần
cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất… quyết định
đến chất lượng và sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất.
+ Nguồn nước và chế độ nước: là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện
quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho
sinh vật sinh trưởng và phát triển.


15

- Điều kiện kinh tế, xã hội: Bao gồm rất nhiều yếu tố như: chế độ xã hội,
dân số, cơ sở hạ tầng, mơi trường, chính sách… các yếu tố này có ý nghĩa quyết
định, chủ đạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất.
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp: Trong các yếu tố của cơ
sở hạ tầng, yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó giúp vận chuyển,

trao đổi, tiêu thụ sản phẩm cũng như các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Các
yếu tố khác như thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ nông nghiệp đều có
sự ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất. Trong đó, thủy lợi và điện
là yếu tố khơng thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay. Các yếu tố cịn lại
cũng có hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản là cầu nối giữa
người sản xuất và tiêu dùng, ở đó người sản xuất thực hiện việc trao đổi hàng
hoá, điều này giúp cho họ thực hiện tốt quá trình tái sản xuất tiếp theo.
+ Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đất
thể hiện khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng về
vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền
thống trong sản xuất để mang lại kết quả tốt nhất trong sản xuất.
+ Hệ thống chính sách: chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp nơng thơn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất, chính sách khuyến nơng, hỗ trợ giá, miễn giảm thuế, chính sách định
canh định cư, chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo nghề cho lao động
nơng thơn, chính sách khuyến khích đầu tư, xố đói giảm nghèo…các chính sách
này đã có những tác động rất lớn đến vấn đề sử dụng đất, phát triển và hình thành
các loại hình sử dụng đất mới (Trần Thị Minh Châu, 2007).
d. Đánh giá thích nghi đất đai
Tiến trình đánh giá thích nghi đất đai bền vững gồm các bước sau:
(1) Tham khảo ý kiến của tất cả các đối tượng (nhà quy hoạch, nhà quản


×