Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đề cương môn tư tưởng hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.79 KB, 27 trang )

ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
MỤC LỤC
Câu 2. Nội dung độc lập dân tộc. Vận dụng .......................................................................... 2
Câu 2.1: Nội dung độc lập dân tộc ..................................................................................... 2
Câu 2.2: Vận dụng nội dung độc lập dân tộc .................................................................... 4
Câu 3: Vai trò lãnh đạo của Đảng. Vận dụng. ...................................................................... 8
Câu 3.1: Vai trò lãnh đạo của Đảng .................................................................................. 8
Câu 3.2: Vận dụng vai trò của Đảng ............................................................................... 10
Câu 4: Quan điểm HCM về Lực lượng đại đoàn kết dân tộc. Vận dụng ........................... 13
Câu 4.1. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc: ........................................................................ 13
Câu 4.2. Vận dụng về Lực lượng đại đoàn kết dân tộc ................................................... 15
Câu 5: Xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh. Vận dụng ......................................... 18
Câu 5.1: Xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh ..................................................... 18
Câu 5.2: Vận dụng quan điểm về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh ............ 20
Câu 6: Quan niệm HCM về Vai trò, sức mạnh của đạo đức. Vận dụng ........................... 23
Câu 6.1. Vai trò, sức mạnh của đạo đức. ......................................................................... 23
Câu 6.2. Vận dụng Vai trò, sức mạnh của đạo đức. ....................................................... 25

Note: NHỚ KẺ LỀ, VIẾT CỐ GẮNG SANG TỜ 2, TRÌNH BÀY THỐNG.
Sau khi phân tích hay khái quát nd cần nêu Ý NGHĨA QUAN ĐIỂM (Giá trị
của tư tưởng HCM về… trong giai đoạn hiện nay) ở cuối.
Ở câu hỏi nêu vận dụng, cần phải khái quát nội dung, ý nghĩa quan điểm rồi
mới sang phần vận dụng.

1


Câu 2. Nội dung độc lập dân tộc. Vận dụng
Câu 2.1: Nội dung độc lập dân tộc
➢ Cách tiếp cận từ quyền con người.
- Độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc. Là khát vọng của


các dân tộc thuộc địa, của mỗi người dân thuộc địa. Khát vọng này chi phối suốt cuộc đời của
HCM.
- Trong bản Tuyên Ngôn Độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng việc
trích dẫn hai câu trong Tun Ngơn bất hủ của Pháp và Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra
ai cũng có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được
trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
- Người đã phát triển quyền con người thành quyền dân tộc, bằng việc: “Suy rộng ra câu
ấy có nghĩ là: Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng; dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Người khẳng định “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một
nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy” (Hồ Chí Minh tồn tập, tập 4, tr4)
➢ Nội dung của độc lập dân tộc
Độc lập theo HCM phải là độc lập thật sự, chứ không phải độc lập giả hiệu, bao gồm
những nội dung:
+ Độc lập về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, qn sự. Trong đó, chính trị là
quan trọng nhất.
“Các dân tộc sẽ chẳng có độc lập thật sự nếu trước đó khơng có độc lập về chính trị, nó là
cơ sở cho độc lập về kinh tế, văn hóa, ngoại giao”
+ Độc lập phải gắn với quyền tự quyết của dân tộc.
Mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, của dân tộc nào phải do người cơng dân của
chính dân tộc, quốc gia đó giải quyết, chứ khơng phải là sự can thiệp bên ngoài.
+ Độc lập phải gắn với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Quy định trong Hiến pháp: Mỗi dân tộc có quyền tự quyết định về đối nội, đối ngoại; Hiến
pháp năm 1946 và 1959 do Người trực tiếp biên soạn đã quy định về quyền dân tộc như sau:
• Hiến pháp 1946, tại Điều 2, chương I: “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung
Nam Bắc khơng thể phân chia”.
• Hiến Pháp 1959, vấn đề quyền dân tộc cơ bản đã được đưa lên Điều 1 Chương I: “Đất
nước Việt Nam là một khối thống nhất không thể chia cắt”.
- Sau này Người tiếp tục khẳng định chân lý bất hủ:

“Nước VN là một. Dân tộc VN là một. Sơng có thể cạn, núi có thể mịn, nhưng chân lý
ấy k bao giờ thay đổi”

2


+ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
-

-

Đây là tư tưởng cốt lõi, và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của con đường cách mạng Việt Nam.
Đồng thời cũng thể hiện rõ bản chất của Chủ nghĩa xã hội.
Ngay từ khi bắt gặp Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Người đã hình
thành đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vơ sản. Ở
Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc
lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.
Xóa bỏ ách áp bức dân tộc mà khơng xóa bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp thì nhân
dân lao động vẫn chưa được giải phóng, như Người đã từng nói: “Nếu nước được độc lập
mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”, do đó
giành độc lập rồi, tất yếu phải tiến lên chủ nghĩa xã hội – đây là con đường triệt để nhất,
vì chủ nghĩa xã hội là “làm sao cho dân giàu, nước mạnh”, “là mọi người được ăn no, mặc
ấm, sung sướng, tự do”.

+ Kiên quyết đấu tranh để giành, giữ và bảo vệ độc lập dân tộc.
-

Trong lời kêu gọi Toàn Quốc kháng chiến (19/12/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ
quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước:


“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ”
-

Người đã ra lời kêu gọi quyết tâm chống Mỹ cứu nước với một chân lý bất hủ mang tính
dân tộc và thời đại: “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”. Đó là lẽ sống của con người, là
chân lý bất hủ của nhân loại, là nguồn sức mạnh mà một dân tộc nhỏ yếu đã đánh thắng
hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Đó đồng thời là nguồn động viên, thôi thúc các dân tộc thuộc
địa đứng lên tự giải phóng trong thế kỷ XX.

➢ Ý nghĩa quan điểm (Giá trị của tư tưởng HCM về… trong giai đoạn hiện nay).
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc là sự kế thừa, phát triển chủ
nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam. Là cơ sở, nền tảng để Đảng ta xây dựng chủ trương,
đường lối đúng đắn cho cách mạng.
- Quan điểm về độc lập dân tộc khơng chỉ có ý nghĩa về chính trị, mà cịn gắn với sự
phát triển tồn diện của đất nước, còn nguyên giá trị đến ngày nay.

3


Câu 2.2: Vận dụng nội dung độc lập dân tộc
1. Khái quát quan điểm độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh:
➢ Cách tiếp cận từ quyền con người:
- Hồ Chí Minh tiếp cận từ quyền con người nâng lên thành quyền dân tộc. Độc lập tự do
là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc. Là khát vọng của các dân
tộc thuộc địa, của mỗi người dân thuộc địa.
- Trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, HCM đã trích dẫn từ 2 bản tun ngơn của
Mĩ và Pháp, khẳng định những quyền cơ bản của con người: quyền bình đẳng, quyền
tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc
- Từ đó, HCM khái quát lên thành quyền dân tộc: “ Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh

ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng, quyền
tự do”. Người khẳng định “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự
thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”
➢ Nội dung
- Độc lập dân tộc triệt để trên mọi mặt (kinh tế, chính trị, văn hố, qn sự, ngoại giao,...),
trong đó chính trị là quan trọng nhất.
- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
- Độc lập dân tộc phải gắn liền với quyền tự quyết của dân tộc
- Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội
- Độc lập dân tộc phải gắn liền với quyết tâm đấu tranh để giành, giữ và bảo vệ độc lập
dân tộc
➢ Ý nghĩa quan điểm (Giá trị của tư tưởng HCM về… trong giai đoạn hiện nay).
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc là sự kế thừa, phát triển chủ
nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam. Là cơ sở, nền tảng để Đảng ta xây dựng chủ trương,
đường lối đúng đắn cho cách mạng.
- Quan điểm về độc lập dân tộc không chỉ có ý nghĩa về chính trị, mà cịn gắn với sự
phát triển tồn diện của đất nước, cịn ngun giá trị đến ngày nay
2. Quan điểm độc lập dân tộc của HCM trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam:
❖ Thành tựu:
- Đất nước thoát khỏi khủng hoảng KT-XH, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh:
• 1986 - tiến hành cơng cuộc đổi mới
• 1996 - thốt khỏi khủng hoảng KT-XH
• 2008 - ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, bước vào nhóm nước có thu
phập trung bình thấp
• 2010 đến nay - bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình

4



-

-

-

-

VD: Năm 2020, vấp phải đại dịch, nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và
NN, dịch bệnh cơ bản được đẩy lùi, có thể sớm ổn định XH phát triển kinh tế
với Mục tiêu kép là ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội và đề phòng dịch COVID19 trở lại. Dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP của VN khoảng trên 5% trong khi
các cường quốc tên TG được dự báo âm.
Đang đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa: Từ một nền kinh tế nơng nghiệp lạc
hậu với 90% dân số làm nghề nông, đến nay đã xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật,
hạ tầng kinh tế xã hội từng bước đáp ứng đc cho sự nghiệp CNH, HĐH.
VD: Cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng CNH,
HĐH. 2019, Tỷ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm xuống 13,96%
(2019). Khu vực phi nông nghiệp tăng lên 76.13%, trong đó lĩnh vực cơng nghiệp
tăng lên 39,73%, dịch vụ tăng lên 38,2%.
Chính trị xã hội: ổn định, sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; quốc
phòng, an ninh được tăng cường, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của tổ quốc được giữ vững để phát triển đất nước.
VD: Tháng 1/2020, dịch Covid-19 bắt đầu bùng lên ở Vũ Hán (TQ) và ngay sau
đó lan rộng ra khắp nơi trên thế giới, trong đó có VN. Tính đến 10/6/2020, số
lượng ca bệnh mắc là 7.357.243, trong đó 414.474 ca tử vong (5.6%). Tuy nhiên,
Đảng và NN đã có những động thái, những biện pháp mạnh ngăn chặn dập dịch
nhanh chóng để khoanh vùng dập dịch hiệu quả, đưa ra các chỉ thị, các hành
động dứt khoát. Thành quả là đến ngày 10/6/2020, 54 ngày khơng có ca nhiễm
mới trong cộng đồng, 0 có ca tử vong, 320/332 ca được chữa khỏi bệnh.
An sinh xã hội: được quan tâm nhiều hơn và cơ bản đã được đảm bảo, đời sống của

các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện.
VD: Nhằm xoa dịu nỗi đau về kinh tế do đợt dịch Covid-19, CP đã đưa ra Nghị
quyết số 42/NQ-CP gói an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng dự kiến sẽ hỗ trợ cho hơn
20 triệu người, với bảy nhóm đối tượng thụ hưởng được xem là quyết định chưa
có tiền lệ ở nước ta.
Quan hệ quốc tế, hội nhập: ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Vị thế, uy tín của nước ta
ngày càng được nâng cao.
VD: Với truyền thống nhân ái, tương trợ, Việt Nam đã có những hỗ trợ tích cực,
kịp thời dành cho các nước trong khu vực và trên thế giới trong cuộc chiến chống
dịch, được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Cụ thể tặng Lào, Campuchia
các trang thiết bị y tế trị giá hơn 7 tỷ đồng, Indonesia 500 bộ xét nghiệm;
Myanmar 50.000 USD, Nga 150.000 khẩu trang, Hoa Kỳ 200.000 khẩu trang;
Nhật Bản 100.000USD; Thủ tướng đã điện đàm với lãnh đạo Hàn Quốc, Czech,…
nhằm trao đổi về tình hình phịng, chống dịch COVID-19 ở mỗi nước, chia sẻ
kinh nghiệm và phối hợp hành động.

5


❖ Hạn chế:
- Tốc độ phát triển kinh tế: khá, tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng và yêu
cầu. Năng lực cạnh tranh còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, kế
cấu hạ tầng chưa đồng bộ; việc tạo nền tảng để trở thành một nước cơng nghiệp theo
hướng hiện đại cịn chậm và gặp nhiều khó khăn.
VD: 2019, lực lượng lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở
lên còn thấp, chỉ chiếm 22,8%.
- Về văn hóa: Các vấn đề xã hội, quản lý phát triển xã hội chưa đc nhận thức và giải
quyết hiệu quả, đạo đức xã hội một số mặt bị xuống cấp; văn hóa phẩm độc hại lại
càng tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của xã hội.
VD: Đạo đức xã hội xuống cấp thể hiện ở những hành vi bạo lực trong nhiều lĩnh

vực khác nhau, từ bạo lực gia đình, bạo lực học đường... sẵn sàng dùng vũ khí
“nóng”, vũ khí “lạnh” để giải quyết các mâu thuẫn.
- Tài nguyên thiên nhiên: bị khai thác bừa bãi, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí
hậu ngày càng tác động đến Việt nam gây hậu quả nặng nề.
VD: Năm 2020 tình trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long dự báo sẽ
ở mức độ sâu hơn và gay gắt hơn.
- Về chính trị: Hệ thống chính trị cịn cồng kềnh, vấn nạn tham nhũng, quan lieu
cịn phức tạp, chưa có giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi một cách triệt để. Các thế lực bạo
động vẫn cịn hồnh hành.
VD: Nhiều cán bộ cấp cao đã phải chịu hình thức kỷ luật, có người bị cách hết
chức vụ trong Đảng, có người bị khai trừ ra khỏi Đảng như: Đinh La Thăng,
Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn,…

❖ Nguyên nhân:
- Do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực.
- Do ảnh hưởng từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, mặt trái của quyền lực, lối sống
chạy theo đồng tiền, tham vinh hoa phú quý, ham vật chất, bất chấp đạo đức.
- Do nhận thức của quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong việc giữ gìn độc
lập dân tộc đi đơi với xây dựng xã hội chủ nghĩa ở thời đại mới chưa cao.
- Do chưa nhận diện kịp thời được các hành vi bạo loạn lật đổ, bạo động vũ trang của
các thế lực thù địch.
- Do chưa có các biện pháp, chủ trương, chính sách đồng bộ, nhất quán để nâng cao
nhận thức, tư duy cũng như chất lượng cuộc sống của nhân dân

6


❖ Giải pháp:
- Củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
- Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên đủ phẩm chất, đạo đức, chuyên môn

nghiệp vụ.
- Phải thường xuyên nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược, xây dựng CNXH và bảo vệ
Tổ quốc.
- Tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và bảo vệ mơi trường
- Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc,ngăn cấm triệt để các văn hóa phẩm độc hại lưu
hành trên thị trường…
- Trách nhiệm sv: Đối với SV nói chung và SV HVTC nói riêng, ln luôn không
ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức, tham gia các lớp học đào tạo chứng chỉ hành
nghề quốc tế …, tìm hiểu và nghiên cứu một số phần mềm làm việc được các doanh
nghiệp đang sử dụng nhiều. Hơn nữa, cịn phải nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học
để có thể tự tin và có năng lực làm việc với các đồng nghiệp nước ngoài, với các
quốc gia khác trong quá trình hội nhập…

7


Câu 3: Vai trò lãnh đạo của Đảng. Vận dụng.
Câu 3.1: Vai trò lãnh đạo của Đảng
➢ Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của Đảng cộng sản
Mác và Ăngghen đã nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và thực
tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân, đã đưa ra kết luận: giai cấp cơng nhân là giai cấp duy
nhấtcó khả năng chủ động về mặt xã hội và chỉ có giai cấp cơng nhân mới có bản chất cách
mạng. “Trong cuộc đấu tranh của mìnhchống quyền lực liên hợp của các giai cấp hữu sản,
giai cấp vô sản chỉ khi được tổ chức thành một chính đảng độc lập đối lập với tất cả các giai
cấp hữu sản lập nên thì mới có thể hành động với tư cách là một giai cấp” ( Mác- Ăngghen
tập 18, tr203)
=> Đây là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho cách mạng xã hội chủ nghĩa thu được
thắng lợi và thực hiện được mục đích cuối cùng của nó là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xóa
bỏ chế độ người bó lột người, tư hữu về tư liệu sản xuất.
➢ Quan điểm của HCM

- Theo HCM, ĐCS VN có vai trị là người lãnh đạo đưa sự nghiệp CM đến thành công.
- Theo HCM, sức mạnh to lớn của nd chỉ được phát huy khi được tập hợp giác ngộ, đoàn
kết và được lãnh đạo bởi 1 tổ chức chính trị là ĐCS. Giai cấp mà k có Đảng lãnh đạo thì
k làm được CM.
Trong tp Đường cách mệnh (1927), HCM đã viết “Cách mệnh trước hết phải có cái gì?
Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vân động và tổ chức dân chúng, ngồi thì
liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới
thành cơng, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”
- Theo Hồ Chí Minh muốn quần chúng khơng đi lạc phương hướng thì phải có Đảng lãnh
đạoDo vậy, muốn giành được thắng lợi thì quần chúng phải có Đảng để tổ chức giáo dục
thành một đội quân thật mạnh, để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền. Cách mạng thắng
lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo.
- Sự ra đời, tồn tại và ptr của ĐCS VN là phù hợp với quy luật ptr của xh VN.
➢ Vai trò của ĐCS VN được thể hiện ở những vấn đề sau:
- Lựa chọn con đường xd đường lối chiến lược, sách lược của cm.
Từ khi Đảng ra đời đã chỉ ra cho dân tộc VN đi theo con đường CM vơ sản, nhờ đó,
CM VN đã đi đúng với quy luật của ls. CM VN luôn đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đảng còn xác định chiến lược, sách lược cm đúng đắn. Trong sự nghiệp lãnh đạo cm
và xây dựng CNXH, đặc biệt trong sự nghiệp Đổi mới, Đảng có những chiến lược đúng
đắn và có sách lược mềm dẻo. Đây là nguyên nhân đưa sự nghiệp Đổi mới đạt được những
thành tựu to lớn.
Ngoài ra, Đảng còn xác định pp cm đúng đắn. HCM và Đảng ta đã xác định sd bạo lực
cm để đập tan bạo lực phản cm.

8


-

-


-

-

Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cm.
+ Các phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX thất bại vì thiếu tổ chức, thiếu đồn
kết, thiếu lực lượng cách mạng.
+ Thất bại của các phong trào yêu nước, chưa có con đường giải phóng dân tộc đúng đắn,
chưa phù hợp với xu thế thời đại và chưa có một đường lối đại đồn kết tồn dân tộc đúng
đắn nên chưa huy động được sức mạnh toàn dân tộc. HCM đã nhận thấy, có tồn tại một
điểm chung - đó là “dù ở vị trí nào, giai cấp nào, địa vị xã hội ra sao... tất cả đều là người
dân mất nước”
+ Ngoài ra, HCM và Đảng ta cịn đề cao vấn đề đại đồn kết quốc tế
Vai trò của ĐCS VN còn được thể hiện ở vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ
Đảng viên.
Đề cao, chú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên để qua đó, uy tín của Đảng k
chỉ dựa vào uy tín của riêng 1 cá nhân nào, mà là uy tín của cả tập thể, của tồn Đảng.
=> Như vậy, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố có tính quyết định thắng lợi của
cách mạng Việt Nam.

*Ý nghĩa quan điểm (Giá trị của tư tưởng HCM về… trong giai đoạn hiện nay).
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của Đảng là sự kế thừa, phát triển chủ nghĩa MácLênin ở Việt Nam. Là cơ sở, nền tảng để Đảng ta xây dựng chủ trương, đường lối đúng
đắn cho cách mạng.
Quan điểm về vai trị của Đảng khơng chỉ có ý nghĩa về chính trị, mà cịn gắn với sự phát
triển tồn diện của đất nước, còn nguyên giá trị đến ngày nay.

9



Câu 3.2: Vận dụng vai trò của Đảng
1. Khái quát vai trò của Đảng
➢ Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trị của Đảng cộng sản
- Giai cấp cơng nhân là giai cấp duy nhấtcó khả năng chủ động về mặt xã hội và chỉ có
giai cấp cơng nhân mới có bản chất cách mạng.
- Đây là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho cách mạng xã hội chủ nghĩa thu được
thắng lợi và thực hiện được mục đích cuối cùng của nó là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản,
xóa bỏ chế độ người bó lột người, tư hữu về tư liệu sản xuất.
➢ Quan điểm của HCM
- Theo HCM, ĐCS VN có vai trị là người lãnh đạo đưa sự nghiệp cm đến thành công.
- Theo HCM, sức mạnh to lớn của nd chỉ được phát huy khi được tập hợp giác ngộ, đoàn
kết và được lãnh đạo bởi 1 tổ chức chính trị là ĐCS. Giai cấp mà k có Đảng lãnh đạo
thì k làm được cm
- Sự ra đời, tồn tại và ptr của ĐCS VN là phù hợp với quy luật ptr của xh VN.
➢ Vai trò của ĐCS VN được thể hiện ở những vấn đề sau:
- Từ khi Đảng ra đời đã chỉ ra cho dân tộc VN đi theo con đường cm vơ sản, nhờ đó, cm
VN đã đi đúng với quy luật của ls
Ngồi ra, Đảng cịn xác định pp cm đúng đắn. HCM và Đảng ta đã xác định sd bạo lực
cm để đập tan bạo lực phản cm.
- Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cm. Ngồi ra, HCM và Đảng ta cịn đề cao vấn
đề đại đồn kết quốc tế.
- Vai trị của ĐCS VN còn được thể hiện ở vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ
Đảng viên.
➢ Ý nghĩa quan điểm (Giá trị của tư tưởng HCM về… trong giai đoạn hiện nay).
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của Đảng là sự kế thừa, phát triển chủ nghĩa
Mác-Lênin ở Việt Nam. Là cơ sở, nền tảng để Đảng ta xây dựng chủ trương, đường
lối đúng đắn cho cách mạng.
- Quan điểm về vai trị của Đảng khơng chỉ có ý nghĩa về chính trị, mà cịn gắn với sự
phát triển tồn diện của đất nước, cịn ngun giá trị đến ngày nay.
1. Vận dụng

❖ Thành tựu
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã lập nên những kỳ tích trong thế kỷ 20 mà
đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, thắng lợi của các cuộc
kháng chiến chống xâm lược giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam từ một đất
nước thuộc địa, nửa phong kiến chưa có tên trên bản đồ thế giới, đã trở thành một quốc
gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Biểu hiện là những
thành tựu về tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây.
VD: GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng, với tốc độ tăng 7,02%, vượt mục tiêu
của Quốc hội đề ra từ 6,6-6,8%.

10


Suốt 90 năm qua, Đảng ta vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, được nhân dân
tin cậy, thừa nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong chính trị, người lãnh
đạo chân chính duy nhất của cả dân tộc.
VD: Đến nay, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có quy mơ dân số gần 100
triệu người với mức thu nhập bình quân 2.800 USD/người; đã tham gia hầu hết
các tổ chức quốc tế, trở thành một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong các
hoạt động của cộng đồng quốc tế.
- Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng
lợi của cách mạng nước ta. Ở Việt Nam khơng có một lực lượng chính trị nào khác,
ngồi Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả
năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến
bến bờ vinh quang.
- Có ý thức trong việc bổ sung, ptr và bảo vệ sự trong sáng của CN Mác – Lênin.
❖ Hạn chế
- Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, Đảng viên; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn cịn nghiêm trọng, tập trung
vào một số Đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước… làm ảnh hưởng đến uy tín,

niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
VD: Trong đại dịch Covid19, giữa bối cảnh dịch bệnh bùng phát, nhiều cán bộ
chủ chốt của CDC Hà Nội bị khởi tố, bắt giam vì nâng khống giá máy xét nghiệm
Realtime PRC, chênh lệch giá gốc gấp 3 lần
VD: Ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo khác trong vụ án năm 2017 đã cố ý lam
trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và
tham ô tài sản xảy ra tại Tập đồn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng cơng ty cổ
phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
- Bộ máy lãnh đạo đảng còn cồng kềnh nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối.
VD: Theo báo cáo của Chính phủ, sau 3 năm việc tinh giản biên chế còn thấp so
với mục tiêu tối thiểu 10% vào năm 2021. Đến nay, số đơn vị sự nghiệp công lập
tự chủ về tài chính và chi thường xuyên mới chiếm 0,2%. Tổ chức bộ máy bên
trong của một số bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
Nhân dân còn nhiều đầu mối, nhiều tầng nấc, chưa tinh gọn, hoạt động chưa thực
sự hiệu quả.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và quản lý các hoạt động lý luận còn nhiều bất cập.
❖ Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ yếu là do yếu kém, về tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cán bộ, Đảng
viên và những hạn chế, yếu kém về công tác xây dựng Đảng.
- Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở một số nơi
cịn mang tính hình thức. Việc rà sốt, xét duyệt quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
thực hiện chậm so với kế hoạch. Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức sinh
hoạt đảng một số nơi cịn hình thức.
-

11


❖ Giải pháp
- Thứ nhất, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo

và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; Nâng cao vai trò và năng lực lãnh đạo
của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng có hiệu lực, hiệu quả; giữ vững bản lĩnh
chính trị của Đảng, của các tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên.
- Thứ hai, tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ
thống các quan điểm về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
- Thứ ba, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hơn nữa
tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của cơng tác tư tưởng phục vụ yêu cầu nhiệm
vụ chính trị.
- Thứ tư, nâng cao năng lực lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân,
do dân, vì dân, đúng với tư cách nền tảng pháp lý cho quyền làm chủ của nhân dân.
- Thứ năm, nâng cao năng lực lãnh đạo hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Kiên trì phấn đấu hồn thiện cơ bản và đồng bộ hệ thống thể chế theo các tiêu
chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
- Thứ sáu, Tăng cường giáo dục cán bộ, Đảng viên, tạo sự chuyển biến thực sự về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Nhằm nâng cao nhận thức chính trị của cán bộ, Đảng
viên về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HCM, đường lối của Đảng hết lịng phấn đấu,
hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
- Trách nhiệm sv:…….

12


Câu 4: Quan điểm HCM về Lực lượng đại đoàn kết dân tộc. Vận dụng
Câu 4.1. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc:
a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đồn kết tồn dân
*Quan điểm của Hồ Chí Minh về Dân và Nhân Dân
+ Về dân:
HCM dùng k/n “dân” để chỉ mọi con dân nước Việt. Mỗi một người là người con Lạc –
cháu Hồng, không phân biệt dân tộc thiểu số - đa số, không phân biệt “già trẻ gái trai giàu nghèo
quý tiện”, không phân biệt đảng phái, tơn giáo, tín ngưỡng, kể cả những người đang sống ở nước

ngoài, trừ những kẻ bán dân hại nước.
Quan điểm của HCM về Dân khác so với thời kì trước (thời kì phong kiến: nhân dân là
tầng lớp bị thống trị), ở đây Dân có vị trí ngang bằng, bình đẳng không phân biệt.
Như vậy, k/n “dân” vừa mang t/c là 1 cá nhân cụ thể, vừa mang t/c là tập hợp đầy đủ đông
đảo quần chúng.
+ Về vấn đề nhân dân (ND):
Nhân Dân theo quan điểm của HCM gồm: sĩ, cơng, nơng, thương.
*Vai trị của Dân và Nhân Dân đối với cách mạng:
- Thứ nhất: Dân là gốc rễ, nền tảng, là chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân.
HCM chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân mà đại đa số
ND ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp ND lao động khác. Đó là nên gốc của đại đồn kết,
nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây nhưng đã có nền vững gốc tốc cịn phải đồn kết các
tầng lớp ND khác.
- Thứ hai: Dân là nguồn sức mạnh vô tận quyết định thành công của CM.
Ngay từ thời PK, đã tổng kết rất rõ về sức mạnh của ND như:
“Trở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”
“Bao giờ dân nổi can qua,
Con vua thất thế lại ra quét chùa.”
Tiếp thu các tư tưởng trên, HCM đã khái quát rất ngắn gọn những vơ cùng sâu sắc:
“Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân
Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân”
“Gốc có vững, cây mới bền,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đồn kết
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng.”

- Thứ ba: Dân là chỗ dữa vững chắc của ĐCS, hệ thống chính trị CM
HCM khẳng định: “Đồng bào ta ngày nay rất xứng với tổ tiên ta ngày trước, đều có lịng
nồng nàn u nước, sẵn sàng hy sinh tất cả để phục vụ tổ quốc, cho nên mỗi khi CM cần đến sức
người, sức của thì ND đều nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, của CP. Nhờ vậy, CM đã

thành công, kháng chiến đã thắng lợi”
13


HCM khẳng định: “Nếu k có ND thì CP k đủ lực lượng”. Nhân dân là lực lượng chính trong
các cuộc kháng chiến.
HCM luôn khẳng định: Lực lượng ở nơi dân và quyền lợi ở nơi dân. Dân có quyền tối cao
và Đảng cầm quyền cũng là do dân ủy thác. Quyền do Đảng nắm là quyền của ND lao động.
*Mục đích Đại đồn kết dân tộc:
HCM khẳng định: “Đồn kết là 1 chính sách dân tộc, khơng phải là 1 thủ đoạn chính trị.
Ta đồn kết để đấu tranh cho sự thống nhất, độc lập của TQ, ta còn phải đoàn kết để xây dựng
nước nhà phồn vinh.”
HCM cũng lưu ý: Trong q trình xây dựng khối Đại đồn kết, toàn dân phải đứng vững
trên lập trường g/cấp CN, giải quyết hài hòa MQH g/cấp dân tộc để tập hợp lực lượng, k được
phép bỏ sót bất kỳ 1 lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lịng trung thành, k là Việt gian bán
nước, k phản bội quyền lợi của dân.
*Đối tượng của Đại đoàn kết:
Đối tượng của Đại đồn kết dân tộc trong TTHCM có biên độ rất rộng. Bao gồm:





Đoàn kết các Đảng phái, các dân tọc anh em trên lãnh thổ VN
Đồn kết tơn giáo
Đoàn kết với những người lầm đường lạc lối nhưng biết hối cải
Đoàn kết với những ng VN ở nước ngồi.

*Vị trí, vai trị của từng tầng lớp, từng g/cấp trong đại đoàn kết dân tộc:
- G.c CN: HCM nêu rõ vai trò to lớn, là lực lượng tiên phong lãnh đạo CM VN. Chỉ có

g.c CN lãnh đạo thì kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công.
- G.c ND: Đây là g.c bị bóc lột nhiều nhất nên họ có tinh thần đấu tranh cao nhất, bởi vậy,
cùng với g.c CN, ND cũng là chủ CM, là gốc CM.
- G.c, tầng lớp khác: Học trị, nhà bn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của CM. Cần phải
đoàn kết với họ để phát huy sức mạnh nội lực trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc.
*Mẫu số chung của Đoàn kết dân tộc: Theo HCM là: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc
b. Điều kiện để thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
- Phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc.
- Phải có lịng khoan dung, độ lượng với con người.
- Để thực hiện rộng rãi cần có niềm tin vào nhân dân, dựa vào dân.
*Ý nghĩa quan điểm (Giá trị của tư tưởng HCM về… trong giai đoạn hiện nay).
Quan điểm của Hồ Chí Minh về lực lượng đại đoàn kết dân tộc là sự kế thừa, phát triển
chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam. Là cơ sở, nền tảng để Đảng ta xây dựng chủ trương, đường
lối đúng đắn cho cách mạng.
Quan điểm về độc lập lực lượng đại đồn kết dân tộc khơng chỉ có ý nghĩa về chính trị,
mà cịn gắn với sự phát triển tồn diện của đất nước, cịn ngun giá trị đến ngày nay.

14


Câu 4.2. Vận dụng về Lực lượng đại đoàn kết dân tộc
a. Khái quát quan điểm của HCM về Lực lượng đại đoàn kết dân tộc
*Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
- Theo quan điểm của HCM, “dân” để chỉ mọi con dân nước Việt, có vị trí ngang bằng, bình
đẳng khơng phân biệt; nhân dân gồm 4 lực lượng chính: Sĩ- Cơng- Nơng- Thương, nhân dân
có vai trị to lớn, là lực lượng chính của CM.
- Vai trò của Dân và Nhân Dân đối với cách mạng:
• Dân là gốc rễ, nền tảng, là chủ thể của khối đại đồn kết tồn dân.
• Dân là nguồn sức mạnh vô tận quyết định thành công của CM.
• Dân là chỗ dữa vững chắc của ĐCS, hệ thống chính trị CM

- Mục đích Đại đồn kết dân tộc:
+ đấu tranh cho sự thống nhất, độc lập của TQ
+ xây dựng nước nhà phồn vinh
- Đối tượng:
Đoàn kết các Đảng phái, các dân tọc anh em trên lãnh thổ VN, Đồn kết tơn giáo, Đồn
kết với những người lầm đường lạc lối nhưng biết hối cải, Đoàn kết với những ng VN ở nước
ngồi.
-Vị trí, vai trị của từng tầng lớp, từng g/cấp trong đại đoàn kết dân tộc:
+ G.c CN: có vai trị to lớn, là lực lượng tiên phong lãnh đạo CM VN, chỉ có g.c CN
lãnh đạo thì kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành cơng.
+ G.c ND: có tinh thần đấu tranh cao nhất, bởi vậy, cùng với g.c CN, ND cũng là chủ
CM, là gốc CM.
+ G.c, tầng lớp khác: Học trị, nhà bn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của CM. Cần
phải đoàn kết với họ để phát huy sức mạnh nội lực trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân
tộc.
-Mẫu số chung của Đoàn kết dân tộc: Theo HCM là: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc
*Điều kiện để thực hiện đại đoàn kết dân tộc:
Phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc; Phải có lịng
khoan dung độ lượng với con người; cần có niềm tin vào nhân dân.
*Ý nghĩa quan điểm (Giá trị của tư tưởng HCM về… trong giai đoạn hiện nay).
Quan điểm của Hồ Chí Minh về lực lượng đại đoàn kết dân tộc là sự kế thừa, phát triển
chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam. Là cơ sở, nền tảng để Đảng ta xây dựng chủ trương, đường
lối đúng đắn cho cách mạng.
Quan điểm về độc lập lực lượng đại đồn kết dân tộc khơng chỉ có ý nghĩa về chính trị,
mà cịn gắn với sự phát triển tồn diện của đất nước, còn nguyên giá trị đến ngày nay.

15


b. Vận dụng.

(1) Thành tựu:
+ Nhờ phát huy tối đa sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc CM Việt Nam đã giành được
những chiến thắng quan trọng như: CMT8 (1495), Kháng chiến chống Pháp 1954, kháng
chiến chống mỹ 1975, công cuộc Đổi mới 1986
+ Đất nước giành được độc lập, thống nhất, tình hình chính trị ổn định, đời sống nhân dân
dần cải thiện, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
VD: Từ một nước bị bao vây về kinh tế và bị cấm vận, ngày nay Việt Nam có mối
giao thương với hầu hết các quốc gia trong đó có các quốc gia dẫn đầu kinh tế thế giới.
Từ một nước nhập khẩu một lượng lớn lương thực trong thời gian dài, hiện nay Việt
Nam là một trong những quốc gia sản xuất, xuất khẩu gạo thuộc hàng lớn nhất thế giới.
Từ năm này sang năm khác, đời sống tinh thần, vật chất của mọi người dân ngày càng
được nâng lên rõ rệt.
+ Nhân dân được phát huy quyền làm chủ, vai trò giám sát, thảo luận và đóng góp ý kiến.
VD: Cơng dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có
quyền ứng cử vào Quốc hội
+ Xdựng thành công CNXH đi đôi với đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
+ Đảng và nhà nước có chủ trương chính sách đoàn kết kiều bào chung tay xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
(2) Hạn chế:
+ Nạn tham nhũng, quan liêu, suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một số
cán bộ đảng viên đã và đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương của đảng, nhà nước,
làm giảm niềm tin của nhân dân.
VD: Trong đại dịch Covid19, giữa bối cảnh dịch bệnh bùng phát, nhiều cán bộ chủ chốt
của CDC Hà Nội bị khởi tố, bắt giam vì nâng khống giá máy xét nghiệm Realtime PRC,
chênh lệch giá gốc gấp 3 lần => tham nhũng, suy đồi đạo đức…
+ Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội còn lớn ảnh hưởng đến an ninh trật tự và ổn định
chính trị, dẫn đến nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến khối đại đồn kết.
VD: Sự phân hố giàu nghèo có thể nhận thấy rõ nét giữa thành thị và nơng thơn, giữa
các nhóm dân tộc chiếm đa số và thiểu số, hay giữa các vùng kinh tế.
+ Vẫn còn tồn tại một số bộ phận dân chúng, giáo dân bị lợi dụng kích động chống phá

nhà nước.
VD: Một số cá nhân, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động đã xuyên
tạc, kích động người dân chống đối cố tình vi phạm pháp luật thậm chí là sử dụng vũ
khí, vật liệu nổ, chống lại lực lượng chức năng làm 3 chiến sĩ công an hy sinh ở Vụ việc
khiếu kiện đất đai tại Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội).

16


(3) Nguyên nhân của hạn chế:
+ Sự suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên làm giảm
lòng tin của nhân dân vào Đảng.
+ Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, dẫn đến những bất ổn
định chính trị, sự phân hóa giầu nghèo ngày càng tăng.
+ Việc thực hiện chính sách chủ trương của đảng còn nhiều hạn chế.
+ Một số cơ quan còn coi nhẹ công tác dân vận, xa rời quần chúng.
+ Các thế lực thù địch âm mưu “diễn biến hịa bình” chia rẽ nội bộ Đảng, mối liên kết giữa
Đảng với nhân dân, giữa các giai tầng trong xã hội.
(4) Giải pháp:
+ Nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng, coi đoàn kết dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, thu
hẹp khoảng cách giầu nghèo, trình độ giữa các bộ phận nhân dân, kiên quyết loại bỏ các âm
mưu chia rẽ, chống phá của các thế lực thù địch.
+ Phát huy cao độ sức mạnh nội lực, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển đất
nước theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN.
+ Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. kiên quyết chống các tệ nạn xã hội,
tham nhũng, quan liêu, vi phạm quyền làm chủ của ND.
+ Đẩy mạnh thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, chống phân
biệt và kỳ thị trong các thành phần xã hội.
+ Trách nhiệm SV.


17


Câu 5: Xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh. Vận dụng
Câu 5.1: Xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh
➢ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài:
- Về vị trí của cán bộ, cán bộ có vị trí chủ thể của sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng
lãnh đạo. Vị trí lãnh đạo, vị trí chủ thể của cán bộ là do Đảng, Nhà nước, đồn thể phân
cơng, và quyền lực của cán bộ cũng như nhiệm vụ của người cán bộ là do nhân dân
giao cho.
- Hồ Chí Minh nhận thức vai trị của cán bộ cơng chức với hoạt động của bộ máy nhà
nước. Người cho rằng cán bộ là gốc của công việc, sợi dây chuyền của bộ máy.
- Yêu cầu đối với cán bộ và công tác cán bộ:
+ Đối với cán bộ: yêu cầu chung đối với cán bộ là cán bộ phải có đủ đức, đủ tài,
trong đó đức là gốc. Cụ thể:
▪ Một là, tuyệt đối trung thành với cách mạng.
▪ Hai là, hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ
▪ Ba là, phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân
▪ Bốn là, phải là những người dám phụ trách, dám quyết đốn, dám chịu trách
nhiệm. Nhất là trong những tình huống khó khăn, “thắng khơng kiêu, bại
khơng nản”
▪ Năm là phải thường xun tự phê bình và phê bình, ln có ý thức và hành
động vì sự trong sạch và lớn mạnh của nhà nước
+ Đối với công tác cán bộ: hợp lý, hiệu quả
➢ Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong bộ máy nhà nước
- 1 tháng sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho
các kỳ, tỉnh, huyện, làng, để chỉ rõ bộ máy nhà nước không phải là những ông quan
cách mạng, người chỉ ra 6 căn bệnh: trái phép, cậy thế, hủ hóa, chia rẽ, tủ túng,
kiêu ngạo
- HCM đặc biệt lưu ý các căn bệnh sau:

+ Đặc quyền, đặc lợi: lạm dụng quyền hành để thu vén lợi ích cá nhân dẫn đến xa
vào chủ nghĩa cá nhân
+ Tham ơ: lãng phí quan liêu là để ám chỉ những kẻ lấy của công dùng vào việc tư,
quên cả thanh liêm, đạo đức
• Tháng 11/1946: HCM kí sắc lệnh ấn định hình phạt 5-20 năm tù khổ sai với
tội đưa và nhận hối lộ đồng thời nộp gấp đơi tiền hối lộ
• Tháng1/1946: HCM kí sắc lệnh ấn định hình phạt tử hình với tội tham ơ, trộm
cắp của cơng
 Lãng phí tiền của, thời gian sức lực của dân, trí tuệ của nhân dân
+ Quan liêu: Không sát công việc thực tiễn, chỉ xem chỉ thị giấy tờ, trọng hình
thức, dẫn đến có mắt mà khơng thấy suốt, có tai mà khơng nghe thấy thấu, có chế
độ mà khơng giữ vững, có kỉ luật mà không giữ vững

18


Tủ túng, chia rẽ, kiêu ngạo là những căn bệnh gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh
hưởng đến hiệu quả cơng việc
- Biện pháp để đề phịng khắc phục các căn bệnh trên:
+ Thực hành dân chủ
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội đặc biệt là nhận thức của nhân dân
➢ Tăng cường tính nghiêm minh của PL đi đơi với giáo dục, đạo đức cm
- Đây là biểu hiện của việc kết hợp đức trị-pháp trị trong quản lí xã hội của HCM
- HCM nhấn mạnh vai trò của pháp luật trong quản lí xã hội, người đưa ra 3 yêu cầu đối
với hệ thống pháp luật
+ Cần phải khẩn trương xây dựng, đồng bộ hóa hệ thống pháp luật: Trong 24 năm
ở cương vị chủ tịch nước, HCM kí ban hành 2 bản hiến pháp, 16 đạo luật, 613
sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật khác
+ Tuyên truyền hiến pháp, pháp luật vào trong nhân dân, giáo dục ý thức chấp hành

luật cho nhân dân
+ Giữ gìn sự nghiêm minh của pháp luật, đặc biệt với cán bộ thi hành luật
- Bên cạnh việc nhấn mạnh vai trò của pháp luật, HCM còn nhấn mạnh vai trò của các
yếu tố khác, trong đó có đạo đức, tức là nền chính trị đã bao hàm trong đó những
ngun tắc đạo đức
+

➢ Ý nghĩa quan điểm (Giá trị của tư tưởng HCM về… trong giai đoạn hiện nay).
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh là sự kế
thừa, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam. Là cơ sở, nền tảng để Đảng ta xây
dựng chủ trương, đường lối đúng đắn cho cách mạng.
- Quan điểm về xd nn trong sạch, vững mạnh khơng chỉ có ý nghĩa về chính trị, mà cịn
gắn với sự ptr tồn diện của đất nước, cịn nguyên giá trị đến ngày nay.

19


Câu 5.2: Vận dụng quan điểm về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh
1. Khái quát quan điểm
➢ Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ đức, đủ tài.
- Theo Hồ Chí Minh cán bộ cơng chức là “cái gốc của mọi công việc”, “muốn việc thành
công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém chất lượng”.
- Yêu cầu tổng quát: xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh cần phải có những
người vừa đủ đức, đủ tài, vừa hồng, vừa chuyên, trong đó đức là gốc và đội ngũ này
phải được tổ chức hợp lý, chặt chẽ, có hiệu quả.
➢ Người chỉ ra những căn bệnh trong bộ máy Nhà nước (đặc quyền đặc lợi, tham ơ,
lãng phí, quan liêu; tư túng, chia rẽ, kêu ngạo). Đồng thời chỉ ra những biện pháp để
“chữa” những căn bệnh đó.
➢ Tăng cường tính nghiêm minh của PL đi đôi với giáo dục đạo đức cm
- Đây là sự kết hợp giữa đức chị pháp trị trong quản lý xã hội của HCM

- Khi nhấn mạnh vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội, Người đưa ra ba yêu cầu đối
với hệ thống pháp luật.
- Người cịn nhấn mạnh v/tr của nhiều thứ khác trong đó có đạo đức nên chính trị HCM
xd là nền chính trị đạo đức tức là nền chính trị đã bao hàm các nguyên tắc đạo đức.
➢ Ý nghĩa quan điểm (Giá trị của tư tưởng HCM về… trong giai đoạn hiện nay).
-

Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh là sự kế
thừa, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam. Là cơ sở, nền tảng để Đảng ta xây
dựng chủ trương, đường lối đúng đắn cho cách mạng.

-

Quan điểm về xd nn trong sạch, vững mạnh khơng chỉ có ý nghĩa về chính trị, mà cịn
gắn với sự ptr tồn diện của đất nước, còn nguyên giá trị đến ngày nay.

2. Vận dụng
❖ Thành tựu:
- Đa số đội ngũ cán bộ có năng lực cao, phong cách làm việc khoa học, dân chủ, dám
nghĩ, dám làm, công tâm, minh bạch, không tham ô, tham nhũng.
+ Tuyệt đối trung thành với cm ra sức bảo vệ ĐCSVN, ra sức bảo vệ XHCN,bảo vệ
ĐLDT
+ Rất hăng hái thành thạo cơng việc,giỏi chun mơn
+ Có mlh chặt chẽ với quần chúng nhân dân,thường xuyên tự phê bình và phê bình.
VD: Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trong thời buổi bệnh dịch đã ln khơng ngại
khó khăn, vất vả, đã dẫn dắt hiệu quả công tác phong trào phòng tránh dịch
Covid tại Việt Nam.
- Đội ngũ cán bộ Nhà nước ngày càng được chuẩn hóa, nâng cao về chất lượng, đáp ứng
các yêu cầu về vận hành bộ máy Nhà nước.
VD: NN đã thường xuyên tổ chức các kì thi sát hạch năng lực cán bộ, cơng chức

mỗi năm, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn cán bộ trong từng ngành nhất định.
20



×