Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phân Tích Luận Điểm:” Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể
cạn núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi”
Đề Cương môn Tư Tưởng HCM
1. Cơ sở hình thành luận điểm.
1.1. Khái niệm nước và dân tộc.
1.2. Cương lĩnh của Mác- Lênin về dân tộc.
1.2.1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
1.2.2. Các dân tộc được quyền tự quyết.
1.2.3. Liên hiệp giai cấp công nhân, nhân dân tất cả các dân tộc bị áp
bức.
1.3. Quan điểm lý luận thực tiễn.
1.3.1. Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, của dân tộc.
1.3.2. Giải quyết các mâu thuẫn giai cấp, tăng cường đoàn kết dân tộc.
1.3.3. Với nòng cốt là liên minh công-nông tạo nên một nhà nước vô sản
liên kết mọi người.
2. Truyền thống dân tộc và kinh nghiệm các nước.
2.1. Truyền thống dân tộc.
2.1.1. Truyền thống yêu nước.
2.1.2. Truyền thống đoàn kết.
2.1.3. Truyền thống bất khuất.
2.1.4. Truyền thống tự chủ.
2.2. Kinh nghiệm các nước(trung quốc).
Dựa trên sự tiếp thu những tư tưởng mới của thời đại để giải
quyết những vấn đề cấp thiết của Trung Quốc thời kỳ cận đại, Tôn
Dật Tiên đã sáng tạo ra một hệ thống lý luận chính trị cách mạng
sâu sắc - chủ nghĩa Tam dân, làm tôn chỉ cách mạng dẫn đường
cho Cách mạng Tân Hợi năm 1911 thành công, lật đổ chế độ quân
chủ chuyên chế kéo dài hơn hai ngàn năm và thiết lập nên nhà
nước cộng hòa đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
3. Thực tiễn Việt Nam.
3.1. Điều kiện khách quan.
Nhân dân ta luôn một lòng đoàn kết với nhau để chống lại
những trở ngại của thiên nhiên.
Sẵn sàng mang toàn bộ tâm sức, nhiệt huyết để cống hiến cho
Tổ quốc đánh bại mọi âm mưu xâm chiếm của kẻ thù.
3.2. Điều kiện chủ quan.
Phong trào Duy Tân, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh năm 1906-1907 lần lượt thất bại do không có
tổ chức và chưa biết tổ chức, nhận thức lệch lạc sai lầm…
4. Nội dung luận điểm.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4.1. Câu nói này như một bản tuyên ngôn của Người về tinh thần
đoàn kết một lòng của dân tộc.
4.2. Câu nói đó càng được làm sáng tỏ hơn qua tư tưởng, quan
điểm của Người về đại đoàn kết dân tộc.
4.2.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, đảm bảo thành công
cách mạng.
4.2.2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng
4.2.3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
4.2.4. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ
chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.
5. Tính đúng đắn của luận điểm.
5.1. Thực tiễn.
Câu nói của Bác như một lời động viên tới đồng bào cả nước
đặc biệt là nhân dân miền Nam chưa giành được độc lập. Không
những vậy,đó còn là lời khẳng định hùng hồn tinh thần đoàn kết
đồng lòng của nhân dân cả nước và tin tưởng rằng chắc chắn mai
này đất nước Việt Nam sẽ giành được độc lập trọn vẹn.
5.2. Nội dung.
Khẳng định tinh thần đoàn kết cuả dân tộc ta sẽ là sức mạnh
chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, không một thế lực nào có thể
ngăn cản được lòng yêu nước, yêu tự do, khát khao độc lập, thống
nhất nước nhà của nhân dân Việt Nam. Đó là chân lí sáng ngời
mãi mãi không thay đổi dù cho sông có thể cạn, núi có thể
mòn.Lòng yêu nước và ý thức cộng đồng, đó là truyền thống quý
báu, là sức mạnh vô địch của nhân dân Việt Nam.
5.3. Thành Tựu.
Bắc Nam đã sum họp một nhà, non sông qui về một mối đúng như
lơi khẳng định của Bác.
Bài Làm
1. Cơ sở hình thành luận điểm.
1.1. Khái niệm nước và dân tộc.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ
máy chuyên trách để cưỡng chế và quản lý xã hội nhằm thực hiện
và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai
cấp đối kháng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa
- Dân tộc : thường dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định,bền
vững ,hợp thành nhân dân của một quốc gia,có lãnh thổ chung,nền
kinh tế thống nhất,quốc ngữ chung ,có truyền thống văn hóa
,truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ
nước.Vậy dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước ,là quôc gia-dân
tộc.Dân tộc bao giờ cũng ra đời trong một quốc gia nhất định và
mang những đặc trưng văn hóa riêng,truyền thống riêng…
1.2. Cương lĩnh của Mác- Lê-nin về dân tộc.
Quyền bình đẳng là quyền thiêng liêng đối với mọi dân tộc kể cả
bộ tộc, chủng tộc trong một quốc gia, dù đông người hay ít người,
dù trình độ phát triển, kinh tế, xã hội như thế nào đều được đối tôn
trọng bình đẳng trên mọi phương diện không có một dân tộc nào
được quyền cho phép mình xâm lược, nô dịch dân tộc khác, không
có dân tộc thượng đẳng và hạ đẳng. Xu hướng phân biệt chủng tộc
đều thất bại.
Trong một quốc gia có nhiều thành phần dân tộc thì quyền bình
đẳng dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và phải khắc phục mọi
mặt giữa các thành phần dân tộc do lịch sử để lại.
Trên bình diện quốc tế, thực tế quyền bình đẳng dân tộc gắn
với đấu tranh phân biệt dân tộc, chống chủ nghĩa dân tộc nước lên
chống chủ nghĩa phát xít mới, chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình
thức.
Quyền tự quyết là quyền các dân tộc được tự quyết định vận
mệnh của dân tộc mình, quyền lựa chọn con đường đi lên đạt tới
phồn vinh đây là quyền thiêng liêng cơ bản không một nước nào
không một ai được quyền can thiệp cưỡng bức áp đặt.
Quyền tự quyết dân tộc bao hàm quyền liên hiệp hay là phân
lập dân tộc được trở thành một dân tộc độc lập hay tự tiện thành
lập liên bang các dân tộc để đưa dân tộc mình lên con đường tiến
bộ.
Khi xem xét giải quyết quyền dân tộc tự quyết người cách
mạng phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân phải
ủng hộ những phong trào nào phù hợp với lợi ích chính đáng của
giai cấp công nhân và người dân lao động phải chống lại âm mưu
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thủ đoạn lợi dụng quyền dân tộc chia rẽ dân tộc, chống lại tư tưởng
dân tộc chủ nghĩa đàn áp các lực lượng tiến bộ, đòi ly khai để đi
vào chủ nghĩa thực dân kiểu mới, chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản mang tính chất quốc tế giai cấp côn nhân
cũng mang bản chất quốc tế, muốn chiến thắng chủ nghĩa tư bản
giai cấp công nhân các nước các dân tộc trên thế giới phải liện
hiệp đoàn kết giai cấp công nhân tất cả các dân tộc là một mục tiêu
phấn đấu của những người cộng sản quy định đường lối phương
pháp xem xét giải quyết quyền bình đẳng và quyền tự do các dân
tộc. Điều này phải thế hiện sâu sắc trong chính sách đối ngoại của
các Đảng Cộng Sản. Tóm lại, cương lĩnh dân tộc của công nhân là
một bộ phận hợp thành lý luận cách mạng của giai cấp công nhân
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp, giải phóng
xã hội, giải phóng con người. Nó soi đường cho các Đảng Cộng
Sản hoạch định chính sách dân tộc của mình là kim chỉ nan cho
quá trình giải quyết vấn đề dân tộc của các nước tiến bộ trên thế
giới.
1.3. Quan điểm lí luận thực tiễn.
Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, nhân dân là người sáng tạo lịch sử; giai cấp vô sản
muốn thực hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân
tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của
cách mạng.
Mâu thuẫn giai cấp thường là các mâu thuẫn lợi ích kinh tế và
chính trị xã hội giữa giai cấp thống trị và bị thống trị ở những phạm
vi và mức độ khác nhau. Các mâu thuẫn này thường dẫn đến các
cuộc chiến tranh giai cấp với những hình thức khác nhau, với
những phạm vi và trình độ khác nhau như: đấu tranh kinh tế, đấu
tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị… Trong thực tế lịch sử, cuộc
đấu tranh giai cấp có thể mang những hình thức đấu tranh dân tộc,
tôn giáo, văn hóa và có thể có nhiều hình thức đa dạng khác.
Để khống chế và đàn áp những cuộc đấu tranh giai cấp này,
các giai cấp thống trị trong lịch sử phải sử dụng đến sức mạnh bạo
lực có tổ chức- đó là nhà nước với những đội vũ trang đặc biệt và
hệ thống pháp luật nhằm duy trì trật tự của sự thống trị giai cấp.
Cùng với vấn đề giai cấp ,vấn đề dân tộc luôn luôn là một nội
dung quan trọng có ý nghĩa chiến lược của Cách mạng xã hội chủ
nghĩa.Giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có ý
nghiã quyết định đến sự ổn định ,phát triển hay khủng hoảng ,tan
rã của một quốc gia dân tộc.Trên cơ sở tư tưởng của C.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mác,Ph.Anghen về vấn đề dân tộc và giai cấp,V.I.Lênin đã nêu
ra “cương lĩnh dân tộc” với 3 nội dung và nội dung cơ bản trong
cương lĩnh này chính là :liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.Tư
tưởng này thể hiện bản chất quốc tế cuả giai cấp công nhân,phong
trào công nhân,đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc có ý nghĩa
lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc
Chủ nghĩa Mác-lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con
đường tự giải phóng. Lê-nin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước
hết là liên minh giai cấp công-nông là hết sức cần thiết, bảo đảm
cho thắng lợi của cách mạng vô sản. Rằng nếu không có sự đồng
tình và ửng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong
của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực
hiện được. Từ đó sẽ tạo nên một nhà nước vô sản liên kết với các
giai cấp còn lại cùng thực hiện cuộc cách mạng vô sản.
2. Truyền thống dân tộc và kinh nghiệm các nước.
2.1. Truyền thống dân tộc.
Lịch sử Việt Nam là một lịch sử chiến tranh triền miên.
Về địa lý, Việt tộc ngày xưa là một vùng đất rộng lớn nằm từ
phía nam núi Ngũ Lĩnh, sông Dương Tử xuống tới tận bình nguyên
sông Hồng Hà và sông Thái Bình, tức là hơn nửa nước tàu bây
giờ.
Ðây là thời kỳ rất bộ tộc Việt sống chung với nhau, mà sử sách gọi
là Bách Việt. Dân Bách Việt sống bằng nghề nông. Người Bách
Việt được gọi là Việt tộc phương nam, sống hiền hòa, khác với Hán
tộc phương bắc, sống trên lưng ngựa, hiếu chiến.
Dần dần, Bách Việt bị Hán tộc thôn tính, chỉ còn sót lại Việt tộc
ở bình nguyên sông Hồng. Dĩ nhiên, Hán tộc không ngưng tham
vọng của họ ở đó. Họ muốn diệt luôn dòng Việt cuối cùng này.
Việt tộc vừa phải chiến đấu để giữ lại vùng đất dừng chân cuối
cùng, vừa phải mở mang cho vùng đất rộng thêm, đáp ứng với sự
gia tăng của dân số.
Từ ý niệm giữ lấy vùng đất cuối cùng để bảo tồn nòi giống,
người Việt rất yêu đất nước. Tinh thần yêu nước đã được nhìn
thấy qua biết bao ngiêu cuộc khởi nghĩa dưới 1000 năm Bắc thuộc.
Từ hai bà Trưng, bà Triệu, đến Bố Cái Ðại Vương Phùng Hưng,
Mai Hắc Ðế, xuống tới Ngô Vương Quyền, tất cả các cuộc khởi
nghĩa đều phát sinh từ lòng yêu nước.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cuộc khởi nghĩa của Bình Ðịnh Vương Lê Lợi, hàng trăm, có thể
nói là hàng ngàn cuộc khởi nghĩa thời Pháp thuộc, phần lớn đều
phát xuất từ lòng yêu nước.
Vừa dựng nước người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với
sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần
suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng
dân tộc ở Việt Nam rất lớn. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế
kỷ III trước Công nguyên) đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ
Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc chiến tranh giữ nước, khởi
nghĩa và chiến tranh giải phóng. Một điều đã trở thành quy luật của
các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam là phải "lấy
nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”. Tinh thần
đoàn kết cũng từ đây mà hình thành.
Đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam là văn hóa làng, xã.
Chính xóm làng của người Việt đã nuôi dưỡng và phát triển những
tinh hoa của văn hóa truyền thống, làm cơ sở cho tinh thần đoàn
kết trong các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, chống chính sách
đồng hóa của các triều đại Phương Bắc, giành độc lập cho dân tộc,
gìn giữ truyền thống, văn hóa riêng của mình.
Hồi thời nhà Triệu, nước ta là Nam Việt. Nhà Hán cử Lục Giả
qua dụ hàng, khi về lại triều đình, Lục Giả đã đưa ra nhận xét:
“Giống dân Việt ấy không thể khuất phục được”.
Tinh thần bất khuất của dân Việt Nam được nhìn thấy qua câu của
Bà Triệu:
“Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng kình
ở bể đông, quét sạch cõi bờ, cứu muôn dân ra khỏi cơn đắm đuối,
chớ không bắt chước người đời, cúi đầu khom lưng làm tì thiếp
người ta”.
Tinh thần bất khuất cũng được nhìn thấy qua câu tuyên bố của
Lê Lợi, Bình Ðịnh Vương:
“Làm trai sinh ở trên đời, cứu nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm
muôn đời, chớ sao chịu bo bo làm đầy tớ người”.
Tinh thần bất khuất của người Việt còn thấy ở khắp nhân gian
qua việc vạt áo cài luôn bên phía trái, gọi là tả nhậm, ngược lại với
người Tàu vạt áo cài bên phía phải, gọi là hữu nhậm.
Người Việt Nam phát biểu vòng ngũ hành theo chiều nghịch,
theo lẽ tương khắc (kim, mộc, thổ, thủy, hỏa), người Tàu phát biểu
theo chiều thuận, theo lẽ tương sinh (kim, thủy mộc, hỏa, thổ).
Trong triết lý cao siêu nhất của đông phương là dịch lý, người Việt
lấy quẻ Khôn (đất) làm quẻ chính, trong khi người Tàu lấy quẻ Càn
(trời) làm quẻ chính...
Tinh thần bất khuất đó cũng ăn sâu vào lòng mỗi người dân
Việt, để trở thành truyền thống muôn đời.
6