Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Báo cáo tiềm năng nước dưới đất khu vực tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.8 KB, 62 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC QUỐC GIA

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
DỰ ÁN: “BIÊN HỘI - THÀNH LẬP BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN NƯỚC
DƯỚI ĐẤT TỶ LỆ 1/200.000 CHO CÁC TỈNH TRÊN TỒN QUỐC”

TỈNH HỊA BÌNH

Năm 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC QUỐC GIA

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TỈNH HỊA BÌNH

TRUNG TÂM QUY HOACH VÀ ĐIỀU TRA
TÀI NGUYÊN NƯỚC QUỐC GIA

TS. Tống Ngọc Thanh

Năm 2018



MỤC LỤC


MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU.................................................5
1.1. Vị trí địa lý.....................................................................................................5
1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên................................................................................5
1.2.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo.........................................................................5
1.2.2. Mạng thủy văn.............................................................................................6
1.2.3. Đặc điểm khí hậu.........................................................................................6
1.3. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội...................................................................8
1.3.2. Kinh tế..........................................................................................................8
1.3.3. Giao thông....................................................................................................9
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT – ĐỊA CHẤT THỦY VĂN.......................10
2.1. Đặc điểm địa chất.........................................................................................10
2.1.1 Địa tầng.......................................................................................................10
2.1.2. Magma........................................................................................................16
2.1.2.1. Phức hệ Xóm Giấu (G/NPxg)........................................................................17
2.1.2.2. Phức hệ Po Sen (PZ1ps).................................................................................17
2.1.2.3. Phức hệ Bản Ngậm (G/PZ1bn)......................................................................17
2.1.2.4. Phức hệ Bản Xang (Uo/T1bx)........................................................................17
2.1.2.5. Phức hệ Ba Vì (T1bv).....................................................................................18
2.1.2.6. Phức hệ Phia Bioc (G/T3n pb).......................................................................18
2.1.3. Kiến tạo.......................................................................................................18
2.1.3.1. Các đới kiến tạo.......................................................................................18
2.1.3.2. Các tổ hợp thạch kiến tạo.......................................................................19
2.1.4. Các đứt gãy.................................................................................................20
2.2. Đặc điểm Địa chất thủy văn...............................................................................20
2.2.1. Các nguyên tắc chung...............................................................................20
2.2.2. Đặc điểm các tầng chứa nước....................................................................21
2.2.2.1. Các tầng chứa nước lỗ hổng...................................................................21
1. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh).................................21
2. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp)...............................22

2.2.2.2. Các tầng chứa nước khe nứt..................................................................23
1. Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích lục nguyên Creta (k)......................23
2. Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích lục nguyên Jura (j)........................23
3. Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích lục nguyên Trias trên (t3).........24
4. Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích lục nguyên Trias giữa - trên (t2-3)
.............................................................................................................................. 24
5. Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích lục nguyên Trias giữa (t2 )........25
6. Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích lục nguyên Triat dưới (t1)............26
7. Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích lục nguyên Pecmi trên (p3).......27
8. Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích lục nguyên Permi dưới - giữa
(p1-2)...................................................................................................................... 27
9. Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích lục nguyên Devon trên (d3)......28
10. Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích lục nguyên Devon dưới (d1)...28
11. Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích biến chất Ordovic trên – Silur
(o3-s)..................................................................................................................... 29
12. Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích biến chất Cambri - Ordovic (εo)........................................................................................................................... 30
1


13. Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích biến chất Cambri (ε)...............31
14. Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích biến chất Neo- protezozoi Cambri dưới (np-ε1).............................................................................................31
15. Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích biến chất Protesozoi (pr)............32
2.2.2.3. Các tầng chứa nước Karst......................................................................32
1. Tầng chứa nước karst trong trầm tích carbonat Trias (t)................................32
2. Tầng chứa nước karst trong trầm tích cacbonat Carbonat - Permi (c-p).........34
3. Tầng chứa nước karst trong trầm tích cacbonat Devon (d)............................34
4. Tầng chứa nước karst trong trầm tích carbonat Ordovic – Silur (o-s)............35
2.2.2.3. Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước............37
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT38
3.1. Phương pháp đánh giá tài nguyên nước dưới đất.....................................38

3.1.1. Phương pháp đánh giá tài nguyên dự báo nước dưới đất........................38
3.1.2. Phương pháp đánh giá lượng bổ cập nước dưới đất................................38
3.1.3. Phương pháp đánh giá lượng tích chứa nước dưới đất...........................44
3.1.4. Phương pháp đánh giá trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất...........44
3.2. Các thơng số đưa vào tính tốn...................................................................44
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT...........46
4.1. Trữ lượng khai thác đã được đánh giá.......................................................46
4.2. Kết quả đánh giá tài nguyên nước dưới đất..................................................49
4.3. Bản đồ tài nguyên nước dưới đất................................................................54
KẾT LUẬN................................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................59

2


MỞ ĐẦU
Hịa Bình là một tỉnh miền núi, giàu tiềm năng về rừng, nơi có Nhà máy thủy
điện vào loại lớn ở Đông Nam Á, là một trong các cửa ngõ để đi đến các tỉnh vùng núi
phía Tây Bắc của Tổ quốc. Trên đà đổi mới và phát triển của cả nước, nền kinh tế tỉnh
Hịa Bình khơng ngừng lớn mạnh. Nhu cầu nước cho ăn uống sinh hoạt của nhân dân,
nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, khu tập trung dân cư, các đô thị và nước phục vụ
cho sản xuất, quốc phòng an ninh là một nhu cầu bức thiết, tạo đà cho kinh tế - xã hội
phát triển cần đặc biệt quan tâm giải quyết.
Việc đánh giá chất lượng nước dưới đất có ý nghĩa rất quan trọng làm cơ sở để
quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước của tỉnh. Vì vậy
chuyên đề: “Tiềm năng nước dưới đất tỉnh Hịa Bình" là một nhiệm vụ quan trọng và
rất cần thiết.
Chính phủ đã ra Quyết định số 79/2005/QĐ-TTG ngày 15 tháng 4 năm 2005 và
ban hành kèm theo chương trình hành động của Chính phủ, trong đó giao Bộ Tài
nguyên và Môi trường xây dựng đề án “Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất khu

vực trung du và miền núi Bắc Bộ”.
Quyết định số 1116/QĐ-BTNMT, ngày 25 tháng 8 năm 2006, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã phê duyệt đề án trên.
Ngày 15 tháng 11 năm 2011, Bộ tài nguyên và Môi trường phê duyệt nội dung và
dự toán dự án: Biên hội – thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000
cho các tỉnh trên tồn quốc có Quyết định số 2098/QĐ-BTNMT.
Với những tài liệu thu được trong quá trình thực hiện Dự án, về cơ bản, chuyên
đề là cơ sở phục vụ công tác quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài ngun
nước trên địa bàn tỉnh Hịa Bình.
Trên cơ sở tổng hợp kết quả điều tra, nghiên cứu về tài nguyên nước của 2 dự án
trên, tác giả đã thành lập chuyên đề: Tiềm năng nước dưới đất tỉnh Hịa Bình
Cơ sở tài liệu chính để lập báo cáo chuyên đề là các kết quả nghiên cứu được
tổng hợp từ các giai đoạn trước của vùng và kết quả khảo sát thu thập thông tin hiện
trạng kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hịa Bình
Nội dung báo cáo bao gồm các chương mục sau:
Mở đầu
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỐN TÀI NGUN NƯỚC DƯỚI
ĐẤT
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
KẾT LUẬN
Thành phần tham gia:
- ThS. Phan Quang Thức
3


- ThS. Chu Thị Thu
- Kỹ sư. Trương Thị Hường
- Kỹ sư: Nguyễn Minh Tuyên

- Kỹ sư: Nguyễn Huy
- Kỹ sư. Nguyễn Thị Thu Thủy
- Kỹ sư. Vũ Đức Dương
Trong quá trình thực hiện dự án cũng như lập báo cáo chun đề tiềm năng
nước dưới đất tỉnh Hịa Bình chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót. Chúng tơi xin trân
trọng cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp Lãnh đạo, các phòng, ban chức năng
của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã giúp đỡ để chúng
tơi hồn thành báo cáo này.
Tập thể tác giả xin trân trọng cảm ơn!

4


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí địa lý
Hồ Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam giới hạn bởi toạ độ 20 019’ ÷
21008’ vĩ độ Bắc; 104048’ ÷ 105004’ kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp với tỉnh Phú Thọ;
phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Đơng giáp Thủ đơ Hà Nội; phía Tây
giáp tỉnh Hịa Bình, Thanh Hố. Thành phố Hịa Bình cách Hà Nội 73km. Diện tích tự
nhiên tỉnh Hồ Bình 4.596,4 km2. Tỉnh Hịa Bình gồm các đơn vị hành chính sau:
thành phố Hịa Bình, các huyện: Lương Sơn, Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Kỳ Sơn,
Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu, Tân Lạc và Yên Thủy.
Vị trí vùng nghiên cứu được thể hiện trong hình số 1.

TØnh Phó Thä
Thµnh phố Hà Nội

Tỉnh Sơn La

Đà Bắc


kỳ sơn

l ơng sơn

hòa bình

Cao Phong
Bo
kim bôi
MƯờNG KHếN

TỉNH
TỉNH HòA
HòA BìNH
BìNH

Thanh Hà

Tỉnh
Hà Nam

TÂN LạC

chi nê

lạc sơn
Vụ b ản

lạc thủy

Yên Thuỷ

Tỉnh Thanh Hoá
Tỉnh Ninh Bình

Hỡnh 1.1. S đồ vị trí vùng nghiên cứu
1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.2.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình tỉnh Hồ Bình là dốc thoải từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam và bị chia
cắt bởi các đồng bằng hẹp, dọc theo các sơng. Địa hình của Hồ Bình có thể chia thành
các dạng:
- Loại 1: Địa hình đồng bằng, bao gồm đồng bằng thấp ở các độ cao nhỏ hơn 5m
và đồng bằng cao từ 5m trở lên đến 10m phân bố chủ yếu dọc theo các triền sông.
- Loại 2: Địa hình bậc thang có độ cao từ 10 ÷ 45m, độ dốc vừa phải, có ở các
huyện.

5


- Loại 3: Địa hình đồi núi là dạng địa hình có tính chất đặc trưng cho các tỉnh
miền núi có độ cao từ 45m trở lên với đỉnh dốc, sắp xếp xen kẽ trong các triền núi, các
quả đồi cao hoặc trong những khe núi, thung lũng, sông suối.
Diện tích đồi núi chiếm khoảng 70%, mật độ phân cắt lớn. Địa hình gồm các dải
núi lớn bị chia cắt nhiều, hiểm trở, đi lại khó khăn; độ dốc bình qn 30 ÷ 35 o; độ cao
trung bình 400 ÷ 500m, đỉnh cao nhất là Phu Canh cao 1.373m tại huyện Đà Bắc. Độ
cao trung bình của các huyện thị trong tỉnh cũng rất khác nhau, cao nhất là huyện Đà
Bắc (560m) và thấp nhất là Thành phố Hồ Bình (20m). Các vùng thấp là thung lũng
của sông, suối thuộc 3 con sông: Sông Bôi, Sông Bưởi và Sông Đà có độ cao trung
bình từ 40 ÷ 100m do đứt gãy, lún sụt của nếp võng Sông Hồng tạo nên một dạng địa
hình phức tạp, đồi đất, núi đá vơi xen lẫn các cánh đồng nhỏ thuộc thung lũng sông hoặc

suối lớn.
Đặc biệt Hồ Bình có hồ Hồ Bình và Nhà máy Thuỷ điện Hồ Bình trên Sơng
Đà, với dung tích hồ là 9,5 tỷ m3. Nhà máy thuỷ điện Hồ Bình là đầu mối quan trọng
trong chiến lược năng lượng điện quốc gia và ảnh hưởng rất lớn đến trữ lượng nước
mặt, nước ngầm, của địa phương. Hoạt động của Nhà máy thuỷ điện Hồ Bình ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình điều tiết lũ, nước ở vùng hạ lưu Sông Đà và đồng bằng
Bắc Bộ.
Do đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý cùng một số đặc điểm khác, Hồ Bình được
hưởng quy chế của một tỉnh miền núi.
1.2.2. Mạng thủy văn
Hịa Bình có mạng lưới sơng suối phân bổ tương đối dày và đều khắp ở các
huyện. Sông Ðà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km 2 chảy qua các
huyện Mai Châu, Ðà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thành phố Hịa Bình với tổng chiều dài
là 151 km. Hồ sơng Ðà có dung tích 9,5 tỷ m3 nước nối liền với Hịa Bình, phần hạ lưu
chảy qua Phú Thọ, Hà Nội thông với Sông Hồng, được điều tiết nước bởi hồ sơng Đà,
tại đây có thể phát triển vận tải thuỷ thuận lợi, có hiệu quả; sơng Bưởi bắt nguồn từ xã
Phú Cường, huyện Tân Lạc, dài 55km; sông Bôi bắt nguồn từ xã Thượng Tiến, huyện
Kim Bôi, dài 125km; sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn, dài 32km;
Sông Lãng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu huyện Yên Thuỷ, dài 30km.
Hệ thống các suối cấp II, III dày đặc phát triển thu giữ nước mưa, nước ngầm
cung cấp cho các sơng lớn trong tồn tỉnh.
1.2.3. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Hồ Bình mang tính đặc trưng thiên về khí hậu của vùng nhiệt đới, hàng
năm có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa bình qn 1700 ÷ 1800 mm,
chiếm hơn 90% tổng lượng mưa cả năm. Riêng vùng núi cao Mai châu, Đà Bắc mùa
mưa đến muộn hơn và kéo dài hơn vùng núi thấp.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa bình quân chỉ có 100 ÷
200mm, trong đó 3 tháng giữa mùa lạnh XII, I và II, lượng mưa trung bình khơng quá
30mm.

6


Nhiệt độ khơng khí
Nhiệt độ khơng khí ở Hồ Bình nói chung khá cao và khơng có sự khác biệt lớn
giữa các nơi trong tỉnh. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong khoảng 40 năm qua đã xảy ra
ở Lạc Sơn vào ngày 12/5/1966 đạt 41,8 oC. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối cũng xảy ra ở
Lạc Sơn vào ngày 31/12/1973 là 0,1 oC. Như vậy có thể nhận thấy sự khắc nghiệt về
biến đổi nhiệt độ ở khu vực huyện Lạc Sơn là đáng lưu ý nhất.
Mùa lạnh ở Hồ Bình thường được bắt đầu từ trung tuần tháng XI và kết thúc vào
trung tuần tháng III năm sau. Mùa nóng thường được bắt đầu từ nửa cuối tháng IV và
kết thúc vào nửa cuối tháng IX.
Chế độ mưa
Mùa mưa ở Hồ Bình thường được bắt đầu từ tháng V đến hết tháng X.
Qua thống kê số liệu nhiều năm cho thấy: Lượng mưa ngày lớn nhất 40 năm qua
đã quan trắc được ở Chi Nê vào ngày 16/9/1980 là 393,7 mm. Lượng mưa trung bình
hàng năm ở Hồ Bình đạt 1843,5 mm năm 2003, năm 2004 là 2013,2 mm và năm
2005 đạt 2499,1 mm. Trong đó, do đặc điểm của địa hình nên lượng mưa phân bố
khơng đều ở các nơi trong tỉnh và cũng không đều ở các tháng trong năm, thường chỉ
tập trung vào mùa mưa và chiếm phần lớn lượng mưa của cả năm.
Bảng 1.1: Tổng hợp lượng mưa các tháng trong năm (mm)ng hợp lượng mưa các tháng trong năm (mm)p lượp lượng mưa các tháng trong năm (mm)ng mưa các tháng trong năm (mm)m (mm)
Năm
Cả năm
Tháng I
Tháng II
Tháng III
Tháng IV
Tháng V
Tháng VI
Tháng VII

Tháng VIII
Tháng IX
Tháng X
Tháng XI
Tháng XII

2000
1.909,0
4,2
1,1
12,0
197,6
428,7
196,5
322,3
141,1
374,6
196,4
2,2
2,3

2001
2.496,7
8,6
11,8
127,3
21,4
228,9
376,2
592,7

524,5
275,5
279,9
28,4
21,5

2002
1.703,0
18,8
14,6
9,8
32,0
425,7
335,7
275,6
103,9
239,6
150,0
49,2
48,1

2003
1.843,5
33,7
44,2
11,3
74,0
394,7
264,5
352,4

268,9
315,9
73,5
4,2
6,2

2004
2.013,2
0,1
21,8
13,0
277,1
330,4
286,8
484,7
428,8
106,1
5,9
42,3
16,2

2005
2.499,1
13,2
13,1
24,7
34,1
239,0
354,1
609,3

449,9
580,3
63,6
91,2
26,6

Độ ẩm khơng khí
Độ ẩm khơng khí phụ thuộc vào mùa, có nghĩa là độ ẩm phụ thuộc vào lượng
mưa và nhiệt độ khơng khí. Độ ẩm trung bình khoảng 83,0% (năm 2005). Vào mùa
mưa độ ẩm thường cao. Độ ẩm thấp nhất là vào mùa khơ khi nhiệt độ khơng khí thấp
và lượng mưa ít, độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối đã quan trắc được là 13% xảy ra
vào ngày 26/1/1963 ở Hoà Bình, độ ẩm tương đối thấp nhất thường xảy ra vào tháng
giêng.
Chế độ gió
Ngồi việc chịu ảnh hưởng của chế độ gió chung với các tỉnh vùng đồng bằng
bắc bộ, Hồ Bình cịn bị ảnh hưởng tương đối rõ nét của chế độ gió Lào.
Hàng năm số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Hồ Bình rất ít hầu như chỉ bị ảnh
hưởng gián tiếp và thiệt hại do bão gây ra là hãn hữu.
Lượng bốc hơi
7


Tổng lượng bốc hơi giữa các nơi trong tỉnh có sự dao động khá lớn, nó phụ thuộc
nhiều vào khả năng bức xạ mặt trời. Lượng bốc hơi nước cao nhất thường là vào tháng
5, tháng 6. Hàng năm lượng bốc hơi dao động trong khoảng 710,2 ÷ 950,5 mm. Nơi có
lượng bốc hơi lớn nhất là Chi Nê và nhỏ nhất là ở Kim Bôi.
1.3. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội
1.3.1. Dân cư
Theo điều tra dân số năm 2013, tỉnh Hồ Bình có 808.200 người, mật độ dân số
175 người/Km2, có 30 dân tộc sinh sống: đông nhất là người Mường chiếm 63,3%,

người Kinh chiếm 27,73%, người Thái chiếm 3,9%, người Dao chiếm 1,7%, người
Tày chiếm 2,7%, người Mông chiếm 0,52% và các dân tộc khác chiếm 1,18%.
Với sự đa dạng về sắc tộc như vậy và đặc biệt gần với đồng bằng Bắc Bộ, cách
thủ đô Hà Nội chỉ khoảng từ 80 tới 100 km, kết hợp với các điều kiện địa hình, phong
cảnh của tỉnh; thì đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
1.3.2. Kinh tế
T.phố Hồ Bình được trở thành thành phố là trung tâm hành chính, kinh tế văn
hố quan trọng nhất tỉnh, các huyện lỵ Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc
Thuỷ, Yên Thuỷ, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lương Sơn là các đầu mối hành chính kinh tế văn
hố của từng phân vùng nhỏ.
Kinh tế tồn tỉnh chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 46,9%, du
lịch, dịch vụ chiếm 34,19%, công nghiệp xây dựng 18,91%.
Hịa Bình có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế:
- Tài ngun đất: Diện tích đất nơng nghiệp là 66.759 ha, chiếm 14,32%; diện
tích đất lâm nghiệp chiếm 41,67%; đất chuyên dùng chiếm 5,87%; đất ở chiếm 1,25%;
đất chưa sử dụng và sông suối đá 36,89%.
- Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2002, diện tích đất có rừng là 196.049 ha, trong
đó: Rừng tự nhiên là 146.844 ha; rừng trồng là 49.205 ha.
Trữ lượng gỗ khai thác khoảng 4,75 triệu m3 gỗ và 128,7 triệu cây nứa, luồng;
Hịa Bình gồm 3 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích là 18.435 ha, trong đó có
rừng là 15.565 ha, đất trống có khả năng nơng, lâm nghiệp là 2.870 ha.
- Tài ngun, khống sản: Tài ngun khống sản có 12 loại: nguyên liệu vật liệu
xây dựng: Ðất sét, đá vơi, đá granít, đá cóc đoa...; khống sản kim loại: Quặng sắt mỏ
nhỏ trữ lượng ít chưa xác định, sắt, quặng đa kim (đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân,
antimoan), vàng sa khống, khống sản phi kim loại như pirít, photphorít, cao lanh...;
khoáng sản than đã được khai thác rải rác ở huyện Kim Bơi, Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, có
nhiều vỉa lộ thiên để khai thác với trữ lượng 1 triệu tấn.
- Tài ngun du lịch: Tỉnh Hịa Bình có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Ðộng
Tiên, huyện Lạc Thủy; động Tiên Phi, T.phố Hịa Bình; các khu bảo tồn thiên nhiên;
suối nước khống Kim Bơi; hồ sơng Ðà và nhà máy thủy điện Hồ Bình lớn nhất

Đơng Nam Á; các bản làng văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh; khu du lịch
Suối Ngọc-Vua; bà huyện Lương Sơn và nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, kiến
trúc, ngành nghề truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian của
8


nhiều dân tộc trong tỉnh phong phú, đa dạng, độc đáo là những sản phẩm của nền "Văn
hóa Hịa Bình".
1.3.3. Giao thông
- Đường bộ
Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như quốc lộ 6 đi qua các
huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, thành phố Hịa Bình, huyện Tân Lạc, Mai Châu nối liền
Hịa Bình với thủ đơ Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc khác, điểm gần trung tâm Hà Nội
nhất trên quốc lộ 6 của Hịa Bình thuộc huyện Lương Sơn là gần 40km ; quốc lộ 15A
đi từ huyện Mai Châu nối quốc lộ 6 với các huyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa; quốc lộ
12A đi qua các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ và tỉnh Ninh Bình, nối quốc lộ 6
(ở Mãn Đức- Tân Lạc); quốc lộ 12B chạy qua Lạc Thủy, Kim Bôi, Cao Phong gặp
quốc lộ 6 ở ngã ba thị trấn Cao Phong; quốc lộ 21 có điểm đầu là ngã ba giao cắt với
quốc lộ 32, trước cửa ngõ vào T.phố Sơn Tây, điểm cuối là thị trấn Thịnh Long, huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định qua thị trấn Xuân Mai Hà Nội qua các huyện Lương Sơn,
Kim Bôi, Lạc Thủy xuống Phủ Lý. Đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ
21, gặp quốc lộ 12B xã Hưng Thi, Lạc Thủy và quốc lộ 12A tại địa bàn giáp ranh giữa
xã Yên Nghiệp của huyện Lạc Sơn và xã Lạc Thịnh của huyện Yên Thuỷ. Các tuyến
đường chính này nối với hệ thống đường nối liền các huyện, xã trong tỉnh với T.phố và
với các huyện, tỉnh bạn rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội.

9


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT – ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

2.1. Đặc điểm địa chất
2.1.1 Địa tầng
Trên địa bàn tỉnh Hịa Bình, các thành tạo trầm tích, biến chất và nguồn gốc núi
lửa phát triển rộng rãi và có thành phần đa dạng. Ở đây có mặt các phân vị địa tầng có
tuổi từ Paleoproterozoi đến Đệ Tứ.
2.1.1.1. Hệ tầng Suối Chiềng (PPsc)
Hê tầng do Nguyễn Xuân Bao xác lập năm 1970.
Các đá biến chất của hệ tầng phân bố tại khu vực phía tây bắc huyện Đà Bắc với
diện lộ khoảng 42 km2. Chúng phân bố dưới dạng dải không liên tục kéo dài theo
phương tây bắc- đông nam. Hệ tầng gồm 2 phần:
Phần dưới: gneis biotit, quazit xen các các lớp mỏng quarzit-biotit, đá phiến thạch
anh - biotit.
Phần dưới: gneis amphibol-biotit, đá phiến thạch anh-biotit amphibolit,
canciphyr. Các đá đều bị migmatit hóa, bị uốn nếp mạnh.
Ngồi ra cịn gặp plagiogneis biotit, đá phiến thạch anh-mica-granat phân bố rải
rác trong hệ tầng.
Quan hệ dưới của hệ tầng chưa rõ, phía trên hệ tầng chuyển tiếp lên hệ tầng Sinh
Quyền.
Chiều dày hệ tầng 1000m.
2.1.1.2. Hệ tầng Sinh Quyền (PP-MPsq)
Hệ tầng do Bùi Phú Mỹ xác lập năm 1977.
Các đá của hệ tầng lộ ra rộng rãi với diện tích khoảng 48 km 2 tại phía tây bắc
huyện Đà Bắc.
Thành phần thạch học chủ yếu bao gồm: phần dưới là quarzit, xen kẽ ít đá gneis
biotit và đá phiến felspat-mica-thạch anh, phần trên là gneis biotit đá phiến thạch anhmica-fenpat xen kẽ với quazi tmagnetit.
Chiều dày hệ tầng 800m
Hệ tầng Sinh Quyền nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Suối Chiềng.
2.1.1.3. Hệ tầng Đá Đinh (NP-  1đđ)
Hệ tầng do Kalmukov A.F. xác lập năm 1959.
Lộ ra với diện tích hẹp khoảng 13 km2 tại phía tây bắc huyện Đà Bắc.

Thành phần các đá của hệ tàng bao gồm: đá vôi hoa hóa, đá hoa bị trimolit hóa,
đá hoa đolomit, đolomit màu trắng đục, trắng phớt xám
Chiều dày hệ tầng 900-1000m.
Quan hệ dưới của hệ tầng khơng rõ, phía trên bị các đá của hệ tầng Bến Khế phủ
không chỉnh hợp.
2.1.1.4. Hệ tầng Bến Khế (-Obk)
Lộ ra với diện tích khoảng 226 km 2 tại phía tây bắc tỉnh, tại khu vực huyện Đà
Bắc. Theo mặt cắt dọc bờ sông Đà, hệ tầng được phân làm hai phân hệ tầng:

10


Phân hệ tầng dưới (-Obk1): dưới cùng là cuội sạn kết xen cát kết hạt thô chuyển
lên trên là cát kết, đá phiến sét sericit màu xám, trên cùng là đá vơi tái kết tinh màu
xám ít nhiều bị đolomit hóa. Dày 450- 650m
Phân hệ tầng trên ( -Obk2): bột kết xen đá phiến sét màu xám đen, đá phiến sét
sericit, ít cát kết, cát kết dạng quarzit và thấu kính đá vơi. Dày 1100- 1400m
Chiều dày hệ tầng 1500-2000m.
Hệ tầng Bến Khế nằm không chỉnh hợp trên đá hoa của hệ tầng Đá Đinh và
không chỉnh hợp dưới hệ tầng Snh Vinh.
2.1.1.5. Hệ tầng Sinh Vinh (O3-Ssv)
Hệ tầng do Dovjicov A.E. và Nguyễn Trường Tri xác lập năm 1965.
Lộ ra ở phía tây bắc vùng nghiên cứu tại huyện Đà Bắc với diện tích khoảng 105
2
km . Hệ tầng được chia làm hai phân hệ tầng:
Phân hệ tầng dưới (O3-Ssv1): bắt đầu bằng những lớp cuội kết, sỏi kết cơ sở với
thành phần cuội là quarzit và thạch anh, chuyển lên trên là sạn kết, cát kết gắn kết chắc
xen các lớp bột kết màu đỏ, dày 30-200m.
Phân hệ tầng trên (O3-Ssv2): phần dưới là các lớp đá vôi đolomit màu xám phân
lớp mỏng đến trung bình, đơi nơi dạng khối. Phần trên là đá vôi sét và đá phiến sét xen

kẽ nhau. Trong đá vơi chứa hóa thạch san hô.
Chiều dày hệ tầng: 250-500m.
Hệ tầng Sinh Vinh nằm không chỉnh hợp trên hệ tầng Bến Khế và các trầm tích
biến chất tuổi Proterozoi. Phía trên hệ tầng nằm chỉnh hợp dưới hệ tầng Bó Hiềng tuổi
Silur muộn.
2.1.1.6. Hệ tầng Bó Hiềng (S2bh)
Hệ tầng do Nguyễn Vĩnh xác lập năm 1977.
Các đá của hệ tầng lộ ra ở phía tây bắc vùng nghiên cứu tại huyện Đà Bắc với
diện tích khoảng 38 km2. Mặt cắt của hệ tầng được chia làm hai phân hệ tầng:
Phân hệ tầng dưới (S3bh1): đá phiến vôi xen đá vôi, đá vôi sét và đá phiến sét
chứa nhiều hóa thạch. Dày 200-250m.
Phân hệ tầng trên (S3bh2): chủ yếu là đá vôi màu xám đen, đá vôi kết tinh, đá vôi
cát màu xám, phân lớp mỏng, đá vôi màu đỏ nâu, vàng và bột kết xám lục chứa nhiều
hóa thạch. Dày 250-300m.
Hệ tầng Bó Hiềng nằm chỉnh hợp lên trên hệ tầng Sinh Vinh (O 3-Ssv) và không
chỉnh hợp dưới hệ tầng Sông Mua (D1sm).
Dựa vào các hóa thạch tìm dược và quan hệ địa tầng nói trên, hệ tầng được định
tuổi là Silur muộn.
2.1.1.7. Hệ tầng Sông Mua (D1sm)
Hệ tầng do Dovjicov A.E. và Nguyễn Trường Tri xác lập năm 1965.
Các trầm tích của hệ tầng lộ ra ở phía tây bắc vùng nghiên cứu tại huyện Đà Bắc
và T.phố Hịa Bình với diện tích khoảng 108 km2.
Thành phần các đá của hệ tầng gồm:

11


- Phần dưới là cuội kết, cát kết, đá phiến sét màu đen xám tro phân lớp mỏng, cấu
tạo phân dải, xen ít sét bột kết màu xám lục.
- Phần trên là đá phiến sét màu xám đen, xám nâu phân lớp mỏng xen cát kết, bột

kết và ít đá phiến sét vôi.
Chiều dày hệ tầng: 1500-1600m.
Hệ tầng Sông Mua phủ không chỉnh hợp lên trên các thành tạo cổ hơn và nằm
chỉnh hợp dưới hệ tầng Bản Nguồn (D1bn).
2.1.1.8. Hệ tầng Bản Nguồn (D1bn)
Hệ tầng do Bùi Phú Mỹ và n.n.k xác lập năm 1977.
Hệ tầng lộ ra ở phía tây bắc vùng nghiên cứu tại huyện Đà Bắc, T.phố Hịa Bình
ngồi ra cịn vài diện lộ nhỏ ở phía bắc và tây nam huyện Mai Châu và huyện Kỳ Sơn
với diện tích khoảng 107 km2.
Thành phần thach học gồm: cát kết, cát kết dạng quarzit, cát kết màu xám, xám
đen xen các lớp đá phiến sét, bột kết màu đen phân lớp mỏng, các thấu kính đá vơi và
sét vôi màu xám.
Chiều dày hệ tầng: 1100-1200m.
Hệ tầng nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Sông Mua và chỉnh hợp dưới hệ tầng Bản
Páp. Các hóa đá san hơ và tay cuộn được tìm thấy đã định tuổi Devon sớm cho hệ
tầng.
2.1.1.9. Hệ tầng Bản Páp (D1-2bp)
Hệ tầng do Nguyễn Xuân Bao xác lập năm 1970.
Hệ tầng lộ ra ở phía tây bắc vùng nghiên cứu tại huyện Đà Bắc, T.phố Hịa Bình
và vài diện lộ nhỏ ở phía bắc và phía tây nam huyện Mai Châu với diện tích khoảng 45
km2.
Thành phần thạch học gồm: phần dưới gồm đá phiến, đá phiến sét và bột kết vôi
màu đen, phân lớp mỏng xen đá vôi, đá vôi sét màu xám đen phân lớp trung bình và
dày, phần trên chủ yếu là đá vôi phân lớp dày và dạng khối màu xám, xám đen nhiều
nơi bị tái kết tinh.
Chiều dày hệ tầng: 350-450m.
Hệ tầng nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Bản Nguồn và phía trên bị các đá trẻ hơn
phủ bất chỉnh hợp.
2.1.1.10. Hệ tầng Bản Cải (D3bc)
Hệ tầng do Nguyễn Xuân Bao xác lập năm 1970.

Hệ tầng lộ ra diện tích nhỏ khoảng 5 km2 tại góc tây bắc tỉnh.
Thành phần các đá của hệ tầng bao gồm đá vôi xen đá vôi silic và đá phiến sét,
cát kết.
Bề dày của hệ tầng 300m.
Hệ tầng Bản Cải nằm không chỉnh hợp trên hệ tầng Bản Páp.
2.1.1.11. Hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs)
Hệ tầng do Nguyễn Văn Liêm xác lập năm 1978.

12


Các đá vôi của hệ tầng Bắc Sơn lộ ra với diện tích 17 km 2 tại phía tây huyện Đà
Bắc.
Thành phần các đá của hệ tầng bao gồm đá vôi màu xám sáng dạng khối, đá vôi
dolomit, đá vôi trứng cá, đá vơi silic chứa nhiều hóa thạch.
Chiều dày hệ tầng khoảng 800m.
Hệ tầng nằm không chỉnh hợp lên trên các trầm tích Đevon.
2.1.1.12. Hệ tầng Si Pay (P1-2sp)
Hệ tầng do Tô Văn Thụ và n.n.k xác lập năm 1998.
Lộ ra rải rác ở phía nam hyện Ba Vì và một dải hẹp theo hướng bắc - nam tại
T.phố hịa Bình, với diện lộ khoảng 7 km2. Hệ tầng gồm hai tập:
- Tập 1: đá phiến sét màu đen có vảy mica nhỏ xen cát kết. Dày 50m.
- Tập 2: chủ yếu là cát kết xen ít đá phiến silic và đá phiến vôi. Dày 160m.
Hệ tầng được định tuổi Permi sớm - giữa trên cơ sở nằm trên hệ tầng Bắc Sơn và
nằm dưới hệ tầng Na Vang chứa hóa thạch tuổi Permi giữa.
2.1.1.13. Hệ tầng Na Vang (P2nv)
Hệ tầng do Tô Văn Thụ và n.n.k xác lập năm 1998.
Các đá của hệ tầng Na Vang lộ ra ở T.phố Hịa Bình với diện tích khoảng 5 km 2.
Lộ ra ở đây là đá vôi silic, đá vôi chứa sét phân lớp vừa, đá vôi phân lớp vừa và dạng
khối.

Chiều dày hệ tầng: 150m.
Hệ tầng nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Si Phay và không chỉnh hợp dưới hệ tầng
Viên Nam.
2.1.1.14. Hệ tầng Yên Duyệt (P3yd)
Hệ tầng do Phan Cự Tiến và n.n.k xác lập năm 1977.
Lộ ra dưới dạng một vài chỏm nhỏ với diện tích khoảng 13 km 2 tại các huyện
Lương Sơn, Kim Bôi, Kỳ Sơn và Yên Lạc.
Thành phần các đá của hệ tầng gồm: chủ yếu là sạn kết tuf, cát kết tuf, đá phiến
tuf, dá phiến sét -silic, đá phiến silic, cát kết, có nơi xen đá vơi.
Chiều dày hệ tầng: 200-300m.
Hệ tầng n Duyệt có quan hệ khơng rõ với các trầm tích cổ hơn, cịn phía trên
nằm khơng chỉnh hợp dưới hệ tầng Cò Nòi.
2.1.1.15. Hệ tầng Cò Nòi (T1cn)
Hệ tầng do Dovjicov A.E. và n.n.k xác lập năm 1965.
Lộ ra rộng rãi trong vùng nghiên cứu, với diện tích khoảng 90 km 2 tại phía nam
và tây nam tỉnh. Chúng nằm ven rìa diện lộ của hệ tầng Đồng Giao.
Mặt cắt theo đường quốc lộ 13A gồm 6 tập:
- Tập 1: đá phiến sét, bột kết xen cát kết màu vàng, phân lớp mỏng, dày 30m.
- Tập 2: bột kết, đá phiến sét, xen cát kết màu vàng, nâu đỏ xen thấu kính đá vơi,
dày 30m.
- Tập 3: cát kết, chuyển lên là bột kết xen cát kết, dày 100m.
- Tập 4: bột kết màu đỏ xen ít cát kết màu xám vàng, dày 15m.
13


- Tập 5: đá phiến sét xen bột kết màu xám nhạt xen bột kết và ít cát kết, dày 35m.
- Tập 6: đá phiến sét vôi, vôi sét xen bột kết, đá phiến sét, dày 100m.
Bề dày hệ tầng 310m.
Hệ tầng Cị Nịi bị các trầm tích của hệ tầng Đồng Giao phủ chỉnh hợp lên trên.
2.1.1.16. Hệ tầng Viên Nam (T1vn)

Hệ tầng do Phan Cự Tiến xác lập năm 1977.
Lộ ra rộng rãi trong vùng nghiên cứu, với diện tích khá lớn, khoảng 525 km 2 tại
T.phố Hịa Bình, các huyện, Kỳ Sơn, Kim Bơi, Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn.
Thành phần thạch học gồm: phần dưới là bazan porphyr, bazan arphyr, bazan cao
magnesi, chuyển dần lên trên có diaba porphyr, tuf bazan, andesitobazan,
trachytobazan, andesitodacit, tufdacit, tuftrachyt, cát kết tuf, bột kết tuf.
Chiều dày hệ tầng: 900-1000m.
Hệ tầng Viên Nam phủ không chỉnh hợp trên đá vôi Paleozoi thượng. Ở nhiều
nơi các đá của hệ tầng có thế nằm chỉnh hợp dưới hệ tầng Tân Lạc (T1tl).
2.1.1.17. Hệ tầng Tân Lạc (T1tl)
Hệ tầng do Đinh Minh Mộng xác lập năm 1977.
Các trầm tích của hệ tầng lộ ra rộng rãi ở phía tây vùng nghiên cứu, tại hầu hết
các huyện của tỉnh Hịa Bình, với diện tích khoảng 604 km 2. Diện lộ của chúng thường
có dạng dải không liên tục kéo dài theo phương bắc - nam và tây bắc - đông nam, vài
nơi dưới dạng các chỏm nhỏ. Hệ tầng gồm 3 tập:
- Tập 1: cát kết thạch anh, cát kết tuf, tufit màu xám nâu đỏ xen các lớp mỏng tuf
chứa cuội, sỏi.
- Tập 2: cát kết xen bột kết tím đỏ.
- Tập 3: sét vôi, đá phiến sét vôi, đá vôi sét màu xám.
Chiều dày hệ tầng: 900m.
Hệ tầng Tân Lạc có thế nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Viên Nam (T 1vn) và chỉnh
hợp dưới hệ tầng Đồng Giao (T2ađg).
2.1.1.18. Hệ tầng Đồng Giao (T2ađg)
Hệ tầng do Jamoida A., Phạm Văn Quang xác lập năm 1965.
Các trầm tích cacbonat của hệ tầng Đồng Giao lộ ra với diện tích lớn tại hầu hết
các huyện trong tỉnh. Chúng thường tạo thành các dải có phương tây bắc - đơng nam.
Diện tích lộ của các đá hệ tầng Đồng Giao khoảng 1256 km 2. Theo đặc điểm mặt cắt
hệ tầng được phân ra hai phân hệ tầng:
- Phân hệ tầng dưới: đá vôi, đá vôi sét màu xám, xám đen, phân lớp mỏng đến
trung bình, đơi nơi gặp đá vơi silic, đá vơi phân phiến mạnh kết tinh hoàn toàn. Tại đây

gặp nhiều hóa đá đặc trưng cho Triat trung. Bề dày 400-700m.
- Phân hệ tầng trên: chủ yếu là đá vôi phân lớp dày đến dạng khối màu xám
sáng, xám trắng. ở nhiều nơi chúng bi cà nát vỡ vụn, có đá vơi dăm kết xen kẽ. Phân
hệ tầng rất nghèo hóa thạch chỉ gặp ít trùng lỗ.
Chiều dày hệ tầng: 1000-1100m.

14


Hệ tầng Đồng Giao nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Tân Lạc (T1tl)và không chỉnh
hợp dưới hệ tầng Nậm Thẳm (T2lnt). Các hóa thạch tìm thấy đa định tuổi Anisi cho hệ
tầng.
2.1.1.19. Hệ tầng Nậm Thẳm (T2lnt)
Hệ tầng do Nguyến Xuân Bao lập năm 1970.
Các thành tạo của hệ tầng Nậm Thẳm phân bố thành các dải có phương tây bắc đông nam tại khu vực các huyện Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơn với diện tích 66 km2.
Thành phần các đá bao gồm:
- Phần dưới là đá phiến sét, đá phiến sét vôi và đá vôi sét xen kẽ nhau, màu xám,
xám đen phân lớp mỏng.
- Phần trên: đá phiến sét xen cát kết, bột kết màu xám đen, xám tro.
Các hóa thạch xác định tuổi Ladin rất phong phú trong hệ tầng.
Chiều dày hệ tầng 200-300m.
Hệ tầng Nậm Thẳm nằm không chỉnh hợp trên các đá vôi của hệ tầng Đồng Giao
(T2ađg).
2.1.1.20. Hệ tầng Sông Bôi (T2-3sb)
Hệ tầng do Jamoida A., Phạm Văn Quang xác lập năm 1965.
Các thành tạo của hệ tầng lộ ra với diện tích 516 km 2 tại hầu khắp các huyện thị
trong tỉnh. Hệ tầng được chia làm hai phân hệ tầng.
- Phân hệ tầng dưới: cát kết xen kẽ bột kết, đá phiến sét màu đen và vài lớp đá
vôi, chứa hóa thạch tuổi Ladin. Dày 150-300m.
- Phân hệ tầng trên: chủ yếu là đá phiến sét đen xen đá vôi màu xám đen màu

xám đen, ít cát kết và cát bột kết, chứa hóa thạch tuổi Cacni.. Dày 300m.
Hệ tầng Sông Bôi nằm không chỉnh hợp trên hệ tầng Đồng Giao lại chứa hóa
thạch tuổi Ladin và Cacni nên được định tuổi là Triat giữa - muộn.
2.1.1.21. Hệ tầng Suối Bàng (T3n-rsb)
Hệ tầng do Đovjicov A.E, Nguyễn Tường Tri xác lập năm 1965.
Các đá của hệ tầng Suối Bàng lộ ra rộng rãi tại hầu hết các huyện thị trong tỉnh
khoảng 271 km2.
Hệ tầng được chia làm hai phân hệ tầng:
- Phân hệ tầng dưới: cuội kết, cát kết, đá vôi sét, sét vôi, bột kết, sét kết chứa
phong phú hóa đá. Dày 700m
- Phân hệ tầng trên: cát kết đa khoáng, sạn kết, bột kết,và các vỉa than chứa
phong phú các hóa thạch thực vật. Dày 400m.
Hệ tầng Suối Bàng nằm khơng chỉnh hợp trên các trầm tích Paleozoi. Các hóa
thạch tìm thấy đã xác định tuổi Nori - Ret cho hệ tầng.
2.1.1.22. Hệ tầng Nậm Thếp (J1-2nt)
Các đá của hệ tầng lộ ra dưới dạng hai dải nhỏ có hướng tây - đơng tại khu vực
phía bắc huyện Yên Thủy diện tích 6 km2.
Thành phần các đá bao gồm: cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết, đá phiến sét màu đỏ.
Chiều dày hệ tầng 200-300m.
15


Hệ tầng Nậm Thếp nằm không chỉnh hợp lên trên các trầm tích chứa than của hệ
tầng Suối Bàng.
2.1.1.23. Hệ tầng Yên Châu (K2yc)
Hệ tầng do Nguyến Xuân Bao lập năm 1970.
Các trầm tích của hệ tầng Yên Châu phân bố ở phía tây vùng nghiên cứu tại khu
vực huyện Mai Châu tỉnh Hịa Bình. Diện tích lộ ra của hệ tầng là 133 km 2. Hệ tầng
được chia làm hai phân hệ tầng:
- Phân hệ tầng dưới: cuội kết, cát kết, bột kết xen ít sét kết. Dày 950m

- Phân hệ tầng trên: phần dưới là cát kết xen cuội kết, phần trên là bột kết, sét
kết. Dày 650m.
Hệ tầng Yên Châu nằm không chỉnh hợp trên các đá vôi của hệ tầng Đồng Giao
và hệ tầng Hàm Rồng.
2.1.1.24. Hệ tầng Hà Nội (apQ12-3hn)
Hệ tầng do Hoàng Ngọc Kỷ xác lập năm 1973.
Các thành tạo có nguồn gốc cơng lũ của hệ tầng Hà Nội lộ ra ở phía đơng bắc và
phía đơng của tỉnh thuộc khu vực các huyện Lương Sơn và Kim Bôi. Chúng lộ dưới
dạng các thềm bậc hai với diện tich khoảng 86 km2.
Thành phần trầm tích bao gồm hai phần:
- Phần dưới: cuội sỏi lẫn cát. Cuội có độ mài trịn khá tốt, thành phần chủ yếu là
thạch anh, phun trào.
- Phần trên: bột sét lẫn cát màu xám nhạt, bị laterit yếu.
Chiều dày hệ tầng 2,6-47m.
Hệ tầng Hà Nội nằm không chỉnh hợp trên các đá có tuổi cổ hơn và phía trên bị
các trầm tich hệ tầng Vĩnh Phúc phủ bất chỉnh hợp.
2.1.1.25. Hệ tầng Vĩnh Phúc (apQ13vp)
Hệ tầng do Hoàng Ngọc Kỷ xác lập năm 1973.
Hệ tầng Vĩnh Phúc lộ ra với diện tích khơng lớn tại các thung lũng thuộc khu vực
các huyện Lương Sơn, Cao Phong và Kim Bôi.
Các trầm tích lộ ra ở đây có nguồn gốc sơng với thành phần chủ yếu là sỏi, cát,
bột, sét. Các trầm tích thường bị phong hóa có màu sắc loang lổ.
Chiều dày hệ tầng 2-5m.
Hệ tầng Vĩnh Phúc nằm không chỉnh hợp trên các trầm tích của hệ tầng Hà Nội
và phía trên bị các trầm tich hệ tầng Thái Bình phủ bất chỉnh hợp.
2.1.1.26. Hệ tầng Thái Bình (aQ23tb)
Hệ tầng do Hoàng Ngọc Kỷ xác lập năm 1973.
Các trầm tích có nguồn gốc sơng của hệ tầng Thái Bình lộ ra với diện tích khơng
lớn tại thung lũng sơng Đà và vài diện tích nhỏ tại khu vực các huyện Lương Sơn và
Kim Bơi.

Thành phần trầm tích gồm cát, cuội sạn và tảng lẫn bột sét, thành phần hỗn tạp.
Chiều dày hệ tầng 5-10m.
2.1.2. Magma
16


Trên địa bàn tỉnh các thành tạo magma xâm nhập lộ ra với diện tích khoảng 150
km nhưng lại rất phức tạp về thành phần, gồm các đá từ siêu mafic đến axit và kiềm
gồm các phức hệ sau:
2.1.2.1. Phức hệ Xóm Giấu (G/NPxg)
Các khối xâm nhập thuộc phức hệ Xóm Giấu phân bố tại Thạch Kiệt và Suối
Chiềng thuộc huyện Đà Bắc. Các khối đều có dạng mạch, dạng thấu kính với chiều dài
từ 0,5 - 12km rộng vài trăm mét đến 2km. Phức hệ gồm các đá granit biotit hạt nhỏ
đến vừa, aplit và pegmatit xuyên cắt và bắt tù các thành tạo của hệ tầng Suối Chiềng
và hệ tầng Sinh Quyền.
Các đá của phức hệ Xóm Giấu thường rất sáng màu, gồm các khoáng vật thạch
anh, fenspat kali, plagiocla. Khoáng vật phụ đặc trưng là zircon, apatit, ziatholit,
turmalin. Khoáng vật thứ sinh: muscovit, sericit, chlorit, epidot. Khoáng vật quặng:
magnhetit, hematit, pyrit.
Trên cơ sở tuổi tuyệt đối phức hệ Xóm giấu được xếp vào Neoproterozoi.
2.1.2.2. Phức hệ Po Sen (PZ1ps)
Các khối magma xâm nhập thuộc phức hệ Po Sen phân bố ở phía bắc và tây bắc
tỉnh thuộc khu vực huyện Đà Bắc. Đáng chú ý là khối Xóm Quất có diện tích khoảng
15km2 ngồi ra cịn một vài khối nhỏ xung quanh. Khối Xóm Quất có dạng lưỡi liềm
với bờ cong lồi quay về hướng tây nam. Các khối granittoit của phức hệ xuyên qua các
trầm tích biến chất của hệ tầng Bến Khế với ranh giới tiếp xúc rõ ràng, với đới sừng
hóa rộng 200-300m. Ven rìa khối Xóm Quất quan sát thấy sự biến đổi sau magma.
Thành phần phức hệ có điorit thạch anh, tonalit, granodiorit, và granit màu hồng.
Thành phần khống vật chính là thạch anh, plagiocla, microlin, biotit, horblen. Tổ hợp
khoáng vật phụ đặc trưng là zircon, apatit, magnhetit, epidot, orthit và sphen.

Phức hệ Po Sen được xếp vào tuổi Paleozoi sớm
2.1.2.3. Phức hệ Bản Ngậm (G/PZ1bn)
Phức hệ Bản Ngậm phân bố ở hạ lưu sông Đà với các khối Bản Ngậm và Thu
Cúc. Thành phần chủ yếu của phức hệ là granit giàu fenspat kali màu hồng khá đơn
điệu và tương đối đồng nhất.
Khối Bản Ngậm lộ ra ven bờ sông Đà, có dạng ơ van, granit màu hồng kiến trúc
granit cịn được giữ lại, bị gnei hóa yếu. Phía đơng nam của khối tiếp xúc với hệ tầng
Bến Khế.
Thành phần khối bao gồm thạch anh, octhocla, biotit.
Khối Thu Cúc lộ ra với diện tích gần 10km2, gồm chủ yếu là granit giàu fenspat
kali và granosyenit hạt vừa. Chúng bị các đá mạch aplit và pegmatit xuyên cắt. Tại đây
phức hệ xuyên cắt và gây sừng hóa các đá vây quanh thuộc hệ tầng Sinh Quyền.
Căn cứ vào quan hệ với các đá vây quanh phức hệ Bản Ngậm được xếp vào tuổi
Paleozoi sớm.
2.1.2.4. Phức hệ Bản Xang (Uo/T1bx)
Các đá của phức hệ phân bố ở phía tây bắc huyện Đà Bắc dưới dạng các đai mạch
nhỏ với diện tích khơng đáng kể. Thành phần chủ yếu của phúc hệ là đunit bị
2

17



×