Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý công tác giám định tổn thất, bồi thường chi trả tiền bảo hiểm vật chất xe cơ giới của công ty bảo việt đông đô giai đoạn 2016 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.41 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
_____________________________

TRẦN THANH SƠN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC
GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT, BỒI THƯỜNG CHI TRẢ TIỀN BẢO
HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI CỦA CÔNG TY
BẢO VIỆT ĐÔNG ĐÔ GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
_____________________________

TRẦN THANH SƠN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC
GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT, BỒI THƯỜNG CHI TRẢ TIỀN BẢO
HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI CỦA CÔNG TY
BẢO VIỆT ĐÔNG ĐÔ GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Chuyên ngành

: QUẢN TRỊ KINH DOANH


Mã số

: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS ĐÀM VĂN NHUỆ

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin, số liệu, trích dẫn trong luận văn được thu
thập từ những nguồn chính thức, có nguồn gốc rõ ràng của bản thân tôi dưới sự
hướng dẫn của GS.TS. Đàm Văn Nhuệ.

Tác giả

Trần Thanh Sơn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ
NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT VÀ BỒI THƯỜNG CHI TRẢ
TIỀN BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI.................................................5
1.1 Bản chất và tác dụng của bảo hiểm:.............................................................5
1.1.1 Bản chất của bảo hiểm:..........................................................................5
1.1.2 Các tác dụng cơ bản của bảo hiểm:........................................................7

1.1.3 Các loại bảo hiểm:..................................................................................9
1.1.4 Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm:.....................................................9
1.2 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới và nội dung của nó:.....................................10
1.2.1 Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết phải bảo hiểm vật chất xe
cơ giới ..........................................................................................................10
1.2.2 Nội dung cơ bản bảo hiểm vật chất xe cơ giới.....................................11
1.3 Giám định tổn thất và bồi thường chi trả tiền bảo hiểm vật chất xe cơ giới 17
1.3.1 Giám định và bồi thường:....................................................................17
1.3.2 Nguyên tắc chung của công tác giám định – bồi thường:....................18
1.3.3 Giám định viên.....................................................................................21
1.3.4 Phương pháp tính tốn mức chi trả và quy trình tổ chức chi trả bồi
thường tổn thất:.............................................................................................23
1.4 Trục lợi bảo hiểm và biện pháp khắc phục:...............................................26
1.4.1 Trục lợi bảo hiểm:................................................................................26
1.4.2 Các biện pháp khắc phục:....................................................................29
1.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng Giám định – Bồi thường:.............................30
1.5.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác giám định:...............................30
1.5.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác bồi thường:..............................32
1.5.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác trục lợi bảo hiểm:....................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT VÀ BỒI
THƯỜNG CHI TRẢ TIỀN BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI Ở
CÔNG TY BẢO VIỆT ĐÔNG ĐÔ GIAI ĐOẠN 2013,2014 VÀ 2015.........33
2.1 Khái quát về Công ty Bảo Việt Đông Đơ:.................................................33
2.1.1 Q trình hình thành và phát triển:......................................................33


2.1.2 Nhiệm vụ của Công ty Bảo Việt Đông Đô:.........................................35
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo Việt Đông Đơ:.................................37
2.1.4 Tình hình phát triển kinh doanh của Cơng ty giai đoạn 2013– 2015:..42
2.2 Tình hình thực hiện bảo hiểm vật chất xe cơ giới:..................................46

2.3 Thực trạng chất lượng công tác Giám định và Bồi thường (GĐ – BT):....51
2.3.1 Tình hình thực thi giám định tổn thất:.................................................51
2.3.2 Tình hình thực hiện bồi thường chi trả bảo hiểm:................................58
2.4 Tình hình trục lợi bảo hiểm và các biện pháp khắc phục của Cơng ty:.....63
2.4.1 Diễn biến tình hình:..............................................................................63
2.4.2 Các biện pháp đã thực hiện và kết quả:................................................64
2.5 Đánh giá công tác giám định và bồi thường:.............................................66
2.5.1 Kết quả:................................................................................................66
2.5.2 Các yếu điểm còn tồn tại:.....................................................................66
2.5.3 Nguyên nhân:.......................................................................................67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁM
ĐỊNH- BỒI THƯỜNG CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT ĐƠNG ĐƠ TRONG
THỜI GIAN 2016 – 2020..................................................................................68
3.1 Mơi trường kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong giai đoạn 2016
– 2020:..............................................................................................................68
3.1.1 Những thuận lợi:..................................................................................68
3.1.2 Những khó khăn:..................................................................................70
3.2 Phương hướng, mục tiêu phát triển của bảo hiểm vật chất xe cơ giới của
Công ty Bảo việt Đông Đô trong giai đoạn 2016 – 2020:...............................73
3.3 Giải pháp tăng cường quản lý chất lượng giám định – bồi thường của Công
ty Bảo Việt Đông Đô giai đoạn 2016 – 2020:..................................................77
3.3.1 Các giải pháp tăng cường quản lý giám định tổn thất:.........................77
3.3.2 Các giải pháp tăng cường quản lý bồi thường chi trả tiền bảo hiểm:. .85
3.3.3 Các giải pháp khắc phục trục lợi bảo hiểm:.........................................89
3.4 Các kiến nghị:............................................................................................90
KẾT LUẬN........................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................94


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tình hình số vụ tai nạn giao thông năm 2012 - 2014.........................10
Bảng 2.1: Doanh thu nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới............................43
Bảng 2.2: Doanh thu vật chất Ơ tơ năm 2013 đến tháng 9/2015........................51
Bảng 2.3: Số vụ giám định tai nạn ở phòng GĐ - BT từ 2012 - 2014................55
Bảng 2.4: Tình hình giải quyết hồ sơ khiếu nại tại Bảo Việt Đông Đô..............56
Bảng 2.6: Kết quả công tác chống trục lợi qua các năm 2012 - 2014.................65
Bảng 2.7: Kết quả công tác giám định và bồi thường.........................................66


PHẦN MỞ ĐẦU
1- Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài:
Xe cơ giới theo qui định hiện hành là tất cả các loại xe hoạt động trên
đường bộ bằng chính động cơ của mình và được phép lưu hành trên lãnh thổ
mỗi quốc gia, là phương tiện cần thiết và tài sản có giá trị lớn đối với các cá
nhân, gia đình và tối cần thiết trong mọi tổ chức. Xe cơ giới chiếm một số lượng
lớn và một vị trí quan trọng trong ngành Giao thơng vận tải - một ngành đã góp
phần khơng nhỏ vào sự phát triển chung của xã hội loài người.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế còn nghèo, việc vận
chuyển hàng hố bằng đường thuỷ và đường khơng với chi phí cao tỏ ra khơng
phù hợp. Bên cạnh đó, điều kiện địa hình phức tạp với phần lớn diện tích là đồi
núi thì việc đi lại, vận chuyển bằng xe cơ giới là hình thức chủ yếu và phổ biến,
được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân. Việc vận chuyển bằng xe cơ
giới luôn đem lại những điều kiện thuận lợi, hiệu quả: Xe cơ giới có tính cơ
động cao và linh hoạt, tốc độ vận chuyển nhanh và chi phí thấp, hoạt động được
trong phạm vi rộng kể cả địa hình phức tạp, có thể đưa con người đến mọi nơi
vào mọi thời điểm mong muốn,…. Xe cơ giới có tính cơ động cao, tính việt dã
tốt và nó tham gia triệt để vào quá trình vận chuyển, vì vậy xác suất rủi ro đã lớn
nay lại càng lớn hơn.
Do ý thức chấp hành luật lệ giao thơng của người dân cịn kém và nếu xảy
ra tai nạn ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh dẫn đến gây hậu quả

nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân.
Để đảm bảo bù đắp những thiệt hại sau các vụ tai nạn thì việc tham gia
bảo hiểm vật chất xe cơ giới là hoàn toàn cần thiết. Bởi nhà bảo hiểm sẽ bù đắp
các thiệt hại của chính chủ xe giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả tai nạn và
sớm ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.
Đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này:
1


- Tìm hiểu về hoạt động giám định và bồi thường trong nghiệp vụ bảo
hiểm vật chất xe ô tô - Phạm Ngọc Giao (Tổng Công ty Bảo Hiểm
Bảo Việt).
- Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Việt Nam – Trường Đại học Kinh tế
Quốc Dân.
- Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty
CP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) giai đoạn 2003 đến 2007 - SV
Nguyền Lan Hương (Lớp 46B - Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân).
- Công tác giám định và bồi thường vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ
phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội và các giải pháp hoàn thiện
giai đoạn 2006 đến 2007 – SV Nguyễn Thị Lan Hương (Lớp 46A Bảo
hiểm – Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân).
Các bài viết đã đề cập đến các nội dung của Bảo hiểm vật chất xe cơ giới của
hoạt động Giám định – Bồi thường vật chất. Tuy nhiên các tác giả khảo sát tình
hình những năm 2003 – 2007, đến nay số lượng xe cơ giới đã tăng lên nhiều lần,
nảy sinh nhiều vấn đề rất mới cần thiết phải nghiên cứu những nội dung mới đó.
2- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu nhằm tăng cường quản lý công tác giám định tổn thất và
bồi thường chi trả tiền bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Công ty Bảo Việt Đông
Đô giai đoạn 2016 – 2020.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài hình thành căn cứ
lý luận, phương pháp luận để phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng
cường quản lý công tác giám định tổn thất và chi trả bồi thường tiền bảo hiểm
vật chất xe cơ giới.
Phân tích thực trạng cơng tác giám định tổn thất và bồi thường chi trả tiền
bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Qua đó đánh giá những ưu điểm, những hạn chế và
các nguyên nhân của nó.
2


Đề xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp nhằm tăng
cường quản lý công tác giám định, bồi thường chi trả tiền bảo hiểm vật chất xe
cơ giới trong những năm tới.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứ ở đây là Công ty Bảo Việt Đông Đô – Tổng Công ty
Bảo Hiểm Bảo Việt và giới hạn nghiên cứu là công tác giám định tổn thất và bồi
thường chi trả tiền bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
+ Đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là tất cả các loại xe tham gia giao
thông đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó (bao gồm mơ tơ, ơ tơ, xe
máy) cịn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ nước ta. Cụ thể:
- Đối với xe ơ tơ các loại có thể tiến hành bảo hiểm vật chất thân xe hoặc
từng bộ phận của chiếc xe. Tuy nhiên, nếu bảo hiểm bộ phận các Tổng Công ty
bảo hiểm Việt Nam chỉ bảo hiểm đến từng tổng thành.
- Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là hình thức bảo hiểm tự nguyện, chủ xe
tham gia để được bồi thường những thiệt hại vật chất với xe do những rủi ro
được bảo hiểm gây ra.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
+ Phân tích thực trạng những năm 2013 – 2015.

+ Đề xuất phương án dài hạn của Công ty từ năm 2016 đến 2020.
4- Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Tập hợp các tài liệu báo cáo hàng năm 2013, 2014 và 2015
Điều tra khảo sát qua Khách hàng, dư luận xã hội (Phiếu thăm dò ý kiến
Khách hàng).
4.2 Phương pháp sử lý số liệu, tài liệu:
Sử dụng phương pháp: Thống kê

3


5- Các đóng góp khoa học xã hội của luận văn:
5.1 Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan để hình thành cơ sở lý luận
cho luận văn.
5.2 Sử dụng các số liệu, tình hình qua các báo cáo và số liệu thống kê
hàng năm để phân tích tồn diện các khía cạnh cần thiết của thực trạng công
tác giám định tổn thất và bồi thường chi trả tiền bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
5.3 Đề xuất ra một hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý công tác
giám định tổn thất và bồi thường chi trả tiền bảo hiểm vật chất xe cơ giới của
Công ty Bảo Việt Đông Đô giai đoạn 2016 – 2020.
6- Luận văn, kết cấu của luận văn:
+ Tên luận văn là:
Giải pháp tăng cường quản lý công tác giám định tổn thất, bồi thường
chi trả tiền bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Công ty Bảo Việt Đông Đô
giai đoạn 2016 – 2020.
+ Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
ba chương.
- Chương 1: Cơ sở lý luận của Bảo hiểm xe cơ giới và nghiệp vụ giám định

tổn thất và bồi thường chi trả tiền bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
- Chương 2: Thực trạng giám định tổn thất và bồi thường chi trả tiền bảo
hiểm vật chất xe cơ giới ở Công ty Bảo Việt Đông Đô giai đoạn 2013 2015.
- Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý Giám định – Bồi thường của
Công ty Bảo Việt Đông Đô trong giai đoạn 2016 – 2020.

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ NGHIỆP VỤ
GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT VÀ BỒI THƯỜNG CHI TRẢ TIỀN
BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
1.1 Bản chất và tác dụng của bảo hiểm:
1.1.1 Bản chất của bảo hiểm:
Bảo hiểm là một lĩnh vực rộng và phức tạp hàm chứa yếu tố kinh tế, pháp lý
và kỹ thuật nghiệp vụ đặc thù nên rất khó tìm ra được một định nghĩa hoàn hảo
thể hiện được tất cả các khía cạnh. Nếu chỉ xét về phương diện kinh tế, “ Bảo
hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện thơng qua hợp đồng bảo
hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và doanh nghiệp
bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm”
Bản chất của bảo hiểm: Là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số
người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động
dựa trên Quy luật số đông
Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm:
Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (Fortuity
not certainty): Chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý
muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra.
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith): Tất cả các giao dịch

kinh doanh cần thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyetj đối.
Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest): Quyền lợi
có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay
phụ thuộc vào sự an tồn hay khơng an tồn của đối tượng bảo hiểm. Nguyên
tắc này chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo
hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong
đối tượng bảo hiểm.

5


Nguyên tắc bồi thường (indemnity): Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn
thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho
người được bảo hiểm có vị trí tái chính như trước khi có tổn thất xảy ra, khơng
hơn khơng kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.
Nguyên tắc thế quyền (subrobgation): Theo nguyên tắc thế quyền, người
bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người
được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình.
Cơ chế hoạt động của kinh doanh bảo hiểm tạo ra một “sự đóng góp của số
đơng vào bất hạnh của số ít” trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành
cộng đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất. Như vậy,
thực chất mối quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa
người bảo hiểm và người được bảo hiểm mà là tổng thể các mối quan hệ giữa
những người được bảo hiểm trong cùng một cộng đồng bảo hiểm xoay quanh
việc hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm – một hình thức đặc biệt của các khoản
dự trữ bằng tiền.
Các mối quan hệ kinh tế nảy sinh gắn với việc tạo lập và phân phối quỹ bảo
hiểm được thể hiện ở hai mặt:
Một là, chúng nảy sinh trong quá trình huy động phí bảo hiểm để lập quỹ
bảo hiểm. Nguồn thu hình thành quỹ bảo hiểm càng lớn khi số lượng người

tham gia bảo hiểm càng đông.
Hai là, chúng nảy sinh trong quá trình sử dụng quỹ bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm
chủ yếu và trước hết được sử dụng để bù đắp những tổn thất cho người được bảo
hiểm khi xảy ra các rủi ro được bảo hiểm làm ảnh hưởng đến sự liên tục của đời
sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế xã hội. Quỹ
bảo hiểm còn được sử dụng trang trải các chi phí hoạt động của chính người bảo
hiểm, tham gia vào các mối quan hệ phân phối mang tính pháp định (thuế, phí,
…) và lãi kinh doanh cho người bảo hiểm kinh doanh (trong bảo hiểm thương
mại).

6


Như vậy thực chất bảo hiểm là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong
quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị nhằm bù đắp
tổn thất do rủi ro bất ngờ gây ra cho người được bảo hiểm, đảm bảo cho quá
trình tái sản xuất được thường xuyên và liên tục.
Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung việc tuyệt đối hố vai trị của
kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể nói chung và sự độc quyền nhà nước trong
lĩnh vực bảo hiểm đã làm cho các mối quan hệ của bảo hiểm trở nên đơn giản và
việc sử dụng quỹ bảo hiểm trở nên kém hiệu quả. Sự chuyển hướng sang nền
kinh tế thị trường hiện nay đã tạo tiền đề khách quan và cơ sở vững chắc cho các
hoạt động bảo hiểm. Tuy nhiên bên cạnh đó việc hình thành một nền kinh tế thị
trường nhiều thành phần sẽ làm cho các mối quan hệ kinh tế (trong đó các mối
quan hệ thuộc bảo hiểm) sẽ trở nên đa dạng, phức tạp. Bảo hiểm, ở mọi góc độ
(doanhnghiệp, sản phẩm, quản lý nhà nước, hiệp hội,…) bức thiết phải được xây
dựng và hoàn thiện nhanh chóng nhằm phát huy chức năng vốn có của mình:
bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, của cải vật chật của xã hội.
1.1.2 Các tác dụng cơ bản của bảo hiểm:
Bảo hiểm có tác dụng quan trọng đối với kinh tế và xã hội

+Về kinh tế:
Sản phẩm bảo hiểm là một loại dịch vụ đặc biệt: một lời cam kết đảm bảo
cho sự an toàn (an toàn động) hơn nữa nó là một loại hàng hố trên thị trường
bảo hiểm thương mại. Tổ chức hoạt động bảo hiểm với tư cách là một đơn vị
cung cấp một loại sản phẩm dịch vụ cho xã hội, tham gia vào quá trình phân
phối như là một đơn vị ở khâu trong hệ thống tài chính quốc gia.
Mặt khác sự tồn tại và phát triển của các hoạt động bảo hiểm không chỉ đáp
ứng nhu cầu đảm bảo an toàn (cho các cá nhân, doanh nghiệp) mà còn đáng ứng
nhu cầu vốn khơng ngừng tăng lên của q trình tái sản xuất mỏ rộng, đặc biệt
trong nền kinh tế thị trường. Với các vai trị nói trên, bảo hiểm phát huy tác
dụng hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế chuyển
đổi sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Tác dụng chính là: tập trung, tích tụ
7


vốn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thường xuyên và liên tục. Tác dụng
này càng quan trọng đối với nước ta hiện nay khi mà nó có thể góp phần tích
cực vào việc tăng số vốn đầu tư chính từ nội bộ của nền kinh tế, huy động và tận
dụng một cách triệt để nhất các quỹ tiền tệ nằm rải rác trong dân cư.
Chính vì những tác dụng tích cực nói trên của bảo hiểm, mà bất kỳ ở quốc
gia nào dù đã phát triển hay đang phát triển, chính phủ ln tìm nhiều cách khác
nhau để thúc đấy, khuyến khích hoạt động bảo hiểm phát triển, tăng số lượng
các loại bảo hiểm bắt buộc, miễm giảm thuế thu nhập đối với người kinh doanh
bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân đánh trên các khoản tiền bảo hiểm được nhận
hưởng đối với người được bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà bảo hiểm
đầu tư.
+ Về xã hội:
Rủi ro tổn thất phát sinh làm thiệt hại các đối tượng: của cải vật chất do
con người tạo ra và chính bản thân con người, làm gián đoạn quá trình sinh hoạt
của dân cư, ngưng trệ hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Nói chung nó làm

gián đoạn và giảm hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội.
Quỹ dự trữ bảo hiểm được tạo lập một cách có ý thức, khắc phục hậu quả
nói trên, bằng cách bù đắp các tổn thất phát sinh nhằm tái lập và đảm bảo tính
thường xuyên liên tục của các quá trình xã hội. Trên phạm vi rộng trên tồn bộ
nền kinh tế xã hội, bảo hiểm đóng vai trị như cơng cụ an tồn và dự phịng đảm
bảo khả năng hoạt động lâu dài của mọi chủ thể dân cư và kinh tế. Với vai trị
đó, bảo hiểm khi xâm nhập sâu rộng mọi lĩnh vực của đời sống đã phát huy tác
động vốn có của mình: thúc đẩy ý thức đề phòng, hạn chế tổn thất cho mọi thành
viên trong xã hội.
Đóng phí bảo hiểm là nguồn thu Tài chính đáng kể, ngồi việc dùng để
bồi thường thiệt hại và đề phòng hạn chế tổn thất nó cũng được dùng để nâng
cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thơng. Một mặt góp phần thúc đẩy tốc độ
tăng trưởng và phát triển kinh tế, mặt khác hạn chế tai nạn giao thông xảy ra và
tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
8


1.1.3 Các loại bảo hiểm:
Gồm có:
- Bảo hiểm Xã hội.
- Bảo hiểm Thất nghiệp.
- Bảo hiểm Y tế.
- Bảo hiểm Thương mại.
- Bảo hiểm Hàng hóa vận chuyển.
- Bảo hiểm Thân tàu và hội bảo hiểm “ P AND I”.
- Bảo hiểm hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.
- Bảo hiểm Hỏa hoạn.
- Bảo hiểm Tiền gửi, tiền cất giữ trong kho và trong quá trình vận chuyển.
- Bảo hiểm Nông nghiệp.
- Bảo hiểm vật chất các phương tiện vận tải.

- Bảo hiểm trách nhiệm.
- Bảo hiểm Con người.
1.1.4 Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm:
Theo: Luật Kinh Doanh Bảo hiểm (Luật này đã được Quốc hội nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 09 tháng 12
năm 2000)
+ Định nghĩa: Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo
hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro
của ngời đợc bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để
doanh nghiƯp b¶o hiĨm tr¶ tiỊn b¶o hiĨm cho ngêi thơ hởng hoặc bồi thờng cho
ngời đợc bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
+ c im:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ đợc tham gia bảo hiểm tại
doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.
- Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực
hiện các cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm.
1.2 Bo him vt chất xe cơ giới và nội dung của nó:

9


1.2.1 Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết phải bảo hiểm vật chất
xe cơ giới
Xe cơ giới có tính cơ động cao, tính việt dã tốt và nó tham gia triệt để vào
q trình vận chuyển, vì vậy xác suất rủi ro đã lớn nay lại càng lớn hơn.
Số lượng xe tăng nhanh do: Nhu cầu đi lại, vận chuyển ngày càng tăng.
Mặt khác, giá thành ngày càng hạ, lượng xe cơ giới nhập lậu chất lượng kém
khiến lượng xe cơ giới tăng đột biến.
Bảng 1.1: Tình hình số vụ tai nạn giao thơng năm 2012 - 2014
Năm

2012
2013
2014

Số vụ tai nạn

Số người bị chết

Số người bị

(vụ)
30.995
29.385
25.322

(người)
9.424
9.369
8.996

thương (người)
32.545
29.500
24.417

(Nguồn: Ủy ban an tồn giao thơng Quốc gia)
Tình trạng đường xá ngày càng xuống cấp và không được đầu tư tu sửa
kịp thời chỉ sửa chữa theo kiểu chắp vá, thiếu tính liên tục đồng bộ. Việt Nam
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều thường xun gặp phải
hạn hán, lũ lụt, địa hình hiểm trở với đèo dốc nguy hiểm. Ý thức chấp hành luật

lệ giao thơng của người dân cịn kém, tình trạng lái xe khơng làm chủ tốc độ,
phóng nhanh, vượt ẩu, khơng có bằng lái, hoặc lái xe khi uống rượu bia ngày
càng tăng gây thiệt hại rất lớn cả về người và của.
Tai nạn giao thông tỷ lệ với sự gia tăng của các phương tiện giao thông và
nếu tai nạn giao thơng xảy ra thì thiệt hại khơng chỉ bó hẹp trong vụ tai nạn mà
còn làm mất thu nhập cho cả gia đình, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh
doanh và gây hậu quả cho nền kinh tế quốc dân. Để đảm bảo bù đắp những thiệt
hại sau các vụ tai nạn thì việc tham gia bảo hiểm xe cơ giới nói chung và bảo
hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng là hồn tồn cần thiết. Bởi nhà bảo hiểm sẽ

10


bù đắp các thiệt hại của chính chủ xe giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả
tai nạn và sớm ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.
1.2.2 Nội dung cơ bản bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Đối với Khách hàng khi tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Bảo
Việt thì đều áp dụng: Quyết định số 567/BHBV/QĐ-TGĐ/2015 ngày 19 tháng 3
năm 2015 (là quy tắc mới nhất) – Áp dụng từ ngày 01/5/2015.
a. Đối tượng, phạm vi bảo hiểm
+ Đối tượng bảo hiểm:
- Mặc dù khái niệm đối tượng bảo hiểm được nhắc đến rất nhiều trong
lĩnh vực bảo hiểm nhưng vẫn còn một số người nhầm lẫn giữa đối tượng bảo
hiểm và người tham gia bảo hiểm. Ở đây khái niệm đối tượng bảo hiểm vật chất
xe cơ giới cũng cần được làm rõ. Đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là tất
cả các loại xe tham gia giao thông đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó
cịn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ nước ta. Cụ thể:
Đối với xe ô tô các loại có thể tiến hành bảo hiểm vật chất thân xe hoặc
từng bộ phận của chiếc xe. Tuy nhiên, nếu bảo hiểm bộ phận các Công ty bảo
hiểm chỉ bảo hiểm đến từng tổng thành. Hiện nay Tổng Công ty Bảo hiểm Việt

Nam qui định về tổng thành của xe ô tô như sau:
Tổng thành động cơ: Bao gồm phần máy, chế hồ khí hoặc bơm cao áp,
bơm xăng, bầu lọc khí, lọc dầu, máy phát điện, máy nén khí, két nước,…
Tổng thành hộp số: Bao gồm hộp số chính, hộp số phụ (nếu có) các đăng.
Tổng thành trục trước (hoặc trục trước): Bao gồm dầm cầu, trục láp, hệ
thống treo nhíp, may ơ trước cơ cấu phanh, xi lanh phanh, nếu là cầu chủ động
thì có thêm một cầu, vi sai và vỏ cầu.
Tổng thành cầu sau: Bao gồm: vỏ cầu toàn bộ, ruột cầu, vi sai, cụm may ơ
sau, cơ cấu phanh, xi lanh phanh, trục láp ngang, hệ thống treo cầu sau, nhíp...
11


Tổng thành hệ thống lái: Vô lăng lái, trục tay lái, thanh kéo ngang...
Tổng thành thân vỏ xe: Có ba nhóm (A, B, C)
Nhóm A: Thân vỏ: Cabin tồn bộ, chắn bùn, calăng, phanh tay...
Nhóm B: Ghế đệm + nội thất: Toàn bộ ghế đệm ngồi hoặc nằm, các trang
bị: Điều hồ nhiệt độ, quạt, đài...
Nhóm C: Sát si: Khung xe, ba đờ dốc, tổng thành bơm...
Tổng thành lốp: Các bộ xăm lốp hoàn chỉnh của xe
Tổng thành khác: Là các tổng thành cơ cấu chuyên dùng lắp trên xe đẻ sử
dụng theo chuyên ngành như cần cẩu, bồn téc,cứu hoả...
Trong đó các tổng thành thân vỏ xe chiếm giá trị lớn và chịu ảnh hưởng
nhiều nhất từ những vụ tai nạn.
- Chủ xe muốn tham gia bảo hiểm phải có giấy tờ liên quan khác: giấy phép
lưu hành, giấy tờ yêu cầu bảo hiểm, chứng từ, hoá đơn cần thiết khác, giấy
chuyển quyền sở hữu (nếu có).
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là hình thức bảo hiểm tự nguyện, chủ xe
tham gia để được bồi thường những thiệt hại vật chất với xe do những rủi ro
được bảo hiểm gây ra.
+ Phạm vi bảo hiểm:

Là qui định về những rủi ro được bảo hiểm và những rủi ro loại trừ. Trong
nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới các rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
- hững tai nạn bất ngờ, ngồi sự kiểm sốt của Chủ xe, lái xe trong những
trường hợp: Đâm va, lật, đổ, rơi; chìm; hoả hoạn, cháy, nổ; bị các vật thể khác
rơi va chạm vào.

12


- Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh,
động đất, mưa đá, sóng thần.
Ngồi việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho xe được
bảo hiểm, trong những trường hợp trên các Cơng ty bảo hiểm cịn thanh tốn
cho chủ xe chi phí cẩu và kéo xe tới nơi gần nhất để sửa chữa.
Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bồi thường của Bảo Việt trong một vụ
tai nạn không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm (hoặc số tiền bảo hiểm) ghi
trên Giấy chứng nhận bảo hiểm/Đơn bảo hiểm và không vượt quá số tiền thực tế
Chủ xe phải sửa chữa lại thiệt hại.
Đồng thời các Công ty sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của Chủ xe, lái xe, hoặc người được thụ
hưởng quyền lợi bảo hiểm.
- Xe khơng có Giấy chứng nhận kiểm định an tồn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường phương tiện cơ giới đường bộ hợp lệ (áp dụng khi xe đang tham gia giao
thơng)
- Lái xe khơng có Giấy phép lái xe (hoặc Giấy phép điều khiển xe) hợp lệ
- áp dụng khi xe đang hoạt động có người điều khiển xe;
- Đua xe (hợp pháp hoặc trái phép);
- Thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại,
ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác;
- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt

Nam (trừ khi có thỏa thuận khác)
- Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép; Chở hàng trái phép theo quy định
của pháp luật.

13


- Chiến tranh.
- Người điều khiển xe trong tình trạng có nồng độ cồn trong máu hoặc khí
thở, sử dụng các chất kích bị cấm theo quy định của pháp luật (có xác nhận bằng
văn bản của cơ quan chức năng).
- Điều khiển xe đi vào đường cấm, khu vực cấm, đường ngược chiều, vượt
đèn đỏ hoặc không chấp hành hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông.
- Xe chở quá 50% trọng tải được phép chở (đối với loại xe chở hàng) hoặc
chở quá 50% số người được phép chở (đối với loại xe chở người). Trọng tải
được phép chở hoặc số người được phép chở căn cứ vào quy định trên Giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ
giới đường bộ.
- Hao mịn, hỏng hóc do sử dụng, lão hố, mất giá, hỏng hóc do khuyết tật
hoặc tổn thất thêm do sửa chữa, trong quá trình sửa chữa (gồm cả chạy thử).
- Hư hỏng về điện hoặc các bộ phận thiết bị, máy móc mà khơng phải do
tai nạn nói ở phần trên của phạm vi bảo hiểm.
- Hư hỏng về điện hoặc động cơ do xe hoạt động trong vùng đang bị ngập
nước.
- Tổn thất đối với săm lốp, bạt thùng xe, nhãn mác, logo trừ trường hợp
tổn thất này xảy ra do cùng nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của
xe trong cùng một tai nạn.
- Mất cắp bộ phận xe. (trừ khi có thỏa thuận khác).
- Mất cắp toàn bộ xe trong trường hợp lừa đảo lạm dụng tín nhiệm để
chiếm đoạt xe (trừ khi có thỏa thuận khác).

- Tổn thất của các thiết bị lắp thêm trên xe ngoài thiết bị do nhà sản xuất
đã lắp ráp (trừ khi có thỏa thuận khác).
14



×