BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
Vũ Thị Hương Lan
THÍCH ỨNG BẢN ĐỊA
TRONG QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ SA PA
Indigenous adaptation in urban planning and architecture
in Sa Pa
Chuyên ngành: KIẾN TRÚC
Mã số: 9580101
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Hà Nội - Năm 2023
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS. NGUYỄN QUỐC THÔNG
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. NGUYỄN VIỆT HUY
Phản biện 1:
TS. TRẦN THANH BÌNH
Phản biện 2:
PGS.TS. NGÔ THÁM
Phản biện 3:
PGS.TS. NGUYỄN VŨ PHƯƠNG
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường tại
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Vào hồi …. Giờ….ngày……tháng…..năm 2023
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc Gia và Thư viện trường
Đại học Xây dựng Hà Nội.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi hình thành tới nay, đô thị Sa Pa thay đổi rất nhiều, số lượng du
khách tăng nhanh bởi sự phát triển hạ tầng, các hệ thống di sản được
UNESCO công nhận, quỹ kiến trúc cảnh quan người Pháp khám phá,
xây dựng và nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Du lịch phát triển đã
đánh thức đô thị từ việc xây mới các công trình kiến trúc đến việc tái
tạo lại các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa. Nhưng chính việc đầu tư
xây dựng ồ ạt, cùng việc mở rộng kết nối hệ thống giao thông Sa Pa,
Lào Cai và thủ đô Hà Nội được đầu tư mạnh cả về mặt đường bộ,
đường sắt, hàng không đã gây áp lực tới môi trường văn hóa, xã hội
của Sa Pa. Nhiều cơ hội đầu tư mới, đặc biệt là trong phát triển bất
động sản đã làm cho Sa Pa bị mất đi hầu hết những giá trị vớn có, đưa
tới một hệ lụy không nhỏ trong quy hoạch và kiến trúc đô thị Sa Pa là
thiếu sự thích ứng với bản địa của những công trình xây mới, cũng làm
mất đi những giá trị của kiến trúc Pháp tại Sa Pa. Vì thế việc lựa chọn
và nghiên cứu quy hoạch và kiến trúc đô thị Sa Pa nhằm nhận diện
những nét văn hóa dù ở mặt vật thể hay phi vật thể ít nhiều có giá trị
hay không còn giá trị cũng cần phải được nhìn nhận để gìn giữ và làm
cơ sở tiếp nối cho đô thị phát triển thích ứng bản địa. Do vậy, việc
nghiên cứu về sự thích ứng bản địa của quy hoạch và kiến trúc đô thị
Sa Pa là cần thiết, là cơ sở cho quản lý và phát triển đơ thị.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình thích ứng bản địa trong QH và KT đơ thị Sa Pa
nhằm nhận diện những giá trị bản địa, làm cơ sở đề xuất giải pháp QH
và KT đô thị Sa Pa hiện đại và có bản sắc.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Nhận diện quá trình thích ứng bản địa trong QH và KT đô thị Sa Pa
qua các giai đoạn phát triển.
+ Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ thích ứng bản địa của
QH và KT đô thị Sa Pa.
+ Đề xuất giải pháp phát triển QH và KT đô thị Sa Pa thích ứng với
các giá trị bản địa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
2
Thích ứng bản địa trong quy hoạch và kiến trúc đô thị Sa Pa thể hiện
trong chức năng sử dụng, cấu trúc đô thị và các công trình kiến trúc
qua q trình phát triển tiếp nới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian nghiên cứu: Thị xã Sa Pa:
+ Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1903 - 2050.
+ Loại hình nghiên cứu: Quy hoạch và kiến trúc đô thị Sa Pa
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp khảo sát thực trạng
+ Phương pháp điều tra xã hội học
+ Phương pháp sưu tầm
+ Phương pháp lịch sử
+ Phương pháp bản đồ
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp
+ Phương pháp chuyên gia
5. Nội dung nghiên cứu
+ Xác định các yếu tố bản địa của Sa Pa. Nhận diện quá trình thích ứng
bản địa của QH và KT đô thị Sa Pa.
+ Xây dựng hệ thống tiêu chí và đánh giá mức độ thích ứng bản địa
của QH và KT đơ thị Sa Pa.
+ Đề xuất các giải pháp về quy hoạch và kiến trúc đơ thị Sa Pa thích
ứng bản địa.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu được nhận diện, đúc kết và công bớ sẽ góp phần
bở sung vào hệ thớng lý ḷn chuyên ngành QH và KT các đô thị du
lịch, nghỉ dưỡng ở nước ta.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơng tác tư vấn
thiết kế QH, KT và quản lý đô thị Sa Pa cũng như cho các đô thị khác
có tính tương đồng theo hướng thích ứng bản địa.
7. Các kết quả mới của nghiên cứu
+ Nhận diện sự thích ứng bản địa của QH và KT đô thị Sa Pa.
+ Đề xuất hệ thống tiêu chí, đánh giá được mức độ thích ứng bản địa
của QH và KT đô thị Sa Pa.
+ Đề xuất một số giải pháp quy hoạch, thiết kế đô thị và kiến trúc Sa
3
Pa thích ứng với các yếu tố bản địa.
8. Cấu trúc Luận án
Luận án gồm 147 trang: mở đầu 09 trang, chương 1 gồm 41 trang, cơ
sở khoa học 46 trang, nhận diện và giải pháp 46 trang, kết luận và
kiến nghị 5 trang.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THÍCH ỨNG BẢN ĐỊA
TRONG QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
1.1. Tổng quan về thích ứng bản địa trong quy hoạch và kiến trúc
một số đô thị du lịch nghỉ dưỡng trên thế giới.
1.1.1. Khái quát về thích ứng bản địa trong quy hoạch và kiến trúc
Thích ứng bản địa là quá trình tìm hiểu điều kiện tự nhiên, đặc điểm
văn hóa và vận dụng kỹ thuật, kinh nghiệm địa phương kết hợp với
các phương thức can thiệp mới để giải quyết các vấn đề, đáp ứng nhu
cầu của cộng đồng địa phương. Thích ứng bản địa được áp dụng trong
nhiều lĩnh vực, trong đó có quy hoạch và kiến trúc.
1.1.2. Bản chất của thích ứng bản địa trong quy hoạch và kiến trúc
Bản chất của thích ứng bản địa chính là việc con người cần
giảm thiểu các tác động của hoạt động QH và KT tới yếu tố bản địa,
các tác động phải là nhỏ nhất và kiểm soát được, từ đó mới đảm bảo
sự phát triển có bản sắc và phát triển bền vững cho đô thị. Tôn trọng
tối đa hiện trạng thiên nhiên và địa hình, phù hợp với điều kiện kinh
tế - kỹ thuật địa phương và dựa vào nền tảng văn hóa của khu vực.
1.1.3. Thích ứng bản địa trong quy hoạch và kiến trúc một số đô thị
du lịch, nghỉ dưỡng trên thế giới
Grindelwald-Thụy sỹ: Tuân thủ kiểu dáng và phong cách kiến
trúc truyền thống; Hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng giao thông
công cộng; Sử dụng ngói, không sử dụng mái tôn, nhà lửng thấp tầng;
Tổ chức nhiều công viên, quảng trường, không gian xanh; Kiến trúc
khách sạn mới cần kết hợp kiến trúc truyền thống.
Aspen-Colorado-Mỹ: Duy trì phong cách kiến trúc Bauhaus;
Dựa vào yếu tố tự nhiên để phát triển nền kinh tế bền vững. Giải pháp
“Building IQ” tiết kiệm năng lượng và nước. Giữ lại và khôi phục các
cấu trúc cũ; Công trình xây mới cần tôn trọng địa hình.
Đô thị Grenoble-Pháp: Quy hoạch đô thị chú ý tới mật độ,
phát triển có kiểm sốt. Cợng đờng sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm
sử dụng xe hơi; Các khu dân cư sinh thái, trường học bioclimatic...Cải
4
tạo và lưu trữ năng lượng của vỏ bọc tòa nhà, mạng lưới sưởi ấm đô
thị thế hệ mới. Tuyến gom trong giao thông công cộng. Liên kết các
khu phố bằng lới đi bợ và xe đạp. Đa dạng hóa chức năng đô thị và
tăng cường thương mại.
1.2. Tình hình phát triển các đơ thị nghỉ dưỡng thích ứng bản địa
ở Việt Nam
1.2.1. Sự hình thành các đô thị nghỉ dưỡng ở Việt Nam
Năm 1904 chính phủ Pháp đã chỉ đạo việc nghiên cứu và
thành lập những khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Miền Bắc với Đồ Sơn
(1900); Sa Pa (1903); Tam Đảo (1904); Sầm Sơn (1905-1906), Ba Vì
(1942 - 1943); Miền Trung với Đà Lạt (1897); Bà Nà (1911); Bạch
Mã (1932) và miền Nam với Vùng Tàu (1895-1900).
1.2.2. Một số khu nghỉ dưỡng ở thích ứng bản địa ở vùng núi
Việt Nam.
Ba Vì được định hướng quy hoạch theo địa hình cốt cao. Khu
vực đất thấp xây những công trình quy mô nhỏ và công trình quy mô
lớn ở khu vực cốt cao hơn. Ở địa hình cốt 400 là khu rừng thông, thảm
cỏ, cốt 600 biệt thự, khách sạn, vườn trẻ. Độ cao 800m là nhà thờ, trạm
xá, những biệt thự nghỉ mát, khu cô nhi viện với ý tưởng xây dựng khu
trại giam và sân bay lên thẳng ở cốt 1.000m.
Tam Đảo là dấu ấn của thời kỳ chuyển tiếp giữa kiến trúc
truyền thống và kiến trúc hiện đại ở Việt Nam. Những công trình có
sự kết hợp giữa công nghệ và mỹ thuật châu Âu chủ yếu được xây
dựng bằng vật liệu đá khai thác tại địa phương. Những biệt thự được
quy hoạch xây dựng nằm cách biệt men theo sườn núi, không trùng
lặp về kiểu dáng thiết kế, còn các nhà cao tầng hơn được quy hoạch
xây dựng xa trung tâm.
Bạch Mã có 3 đỉnh núi cao trên 1.400 mét đều xây dựng công
trình gồm: đỉnh cao 1.450 mét có nhà Dịng Chúa Cứu Thế; đỉnh cao
1.450 mét đồi Vọng Cảnh. Đỉnh 375 mét xây dựng Tịa Cơng sứ.
Người Pháp đã phân lơ khu vực đất quy hoạch để xây dựng, năm 1938
đường ô tô được thực hiện. Vì vậy từ 1936 đến 1945, đã hình thành
nên một khu nghỉ dưỡng lớn với gần 200 cơng trình nhà và biệt thự
Đà Lạt theo phong cách kiến trúc châu Âu với quy hoạch mềm
theo tự nhiên, tận dụng sự chênh cốt của địa hình, tổ chức giao thông
và xây dựng công trình xen kẽ trong đường đồng mức khác cốt. Xây
5
dựng theo hướng đô thị du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, kết hợp hài hồ
giữa cơng trình với cảnh quan tự nhiên, sinh thái tự nhiên với sinh thái
nhân văn. Khai thác địa hình, thảm thực vật vào quy hoạch, kiến trúc
để nhấn mạnh đặc trưng sinh thái vùng núi.
1.3. Thực trạng quy hoạch và kiến trúc đô thị Sa Pa
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.3.1.1. Thời kỳ trước Pháp thuộc (trước năm 1890)
Cộng đồng bản địa gồm các dân tộc thiểu số sống rải rác trên các sườn
và vùng núi cao. Cộng động cư dân nông nghiệp sống thành công xã
nông thôn sau đó phát triển thành bản theo huyết thống gia đình, từ đó
hình thành nên các bản làng người H’Mông, Dao, Tày, Dáy, Xa Phó...
biệt lập với nhau. Nhà ở của người bản địa được đặt trên con đường từ
Sa Pa đến thung lũng Mường Bo hay được tập hợp thành từng xóm
nhỏ, gần nơi canh tác.
1.3.1.2. Thời kỳ Pháp thuộc (1903 - 1954)
Sở địa chính Đông Dương đã lập bản đồ chi tiết khu vực Sa Pa tỷ lệ
1/100.000. Quy hoạch theo phong cách Châu Âu, nghỉ dưỡng và phát
triển nông nghiệp ôn đới, dung hịa c̣c sớng phương Tây và người
dân bản địa, dân thường và quân sự. Hình thành theo nguyên tắc quy
hoạch phân khu chức năng, chun mơn hóa khơng gian đô thị.
1.3.1.3. Thời kỳ Đổi Mới (1945 - 2020)
a. Thời kỳ trước Đổi Mới (1954 - 1986)
+ Giai đoạn 1954-1979: Giai đoạn khôi phục, phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội sau chiến tranh. Hầu hết các công trình thời Pháp bị phá
hủy, một số trường học, trạm xá bắt đầu được xây dựng, nhưng nói
chung kiến trúc giai đoạn này không để lại dấu ấn.
+ Giai đoạn 1979-1986: Công cuộc tái phát triển sau chiến tranh. QH
và KT đô thị Sa Pa không rõ nét và nhanh chóng thoái trào, chuyển
sang thời kỳ mới. Chưa có quy hoạch, các công trình kiến trúc xây
dựng quy mô nhỏ, tiết kiệm, chưa chú trọng tới hình thức.
b. Thời kỳ Sau Đổi Mới (1986 - 2020)
+ Giai đoạn 1986-2000: Sa Pa tái lập tỉnh sau hậu quả của chiến tranh,
khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Bộ mặt đô thị của Sa Pa biến đổi nhanh chóng, hình ảnh
của một đô thị miền núi không còn mà thay vào đó là hình ảnh của
6
một đô thị đồng bằng với nhiều công trình lấn át cảnh quan thiên nhiên.
Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng, cấp thoát nước không đáp ứng nhu cầu.
+ Giai đoạn 2000-nay: Kinh tế và dân số tăng trưởng nhanh. Du lịch
dịch vụ được khẳng định là nền kinh tế mũi nhọn. Bộ mặt của đô thị
Sa Pa thay đổi nhanh chóng do sự phát triển thiếu kiểm soát
1.3.2. Thực trạng quy hoạch và kiến trúc đô thị Sa Pa
Về quy hoạch đô thị:
+ Trung tâm đã quá tải. Xây dựng chưa chú ý tới hướng nắng, hướng
gió, xây dựng chiếm diện tích đất tối đa phục vụ du lịch (Hình 1-1)
+ Các cơng trình mới phá hỏng tầm nhìn và cảnh quan
Về kiến trúc đô thị (Hình 1-2)
Hình 0-1
Hình 1-19;1-20
+ Các công trình quy mô lớn xây dựng chưa phù hợp địa hình
+ San gạt các đồi cây làm đường, xây nhà bám sát các trục đường
chính làm hỏng cảnh quan tự nhiên, đặc biệt khu vực đỉnh núi do hệ
thớng bậc thang, sàn đá, bao kín cùng các cơng trình kiến trúc đờ sợ.
+ Chưa có những biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, nguồn nước
cấp vẫn chưa đủ, thiếu nước sử dụng khi lượng du khách tăng cao. Sử
dụng công nghệ trong xây dựng còn chưa phát triển. Đặc biệt chưa chú
trọng phát triển vật liệu địa phương và vật liệu tái tạo.
+ Những công trình nhà ở biệt thự được xây dựng từ thời Pháp còn lại
thay đổi về chức năng, cải tạo và xuống cấp.
+ Phá bỏ vườn cây tư nhân làm mất cảnh quan của khu phố. Tỷ lệ cây
xanh trong công trình thấp.
+ Loại hình nhà ống, liền kề của người Kinh đang lấn át kiến trúc
truyền thống. Kiểu kiến trúc không sân vườn, nhiều phịng, khơng có
cửa sở, đặc điểm về thông thoáng kém.
7
+ Đường phố và quảng trường phố Cầu Mây bao quanh bởi các cơng
trình có kiến trúc và màu sắc chắp vá, lợn xợn.
+ Biến đởi khí hậu phá vỡ quy luật tự nhiên của các mùa, gia tăng tần
suất và cường đợ của các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan, kiến
trúc từ đó cũng bị ảnh hưởng.
Nhưng nhìn ở một khía cạnh tích cực thì Sa Pa vẫn đang từng bước
hoàn chỉnh quy hoạch và kiến trúc. Đã có những nghiên cứu và áp
dụng yếu tố bản địa vào thiết kế đem lại hiệu quả tích cực. Sa Pa vẫn
được xếp hạng với nhiều danh hiệu.
1.4.
Tổng quan các công trình khoa học và dự án có liên quan
1.4.1. Các công trình khoa học
1.4.1.1. Các đề tài nghiên cứu khoa học
+ Bảo tồn giá trị công trình kiến trúc trong khu vực lõi đô thị Sa Pa:
Khoanh vùng, hạn chế phương tiện cơ giới; Phát triển vùng phụ cận
với dự án dịch vụ; Bảo tờn cơng trình có giá trị trong khu vực.
+ Di sản địa chất khu vực Sa Pa và giải pháp bảo tồn, phát triển bền
vững: Triển khai điều tra, đánh giá xác lập di sản địa chất; Bảo vệ, bảo
tồn, thành lập các khu bảo tồn địa chất; Cơ sở quy hoạch phát triển du
lịch và các ngành kinh tế.
Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến biến động sử dụng đất đai tại
huyện miền núi Sa Pa, tỉnh Lào Cai giai đoạn 1993-2006: lựa chọn
mốc thời gian 1993 khi Sa Pa bắt đầu mở cửa hoàn toàn cho khách du
lịch quốc tế, đặc biệ Lào Cai-Trung Quốc. Du lịch có ảnh hưởng tích
cực tới tài nguyên rừng và giảm áp lực lên đất nông nghiệp..
1.4.1.2. Một số sách chuyên khảo, bài báo khoa học
Architecture et métissages dans le Vietnam colonial: Tác giả đã chứng
minh các công trình kiến trúc bản địa tại Việt Nam có ảnh hưởng bản
sắc Pháp sau khi được chuyển đổi từ các mô hình châu Âu sang Việt
Nam, "đánh dấu rõ hơn sự ưu việt và tráng lệ của người phương Tây".
Living in a hybrid world: development of cultural identines in the
developing nations: Thế giới quan thay đổi, lối sống đang dần chuyển
về với truyền thống, tự nhiên và sinh thái văn hóa, từ đó kiến trúc thay
đổi tạo nên cho Malaysia quỹ kiến trúc đô thị đa dạng và phong phú.
Vernacular Architecture in the 21st Century: Cần phải nghiên cứu,
đưa ra kết luận và học tập từ kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật xây dựng
truyền thống của các công trình bản địa, chú ý mối quan hệ giữa các
8
khía cạnh vật chất và phi vật chất của các công trình, cần nghiên cứu
các giá trị xã hội và c̣c sớng thực tại.
Dấu ấn của “tính bản địa” trong kiến trúc: Tính bản địa trong kiến
trúc được xem như là mợt khái niệm mới: thích ứng với điều kiện tự
nhiên, tiếp nới trùn thớng văn hố, đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng,
phù hợp với khả năng kinh tế và trình đợ kỹ tḥt địa phương để mơ
tả thích ứng của tính bản địa trong thời đại mới.
Vấn đề “bản địa” trong kiến trúc: Khái niệm “bản địa” và vấn đề “bản
địa hóa” xuất hiện từ khi Việt nam là thuộc địa của Pháp. Các sản
phẩm kiến trúc hiện đại của phương Tây được đưa từ nước Mẹ về các
nước thuộc địa, được bản địa hóa chủ yếu là để thích ứng với khí hậu.
Còn lại, kiến trúc bản địa của Việt Nam để thích ứng được với thời kỳ
mới lại được hiện đại hóa về kết cấu và vật liệu.
Kiến trúc bản địa Việt nam trong thế giới đương đại: Kiến trúc bản
địa là một xu hướng thể hiện rõ vai trò của mình trong cuộc sống
đương đại. Phân tích về kiến trúc ở một số thành phố tiêu biểu của
Việt Nam tác động qua lại với khí hậu, địa lý, cảnh quan và ngữ cảnh
văn hóa để thấy được phương thức biểu hiện của kiến trúc bản địa
trong kiến trúc đương đại Việt Nam.
1.4.1.3. Một số luận văn, Luận án
Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ phát triển
du lịch: Nhận diện giá trị đặc trưng về KTCQ thôn bản truyền thống
các dân tộc thiểu số và công tác quản lý. Phát triển lý luận khoa học
về quản lý xây dựng phát triển thơn bản thích ứng với tác đợng mạnh
của q trình đơ thị hóa và ứng phó với biến đởi khí hậu.
Bảo tờn và phát huy di sản văn hóa người H’Mơng thơng qua du lịch
cợng đờng ở bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai: Sín Chài (Sa
Pa) chủ yếu của người H’Mông, có nhiều điều kiện tự nhiên và nhân
văn để phát triển cộng đồng, phản ánh tính thích ứng của kiến trúc đô
thị với văn hóa bản địa.
1.4.2. Các dự án
Dự án làm mới cảnh quan trung tâm đô thị Sa Pa: thiết kế cảnh quan
khu trung tâm, tăng các yếu tố bản địa trong khu vực. Dự án phát triển
hạ tầng và ưu tiên tái phát triển đô thị, hỗ trợ quy hoạch và phát triển
đô thị Sa Pa và vùng phụ cận của Hasen và ADA năm 2020 do World
Bank tài trợ. Ý tưởng tiềm năng cho khu trung tâm thích ứng bản địa,
9
không gian cộng đồng lưu giữ yếu tố văn hóa truyền thống thông qua
thiết kế cơ sở hạ tầng và công trình công cộng.
1.5. Đánh giá chung và những vấn đề cần nghiên cứu
1.5.1. Đánh giá chung
Lý thuyết và thực tiễn trên thế giới về thích ứng bản địa trong quy
hoạch và kiến trúc chưa được thực hiện chuyên sâu trong điều kiện
của Việt Nam. Một số nghiên cứu mang tính tổng quan, cũng như một
số dự án thực tiễn đã đóng góp ý tưởng phát triển cho địa phương
nhưng cũng chỉ mang tính trường hợp, chưa đúc rút, kết luận để có thể
áp dụng rộng rãi.
1.5.2. Những vấn đề cần nghiên cứu
+ Yếu tố bản địa của Sa Pa là gì? Yếu tố nào là quan trọng nhất tác
động tới quy hoạch và kiến trúc đô thị Sa Pa.
+ Quy luật và mức độ thích ứng bản địa của QH và KT đô thị Sa Pa
được nhận diện như thế nào?
+ Nguyên tắc QH và KT đô thị Sa Pa thích ứng bản địa trong nhu cầu
và xu hướng phát triển mới.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THÍCH ỨNG BẢN ĐỊA
TRONG QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ SA PA
2.1.
Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Lý thuyết về chuyển hóa
2.1.1.1. Chuyển hóa luận trong kiến trúc
Chuyển hóa luận trong kiến trúc là chủ trương phát triển kiến trúc theo
nhu cầu mới của xã hội, với mong muốn khám phá ra mô hình tổ chức
không gian mới hơn là tái tạo lại một nơi đã mất. Hình ảnh chuyển hóa
là đề xuất tầm nhìn xa và ứng xử với công trình đã xây dựng. Xu hướng
kiến trúc chuyển hóa luận ra đời nhằm đáp ứng hoặc phát triển không
ngừng các yêu cầu của xã hội, chống sự già cỗi của công trình.
2.1.1.2. Mối quan hệ chức năng - hình thức
Hình thức kiến trúc cần chống lại sự tĩnh tại, cố định và có khả năng
Thích ứng với môi trường thay đổi. Thay việc tư duy về hình khối và
chức năng, cần tập trung vào không gian và linh hoạt công năng.
2.1.1.3. Chuyển hóa hình thái không gian đô thị
Chuyển hóa cấu trúc không gian đô thị, nhận diện quy luật của không
gian với kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường đơ thị. Chủn hóa
khơng gian đơ thị là q trình vận đợng, biến đởi khơng gian đơ thị
10
dưới tác đợng của chính trị, kinh tế, xã hợi và môi trường.
2.1.2. Lý thuyết về phát triển bền vững
Trên quan điểm của PTBV, kiến trúc bền vững cần đạt được đồng thời
ba khía cạnh: môi trường, kinh tế, xã hội. Khi giá trị vật chất tiến gần
tới sự thỏa mãn của con người thì giá trị văn hóa tinh thần là giá trị
nền tảng, động lực cho phát triển. Sức chứa và khả năng dung nạp của
địa điểm là điều kiện tiên quyết của phát triển bền vững.
2.1.3. Lý thuyết về thích ứng bản địa trong quy hoạch và kiến trúc
2.1.3.1. Lý thút về thích ứng
Quá trình thay đởi cho phù hợp với nhiều điều kiện khác nhau, chủ
động thay đổi linh hoạt để đối phó với điều kiện tồn tại mới. Hoạt động
xây dựng thực hiện không đúng đắn thì không thể hài hòa với hiện
trạng cấu trúc và không thể thay đổi được hiện trạng. Trong trường
hợp này, sự thích ứng có thể được hiểu “trước’ hoặc “sau”.
2.1.3.2. Lý thuyết về bản địa
Đặc trưng của một vùng đất, liên quan tới môi trường địa lý và cảnh
quan địa phương, tạo nên bởi cộng đồng dân cư, có vai trò nguồn gốc,
hiện diện trong phạm vi địa lý và khơng gian văn hóa xác định.
2.1.3.3. Kiến trúc thích ứng bản địa
Thời gian sẽ hình thành nên những dấu ấn mới trong cộng đồng để
thích ứng với môi trường “bản địa” hay hiểu là thích ứng bản địa, biến
những dạng thức quen thuộc từ trước để phù hợp với điều kiện mới.
Những dấu ấn mới trong quy hoạch và kiến trúc sẽ là những đặc điểm,
tính chất tiêu biểu và đặc trưng cho phong cách riêng của QH và KT
đô thị đó về điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội bản địa và về phương
pháp kỹ thuật xây dựng, sử dụng vật liệu.
Thích ứng với điều kiện tự nhiên: Thời tiết và khí hậu; Địa hình, địa
chất; Hệ sinh thái - Mơi cảnh
Thích ứng với điều kiện văn hóa - xã hội bản địa: Văn hóa, nhu cầu;
Tôn giáo tín ngưỡng; Tộc người và các thiết chế xã hợi
Thích ứng với kinh tế - kỹ tḥt bản địa: Vật liệu bản địa; Kỹ thuật
bản địa; Kinh tế bản địa.
2.1.4. Lý thuyết về bảo tờn và khai thác thích ứng
Bảo tồn bản chất hoặc “tinh thần không gian” của địa điểm hơn là giải
cứu các tòa nhà, không gian riêng lẻ. Lập kế hoạch bảo tờn và quản lý
thích ứng giữa bảo tồn với phát triển kinh tế-xã hội.
11
2.2. Các cơ sở pháp lý
2.2.1. Các cơ sở pháp lý thời Pháp thuộc
Khối lượng xây dựng không lớn nhưng khá hoàn chỉnh, chất lượng
công trình bền vững với niên hạn sử dụng và quy mô. Các quy định về
phát triển và mở rộng theo kế hoạch 1/2500; Dự án phát triển chỉnh
trang và mở rộng.
2.2.2. Các văn bản pháp luật từ 1954 - nay
+ Giai đoạn từ 1954-1975: Các hoạt đợng xây dựng cơ bản hồn tồn
phụ tḥc vào cơ chế quản lý tập trung bao cấp.
+ Giai đoạn 1975-1986: Nhìn nhận hoạt đợng đầu tư và xây dựng cơ
bản có mới quan hệ chặt chẽ với nhau
+ Từ năm 1986-nay: Tiệm cận với các thông lệ quốc tế, xác định rõ
trách nhiệm, quyền lợi thẩm quyền cụ thể.
2.2.3. Quy chế đô thị Sa Pa 2004 và 2010
Quy chế đô thị Sa Pa năm 2004 xây dựng trên cơ sở quy hoạch tổng
thể và dự báo phát triển đô thị Sa Pa nhằm hồn thiện chất lượng đơ
thị và thẩm mỹ kiến trúc các cơng trình kiến trúc. Quy chế đô thị Sa
Pa năm 2010 là sự tổng hợp và bổ sung cho quy chế 2004 nhằm hướng
tới một sự phát triển bền vững, lâu dài, ngăn ngừa việc xây dựng nhà
ở, khách sạn, cơng trình kiến trúc theo kiểu tự phát.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Các yếu tố bản địa của Sa Pa
2.3.1.1. Mơi trường tự nhiên, khí hậu, biến đởi khí hậu (Hình 2.2)
Sa Pa nằm trên dải đất bằng phẳng, địa hình đặc trưng của miền núi
phía Bắc, đợ dớc lớn, từ 35°-40°, địa hình hiểm trở và chia cắt phức
tạp, Đợ cao trung bình từ 1.200m đến 1.800m nghiêng và thoải dần
theo hướng Tây-Tây Nam đến Đông Bắc. Cao nhất là đỉnh Fansipan
3.143m, thấp nhất là suối Bo cao 400m so với mặt biển.
+ Tiểu vùng núi cao trên đỉnh: Độ cao trung bình từ 1400 - 1700m,
địa hình phân cắt, độ dốc lớn.
+ Tiểu vùng Sa Pa - Sa Pả: Độ cao trung bình 1500m với địa hình ít
bị phân cách, kiểu đồi bát úp.
+ Tiểu vùng núi phân cách mạnh: Địa hình núi cao, đỉnh nhọn, sườn
dốc, thung lũng hẹp sâu.
2.3.1.2. Đặc điểm xã hội, tộc người và lối sống (Hình 2.4)
Sa Pa có 6 dân tộc chính: H’Mông, Dao, Tày, Kinh, Giáy, Xa Phó (Phù
12
Lá) trong đó người H’Mông chiếm số lượng lớn nhất 54.9%; Dao
25,6%; Kinh 13,6%; Tày chiếm 3%; Giáy chiếm 1.6%; Xá Phó chiếm
1,06 % và các dân tợc khác. Văn hóa Sa Pa hình thành bởi đặc điểm
của môi trường sống và hoạt động truyền thống hình thành trong quá
trình sinh tồn.
2.3.1.3. Đặc điểm văn hóa
Văn hóa ứng xử: Thể hiện trong cách ứng xử, trong mối quan hệ gia
đình, cộng đồng, có phạm vi vận hành rộng (Gia đình phụ quyền của
người Tày, Xa phó, Dao; gia đình không có trưởng họ như người Giáy)
Văn hóa tinh thần: là hệ thống các quan niệm có tính chất “thần bí” về
nhận thức, giải thích hiện tượng tự nhiên và xã hội (Múa Xòe của
người Tày, lễ hội Roong Pooc của người Giáy, lễ Tết nhảy, lễ cấp sắc
của người Dao)
Văn hóa vật chất: ẩm thực, nhà ở, trang phục, phương tiện ...nhưng
nổi bật hơn cả là nhà ở và trang phục.
2.3.1.4. Đặc điểm quy hoạch
Mạng lưới đường bộ: Giao thông liên vùng: đường sắt, đường sông,
đường bộ; Giao thông liên vùng qua khu vực nghiên cứu: Đa dạng
tuyến đường tới trung tâm Sa Pa;
Cách chia lô (phân thửa) đất xây dựng: Quy mô lô đất không đồng
đều, tùy khả năng kinh tế của chủ đầu tư không có định hướng.
Không gian cây xanh, mặt nước: Cảnh quan rừng, sông, suối, ao, hồ:
Cảnh quan và tinh thần địa điểm: Cảnh quan đô thị nông nghiệp và
nghỉ dưỡng; Rừng nguyên sinh; Làng bản và ruộng bậc thang; Cảnh
quan du lịch thời kỳ Đổi Mới:
2.3.1.5. Kiến trúc khu vực trung tâm đô thị
Nhà biệt thự kiểu Pháp; Nhà ống đô thị; Nhà ống khối lớn; Các công
trình nghỉ dưỡng; Các công trình công cộng (y tế, giáo dục, văn hóa,
thương mại ...)
2.3.1.6. Kiến trúc khu vực làng bản và các vùng phụ cận (Hình 2.12)
Hình thái bản làng: Bố cục đa dạng, phong phú, đặc trưng riêng.
+ Loại 1: bản làng hình thành theo cụm, bám sát đường giao thông
chính, hình thành với điều kiện địa hình đồi núi trải rộng.
+ Loại 2: bản làng hình thành theo cụm và bám sát đường giao thông
chính nhưng ở vùng núi có cốt cao, có cấp đường đồng mức chênh
lệch cốt lớn, khoảng rộng ngang của các đường đồng mức hẹp.
13
+ Loại 3: bản làng trải dài theo tuyến bám sát đường giao thông chính,
hình thành trên cùng một cốt cao theo triền của các dãy núi.
Kiến trúc nhà ở bản địa: Lựa chọn 5 nhà truyền thống của H’Mông,
Tày, Dao đỏ, Xa Phó, và Giáy còn lại nhiều giá trị nguyên gốc.
Hình 2.2
Hình 2.14
Hình 2.12
Hình 2.4
14
2.3.1.7. Yếu tố kinh tế - kỹ thuật bản địa
Điều kiện kinh tế: Tài nguyên rừng; khoáng sản; nhân văn du lịch...
Điều kiện vật liệu-kỹ thuật-công nghệ địa phương: Kỹ thuật dệt thổ
cẩm thủ công; xây dựng nhà ở truyền thống; vật liệu địa phương; công
nghệ sản xuất vật liệu đá của địa phương.
2.3.1.8. Nhận xét (Hình 2.14)
Yếu tố khách quan: Là yếu tố bản địa bất biến đổi có đặc điểm tiềm
ẩn, tĩnh, bất biến hoặc rất ít biến đổi trừ thiên tai bao gồm:
+ Yếu tố bất biến: vùng núi cao, khí hậu ôn đới, tinh thần của địa điểm,
dãy núi Fansipan là các thuộc tính của Sa Pa.
+ Yếu tố khả biến: cảnh quan thiên nhiên, kinh tế, văn hóa vật thể và
phi vật thể tạo nên bản sắc của đô thị.
Yếu tố chủ quan là QH và KT mang tính hữu hình, mang tính động,
luôn biến đổi: hình thái đô thị, mạng lưới giao thông, cách phân chia
lô đất, không gian cây xanh, mặt nước.
2.3.2. Các cơ sở xây dựng hệ thống tiêu chí
2.3.2.1. Cơ sở về nhu cầu thực tiễn
Tham khảo tài liệu; Tham khảo ý kiến các chuyên gia: Kết quả khảo
sát của 220 phiếu bao gồm các kiến trúc sư, chuyên gia (65,45%), nhà
quản lý đô thị (10,45%) và khách du lịch (24,09%).
2.3.2.2. Các phương pháp hỡ trợ xây dựng bợ tiêu chí
- Thang đo Likert scale có 5 mức độ:
Đo lường các ý kiến khảo sát dưới dạng câu hỏi có, không và câu trả
lời với 5 mức độ: Rất quan trọng, quan trọng, tương đối quan trọng,
không quan trọng và rất không quan trọng.
- Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn tham gia nghiên cứu bằng phương
pháp chọn mẫu thuận tiện.
- Phương pháp đánh giá thang đo:
Đánh giá bộ câu hỏi bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha. Bộ câu hỏi
có đợ tin cậy tớt nếu hệ sớ tin cậy Cronbach's alpha lớn hơn hoặc bằng
0,6. Kết quả này cho thấy bợ câu hỏi khảo sát có đợ tin cậy tốt. Cụ thể
với nhóm điều kiện tự nhiên đạt (0,81); Nhóm văn hóa xã hội bản địa
đạt (0,78); Nhóm kinh tế - kỹ thuật bản địa đạt (0.77).
2.4. Kinh nghiệm phát triển đơ thị thích ứng bản địa
2.4.1.1. Trên thế giới (Mợt sớ ví dụ điển hình)
15
Kinh nghiệm thiết kế đô thị du lịch nghỉ dưỡng của người Pháp ở Việt
Nam: quy định quản lý công trình xây dựng mới hồ nhập với đặc
trưng cảnh quan tự nhiên, biểu tượng cảnh quan có giá trị cần nhấn
mạnh và tôn trọng.
Curitiba, Brasil: Giải pháp xanh, sử dụng vật liệu địa phương, kỹ thuật
xây dựng mới, phục hồi và chuyển đổi công năng các công trình cũ,
phát triển giao thơng cơng cợng.
Đơ thị Manali, India: Cấm hồn tồn việc xây dựng khách sạn nhiều
tầng. Các công trình thân thiện môi trường, cân bằng khách du lịch và
cơ sở hạ tầng. Việc chỉnh trang, tôn tạo những công trình đơn lẻ cho
diện mạo của kiến trúc; giá trị khung cảnh sinh hoạt và nâng cao thẩm
mỹ cảnh quan đường phố.
New Zealand: Chịu trách nhiệm với khí hậu và điều kiện tự nhiên, lấy
cảm hứng thiết kế từ địa phương về con người và các hình thức văn
hóa, phát triển nghề thủ công truyền thống. Phát triển đa dạng trên
nguyên tắc kiểm soát mật độ.
2.4.1.2. Tại Việt Nam
Tam Đảo: Khoảng cách giữa luật và việc thực thi luật không khớp
nhau. Phát triển kinh tế không tôn trọng pháp luật. Luật pháp khơng đi
kèm với các biện pháp kiểm sốt và cưỡng chế. Sự tham gia của người
dân vào quản trị địa phương còn chưa mạnh. Các dự án du lịch trên
địa bàn đã dẫn đến việc di dân bản địa để tồn tại. Sự “phát triển bền
vững” của hoạt động thương mại không được đảm bảo. Công tác khảo
sát, số liệu khảo sát thiếu chính xác.
Hội An là phát triển kiến trúc bền vững là thích ứng bản địa bởi có sự
chung tay của cộng đồng, khoanh vùng lịch sử và có những chính sách
bảo vệ di sản kiến trúc và những hoạt động bên trong vùng di sản. Bảo
tồn bản sắc khu phố cổ là hạt nhân của sự phát triển. Bảo vệ và gìn giữ
cảnh quan vùng đệm. Chú trọng cảnh quan làng nghề truyền thống,
nông nghiệp.
CHƯƠNG 3. NHẬN DIỆN VÀ GIẢI PHÁP TRONG QUY
HOẠCH, KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ SA PA THÍCH ỨNG BẢN ĐỊA
3.1.
Quan điểm, nguyên tắc quy hoạch và kiến trúc đơ thị Sa
Pa thích ứng với yếu tố bản địa
3.1.1. Quan điểm
Quan điểm 1: Chú trọng bảo tờn, phát huy bản sắc văn hóa trùn
16
thống địa phương và giá trị cảnh quan tự nhiên bản địa trong phát triển
QH và KT đô thị Sa Pa, phù hợp với Luật Di sản văn hóa.
Quan điểm 2: Phát triển QH và KT đô thị Sa Pa đương đại, bền vững
trên cơ sở thích ứng với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa bản địa
và phù hợp với các quy định pháp luật
Quan điểm 3: Phát triển kinh tế trên cơ sở kết hợp khai thác giá trị bản
địa và tiếp thu các kinh nghiệm quốc tế có chọn lọc.
3.1.2. Nguyên tắc
+ Nguyên tắc 1: Phân loại và đánh giá hiện trạng cơng trình di tích
mợt cách có hệ thớng, xếp hạng các ́u tớ cần phải bảo tồn.
+ Nguyên tắc 2: Khai thác tối đa giá trị từ các bản sắc văn hóa vớn có,
hình thành hệ thống từ đó áp dụng vào các công trình xây mới.
+ Nguyên tắc 3: Quy hoạch và thiết kế kiến trúc đơ thị tơn trọng tới đa
địa hình (đường đờng mức), lựa chọn hướng cơng trình phù hợp với
từng cơng trình cụ thể.
+ Ngun tắc 4: Đới với các cơng trình xây mới cần có các giải pháp
thiết kế hiện đại, phù hợp với điều kiện kinh tế trong bối cảnh chuyển
đổi, sử dụng các vật liệu địa phương, thân thiện môi trường.
+ Nguyên tắc 5: Tuân thủ các tiêu chuẩn quy chuẩn về xây dựng và
thiết kế quy hoạch hiện hành.
+ Nguyên tắc 6: Quy hoạch, xây dựng mới dựa trên các điều kiện kỹ
thuật và văn hóa bản địa (cơng nghệ, vật liệu xây dựng...)
+ Ngun tắc 7: Tiếp thu và áp dụng một cách hài hịa các kinh nghiệm
q́c tế về các phương diện quy hoạch và thiết kế kiến trúc:
3.2.
Nhận diện thích ứng bản địa trong quy hoạch và kiến trúc
đô thị Sa Pa
Nhận diện sự thay đổi của yếu tố bản địa cần phân chia thành các mức
độ đối với từng yếu tố thành phần: mức độ thay đổi hoàn toàn (về kinh
tế); mức độ thay đổi nhiều (về văn hóa, xã hội, thiết chế), mức độ thay
đổi vừa (về hệ sinh thái-môi cảnh); mức độ thay đổi ít (về thời tiết, khí
hậu, tinh thần địa điểm), không thay đổi (về kỹ thuật, vật liệu bản địa)
để có ứng xử phù hợp.
Nhận diện về quy hoạch và kiến trúc đô thị bản địa, thời Pháp và sau
Đổi Mới về:
Quy hoạch: Nhận diện về công tác quy hoạch và vị trí xây dựng.
Kiến trúc: Nhận diện về loại hình-TYPE (chức năng, hình thức), hình
17
dạng-FORM (quy mô, màu sắc, điểm nhấn); kỹ thuật-TECHNIQUE
(kết cấu, vật liệu, chi tiết).
Bảng 3.2;3.4: Nhận diện thích ứng bản địa trong QH và KT đô thị
Sa Pa
18
Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ thích ứng bản địa
trong quy hoạch và kiến trúc đơ thị Sa Pa.
3.3.1. Xác định nhóm tiêu chí và tiêu chí thành phần
3.3.1.1. Các ́u tớ bản địa của Sa Pa.
+ Điều kiện tự nhiên bản địa: bao gồm khí hậu và thời tiết, địa hình
địa chất của khu vực, hệ sinh thái môi cảnh.
+ Điều kiện Kinh tế-Kỹ thuật bản địa: Bao gồm các thế mạnh, tiềm
năng kinh tế, điều kiện kỹ thuật công nghệ và vật liệu bản địa.
+ Điều kiện Văn hóa-Xã hội bản địa: Các yếu tố văn hóa, tôn giáo, tộc
người và thiết chế tổ chức xã hội.
3.3.1.2. Các thành tố quy hoạch và kiến trúc
Về quy hoạch
+ Nhóm vị trí
+ Nhóm công tác quy hoạch
Kiến trúc:
+ Loại hình (TYPE): Chức năng và hình thức kiến trúc. Sa Pa là đô thị
du lịch nên cần xác định rõ chức năng nào được chú ý hơn. Hình thức
công trình là các bề mặt tác động trực tiếp đến đô thị và cảm xúc của
chủ thể tạo nên đặc trưng tinh thần của đô thị.
+ Hình dạng (FORM): quy mô, màu sắc, điểm nhấn, tạo nên hình ảnh
gây ấn tượng và cảm xúc, là đặc trưng vật thể cho đô thị.
+ Kỹ thuật (TECHNIQUE): kết cấu, chi tiết, vật liệu định hình nên
công năng và hình thức mới mang bản sắc văn hóa đặc trưng
3.3.2. Xác định trọng số điểm đánh giá
Xử lý số liệu qua phần mềm Excel và STATA, lựa chọn những câu trả
lời đánh giá “quan trọng” và “rất quan trọng” cho kết quả:
Yếu tố bản địa
+ Tiêu chí về điều kiện tự nhiên bản địa chiếm 32% (37.3%)
+ Tiêu chí điều kiện văn hóa-xã hợi bản địa 30% (30.2%)
+ Tiêu chí điều kiện kinh tế-kỹ thuật bản địa chiếm38% (32.5%)
Thành tố trong QH và KT:
+ Tiêu chí tổ chức cảnh quan đô thị 20%
+ Tiêu chí thể loại (TYPE) 20%
+ Tiêu chí hình dạng (FORM) 30%
+ Tiêu chí kỹ thuật (TECHNIQUE) 30%
3.3.