Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.15 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN MINH HUY

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THƠNG TIN
TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành

: Tài chính - Ngân hàng

Mã số

: 60.34.20

TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2015


Cơng trình được hồn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRƯƠNG BÁ THANH

Phản biện 1: PGS.TS. Trần Đình Khơi Ngun
Phản biện 2: TS. Trịnh Thị Thúy Hồng



Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 26 tháng 01 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thơng tin học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 mở ra một thách thức lớn
cho Việt Nam, đó là tái cấu trúc nền kinh tế mà trọng tâm là tái cơ
cấu ngân hàng. Tại Hội thảo quốc tế “Tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam” ngày 21 tháng
12 năm 2011 do trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (VNU-UEB,
Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (NFSC) và Bảo hiểm Tiền gửi
Việt Nam (DIV) phối hợp đồng tổ chức, các chuyên gia đều nhất trí
cho rằng Việt Nam cần phải tăng cường minh bạch thông tin về hệ
thống ngân hàng thương mại khi tiến hành tái cơ cấu khu vực huyết
mạch của nền kinh tế. Việc minh bạch thơng tin báo cáo tài chính sẽ
giúp lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, giúp cho nhà đầu tư, người
gửi tiền … đều có thể tin tưởng vào hoạt động của ngân hàng, hạn
chế tình trạng thơng tin bất đối xứng và thơng qua đó góp phần giảm
chi phí thơng tin cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay
là các ngân hàng thương mại Việt Nam dường như lại không chú
trọng đến việc cơng bố thơng tin tình hình hoạt động ra bên ngoài,

gây ra tâm lý bất an cho xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân cho việc
thiếu minh bạch thông tin ngành ngân hàng và các biện pháp để giải
quyết thực trạng này?
Đã có nhiều bài báo, ý kiến chuyên gia, người dân về thực trạng
thiếu minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính nhưng chưa có tài
liệu nào làm rõ những nguyên nhân khiến việc công bố thông tin
ngành ngân hàng vẫn cịn bất cập. Với mong muốn đóng góp một
phần nhỏ vào giải quyết thực trạng vấn đề này, tôi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin


2
trong báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại tại Việt Nam” làm
đề tài tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mức độ công bố thông tin và các
nhân tố ảnh hưởng.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin
của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng công bố thông tin của các Ngân hàng
thương mại tại Việt Nam, qua đó giúp nâng cao chất lượng công bố
thông tin của các ngân hàng thương mại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu mức độ công bố thông tin của các
Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thông tin công bố trong báo cáo tài chính năm 2012 của 16 ngân
hàng thương mại tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu các dữ liệu qua thời
gian kết hợp giữa lý luận và thực tiến, thu thập số liệu, vận dụng mơ
hình đã nghiên cứu để kiểm chứng số liệu, phân tích kết quả và đưa
ra kết luận, gợi ý nhằm nâng cao chất lượng công bố thông tin của
các ngân hàng thương mại.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt,bảng biểu,
và phụ lục, luận văn được bố cục gồm 04 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mức độ công bố thông tin và các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin.


3
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ công bố thông tin của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đã có nhiều tài liệu đi trước điều tra về mức độ công bố thông tin
của ngân hàng và các công ty, và những nhân tố ảnh hưởng liên quan
đến các thuộc tính đặc biệt của công ty như là thời gian hoạt động,
quy mô, khả năng sinh lời, thành phần hội đồng quản trị, tài sản cố
định, kỷ luật thị trường, v.v…
Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của Kahl và Belhaoui (1981),
đây là một nghiên cứu toàn diện, thực hiện điều tra mức độ CBTT
của 70 ngân hàng tại 18 quốc gia khác nhau. Kết quả chỉ ra rằng mức
độ CBTT thì khác nhau giữa các quốc gia được chọn mẫu, và có một
mối quan hệ tích cực giữa quy mơ ngân hàng với mức độ CBTT.
Hossain (2001) điều tra thực nghiệm mức độ CBTT của 25 ngân
hàng tại Bangladesh và mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi của công

ty, và quy mơ cơng ty kiểm tốn với mức độ CBTT. Tổng cộng 61
khoản mục thông tin, gồm cả bắt buộc và tự nguyện, đã được bao
gồm trong chỉ số CBTT, và phương pháp cho điểm các chỉ mục thì
mang tính phân đơi. Kết quả cho thấy quy mơ và tính sinh lợi của các
ngân hàng có ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Tuy nhiên, quy mơ cơng
ty kiểm tốn khơng có ý nghĩa thống kê ở các mức độ thơng thường
trong mơ hình. Chipalkatti (2002) kiểm tra mối quan hệ giữa bản chất
và chất lượng của CBTT báo cáo thường niên của 17 ngân hàng Ấn
Độ với các biến đại diện cho cấu trúc vi mô của thị trường. Tác giả
xây dựng một chỉ số minh bạch thông tin ngân hàng bao gồm 90
khoản mục thơng tin trong đó có xem xét đến đề xuất của ủy ban


4
Basel và IAS 30. Nghiên cứu cho thấy khơng có mối quan hệ giữa
mức độ CBTT với phần trăm cổ phần do chính phủ nắm giữ, và phần
trăm cổ phần do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ. Kết quả cũng chỉ ra
rằng ngân hàng càng lớn thì cung cấp càng nhiều thơng tin minh bạch
và khơng có sự khác biệt giữa điểm số CBTT của ngân hàng với mức
độ sinh lời, nhưng ngân hàng có mức sử dụng địn bẩy thấp có xu
hướng CBTT nhiều hơn. Bauman và Nier (2003) xác định vấn đề của
việc phát triển một bộ các yêu cầu CBTT theo trụ cột 3 Basel II mà
cải thiện khả năng của các thành phần tham gia thị trường trong việc
đánh giá giá trị của ngân hàng trong đó có sử dụng bộ dữ liệu độc
nhất của gần 600 ngân hàng tại 31 quốc gia trong thời kì 1993-2000.
Bộ dữ liệu bao gồm thơng tin chi tiết về các khoản mục được công bố
bởi các ngân hàng trong tài khoản hàng năm của các ngân hàng. Các
khoản mục này cấu thành nên chỉ số CBTT tổng hợp phản ánh mức
độ CBTT của ngân hàng, và tác giả sau đó phân tích từng tiểu mục
trong số 17 tiểu mục CBTT mà làm nên chỉ số CBTT tổng hợp để

điều tra liệu có khoản mục nào về CBTT bảng CĐKT của ngân hàng
thì có lợi nhất với ngân hàng và hữu dụng nhất với thị trường tài
chính. Kết quả nhìn chung khẳng định giả thiết rằng CBTT giúp làm
giảm dao động cổ phiếu, gia tăng giá trị thị trường, và gia tăng tính
hữu dụng của các tài khoản cơng ty trong dự đoán việc định giá. Nier
and Baumann (2006) thực hiện điều tra 729 ngân hàng ở 32 quốc gia.
Kết quả chỉ ra rằng mức độ công bố tự nguyện đòi hỏi các ngân hàng
giảm khẩu vị rủi ro và tăng cường việc bù đắp rủi ro bằng vốn cổ
phần. Mohammed Hossain (2008) cũng đã tiến hành một cuộc điêu
tra thực nghiệm về mức độ công bố bắt buộc và tự nguyện của các
công ty ngân hàng niêm yết ở Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu lại chỉ ra
rằng các biến quy mô, lợi nhuận, thành phần hội đồng quản trị và kỷ


5
luật thị trường có ý nghĩa, trong khi các biến về thời gian hoạt động,
sự phức tạp của kinh doanh và quy mô tài sản dài hạn đang nắm giữ
không có ý nghĩa trong giải thích mức độ cơng bố thông tin. Jameel
và cộng sự (2013) điều tra thực nghiệm mức độ CBTT trong BCTN
của 15 ngân hàng tại Sri Lanka. Tổng cộng 140 khoản mục thông tin
(gồm cả bắt buộc và tự nguyện) đã được chọn trong xây dựng chỉ số
CBTT. Kết quả cho thấy các ngân hàng ở Srilanka CBTT bắt buộc
tốt hơn thông tin tự nguyện, đồng thời cũng chỉ ra rằng quy mô tài
sản, hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA), tỷ lệ nợ xấu và thành
phần HĐQT ảnh hưởng tích cực đến mức đơ CBTT trong khi các
biến thời gian hoạt động, tài sản cố định, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu
khơng có ý nghĩa thống kê. Raoudha Dhouibi (2013) thực hiện khảo
sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định công bố thông tin tự nguyện
của các ngân hàng niêm yết ở Thổ nhĩ Kỳ, và sử dụng mơ hình hồi
qui Prais-winsten để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ

công bố thông tin tự nguyện với mẫu gồm 10 ngân hàng trong thời kỳ
2000-2011. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô hội đồng quản trị,
số lượng cổ phần sở hữu bởi cổ đông lớn và cổ đông nhà nước thì
đều có ảnh hưởng tiêu cực đến việc cơng bố thông tin. Tuy nhiên,
quy mô ngân hàng, số lượng cổ phần nắm giữ bởi nhà đầu tư nước
ngoài và hiệu quả hoạt động ngân hàng lại có tác động tích cực đến
việc cơng bố thơng tin của cơng ty.
Nghiên cứu của Kamal, Al-Hussaini, AL-Kwari và Nuseibeh,
(2006) tìm ra rằng có mối quan hệ đáng kể giữa quy mơ cơng ty với
mức độ CBTT. Aljifri (2008) kiểm tra mức độ CBTT trong BCTN
của 31 công ty niêm yết trong UAE và cho thấy lĩnh vực kinh doanh
khác nhau có ảnh hưởng mức độ CBTT. Tuy nhiên, quy mô, tỷ lệ nợ
trên vốn cổ phần, và khả năng sinh lời không có ảnh hưởng đến mức


6
độ CBTT. Alsaeed (2006) nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính
đặc biệt của cơng ty với mức độ CBTT ở Saudi Arabia. Một tổng 20
khoản mục công bố tự nguyện được xây dựng để đánh giá mức độ
CBTT trong BCTN của 40 công ty. Các kết quả chỉ ra rằng trung
bình của chỉ số CBTT đã thấp hơn mức trung bình. Kết quả cũng chỉ
ra rằng quy mơ cơng ty có quan hệ tích cực với mức độ CBTT tuy
nhiên nợ, quyền sở hữu bị phân tán, thời gian hoạt động, biên lợi
nhuận, ngành công nghiệp và quy mơ cơng ty kiểm tốn khơng có
ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Hossain và Reaz’s (2007) điều tra
thực nghiệm mức độ CBTT tự nguyện mức độ CBTT của 38 công ty
ngân hàng niêm yết ở Ấn Độ. Kết quả chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ
giữa các đặc biệt của công ty với mức độ CBTT tự nguyện. Nghiên
cứu cho thấy các ngân hàng Ấn Độ đang công bố một lượng đáng kể
thông tin tự nguyện. Các kết quả chỉ ra rằng quy mơ và tài sản cố

định có ý nghĩa thống kê trong khi những biến khác thời gian hoạt
động, sự đa dạng hóa, thành phần HĐQT, niêm yết nhiều ngoại tệ và
tính phức tạp của kinh doanh khơng có ảnh hưởng đến mức độ
CBTT. Craig và Diga (1998) nghiên cứu thực nghiệm thực trạng
CBTT của 145 công ty đại chúng niêm yết trên sở giao dịch chứng
khoán ASEAN vào thơi điểm 31/12/1993 và được chọn một cách
ngẫu nhiên. Tổng cộng, 530 khoản mục CBTT đã được chọn để tính
chỉ số chỉ số CBTT sau khi xem xét pháp luật của công ty và các quy
định trên thị trường chứng khoán trong các quốc gia khác nhau. Kết
quả chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ giữa điểm số CBTT của các công
ty với tài sản, quy mô, lợi nhuận, và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
CBTT mới chỉ tập trung vào các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán gồm:


7
Nghiên cứu của Lê Trường Vinh, Hoàng Trọng (2008) về tính
minh bạch của thơng tin được cơng bố từ các doanh nghiệp niêm yết
cho thấy nhân tố Q có ảnh hưởng đến sự minh bạch trong CBTT.
Nghiên cứu của tác giả Đoàn Nguyễn Phương Trang (2010) về các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả cho thấy nhân tố chủ
thể kiểm toán và khả năng sinh lời có ảnh hưởng đến mức độ CBTT
của các doanh nghiệp niêm yết. Tiếp đến nghiên cứu của tác giả Lê
Thị Trúc Loan (2012) chỉ ra rằng tỷ suất lợi nhuận (ROE) có ảnh
hưởng đến mức độ CBTT của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK
Việt Nam. Nguyễn Công Phương và đồng sự (2012) trong “Nghiên
cứu thực trạng CBTT trong BCTC của các công ty niêm yết trên
SGDCK TP HCM” đã xây dựng hệ thống chỉ mục đo lường mức độ

công bố khá hoàn chỉnh, đồng thời lập luận một cách chặt chẽ về các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT, qua đó đưa ra nhiều giải pháp
hữu ích để cải thiện mức độ CBTT trong BCTC. Tuy nhiên nghiên
cứu chưa phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về đặc điểm
quản trị và sở hữu đến mức độ CBTT của doanh nghiệp.
Tác giả Phạm thị Bích Vân trong bài viết về “Mối quan hệ giữa
cơ chế quản trị công ty và CBTT trong BCTN: Nghiên cứu tại TTCK
VN” (2012) đã thực hiện nghiên cứu dựa trên BCTN năm 2011 của
101 công ty niêm yết. Kết quả cho thấy các biến đại diện cho cơ chế
quản trị công ty như: số lượng thành viên HĐQT, tỷ lệ thành viên
HĐQT độc lập không điều hành, sở hữu vốn là tổ chức có mối tương
quan thuận và có ý nghĩa thống kê với biến mức độ CBTT. Tuy
nhiên, sự tách rời giữa CEO và chủ tịch HĐQT có mối tương quan
nghịch với mức độ CBTT.
Kế thừa và phát triển các nghiên cứu ở nước ngoài, luận văn tiếp


8
tục xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thơng qua sử dụng các mơ
hình, kết quả các nhân tố của các tác giả đã nghiên cứu trước đây
như: quy mô tài sản ngân hàng, tỷ suất sinh lợi, tỷ trọng TSCĐ…
những nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo
cáo tài chính của ngân hàng.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CÔNG BỐ THÔNG TIN
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VÊ CÔNG BỐ THÔNG TIN
Theo quan điểm của Bộ Tài Chính, được thể hiện trong Sổ tay

cơng bố thơng tin dành cho các cơng ty niêm yết thì “CBTT được
hiểu là phương thức để thực hiện quy trình minh bạch của doanh
nghiệp nhằm đảm bảo các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp
cận thơng tin một cách cơng bằng”. Cơng bố thơng tin kế tốn
(Accounting Disclosure) là tồn bộ thơng tin được cung cấp thơng
qua hệ thống các báo cáo tài chính của một cơng ty trong thời kỳ nhất
định (bao gồm cả các báo cáo giữa niên độ và báo cáo thường niên)
1.2. PHÂN LOẠI CÔNG BỐ THƠNG TIN.
1.2.1. Phân loại thơng tin theo tính chất bắt buộc hoặc tự nguyện
Thông tin bắt buộc, thông tin tự nguyện
1.2.2. Phân loại thông tin theo phạm vi bao qt
Thơng tin đơn lẻ của từng nhóm chứng khốn, thơng tin ngành,
thơng tin nhóm ngành, thơng tin nhóm cổ phiếu đại diện và tổng thể
thị trường, thông tin của SGDCK hay cả quốc gia, thơng tin có tính
quốc tế.


9
1.2.3. Phân loại thông tin theo thời gian
Thông tin quá khứ, thông tin hiện tại và thông tin dự báo cho
tương lai, thông tin theo thời gian (phút, ngày…), thông tin tổng hợp
theo thời gian (tuần, tháng, quý, năm…).
1.2.4. Phân loại theo nguồn thông tin
Thông tin trong nước và quốc tế. Thông tin của các tổ chức tham
gia thị trường. Thông tin tư vấn của các tổ chức tư vấn đầu tư và tổ
chức xếp hạng tín nhiệm. Thơng tin từ các phương tiện thông tin đại
chúng.
1.3. YÊU CẦU VỀ CƠNG BỐ THƠNG TIN
1.3.1. u cầu thơng tin kế tốn
Theo VAS 01: Chuẩn mực chung, quy định rõ các yêu cầu cơ

bản đối với kế toán, trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu,
có thể so sánh.
1.3.2. Yêu cầu thơng tin kế tốn thuộc BCTC
Theo VAS 01: Chuẩn mực chung cũng quy định rõ các yếu tố cơ
bản của báo cáo tài chính
Bên cạnh chuẩn mực chung quy định các yếu tố của BCTC thì
chuẩn mực 21: Trình bày BCTC quy định và hướng dẫn các yếu tố và
nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm:
Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập báo cáo tài chính; kết cấu và nội
dung chủ yếu của các báo cáo tài chính.
1.3.3. u cầu cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn
Các u cầu của CBTT được quy định lần đầu tiên tại thông tư
57/2004/TT-BTC. Thông tư 38/2007/TT-BTC đã quy định cụ thể hơn
các yêu cầu của việc CBTT. Đến thông tư 52/2012/TT-BTC càng
nhấn mạnh việc CBTT phải đầy đủ chính xác và kịp thời theo quy
định của pháp luật. hoạt động CBTT phải do giám đốc hoặc người ủy


10
quyền CBTT thực hiện, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu
trách nhiệm về nội dung thông tin do người được ủy quyền.
1.4. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
 Đối với cơng tác quản lý thị trường
 Đối với nhà đầu tư
 Đối với Trung tâm giao dịch chứng khoán
1.5. CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
1.5.1. Chỉ số chất lượng
+ Chỉ số số lượng quan hệ (RQT) được tính tốn bởi sự khác
nhau giữa công bố thực hiện và công bố kỳ vọng, nó được ước tính

thơng qua phần dư được chuẩn hóa của hồi quy OLS, sử dụng kích
cỡ và ngành công nghiệp như một biến độc lập.
+ Chỉ số độ giàu có của thơng tin (RCN): mục đích để nhắm đến
chất lượng cơng bố, nó bao gồm hai phương diện khác: độ rộng và độ
sâu của thông tin.
1.5.2. Chỉ số phạm vi
Chỉ số phạm vi (SCI) là một chỉ số tự xây dựng, nó tương tự với
các chỉ số đã được chấp nhận trong các nghiên cứu lý thuyết trước.
Sáu loại thông tin hiện hành sẽ được xem xét: môi trường; Sự phát
triển của công ty; mục tiêu, chiến lược và chính sách kinh doanh;
thơng tin về đầu tư trong tương lai; tổ chức và cấu trúc hợp nhất.
1.5.3. Chỉ số số lượng
Chỉ số số lượng (QNI) được thiết kế để đo lường số lượng thông
tin được công bố bởi công ty, nhắm vào chỉ số đơn vị (số câu) thông
tin hiện hành. Từng câu thông tin sẽ được xem xét. Nó là một chỉ số
đơn giản chỉ nắm bắt số lượng tuyệt đối của công bố.
Trong nghiên cứu tác giả đã chọn cách ghi nhận theo phương


11
pháp tiếp cận khơng lượng hóa để tính chỉ số công bố thông tin.
Trong trường hợp này, điều quan trọng là cơng bố tư liệu có cơng bố
thơng tin trên báo cáo tài chính hay khơng. Nếu mục thơng tin được
cơng bố, giá trị 1 sẽ được mã hóa cho dữ liệu, nếu không công bố sẽ
nhận giá trị 0. Như vậy, chỉ số công bố thông tin của công ty sẽ được
tính như sau:
nj

Ij 


d
i 1

ij

nj

Với:
Ij: chỉ số cơng bố thông tin của công ty j, 0  Ij  1;
d =1 nếu mục thông tin được công bố, = 0 nếu mục thông tin I
không được công bố.
n = số lượng mục thơng tin mà cơng ty có thể công bố.
1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ
THÔNG TIN
1.6.1. Lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố
thông tin
a. Lý thuyết đại diện
Theo lý thuyết đại diện thì một số các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin như là: Quy mơ doanh nghiệp, địn bẩy tài
chính, khả năng sinh lời.
b. Lý thuyết dấu hiệu
Lý thuyết dấu hiệu cho rằng các quyết định tài chính của cơng ty
là các dấu hiệu được gửi đi bởi các nhà quản lý cho các nhà đầu tư để
xem xét những thông tin phản hồi và dấu hiệu này là nền tảng cho
chính sách truyền thơng tài chính. Lý thuyết tín hiệu giả định rằng
các cơng ty có kết quả hoạt động tốt thường sử dụng thông tin tài


12
chính như là một cơng cụ truyền tín hiệu đến thị trường (Ross,

1997).
c. Lý thuyết chi phí chính trị
Lý thuyết chi phí chính trị cho rằng, các cơng ty lớn phải lớn phải
chịu chi phí chính trị cao hơn dẫn đến mức độ công bố thông tin
nhiều hơn. Các công ty sẽ công bố thông tin tự nguyện nhiều hơn để
hạn chế chi phí chính trị này.
d. Lý thuyết chi phí sở hữu
Các chi phí sở hữu được xem xét như một hạn chế quan trọng
của việc CBTT. Những bất lợi của cạnh tranh ảnh hưởng đến quyết
định cung cấp các thông tin riêng tư.
1.6.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin
a. Quy mô doanh nghiệp
Lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu và một số nghiên cứu cho
rằng các cơng doanh nghiệp có quy mơ lớn thì mức độ CBTT nhiều
hơn các cơng ty có quy mơ nhỏ. Có thể giải thích rằng doanh nghiệp
có quy mơ lớn thì có nhà đầu tư lớn hơn doanh nghiệp có quy mơ nhỏ
và thu hút nhiều sự chú ý hơn từ các nhà phân tích. Doanh nghiệp có
quy mơ lớn chó nhiều nguồn thơng tin cơng bố cho nhà đầu tư tốt
hơn so với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Quy mơ doanh nghiệp được
đánh giá qua các chỉ tiêu tổng tài sản, doanh thu thuần, tổng nguồn
vốn hay số lao động của doanh nghiệp.
b. Khả năng sinh lời
Theo lý thuyết tín hiệu, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao muốn
phân biệt mình với các cơng ty có lợi nhuận thấp, thơng qua tín hiệu,
giúp họ tăng giá trị cổ phiếu và thu hút các nhà đầu tư. Có thể tình
hình tài chính trong q khứ ảnh hưởng đến mức độ CBTT của doanh
nghiệp (Khanna & Srinivasan, 2004). Các doanh nghiệp có lợi nhuận


13

có thể muốn cơng bố thơng tin của doanh nghiệp cho nhà đầu tư bên
ngồi hơn là doanh nghiệp có ít lợi nhuận.
c. Tài sản cố định
Các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định cao, hiệu quả sử dụng
tài sản cao thì mức độ cơng bố thơng tin nhiều hơn để giúp cho người
bên ngoài đưa ra quyết định đầu tư. Điều này dẫn đến mối liên hệ
thuận chiều giữa giá trị tài sản cố định và mức độ cơng bố thơng tin.
Mặt khác, cũng có thể lập luận rằng doanh nghiệp có nhiều tài sản
cầm cố khơng có nhu cầu cơng bố thơng tin tài chính. Jensen và
Meckling (1976) cho rằng tài sản bị cầm cố có thể làm giảm đi mâu
thuẫn về quyền sở hữu bởi vì người cho vay sẽ nắm quyền sở hữu tài
sản cố định trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Việc giảm
mâu thuẫn về quyền sở hữu có thể giảm nhu cầu cơng bố thơng tin
cho nên có thể có mối liên hệ ngược chiều giữa tài sản cầm cố và
mức độ cơng bố thơng tin.
d.Thời gian hoạt động
Có nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp có thời gian hoạt
động lâu năm thì việc CBTT của doanh nghiệp đó nhiều hơn, các
doanh nghiệp có thời gian hoạt động càng lâu thì việc lập, trình bày
BCTC theo thời gian sẽ được cải thiện hơn vì vậy có thể cơng bố
nhiều thông tin hơn doanh nghiệp mới hoạt động. Owusu-Ansah
(1998) đã chứng minh rằng thời gian hoạt động của doanh nghiệp tác
động tích cực đến mức độ CBTT, Owusu – Ansah và Yeho (2005) và
Al shamari và cộng sự (2007) cũng đã có kết quả tương tự.
e.Tính phức tạp của doanh nghiệp
Haniffa và Cook (2002) tranh luận rằng cấu trúc phức tạp có ảnh
hưởng đáng kể đến mức độ CBTT. Sự phức tạp địi hỏi cơng ty có
một hệ thống thơng tin quản lý hiệu quả phục vụ mục đích giám sát



14
(Courtis, 1978; Cooke, 1989a) và tính sẵn có của hệ thống như vậy
giúp giảm chi phí trên mỗi đơn vị thơng tin, qua đó kỳ vọng CBTT
cao hơn.
f. Thành phần hội đồng quản trị
Theo Hossain (2001) và Hossain (2008), thành phần HĐQT của
cơng ty có thể ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Khi có thành viên độc
lập khơng điều hành trong HĐQT, điều này sẽ dẫn đến sự giám sát và
kiểm soát lớn hơn việc thực thi và hành động của quản lý (Fama và
Jensen, 1983). Kết quả là sẽ có thêm sự xem xét của quản trị trên mọi
lĩnh vực của cơng ty và do đó, CBTT cũng tăng theo.
g. Kỷ luật thị trường
Kỷ luật thị trường được định nghĩa là một chương trình khuyến
khích dựa vào thị trường trong đó các nhà đầu tư trong cơng nợ ngân
hàng, như là những khoản nợ trực thuộc hay những khoản tiền gửi
khơng được bảo hiểm, trừng phạt ngân hàng có rủi ro cao bằng cách
yêu cầu mức lợi tức cao hơn trên các khoản công nợ phải trả (Nier và
Baumann, 2003).Các nhà điều tiết ngân hàng đo lường các biến số
thuộc về đặc điểm ngân hàng, hay nói cách khác, đo lường mức độ rủi ro
ngân hàng thông qua đánh giá CAMEL. Tuy nhiên trong điều kiện dữ
liệu CAMEL không được công bố, hai biến thay thế đã được lựa chọn
đó là tỷ lệ nợ xấu (NPA) và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR).
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
2.1.GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM, TÌNH
HÌNH HOẠT ĐỘNG, MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
2.1.1. Lịch sử và phát triển



15
2.1.2. Tình hình hoạt động
a. Tăng trưởng tài sản
b. Tăng trưởng vốn
c. Tăng trưởng huy động và tín dụng
2.1.3. Mơi trường hoạt động
a. Tình hình vĩ mơ
b. Tăng trưởng GDP và CPI
c. Ngoại hối
d. Vàng
e. Khung pháp lý
2.1.4. Sơ lược về hoạt động công bố thông tin của các Ngân
hàng thương mại Việt Nam
2.2.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
a. Câu hỏi nghiên cứu
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các
NHTM Việt Nam?
b. Giả thiết nghiên cứu
H1: Các NHTM có quy mơ càng lớn thì mức độ CBTT trong
BCTC nhiều hơn các NHTM có quy mơ nhỏ.
H2: Các ngân hàng thành lập lâu đời CBTT nhiều hơn các ngân
hàng mới thành lập.
H3: Các ngân hàng có lợi nhuận cao CBTT nhiều hơn các ngân
hàng có lợi nhuận thấp..
H4: ngân hàng có cơng ty con CBTT nhiều hơn ngân hàng khơng
có cơng ty con.
H5: Tồn tại mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ TSCĐ và mức
độ CBTT.



16
H6: Tồn tại một mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ giám đốc không
điều hành trong HĐQT (thành viên HĐQT độc lập) với mức độ
CBTT.
H7: Các ngân hàng với NPA thấp và/hoặc CAR tối thiểu sẽ công
bố nhiều thông tin và tuân thủ hơn các ngân hàng có NPA/CAR cao.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Chọn mẫu
16 ngân hàng thương mại Việt Nam được nêu cụ thể trong phụ
lục 1.
b. Chọn các mục thông tin công bố trong báo cáo tài chính
Mức độ cơng bố thơng tin trong nghiên cứu chỉ đề cập đến sự
đầy đủ theo quy định cụ thể là theo biểu mẫu của quyết định
16/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. BCĐKT và thuyết
minh liên quan đến bảng BCĐKT: 79 chỉ mục. BCKQKD và thuyết
minh liên quan đến BCKQKD: 20 chỉ mục. BCLCTT và thuyết minh
liên quan: 2 chỉ mục. TMBCTC: 55 chỉ mục.
c. Đo lường công bố thông tin

Ij




nj
i 1

dij


nj

Với Ij: chỉ số công bố thông tin của công ty j, 0  Ij  1;
dij = 1 nếu mục thông tin được công bố, = 0 nếu mục thông tin
không được công bố.
n = số lượng mục thơng tin mà cơng ty có thể cơng bố, n  156 .


17
d. Xác định và đo lường các biến độc lập
Dự đốn
Biến

Định nghĩa

Đo lường

ảnh
hưởng

SIZE

Quy mơ ngân Logarit của tổng tài sản

+

hàng
AGE

Thời gian hoạt Thời gian hoạt động của

động

ROA

+

ngân hàng theo năm

Khả năng sinh Chỉ số LNST/TTS

+

lợi
SUB

Tính phức tạp Số lượng các công ty con
của

+

doanh

nghiệp
FASSET

Tài sản cố định

Tỷ lệ giá trị sổ sánh của

-


TSCĐ với giá trị sổ sách
của TTS.
ID

Thành

phần Tỷ lệ thành viên độc lập

HĐQT

không điều hành/ tổng

+

thành viên trong HĐQT
MD

Kỷ

luật

trường

thị = Tỷ lệ an toàn vốn tối

-

thiểu (CAR)
= Nợ xấu/ TTS (NPA)


-

e. Thu thập và xử lý số liệu
Số liệu sau khi thực hiện thu thập BCTC của các ngân hàng
(Danh mục các ngân hàng được chọn mẫu được trình bày tại phụ lục


18
1), tác giả mã hóa thơng tin theo như phương pháp mã hóa nêu trên.
Kết quả sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
kết hợp cùng với phần mềm Microsoft Office Excel 2003. Thông qua
thống kê mô tả, và các phương pháp kiểm định dữ liệu, tịnh tốn các
tham số cơ bản, kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng phương pháp
tương quan và hồi quy tuyến tính để tìm ra nhận tố thực sự ảnh
hưởng.
f.Kiểm tra dữ liệu trước khi phân tích hồi quy
Bảng 2.3: Kết quả kiểm định tính phân phối chuẩn Shapiro-Wilk
Trước khi xử lý dữ liệu
Sau khi xử lý dữ liệu
Statistic

df

Sig.

Statistic

df


Sig.

SIZE

.798

16

.003

.960

16

.656

AGE

.573

16

.000

.661

16

.000


FASSET

.823

16

.006

.963

16

.712

ID

.879

16

.038

.879

16

.038

CAR


.850

16

.014

.939

16

.331

NPA

.706

16

.000

.894

16

.065

SUB

.891


16

.059

.891

16

.059

ROA

.946

16

.432

.946

16

.432

g.Chọn mơ hình nghiên cứu
Mơ hình hồi quy tổng thể có dạng như sau:
DISL= 0  1LnSIZE  2 LnFasset  3LnCAR  4LnNPA  5SUB  6ROA  
Trong đó: LnSIZE, LnFasset, LnCAR, LnNPA lần lượt là giá trị
logarit của biến SIZE, FASSET, CAR, NPA.



19
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MỨC ĐỘ CƠNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA CHỈ SỐ Ij
(CHỈ SỐ CÔNG BỐ THÔNG TIN)
Mức độ cơng bố thơng tin trong báo cáo tài chính của các ngân
hàng thương mại được khảo sát đạt trung bình 76.2% hay nói cách
khác có hơn 23% thơng tin khơng được cơng bố, chính vì sự khơng
đầy đủ nên ảnh hưởng đến sự minh bạch và chất lượng thông tin
được cơng bố.
3.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC
ĐỘ CƠNG BỐ THƠNG TIN
3.2.1. Thống kê mơ tả các biến độc lập trong mơ hình
Khả năng sinh lời của các NHTM trong mẫu nghiên cứu đạt
trung bình 0.94%, chỉ số này giữa các NHTM chênh lệch rất lớn,
ngân hàng có mức khả năng sinh lời cao nhất là 1.97% (Ngân hàng
Quân Đội), nhưng ngược lại ngân hàng có khả năng sinh lời thấp
nhất là 0.16% (Ngân hàng Bắc Á). Về số lượng công ty con nắm giữ,
4 ngân hàng khơng có cơng ty con là Hdbank, Oceanbank, Pgbank,
Sacombank cịn ngân hàng nắm giữ nhiều cơng ty con nhất là
Vietinbank (7 công ty con). Quy mô tài sản các ngân hàng đạt trung
bình hơn 176586 tỷ đồng trong đó Pgbank có quy mơ nhỏ nhất
(19251 ty đồng) cịn Vietinbank có quy mơ lớn nhất (503530 tỷ
đồng). Hệ số CAR, NPA cũng có sự dao động khá lớn. Hệ số CAR
đạt trung bình 12.85% trong khi đó mức trung bình của NPA là 3.3%.
Về tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, 3 ngân hàng khơng có
thành viên độc lập là BIDV, Hdbank, MB, ngân hàng có tỷ lệ thành



20
viên độc lập HĐQT cao nhất là ACB (0.27). Kết quả cũng cho thấy
thời gian hoạt động trung bình của các NHTM là 25.62 năm.
3.2.2 Phân tích tương quan các biến trong mơ hình
Kết quả chỉ ra mức độ tương quan giữa biến SUB và LnSIZE cao
nhất là 0.821. Tương tự mức độ tương quan giữa biến DISCL và
SUB 0.69, giữa biến DISCl và LnSIZE 0.637.
3.2.3. Kết quả phân tích đơn biến
Sử dụng kiểm định phi tham số Mann-Whitney ta thấy với cả hai
trường hợp kiểm định mối quan hệ giữa biến AGE với biến DISCL
(Mức độ công bố thông tin), kiểm định mối quan hệ giữa biến ID với
biến DISCL đều có mức ý nghĩa là 0.317 > 0.05 nên kết quả chỉ ra
rằng khơng tìm thấy mối quan hệ giữa các biến giải thích với biến chỉ
số CBTT.
3.2.4. Phân tích hồi quy bội giữa chỉ số cơng bố thông tin với
các nhân tố ảnh hưởng
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 chọn phương pháp stepwise, mơ
hình sử dụng để diễn giải kết quả là mơ hình 1.
Kết quả cho thấy trong mơ hình trên, biến lnSIZE có ý nghĩa về
mặt thống kê thông qua việc xem xét t, mức quan sát Sig. cùng với hệ
số hồi quy Beta. Hệ số Beta của biến lnSIZE mang dấu dương. Điều
này có thể khẳng định tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa biến
lnSIZE với chỉ số CBTT.
Từ kết quả trên ta thấy giá trị Sig. của biến lnSIZE là 0.01 nhở
hơn 0.05. Do đó có thể khẳng định biến số này có ý nghĩa trong mơ
hình nghiên cứu
Kết quả phân tích cho thấy hệ số xác định R 2 = 0.386. Điều này
chứng tỏ mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình là trung bình
(0< R 2 <0.5). Hay nói cách khác là biến lnSIZE giải thích được



21
38.6% mức độ CBTT của doanh nghiệp. Kết quả này nhìn chung là
thấp so với các nghiên cứu về CBTT trong lĩnh vực ngân hàng trước
đây. Nghiên cứu của Mohammed Hossain (2008, trang 659-680) hệ
số R 2 = 0.538; kết quả nghiên cứu của Raoudha Dhouibi (2013) có

R 2 = 0.661; R 2 = 0.512 và R 2 = 0.8615 lần lượt là kết nghiên cứu
của Jameel và cộng sự (2013), và Abdallah AL-Mahdy M.D
Hawashe (2014). Tuy nhiên nếu so với kết quả nghiên cứu CBTT của
các doanh nghiệp niêm yết ngồi ngành ngân hàng thì kết quả này
cao hơn đáng kể. Trong nghiên cứu của Phạm thị Bích Vân (Tạp chí
ngân hàng 2012, trang 39-47) hệ số R 2 = 0.144. Nghiên cứu của
Phạm thị Thu Đơng (Tạp chí khoa học kinh tế 2013, trang 63-70) hệ
số R 2 = 0.257. Kết quả nghiên cứu của Owusu-Ansah (1998, trang
619) có R 2 = 0.345 hay kết quả nghiên cứu của Waton và cộng sự
(2002, trang 289-313) hệ số R 2 = 0.23.
Ngồi ra, đây khơng phải là nghiên cứu duy nhất mà kết quả chỉ
cho thấy 1 nhân tố ảnh hưởng. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng
cho kết quả một nhân tố ảnh hưởng bao gồm: Singhvi và Desai
(1971) tìm ra nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến mức độ CBTT là tình
trạng niêm yết của cơng ty; McNally và cộng sự (1982), kết quả chỉ
đưa ra biến quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự
nguyện; Cooke (1989b), chỉ tìm ra được biến tình trạng niêm yết có ý
nghĩa thống kê trong các biến đưa vào; hay trường hợp của Chau và
Gray (2002), biến cấu trúc sở hữu là biến duy nhất ảnh hưởng đến
mức đơ CBTT;
Mơ hình nhân tố ảnh hưởng được biểu diễn như sau:
DISCL = 0.163 + 0.051lnSIZE



22
Bảng 3.7: Giả thuyết và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ công bố thông tin của các ngân hàng thương mại
STT

Nhân tố

Biến

Giả

Kết quả

thuyết

nghiên cứu

1

Quy mô ngân hàng

SIZE

+

+

2


Thời gian hoạt động

AGE

+

K

3

Khả năng sinh lợi

ROA

+

K

SUB

+

K

4

Tính phức tạp của
ngân hàng


5

Tài sản cố định

FIX_ASSET

-

K

6

Thành phần HĐQT

ID

+

K

Kỷ luật thị trường

CAR

-

K

7


NPA

-

K

Trong đó (+): cùng chiều; (-) ngược chiều; (K) khơng ảnh hưởng.
CHƯƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. HỒN THIỆN CÁC NỘI DUNG THÔNG TIN CÔNG BỐ
Các ngân hàng cần hồn thiện nội dung CBTT tài chính theo
đúng chuẩn mực kế toán và các văn bản thi hành. Các số liệu phải
phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
4.2. HOÀN THIỆN CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
CƠNG BỐ THƠNG TIN
Các cơ quan quản lý có thẩm quyền phải xem xét xây dựng các
chỉ tiêu đánh giá cũng như các thang đo về mức độ CBTT của các


23
NHTM để có thể so sánh đánh giá mức độ đầy đủ thông tin công bố
của các NHTM.
4.3.TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CÁC NGÂN HÀNG CĨ QUY
MƠ NHỎ, HOẠT ĐỘNG YẾU KÉM
4.4. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC LẬP VÀ CÔNG BỐ THÔNG
TIN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Cơng tác kế tốn của doanh nghiệp phải am hiểu nâng cao nghiệp
vụ chuyên mộn cũng như đạo đức nghề nghiệp của người làm công
tác kế tốn.
4.5. TĂNG CƯỜNG VAI TRỊ CỦA THÀNH VIÊN ĐỘC LẬP

TRONG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Mặc dù kết quả nghiên cứu không cho thấy mối quan hệ đáng kể
giữa thành viên hội đồng quản trị độc lập và mức độ công bố thông tin
nhưng đây vẫn là biến quan trọng ảnh hưởng đến công bố thông tin
4.6. TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH
VỰC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
Mặc dù không tìm thấy mối liên hệ giữa kỷ luật thị trường và mức
độ công bố thông tin nhưng đây vẫn được xem là một nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến công bố thông tin của ngân hàng thương mại.


×