Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

giảm bạch cầu (FPV) trên mèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
KHOA THÚ Y


KIỀU MỸ LỆ

KHẢO SÁT BỆNH GIẢM BẠCH CẦU
TRÊN MÈO DO FELINE PANLEUKOPENIA
VIRUS VÀ THEO DÕI HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y PHÚC HIỂN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHOA THÚ Y

2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
KHOA THÚ Y


KIỀU MỸ LỆ

KHẢO SÁT BỆNH BỆNH GIẢM BẠCH
CẦU TRÊN MÈO DO FELINE
PANLEUKOPENIA VIRUS VÀ THEO DÕI
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM
THÚ Y PHÚC HIỂN



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHOA THÚ Y

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. TRẦN THỊ THẢO

2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
KHOA THÚ Y


XÁC NHẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Đề tài: “Khảo sát bệnh giảm bạch cầu trên mèo do Feline
panleukopenia virus và theo dõi hiệu quả điều trị tại phòng khám thú y
Phúc Hiển”, do sinh viên Kiều Mỹ Lệ được thực hiện tại phòng khám Thú y
Phúc Hiển từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2022 dưới sự hướng dẫn của TS. Trần
Thị Thảo.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 20..
Duyệt khoa thú y

Cán bộ hướng dẫn

TS. Trần Thị Thảo


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 20..
Duyệt trường Nông Nghiệp

i


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Ban Chủ nhiệm trường Nơng nghiệp,
Ban Chủ nhiệm Khoa Thú y, trường Đại học Cần Thơ

Tôi tên: Kiều Mỹ Lệ, MSSV: B1804093, Lớp: NN1867A1
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Kết quả, số
liệu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ cơng trình luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 20..
Sinh viên thực hiện

Kiều Mỹ lệ

ii


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến B
Giám hiệu, quý Thầy/Cô giảng dạy của bộ môn Thú Y và bộ môn Chăn Nuôi
tại Khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ là những người đã mang cho
tôi những bài giảng, những kiến thức hữu ích, tất cả những điều đó đã giúp ích

rất nhiều trong q trình hồn thành phần luận văn của tôi.
Và hơn thế nữa, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô Trần Thị Thảo,
người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và cho tơi nhiều kiến thức quý báu trong
suốt quá trình thực hiện đề tài. Cơ đã góp ý, đưa ra những lời khun đầy hữu
ích để tơi có thể hồn thành luận văn một cách đầy đủ nhất.
Tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè đã ln là người ở bên động viên cổ vũ
tơi, đó là một nguồn động lực lớn để tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Phúc Khánh là cố vẫn học tập lớp
Thú y K44A1, cám ơn các bạn lớp Thú y K44A1 nói riêng và các bạn ngành
thú y nói chung đã giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành luận văn.
Xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến các anh, chị và các bạn tại phòng
khám Thú y Phúc Hiển luôn giúp đỡ, chia sẽ cho tôi những kinh nghiệm thực
tế đầy hữu ích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi cám ơn tất cả mọi người đã bên cạnh tôi và chúc mọi
người thật nhiều sức khỏe.

Kiều Mỹ Lệ

iii


TÓM LƯỢC
Đề tài “ Khảo sát bệnh giảm bạch cầu trên mèo do Feline
panleukopenia virus và theo dõi hiệu quả hỗ trợ điều trị tại phòng khám thú y
Phúc Hiển” tại phòng khám thú y Phúc Hiển, 11b, Nguyễn Đệ, phường An
Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ được thực hiện nhằm điều tra tỷ lệ
bệnh giảm bạch cầu ở mèo do Feline panleukopenia virus (FPV) từ tháng 8
năm 2022 đến tháng 11 năm 2022. Tổng số mèo đếm khám và điều trị là 297,
trong đó có 39 mèo dương tính với FPV chiếm tỷ lệ 13,33%. Trong đó, theo
dõi tỷ lệ bệnh theo lứa tuổi thì mèo dưới 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất

19,01%, mèo từ 6 tháng đến 2 năm tuổi là 8,47% và mèo trên 2 năm tuổi là
5,44%. Mèo mắc bệnh giảm bạch cầu theo giống nội và giống ngoại lần lượt
là 11,62% và 14,28%. Tỷ lệ mắc bệnh ở mèo đực là 10,42% thấp hơn mèo cái
16,41%. Những mèo chưa tiêm phịng có tỷ lệ nhiễm cao hơn là 17,32%, cịn
ở những mèo đã tiêm phòng là 4,21%. Các triệu chứng điển hình của mèo
nhiễm giảm bạch cầu gồm có: buồn, ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn, sốt, tiêu chảy, tiêu
chảy có máu, nơn. Những mèo có số lượng bạch cầu dưới <1.000/μL có tỷ lệ
tử vong cao gấp 4 lần so với những mèo có số lượng bạch cầu từ 1.000/μL2500/μL, mèo có số lượng bạch cầu trên 3500/μL có tỷ lệ sống sót khoảng
40%. Mèo được xác định dương tính với virus Feline Panleukopenia được hỗ
trợ điều trị với cùng một phác đồ, hiệu quả mèo khỏi bệnh là 33,33%, thuyên
giảm là 10,25% và không qua khỏi là 56,41%.
Từ khoá: giảm bạch cầu, mèo, panleukopenia virus, điều trị, bạch cầu.

iv


MỤC LỤC

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................
CHƯƠNG 1....................................................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................
CHƯƠNG 2....................................................................................................................
CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................................
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh giảm bạch cầu trên
mèo.................................................................................................................2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước......................................................2

2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước.....................................................2
2.2 Các chỉ số sinh lý máu của mèo...............................................................5
2.2.1 Hồng cầu..............................................................................................6
2.2.2 Hemoglobin (HBG)..............................................................................7
2.2.3 Bạch cầu...............................................................................................7
2.2.4 Tiểu cầu................................................................................................9
CHƯƠNG 3..................................................................................................................
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................
3.1 Nội dung nghiên cứu..............................................................................22
3.2 Phương tiện nghiên cứu.........................................................................22
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................22
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu......................................................................22
3.2.3 Dụng cụ, trang thiết bị và hóa chất..................................................22
3.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................................24
3.3.1 Khảo sát tình hình bệnh do Feline panleukopenia virus trên mèo đã
đến khám và điều trị tại phòng khám Thú y Phúc Hiển...........................24

v


3.3.2 Theo dõi một số chỉ tiêu huyết học của những mèo bị bệnh do
Feline panleukopenia virus đến khám và điều trị tại phòng khám Thú y
Phúc Hiển.................................................................................................28
3.3.3 Theo dõi hiệu quả điều trị bệnh giảm bạch cầu do Feline
Panleukopenia virus được đưa đến khám và điều trị tại phòng khám Thú
y Phúc Hiển..............................................................................................29
CHƯƠNG 4
KẾT
QUẢ


LUẬN.........................................................................32

THẢO

4.1 Tình hình nhiễm bệnh giảm bạch cầu trên mèo được đưa đến khám và
điều trị tại phòng khám thú y Phúc Hiển......................................................32
4.2 Tỷ lệ mèo mắc bệnh theo lứa tuổi..........................................................32
4.3
Tỷ
lệ
mèo
giống.......................................................33
4.4
Tỷ
lệ
giảm
tính..........................................................34
4.5 Tỷ lệ mèo
phịng.............................35

giảm

bạch

giảm

bạch

cầu


theo

cầu

theo

giới

trạng

tiêm

bạch
cầu

theo

tình

4.6 Tần suất các triệu chứng lâm sàng trên mèo giảm bạch
cầu...................35
4.7 Theo dõi một số chỉ tiêu huyết học của mèo nhiễm FPV.......................37
4.8 Theo dõi hiệu quả hỗ trợ điều trị mèo bị giảm bạch cầu tại phòng khám
thú
y
Phúc
Hiển.................................................................................................38
CHƯƠNG 5..................................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.........................................................................................
5.1 Kết luận..................................................................................................40

5.2 Đề nghị...................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................
PHỤ LỤC 1..................................................................................................................
PHỤ
2......................................................................................................48

vi

LỤC


vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

2.1 Thuốc điều trị cho Feline panleukopenia

Trang
4

3.1 Phác đồ điều trị

30

4.1 Tình hình nhiễm bệnh giảm bạch cầu được đưa đến


32

4.2 Tỷ lệ mèo mắc bệnh giảm bạch cầu theo lứa tuổi

33

4.3 Tỷ lệ mèo giảm bach cầu theo giống

24

4.4 Tỷ lệ mèo giảm bạch cầu theo giới tính

34

4.5 Tỷ lệ mèo giảm bach cầu theo tình trạng tiêm phòng

35

4.6 Tần suất xuất hiện những triệu chứng lâm sàng trên mèo

36

4.7 Một số chỉ tiêu huyết học của mèo bị FPV

37

4.8 Kết quả hỗ trợ điều trị mèo bị giảm bạch cầu

38


khám và điều trị tại phòng khám thú y Phúc Hiển

giảm bạch cầu

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1 Hình ảnh hồng cầu

7

2.2 Mèo bị giảm bạch cầu bẩm sinh và giảm sản tiểu não cho thấy mất
điều hòa rõ rệt

14

2.3 Các ổ sẫm màu trên võng mạc của mèo con bị thiểu sản não và dây
thần kinh thị giác do nhiễm FPV trong tử cung

14

2.4 Mèo có triệu chứng nơn mửa


15

2.5 Lơng mèo khơ cứng do mất nước, tình trạng mèo mệt mỏi

15

2.6 Nhiễm virus panleukopenia ở mèo; sung huyết nghiêm trong thanh
mạc ruột và xuất huyết

16

2.7 Chứng giảm sản tiểu não do mèo bị nhiễm FPV trong tử cung

16

2.8 Mất tế bào biểu mơ ruột kèm theo xuất huyết

16

2.9 Vaccine Felocell (Zoetis) phịng các bệnh Feline Rhinotracheitis, 19
Calici, Panleukopenia vaccine trên mèo.
Feline 19
2.10 vaccine Nobivac Feline 1-HCPC phòng các bệnh
Rhinotracheitis, Calici, Panleukopenia, Chlamydia Psittaci trên mèo.
bộ kit test FPV
3.1 Kết quả sau khi test

27

4.1 Triệu chứng lâm sàng của mèo giảm bạch cầu


37

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

FPV

Feline panleukopenia virus

Vi-rut panleukopenia trên
mèo

CPV

Canine parvovirus

Vi-rut parvo trên chó

ICTV

International Committee on
Taxonomy of virus


Ủy ban Quốc tế về phân loại
vi-rut

MEV

Mink enteritis virus

Vi-rut viêm ruột chồn

FCV

Feline calicivirus

Calicivirus trên mèo

FeLV

Feline leukemia virus

Vi-rut gây bệnh bạch cầu ở
mèo

et al

et alia

Cộng tác viên

x



CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hẳn là mỗi chúng ta ai cũng biết về loài mèo. Loài mèo thuộc họ
Felidae, là một trong những nhóm động vật có vú cổ nhất. Ở Châu Âu, mèo
đen được xem là biểu tượng đem lại sự may mắn. Với nhiều lợi ích mà mèo
đem lại cho chúng ta như: chuyên gia bắt chuột, làm bạn, giúp đỡ những người
khuyết,... nên ngày nay có rất nhiều gia đình ni chúng. Hiện nay, tình hình
sức khỏe và quyền lợi của vật nuôi ngày càng được chú trọng hơn. Tuy nhiên,
do tác động xấu từ môi trường và cách chăm sóc chưa hợp lý từ chủ ni mà
nhiều bệnh truyền nhiễm trên mèo vẫn còn diễn ra phổ biến. Trong đó bệnh
Giảm bạch cầu trên mèo do virus Feline Panleukopenia (FPV) gây ra là một
trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bệnh với khả năng truyền nhiễm
và gây tử vong cao nên phải tiến hành các xét nghiệm để kịp thời chẩn đoán
xác định bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Bệnh giảm bạch cầu truyền
nhiễm ở mèo (Feline panleukopenia) hay còn gọi là bệnh viêm ruột truyền
nhiễm ở mèo (Feline infectious enteritis) là một căn bệnh nguy hiểm rất phổ
biến ở mèo, có tốc độ lây lan nhanh và có tỷ lệ tử vong ở mèo cao. Mèo nhiễm
bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng điển hình như nơn mửa,
mất nước, tiêu chảy và thường có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trên 90% ở
mèo con (Truyen et al., 2009). 25% tổng số ca tử vong ở mèo con là do virus
parvovirus ở mèo (FPV) (Hang HA et al., 2002). Hiện nay, ở nước ta chưa có
nhiều nghiên cứu về bệnh và chủ ni cịn chưa thật sự hiểu được sự nguy
hiểm của bệnh. Nhận thấy tính cấp thiết của thực trạng trên, để góp phần cho
việc chẩn đoán và điều trị bệnh giảm bạch cầu trên mèo, đề tài “Khảo sát
bệnh giảm bạch cầu trên mèo do Feline panleukopenia virus và theo dõi
hiệu quả hỗ trợ điều trị tại phòng khám thú y Phúc Hiển” được thực hiện.
Mục tiêu đề tài
Xác định tỷ lệ về bệnh giảm bạch cầu trên mèo do Feline panleukopenia

virus đến khám và điều trị tại phòng khám thú y Phúc Hiển.
Đánh giá sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý máu của những mèo bị bệnh
do Feline panleukopenia virus.
Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh giảm bạch cầu do Feline
panleukopenia virus.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về bệnh giảm bạch cầu trên
mèo.
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Ngọc và ctv. (2020), đã nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm Feline
panleukopenia virus cho rằng, tỷ lệ nhiễm FPV phụ thuộc vào độ tuổi, mèo
<12 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn mèo trưởng thành, và đặc biệt mèo từ 1-7
tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất. Khơng có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm theo
giống và giới tính.
Nguyễn Thị Yến và ctv. (2020), nghiên cứu về một số biến đổi bệnh lý
và đặc tính sinh học của Feline panleukopenia virus (FPV) cho thấy, mèo bị
bệnh giảm bạch cầu do FPV có các triệu chứng nơn mửa, mất nước, tiêu
chảy,... Các bệnh tích đại thể ở dạ dày, ruột gồm sung huyết, niêm mạc xuất
huyết, chất chứa trong lịng ruột có mùi tanh máu. Bệnh tích vi thể rõ nhất ở
ruột với nang lympho thành ruột tăng sinh, thối hóa tế bào biểu mơ, lơng
nhung đứt gãy. Bệnh tích của hạch lympho cho thấy số lượng bạch cầu giảm
mạnh ở vùng vỏ các nang hạch màng treo ruột; bạch cầu đơn nhân lớn và đại
thực bào tăng mạnh. Các bệnh tích khác quan sát được gồm viêm phổi kẽ,
viêm phế quản phổi và tăng sinh các vùng tủy trắng trong mô lách.
Theo Lê Văn Hùng và ctv. (2020), với mục tiêu của nghiên cứu là so

sánh, lựa chọn phương pháp chẩn đoán và phân lập virus gây bệnh giảm bạch
cầu mèo (FPV). Kết quả nghiên cứu cho thấy, kỹ thuật PCR có độ nhạy, chính
xác cao hơn phương pháp ELISA (47,06% so với 40,20%). Tuy nhiên, thời
gian chẩn đoán của phương pháp này dài hơn so với ELISA. Virus có khả
năng nhân lên trên môi trường tế bào CRFK và gây bệnh tích điển hình (các tế
bào co cụm và bong tróc khỏi bề mặt chai ni cấy). Bệnh tích tế bào xuất
hiện sớm sau 4 giờ nuôi cấy và sau 32 giờ các tế bào bị phá hủy và bong tróc
khỏi bề mặt chai ni cấy. Hiệu giá virus của các chủng đạt giá trị cao nhất
sau 32 giờ nuôi cấy và kéo dài khoảng 4 giờ (TCID 50/25µl dao động trong
khoảng 108 đến 1011).
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Robert G. Sherding (2006), Feline panleukopenia virus (FPV) là một
bệnh nhiễm trùng parvoviral nghiêm trọng, rất dễ lây lan ở mèo. Các bệnh
nhiễm trùng được thấy ở mèo con chưa được tiêm phòng, đặc biệt là ở những
nơi trú ẩn, trang trại và các quần thể mèo hoang ở thành thị. Mèo cũng nhạy
2


cảm với các biến thể CPV có liên quan chặt chẽ là CPV-2a, CPV-2b và CPV
2c, nhưng những biến thể này chỉ lây cho mèo một cách lẻ tẻ.
Jane E. Sykes (2009), giảm bạch cầu ở mèo là do một loại vi-rút axit
deoxyribonucleic (DNA) sợi đơn, nhỏ, có liên quan chặt chẽ với CPV . Mèo bị
giảm bạch cầu cũng có thể bị nhiễm CPV chủng 2a và 2b. Mặc dù hầu hết mèo
đều thải vi-rút chỉ trong vài ngày sau khi nhiễm bệnh, nhưng chúng có thể kéo
dài đến 6 tuần và sự tồn tại của vi-rút trong mơi trường đóng một vai trị quan
trọng trong việc truyền bệnh. Vi rút có thể tồn tại trong một năm ở nhiệt độ
phòng trên các ổ mới và tồn tại khi được khử trùng bằng các chất khử trùng
thơng thường của bệnh viện; Q trình khử hoạt tính thường yêu cầu dung
dịch tẩy (natri hypoclorit 6%).
Theo nghiên cứu của Kate Van Brussel (2019), bệnh giảm bạch cầu ở

mèo (FPL), một bệnh thường xuyên gây tử vong ở mèo, do parvovirus ở mèo
(FPV) hoặc Canine parvovirus (CPV) gây ra. Chúng tôi đã điều tra các đợt
bùng phát FPL đồng thời từ năm 2014 đến 2018 ở Úc, New Zealand và Các
Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nơi các đợt bùng phát FPL không
được báo cáo trong vài thập kỷ. Dữ liệu ca bệnh từ 989 con mèo và các mẫu
lâm sàng từ 113 con mèo khác đã được thu thập để xác định nguyên nhân của
các đợt bùng phát và các yếu tố dịch tễ liên quan. Hầu hết mèo mắc bệnh FPL
đều được nuôi trong nhà, từ 9 đến 10 tuần tuổi khi được chẩn đoán, chưa được
tiêm phịng, chưa hồn thành đợt tiêm phịng chính hoặc đã tiêm phịng khơng
tn thủ các hướng dẫn hiện hành. Phân tích dữ liệu trình tự parvoviral VP2
xác nhận rằng tất cả các trường hợp FPL là do FPV chứ không phải CPV
Jacobson et al. (2021), virus giảm bạch cầu ở mèo (feline parvovirus;
FPV; Feline Inferitis) là một bệnh rất dễ lây lan và thường gây tử vong cho
mèo. Mặc dù vắc-xin được cung cấp rộng rãi và có hiệu quả cao, nhưng mèo
con (đặc biệt là những con được sinh ra từ những con mèo mẹ chưa được tiêm
phòng và những con ở nơi trú ẩn) không được bảo vệ. Virus này có tính ổn
định cao và tồn tại trong mơi trường trong thời gian dài, do đó có thể xảy ra
nhiễm trùng mà không cần tiếp xúc trực tiếp với mèo bị bệnh. Do đó, sự bùng
phát của bệnh giảm bạch cầu là mối quan tâm lớn trong các trại tạm trú.
Theo Ronald D. Schultz et al. (1973), những con mèo được tiêm phòng
bằng đường uống với virus panleukopenia giảm độc lực để so sánh con đường
này với đường tiêm chủng. Mèo nhận vaccine virus qua đường miệng không
tạo ra phản ứng tồn thân hoặc cục bộ với virus. Tiêm phịng trong mũi và
tiêm dưới da tạo ra lượng kháng thể trung hòa cao và cung cấp khả năng bảo
vệ khỏi thách thức với virus độc lực cao.
Hang HA et al. (2002), các phát hiện khám nghiệm tử thi ở 274 mèo con
đã được xem xét. Mèo con được phân nhóm theo độ tuổi khi chết: chu sinh
3



((35 đến 112 ngày); 203 (74 phần trăm) mèo con đã được cai sữa và 38 (14
phần trăm) được cai sữa trước. Bệnh truyền nhiễm đã được xác định ở 55%
mèo con và 71% bệnh truyền nhiễm là do virus và được phát hiện thường
xuyên hơn đáng kể ở những chú mèo con ở nơi trú ẩn cứu hộ so với những chú
mèo con từ nhà riêng. 25% tổng số ca tử vong ở mèo con là do virus
parvovirus ở mèo (FPV). Mèo con ở nơi trú ẩn cứu hộ trẻ hơn đáng kể so với
mèo con ở nhà riêng (thời gian sống trung bình là 49 và 56 ngày) và có nhiều
khả năng mắc FPV hơn.
Theo Cristóbal Heraldo Carro et al. (2021), cho rằng, tiêm phịng cho
mèo khỏe là cách phòng bệnh hiệu quả nhất nhưng một khi các triệu chứng
xuất hiện, việc điều trị chỉ mang tính hỗ trợ, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao trong
những ngày đầu của bệnh. Mèo dương tính với FPV nên được nhập viện và
cách ly ít nhất hai tuần để tránh lây truyền virus.
Theo Neuerer FF et al. (2008), các xét nghiệm nội bộ để xác định kháng
nguyên parvovirus trong phân hiện đã có sẵn. Phần lớn trong số này chỉ được
cấp phép cho bệnh parvovirus ở chó; nhưng thơng tin giai thoại cho thấy rằng
họ cũng sẽ phát hiện ra virus giảm bạch cầu ở mèo (FPV). Nghiên cứu tiền
cứu này được thiết kế để so sánh năm hệ thống thử nghiệm có sẵn trên thị
trường. Tổng cộng, 200 mẫu phân từ những con mèo khỏe mạnh được chọn
ngẫu nhiên (148 con) và mèo bị tiêu chảy (52 con) đã được kiểm tra và so
sánh với kết quả kiểm tra bằng kính hiển vi điện tử. Mười con mèo dương tính
với FPV và tất cả chúng đều bị tiêu chảy. Xét nghiệm parvovirus ở chó trong
nhà có thể được sử dụng để phát hiện FPV. Tất cả các xét nghiệm đều phù hợp
để sàng lọc mèo về sự bài tiết parvovirus qua phân. Các xét nghiệm parvovirus
trong nhà có thể dương tính trong vịng 2 tuần sau khi tiêm phịng, và do đó, ở
những con mèo được tiêm phịng gần đây, kết quả dương tính khơng nhất thiết
có nghĩa là đã nhiễm bệnh.
FPV cũng có thể lây nhiễm cho chó và sự nhân lên của FPV xảy ra trong
các mô lympho (tuyến ức, lá lách, tủy xương) nhưng khơng xảy ra trong ruột

của chó; FPV khơng được thải ra trong phân của những con chó bị nhiễm
FPV, và những con chó khơng phát triển bệnh (Truyen and Parrish, 1992).
Kim et al. (2013) đã điều tra sự phổ biến của FPV ở mèo đi lạc và mèo
nhà ở các vùng khác nhau của Seoul, Hàn Quốc. Mẫu máu được thu thập từ
tổng số 200 con mèo (100 con mèo hoang và 100 con mèo nhà) và được kiểm
tra bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Tỷ lệ phổ biến của FPV là
2%. Trong số những con mèo dương tính với xét nghiệm, 3% là mèo hoang và
1% là mèo nhà. Tỷ lệ mắc FPV ở mèo con (<1 tuổi, 1,5%) cao hơn ở mèo
trưởng thành (> 1 tuổi, 0,5%). Tỷ lệ dương tính với FPV của mèo bị nhiễm
4


bệnh khỏe mạnh và mèo bị bệnh lần lượt là 1,9% và 2,2%. Tỷ lệ dương tính
của mèo đã tiêm phòng và chưa tiêm phòng lần lượt là 1,3% và 2,4% và tỷ lệ
nhiễm FPV cao ở mèo hoang và mèo con. Vì vậy, việc tiêm phịng và giám sát
đúng cách là rất quan trọng để ngăn ngừa bùng phát FPV.
Theo nghiên cứu của Saverio Paltrinieri et al (2007), sử dụng interferonomega cho mèo tái tổ hợp (rFeIFN) đã được đề xuất để dự phịng bệnh
parvovirosis ở chó và mèo. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của việc sử
dụng rFeIFN đối với các dấu hiệu viêm trong máu (alpha-globulin, alpha (1) acid glycoprotein) và kích hoạt hệ thống miễn dịch (gamma-globulin, IgG,
IgM, IgG kháng virus parvovirus cụ thể hoặc IgM) được đánh giá trong một
đợt bùng phát bệnh giảm bạch cầu ở mèo do nhiễm parvovirus ở mèo (FPV)
vài ngày sau khi sử dụng rFeIFN lần đầu. Mèo con (n = 23) được tiêm rFeIFN
(1MU / kg tiêm dưới da, ngày một lần trong 3 ngày) và các thông số máu của
chúng được so sánh với 17 con mèo không được điều trị. Những con mèo sống
sót sau đợt bùng phát đã được tiêm phòng và lấy mẫu lại 1 tháng sau lần dùng
rFeIFN cuối cùng. Thời gian xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng và tỷ lệ sống
khơng khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm. Những con đối chứng và những
con mèo được điều trị sống sót sau nhiễm trùng có nồng độ gamma-globulin,
IgG đặc hiệu tồn phần và kháng FPV cao, có thể là do sự truyền miễn dịch
thụ động của mẹ. So với đối chứng, mèo con được điều trị có mức độ alpha (1)

-globulin thấp hơn và giá trị trung bình của gamma-globulin và globulin miễn
dịch cao hơn. Dữ liệu từ các mẫu thu thập sau khi tiêm chủng cho thấy mức độ
gamma-globulin, IgG đặc hiệu toàn phần và kháng FPV cao hơn ở mèo con
được điều trị, so với đối chứng, cho thấy rFeIFN kích thích sản xuất kháng
thể. Dựa trên kết quả này, rFeIFN nên được dùng cho ong chúa, để tăng khả
năng miễn dịch thụ động của mẹ hoặc cho mèo con trước khi đưa vào mơi
trường có khả năng bị ô nhiễm.
Theo Federico Porporato et al. (2018), đã có nghiên cứu về tỷ lệ sống ót
của mèo hoang khi nhiễm feline panleukopenia virus như sau. Trong 177 con
mèo bị nhiễm FPV, các yếu tố dự đoán kết quả và thời gian sống sót được xác
định bằng phương pháp ước lượng Kaplan-Meier, hồi quy logistic và ANOVA
mơ hình hỗn hợp. Kết quả thời gian sống trung bình sau khi nhập viện là 3
ngày; 20,3% (36/177) mèo sống sót để xuất viện. Nguy cơ khơng khỏi cao hơn
ở những con mèo có (so với khơng) có dấu hiệu hơn mê, nhiệt độ trực tràng
<37,9 ° C (100,2 ° F) hoặc trọng lượng cơ thể thấp khi nhập viện.
2.2 Các chỉ số sinh lý máu của mèo.
Máu:
Máu là một thể dịch lưu thông trong hệ tuần hồn, đóng vai trị mơi giới
5


giữa các cơ quan trong cơ thể. Cũng như các loại mô khác, mô máu bao gồm
các tế bào máu là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và dịch ngoại bào là huyết
tương ( Lê Văn Nhân và Trần Vĩnh Tài, 2019)
Chức nămg chính của máu:
Chức năng dinh dưỡng: Máu đem các chất dinh dưỡng hấp thu từ ruột
đến các tổ chức hay các mô để nuôi dưỡng các bộ phận, cơ quan.
Chức năng hô hấp: Máu mang O2 từ phổi đến các mô và mang CO2 từ
các mô đến phổi
Điều hòa thân nhiệt: Máu mang những chất sinh nhiệt trong cơ thể ra

ngồi để gây sự thốt nhiệt.
Điều hịa cân bằng nước: Máu điều hòa sự cân bằng nước giữa các thành
phần khác nhau trong cơ thể.
Chức năng bảo vệ cơ thể: Chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, các
mầm bệnh từ ngoài vào nhờ các kháng thể và bạch cầu trong máu.
Chức năng bài tiết: Máu mang chất bài tiết từ các tế bào hay các mơ để
thải ra ngồi hệ thống tiết niệu
Chức năng nội tiết: Máu mang các kích thích tố từ các tuyến nội tiết đến
các cơ quan có liên hệ để kích thích sự hoạt động của các cơ quan này.
Ngồi ra máu cịn có các chức năng khác như duy trì áp suất thẩm thấu,
điều hòa độ pH,...
2.2.1 Hồng cầu
Là loại tế bào máu có chức năng chính là hơ hấp, chun
chở hemoglobin, qua đó đưa O2 từ phổi đến các mơ. 
Hồng cầu (RBC) : Hồng cầu (Hình 2.6 ) là tế bào máu có màu đỏ, chiếm
khối lượng chủ yếu của các tế bào của máu. Hồng cầu là tế bào không nhân
nên tương đối đồng nhất. Trong dịch nội bào, hồng cầu có ít cơ quan tử mà
chủ yếu là Hemoglobin.
Chức năng của hồng cầu là: Vận chuyển khí O2 từ phổi ra ngoại vi và
CO2 từ ngoại vi trở lại phổi , góp phần tạo áp suất keo loại, điều hòa sự cân
bằng Acid - Base (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001)
Số lượng của hồng cầu trong máu rất nhiều. Trong sinh lý, người ta dùng
phương pháp pha lỗng một thể tích máu nhất định (bằng ống trộn hồng cầu)
rồi đếm hồng cầu trên một phịng đếm có kích thước xác đinh để tính ra số
lượng hồng cầu trong 1mm3 máu. (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh,
2001).
Các rối loạn phổ biến nhất liên quan đến các tế bào hồng cầu là chứng rối
loạn chuyển hóa hồng cầu. Trong khi có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thiếu
6



máu, thì khả năng trao đổi khí bị giảm là nguyên nhân cơ bản. Trong 15 năm
qua, erythropoietin tái tổ hợp đã được sử dụng rất thành công trong điều trị
một số dạng thiếu máu. Các rối loạn gen đơn lẻ được gọi chung là
haemoglobinopathies đại diện cho một trong những cơ hội tốt nhất cho liệu
pháp gen.
Khi có bệnh hồng cầu có thể tăng hoặc giảm. Nguyên nhân là các bệnh
gây cơ thể mất nước như ỉa chảy nặng, ra nhiều mồ hơi, các bệnh truyền
nhiễm cấp tính sốt cao. Số lượng hồng cầu ít (chứng Oligocythaemia). Thường
thấy ở các bệnh thiếu máu, bệnh làm hồng cầu vỡ nhiểu, viêm phổi thùy, trúng
độc, ký sinh trùng đường máu.

Hình 2.1: Hình ảnh hồng cầu
( />
co-la-bao-nhieu/)
2.2.2 Hemoglobin (HBG)
HBG (Hemoglobin): Hemoglobin là một hợp chất protein, dễ hoà tan
trong nước. Trong thành phần cấu tạo có một phân tử globin (chiếm 96%) kết
hợp với 4 phân tử Hem (chiếm 4%) có màu đỏ.
Lượng Hemoglobin nhiều ít tùy thuộc vào tuổi, đực cái, giống, thức ăn
và các điều kiện ni dưỡng khác. Trong tình hình bệnh lượng Hemoglobin
tăng giảm như sau:
Lượng Hemoglobin tăng (Pleochromin), thấy trong những bệnh gây mất
nước, máu đặc lại (tiêu chảy, nôn mửa, ra mồ hôi), các bệnh gây quá trình
thẩm xuất, thẩm lậu, bệnh xoắn ruột, trúng độc cấp tính.
Lượng Hemoglobin giảm (Oligochromemia) thường thấy nhất, trong các
bệnh thiếu máu. Lượng Hemoglobin giảm có thể do hàm lượng Hemoglobin
trong huyết cầu giảm, cũng có thể do lượng huyết cầu giảm, hoặc có thể do cả
hai đều giảm.
2.2.3 Bạch cầu

7


Theo Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh( 2001), Bạch cầu là những tế
bào máu có kích thước lớn hơn hồng cầu, trung bình vào khoảng 5- 25
micromet đường kính, nhưng số lượng thì ít hơn nhiều lần so với hồng cầu.
Hình dáng của bạch cầu khơng cố định, chúng có khả năng di động theo kiểu
amib và có khả năng chui ra khỏi thành mạch. Bạch cầu không chỉ tồn tại
trong máu mà cịn có mặt trong dịch bạch huyết, dịch não tủy, các hạch bạch
huyết và tổ chức liên kết,... Số lượng bạch cầu thay đổi theo loài, lứa tuổi và
một số trạng thái sinh lý khác nhau.
Dựa vào hình dạng, kích thước và cấu tạo, bạch cầu được phân chia ra
hai nhóm gồm 5 loại bạch cầu như sau : Bạch cầu đơn nhân lớn (chiếm 2 2,5%), Lympho bào (chiếm 25%), Bạch cầu trung tính (chiếm khoảng 65%),
Bạch cầu ưa acid (chiếm khoảng 9%), Bạch cầu ưa kiềm (chiếm khoảng 0 1%). Chức năng chung của bạch cầu là bảo vệ cơ thể thông qua khả năng thực
bào và thực hiện các phản ứng miễn dịch. Bạch cầu tiết ra các enzym phân hủy
protein như leucoprotease, các chất diệt khuẩn gọi chung là bactericid. Đặc
biệt là các chất chống lại các sản phẩm có hại như: Các chất kháng độc
(antitoxin) để trung hoà độc tố của trùng uốn ván, bạch hầu, nọc rắn,... (Trịnh
Hữu Hằng và Đỗ Cơng Huỳnh, 2001)
Theo Hồ Văn Nam (1982), lúc có bệnh, bạch cầu có thể tăng hoặc giảm:
Bạch cầu tăng (Leucocythosis) thấy ở nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tính
do trùng, trúng độc do độc tố những chứng viêm cấp tính, ổ mủ và trong nhiều
trường hợp nhiễm trùng khác,...
Bạch cầu giảm (Leucopenia) chứng tỏ cơ quan tạo máu bị suy nhược,
thấy trong các bệnh do virus, bệnh trong thiếu máu ác tính, trúng độc do hóa
chất, bệnh cảm mạo lưu hành,..
Lym (Lymphocyte) là các tế bào có khả năng miễn dịch, gồm lympho T
và lympho B.
Neut (Neutrophil): bạch cầu trung tính. Có chức năng quan trọng là thực
bào. Chúng sẽ tấn công và tiêu diệt các vi khuẩn ngay khi các sinh vật này

xâm nhập vào cơ thể do đó thường tăng trong nhiễm trùng cấp.
Mon (Monocyte): bạch cầu mono. Mono là bạch cầu đơn nhân, sau sẽ
biệt hóa thành đại thực bào. Đại thực bào bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào và
khả năng thực bào mạnh hơn cả bạch cầu đa nhân trung tính.
Eos (Eosinophils): bạch cầu ái toan. Bạch cầu ái toan là những tế bào
bạch cầu được sản xuất từ tuỷ. Chúng lưu lại trong máu một vài giờ rồi di
chuyển đến các mô và tồn tại ở đó trong vài ngày. Bạch cầu ái toan là tế bào
bạch cầu dạng hạt có nhân, có hai thùy nối liền với nhau bởi một sợi
chromatin nhỏ, mảnh, bào tương không mịn, hơi thô, được bao quanh bởi các
hạt và có kích thước đồng nhất.
8



×