Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Đặc điểm sinh trưởng và hiệu quả kinh tế mô hình rừng trồng quế (cinnamomum cassia nees eberth) tại xã long đồng, huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.99 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÂM HỌC
----------o0o----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
MƠ HÌNH RỪNG TRỒNG QUẾ (Cinnamomum cassia Nees & Eberth)
TẠI XÃ LONG ĐỐNG, HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

CHUYÊN NGÀNH: LÂM SINH
MÃ SỐ: 7620205

Giáo viên hướng dẫn

: ThS Hoàng Kim Nghĩa

Sinh viên thực hiện

: Triệu Anh Tuấn

Lớp

: 60 Lâm nghiệp

Mã sinh viên

: 15LT313974

Khóa học


: 2015-2019

Hà Nội, 2020


Danh mục các kí hiệu, từ viết tắt........................................................................... 3
LỜI NĨI ĐẦU ...................................................................................................... 4
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 5
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 6
1.1.1

Nghiên cứu về sinh trưởng của rừng ........................................................ 6

1.1.2

Nghiên cứu về cây Quế ............................................................................ 7

1.1.3

Về giá trị sử dụng ..................................................................................... 8

1.2 Ở Việt Nam ..................................................................................................... 9
1.2.1

Nghiên cứu sinh trưởng rừng.................................................................... 9

1.2.2

Nghiên cứu về cây Quế .......................................................................... 11


Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ ........... 14
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 14
2.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 14
2.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 14
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 14
2.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 14
2.5.1. Phương pháp kế thừa số liệu ..................................................................... 14
2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 15
2.5.3 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 18
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ....................... 22
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 22
3.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................. 22
3.1.2. Địa hình địa mạo ....................................................................................... 22
3.1.3. Địa chất đất đai ......................................................................................... 23
3.1.4. Khí hậu, thủy văn ...................................................................................... 24
3.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên............................................................. 24
3.2. Kinh tế- xã hội .............................................................................................. 25
3.2.1. Kinh tế ....................................................................................................... 25
3.2.2. Văn hóa xã hội........................................................................................... 27

1


3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội xã Long Đống. ....... 30
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 32
4.1. Một số đặc điểm sinh trưởng của rừng trồng Quế tại khu vực nghiên cứu . 32
4.1.4 Quy luật tương quan giữa đường kính với chiều cao (Hvn/D1.3) ................ 34
4.1.5 Trữ lượng.................................................................................................... 35
4.1.6 Phân cấp chất lượng cây rừng .................................................................... 36

4.1.7 Sản lượng vỏ quế khô của rừng quế tại khu vực nghiên cứu ..................... 37
4.2 Dự toán thu nhập và chi phí cho rừng trồng Quế.......................................... 37
4.2.1 Xác định chi phí cho 1 ha rừng trồng Quế ................................................. 37
4.2.2 Dự toán thu nhập cho 1ha rừng trồng Quế của hai mô hình rừng ............. 40
4.2.3 Hiệu quả kinh tế của hai mơ hình rừng Quế qua các chỉ tiêu NPV, BCR và
IRR ...................................................................................................................... 41
4.3 Đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh nâng cao chất lượng rừng trồng quế ... 43
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ............................................................ 44

2


Danh mục các kí hiệu, từ viết tắt

STT

Kí hiệu từ viết tắt

Giải nghĩa

1

D1.3

Đường kính tại vị trí 1,3 m
Tăng trưởng bình qn hàng

2

∆D1.3


năm về đường kính đo tại vị trí
1,3m

3

Hvn

Chiều cao vút ngọn

4

∆Hvn

5

Dt

Đường kính tán

6

OTC

ơ tiêu chuẩn

7

S


Sai tiêu chuẩn

8

S%

Hệ số biến động

9

K

Kruskal – Wallis H

Tăng trưởng bình quân hàng
năm về chiều cao vút ngọn

3


LỜI NĨI ĐẦU
Để hồn thành chương trình đào tạo đại học tại Trường Đại học Lâm
Nghiệp khóa học 2016 – 2020, được sự nhất trí của trường Đại học Lâm
nghiệp, Khoa Lâm học và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Hồng Kim Nghĩa,
tơi thực hiện khóa luận tốt nghiệp “ Đặc điểm sinh trưởng và hiệu quả kinh tế
mô hình rừng trồng Quế (Cinnamomum cassia Nees & Eberth) tại xã Long
Đống - huyện Bắc Sơn – tỉnh Lạng Sơn”. Sau hơn 2 tháng thực hiện khóa
luận, đến nay khóa luận tốt nghiệp của tơi đã hồn thành.
Nhân dịp này, tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Lâm nghiệp, Khoa Lâm học cùng toàn thể các thầy cơ giáo trong khoa. Đặc

biệt là thầy Hồng Kim Nghĩa đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình triển
khai, thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo xã Long
Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn cùng người dân địa phương và bạn bè đã
giúp tôi hồn thành khóa luận.
Do hạn chế về trình độ và thời gian, nên khóa luận khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý, phê bình của các
thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2020
Sinh viên

Triệu Anh Tuấn

4


ĐẶT VẤN ĐỀ
Quế ( Cinnamomum cassia Blume) là loài cây đặc sản có giá trị kinh tế
cao, sản phẩm lấy ra từ cây Quế là vỏ và các bộ phận khác như lá, rễ, từ đó
người ta chiết rút ra tinh dầu dùng trong y dược, cơng nghiệp hóa mỹ phẩm, sản
phẩm như nước hoa, xà phòng, hương liệu bánh kẹo, gia vị đặc biệt, tinh dầu
Quế là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng có thể mang lại nguồn ngoại tệ đáng
kể cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra với sự phát triển công nghiệp chế biến, gỗ
Quế do có hương thơm nên được sử dụng ngày càng nhiều làm các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ và các đồ dùng rất có giá trị khác.
Ở nhiều địa phương nông thôn miền núi nước ta, cây Quế được coi là cây
xóa đói giảm nghèo, mang lại nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình thậm trí
cịn có nhiều hộ gia đình làm giàu lên nhờ việc trồng cây Quế.
Long Đống là một xã thuộc huyên Bắc Sơn – tỉnh Lạng sơn, thành phần

dân tộc gồm người Tày, Nùng, Dao đời sống người dân cịn gặp nhiều khó khăn.
Cây Quế đã gắn liền với đời sống người dân từ bao đời nay. Nó góp phần phát
triển kinh tế cho người dân nơi đây và cây Quế đã chở thành một trong những
cây trồng chủ lực của địa phương.
Tuy nhiên, người dân nơi đây thường trồng Quế với mật độ rất dày ở giai
đoạn đầu và trồng xen một số lồi cây nơng nghiệp như lúa ngơ khoai sắn. Sau
từ 6 đến 10 năm tiến hành tỉa thưa, tỉa cành, tận dụng, chưng cất tạo sản phẩm
thô, cải thiện thu nhập, nhằm “ lấy ngắn ni dài ” góp phần giảm bớt khó khăn,
cải thiện đời sống người dân trong suốt thời kỳ ni dưỡng rừng.
Để góp phần tìm hiểu q trình sinh trưởng của cây Quế phục vụ cho
cơng tác trồng đạt hiệu quả cao, tôi thực hiên chuyên đề: “ Đặc điểm sinh
trưởng và hiệu quả kinh tế mơ hình trồng thuần lồi cây Quế (Cinnamomum
cassia Nees & Eberth) tại xã Long Đống huyện Bắc Sơn – tỉnh Lạng Sơn” .

5


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
1.1.1 Nghiên cứu về sinh trưởng của rừng
Sinh trưởng của cây rừng là thay đổi về kích thước, trọng lượng, thể tích
theo thời gian một cách liên tục.Các nhà lâm học thường phân chia đời sống cây
rừng và lâm phần thành 5 giai đoạn: Rừng non, rừng sào, rừng trung niên, rừng
thành thục và quá thành thục (Belov, 1983-1985).
Thực vật thời kỳ đầu thường sinh trưởng chậm, sau đó tăng dần, rồi chậm
dần cho đến khi đạt giá trị tối đa. Từ đấy, vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu
sinh trưởng rừng trồng là phải thể hiện sinh trưởng là một quá trình liên tục. như
ta đã biết, sinh trưởng của cây rừng và lâm phần phụ thuộc vào tổng hợp các yếu
tố môi trường và biện pháp tác động. khoa học về sản lượng rừng gắn liền với

những hiểu biết mới về quy luật sinh trưởng đánh giá khả năng sản xuất của
rừng. Sự hình thành khái niệm về hệ sinh thái của A.Tansley (1935) và sự ra đời
học thuyết quần lạc sinh địa của V . L. Sukacher(1944)… đã tạo ra cơ sở cho
những nghiên cứu tiếp theo về mối quan hệ giữa các nhân tố cấu thành hệ sinh
thái rừng và ảnh hưởng của các mối quan hệ đó tới sinh trưởng và năng suất
của sinh thái. Nhìn chung những nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng và lâm
phần phần lớn được xây dựng thành các mơ hình tốn học chặt chẽ và được
cơng bố trong các cơng trình của meyer M.A, H.A và D.D Stevenson (1949),
Schumacher. F.X và Coile T.X (1960), Alder (1980), Clutter .J.L, Allison .B.J
(1973). E.P.Odum (1975) đã xây dựng cơ sở sinh thái học, xâydựng mối quan hệ
giữa các yếu tố sinh thái, sinh trưởng có thể định lượng bằng các phương pháp
toán học phản ánh các quy luật tương quan phức tạp trong tự nhiên. W.Laucher
(1978) đã đưa ra những vấn đế nghiên cứu sinh thái thực vật , sự thích nghi của
thực vật với các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh sáng và chế độ khí hậu (trích
theo Vũ Văn Tú). Phương pháp nghiên cứu của các tác giả chủ yếu là áp dụng
phương pháp phân tích thống kê tốn học, phân tích tương quan và hồi quy. Quy
luật sinh trưởng của cây rừng có thể được mơ phổng bằng nhiều

6


hàm sinh trưởng khác nhau như : Gompert (1825) , Mitchterlilch (1919),
Petterson (1929) Korf (1965) Verhulst (1925) Michailor (1953), Thomastus
(1965), Schumacher (1980) … . Dây là những hàm toán học mô phỏng được quy
luật sinh trưởng của cây rừng cũng như lâm phần dựa vào sinh trưởng của các
nhân tố điều tra lâm phần để dự đoán giá trị lớn nhất của các đại lượng sinh
trưởng ( theo Nguyễn Trọng Bình, 1996). Những nghiên cứu về thử nghiệm và
lựa chọn hàm sinh trưởng :
Khi mơ hình hóa sinh trưởng, sản lượng rừng, các tác giả ở nhiều nước đã
sử dụng hàm toán học, từ kiểu dạng đến mức độ đơn giản, phức tạp khác nhau,

cho đến các đối số đầu vào cũng khác nhau , song điều quan trọng là cơ sở thống
kê, luận giải cho sự lựa chọn và điều kiện áp dụng như nào cũng là vấn đề cần
quan tâm nghiên cứu (Nguyễn Ngọc Lung, 1989). Trong mấy thập niên qua, mơ
hình
hóa sinh trưởng rừng ngày càng được chú trọng. Nhiều hàm sinh trưởng được
thử nghiệm và đề xuất … .
1.1.2 Nghiên cứu về cây Quế
Ở Trung Quốc cây thường gọi là (Quế) chủ yếu là các loàihoặc giống sau
Quế Trung Quốc (Cinnamomum cassia Presl), Quế Nam Ngọc (Cinnamomum
cassia Presl. Var. macrophyllum Chu), Quế Xây Lan (Cinnamomum
zeylannicum Blume). Quế Nam Ngọc hay Quế Xây Lan cũng được trồng ở trung
quốc, tuy nhiên số lượng nhỏ. Tại khu vực dọc theo lưu vực sông tây giang, hầu
hết trồng quế trung quốc (theo PhươngCầm, Đinh Bình, Từ Hồng Hoa, 2006).
Ở Ấn Độ, cây Quế có tên khoa học là Cinnamomum tamala phân bố hầu
hết ở các vùng Himalaya nhiệt đới và cận nhiệt đới, mở rộng đến vùng Đông bắc
ấn độ, có mặt ở độ cao 2000m, lồi này cũng phân bố và gây trồng ở Nepan,
Bangladet, và Myanma.
Theo Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Huy Sơn (2007), ở Indonessia, cây Quế có
tên khoa học là C.bumanni Ness hay ccịn gọi là Quế java, loài này mọc ở
Sumatora, Java, bán dảo jambi và mở rộng đến tận Timor, phân bố đến độ cao
2000m so với mặt nước biển. Trồng tập trung nhiều nhất là vùng Padang của

7


Sumatora có độ cao từ 500-1300m và vùng Jambi diện tích cho mỗi vùng
khoảng 28983ha và 59490ha, sản lượng vỏ tương ứng là 18250 và 20185 tấn.
Như vậy, việc định loại, tên gọi loài quế là chưa thống nhất do vậy người ta chua
phân biệt được chính xác được đến tên lồi, chỉ nhận biết các lồi thơng qua
vùng phân bố và các nước trồng cây quế.

1.1.3 Về giá trị sử dụng
Năm 1928, trong tác phẩm ( cây trồng phổ biến ở đông dương ) phần
nghiên cứu thực phẩm Hà Nội đã đề cập đến cây quế. Theo tác giả thì cây Quế
được sử dụng từ thời của người Heebro, Hy lạp , La mã. Những tác giả thời cổ
đã dùng Quế từ những người pheenisien được lấy từ vùng trung tâm châu Á.
Cho đến năm 1770 người ta vẫn chỉ thu hái vỏ Quế trên các diện tích mọc hoang
dại trong rừng. Mãi đến năm 1896 những cây Quế mới được gieo trồng và đạt
kết quả tốt. Ông đã phân loại quế chủ yếu : Cinnamamum zeylancium (Quế xây
lan). Cinnamomum loureirii

(Quế việt nam) . Cinnamomum cassia

(Quế

trung hoa). Năm 1954 sery RW trong tác phẩm (cây cho người) đã viết quế
trung quốc, một loài dầu quý lấy từ trong thân cây Cinnamomum cassia ở Châu
Á trong họ long não (Lauraceca). Năm 1969, vulph E và melevao.p khi nghiên
cứu về họ long não cũng đề cập đến cây Quế ở trung quốc (Cinnamomum
Chinese blume) phân bố ở vùng nhiệt đới Châu Á được làm gia vị và làm thuốc.
Tại Trung Quốc, theo Phùng Ly, Lý Đôn Thông, trương bảo Hân , lưu kiến
phong (2003)với baig viết ( kỹ thuật trông quế cao sản ) trong tạp chí nơng
nghiệp nhiệt đới (Chinesejournal of Tropical Agriculture, Quyển sổ 23, kỳ 1 , từ
trang 15-18), gọi cây Quế (Cinnamomum cassia Presl) là Ngọc quế, tên cây cho
thấy toàn bộ cây là những vật quý . Vỏ, cành, lá , hoa, quả của quế đêug có thể
dung làm thuốc, cơng năng chủ yếu là : Tan hàn giảm đau, thơng huyết mạch,
tiêu đờm , kích thích tiêu hóa, Tinh dầu quế có hương thơm, có vị ngọt, cay, đây
là một trong những loại hương liệu thực phẩm và dược liệu rất tốt cảu thiên
nhiên, tinh dầu Quế cịn có tác dụng sát trùng hiệu quả. Do vậy có thể nói Quế là
lồi cây đa tác dụng , tinh dầu và chất chiết xuất từ Quế có thể làm Dược liệu
hoặc dùng trong cơng nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, các chất phụ gia trong bảo


8


vệ thực vật không gây ô nhiễm môi trường, đây là là những cơng dụng rất hữu
ích và có giá trị kinh tế cao trên thị trường.
Theo phương cầm và cộng sự (2006), (Học viện Đông Dược , trường Đại
học đông y dược Quảng Châu, Quảng Châu, Quảng Đông , Nhục quế là phần vỏ
khô của thân và cành , tên ban đầu là mẫu quế, các tên khác: Nhục Quế bì, Quế
bì, Ngọc Quế, Quế xí biên, Quế nam, Quế ngọc thụ, Quế đồng, Quế quan. Đây
là loại thuốc đông y được dung rất nhiều và phổ biến tại trumg quốc. Nhục Quế
có tính cay, rấtnóng, bổ hỏa, hồi dương, ấm thận tỳ, tan hàn trị đau, lưu thông
huyết mạch, cành khô sau khi chưng cất được một hợp chất tinh dầu dễ bay hơi
thuộc nhóm tinh dầu Quế,thường được dung trị gió, kích thích tiêu hóa.
Như vậy từ những thơng tin trên cho thấy Quế là lồi câytrồng đa tác
dụng, trong đó nhấn mạnh về kinh tế, mơitrường và xã hội, những lợi ích từ việc
trồng quế là rất lớn, vì thế cây quế đang được các nước có khả năng trồng rất
quan tâm.
1.2 Ở Việt Nam
1.2.1 Nghiên cứu sinh trưởng rừng
Phùng Ngọc Lan (1986) đã khảo nghiệm phương trình sinh trưởng
schumacher và gompertz cho một số lồi cây mỡ, thông nhựa, bồ đề và bạch đàn
trên một số điều kiện lập địa khác nhau cho thấy: đường sinh trưởng thực
nghiệm và đường sinh trưởng lý thuyết đa số cắt nhau tại một điểm. Chứng tỏ
sai số của phương trình rất nhỏ, song có hai giai đoạn có sai số ngược dấu nhau
một cách hệ thống.
Khi thử nghiệm các hàm số triển vọng nhất để biểu thị quá trình sinh
trưởng D,H,V, cho lồi thơng ba lá Nguyễn Ngọc Lung cũng nhận xét : Hàm
Gompertz và một số hàm sinh trưởng lý thuyết khác có điểm xuất phát khơng tại
gốc tọa độ , khi x=0 ,y=m.e^-a>0. Tác giả cho rằng , đối với cây mọc chậm thì

cỡ tuổi đầu 5,10 năm đều không quan trọng , nhưng trong điều kiện cây mọc
nhanh thì cần lưu ý vấn đề này. Các tác giả đã nhận xét rằng hàm Schumacher
có ưu điểm tuyệt đối và nó xuất phát từ gốc tọa độ 0 (0 :0), có một điểm uốn , có
tiệm cận nằm ngang đáp ứng được yêu cầu biểu thị một đường cong sinh trưởng

9


các hiện tượng sinh học. Cuối cùng tác giả đề nghị dùng phương trình
Schumacher để mơ tả quy luật sinh trưởng cho một số đại lượng H, D, V của
loài thông ba lá tại Đà Lạt –Lâm Đồng. Xu hướng toán học trong nghiên cứu
sinh trưởng đã được nhiều tác giả quan tâm như: Vũ Tiến Hinh (1995), Nguyễn
Ngọc Lung (1989), Địa Cơng Khanh (1993)… Các tác giả đã sử dụng tương
quan giữa các nhân tố điều tra lâm phần để xác định quy luật sinh trưởng.
Những cơng trình nghiên cứu trên đều nhằm phục vụ cho việc xác định cường
độtỉa thưa , dự đoán sản lượng gỗ , lập biểu cấp đất … cho một số loài cây trồng
như Pinusmassoniana, Manglietiaglauca, ….
Gần đây, có một số cơng trình nghiên cứu tiếp tục hướng vào định lượng
và mơ hình hóa q trình sinh trưởng để từ đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh cho rừng trồng thuần loài .
Thử nghiệm một số phương pháp mơ phỏng q trình sinh trưởng trên cơ
sở vận dụng lý thuyết quá trình ngẫu nhiên cho ba loài cây như Pinusmerkusii,
Pinus massoniana, Manglietia glauca. Nguyễn Trọng Bình (1996) đã kết luận :
đối với cây sinh trưởng nhanh như Manglietia glauca có thể dùng hàm
Gompertz để mơ phỏng qua trình sinh trưởng , cịn hai lồi thơng có tốc độ sinh
trưởng trung bình như Pinus massoniana và sinh trưởng chậm Pinus mercusii,
hàm korf thích hợp hơn.
Như vậy những cơng trình nghiên cứu trên đây đã đề suất được hướng
giải quyết và phương pháp luận trong sinh trưởng . Việc mơ phỏng mang tính
chất định lượng cho quá trình sinh trưởng của cây rừng hay lâm phần, tiến tới

lựa chọn mo hình thích hợp là việc không thể thiếu trong nghiên cứu sản lượng
rừng, nhằm xây dựng hệ thống các biện pháp kỹ thuật tác động có hiệu quả
trong kinh doanh và ni dưỡng rừng.
Vũ Đình Phương (1985) đã thiết lập quan hệ Dt/ D1.3 cho một số lồi cây
lá rộng như vạng trứng, chị chỉ ở lâm phần hỗn giao khác tuổi, qua đó khẳng
định, giữa Dt và D1.3 có quan hệ mật thiết và biểu thị dưới dạng đường thẳng.
Nguyễn Thị Hải Yến ( 2003), khi nghiên cứu các lâm phần cây cao ở các
độ tuổi khác nhau, đã thử nghiệm 3 dạng phương trình :

10


H= a+b*log(D1.3)

(1)

H=a+a1*D1.3+a2*D1.3^2

(2)

H=K*b*D1.3

(3)

Hàm được chọn là hàm được sử dụng đơn giản, hệ số tương quan cao nhất
và sai số nhỏ nhất. Cuối cùng tác giả chọn hàm (1) để thể hiện quan hệ giữa
H/D1,3 cho các lâm phần Quế.
1.2.2 Nghiên cứu về cây Quế
1.2.2.1 Về phân loại thực vật
Cây Quế được mô tả và xác định tên khoa học vào năm 1730 và sau đó

trong cuốn thực vật chí đơng dương, năm 1924, H.Leomte đã xếp quế vào chi
Cinnamomum họ Long não (Lauraceae). Do các tài liệu nước ngồi khơng
thống nhất, nên người ta chưa phân biệt chính xác đến lồi ( Trích dẫn Trần
Hợp,1991)
Cây quế việt nam thực ra bao gồm nhiều lồi cây với đặc tính chung là
cho vỏ thơm, cay, làm thuốc hay gia vị. Do đó trước kia khi nói đến cây Quế là
người ta nói đến một loài cho vỏ cay, thực tế người ta chỉ phân biệt được độ tốt
của vỏ : cay hay không cay , vỏ dầy hay mỏng , già hay non và lấy ở thân hay
cành, không phân biệt được tên khoa học chính xác của nó.
Theo Lưu Hậu (1932) , chi Cinnamomum ở đơng dương có 21 lồi khi
phân loại các lồi quế dựa trên cơ sở phân tích về hình thái thân, lá, hoa,quả
trong 21 lồi có 3 loài quế là :Cinnamomum cassi BL; cinnamomum
obtusifolium Nees varloureirii Penot et Ebech và Cinnamomum zeylanicum Ness
(trích dẫn Trần Hợp, 1991.
1.2.2.2 Về giá trị sử dụng
Ở Việt Nam, cây Quế được ghi chép trong các sử sách có chậm hơn,
nhưng trong lịch sử nước ta đối với phương bắc trước đây hang chục thế kỷ đều
nói đến cây Quế như một trong các sản phẩm quan trọng và quý giá. Trong các
tác phẩm cịn lưu lại đến ngày nay có thể kể đến Lê Qúy Đôn (Vân Đài Loại
Ngữ), Hải Thượng Lãn Ơng (lãn ơng tâm tính) Nguyễn Trứ ( Việt nam thực vật)
và nhất là các sách chuyên khảo hay giáo khoa về thực vật học gần đây đề cập

11


đến cây quế cùng với giá trị sử dụng to lớn của nó. Cây quế có giá trị to lớn
trong đời sống sinh hoạt của nhân dân ta trong nhiều thế kỷ qua. Trước hết, đây
là một vị thuốc quý cả về thuốc nam lẫn thuốc bắc một trong bốn vị thuốc đầu
bảng(Sâm –Nhung - Quế - Phụng).
Nghiên cứu về giá trị dược liệu của cây quế, Đỗ Tất Lợi (1970) chỉ rõ

trong đông y quế và tinh dầu quế được coi là một vị thuốc có tác dụng kích thích
làm tăng tuần hồn và hơ hấp, đơng y coi quế là một vị thuốc bổ có nhiều cơng
dụng có khi chữa cả đau mắt , ho hen , bồi bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, chữa
bệnh đau bụng, đi tả nguy hiểm đến tính mạng . Từ vỏ, lá, rễ quế người ta có thể
chưng cất lấy tinh dầu . Tinh dầu Quế là một mặt hang có giá trong xuất khẩu.
Trong y dược, tinh dầu Quế là chất xát trùng mạnh, trong tinh dầu có
eugenol thường dung để tổng hợp vanili.
Như vậy, ở Việt Nam Quế cũng được nhân dân sử dụng rất nhiều trong
nhiều lĩnh vực như trong thực phẩm, dược liệu …. Điều này nói lên tầm quan
trọng của lồi cây này. Do vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm về đặc điểm
này để tìm ra những tác dụng khác của cây Quế cịn đang tiềm ẩn từ đó sử dụng
lồi cây này một cách có hiệu quả hơn và triệt để hơn.
1.2.2.3 Nhận xét và đánh giá chung
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các
vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Trên thế giới, các cơng trình nghiên cứu về Quế tuy khơng nhiều nhưng
cũng khá toàn diện về các mặt phân loại, tên gọi, mơ tả hình thái, giải phẫu, giá
trị sử dụng, các đặc tính sinh lý sinh thái,…Những nghiên cứu này đã tạo ra cơ
sở khoa học cho việc gây trồng và phát triển loài cây này ở các nước trên thế
giới trong những năm qua .
Ở nước ta, Quế là lồi cây khá thơng dụng đối với người dân vùng núi,
đặc biệt tại các tỉnh vùng núi phía bắc. Tuy nhiên, các nghiên cứu về loài cây
này ở nước ta cịn ít, chưa có hệ thống và chỉ dừng lại ở các mặt; mơ tả hình
thái, phân bố, đặc tính sinh thái, tác dụng của lồi…được trích dẫn hoặc các tài
liệu nước ngoài.

12


Quế là loai cây đa tác dụng và có giá trị, nhưng hiện nay quế v ẫn


chưa

được nghiên cứu ở nhiều nơi, còn thiếu rất nhiều những kiến thức về loài cây
này và hang loạt câu hỏi đã được đặt ra: Trồng Quế như thế nào? Trồng Quế ở
đâu thì tốt? Biện pháp kỹ thuật như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? … . Đây là
những yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Đề tài : “ Đặc điểm sinh trưởng
và hiệu quả kinh tế mô hình trồng thuần lồi cây Quế (Cinnamomum cassia
Nees & Eberth) tại xã Long Đống huyện Bắc Sơn – tỉnh Lạng Sơn”, được
thực hiện nhằm góp phần cung cấp thêm những thơng tin về Quế , đánh giá tình
hình sinh trưởng của rừng quế trồng ,thực trạng thu hoạch các sản phẩm từ Quế
những khó khăn và giải pháp để phát triển cây Quế ở địa phương.

13


Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu được một số đặc điểm sinh trưởng của mơ hình rừng trồng Quế
thuần loài tại xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình kinh doanh rừng quế tại khu
vực nghiên cứu.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mơ hình rừng trồng cây Quế
(Cinnamomum cassia Nees & Eberth) độ tuổi 15 và 20 tại xã Long Đống, huyện
Bắc Sơn – tỉnh Lạng Sơn.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu mơ hình rừng trồng là Quế thuần loài

ở tuổi 15 và 20 tại xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Các đối tượng
rừng trồng quế khác với độ tuổi này và tại các khu vực nghiên cứu khác không
thuộc phạm vi của đề tài.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Một số đặc điểm sinh trưởng của rừng trồng thuần loài cây Quế
2.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hai mơ hình rừng trồng Quế
2.4.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng
trồng Quế
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Đề tài kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh kinh tế
- xã hội trong vùng; Các tài liệu đã nghiên cứu về cây Quế và các công trình có
liên quan đã nghiên cứu trước đây…

14


Kế thừa các tài liệu về lịch sử rừng trồng của loài cây Quế tại khu vực
Long Đống, Bắc Sơn, Lạng Sơn
2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu
Toàn bộ số liệu được thu thập theo phương pháp điều tra lâm học.
 Bước 1: Điều tra sơ bộ
Khảo sát toàn bộ đối tượng nghiên cứu, thơng qua đó đánh giá sơ bộ về sự
sinh trưởng của đối tượng nghiên cứu và lựa chọn các OTC.
 Bước 2: Điều tra ô tiêu chuẩn
Ở mỗi mơ hình rừng trồng tiến hành lập 3 OTC, OTC dạng hình chữ nhật,
diện tích mỗi ơ là 1000m2 (25 x 40m).
Cách lập OTC: Dùng thước dây lập các góc vng (Áp dụng định lý
Pitago) với sai số chiều dài cho phép là 1/200*L (L là tổng chiều dài 4 cạnh
trong OTC).

Trên mỗi OTC ta tiến hành đo đếm các chỉ tiêu:
- Đường kính ngang ngực (D1.3): Dùng thước kẹp kính đo đường kính
ngang ngực theo hai chiều ĐT - NB, sau đó tính trị số trung bình.
- Chiều cao vút ngọn (Hvn): Dùng thước đo cao Blumleiss (độ chính xác
của thước đến 0,1m), tùy theo địa hình mà đứng cách cây theo các khoảng cách
của thước.
- Đo đường kính tán cây (Dt): Bằng cách đo gián tiếp thơng qua hình
chiếu của nó, bằng thước dây có độ chính xác 0,1m đo theo hai hướng ĐT – NB
của tất cả các cây trong OTC, sau đó lấy trị số trung bình.
- Điều tra chất lượng cây rừng: Dựa vào các chỉ tiêu D1.3, Hvn, độ thẳng
thân, khả năng tỉa cành, độ lệch tán, tình hình sâu bệnh....Để đánh giá chất lượng
theo 3 cấp:

15


 Cây sinh trưởng tốt (T): Là những cây sinh trưởng khỏe mạnh, thân thẳng,
tán lá cân đối, không bị sâu bệnh.
 Cây sinh trưởng trung bình (TB): Là những cây có hình thái trung gian,
sinh trưởng trung bình.
 Cây sinh trưởng xấu (X): Là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn,
nhiều u bướu.
- Toàn bộ số liệu điểu tra được ghi vào biểu:
Biểu 01: Biểu điều tra tầng cây cao
- Loài cây: ......................................... - Độ dốc: ............................................
- Tuổi cây: ......................................... - Người điều tra: ................................
- Diện tích OTC: ...............................

- Ngày điều tra: .................................


D1.3

Dt

STT

Hvn
ĐT

NB

Chất lượng

Hdc
ĐT

TB

NB

TB

1
2
3

● Dự tính trữ lượng trên 1ha của các mơ hình ở cuối chu kỳ kinh doanh
theo hai phương pháp:
* Phương pháp 1: Phỏng vấn người trồng rừng về trữ lượng trên 1ha của
mỗi mô hình ở cuối chu kỳ kinh doanh.


16


* Phương pháp 2: Dựa vào biểu quá trình sinh trưởng đã được lập sẵn.
 Sản lượng vỏ quế khô bình quân (Pk) được xác định theo phương trình
của Phạm Xn Hồn:
Pk = -0,7617+0,1899Hvn+14,9087*(D132*Hvn)/10^4
Trong đó: Pk là khối lượng vỏ quế khơ của cây trung bình (kg)
 Tính tốn chi phí và hiệu quả của các mơ hình
Chi phí được tính bằng tổng vốn đầu tư trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
trong cả chu kỳ kinh doanh. Kết quả được tính theo biểu 02:
Biểu 02: Chi phí trồng và chăm sóc 1ha rừng trồng
Lồi
Quế (đ)
Chỉ tiêu
Trồng rừng
Chăm sóc và bảo vệ năm 1
Chăm sóc và bảo vệ năm 2
Chăm sóc và bảo vệ năm 3
Bảo vệ năm 4

Tổng chi phí (đ/ha/cả chu kỳ)

17


Lợi ích là tổng thu nhập từ việc khai thác cuối chu kỳ kinh doanh. Kết quả
tính tốn theo biểu 03.
Biểu 03: Tổng thu nhập thực tế từ các mô hình

Chỉ tiêu

Sản lượng

Chu kỳ kinh

Lồi

Đơn giá

cuối chu kỳ

doanh (năm)

(đ/ha)

(m3/ha)

Thành
tiền
(đ/ha)

Quế

2.5.3 Phương pháp xử lý số liệu
Từ số liệu thu được trên OTC ta tiến hành chỉnh lý, tính tốn số liệu dựa
trên phần mềm Excel, SPSS.
 Tính các đại lượng sinh trưởng
Trường hợp mẫu lớn (n> 30) các đại lượng được tính tốn theo cơng thức sau:
- Tính số trung bình mẫu:

X=

1
*  fi * Xi
n

(2.1)

- Tính phương sai và sai tiêu chuẩn:
S2 =

Qx
;S=
n 1

Q x   f i x i2 

S

2

(2.2)

( f i x i ) 2
n

(2.3)

- Tính hệ số biến động:
S% =


Sx
*100
X

(2.4)

- Tính tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu theo cơng thức:

18


P%=

n
 100
N

(2.5)

Trong đó:
P%: Tỷ lệ tương ứng của số cây tốt, xấu, trung bình (%).
n: Số cây tốt, xấu, trung bình tương ứng (cây).
N: Tổng số cây (cây).
 Tính trữ lượng lâm phần và dự tính trữ lượng lâm phần ở cuối chu kỳ kinh
doanh
- Tính trữ lượng trên 1ha của các mơ hình tại thời điểm ta quan sát theo
cơng thức:
M= ∑Vi.N


(2.6)

Trong đó:
V : là thể tích trung bình của một cây (m3)

Với V = g*h*f

(2.7)

g: tổng tiết diện ngang của thân cây (g=‫ח‬/4* D2)
f: là hình số (f = 0,5)
 Tính tốn một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các mơ hình
1. Giá trị hiện tại thuần túy (NPV)
Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị hiện tại của tất cả các thu nhập trừ đi
giá trị hiện tại của tất cả các chi phí theo cơng thức:
n

NPV =


t 0

Bt  Ct
(1  r ) t

Trong đó:

19

(2.8)




×