Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và một số đặc điểm sinh lý của cây Keo lưỡi liềm (Acacia orassicarpa A.Cunn ex benth) ở giai đoạn vườn ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 61 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với
Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển bền vững và xóa đói giảm
nghèo. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu là vấn đề mới không chỉ đối với Việt
Nam mà còn đối với toàn cầu nên nhiều địa phương đã gặp không ít khó khăn
trong việc triển khai thực hiện hai nhiệm vụ này. Trong vấn đề cấp thiết ấy, rừng
chính là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển, có ý nghĩa lớn trong sự phát
triển kinh tế xã hội, sinh thái và bảo vệ môi trường trên Trái Đất. Do đó mà công
tác duy trì, bảo tồn và phát triển rừng nhất thiết cần được ưu tiên hàng đầu.
Nhưng để có một cây trồng phù hợp với điều kiện khắc nghiệt ở một số
vùng của nước ta, vừa đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế, vừa đảm bảo cải thiện
môi trường là một điều không đơn giản. Để giải quyết yêu cầu đó, nhiều năm
qua ngành Lâm Nghiệp nước ta đã đầu tư công sức để chọn lựa một số loài cây
trồng thích hợp với mong muốn tạo ra những khu rừng có chất lượng. Với khả
năng là chịu được khô nóng, gió Lào, nhiệt độ cao cũng như nhiệt độ thấp, có
thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau kể cả đất cát sâu hay
đất sét khó thoát nước, có thể chịu được độ mặn, chịu được đất cằn cỗi và khả
năng chịu lửa tốt nên keo lưỡi liềm có thể coi là một trong những giống cây
trồng cần được quan tâm và đầu tư nhân giống.
Diện tích chủ yếu ở nước ta là đồi núi, việc trồng Keo lưỡi liềm trên các
vùng đất dốc thành hàng rào hay băng xanh có thể chống xói mòn, làm băng cản
lửa, chắn gió bảo vệ đất rất hữu hiệu. Với các vùng đất cát ven biển, đặc biệt là
các vùng đồi cát nội đồng hoặc đồi cát di động, bán di động cây Keo lưỡi liềm là
cây trồng lí tưởng để hình thành rừng phòng hộ bảo vệ đất, điều hòa khí hậu,
chống cát bay, cát nhảy, cải tạo môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho
canh tác nông nghiệp và đời sống dân sinh.
Bên cạnh những lợi ích của cây keo lưỡi liềm mang lại cho môi trường thì
nó còn đem lại nhiều lợi ích về kinh tế. Gỗ keo lưỡi liềm khá nặng, gỗ lớn dùng
để đóng đồ mộc, gỗ xây dựng, làm ván ghép thanh; gỗ nhỏ dùng làm nguyên
liệu giấy, dăm, ván ép, cọc trụ mỏ… Do tán lá rộng thường xanh, mọc chồi


khỏe, có khả năng cạnh tranh với cỏ dại nên dùng để trồng trên đồi trọc làm cây
che bóng cho các cây ăn quả, cây công nghiệp là rất tốt.
Cho đến nay, cây Keo lưỡi liềm chỉ mới được đem trồng ở một vài nơi trên
địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và chủ yếu do các trung
1
tâm Lâm Nghiệp tiến hành thử nghiệm. Hầu hết người dân trên các địa bàn vẫn
chưa tiếp cận được với loại cây trồng này vì nguồn giống còn nhiều hạn chế do
phương pháp nhân giống bằng hạt vốn tốn nhiều thời gian lại kém hiệu quả.
Để đáp ứng kiệp thời nhu cầu cây giống cho bà con nông dân cần tiến hành
nghiên cứu xây dựng một phương pháp nhân giống hoàn chỉnh vừa đơn giản vừa
tạo ra được nguồn giống khỏe mạnh đảm bảo chất lượng. Một trong những
phương pháp mang lại hiệu quả là phương pháp nhân giống sinh dưỡng hay còn
gọi là phương pháp nhân giống vô tính. Đó là phương pháp dùng một bộ phận
sinh dưỡng của cây như: thân, củ, thân ngầm, cành, lá… để tạo thành cây mới.
Theo nghĩa rộng thì đó là phương pháp bao gồm nhân giống bằng củ, hom, cành
chiết, mắt ghép, cành giâm. Theo nghĩa hẹp đó là nhân giống bằng hom. Nhân
giống sinh dưỡng truyền đạt được nguyên vẹn các tính di truyền từ đời trước cho
đời sau và được áp dụng rộng rãi trong nghề trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp.
Có thể nói keo lưỡi liềm là một đối tượng cây trồng mới chưa nhận được
sự quan tâm nghiên cứu chuyên sâu. Để đảm bảo cho cây giống khi đem trồng
có thể sống sót và phát triển tốt thì việc chọn lọc cây giống tốt và chăm sóc cây
con trong giai đoạn vườn ươm là yếu tố hết sức quan trọng cần đầu tư nghiên
cứu kỷ lưỡng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề nêu trên nhóm chúng
tôi đã tiến hành đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và một số đặc điểm
sinh lý của cây Keo lưỡi liềm (Acacia

orassicarpa A.Cunn ex benth) ở giai
đoạn vườn ươm” nhằm phục vụ cho công tác giống trước khi đưa loài cây này
ra trồng đại trà.
2

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Một số nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy với rừng trồng Acacia crassicarpa
xuất xứ Papua New Guinea sau 3 năm đạt 207 tấn sinh khối khô/ha (Visaranata,
1989). Ở vùng khô hơn là Ratchaburi – Thái Lan nó có năng xuất ngang bằng
Keo lá tràm 40 tấn sinh khối/ha (3 tuổi).
Ở Sarah – Malaysia nó được trồng trên đất đá có tầng mặt mỏng và đất cát
cho kết quả H = 15 – 23m, D
1.3
= 10 – 16cm sau 4 năm tuổi, tốt hơn cả A.
auriculiformis và A.mangium (Sim và Gan 1991).
Nhiều nghiên cứu của các nước trong khu vực cho thấy A.crassicarpa sinh
trưởng ngang bằng hoặc hơn cả A.auriculiformis và A.mangium (các nghiên cứu
ở Thái Lan, Myanma, Trung Quốc, Lào…) của một số tác giả.
2.1.1.2. Nguồn gốc và đặc điểm của cây keo lưỡi liềm
Keo lưỡi liềm (còn gọi là Keo lá liềm vì lá có hình lưỡi liềm) có tên khoa
học là Acacia crassicarpa hay Racosperma crassicarpum, thuộc họ trinh nữ
(Mimosaceae). Cây thân gỗ có thể biến dạng từ thân bụi đến thân gỗ lớn tùy môi
trường sống.
Những đặc điểm chủ yếu:
− Đặc điểm: Cây ưa sáng, thân thẳng, đâm nhiều cành nhánh, vỏ màu sẩm
hay nâu xám, nhiều vết nứt sâu. Rễ phát triển mạnh, có nhiều vi khuẩn cố định
đạm cộng sinh nên vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt, đặc biệt là các
vùng cát trắng ven biển.
− Khí hậu: độ cao thích hợp dưới 200m, cũng có thể trồng tới độ cao
700m so với mặt biển. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.000 – 3.500mm,
mưa theo mùa hoặc tập trung vào mùa hè, chịu được khô hạn, gió Lào… Chịu
nhiệt độ bình quân các tháng nóng nhất là 31 – 34

o
C, nhiệt độ bình quân các
tháng lạnh nhất từ 15 – 22
o
C, không có sương giá.
− Đất: Có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau kể cả đất cát sâu
và đất sét khó thoát nước. Có thể chịu được độ mặn, đất cằn cỗi và khả năng
chịu lửa tốt. Nhưng điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt nhất là trên các loại đất
3
feralit có pH từ 3–7, độ cao thích hợp dưới 200m, cũng có thể trồng tới độ cao
700m so với mặt biển.
− Đặc tính lâm sinh: lá già nhẵn bóng mọc thành là kép, màu xanh lục, lá
đơn hình lưỡi liềm dài 11 - 12cm, rộng từ 1 - 4cm, thường xanh. Hoa có màu
vàng nhạt gần giống hoa Keo lá tràm. Quả dạng quả đậu, mọc xoắn, hạt nhẵn
màu đen, khoảng 35.000 – 40.000 hạt/kg.
− Công dụng: gỗ Keo lưỡi liềm khá nặng, gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ
xây dựng, làm ván ghép; thanh gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy, dăm, ván ép,
cọc trụ mỏ… Do tán lá rộng thường xanh, mọc chồi khỏe, có khả năng cạnh
tranh với cỏ dại nên dùng để trồng trên đồi trọc làm cây che bóng cho các cây ăn
quả, cây công nghiệp rất tốt. Trên các vùng đất dốc có thể trồng thành hàng rào
hoặc băng xanh để chống xói mòn, làm băng cản lửa, chắn gió để bảo vệ đất rất
hữu hiệu. Với các vùng đất cát ven biển, đặc biệt là các đồi cát nội đồng hoặc
đồi cát di động, bán di động… là cây trồng lý tưởng để hình thành rừng phòng
hộ bảo vệ đất, điều hòa khí hậu, chống cát bay, cát nhảy, cải tạo môi trường sinh
thái, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đời sống dân sinh.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việc nghiên cứu và sản xuất cây Lâm nghiệp ở Việt Nam đã có từ rất lâu,
đặc biệt là ở trên vùng đất cát ven biển miền Trung. Trước đây, việc trồng rừng
Phi lao rất phát triển, nó không chỉ là nguồn thu nhập hàng năm cho người dân
mà còn có tác dụng mang lại lợi ích chắn gió, chắn cát, cải tạo đất, bảo vệ sinh

thái nên cây Phi lao được xem là “độc nhất vô nhị” trên vùng đất cát ven biển
miền Trung. Tuy nhiên, nhằm nâng cao tính đa dạng sinh học cho các vùng sinh
thái và tăng giá trị sản xuất cho người dân, các nhà nghiên cứu Lâm sinh đã tìm
ra một loài cây nhập nội mới là cây Keo lưỡi liềm, loài cây này rất có khả năng
thích hợp với khí hậu, đất đai ở Việt Nam và đã tiến hành nhiều nghiên cứu
nhằm phát triển loài cây này.
Vào những năm 1980, các loài Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lưỡi liềm
và Keo aulacocarpa đã được đưa vào trồng thử tại Ba Vì (Hà Tây), Hóa Thượng
(Thái Nguyên) và Trảng Bom ( Đồng Nai). Kết quả đánh giá năm 1991 cho thấy
các loài có triển vọng nhất là Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lưỡi liềm (Lê
Đình Khả và Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1991). Một khảo nghiệm loài và xuất xứ các
loài Keo do Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy xây dựng tại Mang Yang,
Gia Lai (Mai Dinh Hong et al . 1996). Kết quả đánh giá sau 4 năm cho thấy các
loài Keo lưỡi liềm, Keo tai tượng, Keo lá tràm là những loài tốt nhất.
4
Tháng 9/1991, một khảo nghiệm xuất xứ Keo lưỡi liềm được xây dựng tại
Bầu Bàng, kết quả đánh giá sau 8,5 năm cho thấy các xuất xứ Dimisisi, Deri-
Deri, Morehead và Bensbach từ Papua New Guinea có sinh trưởng tốt nhất. Các
xuất xứ có sinh trưởng chậm nhất là từ Indonesia và Queensland. Keo lưỡi liềm
có sinh trưởng tốt hơn các loài Keo khác ở vùng cát nội đồng ven biển miền
Trung Việt Nam, đây là những vùng có điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng, bị
ngập nước theo mùa. Đã có hàng ngàn hectare Keo lưỡi liềm được trồng tại
vùng này, và diện tích sẽ tăng nhiều trong tương lai. Tuy nhiên, trong điều kiện
đất đai nghèo dinh dưỡng sẽ rất khó có thể sản xuất được gỗ lớn phục vụ cho
công nghiệp gỗ xẻ.
Trong việc điều tra tập đoàn cây trồng và xây dựng mô hình trồng rừng cây
Keo lưỡi liềm (A.crassicarpa) trên đất cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ của
Nguyễn Thị Liệu ở Trung tâm khoa học sản xuất Lâm nghiệp vùng Bắc Trung
Bộ thì theo số liệu điều tra của các tỉnh có Tỉnh Thừa Thiên Huế trong 3 năm từ
2000-2002 trồng được 1.500ha rừng (rừng Keo lưỡi liềm chiếm 900ha, Keo lá

tràm chiếm 300ha, rừng Phi lao chiếm 200ha, 100ha còn lại là các lòa khác);
tỉnh Quảng Trị trong 5 năm từ 1998-2002 trồng được 2.500ha rừng vùng cát,
riêng vùng cát nội đồng hầu hết được trồng Keo lá tram; tỉnh Quảng Bình trong
5 năm từ năm 1998-2002 trồng được 5.000ha rừng trên cát, trong đó có 4.400 ha
trồng rừng Phi lao, 600ha trồng rừng Phi lao xen Keo lá tràm. Và có kết luận về
điều tra tập đoàn cây trồng trên cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ như sau:
− Keo lưỡi liềm là loài có triển vọng nhất trên đất cát nội đồng vùng Bắc
Trung Bộ. Đây là loài cây có khả năng thích nghi tốt trên điều kiện khắc nghiệt
của đất cát nội đồng. Chúng có khả năng sinh trưởng tốt trên đất cát nội đồng
úng ngập khi được lên líp, vì thích hợp trong điều kiện cát bay cục bộ vì nó có
bộ rễ đặc biệt phát triển. Ngoài ra với bộ rễ phát triển, có nhiều nốt sần và bộ tán
lá dày, rụng lá nhiều nó có ưu thế trong việc cải tạo đất, cải tạo môi trường.
− Keo lá tràm là loài cây có khả năng sinh trưởng kém, lá vàng, phân cành
nhánh nhiều, tạo nên dạng thân như cây bụi, có khả năng tạo đai xanh nhưng
khả năng cho sản phẩm gỗ thấp.
− Cây bạch đàn thì không nên trồng ở vùng cát.
− Phi lao chỉ trồng ở những vùng tương đối thoát nước, không bị úng ngập
và lên líp cao.
− Riêng loài cây keo lai bước đầu thấy có triển vọng khá tốt, tuy nhiên cần
có những khảo nghiệm đầy đủ trước khi có những kết luận.
5
Trong giai đoạn 2000 - 2002, trong khuôn khổ một dự án do chương trình khí
nhà kính của Australia tài trợ và phối hợp với Viện CSIRO đã xây dựng hai vườn
giống cây hạt Keo lưỡi liềm tại Đông Hà và Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Trong
năm 2002, trong khuôn khổ dự án giống do chính phủ Việt Nam đầu tư đã xây
dựng 4 ha vườn giống Keo lưỡi liềm tại Phong Điền, Thừa Thiên - Huế.[9]
Trong năm 2011, việc nghiên cứu kĩ thuật trồng rừng vùng cát ven biển
miền Trung của PGS.TS Đặng Thái Dương trường Đại học Nông Lâm Huế đã
đánh giá được tình hình chung của điều kiện tự nhiên và sinh thái toàn bộ các
tính miền Trung, đã đưa ra một số mô hình trồng nông lâm kết hợp trên vùng đất

cát, trong đó có các loài Keo.
2.2. Đặc điểm sinh trưởng của cây
2.2.1. Khái niệm về sinh trưởng
Theo D.A Xabinin: sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc của
cây một cách không thuận nghịch (các thành phần mới của tế bào, tế bào mới,
cơ quan mới…) thường dẫn đến tăng về số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối
của chúng.
Sự sinh trưởng của cây được thể hiện ở những đặc điểm sau:
− Sự tăng về khối lượng và kích thước của cơ thể hoặc từng cơ quan (sự
tăng trưởng chiều cao của thân cây, chiều dài của cành, tăng diện tích của lá,
tăng khối lượng quả, hạt…)
− Sự tăng thêm số lượng cơ quan, số lượng tế bào (cây mọc thêm cành,
cành ra thêm lá, số lượng tế bào ở mô phân sinh tăng lên…)
− Tăng thể tích của tế bào, đặc biệt là tăng khối lượng chất nguyên sinh (tế
bào sau khi phân chia xong thì tiến hành quá trình giãn tế bào để tăng kích thước
của tế bào và tăng khối lượng chất nguyên sinh của tế bào).
− Tăng các yếu tố cấu trúc của tế bào (hình thành bào quan bên trong của
tế bào).
− Tăng trọng lượng chất khô của cây. Chẳng hạn thời kỳ chín hạt cây
ngừng tăng về kích thước của các cơ quan, nhưng cây vẫn tích lũy thêm các chất
hữu cơ về hạt.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây
Quá trình sinh trưởng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài:
 Yếu tố bên trong: đó là các phytohormone (hormone thực vật) bao gồm
các chất kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng.
6
+ Chất kích thích sinh trưởng: auxin, gibberellin, xytokinin.
+ Chất ức chế sinh trưởng: axit absicic, etylen, các chất có bản chất phenol.
 Yếu tố bên ngoài:
+ Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ

quá thấp hay quá cao đều kìm hãm sự sinh trưởng của cây. Sự chênh lệch nhiệt độ
ngày đêm cũng là yếu tố kích thích sinh trưởng của thân. Sự chênh lệch nhiệt độ
không khí và nhiệt độ đất cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân, nhiệt độ
đất phải thấp hơn nhiệt độ không khí thì mới thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây.
Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ức chế sự tạo thành lá và sinh trưởng của lá.
Khi gặp nhiệt độ thấp lá sinh trưởng chậm nhưng phiến lá dày hơn.
+ Ánh sáng: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng sự sinh trưởng của thân và lá.
Cây thiếu ánh sáng thường yếu, dễ đổ do mô cơ phát triển kém, do sắc tố tổng
hợp ít nên cây bị bạc trắng. Các tia đỏ kích thích sự sinh trưởng của phiến lá. Sự
chiếu sáng mạnh ức chế sự kéo dài tế bào nên lá trong tối thường to hơn lá ngoài
sáng, nhưng phiến lá ngoài sáng lại dày hơn.
+ Nước: trong điều kiện đất đủ ẩm rễ sinh trưởng tốt, khi đất khô đến mức
gây héo thì rễ ngừng sinh trưởng. Thiếu nước cây sinh trưởng chậm, nhưng
trong môi trường bão hòa nước cũng ức chế sự sinh trưởng của thân. Hàm lượng
nước trong môi trường và trong lá cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lá. Lá
mất nhiều nước, mất sức trương sẽ ngừng sinh trưởng.
+ Dinh dưỡng khoáng: nếu thiếu đạm dẫn đến thiếu protein và axit
nucleic thì quá trình sinh trưởng sẽ bị ngừng trệ. Nếu thiếu P, K sẽ ức chế sinh
trưởng của thân. Thiếu dinh dưỡng lá cũng chậm lớn.
+ Oxi: nồng độ oxi trong đất có liên quan đến sự sinh trưởng của rễ. Khi
nồng độ O
2
giảm đến 10% thì sự sinh trưởng của rễ bắt đầu giảm và rễ ngừng
sinh trưởng khi nồng độ O
2
< 5%.
2.3. Một số đặc điểm sinh lý của cây
2.3.1. Tính chịu nóng
2.3.1.1. Định nghĩa
Tính chịu nóng là khả năng của cơ thể thực vật chịu được sự đốt nóng.

Trong tự nhiên nhiều trường hợp nhiệt độ cao tác động đồng hành cùng gió khô.
Khả năng thích nghi của thực vật đối với nhiệt độ cao là khác nhau giữa các loài,
giống cây.
7
Đa số các loài thực vật bắt đầu bị hư hại ở nhiệt độ 35-40
o
C. Tuy nhiên, tồn
tại những loài cây sống được ở môi trường nhiệt độ cao, đặc biệt, thực vật sa
mạc. Chẳng hạn như thực vật thuộc chi xương rồng chịu được nhiệt độ 60
o
C.
Một loạt các loài thực vật bậc thấp như một số loài tảo, nấm và vi khuẩn có thể
sống được nhiệt độ cao hơn. Vi sinh vật vùng núi lửa là những cơ thể chịu được
nhiệt độ cao nhất, có thể tồn tại ở nhiệt độ 100
o
C.
2.3.1.2. Tác hại của nóng đối với thực vật
− Giới hạn nhiệt độ cao bị giới hạn
+ Với thực vật sống ở vùng nhiệt đới, đa số thực vật có giới hạn nhiệt độ
trên là 45
o
C. Nói chung, chúng chỉ tồn tại ở 45-55
o
C trong 1-2giờ. Các thực vật
ôn đới có giới hạn trên là 35-40
o
C. Với nhiệt độ này, chúng sinh trưởng rất kém
và năng suất thấp. Vượt quá giới hạn trên nhiệt độ này, thực vật sẽ chết.
+ Các mô khác nhau chịu nhiệt độ cao khác nhau. Chẳng hạn, hạt phơi
khô đang ngủ nghỉ có thể chịu được nhiệt độ lên đến 100

o
C trong thời gian ngắn.
Các mô quả thường chịu nhiệt độ cao hơn các mô khác.
− Triệu chứng bị hại và thương tổn ở nhiệt độ cao
+ Với các cây con, triệu chứng bị hại giống như triệu chứng nhiễm nấm
bệnh gây thối nhũn cây và thường gặp ở cây lanh, lúa mạch, lúa mì, đậu đỗ…
+ Lá bị hại: Biểu hiện bị hại ở lá là thường mất màu hay có thể bị biến
dạng, các mép lá bị hỏng và chết hoại như lan ra toàn lá như ở khoai tây, rau
diếp, bắp cải…
+ Nguyên nhân gây chết ở nhiệt độ cao trước hết và quan trọng nhất là
protein bị bíên tính, bị phân huỷ giải phóng NH
3
gây độc amon cho cây. Việc
giảm hàm lượng N-protein, tích luỹ amoniac và tích luỹ N-phi protein có thể coi
là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thương tổn làm chết cây.
+ Hệ thống màng bị thương tổn: Do sự biến tính của protein mà làm mất
hoạt tính của hệ thống màng sinh học và hệ thống enzym. Sự thương tổn màng
dẫn đến hiện tượng rò rỉ các chất ra ngoài màng tế bào, phá huỷ chức năng bình
thường của hệ thống màng. Hoạt động trao đổi chất bị rối loạn, quá trình phân
huỷ chiếm ưu thế…
+ Các hoạt động sinh lý của cây khi gặp nhiệt độ cao đều rối loạn như ức
chế quang hợp vì lục lạp và diệp lục bị phân huỷ, hô hấp vô hiệu, mất cân bằng
trong trao đổi nước…Do đó, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bị ức
8
chế, nhất là quá trình thụ tinh không xảy ra bình thường làm hạt lép và giảm
năng suất…
2.3.1.3. Các kiểu chịu nóng của thực vật
− Tính chịu nóng phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, pha sinh trưởng và
phát triển của giống, loài thực vật. Thực vật đã có những thích nghi khác nhau
để chống lại tác động của nóng.

− Thoát hơi nước để hạ nhiệt độ cơ thể: Thực vật thuộc nhóm này có hệ rễ
phát triển mạnh, sâu vào đất, có thể đạt đến mạch nước ngầm, đảm bảo đủ nước
cho cây thoát hơi nước với cường độ cao khi bị nóng.
− Chịu nóng cao nhờ sự bền vững hoá lý của hệ keo sinh chất: Đại diện
nhóm này là thực vật mọng nước sống ở sa mạc khô và nóng. Tế bào chất của
chúng có độ nhớt cao, vượt xa độ nhớt của những cây chịu hạn khác. Độ nhớt
cao cùng hàm lượng nước liên kết cao là đặc trưng của sinh chất của thực vật
mọng nước.
2.3.1.4. Cơ chế hóa sinh của tính chịu nóng
− Cơ sở hoá sinh của tính chịu nóng là khả năng khử độc cao và khả năng
phục hồi nhanh chóng những hư hại sau khi nhiệt độ cao ngừng tác động. Đặc
biệt là sự xuất hiện các protein sốc đặc hiệu, đồng thời giảm protein vốn được
hình thành ở điều kiện bình thường. Trong thời gian nhiệt độ cao tác động, tính
thấm của màng sinh chất tăng lên. Sự tồn tại các protein sốc có tác dụng ổn định
màng sinh chất, hạn chế sự gia tăng tính thấm của nó. Ngoài các protein gây sốc,
trong bộ gen còn có mã hoá chương trình liên quan với sự thử thách stress. Khi
bị stress, trong tế bào tăng cường tổng hợp hydrocacbon và các axit amin như
prolin có khả năng tăng khả năng giữ nước và gia tăng áp suất thẩm thấu nội
bào. Nhờ vậy, tế bào chất được ổn định, và cấu trúc của tế bào không bị hư hại
trong thời gian nhiệt độ cao tác động.
2.3.1.5. Các biện pháp tăng tính chịu nóng của thực vật
Qua nghiên cứu thực nghiệm, các nhà kha học đã đề xuất một số biện pháp sau:
− Chọn tạo giống cây trồng chịu nóng: Chọn, tạo các giống cây trồng chịu
nóng theo đặc điểm di truyền và sử dụng công nghệ sinh học có nhiều triển vọng.
− Sử dụng phân bón hợp lý và một số hoá chất: Giống như đối với hạn,
người ta sử dụng các biện pháp bón phân hợp lý, không bón đạm, bón kali khi
cây bị nóng tác động để cây tăng khả năng giữ nước và giảm thiểu khả năng mất
9
nước của mô. Một số hoá chất có khả năng giảm thiểu tác hại của nhiệt độ cao
và tăng tính chịu nóng của cây. Có thể cung cấp cho cây trước mùa khô nóng để

bảo vệ cây các chất như đường, prolin, vitamin C, axit glutamic, uraxil, ATP
cùng các chất dinh dưỡng khoáng. Đặc biệt các chất tham gia trao đổi chất axit
nucleic như adenin có khả năng tăng tính chịu nóng tốt nhất cho cây. Trong các
chất điều hoà sinh trưởng, kinetin có tác dụng tốt, gia tăng tính chịu nóng của cơ
thể thực vật. Một số nguyên tố vi lượng như kẽm, mangan, đồng cũng có khả
năng tăng tính chịu nóng của thực vật.
− Luyện tính chịu nóng của cây mầm.
2.3.2. Tính chịu hạn
2.3.2.1. Các kiểu khô hạn của môi trường
Hạn là hiện tượng xảy ra khi cây bị thiếu nước. Do thiếu nước, lượng nước
hút vào cây không bù đắp được lượng nước bay hơi đi qua các bộ phận trên mặt
đất, làm cho cây mất cân bằng nước và bị héo. Có ba loại hạn:
Hạn đất xảy ra khi lượng nước dự trữ cho cây hấp thu trong đất bị cạn kiệt
nên cây không hút đủ nước và mất cân bằng nước. Hạn đất thường xảy ra với
các vùng có lượng mưa trung bình rất thấp và kéo dài nhiều tháng trong năm
như các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên…vào mùa khô.
Hạn không khí xảy ra khi độ ẩm không khí quá thấp làm cho quá trình thoát
hơi nước của cây quá mạnh và cũng có thể dẫn đến mất cân bằng nước trong
cây. Hạn không khí thường xảy ra ở các vùng có gió khô và nóng như vùng có
gió mùa Tây Nam của các tỉnh miền Trung, mùa khổơ Tây Nguyên hoặc đôi lúc
gió mùa Đông Bắc cũng có độ ẩm không khí thấp…
Hạn sinh lý xảy ra do trạng thái sinh lý của cây không cho phép cây hút
được nước mặc dù trong môi trường không thiếu nước. Rễ cây không lấy được
nước trong khi quá trình bay hơi nước vẫn diễn ra nên cây mất cân bằng nước.
Ví dụ khi đất yếm khí, rễ cây thiếu oxy để hô hấp nên không có không có năng
lượng cho hút nước; hoặc khi nồng độ muối trong đất quá cao vượt quá nồng độ
dịch bào của rễ làm rễ cây không hút nước được, hay trường hợp nhiệt độ của
đất quá thấp cũng xảy ra hạn sinh lý…Hạn sinh lý kéo dài cũng tác hại như hạn
đất và hạn không khí. Nếu hạn đất kết hợp với hạn không khí thì mức độ tác hại
đối với cây tăng lên rất nhiều lần.

2.3.2.2. Tác hại của hạn đối với cơ thể thực vật
Hệ thống keo nguyên sinh chất bị thay đổi mạnh. Thay đổi các tính chất
lý hoá của chất nguyên sinh: tăng độ nhớt chất nguyên sinh làm chậm các hoạt
10
động sống, giảm mức độ phân tán, khả năng thuỷ hoá và tính đàn hối của keo
nguyên sinh chất. Thay đổi đặc tính hoá keo từ trạng thái sol rất linh động thuận
lợi cho các hoạt động sống sang trạng thái coaxecva hoặc gel kém linh động, cản
trở các hoạt động sống…
Quá trình trao đổi chất lúc thiếu nước sẽ bị đảo lộn từ hoạt động tổng
hợp là chủ yếu khi đủ nước chuyển sang hướng phân giải khi thiếu nước. Quá
trình phân giải quan trọng nhất là phân giải protein và axit nucleic, kết quả là
giải phóng và tích luỹ NH
3
gây độc cho cây và có thể làm chết cây.
Hoạt động sinh lý bị kìm hãm. Thiếu nước sẽ ức chế hoạt động quang
hợp. Do khí khổng đóng nên thiếu CO
2
, lục lạp có thể bị phân huỷ, ức chế tổng
hợp diệp lục; lá bị héo và khô chết là giảm diện tích quang hợp; sự vận chuyển
các sản phẩm quang hợp ra khỏi lá và về cơ quan dự trữ bị tắc nghẽn. Thiếu
nước ban đầu sẽ làm tăng hô hấp vơ hiệu, về sau giảm hô hấp nhanh, hiệu quả
sử dụng năng lượng của hô hấp rất thấp vì hô hấp sản sinh nhiệt là chính. Hạn
làm mất cân bằng nước trong cây: lượng nước thoát ra lớn hơn lượng nước hấp
thu vào cây làm cho cây bị héo. Dòng vận chuyển vật chất trong cây bị ức chế
rất mạnh: Sự hút chất khoáng giảm do tốc độ dòng thoát hơi nước giảm. Thiếu
nước kìm hãm tốc độ vận chuyển chất đồng hoá về các cơ quan dự trữ và có thể
có hiện tượng “chảy ngược dòng” các chất đồng hoá từ các cơ quan dự trữ về
các cơ quan dinh dưỡng. Kết quả làm giảm năng suất kinh tế của cây trồng…
Quá trình sinh trưởng và phát triển bị kìm hãm. Ức chế sinh trưởng:
thiếu nước thì đỉnh sinh trưởng không tiến hành phân chia được, quá trình dãn

của tế bào bị ức chế làm cho cây sinh trưởng chậm. Do đó nước được xem là
yếu tố nhạy cảm trong sự sinh trưởng của tế bào. Trong trường hợp cần ức chế
sinh trưởng không cần thiết của cây như lúc cây có nguy cơ bị lốp, có thể tạo
điều kiện khô hạn để ức chế sự dãn của tế bào, ức chế sinh trưởng chiều cao. Ức
chế ra hoa, kết quả: Thiếu nước ảnh hưởng đến quá trình phân hoá hoa và đặc
biệt là quá trình thụ tinh. Khi gặp hạn, hạt phấn không nảy mầm, ống phấn
không sinh trưởng được, sự thụ tinh không xảy ra và hạt sẽ bị lép, giảm năng
suất…
2.3.2.3. Các phản ứng chịu hạn
Tính chịu hạn là sự thích nghi có bản chất di truyền được thể hiện ra trong
các thích nghi đa dạng về mặt hình thái và sinh lý của thực vật chịu mất nước.
Điều đó được biểu hiện ở thực vật chịu hạn bằng cách giảm thiểu sự thoát hơi
nước nhờ có lớp cutin dày, khí khổng nằm sâu, hình thành các protein sốc có tác
11
dụng bảo vệ bộ gen khỏi bị hạn tác động gây hư hại và sử dụng nước một cách
có hiệu quả nhất bằng cách tiến hành quang hợp theo con đường CAM.
Về quan hệ của thực vật đối với nước, có thể chia thực vật thành ba nhóm
sinh thái:
•Thực vật thuỷ sinh (hydrophyta) gồm những loài cây ngập bộ phận hay
toàn bộ cơ thể trong nước và những cây sống ở lập địa ẩm ướt.
•Thực vật trung sinh (mesophyta) gồm các loài thực vật sống trong môi
trường với mức độ cung cấp nước trung bình. Những cây thuộc nhóm này không
có các thích nghi đối với sự thừa hay thiếu nứơc.
•Thực vật hạn sinh (xerophyta) bao gồm những loài thực vật sống trong
môi trường thường thiếu nước nghiêm trọng.
Về mặt sinh lý thích nghi, nhóm thực vật hạn sinh không đồng nhất. Tồn tại
một số kiểu thích nghi đối với hạn:
•Thực vật tránh khô hạn (thực vật chóng tàn – Ephemerophyta). Nhóm
thực vật này có chu kỳ sinh trưởng ngắn, toàn bộ chu kỳ sinh dưỡng vào thời kỳ
mưa ở sa mạc. Thời gian sinh trưởng của chúng rất ngắn, chỉ vài tuần lễ. Khi có

mưa, đất ẩm hạt giống của chúng lại nẩy mầm. Chúng sinh trưởng và phát triển
thật nhanh, hình thành hạt rồi chết trước khi mùa khô hạn đến, là lúc thế nước
của đất giảm xuống dưới mức gây chết. Lúc đó hạt của chúng bước vào giai
đoạn ngủ đợi đến lần mưa năm sau. Thực vật nhóm này không có khả năng chịu
được mất nước.
•Thực vật tích luỹ nước (hạn sinh giả). Đây là nhóm thực vật hạn chế sự
mất nước. Nhóm này gồm thực vật mọng nước trước hết là cây xương rồng
(Euphobia), cây có thân dày, bề mặt thoát hơi nước ở nhóm này là rất hẹp. Lá bị
tiêu giảm mạnh, tất cả bề mặt của cây được phủ lớp cutin dày. Xương rồng có hệ
rễ cạn nhưng phân bố rộng. Tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp do đó áp suất
thẩm thấu thấp. Xương rồng sống tại các miền có chu kỳ khô hạn xen kẽ thời kỳ
mưa, hệ rễ của chúng thích nghi với sự hấp thụ nước mưa. Thời gian còn lại
trong năm xương rồng sống nhờ lượng nước mưa dự trữ trong các cơ quan thịt
mọng, lượng nước này được xương rồng chi dùng một cách tiết kiệm. Cường độ
thoát hơi nước giảm theo mức độ giảm của lượng nước trong tế bào. Liên quan
với sự tiết kiệm nước, thực vật mọng nước, cụ thể cây xương rồng có kiểu trao
đổi chất độc đáo gọi là CAM. Ban ngày khí khổng đóng, ban đêm khí khổng mở
cho khí CO
2
khuếch tán vào lá. Các axit hữu cơ vốn rất giàu trong cây mọng
12
nước là chất nhận CO
2
. Trong các tế bào cây xương rồng nhờ có sự oxy hoá
không hoàn toàn cacbon hydrat trong hô hấp tích luỹ lại nhiều axit hữu cơ. Ban
ngày khi ánh sáng chiếu tới, CO
2
đã ở trạng thái liên kết được giải phóng ra và
được tái cố định theo chu trình Calvin để liên kết vào các hợp chất hữu cơ là sản
phẩm của quang hợp như C

6
H
12
O
6
và các chất khác. Đặc điểm trao đổi chất theo
con đường CAM giúp thực vật mọng nước thực hiện được quang hợp vào ban
ngày lúc khí khổng đóng đảm bảo thực hiện sự giảm thiểu sự mất nước qua quá
trình thoát hơi nước và không bị chết đói. Xương rồng bị hư hại và chết. Đó là
nhóm thực vật tích trữ nước và chi dùng một cách tiết kiệm do chúng sinh
trưởng rất chậm.
•Thực vật thích nghi tìm kiếm nước. Thực vật nhóm này có hệ rễ lan toả và
ăn sâu, hướng tới nguồn nước trong đất. Tế bào rễ thường có áp suất thẩm thấu
cao, sức hút nước lớn. Nhờ các đặc điểm đó, thực vật nhóm này có thể thu gom
thể tích nước rất lớn từ trong đất. Hệ rễ của nó có thể phân bố tới hệ nước ngầm
không quá sâu. Mô dẫn của nhóm thực vật này phát triển mạnh, lá mỏng, hệ gân
dày đặc có tác dụng giảm thiểu đến mức tối đa lực cản đối với dòng nước đi đến
các tế bào sống của lá. Thực vật nhóm này có cường độ thoát hơi nước rất cao.
Thậm chí vào những ngày nóng khô chúng vẫn mở khí khổng. Nhờ thoát hơi
nước mạnh, nhiệt độ của lá thấp hơn nhiều so với nhiệt độ không khí giúp thực
hiện quá trình quang hợp ở điều kiện nhiệt độ ban ngày cao. Những loài cây
chịu hạn có lá mỏng, thoát hơi nước mạnh như dưa hấu (Citrulus colocynthus),
cây đinh lăng đồng cỏ (Medicago falcata), cây ngải (Artemosia)…lá của chúng
được phủ lớp lông. Lông đóng vai trò như cái màn phản quang góp phần bảo vệ
lá khỏi bị đốt nóng. Một đặc điểm rất quan trọng của kiểu chịu hạn này là khả
năng chịu được mức độ mất nước rất cao-héo lâu dài mà không bị hư hại. Khi
được cung cấp nước, thực vật nhóm này nhanh chòng phục hồi lại hoạt động
sống bình thường.
• Thực vật chịu khô hạn ở trạng thái tiềm sinh (anabios). Đó là loài cây lá
cứng ở trạng thái cương chứa hàm lượng nước rất ít. Khi héo, hàm lượng nước

trong các cây ấy có thể tụt xuống đến 25%. Ở trạng thái mất nước, cây lá cứng
rơi vào trạng thái tiềm sinh. Các loài thực vật này có đặc trưng là có mô cơ học
rất phát triển. Lá ở những cây này rất cứng cho phép chúng tránh khỏi hư hại cơ
học khi mất sức trương. Tế bào chất của các loài thực vật này có độ nhớt cao.
Khi được cung cấp đủ nước, cường độ thoát hơi nước cao. Khi gặp điều kiện
thiếu nước, chúng xuất hiện thích nghi có tác dụng giảm thiểu cường độ thoát
hơi nước. Chẳng hạn, chúng có khả năng cuộn lá thành ống, nhờ vậy khí khổng
13
lẫn vào bên trong ống lá giúp giảm thiểu sự thoát hơi nuớc qua khí khổng. Ở
một số loài cây khí khổng nằm lõm sâu chuyên biệt vào dưới biểu bì và từ phía
trên lá được đậy bởi lớp vảy nhựa. Đôi khi lá bị tiêu biến.
Như vậy, tính chịu hạn của thực vật là khả năng của cở thể thực vật duy trì
tính ổn định trao đổi chất trong điều kiện thiếu nước.
2.3.2.4. Bản chất của những thực vật thích nghi và chống chịu khô hạn
Tránh hạn.
•Những thực vật này thường sống ở những sa mạc khô hạn có thời gian
mưa rất ngắn trong năm. Đây là những thực vật có thời gian sinh trưởng rất ngắn
gọi là các cây đoản sinh. Hạt của chúng nảy mầm ngay khi bắt đầu có mưa, đất
còn ẩm. Sau đó, chúng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, hình thành hạt rồi
chết trước khi mùa khô đến. Hạt của chúng chịu hạn rất tốt vì có thời gian ngủ
nghỉ rất dài suốt mùa khô, đợi đến mùa mưa năm sau lại nẩy mầm.
•Nói chung, những thực vật này không có những đặc trưng chống hạn thực
sự mà chỉ có chu kỳ sống quá ngắn nên tránh được hạn và tính phát triển dẻo
dai. Thực vật đoản sinh có hai nhóm: một nhóm nhờ nước mưa về mùa đông
thường có dạng lá hình hoa thị để tăng khả năng nhận ánh sáng yếu hơn trong
mùa đông và có con đường quang hợp C
3
; còn nhóm thứ hai nhờ nước mưa mùa
hè có con đường quang hợp C
4

để tăng khả năng quang hợp và tích luỹ.
•Trong công tác chọn giống cây trồng chống chịu hạn, các nhà chọn giống
quan tâm nhiều đến tính chín sớm, có thời gian sinh trưởng ngắn. Với các giống
chín sớm, có thể bố trí thời vụ để tránh được thời kỳ hạn nặng trong năm. Thực
tế các giống chín sớm cũng có khả năng chống hạn tốt hơn nhưng giống khác.
Giảm khả năng mất nước. Với cây trồng, giảm khả năng mất nước
cũng là đặc trưng thích ứng với khô hạn. Có nhiều cách mà thực vật chịu hạn
có được là:
• Đóng khí khổng để giảm thoát hơi nước khi gặp hạn. Khí khổng của
những thực vật chịu hạn này thường rất nhạy cảm với thiếu nước. Các thực vật
loại này thường sống ở sa mạc và thường là thực vật CAM nên có xu hướng mở
khí khổng vào ban đêm để nhận CO
2
. Các cây xương rồng ở sa mạc có thể đóng
khí khổng liên tục trong thời gian rất dài nếu sức hút của đất quá lớn.
• Các thực vật chống chịu hạn thường có tầng cutin dày hơn để giảm
lượng nước bay hơi qua cutin.
14
• Giảm sự hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời bằng cách vận động lá
theo hướng song song với tia sáng tới để nhận năng lượng ít nhất, nhất là vào
ban trưa hoạc có thể cuộn lá lại hay cụp lá xuống.
• Giảm diện tích lá để giảm bề mặt thoát hơi nước. Nhiều thực vật có lá
biến thành gai như xương rồng. Lá của chúng thường sinh trưởng rất chậm khi
thiếu nước. Lá rất nhạy cảm với thiếu nước nên một số lá bị rụng đi hay khô
chết đi để giảm bề mặt thoát hơi nước…
Duy trì khả năng hấp thu nước
• Có hệ rễ phát triển rất mạnh và phân bố sâu xuống mạch nước ngầm để
lấy nước. Số lượng và mật độ rễ cũng rất cao và tỷ lệ rễ/thân, lá cao hơn nhiều
khi gặp hạn.
• Về giải phẫu: chúng có số lượng và đường kính mạch dẫn tăng lên để

tăng khả năng vận chuyển nước lên thân lá.
• Tăng áp suất thẩm thấu và sức hút nước của mô bằng khả năng điều
chỉnh thẩm thấu của những thực vật này. Các chất điều khiểnn thẩm thấu có thể
là muối kali, axit hữu cơ, đường,…tuỳ theo loại cây trồng. Chính nhờ các đặc
điểm trên mà giúp cây lấy được nước có hiệu quả nhất trong điều kiện cung cấp
nước rất khó khăn.
Duy trì tính nguyên vẹn về cấu trúc và chức năng sinh lý của tế bào
• Đặc điểm chung nhất của thực vật chống chịu hạn là trong điề kiện
thiếu nước, chất nguyên sinh của tế bào vẫn giữ được nguyên vẹn mà không bị
thương tổn nên không rò rỉ các chất ra ngoài, các bào quan vẫn duy trì cấu tắuc
và chức năng của chúng.
• Độ nhớt và tính đàn hồi duy trì ở mức cao. Các protein và enzym bền
vững, không bị biến tính và không bị phân huỷ lúc thiếu nước…
• Các hoạt động trao đổi cấht và sinh lý vẫn duy trì được mà không bị
đảo lộn khi gặp hạn. Quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như việc hình
thành băng suất được tiến hành ở mức độ khác nhau tuỳ theo khả năng chống
chịu hạn của chúng. Năng suất của các cây trồng giảm nhiều hay ít tuỳ theo mức
độ hạn và khả năng chống chịu hạn của chúng.
2.3.2.5. Các biện pháp tăng tính chịu hạn cho cây trồng
− Phương pháp tôi hạt giống: Ngâm ướt hạt giống rồi phơi khô kiệt và lặp
lại nhiều lần trước khi gieo. Cây mọc lên có khả năng chịu hạn…
15
− Xử lý các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, Mo…bằng cách xử lý hạt
trước khi gieo hoặc phun lên cây ở giai đoạn sinh trưởng nhất định cũng có khả
năng tăng tính chịu hạn cho cây.
− Sử dụng một số chất có khả năng làm giảm thoát hơi nước, tăng hiệu
quả sử dụng nước. Các chất này thường là axit usnic, usnat amon, axetat phenyl
đồng… sản xuất đại trà.
2.4. Nhân giống sinh dưỡng
2.4.1. Khái niệm nhân giống sinh dưỡng

Một só loài thực vật ngoài khả năng sinh sản hữu tính, còn có khả năng
sinh sản vô tính. Người ta lợi dụng đặc tính này để nhân giống vô tính, còn gọi
là nhân giống sinh dưỡng.
Nhân giống vô tính là nhân giống dựa trên cơ sở phương thức sinh sản sinh
dưỡng của thực vật để tạo thành một cây con mới.
Nhân giống sinh dưỡng là nhân giống bằng các vật liệu vô tính, tức là
không có sự kết hợp giữa các tính đực và cái của cây bố mẹ để tạo phôi như
trong nhân giống từ hạt. Các đặc tính di truyền của cây được nhân ra hoàn toàn
giống với cây mẹ ban đầu (cây đầu dòng). Tập hợp các cây được hình thành qua
nhân giống sinh dưỡng từ một cây mẹ ban đầu, đồng nhất về mặt di truyền được
gọi là dòng.
2.4.2. Các phương pháp nhân giống sinh dưỡng
Có 4 phương pháp chính nhân giống sinh dưỡng cây lâm nghiệp:
• Giâm hom cành: thúc đẩy rễ hình thành trên một đoạn thân cắt từ cây mẹ
sao cho trở thành một cây độc lập.
• Ghép: gắn một phần nhỏ lấy từ cây được tuyển chọn (chồi hay đoạn cành
nhỏ) lên một cây khác, thường là cùng một loài.
• Chiết: thúc đẩy rễ hình thành trên cành khi cành còn gắn trên cây mẹ
tuyển chọn.
• Nuôi cấy mô: thúc đẩy các tế bào từ cây mẹ tuyển chọn sinh trưởng trên
những môi trường đặc biệt và bằng cách thay đổi thành phần môi trưởng thúc
đẩy các tế bào này hình thành rễ, lá và cành.
2.4.3. Ý nghĩa của nhân giống sinh dưỡng
Nhân giống sinh dưỡng cho phép giữ được các đặc tính quý hiếm của bố
mẹ ở thế hệ sau; Nhận được các vật kiệu di truyền đồng nhất.
16
Nhân giống sinh dưỡng là một thủ pháp không thể thiếu được trong các
chương tình chọn giống.
Trong khoa học: nhân giống sinh dưỡng được sử dụng trong việc đánh giá
các kiểu Gen, nghiên cứu tương quan kiểu Gen với môi trường, lưu giữ các kiểu

Gen quý hiếm trong các kho hay nguồn lưu giữ đen.
Trong sản xuất: Cho phép nhân được hàng loạt các vật liệu di truyền quý
hiếm cho trồng rừng với quy mô lớn, tạo các vườn để cung cấp hạt có chất
lượng di truyền được cải thiện cho sản xuất (qua các phương pháp ghép).
2.4.4. Ưu và nhược điểm của các phương pháp nhân giống sinh dưỡng
Chiết: Dễ áp dụng không yêu cầu cao về kĩ thuật, trang thiết bị hóa chất.
Song hệ số nhân nhỏ.
Ghép: Tận dụng sự sinh trưởng mạn của gốc ghép, ưu thế di truyền của
cành ghép cao. Song nhược điểm là phải khắc phục this bất tương hợp giữa cành
và gốc ghép, hạn chế về số lượng.
Nuôi cấy mô: Hệ số luân cao, yêu cầu cao về ki thuật, hóa chất, dụng cụ,
giá thành cây con cao.
Nhân giống từ hom: Về cơ bản giải quyết được những nhược điểm cả chiết,
ghép và cấy mô. Song hạn chế ở tuoir cây mẹ lấy hom.
17
PHẦN 3
MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – GIỚI HẠN – NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
− Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng và một số đặc điểm sinh lý của cây
Keo lưỡi liềm ở giai đoạn vườn ươm nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp cây giống
có chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu và thời tiết ở vùng đất cát nội
đồng và một ít trên đất cát ven biển thuộc miền Trung.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
− Tìm hiểu được kĩ thuật giâm hom cây Keo lưỡi liềm.
− Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng của các dòng Keo lưỡi liềm ở giai
đoạn vườn ươm.
− Đánh giá được đặc điểm sinh lý chịu nóng, chịu hạn của các dòng Keo
lưỡi liềm ở giai đoạn vườn ươm.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tên Việt Nam: tên thường gọi là Keo lưỡi liềm (hoặc Keo lá liềm, có nơi
còn gọi là Keo lưỡi mác);
Tên khoa học: Acacia crassicarpa;
Họ: Mimosaceace (Họ trinh nữ);
Bộ: Leguminosales (Bộ đậu);
3.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Để có số liệu điều tra chính xác chúng tôi tiến hành công việc nghiên cứu
tại Vườn ươm ở Huyện Phong Điền của tỉnh Thừa Thiên Huế và tiến hành thí
nghiệm tại phòng thí nghiệm Bộ môn Lâm sinh – Khoa Lâm Nghiệp – Trường
Đại học Nông Lâm Huế.
Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu khả năng sinh trưởng và
một số đặc điểm sinh lý của cây Keo lưỡi liềm 5 tháng tuổi ở giai đoạn vườn
ươm.
18
3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Tìm hiểu một số đặc điểm của khu vực nghiên cứu
− Điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu
− Điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu.
3.4.2. Tìm hiểu về kĩ thuật nhân giống sinh dưỡng cây Keo lưỡi liềm bằng
phương pháp giâm hom
− Kỹ thuật chọn hom.
− Kỹ thuật lấy hom và xử lý hom.
− Xử lý thuốc kích thích.
− Kỹ thuật giâm hom.
− Mùa giâm hom.
− Chăm sóc hom giâm.
− Huấn luyện hom.
− Từ đó, tìm hiểu và so sánh những ưu và nhược điểm của hai phương
pháp nhân giống Keo lưỡi kiềm bằng hom và bằng hạt.

3.4.3. Tìm hiểu về đặc điểm hình thái, sinh thái và giá trị kinh tế của cây Keo
lưỡi liềm
− Tìm hiểu đặc điểm hình thái của cây Keo lưỡi liềm;
− Tìm hiểu đặc điểm sinh thái của cây Keo lưỡi liềm;
− Tìm hiểu về giá trị kinh tế của cây Keo lưỡi liềm;
3.4.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và một số đặc điểm sinh lý của cây
Keo lưỡi liềm ở giai đoạn vườn ươm
3.4.4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cây Keo lưỡi liềm ở giai đoạn
vườn ươm
− Nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (H
vn)
;
− Nghiên cứu sinh trưởng về đường kính cổ rễ (D
0
);
− Đếm số lá của cây sau khi giâm hom 5 tháng;
19
3.4.4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý của cây Keo lưỡi liềm ở giai đoạn
vườn ươm
− Khả năng chịu nóng (Mức độ tổn thương đến lá do ảnh hưởng của nhiệt
độ);
− Khả năng chịu hạn (Khả năng giữ nước và phụ hồi sức trương; Cường
độ thoát hơi nước; Hệ số héo của lá);
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Thu thập số liệu
3.5.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
− Thu thập thông tin từ các cơ quan liên quan đến khu vực nghiên cứu:
Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
− Kế thừa, tham khảo tài liệu của các đề tài đã nghiên cứu trước đây.
− Kết hợp với việc ghi chép, phân tích và tổng hợp số liệu.

3.5.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
− Theo dõi quá trình sinh trưởng, các đặc điểm sinh lý của cây Keo lưỡi
liềm.
− Tiến hành khảo sát, điều tra.
− Triển khai công tác đo đếm và thu thập số liệu.
3.5.1.2.1. Số liệu về sinh trưởng
− Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ:
+ Dùng thước thẳng có độ dài 50 cm, có vạch chia đến mm;
+ Thước panme có vạch chia đến mm;
+ Phiếu điều tra;
− Công tác đo đếm:
+ Đo đường kính cổ rễ (D
0
) (Dùng thước panme có vạch chia đến mm);
+ Đo chiều cao vút ngọn (H
vn
) (Dùng thước thẳng dài 50 cm có khắc vạch
đến mm);
+ Đếm số lá (đếm thủ công);
+ Mỗi dòng tiến hành đo 99 cây, chia thành 3 lần lặp, lấy giá trị trung bình.
Ghi kết quả đo được vào phiếu điều tra:
Bảng điều tra tình hình sinh trưởng của cây keo lưỡi liềm
Lần lặp lại
H
vn
(cm)
D
0
(mm) Số lá (lá)
Lần 1

20
Lần 2
Lần 3
Trung bình
3.5.1.2.2. Số liệu về một số đặc điểm sinh lý
Quan sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển của Keo lưỡi liềm ở giai đoạn
vườn ươm;
Quan sát đặc điểm về tính chịu nóng, chịu hạn của cây Keo lưỡi liềm ở giai
đoạn vườn ươm;
Xác định khả năng chịu nóng theo phương pháp của Maxcốp
Ảnh hưởng của nhiệt độ cao lên cơ thể thực vật đã được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm từ những năm 70 của thế kỷ XIX được trên khả năng chịu đựng
của cây, sự biến đổi trạng thái của nguyên sinh chất khi tăng nhiệt độ cao.
Tính chịu nóng của cây có thể xác định bằng khả năng tiếp tục sống sau khi
cây bị hại bởi nóng. Dựa vào các chỉ tiêu sinh lý, tính chịu nóng của cây có thể
được xác định qua phương pháp F.F. Matxkov (1936) như sau:
Tiến hành thí nghiệm:
Đun nước đến 40
o
C. Chọn 5 lá cùng tuổi của cùng một dòng (lý do có 5
mức nhiệt độ nghiên cứu), giữ 5 lá đó trong nước ở nhiệt độ 40
o
C với thời gian
là 30 phút. Sau đó vớt 1 lá bỏ vào đĩa petri có nước lã. Đưa nhiệt độ lên 45
o
C và
qua 30 phút lại vớt ra một lá thứ hai và đặt vào đĩa petri thứ hai (chứa nước lã).
Cứ làm như thế ở nhiệt độ 50
o
C, 55

o
C, 60
o
C.
Thay nước lã ở các đĩa petri bằng dung dịch HCl 0,2N và sau 20 phút tính
mức độ thương tổn của lá theo số lượng các vết nâu sẫm xuất hiện. Các dấu
thâm xuất hiện trên lá thể hiện mức độ thương tổn của lá.
Tiến hành lặp lại 3 lần để lấy kết quả trung bình.
Tùy thuộc vào khả năng chịu nóng của từng dòng mà dấu thâm trên lá
nhiều hay ít, rộng hay hẹp.
Kết quả ghi vào bảng:
− Lá không bị hoá màu : -
− Lá hoá màu dưới 25% diện tích lá : +
− Lá hoá màu từ 25 - 50% diện tích lá : ++
21
− Lá hoá màu từ 50 - 75% diện tích lá : +++
− Lá hoá màu từ 75 - 100% diện tích lá : ++++
Lần lặp lại 40
0
C 45
0
C 50
0
C 55
0
C 60
0
C
Lần 1
Lần 2

Lần 3
Trung bình
a. Xác định khả năng giữ nước và phục hồi sức trương của cây Keo lưỡi
liềm ở giai đoạn vườn ươm.
Phương pháp xác định: theo phương pháp của G.N.Eremeev.
Chọn những lá cùng tầng về một hướng, có hình thái gần giống nhau và
không bị tổn thương. Mỗi lần thí nghiệm 5 lá.
Sau khi cắt lá, đem cân nhanh ta được trọng lượng P
1
(gam). Để lá héo
tự nhiên, tránh bức xạ nhiệt trực tiếp. Sau khoảng thời gian 8 giờ ta đem cân
và thu được trọng lượng P
2
(gam).
Sau đó đem những lá có trọng lượng P
2
(gam) ngâm vào trong nước khoảng
2 giờ để khôi phục sức trương, lá phục hồi có màu xanh trở lại. Cân lá ta được
trọng lượng P
3
(gam). Khi đó sẽ có những mô bị tổn thương và chết, còn lại
những mô khỏe. Khi cân xong, ta tiến hành tính toán các chỉ tiêu:
− Lượng nước thoát ra khi cây héo trong 8 giờ là P
1
–P
2
(gam);
− Lượng nước chứa trong lá sau khi phục hồi sức trương là: P
3
–P

2
(gam);
Lúc đó :
− Lượng nước thoát ra của lá là: (% so với lượng nước ban đầu):
A =
1
21
P
PP −
x 100%
− Lượng nước lá hút lại là: (% so với lượng nước trong lá)
B =
1
23
P
PP

x 100%
Kết quả ghi vào bảng sau:
Lần lặp Lượng nước thoát ra Lượng nước hút lại
Lần 1
Lần 2
22
Lần 3
Trung bình
b. Xác định cường độ thoát hơi nước của cây Keo lưỡi liềm ở giai đoạn
vườn ươm trong điều kiện đủ nước vào mùa hè
Xác định cường độ thoát hơi nước của lá cây bằng phương pháp của Ivanop
Phương pháp cân nhanh
− Đối tượng, dụng cụ

+ Mẫu thực vật: lá Keo lưỡi liềm
+ Dụng cụ: Cân chính xác, kéo sắc.
− Nguyên lý của phương pháp
Dựa vào sự thay đổi khối lượng của lá tươi sau khi cắt ra khỏi cây trong
một thời gian ngắn. Khối lượng thay đổi giữa hai lần cân chính là lượng nước
mà lá thoát đi trong thời gian ngắn. Khối lượng thay đổi giữa hai lần cân chính
là lượng nước mà lá thoát đi trong thời gian đó. Xác định được diện tích lá thí
nghiệm, ta tính ngay được cường độ thoát hơi nước của lá theo công thức:
)//(
.
60).(
2
21
hdmmg
St
PP
I

=
S là diện tích lá cây thí nghiệm được xác định bằng phương pháp cân gián
tiếp. Phương pháp cân gián tiếp như sau: Đặt 5 lá lên một tờ giấy, dùng bút vẽ
hình 5 lá, sau đó dùng kéo sắc cắt theo đường vẽ. Đem cân 5 mảnh giấy có hình
5 chiếc lá mà ta vừa cắt được a(gam). Cũng tờ giấy đó, ta cắt thành hình vuông
có diện tích 100cm
2
, đem cân được b(gam). Từ đó ta suy ra được diện tích của 5
chiếc lá.
Thí nghiệm nhắc 3 lần để lấy kết quả trung bình, mỗi lần lấy 5 lá ở các tầng
trên, giữa và tầng dưới tán.
Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện môi trường (cùng nhiệt độ, ánh

sáng, độ ẩm và tốc độ gió), vào cùng một thời điểm trong ngày.
− Cách tiến hành thí nghiệm
Cắt 5 lá ra khỏi cành, xác định nhanh chóng khối lượng lá của lá (P
1
). Để
lá thoát hơi nước trong 15 phút (nếu để lâu hơn lá sẽ không chính xác). Cân
nhanh khối lượng lá lần thứ hai (P
2
). Sau đó xác định diện tích lá bằng phương
pháp cân (S), áp dụng công thức tính cường độ thoát hơi nước (I
THN
). Lặp lại thí
nghiệm 3 lần, tính giá trị thoát hơi nước trung bình.
23
Kết quả ghi vào bảng sau:
Lần lặp lại P
1
(g) P
2
(g) S (cm
2
)
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Trung bình
c. Xác định hệ số héo của cây
Xác định hệ số héo của cây bằng phương pháp của V. A. Novikop
Ta chọn ngẫu nhiên 36 bầu cây tiến hành chăm sóc tốt để cây phát triển
bình thường (duy trì độ ẩm đất khoảng 60% của dung ẩm toàn phần).

Để chậu trong bóng râm, ngưng tưới nước.
Sau một thời gian cây xuất hiện dấu hiệu héo thì tiến hành phân tích độ
ẩm đất.
Độ ẩm của đất tại thời điểm đó chính là lượng nước con lại trong đất
mà cây không sử dụng được và bắt đầu héo.
Phân tích độ ẩm đất của đất theo phương pháp sau: Lấy đất ở tầng đất
có hệ rễ phất triển. Ta đem cân được trọng lượng P
1
(gam).
Sau đó tiến hành sấy khô đất có trọng lượng P1 (gam) ở nhiệt độ 105
0
C,
ta cân lại được trọng lượng P
2
(gam).
Lúc đó, lượng nước còn lại trong đất, mà cây cây không sử dụng là P
1

P
2
(gam).
Độ ẩm đất tại thời điểm cây héo (hệ số héo) chính là lượng nước mà
cây không sử dụng được tính theo % trọng lượng đất là
Q =
1
21
P
PP −
x 100%
Q : hệ số héo (tính bằng %)

Kết quả ghi vào bảng sau:
Lần lặp lại P
1
(g) P
2
(g)
Lần 1
Lần 2
Lần 3
24
Trung bình
3.5.2. Xử lý số liệu
Sau khi đã hoàn thành công tác điều tra, thu thập số liệu, nhóm chúng tôi
tiến hành xử lý số liệu.
− Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng bảng biểu. Sau đó tiến hành so
sánh, đánh giá và nhận xét thông tin.
− Đối với số liệu đo đếm từ vườn ươm: Tiến hành tổng hợp bằng phần
mềm Excel trong việc xử lý thống kê trong Lâm nghiệp (Theo tác giả Ngô Kim
Khôi - Nguyễn Hải Tuất – Nguyễn Văn Tuấn – Trường Đại học Lâm nghiệp).
Sau đó tiến hành phân tích phương sai. Trình tự thực hiện các bước tính toán
theo chương trình Excel như sau:
+ Bước 1: Click Tools trên thanh thực đơn.
+ Bước 2: Trong hộp thoại Tools chọn Data Analysis.
+ Bước 3: Trong hộp thoại Data Analysis chọn Anova: Two – Factor
Without Replication. Click OK.
+ Bước 4: Trong hộp thoại Anova – Factor Without Replication khai báo
những thông tin đầu vào (Input), bằng cách khai cả khối số liệu (có thể khai cả
số thứ tự cấp của A và B nhưng phải đánh dấu vào ô Label).
+ Bước 5: Khai vùng xuất kết quả (Output Options), chọn 1 ô phía dưới
khối số liệu đầu vào.

+ Bước 6: Click OK.
25

×