Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG :CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.8 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÀI TẬP NHÓM
MÔN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ĐỀ TÀI:
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Viết Thành
Sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Thiều Kim Hoàn (NT)
Nguyễn Văn Hùng
Đinh Công Quý
Nguyễn Thị Nhị Hoà
Mục lục
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH
1. Phát triển bền vững
1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Năm 1987, vấn đề phát triển bền vững được Ngân hàng thế giới (WB) đề
cập lần đầu tiên, theo đó phát triển bền vững là " Sự phát triển đáp ứng các nhu
cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế
hệ tương lai ".
Quan niệm đầu tiên về phát triển bền vững của WB chủ yếu nhấn mạnh
đến khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi
trường sống của con người trong quá trình phát triển của con người chưa thấy
được vấn đề xã hội được đề cập đến. Ngày nay, quan điểm về phát triển bền
vững được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tố môi trường và tài
nguyên thiên nhiên thì yếu tố môi trường xã hội được đặt ra với một ý nghĩa
cũng vô cùng quan trọng trong vấn đề phát triển bền vững.
Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở
Johannesbug (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định : Phát triển bền vững là


quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát
triển, gồm : tăng trưởng về mặt kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi
trường sống.
1.2. Các thước đo về phát triển bền vững
Cũng như tăng trưởn kinh tế, phát triển bền vững có thước đo riêng và rất
đặc trưng. Tuy nhiên hệ thống thước đo này rất phức tạp và nhiều thước đo rất
khó xác định vì chúng phải đánh giá trên cả 3 phương diện kinh tế- xã hội- môi
trường.
Về mặt kinh tế, tính bền vững thể hiện ở các chỉ số như: tổng sản phẩm
trong nước (GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP), cơ cấu GDP và GNP,
GDP/người, GNP/người Theo tiêu chuẩn quốc tế thì chỉ tiêu GDP/người phải
ở mức 5% mới được coi là phát triển bền vững và cơ cấu GDP mạnh là cơ cấu có
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 2
tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu phải cao hơn tỷ lệ đóng
góp của nông nghiệp trong cơ cấu.
Về mặt xã hội, có các chỉ tiêu đánh giá như: chỉ số phát triển con người
(HDI), hệ số bất bình đẳng thu nhập, giáo dục, y tế, văn hoá HDI là chỉ tiêu
đánh giá tổng hợp sự phát triển của con người vì vậy muốn phát triển bền vững
thì yêu cầu đặt ra đối với chỉ tiêu này là phải tăng trưởng và đạt đến mức trung
bình. Chỉ số bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là một trong số các chỉ
tiêu quan trọng trong phát triển bền vững vì bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập cũng là nguyên nhân gây ra những xung đột, bất ổn trong xã hội.
Về mặt môi trường các chỉ tiêu đánh giá như : mức độ ô nhiêm (không
khí, nguồn nước ), mức độ che phủ rừng là những chỉ tiêu quan trọng trong
đánh giá tính bền vững của môi trường. Môi trường bền vững là môi trương luôn
thay đổi nhưng vẫn làm tròn ba chức năng : là không gian sinh tồn ; là nơi cung
cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản suất của con
người ; là nơi chứa đựng, xử lý chất thải.
Ngoài ra còn phải quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới; các chỉ tiêu về
giáo dục: tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi, tỷ lệ học trung học, đại

học, các chỉ tiêu về hoạt động văn hoá khác.
2. Phát triển du lịch bền vững
2.1. Các quan niệm về du lịch và du khách
2.1.1. Quan niệm về du lịch
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du
lịch họp tai Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa như sau về du lịch : Du
lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn
từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở
thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu
trú không phải là nơi làm việc của họ. Định nghĩa này là cơ sở cho định nghĩa du
khách đã được Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch chính thức, tiền thân của tổ
chức du lịch thế giới thông qua.
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 3
Du lịch có thể được hiểu là :
- Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận
thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị
tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong
quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận
thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần
thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mà nó
còn là một hiện tượng xã hội. Chính vì vậy toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng
góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một
lĩnh vực văn hoá khác.
2.1.2. Quan niệm về du khách
Du khách là người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi của họ với mục
đích thoả mãn tại nơi đến nhu cầu nâng cao hiểu biết, phục vụ sức khoẻ, xây

dựng hay tăng cường tình cảm của con người (với nhau hoặc với thiên nhiên),
thư giãn, giải trí hoặc thể hiện mình kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh
thần, vật chất và các dịch vụ do các cơ sở của ngành du lịch cung ứng. Về
phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp du
lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống
Cần phải phân biệt hai loại du khách cơ bản. Những người mà chuyến đi
của họ có mục đích chính là nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều kiện, tài
nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hoá được gọi là du khách thuần tuý. Ngược lại có
những người thực hiện chuyến đi vì một mục đích khác như công tác, tìm kiếm
cơ hội làm ăn, hội họp Trên đường đi hay tại nơi đến, những người này sắp xếp
được thời gian cho việc thăm quan, nghỉ ngơi. Khi đó họ mới được coi là du
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 4
khách. Để nói lên sự kết hợp đó, chuyến đi của họ được gọi là du lịch công vụ,
du lịch thể thao du lịch tôn giáo
2.2. Quan niệm về phát triển du lịch bền vững
Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến , nâng cấp
và hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọi người
quan tâm trong những năm gần đây. Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế
(WTTC) cho rằng : Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du
khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các
thế hệ du lịch tương lai. Khái niệm này chỉ ra rằng mội hoạt động du lịch ở hiện
tại không được xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọng
đảm bảo duy trì hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài.
Theo định nghĩa mới của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội
nghị về môi trười và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992:
"Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu
cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến
việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du
lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài
nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người

trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng về sinh học, sự
phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con
người".
Và mới đây hội nghị Bộ trưởng du lịch các nước Đông Á - Thái Bình
Dương tổ chức tại Việt Nam đã đưa ra quan điểm về du lịch bền vững đó là:
"Các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và
cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu
của thế hệ mai sau, du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ môi trường
mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết
cấu xã hội của cộng đồng địa phương.
CHƯƠNG 2: THƯỚC ĐO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 5
1. Thước đo PTBV ngành du lịch
1.1. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.
Muốn đảm bảo phát triển du lịch bền vững, chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ
các nguyên tắc của phát triển bền vững, bao gồm 10 nguyên tắc sau:
− Nguyên tắc 1: Khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền
vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.
− Nguyên tắc 2: Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất
thải.
− Nguyên tắc 3 :Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng
thể kinh tế- xã hội.
− Nguyên tắc 4: Duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng
văn hoá.
− Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển.
− Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương.
− Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan.
− Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực.
− Nguyên tắc 9: tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm (marketing du
lịch).

− Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu.
1.2. Các yếu tố tác động tới phát triển du lịch bền vững
a. Nguồn tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm: Tài nguyên du lịch nhân văn và tài
nguyên du lịch thiên nhiên. Là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu
du lịch nhằm tạo lập ra sự hấp dẫn du khách.
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng là vấn đề không thể thiếu được, là điều
kiện quan trọng để phát triển du lịch và nó có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút
khách du lịch đến với địa điểm du lịch nó bao gồm:
+ Mạng lưới giao thông vận tải
+ Mạng lưới thông tin liên lạc và internet
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
c. Yếu tố con người
Là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của du lịch. Chất lượng công tác
kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc sử dụng lao động có chất lượng hay
không bởi vì lao động làm việc trong du lịch không những thực hiện công tác
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 6
chuyên môn về du lịch của mình hộ còn thực hiện nhiêm vụ quan trọng là trao
đổi văn hoá, giao tiếp với du khách tạo cho du khách có cảm giác hứng khởi
trong lúc du lịch.
d. Yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch.
Các yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch bao gồm mức thu nhập, trình
độ văn hoá, thời gian rỗi
e. Đường lối chính sách phát triển du lịch.
Là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch, với một đường lối
chính sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy du lịch phát triển. Đường lối
phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung , đường lối phát triển
kinh tế - xã hội vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện sự phát triển
chung của xã hội.

f. Tham gia của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch làm cho du lịch
phát triển bền vững hơn. Sự tham gia của cộng đồng dân cư không những tạo thu
nhập cho cộng đồng dân cư mà còn tăng tính trách nhiệm trong việc phát triển du
lịch. Việc tham gia này là hết sức cần thiết và không thể thiếu được.
2. Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa bào bộ chỉ tiêu môi trường
của tổ chức du lịch thế giới UNWTO.
Chỉ tiêu môi trường là những thông tin tổng hợp giúp đánh giá các hoạt động bền
vững của du lịch. Tổ chức du lịch thế giới WTO xây dựng hai bộ chỉ tiêu đơn là:
chỉ tiêu chung cho ngành du lịch bền vững và chỉ tiêu đặc thù cho điểm du lịch.
Bảng 1 : Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững.
STT Chỉ tiêu Cách xác định
1 Bảo vệ điểm du lịch Loại bảo vệ điểm du lịch theo tiêu chuẩn IUCN
2 Áp lực Số du khách viếng thăm điểm du lịch( tính theo năm,
tháng cao điểm)
3 Cường độ sử dụng Cường độ sử dụng - thời kỳ cao điểm ( người/ha)
4 Tác động xã hội Tỷ số Du khách/Dân địa phương (thời kỳ cao điểm)
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 7
STT Chỉ tiêu Cách xác định
5 Mức độ kiểm soát Các thủ tục đánh giá môi trường hoặc sự kiểm soát
hiện có đối với sự phát triển của điểm du lịch và mật
độ sử dụng
6 Quản lý chất thải Phần trăm đường cống thoát tại điểm du lịch có xử lý
(chỉ số phụ có thể là giới hạn kết cấu của năng lực cơ
sở hạ tầng của điểm du lịch, ví dụ như cấp nước, bãi
rác)
7 Quá trình lập quy hoạch Có các kế hoạch nhằm phục vụ cho điểm du lịch (kể
cả các yếu tố du lịch)
8 Các hệ sinh thái tới hạn Số lượng các loài hiếm đang bị đe dọa
9 Sự thỏa mãn của du

khách
Mức độ thỏa mãn của khách du lịch (dựa trên các
phiếu thăm dò ý kiến)
10 Sự thỏa mãn của địa
phương
Mức độ thỏa mãn của điạ phương (dựa trên các phiếu
thăm dò ý kiến)
Nguồn: Du lịch bền vững.
Bảng 2 : Các chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch
STT Hệ sinh thái Các chỉ tiêu đặc thù
1 Các vùng bờ
biển
Độ suy thoái (% bãi biển suy thoái, bị xói mòn)
Cường độ sử dụng (số người/1m bãi biển)
Hệ động vật bờ biển/động vật dưới biển ( số loài chủ
yếu nhìn thấy)
Chất lượng nước (rác, phân và lượng kim loại nặng)
2 Các vùng núi
Độ xói mòn (% diện tích bề mặt bị xói mòn)
Đa dang sinh học (số lượng các loài chủ yếu).
Lối vào các điểm chủ yếu (số giờ chờ đợi)
3 Các điểm văn
hóa (các cộng
đồng truyền
Áp lực xã hội tiềm tàng (tỷ số thu nhập bình quân từ
du lịch/số dân địa phương)
Tính mùa vụ (% số cửa hàng mở cửa quanh năm/ tổng
số cửa hàng)
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 8
thống) Xung đột (số vụ việc có báo cáo giữa dân điạ phương

và du khách)
4 Đảo nhỏ
Lượng tiền tệ rò rỉ (% thu lỗ từ thu nhập trong ngành
du lịch)
Quyền sở hữu (% quyền sỏ hữu nước ngoài hoặc
không thuộc địa phương đối với các cơ sở du lịch)
Khả năng cấp nước (chi phí, khả năng cung ứng)
Các thước đo cường độ sử dụng (ở quy mô toàn đảo
cũng như đối với các điểm chịu tác động
Nguồn: Du lịch bền vững
Trên thực tế để đánh giá du lịch bền vững người ta còn sử dụng thêm hệ
thống chỉ tiêu về môi trường, được xem xét bởi mối quan hệ mới – du lịch bền
vững -được thiết lập khi thỏa mãn yêu cầu sau:
- Nhu cầu của du khách: được đáp ứng cao.
- Phân hệ sinh thái tự nhiên: không suy thoái.
- Phân hệ xã hội – nhân văn: giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của
cộng đồng địa phương trên cơ sở tăng cường văn minh do mở rộng giao lưu với
các du khách, các nền văn hóa khác.
3. Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu GSTC
a. Tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu cho khách sạn và lữ hành
− Thể hiện quản lý bền vững hiệu quả
− Tối đa hóa lợi ích kinh tế xã hội và cộng đồng địa phương và giảm thiểu
tác động tiêu cực.
− Tối đa hóa lợi ích cho di sản văn hóa và giảm thiểu tác động tiêu cực.
− Tối đa hóa lợi ích cho D. môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực.
b.Tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu cho điểm đến
Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu cho điểm đến (GSTC-D) và các chỉ
số hoạt động liên quan được xây dựng dựa trên các tiêu chí đã được công nhận
và phương pháp tiếp cận bao gồm, ví dụ, các chỉ số mức độ đích UNWTO, Tiêu
chuẩn GSTC Khách sạn và lữ hành, và gần 40 khác rộng rãi nguyên tắc được

chấp nhận và hướng dẫn, tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận và các chỉ số. Chúng
phản ánh tiêu chuẩn chứng nhận, các chỉ số, tiêu chuẩn, và thực hành tốt nhất từ
bối cảnh văn hóa và địa lý chính trị khác nhau trên toàn thế giới trong ngành du
lịch và các lĩnh vực khác, nếu có. Chỉ số tiềm năng đã được sàng lọc cho phù
hợp và thiết thực, cũng như ứng dụng của họ để một loạt các loại đích.
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 9
− Phục vụ hướng dẫn cơ bản cho các điểm đến như mà muốn trở nên
bền vững hơn
− Người tiêu dùng giúp xác định âm thanh các điểm du lịch bền
vững;
− Phục vụ như một mẫu số chung cho các phương tiện thông tin để
nhận ra điểm đến và thông báo cho công chúng về tính bền vững
của họ;
− Trợ giúp và chứng nhận các chương trình cấp địa điểm tình nguyện
khác đảm bảo rằng các tiêu chuẩn của họ đáp ứng một cơ sở rộng
rãi chấp nhận;
− Cung cấp chương trình ngành chính phủ, phi chính phủ, tư nhân và
một điểm khởi đầu cho việc phát triển du lịch bền vững yêu cầu
− Phục vụ như hướng dẫn cơ bản cho các cơ quan giáo dục và đào
tạo, chẳng hạn như trường khách sạn và các trường đại học.
THỐNG KÊ DU LỊCH QUỐC GIA TRONG NHỮNG NĂM QUA
Bảng 1: Cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2000 – 2012
Năm 2000 2002 2004 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Số lượng cơ sở
3.267 4.390 5.847
7.039 9.080 10.406 11.467 12.352 13.756 15.381
Tăng trưởng
(%)
34,37 33,2 20,4 29,0 14,6 10,2 7,7 11,4 11,8
Số buồng 72.200 92.500 125.400 160.500 178.348 202.776 216.675 237.111 256.739 277.661

Tăng trưởng
(%)
28,1 35,6 28,0 11,1 13,7 6,9 9,4 8,3 8,1
Công suất
buồng bình
quân (%)
49,9 60,0 60,7 59,9 56,9 58,3 59,7 58,8
Bảng 2: Doanh nghiệp nữ hành quốc tế giai đoạn 2005-2012

Loại hình
Số doanh nghiệp
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh nghiệp Nhà nước 119 94 85 69 68 58 13 9
Trách nhiệm hữu hạn 222 276 350 389 462 527 621 731
Cổ phần 74 119 169 227 249 285 327 371
Doanh nghiệp tư nhân 3 4 4 4 4 5 4 6
Liên doanh 10 11 12 12 12 13 15 15
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 10
Tổng số 428 504 620 701 795 888 980 1.132
Chỉ tiêu
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Khách
nội địa
(triệu
lượt
khách)
11.2 11.7 13 13.5 14.5 16.1 17.5 19.2 20.5 25 28 30
Tốc độ
tăng
trưởng

(%)
4,5 11,1 3,8 7,4 11,0 8,7 9,7 6,8 22,0 12,0 7,1
Bảng 4: Khách du lịch nội địa giai đoạn 2000-2013
Bảng 5: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2000 – 2013
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 11
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng thu từ
khách du lịch
(nghìn tỷ
đồng)
17,40 20,50 23,00 22,00 26,00 30,00 51,00 56,00 60,00 68,00 96,00 130,00 160,00 200,00
Tốc độ tăng
trưởng (%)
17,8 12,2 -4,3 18,2 15,4 70,0 9,8 7,1 13,3 41,2 35,4 23,1 25,00
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 12
Bảng 6: Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 và 3 tháng năm 2014
Chỉ tiêu
Ước tính
tháng
3/2014
(người)
3 tháng năm
2014
(người)
Tháng
3/2014 so
với tháng
trước (%)
Tháng
3/2014 so

với tháng
3/2013 (%)
3 tháng năm
2014 so với
cùng kỳ
năm trước
(%)
Tổng số 709.725 2.327.925 84,29 120,83 129,30
Chia theo phương tiện đến
Đường
không
583.230 1.848.544 90,11 122,69 124,59
Đường biển 5.658 28.541 37,12 26,94 48,37
Đường bộ 120.837 450.840 67,30 132,79 174,89
Chia theo mục đích chuyến đi
Du lịch,
nghỉ ngơi
411.641 1.403.769 79,75 114,29 127,14
Đi công
việc
120.653 391.508 86,32 121,64 128,76
Thăm thân
nhân
134.848 403.829 95,90 138,82 135,62
Các mục
đích khác
42.584 128.819 93,65 138,04 136,23
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 13
Chia theo mục đích chuyến đi
Hồng Kông 1.421 5.817 51,94 335,93 325,88

Đức 15.574 45.988 99,12 154,21 248,79
Nga 39.555 131.469 91,39 128,94 155,22
Trung Quốc 190.476 587.475 79,94 146,56 148,94
Campuchia 32.484 99.140 91,87 127,89 133,81
Tây Ban Nha 2.322 6.556 112,72 133,30 125,81
Lào 9.956 31.629 76,11 121,82 124,52
Anh 19.670 58.271 99,63 120,54 123,90
Na Uy 2.016 7.011 79,09 120,00 122,21
Italy 3.329 11.041 95,06 109,00 120,72
Bỉ 2.026 6.017 101,25 105,91 118,56
Philippin 7.765 25.343 94,73 101,76 118,35
Đan Mạch 2.909 9.906 77,20 108,26 116,21
Malaisia 28.516 80.823 107,36 121,56 115,22
Niudilân 2.121 8.182 103,31 113,97 114,66
Hà Lan 3.985 13.035 88,93 111,16 114,30
Thuỵ Sĩ 2.665 9.611 82,82 110,44 114,17
Singapo 18.147 48.474 130,99 121,01 113,60
Canada 10.231 37.525 74,14 100,09 113,29
Đài Loan 32.131 109.455 70,10 113,03 113,19
Pháp 24.419 65.434 115,29 108,08 112,87
Mỹ 37.718 140.051 74,64 101,19 109,71
Nhật 58.266 170.772 106,52 100,87 109,21
Úc 22.194 95.346 82,71 97,01 109,16
Thái Lan 22.499 65.648 117,84 95,49 109,08
Thụy Điển 3.442 14.132 74,84 97,95 108,43
Hàn Quốc 69.603 238.496 80,36 102,74 106,29
Indonesia 5.805 17.671 117,44 98,41 102,88
Phần Lan 1.483 5.934 75,59 105,85 100,71
Các thị
trường khác

36.997 181.673 51,73 184,83 227,62
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 14
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HẢI PHÒNG
1. Tiền năng du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
Vùng biển Hải Phòng có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch. Phần lục địa với các kiểu địa hình
đồi, núi, đồng bằng đa dạng làm tôn lên vẻ đệp của nhiều bãi tắm ở đây, cùng với
mặt nước, đấy biển và hải đảo tạo nên nhiều danh lam, thắng cảnh, hang động kỳ
thú, sơn thuỷ hữu tình.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn.
- Các di tích lịch sử văn hoá: Hải Phòng còn giữ được rất nhiều di tích lịch
sử văn hoá, nhiều đền, chùa, lăng miếu và các sinh hoạt văn hoá dân tộc ở từng
làng xã. Hiện nay Hải Phòng có 162 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và cấp
thành phố. Trong số đó có 62 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 27 di tích được
xếp hạng cấp thành phố tập trung ở 7 quận huyên ven biển, chiếm 54,94% tổng
số
Lễ hội: Nhìn chung, lễ hội của con người dân vùng biển Hải Phòng giống
như lễ hội người kinh ở khu vực khác. Đến đây, du khách sẽ được tiếp xúc với
nền văn hoá dân tộc độc đáo của vùng biển Hải Phòng, sẽ được sống lại những
ngày tháng hào hùng của lịch sử dân tộc
- Các tài nguyên nhân văn khác: Các tài nguyên nhân văn khác như: các
ngành nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật ẩm thực, ca múa nhạc cũng tạo
nên sự hấp dẫn du khách bốn phương.
2. Hiện trạng môi trường du lịch
Về mặt môi trường, thiên nhiên ưu đãi cho Hải Phòng nhiều lợi thế. Hệ
sinh thái đa dạng, tài nguyên biển phong phú, nhiều bãi cát nổi tiếng như Bạch
Long Vĩ, các rạng san hô đẹp quanh đảo Cát Bà là vườn quốc gia trên biển nổi
tiếng.Tuy nhiên, môi trường của vùng ven biển Hải Phòng đang có những báo

động về ô nhiễm, , đặc biệt là khu vực cửa sông có cảng, đang bị ô nhiễm.
+ Sự ô nhiễm trước tiên phải kể đến là ô nhiễm dầu
+ Ô nhiễm đục nước đứng thứ hai sau ô nhiễm dầu
+ Ngoài ra độ ôxy hoà tan (DO) của vùng biển Hải Phòng thấp, trung bình
khoảng 3,3 đến 10,9 mg/l vào mùa khô và khoảng 0,1 đến 6,1 mg/l vào mùa lũ.
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 15
 Ô nhiễm môi trường biển của Hải Phòng đã và đang tác động xấu đến
các hoạt động của cảng, giao thông đường thuỷ, do lượng bồi lắng cộng với xói
lở biển gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, du
lịch biển cũng như cuộc sống của ngư dân và dân cư vùng ven biển. Nếu không
chú ý và có ý thức bảo vệ môi trường biển Hải Phòng sẽ mất lợi thế về biển.
a. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giữ vai trò rất quan trọng trong qua trình
phát triển của ngành. Nó bao gồm hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, các cơ sở vui
chơi giải trí thể thao, các cơ sở dịch vụ du lịch khác, các phương tiện vận chuyển
Tốc độ xây dựng nhanh của các nhà khách, nhà trọ đã nâng tổng số phòng
khách ở Hải Phòng lên cao, tạo ra sự khủng hoảng thừa trong những mùa vắng
khách và hạ thấp công suất sử dụng phòng trung bình năm trên địa bàn thành phố
Bảng 2.5: Hiện trạng cơ sở lưu trú ở Hải Phòng giai đoạn 1995 - 2007.
Đơn vị :
Chiếc
chỉ tiêu 199
5
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
số khách
sạn
30 122 153 173 192 200 205 209 220
Nguồn : Cục thống kê Hải
Phòng.
Theo số liệu của Cục thống kê thành phố Hải Phòng, hiện nay toàn thành

phố có khoảng 220 khách sạn, nhà khách nhà nghỉ với khoảng 4.800 phòng
trọ trong đó 1.737 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống các cơ sở ăn uống đa
dạng và phong phú
b.Trình độ tổ chức quản lý du lịch.
Năng lực quản lý của cán bộ ngành du lịch thành phố Hải Phòng đã có
những bước tiến tích cực. Tuy nhiên ngành du lịch thành phố vẫn còn một số tồn
tại trong một số lĩnh vực như công tác vệ sinh môi trường, quản lý cơ sở du lịch,
chất lượng du lịch. Đặc biệt là chưa giải quyết được vấn đề ô nhiễm tại cơ sở du
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 16
lịch nhất là khu vực vùng ven biển trong đó ô nhiễm ''nặng'' nhất là khu du lịch
Đồ Sơn gây cản trở đến việc phát triển du lịch
c. Công tác tuyên truyền xúc tiến và quảng bá du lịch.
Thực tế thành phố Hải Phòng còn nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình phát
triển du lịch. . Ngày nay với việc phát triển của công nghệ thông tin thì việc
quảng bá trên mạng có vai trò tích cực trong việc đưa những thông tin du lịch
đến với mọi người chính vì vậy ngành du lịch Hải Phòng cần xây dựng cho mình
website thật độc đáo và khoa học, trao đổi với các mạng thông tin trong lĩnh vực
du lịch để quảng bá du lich của mình.
3. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng
Phương hướng chủ yếu phát triển ngành du lịch biển Hải Phòng đến năm
2020 là phát huy tối đa các ưu thế và nguồn lực bên trong, kết hợp tranh thủ sự
hợp tác bên ngoài để phát triển tổng hợp du lịch biển - núi- hải đảo (mà các vùng
khác không có), nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch và dịch vụ cao cấp độc đáo, có
chất lượng và uy tín cao trên thị trường du lịch trong nước và khu vực Đông
Nam á. Hình thành các trung tâm du lịch ven biển lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế
ở các khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi trên cơ sở phát triển đa dạng các
tuyến du lịch và các loại hình du lịch - thể thao - giải trí cả ở trên bờ, trên biển và
trên các hải đảo.
Các trung tâm du lịch đóng vai trò những cực hút với các điều kiện thuận
lợi đặc biệt về tài nguyên và hạ tầng cơ sở để phát triển du lịch và kéo theo sự

phát triển du lịch ở các khu vực lân cận.
Đối với thị trường trong nước, đối tượng chính của du lịch biển Hải Phòng
là khách du lịch có thu nhập cao. Bởi vì lượng du khách này có mức sống cao
hơn, chi tiêu cao, đi du lịch thường xuyên, có các mối quan hệ chặt chẽ với về
kinh tế, văn hoá xã hội với Hải Phòng và quan trọng hơn họ có nhận thức về du
lịch một cách khoa học, tiếp xúc với những thông tin du lịch thường xuyên hơn.
Hướng khai thác với thị trường này là đẩy mạnh các tour du lịch ngắn ngày, tuor
du lịch cuối tuần.
Đối với thị trường nước ngoài, du lịch biển Hải Phòng cần tập trung khai
thác theo thứ tự ưu tiên các thị trường sau: (1) Nhật Bản; (2) Trung Quốc (bao
gồmcả Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao); (3) Tây Âu, đặc biệt là Pháp, Anh, Tây
Ban Nha; (4) Mỹ; (5) ASEAN. Bởi vì các thị trường trên có điều kiện tiếp cận
Việt Nam dễ dàng hơn bằng các phương tiện dao thông. Mặt khác du khách mà
những thị trường này mang lại có khả năng chi tiêu tương đối cao, lưu trú dài
ngày, đi du lịch Việt Nam nói chung và đi du lịch Hải Phòng nói riêng tương đối
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 17
thường xuyên, có nhiều mối quan hệ trao đổi hợp tác kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội với địa phương. Định hướng khai thác đối với thị trường này là đẩy mạnh
các tuor du lịch dài ngày nhằm tăng hiểu biết giao lưu văn hoá giữa các nước với
Việt Nam nói chung và vùng biển Hải Phòng nói riêng.
Bổ xung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi
trường biển trên cơ sở triển khai Luật bảo vệ môi trường và Pháp lệnh du lịch;
xây dựng và ban hành tiêu chuẩn ngành về thiết kế và xây dựng các công trình
du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường biển.
Tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng, phát triển và kinh doanh du
lịch biển; chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch,
khu du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện
với môi trường. áp dụng chế độ xử phạt rõ ràng đối với doanh nghiệp gây ô
nhiễm môi trường biển.
Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và huy động sự tham gia đóng

góp của cộng đồng dân cư trong một nỗ lực chung để đảm bảo môi trường cho
phát triển du lịch biển.
Phát triển các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong các trường
học về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường biển.
4. Đánh giá và đề xuất
Điểm mạnh
Những kết quả đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập,
tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh
tế quốc dân. Ngành Du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá
đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo
vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những thành tựu đạt
được, qua 10 năm thực hiện Chiến lược cho thấy ngành Du lịch còn nhiều hạn
chế và bất cập; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng;
chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi
nhọn; kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển
nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững.
Nguồn lực quan trọng là điểm mạnh đáng quan tâm đó là nguồn nhân lực
phục vụ phát triển du lịch. Với dân số 88 triệu dân, phần đông ở độ tuổi lao động
sung sức và dân số trẻ chiếm đa số, Việt Nam có thế mạnh nổi trội về thị trường
lao động nói chung và đối với phát triển du lịch nói riêng. Người Việt Nam có
truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ, khéo léo, nhanh nhạy tiếp thu yếu tố
mới và đặc biệt có tinh thần thân ái, nhiệt tình, mến khách và sẵn sàng làm việc
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 18
mọi lúc mọi nơi với mức lương so sánh tương đối thấp so với khu vực. Đây là
thế mạnh đối với phát triển dịch vụ du lịch. Và thống kê về GDP, thu nhập bình
quân đầu người ngành du lịch đã phản ánh điều này, tạo công ăn việc làm và phát
triển kinh tế vùng.
Điểm yếu:
Cho đến nay tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn chưa được thống
kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu

quả. Dẫn tới tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề
nổi, khai thác cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên
Sự khai thác bừa bãi, cạn kiệt tài nguyên du lịch gắn với quá trình cạnh
tranh và trách nhiệm của các bên không rõ ràng dẫn tới nguy cơ suy thoái nhanh
giá trị của tài nguyên. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và
các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên
du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích tác động tiêu cực tới phát triển du lịch
bền vững
Công tác quản lý nhà nước về du lịch chậm được đổi mới; Luật du lịch và
các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành còn
thiếu đồng bộ và chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch.
Nhiều chính sách còn chồng chéo, bó chân lẫn nhau. Hệ thống tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật chuyên ngành chưa được hình thành và hợp chuẩn khu vực và
quốc tế; thủ tục hành chính còn rườm rà và chậm đặc biệt là thủ tục thị thực xuất
nhập cảnh và quy trình quản lý chất lượng dịch vụ còn nhiều yếu kém
Đề xuất giải pháp về chính sách
Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và
tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới
đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du
lịch. Trước bối cảnh và xu hướng đó, Việt Nam cần phải có Chiến lược phát triển
du lịch với quan điểm phát triển đột phá đáp ứng được những yêu cầu mới của
thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập, hiệu quả và bền vững
tương xứng với tiềm năng của đất nước, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc
tế. Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 phải khắc phục được những điểm
yếu, hạn chế của giai đoạn vừa qua đồng thời phải tạo bước phát triển mạnh về
chiều sâu, lấy chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả làm thước đo đánh giá để thực sự
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tính chất hiện đại.
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 19
Ngoài ra cần có các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch bền vững
Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; tăng

cường năng lực, ứng dụng công nghệ cao, đơn giản hóa thủ tục xuất, nhập cảnh,
miễn thị thực; khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân vào các lĩnh vực, ngành
nghề du lịch, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch; ưu đãi đầu tư đối
với vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch nhưng khả năng tiếp cận hạn chế;
khuyến khích phát triển sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù, sản phẩm/dịch vụ
mang tính chiến lược (casino); hình thành quỹ thời gian nghỉ ngơi khuyến khích
du lịch; tăng cường du lịch MICE, du lịch giáo dục, du lịch công đoàn, thanh
niên và du lịch bởi nhóm xã hội; chú trọng du lịch cao cấp, điều tiết hợp lý du
lịch đại chúng
Khuyến khích bằng công cụ tài chính và hỗ trợ đối với các mô hình tiết
kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ
sạch, mô hình “3R”; khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch có
sử dụng nhiều lao động địa phương; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình
giám sát môi trường tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch; cơ chế tạo
lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ hoạt động
du lịch. Khuyến khích, hỗ trợ các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,
du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm xã hội và môi trường.
Kiểm soát chất lượng du lịch: nâng cao nhận thức, kiến thức về quản lý
chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống kiểm định, công
nhận chất lượng; phát triển, tôn vinh thương hiệu, thúc đẩy nhượng quyền
thương hiệu; hình thành và tôn vinh hệ thống danh hiệu, nhãn hiệu
Bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch: áp dụng
tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường du
lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh”;
xây dựng nếp sống văn minh du lịch
Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng,
du lịch nông thôn, nông nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái dựa vào
cộng đồng; tăng cường năng lực tham gia của động đồng; tuyên truyền nâng cao
nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật; hỗ trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát
triển mô hình nghỉ tại nhà dân (homestay); tăng cường trách nhiệm kinh tế, chia

sẻ lợi ích với cộng đồng; hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng; hỗ trợ
chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở các vùng nông thôn, ven đô.
KẾT LUẬN
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 20
Tất cả các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng đều có tác động
đến tài nguyên và môi trường. Những hoạt động này có thể là tích cực, song
cũng có thể là tiêu cực đến tài nguyên và môi trường nhất là trong các trường
hợp không có tôt chức, quy hoạch hợp lý, sử dụng và bảo vệ, không có một quy
chuẩn chung cho sự phát triển và quản lý như khôi phục tài nguyên và môi
trường một cách đúng đắn. Để phát triển ngành du lịch một cách bền vững thì
cần phải có hệ thống chỉ sô, tiêu chuẩn, làm nền móng cho quá trình quản lý và
thực thi các chính sách nhằm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội mà không ảnh
hưởng xấu tới môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Global Sustainable Tourism Criteria for Hotels and Tour Operators Version
2, 23 February 2012
2. Luận văn: “Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải
Phòng” của Trần Hùng 30/5/2008
3. Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu GSTC (Global Sustainable Tourism
Criteria)
Nhóm 3: Chỉ số phát triển bền vững du lịch Page 21

×