Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Hóa học với thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.65 KB, 24 trang )

HĨA HỌC VỚI THỰC TIỄN
Câu 1. Bằng phương trình hóa học hãy giải thích vấn đề trong thực tế sau:
- Các đồ dung bằng bạc lâu ngày bị xám đen.
- Dùng HF để khắc chữ, tạo hình lên thủy tinh.
- Các bức tranh cổ được vẽ bằng bột chì trắng lâu ngày bị xám đen. Người ta phục hồi bằng cách phun
hidropeoxit vào các bức tranh.
- Để xử lí nguồn nước bể bơi người ta thường dung cloramin (NH2Cl, NHCl2)
HD
Bạc lâu ngày bị oxi hoa bởi khơng khí có lẫn H2S tạo Ag2S màu đen
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O.
Dùng HF để khắc chữ, tạo hình lên thủy tinh do HF ăn mòn thủy tinh
4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O.
a.

Bức tranh bằng chì Pb(OH)2.PbCO3 lâu ngày tác dụng dần với khí H2S có trong khơng khí tạo ra PbS

màu đen :
Pb(OH)2 + H2S →PbS↓+ 2H2O
Phun dung dịch H2O2 sẽ làm cho PbS chuyển thành PbSO4 màu trắng :
PbS + 4H2O2 → PbSO4↓ + 4H2O.
Để xử lí nguồn nước bể bơi người ta thường dung cloramin (NH2Cl, NHCl2) do khi tan vào nước sinh ra HClO
có tính oxi hóa mạnh nên diệt vi khuẩn trong nước.
NH2Cl + H2O → NH3 + HClO
Câu 2. Khí SO2 do các nhà máy thải ra là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ơ nhiễm khơng khí.
Tiêu chuẩn quốc tế quy định: Nếu trong khơng khí nồng độ SO2 vượt q
30.10-6 mol/m3 thì coi như khơng khí bị ơ nhiễm SO2. Khi tiến hành phân tích 40 lít khơng khí ở một thành phố
thấy có chứa 0,024mg SO2. Hãy cho biết thành phố đó có bị ơ nhiễm SO2 khơng?
HD
Đổi 40 lít = 40 dm3 = 40.10-3 m3
Ta có: 0,024mg SO2 = 0,024.10-3 g = 0,024.10-3 : 64 = 3,75.10-7 mol
Nồng độ khí SO2 ở thành phố đó là:


X = 3,75.10-7 : (40.10-3) = 9,375.10-6 mol/m3
Vậy nồng độ SO2 trong khơng khí là 9,375.10-6 mol/m3
Nhận xét: Nồng độ SO2 trong khơng khí < 30.10-6 mol/m3. Vậy khơng khí tại thành phố đó khơng bị ơ nhiễm
Câu 3. Thủy ngân là 1 loại kim loại nặng rất độc. Người bị nhiễm thủy ngân bị run chân tay, rung mí mắt, mất
ngủ, giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh… thậm trí có thể bị tử vong khi bị nhiễm thủy ngân với nồng độ lớn (lớn
hơn 100 micro gam/ m3). Thủy ngân độc hơn khi ở thể hơi vì dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua nhiều con đường


như đường hơ hấp, đường tiêu hóa, qua da… Vậy ta cần xử lý như thế nào khi cần thu hồi thủy ngân rơi vãi?
Liên hệ với tình huống xử lý an tồn khi vơ tình làm vỡ nhiệt kế thủy ngân trong phịng thí nghiệm?
HD
- Khi thu hồi thủy ngân rơi vãi người ta thường sử dụng bột lưu huỳnh rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có
thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và khơng bay hơi. Q trình thu gom thủy ngân cũng đơn
giản hơn.
Hg + S → HgS
- Khi vô tình làm vỡ nhiệt kế thủy ngân trong phịng thí nghiệm, cần rắc ngay bột lưu huỳnh bao phủ tất cả các
mảnh vỡ. Sau đó dùng chổi quét sạch, gói vào giấy và cho vào thùng rác.
Câu 4.Trong các nhà máy sản xuất bia, rượu, nước ngọt… nước là một nguyên liệu quan trọng, chất lượng của
nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Nước được khử trùng bằng clo thường có mùi khó chịu
do lượng nhỏ clo dư gây nên. Do vậy mà các nhà máy đó đã sử dụng phương pháp khử trùng nước bằng ozon
để nước khơng có mùi vị lạ. Ozon được bơm vào trong nước với hàm lượng từ 0,5 - 5 g/m3. Lượng dư được
duy trì trong nước khoảng 5 – 10 phút để diệt các vi khuẩn cỡ lớn (như vi khuẩn Kock gây bệnh lao, amip…).
a) Vì sao ozon lại có tính sát trùng? Hãy nêu phương pháp nhận biết lượng ozon dư trong nước?
b) Tính khối lượng ozon cần dùng để khử trùng lượng nước dùng để sản xuất được 400 lít rượu vang. Biết rằng
để sản xuất được 1 lít rượu vang cần dùng hết 5 lít nước.
a.

Ozon có tính oxi hóa mạnh nên có tính sát trùng.

Nhận biết Ozon dư bằng dung dịch KI có thêm hồ tinh bột

2KI+ O3 + H2O → 2KOH +I2 + O2
Iôt sẽ làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh.
b. 400l rượu vang cần 400*5=2000 lít nước = 2m3
1m3cần dùng 0,5 - 5gam O3 =>2m3 cần dùng 1-10gam O3
Câu 5. Cho trích đoạn viết về Chiến tranh thế giới lần thứ I như sau: “5 giờ sáng ngày 21/8/1916, những quả
đạn đại bác đầu tiên bắn đi từ một vị trí của qn đội Đức, nổ tung trên tuyến phịng thủ của quân Đồng Minh ở
miền bắc nước Áo…Cứ sau mỗi tiếng nổ là một đám khói màu vàng nhạt bung ra, phủ lên phòng tuyến của
quân Đồng Minh rồi nhanh chóng tràn ngập các chiến hào. Gần như ngay lập tức, những người lính Anh, Pháp,
sau khi hít phải khí màu vàng ấy đều ho sặc sụa rồi ngạt thở…10 giờ trưa, khi đám mây màu vàng đã tan hết,
các bác sĩ
quân y cùng một số sĩ quan Đồng Minh lên xem. Trước mắt họ, trong các chiến hào là những xác chết ngổn
ngang.
Xác nào da cũng xám đen, miệng há lớn như thể cố nuốt lấy những hớp khơng khí cuối cùng. Tổng cộng gần
1.500 lính ở vị trí phịng thủ phía bắc nước Áo khơng ai sống sót…” (Nguồn Baobariavungtau.com.vn)
a, Hãy cho biết “đám khói màu vàng” chết người trên là chất nào?
b, Nếu chất khí trên bị dị rỉ trong phịng thí nghiệm, em sẽ dùng cách nào/chất nào để xử lý? Viết phương trình
hóa học (nếu có)?


c, Nếu nồng độ chất khí trên trong nước từ 0,2 - 1,0 mg/l (theo QCVN 01 – 1:2018/BYT) thì vẫn an tồn cho
người sử dụng. Vì vậy, chất khí này thường có ứng dụng gì trong cuộc sống hiện nay?
a, “Đám khói màu vàng” là khí Clo (Cl2)
b, Dùng nước, dùng nước vôi trong Ca(OH)2, NaOH, dd NH3…
PƯ: Cl2 + H2O → HCl + HClO
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O…
HS nêu 1 trong các cách trên vẫn được đủ điểm
c, Ứng dụng: sát trùng nước sinh hoạt (nước ăn, nước bể bơi…)
Câu 6. Hãy giải thích tại sao:
- Kẽm photphua được sử dụng làm thuốc diệt chuột.
- Không dùng CO2 để dập tắt đám cháy của một số kim loại như Al, Mg

- Nước ở các khe suối, nơi có hợp chất FeS2 thường có pH thấp.
- Khơng nên bón vơi cùng lúc với đạm ure, đạm một lá, đạm hai lá.
- Bôi vôi vào chỗ bị ong, kiến đốt thì đỡ đau.
- Tại sao khơng nên đốt than trong phịng kín để sưởi ấm
a. Zn3P2 bị thủy phân rất mạnh trong dạ dày chuột tạo photphin (PH3)
Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3.
PH3 sinh ra rất độc là nguyên nhân làm chuột chết.
b.Không dùng CO2 để dập tắt đám cháy của một số kim loại như Al, Mg…
vì các kim loại này cháy được trong khí CO2 theo phương trình
o

t
→ Al2O3 + 3CO
2Al + 3CO2 ⎯⎯
o

t
→ MgO + CO
Mg + CO2 ⎯⎯

c. Trong tự nhiên, O2 khơng khí hịa tan trong nước oxi hóa FeS2:
2FeS2 + 7O2 + 2H2O→ 2Fe2+ + 4H++ 4SO42H2SO4 sinh ra làm nước suối có pH thấp.
d. Khi bón vơi sẽ xảy ra phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2
Phân đạm amoni khi bón chung với vơi sẽ tham gia phản ứng với Ca(OH)2:
Ca(OH)2 + 2NH4Cl → CaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O
Phân ure khi bón chung với vơi sẽ tham gia phản ứng với Ca(OH)2 theo quá trình:
(NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3
(NH4)2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + 2NH3↑ + 2H2O
Như vậy, khi bón phân đạm với vơi thì hàm lượng đạm sẽ bị giảm do có thốt ra khí NH3, ngồi ra bón ure
cùng với vơi cịn tạo ra CaCO3 gây rắn đất.

e. Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số con khác) có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vơi
là chất bazơ nên trung hịa axit làm ta đỡ đau.
Ca(OH)2 + 2HCOOH → (HCOO)2Ca + 2H2O


g. Khơng nên đốt than trong phịng kín do than cháy làm giảm nồng độ O2 và sinh ra khí độc CO gây ngạt
khí và có nguy cơ dẫn tới tử vong
C+ O2 → CO2

C+ CO2 → 2CO

Câu 7. Người ta pha chế một loại dược phẩm trong gia đình theo cách đơn giản như sau: cho nước sôi vào cốc
chứa NaHCO3 rồi cho thêm dung dịch cồn iot và lắc đều, để nguội sẽ được cốc thuốc dùng để chữa bệnh viêm
họng loại nhẹ. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Khi cho nước sôi vào cốc chứa NaHCO3: 2HCO3- → CO32- + CO2 + H2O (1)
CO32- làm cho dung dịch có tính kiềm: CO32- + H2O → HCO3- + OH- (2)
Cho thêm cồn iot và lắc đều
CH3CH2OH + 4I2 + OH- → CHI3 ↓ + HCOO- + 5HI (3)
CHI3 có tính diệt khuẩn, có thể chữa bệnh viêm họng loại nhẹ.
Câu 8: Để chủ động phòng, chống dịch COVID –19, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân Việt Nam tiếp tục lan tỏa
và thực hiện thông điệp 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Khơng tụ tập – Khai báo y tế”. Trong
đó, một loại dung dịch khử khuẩn phổ biến thường dùng là nước rửa tay khơ có chứa chất X, chất Y và một số
thành phần khác. Biết chất X được pha vào xăng truyền thống với tỉ lệ 5% để được xăng E5, còn chất Y là sản
phẩm thu được khi sản xuất xà phòng từ chất béo. Xác định hai chất X, Y
HD
- Chất X là C2H5OH (etanol)
- Chất Y là C3H5(OH)3 (glixerol)
Câu 9: Em hãy giải thích và viết PTHH giải thích các hiện tượng sau:
a.


“nước chảy đá mịn”

b.

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”.

c.

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

d.

Hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi

e.

Khi nấu nước giếng ở một số vùng xuất hiện cặn dưới đáy ấm

Em hãy giải thích và viết PTHH giải thích các hiện tượng sau:
b.

“nước chảy đá mòn”

Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Trong khơng khí có khí CO2 nên xảy ra phản ứng hóa học :
CaCO3 + CO2 + H2O <=> Ca(HCO3)2 (1)
Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo ngun lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng (1) sẽ chuyển
dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần.
c.

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”.


Thịt mỡ chứa chất béo, trong dưa hành có 1 lượng nhỏ axit nên thủy phân chất béo một phần, khi ăn khơng
có cảm giác ngán.
(RCOO)3C3H5 + 3H2O

𝐻+,𝑡𝑜



3RCOOH + C3H5(OH)3


d.

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

e.

Hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi

Các núi đá vôi chứa canxi cacbonat bị hòa tan trong nước
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Nước chảy nhỏ giọt xuống đáy hang gặp nhiệt độ cao trong hang bị nhiệt phân
Ca(HCO3)2 → CaCO3+ CO2+ H2O
CaCO3 kết tủa thành thạch nhũ
Khi nấu nước giếng ở một số vùng xuất hiện cặn dưới đáy ấm

a.

Trong nước chứa Ca(HCO3)2,Mg(HCO3)2 bị nhiệt phân tạo cặn

Ca(HCO3)2 → CaCO3+ CO2+ H2O
Mg(HCO3)2 → MgCO3+ CO2+ H2O
Câu 10. Bằng các kiến thức về hóa học em hãy giải thích các vấn đề sau: Một bạn học sinh làm thí nghiệm như
sau: Nhỏ dung dịch H2SO4 đậm đặc vào một miếng vải có thành phần là sợi bơng tự nhiên thì chỗ miếng vải
đó tiếp xúc với axit bị đen lại và thủng ngay. Nhưng nếu bạn ấy nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào một miếng
vải khác có thành phần như vậy thì vải mủn dần rồi mới bục ra.
a) Nhỏ dung dịch H2SO4 đậm đặc vào một miếng vải có thành phần là sợi bơng tự nhiên thì chỗ miếng vải
đó tiếp xúc với axit bị đen lại và thủng ngay do sợi bông tự nhiên có thành phần chính là xenlulozo khi tiếp
xúc với H2SO4 đậm đặc là chất hút nước mạnh nên sẽ lấy nước của xenlulozo → xenlulozo bị chuyển hóa
thành C (màu đen) → cấu trúc xenlulozo bị phá vỡ ngay → vải bị thủng ngay.
(C6H10O5)n + mH2SO4 đặc → 6n C + mH2SO4.5nH2O
Nhưng nếu bạn ấy nhỏ dung dịch H2SO4 lỗng vào một miếng vải khác có thành phần như vậy thì vải mủn
dần rồi mới bục ra do dung dịch H2SO4 lỗng khơng háo nước như H 2SO4 đặc nên khơng chuyển xelulozo
thành C được nhưng H2SO4 lỗng lại là chất xúc tác cho quá trình thủy phân xelulozo, phản ứng sẽ chậm hơn
nên cấu trúc mạch polime của xelulozo vẫn bị phá vỡ → miếng vải mủn dần ra rồi mới bục.
+

H
(C6H10O5)n + nH2O ⎯⎯→
nC6H12O6

Câu 11: Em hãy giải thích các hiện tượng sau
a.

Tại sao dầu mỡ để lâu bị ôi thiu? Theo em dầu thực vật hay mỡ động vật nhanh bị ôi thiu hơn và liên hệ

thực tế?
b.

Tại sao mật ong để lâu ngày bị đóng đường dưới đáy chai? Lớp đường đó là gì?


c.

Khi người xuống các giếng sâu bị ngộ độc khí dẫn đến tử vong?

d.

Tại sao xếp một số quả chín xen vào sọt quả xanh thì sọt quả xanh nhanh chóng chín đều


Em hãy giải thích các hiện tượng sau
a.

Tại sao dầu mỡ để lâu bị ôi thiu? Theo em dầu thực vật hay mỡ động vật nhanh bị ôi thiu hơn và liên hệ

thực tế?
- Nguyên nhân chủ yếu do sự oxi hóa liên kết đơi trong chất béo bằng oxi khơng khí thành peoxit, sau đó bị
phân hủy thành andehit, xeton có mùi khó chịu.
- Vì vậy dầu thực vật chứa chủ yếu chất béo không no nhanh bị ôi thiu hơn mỡ động vật chứa chủ yếu chất béo
no.
- Thực tế mỡ động vật nhanh ôi thiu hơn do trong sx dầu thực vật người ta cho them các chất chống oxi hóa.
b.

Tại sao mật ong để lâu ngày bị đóng đường dưới đáy chai? Lớp đường đó là gì?

Trong mật ong chưa khoảng 30% glucozo, để lâu ngày bị kết tinh tạo thành lớp đường dưới đáy chai.
c.

Khi người xuống các giếng sâu bị ngộ độc khí dẫn đến tử vong?


Các nạn nhân chết vì thiếu oxy và hít phải các khí độc (CO, CH4, H2S...) tích tụ lại trong lớp nước dưới đáy
giếng sâu do những hoạt động chuyển hóa âm thầm, thối hóa các sản phẩm hữu cơ (thân và lá cây, rác thải,...
d.

Tại sao xếp một số quả chín xen vào sọt quả xanh thì sọt quả xanh nhanh chóng chín đều

Người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để quả chín giải phóng etilen, axetilen kích thích tăng nhanh q trình
chín của các quả xanh được xếp chung với quả chín giúp các quả xanh xung quanh mau chóng
Câu 12. Trong cơng nghệ xử lí khí thải do q trình hơ hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thủy thủ trong tàu
ngầm người ta thường dùng hoá chất Na2O2, KO2 hãy giải thích?
Đáp án Phương trình hóa học của phản ứng :
2CO2 + 2Na2O2 → 2Na2CO3 + O2
2CO2 + 4KO2 → 2K2CO3 + 3O2
Câu 13. Hidrosunfua nặng hơn khơng khí, trong tự nhiên có nhiều nguồn tạo ra khí hidrosunfua như núi lửa,
xác động vật bị phân hủy… nhưng tại sao trên mặt đất hidrosunfua khơng bị tích tụ lại?
Giải Trên mặt đất khí hidrosunfua khơng bị tích tụ lại là vì: khí H2S có tính khử mạnh nên nó tác dụng ngay
với chất oxi hóa mạnh như O2 trong khơng khí hoặc SO2 có trong khí thải của các nhà máy
2H2S + O2 → 2S + H2O
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

Câu 14: Các kết quả phân tích cho thấy nước mưa thường có pH  5,6 ( có tính axit nhẹ). Nước mưa trong các trận
mưa axit có pH = 2 hoặc thậm chí nhỏ hơn nữa.
a.

Bằng kiến thức hóa học hãy giải thích các trường hợp trên. Biết mưa axit xảy ra khi có thêm các yếu tố như:

Nhiều sấm sét hơn bình thường, trong khơng khí có nhiều chất khí gây ra mơi trường axit như khí sunfurơ…
b.

Kể một số thiệt hại mà mưa axit gây ra ?


Đáp án Khi có sấm sét trong tự nhiên xảy ra các phản ứng
N2 + O2 → 2NO
2NO + O2→ 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Lưu huỳnh đioxit gặp oxi của khơng khí xảy ra các phản ứng sau


2SO2 + O2 → SO3
SO3 + H2O →H2SO4
c.

Axit gây ra các tổn hại cho các cơng trình bằng thép( thành phần chính là Fe), bằng đá( thành phần chính là

CaCO3) và mùa màng
Fe + H+ → Fe2+ + H2
CaCO3 + H+ → Ca2+ + CO2+ H2O
Câu 15: Giải thích câu ca dao sau bằng kiến thức hóa học và viết phương trình hóa học minh họa
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe sấm dậy phất cờ mà lên
Đáp án
Khi có sấm sét N2, O2 có trong khơng khí phản ứng tạo NO, NO bị oxi hóa tiếp với O2 trong khơng khí tạo NO2,
NO2 hịa tan trong nước mưa tạo thành HNO3; HNO3 theo nước mưa rơi xuống đất, tác dụng với các chất có
trong đất như Ca(OH)2, CaCO3, MgCO3, NH3 ... tạo ra các muối có chứa ion NH4+, NO3- có tác dụng giúp lúa
phát triển nhanh
Phương trình hóa học của phản ứng
0

3000 C
⎯⎯⎯⎯

→ 2NO
N2 + O2 ⎯⎯⎯


2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + H2O + O2 → 4HNO3
CaCO3 + 2HNO3→ Ca(NO3 )2 + H2O + CO2
Câu 16. Hãy giải thích tại sao:
+ + Trong q trình sản xuất giấm ăn, người ta thường dùng nhữngthùng có miệng rộng, đáy nông và
phải mở nắp?
+ + Người đau dạ dày khi ăn cơm cháy ( cơm cháy vàng) lại thấy dễ tiêu hơn ăn cơm?
Giải thích:
+ Trong q trình sản xuất giấm ăn người taphải dùng các thùng miệng rộng, đáy nông và phải mở nắp là do
rượu lãng sẽ tiếp xúc nhiều với oxi hơn, thúc đẩy quá trình tạo thành giấm nhanh hơn. C2H5OH + O2 →
CH3COOH + H2O
+ Khi ăn cơm cháy thì tinh bột ( C6H10O5)n đã biến thành đextrin (C6H10O5)x , mạch phân tử tinh bột đã được
phân cắt nhỏ hơn, chúng dễ bị thủy phân thành saccarit bới các enzim có trong nước bọt, nên ăn cơm cháy sẽ dễ
tiêu hơn, dạ dày làm việc ít hơn
Câu 17 a) Ở những vùng gần vỉa quặng pirit sắt, đất thường bị chua và chứa nhiều ion sắt, chủ yếu là do q
trình oxi hóa chậm bởi oxi khơng khí khi có nước (các ngun tố bị oxi hóa đến trạng thái oxi hóa cao nhất).
Để khắc phục, người ta thường bón vơi tơi vào đất. Hãy viết các phương trình hóa học để minh họa.
a) Phản ứng oxi hóa chậm FeS2
4FeS2 + 15O2 + 2H2O → 2Fe2(SO4)3 + 2H2SO4
Bón thêm vơi:


H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + 2H2O
Fe2(SO4)3 + 3Ca(OH)2 → 3CaSO4 + 2Fe(OH)3
Câu 18. Thời kỳ Phục hưng, các bức họa của các danh họa được vẽ bằng bột “trắng chì” (có chứa
PbCO3.Pb(OH)2). Qua một thời gian, các bức họa bị ố đen khơng cịn đẹp như ban đầu. Hãy giải thích hiện

tượng trên. Để phục hồi các bức họa đó cần dùng hóa chất nào? Viết các phương trình phản ứng hóa học minh
họa.
Đáp án Trong số 20 hóa chất được sản xuất nhiều nhất, H2SO4 đứng đầu, etilen chiếm vị trí thứ tư, clo xếp thứ
10..... Hãy nêu lý do làm cho etilen chiếm được thứ bậc cao như vậy, lấy ba ví dụ phản ứng hóa học để minh
họa cho ý kiến của mình.
Những bức họa cổ bị hóa đen là do PbCO3.Pb(OH)2 đã phản ứng chậm với H2S có trong khơng khí
theo phương trình hóa học:
PbCO3 + H2S → PbS + CO2 + H2O
Pb(OH)2 + H2S → PbS + 2H2O
- Để phục chế ta dùng H2O2 vì:
4H2O2 + PbS → PbSO4 ít tan, trắng + 4H2O
Chất PbSO4 tạo ra có màu trắng tương tự như PbCO3.Pb(OH)2.
Etilen là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp tổng hợp polime và các hóa chất khác
nCH2

CH2

xt, to, p

etilen

*

CH2

CH2 n
polietilen(PE)

t
→ CH2 =CHCl

CH2 = CH2 + Cl2 → CH2Cl – CH2Cl ⎯⎯
o

*

nCH2

CH

xt, to, p

CH2

*

CH

n

Cl

Cl

poli(vinyl clorua) (PVC)

vinyl clorua

t , xt
CH2 = CH2 + ½ O2 ⎯⎯⎯
→ etilen oxit

o

*

Câu 19. Giải thích các hiện tượng sau: - Khi ăn cơm, nếu nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt. - Miếng cơm cháy vàng ở đáy
nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên.
Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ trong nước bọt có enzim amilaza thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và
glucozơ nên có vị ngọt.
- Miếng cơm cháy vàng ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên vì dưới tác dụng của nhiệt thì tinh bột đã bị
phân ra làm các mạch ngắn hơn (tạo thành đextrin) nên khi nhai dưới tác dụng của lực cơ học và dưới tác dụng
của nước bọt (men amilaza) sẽ dễ dàng chuyển thành đường mantozơ và glucozơ nên ta thấy ngọt hơn.
2(C6H10O5)n + nH2O ⎯⎯⎯→ amilaza nC12H22O11 ;
Câu 20. Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng phèn chua (có cơng thức
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl2(SO4)2.12H2O ) để làm trong nước. Bằng kiến thức hóa học em hãy giải thích
ngắn gọn tại sao có thể làm trong nước đục nhờ phèn chua ?
Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al3+
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O → 2K+ + 2Al3+ + 4SO42- + 24H2O


Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình:
Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+
Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ
lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước.
Giới thiệu thêm: Phèn chua khơng độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước
nóng.
Phèn chua rất có ích cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặt, sinh hoạt hằng
ngày. Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đơng y cịn gọi là minh phàn (minh là trong trắng, phàn là phèn).
Nên trong dân gian có câu:

“ Anh đừng bắc bậc làm cao

Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”

Câu 21: Em hãy vận dụng kiến thức hóa học để giải thích
a) Vì sao sau cơn mưa giơng thì khơng khí trở nên trong lành, dễ chịu?
b) Tại sao người ta thường trồng thông ở các bệnh viện?
Đáp án:
a) Trong cơn giơng có hiện tượng sấm sét (có thể) kèm theo vì thế một lượng khí O3 được sinh ra theo phương
trình hóa học sau

→ 2O3
2O2 ⎯⎯
Khí O3 sinh ra làm sạch các khí bẩn và hịa tan 1 số oxit axit (NO2, SO2,...) có trong khơng khí, oxi hóa được
các vi sinh vật gây bệnh có trong khơng khí. Mặt khác, khi trời mưa thì các hạt bụi sẽ bị lôi luốn bởi nước mưa
và rơi xuống đất. Vì thế sau cơn mưa giơng bầu khơng khí trở nên trong lành, dễ chịu.
b) Bệnh viện nơi mà ở đó mật độ vi khuẩn gây bệnh phát tán trong khơng khí rất cao. Vì thế, người ta thường
trồng thơng ở trong khn viên bệnh viện. Bởi vì, nhựa của cây thơng tiết ra O3 sẽ oxi hóa các vi sinh vật gây
bệnh và làm cho khơng khí ở trong khu vực bệnh viện trở nên trong lành.
Câu 22: Những người sống ở gần các lò gạch, lò vơi hay là các trường hợp đốt than trong phịng kín, thường bị
đau đầu, buồn nơn, hơ hấp khó và có thể dẫn đến tử vong, hiện tượng này gọi là ngộ độc khí than.
a) Nêu hóa chất chính gây nên hiện tượng ngộ độc khí than?
b) Nếu trong phịng kín khi ngộ độc khí than thì phải làm thế nào khi có người bị ngộ độc?
c) Tại sao khi đốt bằng than đá thì khí trên nhiều hơn than củi?
đáp án
a. Hóa chất chính gây nên ngộ độc là CO:
C+ O2

 CO2 (t0)

CO2 + C  2CO (t0 cao)
b.


Khi ngộ độc khí than thì xử như sau: Cần nhanh chóng mở các cửa, khẩn trương đưa nạn nhân ra khỏi

khu vực nhiễm độc và nhanh chóng đưa đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và điều trị kịp thời.
c. Than than đá đốt có nhiệt độ cao hơn nên tạo nhiều CO hơn than củi.
Câu 23: Em hãy giải thích:
a. Tại sao khơng nên bón các loại phân đạm amoni, ure và phân lân cùng với vôi bột?
b. Tại sao không dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy của một số kim loại (Mg, Al, …)?


1.

Giải thích ngắn gọn các nội dung sau.

a.

Phân ure khơng ảnh hưởng đáng kể đến độ chua của đất.

b.

Phân lân nung chảy thích hợp với đất chua.

c.

Khi đốt than trong phịng kín sẽ gây hiện tượng ngạt khí.

d.

Hiện tượng phát quang trong hóa học và hiện tượng ma trơi.


a. Phân ure là (NH2)2CO. Khi bón vào đất có phản ứng:
(NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3
Vì (NH4)2CO3 trong phân tử chứa NH4+ có tính axit và CO32- có tính bazơ nên nó trung hịa lẫn nhau làm
cho phân tử có mơi trường gần trung tính. Dẫn đến phân ure khơng ảnh hưởng đáng kể vào độ chua của đất.
b. phân lân nung chảy có thành phần chính là Ca3(PO4)2. Vì chất này kết tủa và cây trồng khơng hấp thụ
được. Khi bón vào đất nhờ trong keo đất có H+ nên Ca3(PO4)2 tác dụng với H+ để tạo thành Ca(H2PO4)2 tan
và cây trồng hấp thụ được. Vì vậy phân lân nung chảy thích hợp với đất chua (dư axit) và cũng có tác dụng
khử chua cho đất.
c. Khi đốt than trong phòng kín sẽ gây ra đồng thời các hiện tượng: Giảm nồng độ O2, tăng nồng độ CO2 và
đặc biệt là CO rất độc gây ngạt và ngộ độc khí.
d. Hiện tượng phát quang trong hóa học là hiện tượng năng lượng phản ứng không phát ra dưới dạng nhiệt
năng mà dưới dạng quang năng. Vd: photpho trắng tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường.
Hiện tượng ma trơi là do khi phân hủy xác động thực vật tạo thành PH3 photphin có lẫn P2H4 đi photphin và
bốc cháy trong khơng khí ở nhiệt độ thường.
Câu 24: Sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm, rạ được tận dụng cho nhiều mục đích như trồng nấm, làm
thức ăn cho trâu bò, ủ trong bể biogas, hay đốt lấy tro bếp trộn với phân chuồng để bón cho cây trồng. Tại sao
khi bón phân chuồng hoặc phân bắc, người nơng dân thường trộn thêm tro bếp.
ĐÁP ÁN
Về phương diện hóa học, khi bón phân chuồng hoặc phân bắc thì người nơng dân thường trộn thêm tro bếp vì:
Trong tro bếp có chứa các nguyên tố kali, magie, canxi và một số nguyên tố vi lượng nên khi bón phân chuồng
hoặc phân bắc khi trộn thêm tro bếp sẽ giúp bổ sung đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Một lý do khác khi bón tro bếp cho cây trồng dựa vào khả năng điều chỉnh pH của tro bếp. Có những loại cây
trồng khơng thích hợp với đất chua, bón tro bếp làm giảm độ chua của đất.
Hơn nữa khi bón cùng với tro bếp, tro sẽ làm cho phân chuống trở nên tơi xốp, cây cối dễ hấp thụ hơn.
Câu 25: Photpho tồn tại trong tự nhiên ở dạng quặng apatit. Một mẩu quặng apatit gồm canxi photphat, canxi
sunfat, canxi cacbonat, canxi florua được xử lí bằng cách cho vào hỗn hợp của axit photphoric và axit sunfuric
đặc để tạo thành canxi đihiđrophotphat tan được trong nước dùng làm phân bón. Viết các phương trình hóa học
của các phản ứng xảy ra. Giải thích tại sao các phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ dưới 600C và trong tủ hốt?
ĐÁP ÁN
Phương trình phản ứng

CaCO3 + H2SO4→CaSO4 + H2O + CO2 (1)
CaF2 + H2SO4 →CaSO4 + 2HF (2)
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4 (3)


Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2 (4)
CaF2 + 2H3PO4 → Ca(H2PO4)2 + 2HF (5)
CaCO3 +2H3PO4 → Ca(H2PO4)2 + H2O + CO2 (6)
Phản ứng được làm trong tủ hốt vì tránh có sự xuất hiện của khí độc HF trong phịng thí nghiệm. (7)
Phải thực hiện ở nhiệt độ dưới 600C vì đảm bảo độ bền của thạch cao sống CaSO4.2H2O có trong phân bón. (8)
Câu 26: Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, truyện Trầu Cau là một câu chuyện cảm động về tình cảm
anh, em, vợ chồng. Ăn trầu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt nam. Những người ăn trầu
thường có hàm răng rất chắc và bóng. Hãy giải thích tại sao?
ĐÁP ÁN
Q trình hình thành men răng:
2Ca2+ +

PO43- +

OH-

Ca2(PO4)OH 

Trong vơi có Ca2+ và OH- nên cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận tạo
men răng.
Tương tự như vậy khi ta đánh răng, trong thành phần kem đánh răng có CaF2
nên cũng góp phần tạo thành men răng. Ở đây F- thay thế vai trị của OH2Ca2+ +

PO43- +


F-

Ca2(PO4)F 

Câu 27:
Một thí nghiệm được tiến hành như sau: cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể KMnO4 , nhỏ tiếp vào
ống vài giọt dung dịch HCl đậm đặc. Đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su có đính một băng giấy màu ẩm (như
hình vẽ)

1. Hãy nêu hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và giải thích?
2. Một số học sinh trong q trình làm thí nghiệm trên thấy nút cao su bị bật ra. Em hãy nêu nguyên nhân và
cách khắc phục.
3. Em hãy nêu một giải pháp để hạn chế tối đa khí clo thốt ra mơi trường sau khi làm xong thí nghiệm trên và
giải thích cách làm.
4. Em hãy nêu giải pháp khử độc khí Cl2 đã thốt ra mơi trường trong phịng thí nghiệm sau khi làm xong thí
nghiệm trên và giải thích cách làm.
ĐÁP ÁN


Một số học sinh làm thí nghiệm nút cao su bị bật ra vì các lý do sau đây:
- Đậy nút không đủ chặt, khắc phục bằng cách đậy chặt nút hơn.
- Lấy hóa chất q nhiều nên khí sinh ra nhiều làm áp suất trong bình tăng mạnh làm bật nút, khắc phục bằng
cách lấy hóa chất vừa đủ.
-Ống nghiệm q nhỏ khơng đủ chứa khí, cách khắc phục thay ống nghiệm lớn hơn.
- Để hạn chế Cl2 thoát ra gây độc sau khi làm xong thí nghiệm cần cho thêm lượng dư dung dịch kiềm (ví dụ
NaOH) để trung hòa hết HCl dư và tác dụng hết với Cl2 trong bình trước khi đổ ra mơi trường.
-

Thực hiện thí nghiệm trong ống nghiệm 2 nhánh , nhánh cịn lại ta cho tác dd NaOH vào. NaOH sẽ hấp


thụ Cl2 dư và khi làm xong thí nghiệm ta nghiêng cho NaOH qua nhánh chứa hỗn hợp phản ứng.
-

Pt: Cl2 + 2 NaOH → NaClO + NaCl + H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O

1.

Cho một lượng nhỏ khí NH3 vào phịng thí nghiệm

Pt: 8NH3 + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2 Sau đó mở cửa , bật quạt.
Câu 28. a) Một số bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch). Đó có phải là
đường saccarozơ khơng ? Vì sao ?
b) Có thể dùng saccảo zơ để sản xuất rượu được khơng ? Vì sao ?
Câu 29 ( NL1). Giải thích các hiện tượng sau:
- Càng nhai kĩ cơm càng ngọ.
- Cơm cháy (phía dưới nồi) ngọt hơn cơm phía trên nồi
- Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt
của quả chuối chín thì khơng thấy chuyển màu
Đáp án
- Cơm chứa một lượng lớn tinh bột. Trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi ăn cơm, nhai kĩ cơm
trong nước bọt sẽ xảy ra phản ứng thủy phân một phần tinh bột tạo mantozo và glucozo nên có vị ngọt
- Cơm cháy tạo thành ở đáy nồi do nhiệt độ cao hơn nên miếng cơm cháy có thành phần dextrin nhiều hơn
miếng cơm phía trên
- Chuối xanh có chứa tinh bột cịn khi chuối chín tinh bột đã bị chuyển thành glucozo. Đó là nguyên nhân tại
sao khi nhỏ iot vào mặt cắt quả chuối xanh thấy màu xanh
Câu 30: Tại sao khi đánh phèn chua vào nước thì nước lại trở nên trong và khử được trùng trong nước?
Giải thích: Cơng thức hóa học của phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm 24 phân
tử nước: K2SO4.Al2(SO4)324H2O. Do khi đánh phèn trong nước phèn tan ra theo phương trình điện li:
K2SO4.Al2(SO4)324H2O→ 2K+ + 2Al3+ + 4 SO42- + 24 H2O

Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ +3 H+


tạo kết tủa Al(OH)3, chính kết tủa keo này đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành các hạt đất
to hơn, nặng và chìm xuống làm nước trong. Nên trong dân gian có câu:
“ Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”
Đồng thới có một lượng H+ nên khử được trùng trong nước.
Câu 31:( bài 6 trang 29 , chương 1 hóa học 11 nâng cao)
Một trong các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày là do lượng axit HCl trong dạ dày quá cao. Để giảm bớt
lượng axit, người ta thường uống dược phẩm Nabica(NaHCO3).
Giải thích: Axit clohiđric có vai trị rất quan trọng trong q trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày
của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và
3). Ngồi việc hịa tan các muối khó tan, nó cịn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất
đường, bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ
dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn
0,001 mol/l (pH<3,5) người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày chứa muối hiđrocacbonat NaHCO3
(còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hịa bớt lượng axit trong dạ dày.

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
Câu 32: Nitơ có rất nhiều ừng dụng, có một ứng dung các em cần biết:
Sức khỏe và làm đẹp
Các vật liệu và hóa chất trong mỹ phẩm rất dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với mơi trường bên ngồi, vì vậy cần dùng
N2 để cách ly chúng khỏi O2 trong khơng khí.
Cơng nghiệp thực phẩm
N2 là một cách hữu hiệu để mang lại lợi nhuận, ngăn chặn vi khuẩn tăng trưởng, làm giảm quá trình oxy hóa, bảo
quản sản phẩm hương vị và kết cấu, tăng thời hạn sử dụng sản phẩm.
Bảo quản trái cây

Trong hệ thống này khí oxy và CO2 trong mơi trường lưu trữ được kiểm soát một cách từ từ để làm chậm quá
trình thối rữa, và hư hại của quả. Mức oxy được giảm bằng cách thay khí oxy với nitơ
Đóng chai
Trong q trình đóng chai, rất nhiều khí O2 được đẩy vào chai tăng q trình oxy hóa. Vì vậy người ta sử dụng
N2 để đẩy O2 ra ngoài và giúp bảo quản tốt hơn.


Giải thích: vì có liên kết ba với năng lượng liên kết lờn ( EN≡N= 946 Kj/mol) nên phân tử N2 ở điều kiện thường
rất bền, khá trơ về mặt hóa học.( tính chất hóa học)
Bảo quản đồ uống

Ngồi ra:

N2 được sử dụng rất rộng rãi trong việc bảo quản sản phẩm khỏi q trình oxy hóa, enzim hóa và phản ứng của
các vi sinh vật.
Giải thích: vì N2 là chất khí khơng màu, khơng mùi, khơng hịa tan và khơng độc hại.(tính chất vật lý)
Câu 33: Tại sao khi đi gần các sơng, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi thấy mùi khai ?
Giải thích: Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân hữu cơ, rác
thải hữu cơ… thì lượng urê trong các chất hữu cơ này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi
sinh vật, urê bị phân hủy tiếp thành CO2 và amoniac NH3 theo phản ứng:

(NH2)2CO + H2O ↔ CO2 +

2NH3
NH3 sinh ra hịa tan trong nước sơng, hồ dưới dạng một cân bằng động. Như vậy khi trời nắng (nhiệt độ cao),
NH3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa trong nước sẽ khơng hịa tan vào nước mà bị tách ra bay vào
khơng khí làm cho khơng khí xung quanh sơng, hồ có mùi khai khó chịu.
Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp quanh hồ, ao, nhất là vào mùa khơ, nắng nóng. Giáo viên có thể nêu vấn
đề trong bài giảng bài 11:ANONIAC VÀ MUỐI AMONI
Câu 34: Khơng có lửa …..mà lại có khói

Lấy 2 cây đủa thủy tinh có gắn bơng ở đầu đủa, cho mổi cây đủa vào mổi bình đựng dung dịch HCl và dung
dịch NH3. Khi đưa hai đủa thủy tinh lại với nhau thấy xuất hiện khói trắng.
Giải thích: Dung dịch HCl là axit dể bay hơi, dung dịch NH3 là bazo yêu, dể bay hơi. Khi để hai dung dịch này
lại gần với nhau thì các phân tử HCl, NH3 kết hợp với nhau tạo thành khói là những hạt nhỏ li ti của tinh thể
NH4Cl
HCl (k) + NH3(k) → NH4Cl(r)

Áp dụng : Đây là thí nghiệm hóa học vui giúp cho các em củng cố kiến thức trong bài amoniac(phần tính chất
hóa học)
Câu 35: Để khử khí Clo độc trong phịng thí nghiệm, người ta xịt khí NH3 dư vào phịng
Giải thích:

do khí này gặp Clo tạo NH4Cl, hơn nữa NH3 nhẹ hơn khơng khí nên dễ dàng bay đi.
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

NH3 + HCl → NH4Cl
Áp dụng:Đây là một trong tính khử mạnh của amoniac
Câu 36: Bột nở là chất gì mà có thể làm cho bánh to ra và xốp được ?


Giải thích: (NH4)2CO3, NH4HCO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm bột mì hoặc các bột khác, lúc nướng
bánh (NH4)2CO3 , NH4HCO3 phân hủy thành các chất khí và hơi làm cho bánh xốp và nở.
t
→ 2NH3  + CO2  + H2O 
(NH4)2CO3 ⎯⎯
0

t
→ NH3  + CO2  + H2O 
NH4HCO3 ⎯⎯

0

(trong phần muối amoni)
Câu 37: Ca dao Việt Nam có câu:
“Lúa chim lấp ló ngồi bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Mang ý nghĩa hóa học gì ?
Giải thích: Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đồng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì
rất tốt và cho năng suất cao. Vì sao vậy ?
Do trong khơng khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp (tia lửa điện) thì:
Sau đó: 2NO + O2 → 2NO2
Khí NO2 hịa tan trong nước: 4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3
HNO3 hòa tan trong đất được trung hòa bởi một số muối tạo muối nitrat cung cấp N cho cây.
Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giơng, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ.
Câu 38 : Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ?
Giải thích: Trong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt 2 câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài hoặc liên hệ thực tế trong ở bài 16:
PHÂN BĨN HĨA HỌC
Câu 39: Tại sao khi nơng nghiệp phát triển thì các vi khuẩn, nấm, giun trịn sống trong đất, nước… giảm đi
rất nhiều nhiều nơi khơng cịn nữa ?
Giải thích: Một số phân bón có thể tiêu diệt các loại sinh vật có hại này. Ví dụ trước khi trồng khoai tây một tuần
người ta đưa vào đất một lượng urê (1,5 kg/m2) thì các mầm bệnh bị tiêu diệt hồn tồn. Hiện tượng dễ thấy là
khơng còn đỉa trong nước ở nhiều nơi như ngày trước nữa.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần tích hợp bảo vệ mơi trường trong bài 16: PHÂN BĨN HĨA
HỌC
Câu 41: Tại sao những người có thối quen ăn trầu thì ln có lợi và hàm răng chắc khỏe?
Giải thích: Trong miếng trầu có vơi Ca(OH)2 chứa Ca2+ và OH- làm cho quá trình tạo men răng (Ca5(PO4)3OH)
xảy ra thuận lợi:
5Ca2+ + 3PO43- + OH- → Ca5(PO4)3OH
Chính lớp men này chống lại sâu răng.



Áp dụng: phần ứng dụng của photpho,đây là một trong những thói quen của nhân dân ta từ xưa đến nay.
Câu 42: “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Giải thích: Trong xương của động vật ln có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ
phân

hủy

một

phần

thành

photphin

PH3



lẫn

một

ít

điphotphin

P2H4.


Photphin khơng tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Cịn điphotphin
P2H4 thì tự bốc cháy trong khơng khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin
bốc cháy:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ
như vào ban đêm.
Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá tŕnh hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào
ban đêm.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng tự nhiên chứ không phải là một hiện tượng “ thần bí ” nào đó, tránh tình trạng
mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống thêm lành mạnh. Vấn đề này có thể được đề cập ở trong bài 14: Photpho(liên
quan đến hợp chất PH3)
VẤN ĐỀ 22: “Thuốc chuột” là chất gì mà có thể làm chuột chết ?Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột
lại đi tìm nước uống. Vậy thuốc chuột là gì? Cái gì đã làm cho chuột chết? Nếu sau khi ăn thuốc mà khơng có
nước uống thì chuột chết mau hay lâu hơn ?
Giải thích: Thành phần thuốc chuột là kẽm photphua Zn3P2. Sau khi ăn, Zn3P2 bị thủy phân rất mạnh, hàm lượng
nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước:
Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3↑,
Chính PH3 (photphin) đã giết chết chuột.Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột → PH3 thoát ra nhiều → chuột
càng nhanh chết. Nếu khơng có nước chuột sẽ chết lâu hơn.
Áp dụng: Vấn đề diệt chuột đang được mọi người quan tâm vì chuột là con vật mang nhiều mầm bệnh truyền
nhiễm cho con người và hay phá hoại mùa màng. “Thuốc chuột” đang được dùng với mục đích trên. Nhưng đây
là loại thuốc rất độc nên dể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vì vậy giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh biết
cơ chế diệt chuột của thuốc chuột nhằm biết cách sử dụng an tồn. Giáo viên có thể đề cập vấn đề này trong phần
nêu ứng dụng của photpho hoặc khi lấy ví dụ để chứng minh tính oxi hóa của photpho thì giáo viên nên viết
phương trình photpho tác dụng của với kẽm, sau đó nêu ứng dụng của sản phẩm ( Zn3P2) trong bài “Photpho” (
bài 14 lớp 11 ).
Câu 43: Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?
Giải thích: Do than tác dụng với O2 trong khơng khí tạo CO2, phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống
lớn phản ứng này diễn ra nhiều nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới

nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.
Câu 44: Tại sao khi cơm bị khê, ông bà ta thường cho vào nồi cơm một mẫu than củi ?


Giải thích: Do than củi xốp, có tính hấp phụ nên hấp phụ hơi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt 2 câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong bài 20: CACBON
Câu 45: Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên CH 4 khơng có oxi để tránh khi
xuống giếng bị chết ngạt ?
Giải thích: Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì
một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng
gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang
theo bình thở oxi.
Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay khơng bằng cách cột một con vật như gà,
vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.
Áp dụng: Đây là hiện tượng hay xảy ra vào mùa khô. Mọi người không hề biết được sự nguy hiểm khi xuống
giếng sâu. Thực tế là đã có nhiều cái chết thương tâm xảy ra mà báo đài đã nêu trong thời gian qua. Giáo viên
cần đưa vào bài giảng để nhắc nhở học sinh và mọi người. Vấn đề này có thể xen vào bài 21: Phần I: cacbon
monoxit
Câu hỏi liên quan:Làm thế nào để biết trong khói thuốc lá có khí độc CO: Trong khói thuốc lá có 0, 5 đến 1%
CO, chất gây ô nhiễm môi trường, gây tác hại cho sức khoẻ. Phương pháp nào sau đây dùng chứng minh điều
đó?
A. Cho khói thuốc qua CuO, t0.
B. Cho khói thuốc qua dung dịch PdCl2.
C. Cho khói thuốc qua MnO2, rồi cho sản phẩm qua nước vơi trong.
D. Cho khói thuốc lá qua I2O5.
Phân tích:Cho CO qua dung dịch PdCl2 làm đổi màu dung dịch sang đỏ thẫm do những hạt rất nhỏ của Pd tách
ra trong dung dịch.
Phương trình hóa học của phản ứng: CO + PdCl2 + H2O → Pd + 2HCl + CO2
Câu 46: Nước đá khô được làm từ cacbon đioxit hóa rắn. Tại sao nó có thể tạo hơi lạnh được như nước đá
?

Giải thích: Vì cacbon đioxit ở dạng rắn khi bay hơi thu nhiệt rất lớn, làm hạ nhiệt độ của môi trường xung quanh
nên tạo hơi lạnh. Đặc biệt là nước đá khô (không độc hại), được ứng dụng thích hợp để bảo quản những sản phẩm
kỵ ẩm và dùng làm lạnh đông thực phẩm. Dùng đá khô để làm lạnh và bảo quản gián tiếp các sản phẩm có bao
gói nhưng có thể dùng làm lạnh và bảo quản trực tiếp. Chính chất tác nhân làm lạnh này (CO2) đã làm ức chế sự
sống của vi sinh vật, giữ được vị ngọt - màu sắc hoa quả. Đồng thời hạn chế được tổn hao khối lượng tự nhiên
của sản phẩm do sự bay hơi từ bề mặt sản phẩm và các quá trình lên men, phân hủy.
Áp dụng: Bảo quản thực phẩm bằng cồn khơ là cách rất tốt hiện nay. Giáo viên có thể hỏi học sinh về ứng dụng
của CO2 khi dạy phần tính chất của CO2 ở bài 21: Phần II :cacbonđioxit


Câu 47: Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thốt ra ?
Giải thích: Nước ngọt khơng khác nước đường mấy chỉ có khác là có thêm khí cacbonic CO 2. Ở các nhà máy
sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hịa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại
thì thu được nước ngọt.
Khi bạn mở nắp bình, áp suất bên ngồi thấp nên CO2 lập tức bay vào khơng khí. Vì vậy các bọt khí thốt
ra giống như lúc ta đun nước sơi. Về mùa hè người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh.
Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột khơng hề hấp thụ khí CO2. Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên
CO2 nhanh chóng theo đường miệng thốt ra ngồi, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm
cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngồi ra CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường
việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa.
Áp dụng: Hiện tượng có nhiều bọt khí thốt ra từ bình nước ngọt có ga hay chai bia thì chắc hẳn học sinh nào
cũng biết. Nhưng khi giải thích khí đó là khí gì và có cơng dụng ra sao ,tại sao người ta đưa khí đó vào bình được
? thì học sinh khơng biết được. Giáo viên có thể nêu câu hỏi trên khi dạy bài 21: Phần II :cacbonđioxit
Câu 48: “Hiệu ứng nhà kính” là gì?
Giải thích: Khí cacbonic CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại

(tức là những bức

xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những tia có bước sóng từ 50000 đến 100000 Å đi qua dễ dàng đến mặt đất.
Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ mặt đất có bước sóng trên 140000 Å bị khí CO2 hấp thụ mạnh và

phát trở lại Trái Đất làm cho Trái Đất ấm lên. Theo tính tốn của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO2 trong
khí quyển tăng lên gấp đơi so với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 4oC.
Về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh của các nhà kính dùng để trồng
cây, trồng hoa ở xứ lạnh. Do đó hiện tượng làm cho Trái Đất ấm lên bởi khí CO2 được gọi là hiệu ứng nhà kính.
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” trở thành một vấn đề có ảnh hưởng mang tính tồn cầu. Mục
đích vấn đề giúp học sinh biết được nguyên nhân và tác hại của hiệu ứng nhà kính nhằm nâng cao ý thức bảo vệ
mơi trường. Giáo viên có thể đặt vấn đề này khi dạy tích hợp mơi trường ở bài 21: Phần II :cacbonđioxit hoặc
HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP (lớp 12)
Câu 49: Tại sao không thể dập tắt đám cháy của các kim loại: K, Na, Mg bằng khí CO2 ?
Giải thích: Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí CO2
t
→ MgO + C
Mg + CO2 ⎯⎯
0

Câu 50: Tại sao khi tô vôi lên tường thì lát sau vơi khơ và cứng lại ?
Giải thích: Vơi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi tơ
lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chống khơ và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong khơng khí theo phương trình:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3  + H2O 
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của canxi hiđroxit ở Bài 21:Phần
Câu 51: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?


Giải thích: - Khí thải cơng nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO,
NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong khơng khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói,
bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trị chính của mưa axit là H2SO4 cịn HNO3 đóng

vai trị thứ hai.
- Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá
hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần
chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đă gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đặc
biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt
Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu
biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường. Cụ thể giáo viên
có thể đặt câu hỏi trên liên hệ tích hợp mơi trường trong bài học 21: Hợp chất của cacbon( PhầnIII: AXIT
CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT hoặc bài các oxit của lưu huýnh lớp 10))
Câu 52: Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẽ Bàng với những hình dạng
phong phú đa dạng được hình thành như thế nào ?
Giải thích: Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa trong khơng khí có CO2 tạo thành
mơi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mịn đá thành những hình dạng đa
dạng: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên
khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2  + H2O
Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù đa dạng.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng thường gặp trong các hang động núi đá, cụ thể là Phong Nha Kẽ Bàng (Quảng
Bình). Học sinh sẽ biết được quá trình hình thành các hang động với những hình dạng phong phú là do thiên
nhiên kiến tạo dựa trên các q trình biến đổi hóa học. Dựa vào tính chất của Canxi cacbonat giáo viên có thể đề
cập vấn đề trên ở bài 21: AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT hoặc bài một số hợp chất quan trọng của
canxi, canxicacbonat lớp 12)
Câu 53: Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mịn” mang ý nghĩa hóa học gì?


Giải thích: Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Trong khơng khí có khí CO2 nên nước hịa tan một phần tạo

thành axit H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa học :
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía
phải.

Kết

quả



sau

một

thời

gian

nước

đã

làm

cho

đá

bị


bào

mịn

dần.

Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có ḍng nước chảy qua. Do hiện tượng xảy ra chậm nên
phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều này. Hiểu được điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học
của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường. Giáo viên
có thể nêu vấn đề này ở phần “Muối cacbonat trong bài 21: AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT cả lớp
12)
Câu 54: Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón bột vơi ?
Giải thích: Thành phần của bột vôi gồm CaO và Ca(OH)2 và một số ít CaCO3. Ở ruộng chua có chứa axit, pH
< 7, nên sẽ có phản ứng giữa axit với CaO, Ca(OH)2 và một ít CaCO3 làm giảm tính axit nên ruộng sẽ hết chua.
Áp dụng: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức các bài đã học trước để trả lời dẫn vào bài 21:
các hợp chất của cacbon hoặc lớp 12)
Câu 55: Đánh giá chất lượng xăng như thế nào ?
Giải thích: Xăng dùng cho các loại động cơ thông dụng như ô tô, xe máy là hỗn hợp hiđrocacbon no ở thể lỏng
(từ C5H12 đến C12H26). Chất lượng xăng được đánh giá thông qua chỉ số octan là phần trăm các ankan mạch nhánh
có trong xăng. Chỉ số octan càng cao thì xăng càng tốt do khả năng chịu áp lực nén tốt nên khả năng sinh nhiệt
cao. n- Heptan được coi là chỉ số octan bằng 0 còn 2,2,4- trimetylpentan được quy ước chỉ số octan bằng 100.
Các hiđroccabon mạch vòng và mạch nhánh có chỉ số ocatn cao hơn các hiđrocacbon mạch khơng nhánh
Xăng có chỉ số octan thấp như xăng 83 thường pha thêm một ít phụ gia như tetraetyl chì (C2H5)4 hoặc lưu
huỳnh. Các phụ gia này làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu nhưng
khí thải ra khơng khí gây ơ nhiễm mơi trường, rất có hại cho sức khỏe của con người.
Hiện nay ở Việt Nam thường dùng 2 loại xăng A90 hoặc A92 là loại xăng có chỉ số octan cao, những
loại xăng này khơng cần pha thêm các phụ gia nên đỡ độc hại và ít gây ơ nhiễm mơi trường.
Áp dụng: Trong nhu cầu ngày càng cao của con người thì xăng rất cần thiết cho cuộc sống,
việc sử dụng và chọn lựa các loại xăng cũng được quan tâm. Giáo viên có thể câu hỏi thực tiễn này trong bài 34:

ANKAN : TÍNH CHẤT VẬT LÍ hoặc bài 48: NGUỒN HIDROCACBON TRONG THIÊN NHIÊN trong phần
mở rộng các sản phẩm của dầu mỏ và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Câu 56: Vì sao có khí metan thốt ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)?
Giải thích: Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể này thối rữa (hay quá
trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan. Người ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thốt vào khí
quyển hàng năm là từ các hoạt động cày cấy.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×