Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hóa học và môi trường trong dạy học môn hóa học lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.31 KB, 21 trang )

Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3

Mục lục:
Nội dung
MỞ ĐẦU

Trang
1
Lí do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu.
1
Đối tượng nghiên cứu.
2
Phương pháp nghiên cứu.
2
NỘI DUNG
2
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng
2


Các nội dung lồng ghép hóa học với môi trường trong 1 số
3
bài học cụ thể ở lớp 11
2.3.1 Bài PH của dung dịch :
3
2,3,2 Trong bài Nito và hợp chất của nito:
4
Hiện tượng mù quang hóa,mưa axit
2.3.3 Bài Phốt Pho:Thuốc diệt chuột
6
2.3.4 Bài phân bón hóa học :
7
2.3.5 Bài hợp chất của cacbon (CO,CO2):
8
Hiệu ứng nhà kính ,nhiễm độc CO
2.3.6 Bài đọc công nghiệp silicat:
11
Ô nhiễm từ sản xuất gạch ,xi măng
2.3.s7 Chương hiđrocacbon:
12-14
Các khí thải khi đốt động cơ,nhựa PE
2.3.8 Bài ancol:Etanol và metanol
15
2.3.9 Bài anđêhít:Nhựa phenolfomanđehit
17
2.3.10 Bài axit cacboxilic: Dioxin
18
2.3.11 Một số yếu tố khác :
19
2.4

Hiệu quả sử dụng :
19
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
20


1- MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài:
Trên thế giới trong những năm gần đây, nền kinh đã phát triển rõ rệt ,công
nghiệp hóa phát triển ,nông nghiệp có nhiều thành tựu …mang lại cuộc sống ấm
no cho người dân.Tuy nhiên mặt trái của quá trình phát triển nhanh chóng đó
cũng gây ra những hệ lụy đáng sợ nếu chúng ta không có những biện pháp khắc
phục.Một trong những hệ lụy đó chính là vấn ô nhiễm môi trường từ quá trình
sản xuất công nghiệp ,sản xuất nông nghiệp,sử dụng hóa chất một cách bừa
bãi ,từ rác thải sinh hoạt …
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đang rúng lên hồi chuông cảnh
báo từ việc ô nhiễm không khí ,ô nhiễm nguồn nước ,hiện tượng trái đất nóng
lên ,hiện tượng thủng tầng zon,hiệu ứng nhà kính,hiện tượng nước biển dâng
cao,hiện tượng động đất sóng thần …Hay ở Việt Nam gần đây nhất là hiện
tượng cá chết hàng loạt trên sông Bưởi (Thanh Hóa), trên kênh Nhiêu Lộc ( TP
Hồ Chí Minh) hay ở vùng biển Vũng Áng ( Hà Tĩnh) …vấn đề sử dụng phân
bón thuôc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp ,sử dụng hóa chất trong bảo quản
thực phẩm ,việc xả thải không qua xử lí của các nhà máy…Tất cả đều gây nên
tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
Trong xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường vấn đề về môi
trường và bảo vệ môi trường đang là vấn đề không phải của riêng ai. Để khắc
phục tình trạng này ở Việt Nam và trên thế giới cũng đã có rất nhiều cuộc họp
,nhiều công trình,nhiều biện pháp để xử lí tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề ô
nhiễm môi trường sống đang nhức nhối hiện nay.Mỗi người ,mỗi học sinh cũng

phải biết phát hiện các hiện tượng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của nó với
cuộc sống và cách khắc phục ô nhiễm môi trường
Từ nhiệm vụ giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, từ yêu cầu thực tiễn của
thời đại , tôi đã quyết định chọn đề tài “Hóa học và môi trường trong dạy học
môn hóa học lớp 11”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trong phạm vi của đề tài tôi muốn góp phần nâng cao tính tích cực tư
duy của học sinh, gắn liền hai mặt kiến thức và tư duy ,vận dụng thực tiễn, góp
phần rèn luyện cho học sinh có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống.Tôi rất
mong thông qua các bài học hóa học lớp 11 ở trường THPT lồng ghép cho các
em hiểu 1 số hóa chất gây ô nhiễm môi trường ,tác hại của việc sử dụng hóa chất
bừa bãi ,xả rác bừa bãi và không qua xử lí đến môi trường để các em có ý thức
bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ ngay bây giờ và khi trưởng thành
làm việc trong các cơ quan ,nhà máy ,xí nghiệp …cũng như gây hứng thú học
tập cho học sinh với bộ môn hóa học qua những hình ảnh ,hiện tượng thực tế
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
Là các cách thức tiếp cận với kiến thức về hóa học với môi trường gắn
liền với các chất trong một số bài học ở lớp 11 ,biện pháp phát triến tư duy, ý
thức học tập vận dụng thực tiễn bảo vệ môi trường của học sinh
Đối tượng học sinh lớp 11(C1,3,6 ) trường THPT Hoằng Hóa 3
2


1.4.Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận về phát triển tư duy của học sinh, giáo trình dạy Hóa học
ở trường Phổ thông.
- Điều tra quan sát thực tế trong và ngoài giờ lên lớp.
-Thu thập các tư liệu gắn với thực tiễn hoặc qua mạng internet ,tranh
ảnh,thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng để trình chiếu qua máy chiếu
đa năng

-Trò chuyện ,trao đổi với học sinh.
2.NỘI DUNG :
2.1 Cơ sở lí luận :
Gíáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều
coi là nhiệm vụ chiến lược của dân tộc mình.Trong điều kiện hiện nay khi khoa
học của nhân loại đang phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn
cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn. Giáo dục không chỉ truyền
đạt kiến thức cho học sinh mà còn giúp cho học sinh vận dụng kiến thức khoa
học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục vừa mang tính giáo dưỡng nhưng
cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học.
Bộ môn hoá học trong trường THPT giữ một vai trò quan trọng trong
việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh, mục đích của môn học muốn
học sinh hiểu đúng , nâng cao tri thức hiểu biết về thế giới, con người và mối
quan hệ biện chứng thông qua các bài học hoá học.
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao
quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật.Ô
nhiễm môi trường là những tác động làm thay đổi đến các thành phần của môi
trường . Những thay đổi này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống
con người thông qua con đường thức ăn, nước uống, không khí hoặc ảnh hưởng
gián tiếp tới con người do thay đổi các điều kiện vật lí, hoá học và suy thoái tự
nhiên.Vì vậy bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống xung quanh chúng
ta.Mỗi người đều cần có vốn hiểu biết nhất định để biết cách giảm thiểu tác
động xấu đến môi trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng:
Hoá học là một ngành khoa học có mối quan hệ trực tiếp với môi trường,
trong quá trình giảng dạy khi đặt câu hỏi với học sinh : “em có biết mối quan hệ
giữa hoá học và môi trường?”, Hay trong những bài học có câu hỏi “em có biết
những chất này có ảnh hưởng gì đến môi trường sống của chúng ta ?”…phần
đông các em không biết những chất nào trong hoá học có ảnh hưởng trực tiếp
đến môi trường, những tác hại của các chất hoá học đối với môi trường và

những thành tựu to lớn mà hoá học mang lại trong việc cải tạo môi trường, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
Để đạt đựoc mục đích của hoá học trong trường phổ thông thì giáo viên
dạy hoá là nhân tố chủ yếu tham gia quyết định chất lượng. Do vậy ngoài những
hiểu biết về hoá học người giáo viên còn phải có phương pháp truyền đạt thu
hút, gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức cuả học sinh.
3


Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi có đề cập đến 1 khía cạnh: “hoá
học và môi truờng trong giảng dạy môn hoá học lớp 11 ” với mục đích góp phần
giúp học sinh dễ hiểu, gần gũi với môi trường, thấy được mối quan hệ giữa ô
nhiễm môi trường với những hiện tượng mà các em vừa nghe trên phương tiện
thông tin đại chúng ,để hoá học không còn mang đặc thù của môn học khó hiểu
như 1 thuật ngữ khoa học, và từ đó có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc
nhỏ nhất ngay bây giờ nhất là trong khi cả thế giới đang chịu ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong giới hạn của đề tài tôi không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề
giữa hoá học và môi trường mà chỉ nêu lên một vài suy nghĩ đề xuất của cá nhân
coi đó là kinh nghiệm qua một vài ví dụ với mong muốn chia sẻ, trao đổi kinh
nghiệm với đồng nghiệp và phát triển phương pháp dạy hoá học đạt hiệu quả cao
hơn,thực tế hơn qua các bài giảng hoá học.
2.3. Các nội dung lồng ghép hóa học với môi trường trong một số bài học cụ
thể ở lớp 11
2.3.1 . Bài PH của dung dịch :
*PH là gì và ảnh hưởng thế nào đến môi trường sống?
PH=-lg(H+) . PH dùng đánh giá môi trường axit-bazơ-trung tính
Người ta thường đo độ pH của nguồn nước để:
- Đánh giá khả năng ăn mòn kim loại đối với đường ống, các vật chứa
- Đánh giá nguy cơ các kim loại có thể hoà tan vào nguồn nước như chì,đồng,

sắt, cadmium, kẽm… có trong các vật chứa nước, trong đường ống.
- Tiên liệu những tác động tới độ chính xác khi sử dụng các biện pháp xử lý
nguồn nước. Các quy trình xử lý,thiết bị xử lý thường được thiết kế dựa trên pH
giả định là trung tính (6 – 8). Do đó, người ta thường phải điều chỉnh pH trước
khi xử lý nước
– pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước và
dụng cụ chứa nước. Đặc biệt, trong môi trường pH thấp, khả năng khử trùng của
Clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì
việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.
- Ảnh hưởng của pH tới sức khoẻ: Trong nước uống, pH không phù hợp ảnh
hưởng tới sức khoẻ, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ men tiêu hoá. Tính axít (hay tính
ăn mòn) của nước có PH nhỏ có thể làm gia tăng các ion kim loại từ các vật
hứa, gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
-pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và
gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản và
dinh dưỡng. pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 - 9. Khi pH môi trường quá
cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật.
Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp là làm thay đổi độ thẩm thấu
của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối - nước giữa cơ thể
và môi trường ngoài. (Nguồn “PH ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào –tạp
chí Greensol”)

4


-Các nhà máy thải nước thải chưa qua xử lí ra môi trường nước có thể làm thay
đổi PH của nước đi kèm với các kim loại nặng và nhiều hóa chất độc hại khác có
thẻ làm chết các sinh vật thủy sinh

*Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu tác động xấu đó tới môi trường?

-Kiểm tra độ PH của nguồn nước đang sử dụng bằng cách dùng máy đo PH hoặc
giấy đo PH
-Không thải các hóa chất độc hại và nước thải công nghiệp chưa qua xử lí ra môi
trường
-Có biện pháp xử lí kịp thời khi phát hiện môi trường có sự thay đổi về PH
2.3.2 Trong bài Nitơ và hợp chất của nitơ:
*Khí NO,NO2 có ảnh hưởng gì tới môi trường ?
-Nitơ dioxit (NO2) là khí có màu nâu đỏ có mùi gắt và cay, mùi của nó có thể
phát hiện được vào khoảng 0,12 ppm. NO2 là khí có tính kích thích mạnh đường
hô hấp, nó tác động đến thần kinh và phá hủy mô tế bào phổi, làm chảy nước
mũi, viêm họng. Khí NO2 với nồng độ 100 ppm có thể gây tử vong cho người và
động vật sau một số phút tiếp xúc .
NO trong không khí rất dễ chuyển thành NO2 2NO + O2 → 2NO2
- NO2 cùng với SO2 cũng góp phần vào sự hình thành những hợp chất như tác
nhân “mù quang hóa” và tạo “mưa axit”, tính chất quan trọng của nó trong phản
ứng quang hoá là hấp thụ bức xạ tử ngoại đóng vai tró quan trọng trong sự hình
thành khói quang học, có tác dụng làm phai màu thuốc nhuộm vải, làm hư hỏng
vải bông ,và nylon, làm han gỉ kim loại và sản sinh ra các phân tử nitrat làm tăng
sự tích tụ của hạt trong không khí trong đó có các chất độc hại bị giữ lại trong
không khí. Ngoài ra, NO2 là chất góp phần gây thủng tầng Ozon.
(Nguồn của “Sở tài nguyên và môi trường Vĩnh Phúc ngày 22/11/2007”)

5


Các thành phần chính hình thành nên sương mù quang hóa (Ảnh mô phỏng theo mô hình của
Richard Foust - GS về Hóa học và môi trường của Đại học Bắc Arizona)

Mưa axit được tạo thành như thế nào? Các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu
mỏ chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ.

Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hoá thạch đó sẽ sinh ra các khí độc hại như
oxít lưu huỳnh ( SO2, SO3) và oxít nitơ ( NO2). Các loại khí độc đó hòa tan với
hơi nước sẵn có trong không khí tạo thành axít mạnh nhất như axít sunfuric
(H2SO4) và axít nitric(HNO3).

Sơ đồ tạo thành mưa axit. Ảnh: WordPress
Mưa axit gây tàn phá cây trồng ,phá hủy công trình kiến trúc, hoà tan một
số bụi kim loại và ôxít kim loại như ôxít chì gây ô nhiễm nguồn nước

6


(Nguồn Tạp chí Hóa học ngày nay
ngày 17/9/2014)
*Chúng ta cần làm gì để giảm
lượng chất gây ra hiện tượng trên?
-Giảm lượng khí thải nhà máy tối
thiểu ra môi trường ,thu hồi và xử lí
khí thải
-Giảm thiểu việc sử dụng nguyên
liệu hóa thạch thay thế bằng các
nguyên liệu khác thân thiện với môi
trường.
-Trồng nhiều cây xanh (hs làm
được) …và nhiều biện pháp khác
2.3.3. Bài Phốt Pho:
*Thuôc diệt chuột là gì ? sử dụng
có ảnh hưởng gì đến môi trường ?
Thành phần thuốc diệt chuột là kẽm photphua Zn3P2. Sau khi ăn, Zn3P2 bị
thủy phân rất mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, chuột bị mất nước

,nó khát và đi tìm nước ,khi uống nước vào có phản ứng
Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3↑
Chính PH3 (photphin) là chất độc đã giết chết chuột.Càng nhiều nước đưa vào cơ
thể chuột → PH3 thoát ra nhiều → chuột càng nhanh chết.
Khi ăn phải thuốc chuột sẽ tìm đến chỗ nước uống và chết luôn ở đó gây ô
nhiễm môi trường
*Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?
-Không sử dụng thuốc diệt chuột bừa bãi không kiểm soát được ,không để chuột
chết chưa được thu gom xử lí gây ô nhiễm môi trường
-Nên thay thế phương pháp diệt chuột bằng cách trực tiếp đào và bắt chuột
2.3.4 Bài phân bón hóa học :
*Phân bón hóa học là những chất nào và sử dụng không hợp lí có ảnh
hưởng gì đến môi trường?
Phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp làm tăng độ mầu mỡ
của đất, tăng năng suất cho cây trồng. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây tác động xấu
tới môi trường và sức khoẻ con người nếu không có biện sử dụng hợp lý

7


-Phân bón có 3 thành phần dinh dưỡng chủ yếu là Đạm (cung cấp nito hóa hợp )
lân (cung cấp phôt pho) và Kali (cung cấp kali) cho cây
Tác động xấu của phân bón đến môi trường phân bón thường biểu hiện ở các
khía cạnh:
- Quá trình sản xuất, chế biến phân bón tạo ra các chất thải (dạng khí, lỏng, rắn).
Các chất này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Việc bón phân với lượng quá lớn tạo nên lượng dư thừa một số chất trong đất,
nước, không khí hoặc do quá trình chuyển hoá, di chuyển phân bón trong đất
dẫn tới tinh trạng một số chất như kim loại nặng, nitrat, vi sinh vật có hại
vv....được đưa vào đất làm tăng mức độ ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm.

- Tồn dư chất độc hại trong nông sản: Một số thành phần có hại trong phân bón
hoặc được tạo ra khi cây trồng hút và đồng hoá dinh dưỡng trong phân bón được
tích luỹ trong nông sản. Lượng tồn dư này có thể vượt mức cho phép làm ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng .
Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc trừ sâu không theo liều lượng ,không đúng
thời điểm và không để thời gian phân hủy ,cùng với tồn dư nitrat gây ra ngộ độc
thực phẩm cho người sử dụng
*Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu tác động xấu của phân bón tới môi
trường?
-Giảm lượng bón, tăng hiệu suất sử dụng phân bón: Để hạn chế tối đa lượng
phân bón dư thừa trong đất do bón phân quá liều, có thể áp dụng các giải pháp
về kỹ thuật
- Sử dụng các loại phân bón hoặc các chất có tác dụng làm tăng hiệu suất sử
dụng của phân bón
- Cần sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan để cây trồng sử dụng một cách từ
từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường bón phân hữu cơ có tác dụng làm tăng hàm lượng mùn trong đất,
do đó tăng khả năng giữ phân.

8


- Đối với cây lúa áp dụng chương trình ba giảm, ba tăng; một phải năm giảm,
ruộng lúa sinh thái,...
- Sử dụng phân bón hợp lý theo nguyên tắc “năm đúng”: đúng loại phân, đúng
lúc, đúng đối tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón sẽ góp phần tăng hiệu suất sử
dụng phân bón, tránh lãng phí và giảm ô nhiễm môi trường.(nguồn
2.3.5 Bài hợp chất của cacbon (CO,CO2):
*Khí CO có tác hại gì đến môi trường ?
Khí CO là loại khí không màu, không mùi và không vị, tạo ra do sự cháy

không hoàn toàn của nhiên liệu chứa cacbon.
Những người mang thai và đau tim tiếp xúc với khí CO sẽ rất nguy hiểm vì ái
lực của CO với hemoglobin cao hơn gấp 200 lần so với oxy, cản trở oxy từ máu
đến mô. Thế nên phải nhiều máu được bơm đến để mang cùng một lượng oxy
cần thiết. Một số nghiên cứu trên người và động vật đã minh hoạ những cá thể
tim yếu ở điều kiện căng thẳng trong trạng thái dư CO trong máu, đặc biệt phải
chịu những cơn đau thắt ngực khi lượng CO bao quanh nâng lên.
Ở nồng độ khoảng 5ppm CO có thể gây đau đầu, chóng mặt.
Ở những nồng độ từ 10ppm đến 250ppm có thể gây tổn hại đến hệ thống tim
mạch, thậm chí gây tử vong.
Người tiếp xúc với CO trong thời gian dài sẽ bị xanh xao, gầy yếu.
Khí CO có thể bị oxy hoá thành cacbon dioxyt (CO 2) nhưng phản ứng này
xảy ra rất chậm dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. CO có thể bị oxy hoá và
bám vào thực vật và chuyển dịch trong qúa trình diệp lục hoá . Các vi sinh vật
trên mặt đất cũng có khả năng hấp thụ CO từ khí quyển.
Tác hại của khí CO đối với con người và động vật xảy ra khi nó hoà hợp
thuận nghịch với hemoglobin (Hb) trong máu. – Hemoglobin có ái lực hoá học
đối với CO mạnh hơn đối với O2, khi CO và O2 có mặt bão hoà số lượng cùng
với hemoglobin thí nồng độ HbO2(oxi hemoglobin) và HbCO
(caroxihemoglobin) có quan hệ theo đẳng thức Haridene như sau :
[HbCO]/[HbO2] = M * P(CO)/P(O2) .
Ở đây P(CO) và P(O2) la ái lực thành phần (hay nồng độ) khí CO và O 2, còn M
là hằng số và phụ thuộc vào hình thái động vật . Đối với con người , M có giá trị
từ 200 – 300 . Hỗn hợp hemoglobin và CO làm giảm hàm lượng oxi lưu chuyển
trong máu và như vậy tế bào con người thiếu oxi . Các triệu chứng xuất hiện
bệnh tương ứng với các mức HbCO gần đúng như sau :
+ 0,0 – 0,1 : không có triệu chứng gì rõ rệt , nhưng có thể xuất hiện một số dấu
hiệu của stress sinh lý .
+ 0,1 – 0,2 : hô hấp nặng nhọc, khókhăn
+ 0.1 – 0.3 : đau đầu .

+ 0,3 – 0,4 : làm yếu cơ bắp , buồn nôn và loá mắt.
+ 0,4 – 0,5 : sức khoẻ suy sụp , nói líu lưỡi .
+ 0,5 – 0,6 : bị co giật , rối loạn .
+ 0,6 -0,7 : hôn mê tiền định .
+ 0,8 : tử vong
9


Thực vật ít nhạy cảm với CO hơn người , nhưng ở nồng độ cao (100 –
10.000ppm) nó làm cho lá rụng , bị xoắn quăn , diện tích lá bị thu hẹp , cây non
bị chết yểu. CO có tác dụng kềm chế sự hô hấp của tế bào tác hại của khói trong
khí thải đối với cơ thể
(Nguồn Hóa học ngày nay ngày 10/8/2013)
Nguồn sinh ra CO:
CO sinh ra khi đốt các nguyên liệu hóa thạch không hoàn toàn như đốt than ,lò
nung vôi,lò gạch thủ công ,các nhiên liệu động cơ cháy không hết …
*Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu lượng CO tác động xấu tới môi trường?
-Giảm lượng khí thải tối thiểu ra môi trường ,xử lí khí thải
-Giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch thay thế bằng các nguyên liệu
khác thân thiện với môi trường.
-Xử lí khí thải kho đôt than,lò vôi ,…
CO2 –Hiệu ứng nhà kính
* Hiệu ứng nhà kính là gì và có ảnh hưởng gì đến môi trường?
“Hiệu ứng nhà kính “diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực
quang. Khi hơi nóng từ mặt trời đến Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra
“hiệu ứng nhà kính “ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động
này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều
khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để
giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu. Hiệu ứng nhà kính được khám phá
bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin

cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858,
-Một ví dụ về “Hiệu ứng nhà kính” làm cho nhiệt độ của không gian bên trong
của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào
sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn. Ngày nay người
ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng
nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là “hiệu
ứng nhà kính” khí quyển. Trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán
là do tác động của loài người gây ra được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại (gia
tăng). Hiện nay loài người đang phải đối mặt với tình trạng ấm lên do con người
gây ra.

Hiện tượng hiệu ứng nhà kính
10


Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính:
Hiệu ứng nhà kính là kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng
lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của
khí quyển trái đất.
Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước chủ
yếu nhất là CO2 ,chúng được tạo ra từ quá trình khai thác ,sản xuất công
nghiệp,sinh hoạt … Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được
Trái Đất hấp thu và một phần được phản xạ vào không gian. các khí nhà kính có
tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà
kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưng
nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên.
(Nguồn ‘tạp chí WiKipedia tiếng việt”)
Các hậu quả to lớn bởi hiệu ứng này có thể gây ra:
Ngày nay loài người đang hứng chịu những hậu quả bởi biến đổi toàn cầu gây
ra. Việt Nam được xem như là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề

nhất. Trước mắt trái đất đang chịu biến đổi nhiều mặt như sóng thần ,động đất
,bão lũ,khí hậu thất thường,mất cân bằng sinh thái,nước biển dâng ,trái đất nóng
lên …
*Chúng ta phải làm gì để giảm hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” tác động xấu
tới môi trường?
- Tái sử dụng và tái chế các chất thải: góp phần giảm thiểu chất thải bằng cách
chọn các sản phẩm tái sử dụng thay vì dùng một lần. Bằng cách tái chế một nửa
số rác thải sinh hoạt của có thể giảm khoảng 1,2 tấn khí CO2 mỗi năm
-Tiết kiệm điện và Khuyến khích người khác tiết kiệm năng lượng
-Hạn chế sử dụng lò sưởi và điều hòa nhiệt độ, sử dụng ít nước nóng
-Lái xe thông minh và hạn chế sử dụng xe cá nhân
-Mua những sản phầm tiết kiệm năng lượng hiệu quả
- Trồng cây xanh:Nếu có điều kiện thì hãy bắt đầu, trong quá trình quang hợp,
cây cối và các loài thực vật khác hấp thụ CO 2 và tạo ra O2. Một cây sẽ hấp thụ
khoảng một tấn carbon dioxide trong suốt cuộc đời của nó.
2.3.6 .Bài đọc công nghiệp silicat:
* Công nghiệp silicat gồm những ngành sản xuất nào và có ảnh hưởng gì
đến môi trường?
Công nghiệp silicat gồm các ngàn sản xuất vật liệu như :Gạch ,thủy
tinh ,đồ gốm và sản xuất xi măng là một trong các hoạt động sản xuất công
nghiệp thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường không khí nhất: bụi lơ lửng, bụi
PM10, các khí độc hại SO2, NOx, CO; đồng thời cũng thải ra một lượng nước
thải và chất thải rắn đáng kể. Chất thải của công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ công nghệ sản xuất. Thí dụ: Nếu sản xuất
gạch nung theo công nghệ lò đứng, lò hopman sẽ tiêu hao lượng than từ 180 220kg than và tiêu hao lượng đất từ 1,8 - 2,2 m3 đất/1000 viên gạch chuẩn.
Trong khi đó nếu sản xuất gạch nung theo công nghệ lò tuy-nen thì trung bình
chỉ tiêu hao 120-150 kg than và 1,2 -1,5 m 3 đất/ 1000 viên gạch chuẩn. Do đó
11



tính trên cùng 1 đơn vị sản phẩm thì khối lượng chất thải gây ô nhiễm môi
trường của các lò nung gạch kiểu thủ công, lò đứng, lò hopman lớn hơn khoảng
1,5 lần so với nhà máy gạch tuy-nen.
Nhiều số liệu thực tế đã chứng minh khí thải của các lò gạch thủ công, lò
gạch kiểu đứng, kiểu hop-man làm thiệt hại mùa màng và sức khoẻ cộng đồng
xung quanh.
Công nghiệp sản xuất xi măng ở nước ta đã phát triển mạnh trong thời gian
qua. Lượng phát thải chất ô nhiễm nhiều hay ít chủ yếu phụ thuộc vào công
nghệ sản xuất: lò đứng hay lò quay, phương pháp ướt hay khô, công nghệ sản
xuất lạc hậu hay hiện đại, thiết bị xử lý môi trường tinh vi hay thô sơ. Sản xuất
xi măng theo công nghệ lò đứng là công nghệ rất lạc hậu, nếu tính trên một đơn
vị sản phẩm xi măng như nhau thì lượng phát thải chất ô nhiễm không khí của lò
đứng có thể gấp 2 lần lò quay, đặc biệt là đối với chất ô nhiễm SO 2 (nếu nung
clinker bằng lò quay thì phần lớn hàm lượng sunfua trong than sẽ hoá hợp với đá
vôi và được giữ trong clinker làm cho lượng phát thải khí SO 2 giảm đi tới 5060%). Tiêu thụ nhiên liệu và nguyên liệu tính trên một đơn vị sản phẩm xi măng
của lò đứng cao hơn so với lò quay ít nhất là 20%.

*Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu lượng khí thải từ sản xuất xi măng tác
động xấu tới môi trường?
Để khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng của các nhà máy xi
măng lò đứng, Bộ Xây dựng đã có chủ trương trước mắt các lò đứng phải được
cải tạo, cải tiến công nghệ sản xuất, tăng cường đầu tư trang thiết bị xử lý ô
nhiễm môi trường đẻ khắc phục tình trạng ô nhiễm trầm trọng hiện nay và kế
hoạch đến năm 2020 toàn bộ các nhà máy xi măng lò đứng sẽ chấm dứt hoạt
động và chuyển sang công nghệ sản xuất xi măng lò quay với công suất lớn hơn.
Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh thêm rằng ngành sản xuất vật liệu xây dựng là
một ngành gây ra sự suy thoái và phá hoại cảnh quan thiên nhiên nhiều nhất.
2.3.7.Chương hiđrocacbon:
12



a.Xăng ,dầu và chất đốt động cơ :
* Xăng ,dầu và chất đốt động cơ chứa những chất nào và có ảnh hưởng gì
đến môi trường?
Thành phần chủ yếu của xăng,dầu,chất đốt hữu cơ chạy cho các động cơ
của yếu là các hidrocacbon.
Theo nguyên lý, quá trình cháy lý tưởng chỉ sinh ra CO 2, H2O và N2. Nhưng
trong thực tế, thì quá trình cháy xảy ra trong buồng cháy của động cơ không lý
tưởng như vậy. Quá trình cháy thực tế sinh ra các chất độc nguy hiểm như: NO x ,
CO,
CnHm , SO2, Chì và bụi hữu cơ,… Chính những chất này là nguyên nhân gây ra ô
nhiễm môi trường.
Tại TP Hồ Chí Minh, các nhà khoa học đã báo động về tình trạng ô nhiễm
không khí, đặc biệt là sự gia tăng nồng độ các chất độc hại trong không khí như:
benzene, nitơ oxit,… Nồng độ bụi đặc trưng PM10 có nơi đạt tới 80
microgam /m3 trong khi nồng độ cho phép nhỏ hơn con số này nhiều lần. Nồng
độ SO2 lên đến 30 microgam/m3, nồng độ benzene có nơi đạt 35-40
microgam/m3. Và hàng năm, Việt Nam các phương tiện giao thông đã thải ra sáu
triệu tấn CO2, sáu mươi mốt nghìn tấn CO, ba mươi lăm nghìn tấn NO 2, mười
hai nghìn tấn SO2 và hơn hai mươi hai nghìn tấn C mHn. nồng độ các chất có hại
trong không khí ở các đô thị lớn vượt quá mức cho phép nhiều lần, riêng
SO2 cao gấp 2-3 lần.
Độc tính của các chất gây ô nhiễm trong khí thải của xe ô tô tùy thuộc vào thành
phần hóa học. Các hydrocarbon chính trong khí thải của ô tô là benzene, toluene
và xylene.
Benzen (C6H6) là một hợp chất hữu cơ không màu, dễ cháy và dễ bay hơi.
Chúng ảnh hưởng tới sự trao đổi oxy trong máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Hít phải liều thấp, tức thời gây chóng mặt và nhức đầu. Hít phải liều mạnh có
thể gây tử vong. Cơ thể tiếp xúc với benzene một thời gian dài có thể gây ung
thư (ung thư máu).

Toluene (C7H8) là một hydrocarbon thơm, dễ cháy và không màu. Hít phải
chúng sẽ gây tác hại, đặc biệt là hệ thần kinh. So với benzen, độc tính của chúng
thấp hơn, không phải chất gây ung thư, nhưng có tác dụng gây ảo giác.
Bụi hữu cơ : là một chất ô nhiễm đặc biệt quan trọng trong khí xả của động
cơ diesel. Nó tồn tại dưới dạng những hạt rắn ngậm các hạt bụi nhiên liệu không
cháy kịp. Chúng có đường kính khoảng 0.3mm nên rất dễ xâm nhập vào phổi
qua đường hô hấp. Ngoài việc gây cản trở cơ quan hô hấp như bất kỳ một tạp
chất hóa học nào khác, bụi hữu cơ còn là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Ngoài
ra, tổ chức y tế thế giới WHO còn cảnh báo tình trạng vô sinh ở nam giới.
Chì: có mặt trong khí xả do không được khử hết trong dầu thô trong quá trình
chưng cất nhiên liệu. Chì trong khí xả tồn tại dưới dạng những hạt cực nhỏ,
chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua da hoặc đường hô hấp. Khi vào cơ thể,
khoảng 30-40% lượng chì này đi vào máu. Sự hiện diện của chì gây xáo trộn sự
trao đổi ion ở nó, làm cho cơ thể hưng phấn, mất ngủ, trầm uất, táo bón, gây cản
13


trở sự hình thành enzyme để hình thành hồng cầu. Đặc biệt hơn, nó tác động lên
hệ thần kinh làm trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Chì bắt đầu gây ảnh hưởng cho
cơ thể khi nồng độ của nó trong máu vượt quá 200-250mg/lít.
(nguồn tin môi trường 6/7/2013)
*Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu lượng khí thải từ quá trình đốt xăng dầu
,chất đốt tác động xấu tới môi trường?
Nhìn chung, các giải pháp giảm ô nhiễm khí thải có thể chia thành 4 nhóm
chính.
+ Nhóm thứ nhất: Tổ chức tốt quá trình cháy nhằm giảm ô nhiễm do các chất
như NOx, CO, HC ngay tại nguồn (trong xy-lanh). Nhóm này bao gồm các biện
pháp liên quan đến việc tối ưu hóa kết cấu của các chi tiết, cụm chi tiết và hệ
thống có ảnh hướng đến quá trình cháy:
Mặc dù đây là các biện pháp rất hữu hiệu nhưng chỉ riêng bản thân chúng chưa

thể giúp động cơ đáp ứng được các tiêu chuẩn ô nhiễm ngày càng nghiêm ngặt
hơn.
+ Nhóm thứ hai: Xử lý khí thải. Đây là các biện pháp nhằm đảm bảo hàm lượng
các chất độc hại có trong khí thải trước khi thải vào môi trường phải nhỏ hơn
giới hạn cho phép đã được quy định trong các điều luật. Có rất nhiều công nghệ
khác nhau để xử lý khí thải: Bộ xử lý khí thải kiểu xúc tác 3 đường (trung hòa 3
thành phần cơ bản trong khí thải là CO, HC và NOx),...
+ Nhóm thứ ba: Sử dụng kết hợp các hệ thống phụ trợ như: Hệ thống kiểm soát
vòng lặp kín (hồi lưu khí thải); hệ thống đảm bảo nhiệt độ khí nạp; hệ thống
phun khí (ô-xy) nhằm hỗ trợ phản ứng trên đường thải …
+ Nhóm thứ tư: Các giải pháp có liên quan đến nhiên liệu. Nhiên liệu có ảnh
hưởng đáng kể đến đặc tính ô nhiễm khí thải của động cơ đốt trong (động cơ có
tỷ số nén càng cao thì sử dụng xăng có chỉ số octan càng lớn); nâng cao chất
lượng nhiên liệu (ít tạp chất và các phụ gia độc hại); sử dụng nhiên liệu xanh,
nhiên liệu thay thế; sử dụng phụ gia trong nhiên liệu,....
b.Bài an ken (một số chất dẻo PE,PVC…)
* Các chất nhựa dẻo có ảnh hưởng gì đến môi trường?
Khi trùng hợp một số anken và dẫn xuất thu được các chất dẻo như :
peoxit 450 c − 200 atm
nCH2=CH2 →
(-CH2-CH2-)n (PE)
Ngày nay, nhiễm độc chất thải nhựa, đặc biệt là túi nilong ở một vài nước
trên trái đất cũng như ở VN cũng đang là hiện tượng nguy hiểm. Ước tính bình
quân mỗi hộ gia đình VN mỗi ngày dùng cùng bỏ đi ít nhất một túi nilong, trong
khi ấy, các hộ tại tỉnh thành có thể dùng từ 3 tới 6 túi nilong/ngày, đó là 1 chỉ số
rất lớn. nếu tình trạng "thải" túi PE không đúng nơi qui định vẫn tiếp tục diễn ra
thường nhật mà ko có cách đề phòng, giải quyết, thì thời gian không xa, môi
trường Việt Nam sẽ buộc phải gánh chịu những hậu quả hết sức đáng lo. Túi
polyetylen (PE) hay còn có tên gọi khác là túi nilong được sử dụng thứ nhất từ
những thập kỉ thứ 6 của Thế kỷ trước bởi vì nhà khoa học Anh Alexander Parkes

phát minh. Tới ngày nay chưa định tuyến chính xác được thời gian nó sẽ phân
hủy. Tuy nhiên, một số nhà tự nhiên, khoa học gia đều tin rằng quá trình túi PE
0

14


phân hủy có thể tiêu tốn từ 500 tới 1000 năm nếu như không bị ảnh hưởng của
mặt trời. Dù đã phân huỷ và lẫn trong đất thì nhựa hóa học PE sẽ làm đất bị
hỏng, không lưu giữ được nước ngầm và chất dinh dưỡng cần phải có cho cây
trồng .
Ngoại trừ một vài tác hại tự nhiên mà những đời sau phải gánh chịu, túi
nilong còn nhiều gây nên rất nhiều tác hại trước mắt, trực tiếp vào chúng ta.
Khiến cho nghẽn các đường truyền nước thải gây nên ngập úng cho đô thị, dẫn
đến côn trùng có hại phát triển, lây nhiễm dịch bệnh… Túi nilông cũng đe doạ
trực tiếp đến sức đề kháng của con người bởi vì nó cất Pb, cadimi… (có trong
mực in làm mầu trên những vỏ túi) có khả năng dẫn tới tác động xấu cho não và
là nguyên do chính cho căn bệnh ung thư. Rắc rối với túi PE là chúng không tiêu
hủy thành 1 vài chất
vô hại, phân huỷ hết sức chậm trong tự nhiên bây giờ …

*Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu lượng túi nilon tác động xấu tới môi
trường?
Để ứng phó với sự ô nhiêm này, Nhà nước không ít nước trên thế giới đã có một
số biện pháp trọng điểm và thậm chí cấm hoàn toàn chuyện phát túi PE cho
khách hàng, nhưng mà tại Việt Nam thì chưa.
-Giảm thiểu việc sử dụng túi nilon để đựng thay thế bằng túi giấy thân thiện với
môi trường
-Thu gom ,xử lí các chất nilon thường xuyên và không xả rác bừa bãi
2.3.8.Bài ancol

a.Etanol (cồn ):
*Etanol là gì và có ảnh hưởng gì đến môi trường?
Etanol có công thức hóa học là C2H5OH

15


Người ta thường sử dụng dung dịch etanol <50 0 (bằng con đường lên
men) làm rượu uống.Tuy nhiên loại thức uống này gây ra những tác hại cho sức
khỏe nếu sử dụng không hợp lí
Khi chất cồn khi vào cơ thể, nếu vượt quá mức cho phép dù chỉ rất ít cũng
sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe thể chất và tâm thần. Nó làm giãn các mạch
máu, đặc biệt là các mạch máu ngoại biên vì thế cho nên sau khi dùng đồ uống
có cồn chúng ta lại có cảm giác ấm lên.
Những tác hại khi uống rượu:
-Viêm gan do rượu, Bệnh gút,Bệnh tim mạch,Bệnh phổi, Bệnh viêm loét dạ dày
- tá tràng…
-Sảng run: bệnh sảng run chỉ xảy ra ở người nghiện rượu mà nguyên nhân là do
nhiễm độc hệ thần kinh và rối loạn chuyển hóa do rượu.
Rối loạn ý thức kiểu mê sảng làm cho người bệnh mất năng lực định hướng
không gian và thời gian, nhận dạng người thân kém, mất ngủ hoàn toàn hay ngủ
chập chờn vật vã với nhiều ác mộng; luôn ở trong tình trạng lo âu, sợ hãi, căng
thẳng, có các ảo giác, ảo thanh... nên hay có các phản ứng tự vệ nguy hiểm cho
người xung quanh.
- Các rối loạn về thần kinh như toàn thân run lập cập, nói chuyện lắp bắp không
rõ ràng, đi loạng choạng nên rất dễ vấp ngã gây gãy xương, vỡ tạng... Trường
hợp nặng hơn, có thể còn có cả cơn co giật như động kinh.
Phần lớn trường hợp nếu không điều trị sẽ tiến triển xấu, các rối loạn ngày
càng trầm trọng, khiến người bệnh có nguy cơ tử vong.
Ngoài ra, nghiện rượu còn gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và tình hình an

ninh trật tự xã hội như bạo hành gia đình và gây rối trật tự xã hội. Tai nạn giao
thông tăng vọt và thương tâm có liên quan rất nhiều đến rượu, nên nếu tham gia
giao thông cần rất hạn chế rượu bia.:
*Chúng ta phải làm gì để giảm ảnh hưởng của uống rượu đến môi trường
sống?
-Hạn chế uống rượu bia và tuyệt đối không sử dụng đối với học sinh
-Tuyên truyền mọi người hạn chế sử dụng rượu bia
-Sản xuất rượu bia bằng con đường lên men không sử dụng hóa chất...
b.Metanol,
*Metanol là gì và có ảnh hưởng gì đến môi trường sống?
Cũng gọi là ancol metylic, alcolol gỗ, naphtha gỗ hay rượu mạnh gỗ, là
một hợp chất hóa học với công thức phân tử CH3OH . Đây là rượu đơn giản
nhất, nhẹ, dễ bay hơi, không màu, dễ cháy chất lỏng với một mùi đặc trưng, rất
giống, nhưng hơi ngọt hơn etanol (rượu uống). Ở nhiệt độ phòng, nó là một chất
lỏng phân cực, và được sử dụng như một chất chống đông, dung môi, nhiên liệu,
và như là một chất làm biến tính cho etanol. Nó cũng được sử dụng để sản xuất
diesel sinh học thông qua phản ứng xuyên este hóa.
Metanol là sản xuất tự nhiên trong quá trình chuyển hóa nhiều loại vi
khuẩn kỵ khí, và là phổ biến trong môi trường. Kết quả là, có một phần nhỏ của

16


hơi metanol trong bầu khí quyển. Trong suốt vài ngày, metanol không khí bị oxy
hóa với sự hỗ trợ của ánh sáng Mặt Trời để thành khí cácbonic và nước.
Metanol để trong không khí, tạo thành carbon dioxide và nước:
2 CH3OH + 3 O2 → 2 CO2 + 4 H2O
Do có tính độc hại, metanol được dùng làm phụ gia biến tính cho etanol trong
sản xuất công nghiệp. Metanol thường được gọi là "cồn gỗ" bởi vì metanol là
một sản phẩm phụ trong quá trình chưng cất khô sản phẩm gỗ.

Metanol là chất rất độc, với lượng nhỏ gây mù, nhiều hơn có thể tử vong
dễ dàng. Cồn trong công nghiệp được điều chế từ gỗ, metanol là sản phẩm phụ
của quá trình này, vì thế etanol dùng trong phòng thí nghiệm có chứa nhiều
metanol do đó tuyệt đối không được uống cồn hoặc dùng cồn thay rượu uống.
2.3.9 .Bài anđêhít:
* Nhựa fomanđêhít là gì và có ảnh hưởng gì đến môi trường.
Khi cho fomanđêhit trùng hợp với phenol thu được nhựa Phenolfomanđêhit
hay nhựa fomanđêhit
Do nhựa fomanđêhít được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, và
xốp cách điện cũng như do các nhựa này sẽ thải fomanđêhít ra rất chậm theo
thời gian nên fomanđêhít là một trong các chất gây ô nhiễm không khí trong
nhà. Ở nồng độ trên 0,1 mg/kg không khí, việc hít thở phải fomanđêhít có thể
gây ra các kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác
nóng trong cổ họng và khó thở.
Phơi nhiễm fomanđêhít lớn hơn, ví dụ do uống phải các dung dịch fomanđêhít,
là nguy hiểm chết người. Fomanđêhít được chuyển hóa thành axít formic trong
cơ thể, dẫn đến tăng hoạt động của tim, thở nhanh và nông, giảm thân nhiệt,hôn
mê hoặc dẫn đến chết người. Những người ăn uống nhầm phải fomanđêhít cần
được chăm sóc y tế ngay.
Trong cơ thể, fomanđêhít có thể làm cho các protein liên kết không đảo
ngược được với DNA. Các động vật trong phòng thí nghiệm bị phơi nhiễm một
lượng lớn fomanđêhít theo đường hô hấp trong thời gian sống của chúng có
nhiều dấu hiệu của ung thư mũi và cổ họng hơn so với các động vật đối chứng,
cũng giống như các công nhân trong cácnhà máy cưa để sản xuất các tấm ván
ghép từ các sản phẩm gốc fomanđêhít. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng
các nồng độ nhỏ hơn của fomanđêhít tương tự như nồng độ trong phần lớn các
tòa nhà không có tác động gây ung thư. Fomanđêhít được Cơ quan bảo vệ môi
trường Hoa Kỳ phân loại như là chất có khả năng gây ung thư ở người và được
Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) coi là chất gây ung thư đã biết ở
người.

2.3.10. Bài axit cacboxilic
* Dioxin là gì và có ảnh hưởng gì đến môi trường?
Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa
học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và
các sinh vật khác. Tùy theo số nguyên tử Cl và vị trí không gian của những
nguyên tử này, dioxine có 75 đồng phân PCDD (poly-chloro-dibenzo-dioxines)
17


và 135 đồng phân PCDF (poly-chloro-dibenzo-furanes) với độc tính khác nhau.
Dioxine còn bao gồm nhóm các poly-chloro-biphényles, là các chất tương tự
dioxine, bao gồm 419 chất hóa học trong đó có 29 chất đặc biệt nguy hiểm.
Trong số các hợp chất dioxine, TCDD là nhóm độc nhất.
Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất chất hóa học công
nghiệp liên quan đến clo như sản xuất thuốc diệt cỏ ,các hệ thống đốt chất
thải, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu và dây chuyền tẩy trắng trong sản xuất
giấy.
công thức hóa học của đioixin

Dioxin và furan là các hóa chất độc nhất được biết đến hiện nay trong
khoa học.Dioxin như là một mối tác nhân đe doạ nguy hiểm đối với sức khoẻ
cộng đồng. Cũng theo EPA, dường như không có mức độ phơi nhiễm dioxin nào
được coi là an toàn
Chính các báo cáo của EPA đã công nhận dioxin là một chất gây ung thư
cho con người. Năm 1997, Tổ chức quốc tế về nghiên cứu ung thư (IARC)
thuộc WHO đã công bố 2,3,7,8-TC DD là chất gây ung thư nhóm 1 (nghĩa là
nhóm đã được công nhận là gây ung thư). Đồng thời, tháng 1 năm 2001, chương
trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ đã chuyển dioxin vào nhóm "các chất gây ung
thư cho người". Cuối cùng, trong một nghiên cứu kiểm định năm 2003, các nhà
khoa học cũng khẳng định không có một liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng

dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư . Điều này có thể hiểu là nếu một
người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa
ung thư!
Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm
khác như gây quái thai ,bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực
tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ, đẻ trứng (ở
nữ)..v.v
• Các ảnh hưởng sức khỏe của dioxin được trung gian bởi tác động lên thụ thể
tế bào.Dioxin tích lũy trong chuỗi thức ăn trong một thời trang tương tự như các
hợp chất clo khác (tích lũy sinh học). Điều này có nghĩa rằng ngay cả nồng độ
nhỏ trong nước bị ô nhiễm có thể được tập trung lên một chuỗi thức ăn đến mức
nguy hiểm vì chu kỳ phân hủy dài và độ tan trong nước thấp của dioxin.
*Chúng ta phải làm gì để giảm ảnh hưởng của dioxin đến môi trường sống?
Việt Nam chúng ta đã phải hứng chiu hậu quả rất nặng nề từ cuộc chiến
tranh do Mỹ đã rải rất nhiều chất độc dioxin lên mảnh đất của chúng ta.Hậu quả
nặng nề của chất độc này hiện nay vẫn còn rất nhức nhối mặc dù chiến tranh đã
lùi xa.

18


Đất nước chúng ta đã làm rất nhiều việc để khắc phục hậu quả cả về pháp lí và
hành động thức tiễn ,nhiều chương trình từ thiện vì nạn nhân da cam ,nhiều biện
pháp để làm sạch dần nguồn đất ,nguồn nước và hỗ trợ cho các nạn nhân để xoa
dịu phần nào nỗi đau mà họ phải gánh chịu.
2.3.11.Một số yếu tố khác :
Ngoài các chất được đưa ra trong chương trình lớp 11 như trên còn có rất
nhiều chất gây ô nhiễm ,nguồn gây ô nhiễm khác như ô nhiễm do công nghiệp,ô
nhiễm do nông nghiệp,do dịch vụ và các ngành khác,ô nhiễm từ các làng nghề,ô
nhiễm do dùng các chất kích thích sinh trưởng,chất cấm trong chăn nuôi ,chất

bảo quản …
Các nguồn ô nhiễm :
-Ô nhiễm không khí.
-Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác
công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
-Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt
quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai
thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc
trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm.
Ô nhiễm phóng xạ
-Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp
-Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình...
-Ô nhiễm ánh sáng
Chúng ta cần khẩn trương có những biện pháp quản lí,ngăn chặn và xử lí
ô nhiễm bằng nhiều biện pháp vì cuộc sống của chính chúng ta
2.4 .Hiệu quả sử dụng :
Qua thực nghiệm dạy lồng ghép giáo dục hóa học với môi trường qua các
bài học ở lớp 11C 1,3 là lớp thực nghiệm và lớp 11C 6 không dạy lồng ghép giáo
dục môi trường qua các bài học (lớp so sánh đối chứng ) sau đó cho 3 lớp làm
trắc 25 câu trắc nghiệm ( các câu hỏi liên qua đến ô nhiễm môi trường ) trong 45
phút so sánh kết quả thực nghiệm như sau :
Lớp
Lớp 11C1
Lớp11C3
11C6
Số học
%
Số học
%
Số học %

Điểm
sinh
sinh
sinh
Giỏi(từ 9-10)
16
36,36%
13
29,55%
6
13,33%
Khá (từ7-8,5)
18
40,9%
18
40,9%
12
26,66%
TB (từ 5-6,5)
9
20,47%
11
25,01%
22
48,9%
Yếu ,kém
1
2,27%
2
4,54%

5
11,11%
(0-4,5)
tổng 45
Tổng
Tổng
Tổng
Tổng
Tổng 44
(vắng 1)
100%
100%
45
100%

19


Qua kết quả đối chứng lớp 11C 1,3 có máy chiếu đa năng được dạy lồng
ghép giáo dục môi trường các em có vốn hiểu biết về các chất gây ô nhiễm và ý
thức bảo vệ ,làm được các câu hỏi liên hệ thực tế và có hứng thú trong học tập
hơn.
Học sinh đã trả lời được chất nào gây ô nhiễm ,ô nhiễm như thế nào ? cách giảm
thiểu tác hạị của các chất gây ô nhiễm
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
Qua quá trình tìm tòi ,tham khảo tài liệu và thực tế giảng dạy tôi thấy việc
đưa lồng ghép “Hóa học và môi trường trong dạy học môn hóa học lớp 11” học
sinh trang bị được vốn kiến thức nhất định về các chất gây ô nhiễm môi trường
và cách giảm thiểu tác hại của chúng .Đồng thời đáp ứng được yêu cầu của xã
hội hiện đại “khoa học gắn liền với thực tiến đời sống” ,và cũng đáp ứng được

yêu cầu trả lời các câu hỏi thi liên quan đến hóa học và môi trượng,gây hứng thú
học cho học sinh.
Qua đây tôi cũng mong muốn mỗi giáo viên ,học sinh qua thực tiễn giảng
dạy và học tập phải luôn sáng tạo và có sự đúc rút tổng hợp các phương pháp
hay,các vấn đề thực tiễn để trao đổi ,thảo luận cùng giảng dạy tốt hơn ,cung cấp
cho học sinh những kiến thức đầy đủ ,chính xác mà vẫn đảm bảo được nội dung
chương trình
Đồng thời tôi cũng mong muốn các khối trường THPT có những diễn
đàn ,hội thảo chuyên nghành để giáo viên các trường có điều kiện trao đổi ,học
hỏi ,thảo luận các nội dung ,phương pháp hay phục vụ tốt hơn cho giảng dạy
Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý vị và đồng nghiệp.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày tháng năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Nguyễn Thị Nhân

20


Tài liệu tham khảo
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10

Tên tài liệu

Ghi
chú

SGK lớp 11 trang 13,30,47,55,72,80,110,130,185,200,205
Hóa vô cơ -Hoàng Nhâm-tập 2-NXBGD
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn hóa học lớp 11 -NXBGD
Tài liệu tích hợp môi trường –NXBGD
Tạp chí Greesol
Tác động của khí độc đến sức khỏe con người –Sở TN-MT
Vĩnh Phúc ngày 22/11/2007
Tạp chí hóa học ngày nay –ngày 10/8/2013 và 17/9/2010
Tạp chí WiKipedia tiếng việt
Hóa học và ứng dụng
Một số hình ảnh từ các tạp chí khoa học và internet

21



×