Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá sinh trưởng rừng trồng keo lai (acaciamangium x acacia auriculiformis) theo các tuổi tại khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA LÂM HỌC
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG KEO LAI
(Acaciamangium x Acacia auriculiformis ) THEO CÁC TUỔI TẠI KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KẺ GỖHUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ
TĨNH
CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: LÂM SINH

: 7620205

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. Lê Xuân Trường

Sinh viên thực hiện

: Phan Tiến Dũng

Lớp

: K61A - Lâm sinh

Mã sinh viên

: 1653010504



Khóa học

: 2016- 2020

Hà Nội, 2020


LỜI NĨI ĐẦU
Để hồn thành chương trình học ngành Lâm sinh và đánh giá chất lượng
sinh viên trước khi tốt nghiệp, được sự đồng ý của Khoa Lâm học – Bộ mơn
Lâm sinh, em thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá sinh trường
rừng trồng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) theo các tuổi tại
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh”.
Trong thời gian thực hiện khóa luận, ngồi những nỗ lực cố gắng của bản
thân, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia
đình.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG – người hướng
dẫn khoa học của đề tài, đã dành thời gian, tận tình chỉ dạy cho em trong suốt
q trình hồn thành khóa luận. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ Khu
BTTN Kẻ Gỗ; chính quyền và nhân dân địa phương đã giúp đỡ em trong suốt
thời gian thu thập số liệu ngoại nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban
Giám hiệu Trường ĐH Lâm nghiệp, ban lãnh đạo Khoa Lâm học, Bộ môn Lâm
sinh đã tạo mọi điều kiện để em có thể hồn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Cảm ơn Trung tâm thông tin Thư viện đã cung cấp những tài liệu quý giá.
Cuối cùng, em muốn được bày tỏ lịng biết ơn vơ hạn đến gia đình, những
người thân yêu nhất đã luôn yêu thương, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em học
tập, tu dưỡng trở thành một cơng dân có ích cho xã hội.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian cịn ngắn cũng như trình
độ bản thân cịn nhiều hạn chế nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót.

Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ và bạn bè đồng nghiệp để bản
khóa luận này được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện

PHAN TIẾN DŨNG

i


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 17
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
2.2.1. Nghiên cứu tình hình sinh trưởng của Keo lai .................................. 17
2.2.2. Một số quy luật phân bố và tương quan lâm phần ............................ 17
2.2.4. Đề xuất một số biện pháp kĩ thuật lâm sinh chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả trồng rừng ..................................................................................... 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 17
2.3.2. Phương pháp xử lí số liệu .................................................................. 19
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIÊN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 22

3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN .............................................................................. 22
3.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................. 22
3.1.2 Khí hậu, thủy văn ....................................................................................... 22
3.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng ................................................................................. 23
3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội trên phạm vi hoạt động của KBT........................... 24
3.2.1 Dân số và mật độ dân cư: .......................................................................... 24
3.2.2 Công tác định canh định cư. ...................................................................... 25
3.2.3 Đặc điểm kinh tế chung tại địa bàn KBT quản lý ...................................... 26
3.2.4. Tình hình chung về khu bảo tồn thiên nhiên............................................. 30
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32
ii


4.1. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng rừng Keo lai .............................................. 32
4.1.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng của 3 tuổi rừng .................................................. 32
4.1.2. Tổng tiết diện ngang, trữ lượng và lượng tăng trưởng thường xuyên của 3
lâm phần rừng ..................................................................................................... 35
4.2. Quy luật phân bố số cây ............................................................................... 36
4.2.1. Phân bố số cây theo đường kính N/D1.3 .................................................. 36
4.2.2. Phân bố số cây theo chiều cao N/Hvn ...................................................... 39
4.2.3. Mối quan hệ tương quan H/D ................................................................... 42
4.3. Đề xuất biện pháp lâm sinh áp dụng vào rừng keo lai tại khu vực nghiên
cứu. ...................................................................................................................... 45
4.3.1. Giai đoạn vườn ươm: ................................................................................ 45
4.3.2. Q trình chăm sóc bảo vệ rừng trong giai đoạn cịn non (dưới 3 tuổi): 46
4.3.3. Q trình chăm sóc bảo vệ rừng trong giai đoạn từ 3 – 5 tuổi. ............... 48
4.3.4. Q trình chăm sóc bảo vệ rừng trong giai đoạn từ 5 tuổi trở đi. ........... 48
4.3.5 Các giải pháp cho Keo lai 5 tuổi ............................................................... 49
4.3.6 Các giải pháp cho Keo lai 6 tuổi và 7 tuổi ............................................... 49
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 52

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

N

Số cây

G

Tiết diện ngang

R

Hệ số tương quan

Sig.

Xác suất (mức ý nghĩa) của tiêu chuẩn kiểm
tra

OTC

Ơ tiêu chuẩn


TB

Trung bình

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Hdc

Chiều cao dưới cành

D1.3

Đường kính ngang ngực

Dt

Đường kính tán

KBT

Khu bảo tồn

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Biểu điều tra ô tiêu chuẩn ................................................................... 19

Bảng 2.2. Lập bảng phân bố thực nghiệm: ......................................................... 19
Bảng 4.1 So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng D1.3, Hvn, Hdc và Dt của 3 tuổi rừng
............................................................................................................................. 32
Bảng 4.2 So sánh Tổng tiết diện ngang, trữ lượng và lượng tăng trưởng thường
xuyên của 3 lâm phần rừng ................................................................................. 35
Bảng 4.7 Mơ hình hóa quy luật phân bố N/D1.3 ................................................ 36
Bảng 4.8 Mơ hình hóa quy luật phân bố N/Hvn ................................................. 39
Bảng 4.9 Phương trình tương quan H/D tuổi rừng 5 .......................................... 43
Bảng 4.10 Phương trình tương quan H/D tuổi rừng 7 ........................................ 43
Bảng 4.11 Phương trình tương quan H/D tuổi rừng 7 ........................................ 44

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu phân bố N/D1.3 của OTC 1 (Hàm weibull) ................................. 38
Hình 4.2: Biểu phân bố N/D1.3 của OTC 2 (Hàm weibull) ................................. 38
Hình 4.3: Biểu phân bố N/D1.3 của OTC 3 (Hàm weibull) ................................. 38
Hình 4.4: Biểu phân bố N/D1.3 của OTC 4 (Hàm weibull) ................................. 38
Hình 4.5: Biểu phân bố N/D1.3 của OTC 5 (Hàm weibull) ................................. 38
Hình 4.6: Biểu phân bố N/D1.3 của OTC 6 (Hàm weibull) ................................. 38
Hình 4.7: Biểu phân bố N/D1.3 của OTC 7 (Hàm weibull) ................................. 39
Hình 4.8: Biểu phân bố N/D1.3 của OTC 8 (Hàm weibull) ................................. 39
Hình 4.9: Biểu phân bố N/D1.3 của OTC 9 (Hàm weibull) ................................. 39
Hình 4.10: Biểu phân bố N/Hvn của OTC 1 (Hàm weibull)................................ 41
Hình 4.11: Biểu phân bố N/Hvn của OTC 2 (Hàm weibull)................................ 41
Hình 4.12: Biểu phân bố N/Hvn của OTC 3 (Hàm weibull)................................ 41
Hình 4.13: Biểu phân bố N/Hvn của OTC 4(Hàm weibull)................................. 41
Hình 4.14: Biểu phân bố N/Hvn của OTC 5 (Hàm weibull)................................ 41
Hình 4.15: Biểu phân bố N/Hvn của OTC 6 (Hàm weibull)................................ 41

Hình 4.16: Biểu phân bố N/Hvn của OTC 7 (Hàm weibull)................................ 42
Hình 4.17: Biểu phân bố N/Hvn của OTC 8 (Hàm weibull)................................ 42
Hình 4.18: Biểu phân bố N/Hvn của OTC 9 (Hàm weibull)................................ 42
Hình 4.19 Đồ thị phân bố tương quan H-D......................................................... 44

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) sinh trưởng
nhanh, năng suất cao, gỗ có thế sử dụng làm nguyên liệu giấy, dăm hay đóng đồ
mộc gia dụng, hiện đang rất có giá trị thương mại trên thị trường trong nước và
xuất khẩu. Do đó, Keo lai đang là đối tượng được nhiều địa phương lựa chọn là
loại cây trồng chính, cho hiệu quả kinh tế cao cho người dân nông thôn, miền
núi, nhất là nông dân khu vực miền Trung nước ta.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, diện tích rừng trồng Keo lai
đã tăng lên nhanh chóng, mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình, góp
phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu từ nghề trồng rừng cho nhiều vùng nông
thôn miền núi, đặc biệt là khu vực miền núi Bắc Trung Bộ.
Theo báo cáo của tổ chức tài nguyên gỗ quốc tế, Việt Nam đã trở thành
một nước xuất khẩu chính về nguyên liệu dăm gỗ hiện nay. Số liệu cho thấy,
trong 6 tháng đầu 2017 tổng lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đạt 4,22
triệu tấn dăm khô, tương đương với 8,4 triệu m3 gỗ nguyên liệu, với kim ngạch
xuất khẩu đạt khoảng gần 560 triệu USD. Giá trị kim ngạch và lượng xuất khẩu
tương đương với gần 60% lượng và kim ngạch của cả năm 2016. Sự phát triển
về xuất khẩu dăm gỗ đã kéo theo sự gia tăng diện tích trồng rừng keo lai ở hầu
hết các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhờ có sự quan tâm và tham gia tích cực từ các
hộ gia đình mà diện tích đất lâm nghiệp tưởng chừng bị bỏ hoang nay được khai
thác, sử dụng triệt để cho mục tiêu trồng rừng kinh tế.
Chính vì thế, mà cây Keo lai đang là đối tượng cây trồng chiếm ưu thế về

diện tích (chiếm trên 80%) trong trồng rừng sản xuất, đặc biệt là trồng rửng sản
xuất nguyên liệu dăm gỗ xuất khẩu hiện nay. Nhờ có thị trường tiêu thụ thuận
lợi, giá cả ổn định, đảm bảo lợi nhuận cho các chủ rừng đã góp phần thúc đấy
phát triển diện tích rừng trồng nhanh chóng. Mặt khác, được hỗ trợ kỹ thuật
trồng rừng thâm canh, nhằm tăng năng suất, rút ngắn chu kì kinh doanh, đã góp
phần tăng thu nhập và làm giàu cho người dân sống thu nhập kinh tế rừng.
Tuy nhiên người dân tự chủ trồng và quản lý diện tích rừng trồng, nên
cũng xuất hiện nhiều vấn đề rất cần được quan tâm, chẳng hạn trồng rừng một
số dịng Keo lai với mật độ cao, thì cũng sẽ thu được khối lượng sản phẩm gỗ
lớn, hay giảm chi phí vốn vay ban đầu bằng mua cây con giá rẻ có thể nguồn
gốc, chất lượng khơng đảm bảo vv...
1


Do đó đề tài “Đánh giá tình hình sinh trưởng Keo la(Acacia
mangium x Acacia auriculiformis )i theo các tuổi tại khu bảo tồn thiên nhiên
(KBTTN) Kẽ Gỗ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh” là hết sức cần thiết, có ý
nghĩa thực tiễn và khoa học, là cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp nâng cao
năng suất, chất lượng rừng trồng.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm của cây Keo lai
1.1.1. Đặc điểm hình thái của Keo lai
Keo lai (Acacia hybrid) giâm hom là sự kết hợp giữa hai loài: Keo lá tràm
(Acacia Auriculiormis) và Keo lai (Acacia Mangium), được tuyển chọn từ
những cây đầu dịng có năng suất cao. Cây có nguồn gốc ở Australia, được trồng

phổ biến ở Đông Nam Á, ở Việt Nam cây được trồng rộng rãi trên toàn quốc
trong những năm gần đây, đặc biệt từ Quảng Bình trở vào.
Đây là giống có nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa bố và mẹ, đồng
thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng nhanh, có hiệu suất bột giấy, độ bền cơ
học và độ trắng của giấy cao hơn hẳn các loài cây bố mẹ, có khả năng cố định
đạm khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ. Nhằm hạn chế tình trạng phân
ly của giống lai, keo kai thường được tạo cây con bằng phương pháp vơ tính
(giâm hom).
Cây keo sinh trưởng nhanh, cao đến 25 – 30m, đường kính có thể đến 60
– 80cm.
1.1.2. Đặc điểm sinh thái của Keo lai
Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất. Chủ yếu trồng trên các loại đất
feralit, tầng dày tối thiểu 75cm, tối ưu là 4 – 50cm. Đất phù sa cổ, đất xám bạc
màu, đất phèn lên luống khơng bị ngập nước đều có thể trồng được.Mọc tốt trên
đất có độ PH từ 3 - 7, phân bố từ độ cao 800 m so với mặt nước biển.
Do keo lai giâm hom chủ yếu là rễ bàng nên độ dày tầng đất đối với rừng
trồng nguyên liệu 5-7 năm tiến hành khai thác không nhất thiết phải có độ dày
tầng đất > 40- 50 cm. Nhưng trong điều kiện cụ thể, keo giâm hom không được
trồng trên loại đất như đất trơ sỏi đá với tầng đất mỏng và độ sâu < 20 cm.Ngồi
ra khơng nên trên đất cát trắng, đất cát di động, hay đất bị đá ong hóa hay g lây
hóa.
Keo lai giâm hom sống tốt nhất ở khu vực có lượng mưa từ 1500 – 2500mm/
năm, tối thích là 1600 mm, nhiệt độ bình quân là 22o C, tối thích từ 24 – 28oC.
3


1.1.3. Giá trị sử dụng
Cây Keo lai có gỗ thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân
biệt.Sản lượng khai thác gỗ 150 -20 m3/ha với chu kì 7-8 năm, nhiều hơn 1,5 -2
lần so với rừng keo tai tượng và keo lá tràm. Gỗ có tác dụng nhiều mặt: kích

thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng
đồ mộc mĩ nghệ, hàng hóa xuất khẩu. Là cây ưa sáng, mọc nhanh, có khả năng
cải tạo đất, chống xói mịn, chống cháy rừng.
1.2. Những nghiên cứu về cây Keo lai
Trên thế giới
Phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3)
Là quy luật kết cấu cơ bản nhất của lâm phần nên được hầu hết các nhà
lâm học và điều tra rừng quan tâm nghiên cứu.
Một số tác giả nghiên cứu vị trí cây có đường kính bình qn. Đối với lâm
phần thuần loại, đều tuổi, một tầng, Weise.W xác định cây có đường kính bình
qn nằm ở vị trí 57,5 % tổng số cây rừng nếu sắp xếp từ cây nhỏ nhất đến cây
lớn nhất.
Đối với lâm phần khơng đều tuổi thuần lồi hoặc hỗn giao, theo một số
tác giả (Khaitovitch.M.N (1962), LevitxkiI.I (1963), KalininV.S (1963),
Kapanadze -.A.D (1963), Chanin.S.S và Rybnikov.V.A (1964)) (theo Phạm
Ngọc Giao, Đồng Sỹ Hiền) thì vị trí này tại các lồi khác nhau là khơng giống
nhau và quy luật ổn định chưa thể hiện rõ, nó thường dao động từ 52% đến 72%.
Một số tác giả khác đã nghiên cứu phạm vi biến động của đường kính, tức
là mức chênh giữa đường kính nhỏ nhất và lớn nhất trong lâm phần. Để tiện so
sánh, các tác giả thường lấy đường kính bình qn hoặc sai tiêu chuẩn đường
kính làm đơn vị. Chanin.S.S (1965) (Theo Đồng Sỹ Hiền) đã xác định phạm vi
biến động đường kính trong lâm phần Thơng và Thông rụng lá đều tuổi từ 0,51,7Dtb và không đều tuổi từ 0,3-1,9Dtb.
Đi sâu hơn nữa, các tác giả nghiên cứu dạng phân bố của đường kính. Đối
với lâm phần thuần loại đều tuổi, Matveev - Motin A.S. (1931) (Theo Đồng Sỹ
Hiền) thấy dạng phân bố của đường kính phụ thuộc vào tuổi của lâm phần,
4


Hensgt.E (1964) thấy sự phân bố của đường kính của Thuỷ thanh cương gần
chính thái và khi tuổi tăng thì phạm vi phân bố cũng tăng. Đặc biệt phải kể đến

kết quả nghiên cứu của Tiourin.A.V (1923, 1927, 1931) xác định rằng ở lâm
phần thuần loại đều tuổi, phạm vi phân bố số cây (tính theo phần trăm) từ 0,4 –
1,7 Dtb và khơng phụ thuộc vào lồi cây, đường kính bình qn, cấp đất lâm
phần. Một số tác giả thừa nhận kết quả của Tiourin như Chanin S.S, Kapanadze,
Popov.P.V nhưng một số khác lại phủ nhận kết luận này như Tretiakov.N.V,
Gorxki.P.V, và Samoilovitch.G.G.
Một số tác giả dùng phương pháp biểu đồ để tìm dạng phân bố đường
kính. Đối với lâm phần không đều tuổi Schnitz.A (1962), Moivenkos.S.N (1963)
đã lập đường cong phân bố với 2 hay nhiều đỉnh. Meyer đã đề nghị phương
trình: y = k e x . Trong đó y là tần số, x là đường kính, k và là hệ số, e là cơ số tự
nhiên.
Đi sâu hơn nữa, nhiều tác giả đã dùng phương pháp giải tích để tìm
phương trình của đường cong phân bố. Schiffel biểu thị đường cong phân bố %
cộng dồn bằng đa thức bậc 3. Naslund.M (1936, 1937) đã xác lập phân bố
Charlier cho lâm phần thuần loài đều tuổi sau khi khép tán. Blis.C.L và
Reinker.K.A (1964) tiếp cận phân bố đường kính bằng phương trình log chính
thái. Diatchenko. Z. N đã sử dụng tài liệu lâm phần Thông của Trettiacov.N.V
để biểu thị bằng phân bố gamma. Đặc biệt để tăng tính mềm dẻo, một số tác giả
hay dùng các họ hàm khác nhau để mơ tả, trong đó có Loetch dùng họ hàm
Beta.
Theo Prodan.M (1951) thì phân bố đường kính có quan hệ với giai đoạn
phát dục của lâm phần và biện pháp kinh doanh. Đối với lâm phần thuần loại
đều tuổi chưa khép tán có dạng phân bố chính thái. Sau khi khép tán những cây
trước kia chiếm ưu thế hoặc bị chèn ép do ngẫu nhiên thì nay vị trí ấy chiếm một
cách ngẫu nhiên có hệ thống. Cây chiếm ưu thế ngày càng có điều kiện để phát
triển, cây bị chèn ép ngày càng bị ức chế hoặc bị đào thải do đó đường cong
phân bố trở nên lệch và chuyển sang đường cong Charlier. Rừng càng tiếp tục
phát triển do có sự đào thải những cây già cỗi hoặc do có biện pháp kinh doanh,
5



tầng cây tái sinh xuất hiện và đường cong có 2 đỉnh. Nếu tiếp tục có nhiều thế
hệ thì đường cong có nhiều đỉnh và giới hạn của đường cong có nhiều đỉnh là
đường cong phân bố giảm đặc trưng cho rừng chặt chọn, không đều tuổi.
Phân bố số cây theo chiều cao (N/HVN)
Phần lớn các tác giả khi nghiên cứu vế cấu trúc lâm phần theo chiều thẳng
đứng đã dựa vào phân bố số cây theo chiều cao. Phương pháp kinh điển nghiên
cứu cấu trúc đứng rừng tự nhiên là vẽ các phẫu đồ đứng. Các phẫu đồ đã mang
lại hình ảnh khái quát về cấu trúc tầng tán, phân bố số cây theo chiều thẳng
đứng, từ đó rút ra những nhận xét và đề xuất các ứng dụng thực tế. Phương pháp
này đã được nhiều nhà nghiên cứu rừng nhiệt đới áp dụng mà điển hình là các
cơng trình của Richarts.P.W (1952), Rollet (1979).
Về tương quan giữa chiều cao với đường kính (HVN - D1.3)
Đây cũng là một trong những quy luật cơ bản và quan trọng trong hệ
thống các quy luật cấu trúc của lâm phần và được nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu.
Orlov.M.m và Choustov.R.A (1931) nghiên cứu tương quan giữa chiều
cao với đường kính lồi Thông thuộc cấp đất và cấp tuổi khác nhau bằng
phương pháp biểu đồ. Tovstolesse.D.I cũng dùng phương pháp này để nắn dãy
tương quan chiều cao với đường kính thơng qua dạng đường thẳng
Hg = a + bg

(1-1)

Krauter.G (1958) và Tiourin.A.V (1931) (theo Phạm Ngọc Giao (1995))
nghiên cứu tương quan giữa chiều cao và đường kính ngang ngực trên cơ sở cấp
đất và cấp tuổi, kết quả cho thấy: Khi dãy quan hệ phân hố thành các cấp chiều
cao thì mối quan hệ này không cần xét đến cấp đất hay cấp tuổi cũng khơng cần
xét đến tác động của hồn cảnh và tuổi sinh trưởng của cây rừng và lâm phần, vì
những nhân tố này được phản ánh trong kích thước của cây.

Nhiều tác giả dùng phương pháp giải tích tốn học để tìm ra những
phương trình biểu thị mối quan hệ giữa chiều cao với đường kính thân cây.
Prodan đề xuất phương trình (2-2) cho lâm phần khơng đều tuổi Plenterwald.
6


h  1.3 

d2
bo  b1 d  b2 d 2

(1-2)

Petterson.H (1955) (theo Phạm Ngọc Giao (1995), Nguyễn Trọng Bình
(1996)) đề xuất phương trình tương quan
1
3

h  1.3

a

b
d

(1-3)

Sau này được Kennel.R (1971) ứng dụng lập biểu thể tích cho lâm phần
Cáng lị. Sttill.W.M lại đưa ra dạng phương trình tương quan gần đúng
H  1.3  b1d  b2 d 2


(1-4)

Henriksen chọn phương trình log một chiều cho rừng trồng Vân sam và
Thông đỏ.
H= a + b log D1.3

(1-5)

Keo lai được Hepburm và Shim phát hiện năm 1972 tại Sook, Sabah và
Malaysia (Trần Hậu Huệ, 1995). Năm 1976, Tham đã chứng minh rầng
A.mangium và A.Auriculifomis có thể thụ phấn chéo và kết quả tạo ra cây lai có
sinh trưởng hơn hẳn bố mẹ chúng. Tại hội nghị Lâm nghiệp ở Malaysia năm
1986, Rufeld và Lapongan đã trình bày phát hiện của họ về cây Keo lai (Lê
Đình Khả, 1993) (Nguyễn Thị Lan Hương, 2005) .
Năm 1991, Unchin đã nghiên cứu chất lượng gỗ Keo lai, Giang và Liang
nghiên cứu cây Keo lai có nguồn gốc khác nhau bằng iozym (Trần Hậu Huệ,
1995).
Kowanish năm 1972 ở Thái Lan đã nêu sự cần thiết nghiên cứu có kiểm
tra về thụ phấn chéo giữa A.Mangium và A.Auriculifomis. Năm 1987, trung tâm
hạt giống rừng Asean-Canada đã phát hiện hạt nhân được từ cây A.Mangium
trồng cạnh cây A.Auriculifomis mọc ra các cây con có đặc tính khác bố mẹ
chúng (Lê Đình Khả, 1993) ( Nguyễn Thị Lan Hương, 2005) .
Ponganat (1988) đã nhân hom thành cơng 8 dịng Keo lai và thấy tỷ suất
sinh trưởng của Keo lai tốt hơn hẳn cha mẹ chúng (Lê Đình Khả, 1993)
(Nguyễn Thị Lan Hương, 2005) .
7


Năm 1989, Wongmance đã báo cáo kết quả nhân giống sinh dưỡng thành

cơng cây Keo lai cho rằng khơng khó khăn gì khi nhân giống hom Keo lai, cây
Keo lai giữ được đặc tính tốt, có sản lượng hạt cao và tạo được hạt giống
(Nguyễn Thanh Vân, 2003) .
Trong giai đoạn vườn ươm cây Keo lai hình thành lá giả (phylode) sớm
hơn Keo tai tượng và muộn hơn Keo lá tràm còn được phát hiện ở các tinhg
trạng khác nhau như hoa tự, hoa và hạt (Bowen, 1981). Phân tích Peroxydase
isonzym của Keo lai và hai loài bố mẹ cho thấy Keo lai thể hiện tính trạng trung
gian giữa hai loài keo bố mẹ (Kiang Tao và cộng sự, 1989). Theo thơng báo của
Tham (1976) thì cây lai thường cao hơn hai lồi bố mẹ, song vẫn giữ hình dáng
kém hơn Keo lá tràm. Đánh giá Keo lai tại Sabah một cách tổng hợp Pinso và
Nasi (1991) còn nhận thấy cây lai có ưu thế lai và uuw thế lai này có thể chịu
ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền và điều kiện lập địa. ngoài ra < hai ông còn
thấy sinh trưởng của cây Keo lai tự nhiên đời f1 tốt hơn xuất xứ Sabah cảu Keo
tai tượng, song kém hơn xuất xứ tại ngoại lai như Oriomo (Papua New Guinea)
hoặc Claudie River (Qeensland, Australia).
Khi đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai Pinso và Nasi (1991)
thấy rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân, vv…ở cây
Keo lai đều tốt hơn hai loài bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp cho trồng
rừng thượng mại. Cây Keo lai cịn có ưu điểm là có đỉnh ngọn sinh trưởng tốt,
thân cây đợn trục và tỉa cành tự nhiên tốt (Pinyopusarerk, 1990). Keo lai đã
được nghiên cứu nhân giống bằng hom (Griffin, 1988) hoặc nuối cấy mô bằng
môi trường cơ bản Murashige và Skooge (MS) có thêm BAP 0,5 mg/l và cho rễ
ra trịng phịng hoặc nền cát sơng 100% với khả năng ra rễ 70% (Darus, 1991)
và sau một năm cây mơ tế bào cao 1.09m.
Trong q trình đánh giá nghiên cứu sinh trưởng của rừng trồng Keo lai,
hầu hết các nghiên cứu đều dựa vào quá trình sinh trưởng của các nhân tố
đường kính, chiều cao và thể tích thân cây. Mối quan hệ giữa sinh trưởng
đường kính và sinh trưởng chiều cao chỉ được quan tâm trong nghiên cứu quy
8



luật sinh trưởng cây rừng. Trong các nghiên cứu này hầu hết các tác giả đều
khẳng dịnh giữa chiều cao và đường kính có tương quan từ chặt đến rất chặt và
được mơ phỏng theo các hàm tốn cụ thể. Nghiên cứu trong giai đoạn vườn
ươm cho thấy cây con Keo lai hình thành lá giả (Phyllode) sớm hơn Keo tai
tượng và muộn hơn Keo lá tràm (Rufelds, 1988). Tính chất trung gian giữa Keo
tai tượng và Keo lá tram của Keo lai cịn được phát hiện ở các tính trạng khác
như hoa tự, hoa và hạt, (Bewen, 1981) (Lê Đình Khả, 1999).
Nghiên cứu tại Sabah cho thấy Keo lai thể hiện sự sinh trưởng nhanh
hơn Keo tai tượng thuần loại, cây Keo lai cũng cho chất lượng gỗ sợi, gỗ dán
lạng, bột giấy tốt hơn Keo tai tượng. Ngoài ra Keo lai cũng có sự tăng sức
chống chịu với bệnh thối ruột gỗ trong khi đó Keo tai tượng lại thường bị rỗng
ruột.
Theo thơng báo của Tham (1976) thì cây lai thường cao hơn hai loài bố
mẹ, song vẫn giữ hình dạng kém hơn Keo lá tràm. Đánh giá Keo lai tại Sabah
một cách tổng hợp Pinso và Nasi (1991) cịn nhận thấy cây lai có ưu thế lai và
ưu thế lai này có thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập
địa. Ngoài ra, hai ơng cịn cho thấy sinh trưởng của cây Keo lai tự nhiên đời F1
tốt hơn xuất xứ Sabah của Keo tai tượng, song kém xuất sứ tại ngoại lao như
Oriomo (Papua New Guinea) hoặc Claudie River (Queensland, Australia).
Các kết quả hầu hết được kiểm tra trong giai đoạn vườn ươm, ít có
nghiên cứu có sự kiểm chứng ở điều kiện thực tiễn.
1.2.2. Ở Việt Nam
Phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3)
Thống kê các cơng trình nghiên cứu về rừng tự nhiên ở Việt Nam cho
thấy, phân bố N/D1.3 của tầng cây cao có dạng chính như sau:
- Dạng giảm liên tục và có nhiều đỉnh răng cưa
- Dạng 1 đỉnh hình chữ J.
Với mỗi dạng cụ thể, các tác giả chọn các mơ hình tốn thích hợp để mô
phỏng. Đồng Sĩ Hiền (1974) đã nghiên cứu nhiều lâm phần trên các địa phương

9


khác nhau và đi đến kết luận chung là: dạng tổng quát của phân bố N/D1.3 là
phân bố giảm nhưng do q trình khai thác chọn thơ khơng theo quy tắc nên
đường thực nghiệm thường có hình răng cưa, tác giả dùng hàm Meyer và họ
đường cong pearson để mô tả. Nguyễn Hải Tuất (1986) sử dụng phân bố khoảng
cách mô tả phân bố thực nghiệm dạng 1 đỉnh ở ngay sát cỡ kính bắt đầu đo. Bảo
Huy (1993) qua nghiên cứu cấu trúc rừng ưu thế Bằng lăng rút ra nhận xét: So
với phân bố khác như meyer, weibull thì phân bố khoảng cách thích hợp hơn cả.
Trần Văn Con (1991), Lê Minh Trung (1991) đã thử nghiệm một số phân bố xác
suất mô phỏng phân bố N/D1.3 đều cho nhận xét: phân bố weibull thích hợp nhất
cho rừng tự nhiên ở Đăclăk, Lê Sáu (1996) cũng khẳng định sự hơn hẳn của
phân bố weibull trong việc mô tả phân bố N/D1.3 cho tất cả các trạng thái rừng tự
nhiên cho dù phân bố thực nghiệm có dạng giảm liên tục hay 1 đỉnh.
Như vậy, việc nghiên cứu phân bố N/D1.3 trong thời gian gần đây không
chỉ dừng lại ở mục đích phục vụ cơng tác điều tra như xác định G, M mà chủ
yếu xây dựng cơ sở khoa học cho giải pháp lâm sinh trong nuôi dưỡng rừng.
Phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/Hvn)
Nghiên cứu của Đồng Sĩ Hiền (1974) cho thấy phân bố N/H ở lâm phần
tự nhiên hay trong từng loài cây thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức
tạp của rừng chặt chọn. Bảo Huy (1993), Đào Công Khanh (1996), Lê Sáu
(1996) đã nghiên cứu N/H để tìm ra tầng cây tích tụ tán cây. Các tác giả đều đi
đến nhận xét chung là, phân bố N/H có dạng một đỉnh, nhiều đỉnh phụ hình rằng
cưa và mơ tả thích hợp bằng hàm Weibull.
Tương quan giữa chiều cao với đường kính (HVN – D1.3)
Với rừng tự nhiên nước ta, Đồng Sĩ Hiền đã thử nghiệm 5 dạng phương
trình tương quan (2-7), (2-8), (2-9), (2-10), (2-11) thường được nhiều tác giả
nước ngoài sử dụng:
h = a +bD1.3 + cD1.32


(1-6)

h = a + bd + cD1.32 + cD1.33

(1-7)

h = a +bd + c log D1.3

(1-8)

h = a + b log D1.3

(1-9)
10


log h = a +b log D1.3

(1-10)

và kết luận phương trình (2-11) thích hợp cho đối tượng rừng hỗn giao
khác tuổi có nguồn gốc tự nhiên. Gần đây, Bảo Huy (1993), Đào Công Khanh
(1996), Trần Cẩm Tú (1999) đã chọn phương trình (2-11) để biểu diễn quan hệ
H-D1.3 cho rừng ưu thế Bằng lăng ở Đăclăk và rừng tự nhiên ở Hương Sơn- Hà
Tĩnh và cho kết quả đáng tin cậy.
Keo lai phát hiện và khảo nghiệm đợt 1 từ năm 1993 – 1995, đến năm
1996 Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã phối hợp với các đơn vị khác tiếp
tục nghiên cứu về keo lai. Các nghiên cứu này là chọn lọc thêm các cây trội keo
lai tự nhiên, xây dựng khảo nghiệm các dịng vơ tính, tiến hành đánh giá tiềm

năng bột giấy của Keo lai cũng như tiến hành khảo nghiệm các dòng Keo lai
được lựa chọn ở các vùng sinh thái khác nhau (Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn,
Nguyễn Văn Thảo và các cộng sự, 1999; Lê Đình Khả, 1999). Kết quả cho thấy
keo lai có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng so với keo tai tượng và keo lá tràm, có
nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa keo tai tượng và keo lá tràm. Khi cắt
cây để tạo chồi thì keo laic ho rất nhiều chồi (trung bình 189 hom/01 gốc). Các
hom này có tỷ lệ ra rễ trung bình 47%, trong đó có 11 dịng cho ra rễ từ 57 –
58%. Sai khác giữa cá dòng về sinh trưởng là khá rõ. Một số dịng vơ tính sinh
trưởng rất nhanh nhưng các chỉ tiêu chất lượng không đạt yêu cầu, một số dịng
vừa sinh trưởng nhanh vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt có thể nhân giống
nhanh và số lượng nhiều đưa vào sản xuất như các dòng BV5, BV10, BV16,
BV29,BV32.
Nghiên cứu tiềm năng bột giấy từ gỗ Keo lai cho thấy, gỗ Keo mlai có tỷ
trọng trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm và có khối lượng gỗ gấp 3-4
lần hai loài keo bố mẹ. Các dịng Keo lai được chọn có tỷ trọng gỗ và có tính co
rút của gỗ khác nhau. Trong đó các dịng BV32, BV33, có tỷ trọng gỗ cao nhất,
cịn dịng BV16 có gỗ khơng bị co nứt khi phơi khơ ( Lê Đình Khả, Lê Phúc
Quang, 1997). Một số dịng Keo lai được chọn có hàm luwowngjk xenlulo cao
hơn hai loài Keo bố mẹ và Bạch đàn caman.
11


Nghiên cứu cũng cho thấy, giấy được sản xuất từ Keo lai có độ dài và độ
chịu gấp cao hơn rõ rệt so với hai loài Keo bố mẹ và Bạch đàn. Độ trắng và hiệu
suất tẩy trắng của các dòng Keo lai cơ bản giống với hai loiaf Keo bố mẹ và
bạch đàn ( E. camaldulensis ). Với tính chất ưu việt trên, Keo lai là một giống
mới có triển vọng gây trồng để sản xuất bột giấy và cũng có tác dụng cải tạo đất
( Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc, 1997).
* Nghiên cứu về giống xuất xứ
Khi nghiên cứu giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, của

Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Phạm Văn Tuấn, Hồ Quang Vinh, Trần Cự
(1993, 1995, 1997) thấy rằng Keo lai là một dạng lai tự nhiên giữa Keo tai
tượng và Keo lá tràm, có tỷ trọng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữ
Keo tai tượng và Keo lá tràm. Tuy nhiên, Keo lai lồi cây này có ưu thế rõ rệt về
sinh trưởng so với cả hai loài Keo tai tượng và Keo lá tràm. Khi cắt cây để tạo
chồi thì Keo lai cho rất nhiều chồi (trung bình 289 hom/gốc). Các hom này có tỷ
lệ ra rễ trung bình 47%, trong đó có một dịng có tỷ lệ ra rễ 57 – 85%. Một số
dịng vừa có sinh trưởng nhanh, vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt, có thể nhân
nhanh hàng loạt để phát triển vào sản xuất dó là các dòng BV5, BV10, BV16,
BV29, BV32 và BV33.
Nghiên cứu của Lê Đình Khả và cộng sự (1997) cịn cho thấy khơng nên
dùng hạt của Keo lai để gây trồng rừng mới. Keo lai đ1 có hình thái trung gian
giữa hai lồi keo bố mẹ và tương đối đồng nhất, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt về
sinh trưởng và nhiều đặc trưng ưu việt khác. Đến đời f2, Keo lai có biểu hiện
thối hóa và phân ly khá rõ rệt thành các dạng khác nhau. Cây lai f2 không
những sinh trưởng kém hơn cây lai đời f1 mà còn biến động lớn về sinh trưởng.
Như vậy, để phát triển giống Keo lai vào sản xuất phải dùng phương pháp nhân
giống hom hoặc nuối cấy mơ cho những dịng keo lai tốt nhất đã được chọn lọc
và đánh giá qua khảo nghiệm.
Nghiên cứu giống Keo lai và vai trò các biện pháp thâm canh khác trong
tăng năng suất rừng trồng của Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998) thấy rằng
cải thiện giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác đều có vai trị quan
12


trọng trong tăng năng suất rừng trồng. Muốn tăng năng suất rừng trông cao nhất
phải áp dụng tổng hợp các biện pháp cải thiện giống và các biện pháp thâm canh
khác. Kết hợp giữa giống được cải thiện với các biện pháp kỹ thuật trồng rừng
thâm canh mới tạo được năng suất cao trong sản xuát lâm nghiệp. Các giống
Keo lai đã được chọn lọc qua khảo nghiệm có năng suất cao hơn rất nhiều so với

các loài keo bố mẹ. Ví dụ tại Cầm Quỳ Bà Vì (Hà Tây) khi được trồng ở điều
kiện thâm canh (có cày đất và bón phân thích hợp) thì ở giai đoạn hai năm tuổi
Keo lai có thể tích thân cây 19,6 dm3/cây, trong lúc các cây bố mẹ trồng cùng
điều kiện thâm canh như vậy thể tích thân cây chỉ đạt 2,7 – 6,1 dm3/cây (Lê
Đình Khả, 1998).
* Nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng
Kết quả điều tra sinh trưởng của rừng trông sản xuất tại các tỉnh Thái
Nguyên, Quảng Trị, Gia Lai và Bình Dương của Đồn Hồi Nam (2003) cho
thấy chất lượng sinh trưởng của rừng trồng Keo lai sau 5 và tháng tuổi có tỷ lệ
sống rất cao, bình quân đạt 89%, về cây trồng thể hiện rõ nét và cao , tỷ lệ cây
tốt đạt 88,5%, trong khi tỷ lệ cây xấu chỉ bình quân 4,5%, tốc độ sinh trường
nhanh và có thể trồng rưng Keo lai trên nhiều vùng trong cả nước.
Khi nghiên cứu trồng rừng Keo lai trên hai loại đất khác nhau ở vùng Đông
Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004) đã chỉ ra rằng loại đất khác nhau
thì sinh trưởng cũng khác nhau,mặc dù được áp dụng các biện pháp kĩ thuật,
nhưng trên đất nâu đó Keo lai sinh trưởng tốt hơn trên đất xám phù xa sa cổ.
Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng mật độ, biện pháp tỉa cành và bón
phân đến sinh trưởng của Keo lai trồng sau 1 năm tuổi ở Quảng Trị của Nguyễn
Huy Sơn và cộng sự (2004) cho thấy ở các công thức mật độ khác nhâu Keo lai
có khả năng sinh trưởng khác nhau và ở mức độ trồng 1,660cây/ha sinh trưởng
về chiều cao của Keo lai vượt trội hơn hẳn so với mật độ 1.330 cây/ha và 2.500
cây/ha.
Khi đánh giá năng suất rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, Phạm
Thế Dũng và cộng sự (2004) đã khảo sát trên 4 mơ hình có mật độ trồng khác
nhau là 952, 1.111, 1.142 và 1.166 cây/ha. Kết quả cho thấy sau 3 năm trồng
13




×