ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn thế giới làm cho nhu cầu về
gỗ để phục vụ cho các ngành công nghiệp ở trong nước cũng như ở trên thế
giới đều giảm. Nhưng chỉ một vài năm nữa khi nền kinh tế được phục hồi thì
nhu cầu về gỗ sẽ tăng cao đặc biệt là gỗ lớn nhằm phục vụ cho các ngành
công nghiệp như đóng tầu, khai khoáng…
Tuy nhiên hiện nay khả năng đáp ứng nhu cầu gỗ lớn cho thị trường
hiện tại và cho tương lai còn nhiều hạn chế do khó khăn trong khâu khai thác
rừng tự nhiên.Việc nhập khẩu gỗ lớn trên thế giới cũng gặp nhiều hạn chế do
các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đều có xu hướng giảm khai
thác rừng tự nhiên. Đứng trước thực tế đó để đáp ứng nhu cầu gỗ lớn cho hiện
tại và cho tương lai thì chúng ta cần phải xây dựng các vùng nguyên liệu gỗ
lâu dài. Nhưng nếu trồng mới rừng cây gỗ lớn thì phải mất 20 đến 30 năm
mới có thể khai thác được. Nhận thấy ở nước ta hiện nay có một diện tích lớn
rừng cây gỗ lớn nhưng lại được trồng để kinh doanh gỗ nhỏ do đó hiệu quả
kinh tế mang lại là tương đối thấp. Nếu những diện tích rừng này được
chuyển hóa thành rừng cung cấp gỗ lớn thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh phù hợp thì chỉ trong một thời gian từ 5 đến 10 năm tới chúng ta sẽ có
nguồn cung cấp gỗ lớn quan trọng. Điều đó không những đáp ứng nhu cầu về
gỗ lớn trong tương lai, giảm chi phí trồng rừng ban đầu, nâng cao giá trị của
gỗ mà còn có tác dụng lớn đối với môi trường như chống xói mòn đất, tăng
khả năng hấp thụ khí CO
2
.
Nhận thức được vấn đề đó PGS.TS. Vũ Nhâm cùng các đồng nghiệp đã
tiến hành nghiên cứu chuyển hóa rừng trồng Sa mộc cung cấp gỗ nhỏ thành
rừng cung cấp gỗ lớn từ năm 2007. Công việc nghiên cứu được tiến hành tại
huyện Bắc Hà – Lào Cai, nơi có diện tích rất lớn trồng Sa mộc với tuổi từ 5
tuổi đến 15 tuổi. Sa mộc ở thời kỳ này sinh trưởng phát triển khá mạnh và có
khả năng trở thành gỗ lớn.
1
Việc nghiên cứu chuyển hóa rừng được tiến hành trên các ô tiêu chuẩn
định vị, từ việc phân chia cấp tuổi, cấp đất, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh
trưởng và đã đạt được một số kết quả là: Chỉ tiến hành chặt chuyển hóa ở các
cấp tuổi III (5 -< 7 tuổi), IV (7 -< 9 tuổi), V (9 -< 11 tuổi), VI (11 -< 13 tuổi),
VII (13 -< 15 tuổi) và chỉ tiến hành chặt chuyển hóa trên các cấp đất I, II, III.
Thời điểm chặt chuyển hóa là năm 2007, xác định được chu kỳ chặt chuyển
hóa, cường độ chặt chuyển hóa và cây chặt.
Để đánh giá hiệu quả của các mô hình chặt chuyển hóa sau hai năm (kể
từ khi bắt đầu chặt chuyển hóa). Tôi tiến hành thực hiện khóa luận:
“Kiểm định mô hình chuyển hoá rừng trồng Sa mộc
(Cunninghamia lanceolata - Hook) cấp tuổi V (9 -< 11 tuổi) và
VI (11 -< 13 tuổi) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn
tại Ban quản lý rừng huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai”
2
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số nhận thức về loài Sa mộc và kiểm định chuyển hoá rừng
1.1.1. Một số nhận thức về loài Sa mộc
Loài Sa Mộc có tên khoa học là Cunninghamia lanceolata, thuộc họ
Bụt mọc (Taxodiaceae) phân bố tự nhiên ở miền trung và miền nam Trung
Quốc. Phân bố tự nhiên ở vùng có lượng mưa hàng năm trên 1500 mm, mùa
khô hơn 3 tháng độ ẩm tương đối hàng tháng trên 80%. Sa Mộc là loài cây gỗ
lớn cao đến hơn 30 m đường kính có thể lên đến 200 cm. Thân tròn thẳng, vỏ
màu nâu hoặc xám, nứt dọc. Thích nghi với nơi khuất gió nhiều sương mù, là
loài cây ưa sáng, ưa đất pha cát, sâu mát, tơi xốp, thoát nước, nhiều mùn, hơi
chua (pH: 4,5 - 6,5).
Ở nước ta Sa mộc được trồng nhiều ở các tỉnh biên giới phía bắc như
Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, với tổng
diện tích lên đến hơn 10000 ha.
Sa mộc là loài cây gỗ lớn, gỗ màu vàng nhạt, thơm, mềm, nhẹ (d
=0,39) rất có giá trị kinh tế, có tinh dầu thơm, có thớ thẳng, mịn dễ làm, khó
mối mọt, chịu được dưới đất ẩm…
Có thể dùng Sa mộc để xây dựng nhà cửa, làm cột điện, tà vẹt, thùng
nước và bột giấy, nội thất, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến… hiện nay
Sa mộc rất được chú ý trong chương trình ở các tỉnh phía Bắc.
1.1.2. Phân chia cấp tuổi
Có nhiều các phân chia cấp tuổi: Phân chia cấp tuổi tự nhiên, phân chia
cấp tuổi nhân tạo và phân chia cấp tuổi kinh doanh.
Để tổ chức các biện pháp kinh doanh rừng người ta thường phân chia
rừng theo cấp tuổi nhân tạo, nghĩa là phân chia 3, 5 hay 10 năm một cấp tuổi.
Phân chia cấp tuổi phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh và tốc độ sinh trưởng của
cây. Việc phân chia cấp tuổi có ý nghĩa lớn trong tính lượng khai thác và đề xuất
giải pháp tác động vào nó. Số năm trong một cấp tuổi phụ thuộc vào từng loài
3
cây nhưng không được quá lớn mà cũng không được quá nhỏ mà phải dựa vào
tốc độ sỉnh trưởng của cây mà định ra số năm trong một cấp tuổi phù hợp nhất
với mục đích kinh doanh và chu kỳ kinh doanh.
Dựa vào đặc điểm sinh trưởng của loài Sa mộc là loài sinh trưởng nhanh
nên kinh doanh gỗ lớn chu kỳ 20-25 năm. Vì vậy số năm trong một cấp tuổi là 3
năm là phù hợp.
1.1.3. Kiểm định mô hình chuyển hoá rừng từ gỗ nhỏ thành gỗ lớn
Kiểm định các mô hình chuyển hoá trên cơ sở các mô hình đã được xây
dựng cách đây 2 năm.
Mô hình xây dựng cách đây hai năm được xây dựng dựa trên cơ sở
nghiên cứu các cấu trúc cơ bản, xác định các yếu tố kĩ thuật cơ bản cho chặt
chuyển hoá từ đó đưa ra được các mô hình lý thuyết chặt chuyển hoá sau đó tiến
hành chặt chuyển hoá.
Để tiến hành kiểm định chúng tôi tiến hành kiểm định trên các OTC đã
lập và so sánh tăng trưởng. Để so sánh một cách toàn diện hơn chúng tôi không
chỉ so sánh dựa trên cơ sở so sánh OTC đã chặt chuyển hoá và OTC đối chứng
mà còn so sánh OTC chặt chuyển hoá và OTC chưa tiến hành chặt chuyển hóa
cách đây 2 năm. Kiểm định những yếu tố cấu trúc cơ bản sau thời gian 2 năm
thông qua sự biến đổi của đường kính bình quân và các chỉ tiêu thống kê. Do
mục đích là kiểm định chuyển hoá từ rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn nên chỉ tiêu
quan trọng nhất là đường kính bình quân nhưng để nghiên cứu một cách tổng
quát hơn nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự biến đổi của các quy luật cấu
trúc và chuyển hoá rừng.
Huyện Bắc Hà – Lào Cai là một huyện miền núi có khí hậu lạnh phù hợp
với sinh trưởng và phát triển của loài Sa mộc và đã được trồng với diện tích rất
lớn , được phân chia ở các cấp tuổi III đến cấp tuổi VII. Được trồng để kinh
doanh gỗ nhỏ nhưng muốn chuyển sang kinh doanh gỗ lớn để nâng cao giá tri
thương mại của gỗ. Chuyển hoá rừng bằng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh như
chặt chuyển hoá điều chỉnh mật độ cho phù hợp để cây cho đường kính lớn.
4
Chặt chuyển hoá từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn cũng có điểm giống với chặt tỉa
thưa là đều có nghĩa chặt để mở tán rừng khi rừng đến giai đoạn khép tán để cây
sinh trưởng tốt hơn. Nhưng cũng có điểm khác là ở chặt chuyển hoá không chỉ
chặt những cây cong queo, sâu bệnh mà những cây gỗ lớn, gỗ nhỏ đều có thể bị
chặt để điều chỉnh mật độ sao cho phù hợp.
1.1.4. Một số nhận định
Sa mộc là loài cây có giá trị kinh tế cao, rất thích hợp trồng ở các tỉnh biên
giới phía bắc của nước ta. Nhưng đa số là trồng với mục đích kinh doanh gỗ nhỏ,
nếu những diện tích này được chuyển hóa thành rừng cung cấp gỗ lớn thì giá trị
kinh tế sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Do đó việc kiểm định các mô hình chuyển hóa
rừng trồng Sa mộc cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn là vô cùng cần
thiết hiện nay. Việc kiểm định các mô hình chặt chuyển hóa sẽ cho chúng ta biết
các mô hình chặt chuyển hóa có đem lại hiệu quả hay không, để từ đó có thể đưa
ra quyết định là có áp dụng chặt chuyển hóa vào trong thực tiễn với diện tích lớn
hay không.
1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về chuyển hoá rừng và các yếu tố kỹ
thuật trong chặt chuyển hóa rừng
1.2.1. Chuyển hoá rừng
Các nhà lâm nghiệp Mỹ cho rằng chuyển hoá rừng là quá trình áp dụng
các nguyên tắc kỹ thuật lâm sinh và phương pháp kinh doanh để đạt được
mục đích kinh doanh.
Sự phát triển của chuyển hoá rừng gắn liền với sự phát triển của lâm
nghiệp. Hiện nay có nhiều chương trình quốc gia và quốc tế về chuyển hoá
rừng như Chuyển hoá rừng thuần loài thành rừng hỗn loài, chuyển hoá rừng
gỗ lớn thành rừng gỗ nhỏ và ngược lại…
Chuyển hoá rừng là những tác động vào lâm phần rừng hiện tại để
chuyển hoá nó thành những lâm phần đã được ấn định trong tương lai nhằm
đạt được mục đích kinh doanh.
5
Chặt chuyển hoá có mối quan hệ chặt chẽ với chặt nuôi dưỡng rừng.
Chặt nuôi dưỡng hay còn được gọi là “chặt trung gian nuôi dưỡng”. Trong khi
rừng chưa thành thục, để tạo điều kiện cho cây còn lại sinh trưởng và phát
triển tốt, cần phải chặt bớt một phần cây gỗ. Do thông qua chặt bớt một phần
cây gỗ mà thu được một phần lợi nhuận, chặt chăm sóc trước khi chặt chính
thu được một số lượng gỗ, nên được gọi là “chặt lợi dụng trung gian” gọi tắt
là “chặt trung gian”.
Mục đích của chặt nuôi dưỡng đối với rừng trồng thuần loại là: Cải
thiện điều kiện sinh trưởng của cây rừng; Xúc tiến sinh trưởng cây rừng, rút
ngắn chu kỳ chăm sóc cây rừng. Loại bỏ được cây gỗ xấu, nâng cao chất
lượng của lâm phần.
Các nhà lâm nghiệp Mỹ (1925) đã chia chặt nuôi dưỡng ra làm 5 loại:
- Chặt loại trừ, chặt những cây chèn ép, không dùng, thứ yếu.
- Chặt tự do, chặt bỏ những cây gỗ tầng trên.
- Chặt tỉa thưa, giống như chặt tỉa thưa và chặt sinh trưởng.
- Chặt chỉnh lý, chặt các cây thứ yếu, hình dáng và sinh trưởng kém.
- Chặt gỗ thải, chặt các cây bị hại.
Năm 1950 Trung Quốc đã ban hành quy trình chặt nuôi dưỡng chủ yếu
là dựa vào các giai đoạn tuổi của lâm phần, đưa ra nhiệm vụ và quy định thời
kỳ chặt và phương pháp chặt nuôi dưỡng. Thời kỳ phát triển khác nhau thì có
những đặc điểm sinh trưởng khác nhau. Do đó nhiệm vụ chặt nuôi dưỡng
cũng ở mức độ khác nhau bởi vì việc chặt nuôi dưỡng các lâm phần khác
nhau ở các thời kỳ phát triển khác nhau cho nên nhiệm vụ cũng khác nhau.
Còn ở Nhật Bản, phương pháp chặt nuôi dưỡng thường chia làm 2 loại:
Căn cứ vào ngoại hình cây rừng chia ra 5 cấp để tiến hành chặt nuôi dưỡng;
nhưng do kỹ thuật của mỗi người khác nhau nên khó đạt được một tiêu chuẩn
nhất định. Một loại khác chia ra 3 cấp gỗ: gỗ tốt, gỗ vừa, gỗ xấu. Nó yêu cầu
phải có cùng đường kính trong không gian như nhau. Phương pháp này đơn
giản dễ thực hiện. Ngoài ra năm 1970 ở Nhật Bản đã áp dụng phương pháp
cây ưu thế, phương pháp này đơn giản dễ làm, chủ yếu dựa vào giá trị và lợi
ích hiện tại.
6
Việc áp dụng chặt nuôi dưỡng cho chuyển hóa rừng cần phải quan tâm
đến thực tế của lâm phần. Tức là trong chặt chuyển hóa ta không chỉ chặt
những cây cong queo, sâu bệnh, cây sinh trưởng kém mà còn phải chặt
những cây không có khả năng trở thành gỗ lớn.
1.2.2. Các yếu tố kỹ thuật
1.2.2.1. Sinh trưởng và tăng trưởng
Từ cuối thế kỷ XVIII đến nay, sinh trưởng và tăng trưởng của các loài
cây gỗ đã được nghiên cứu và đề cập đến. Đề cập đến nghiên cứu vấn đề này
phải kể đến các các nhà khoa học và các tác giả tiêu biểu sau: Tuorsky (1925),
Tovstolev (1938), Tiorin (1936,1938), Chapmen và Mayer (1949. Nhìn chung
các nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng cà lâm phần đều phần lớn xây
dựng thành các mô hình toán học chặt chẽ và đã được công bố trong các công
trình của Mayer, H.A, Schumacher, F.X, Clutter, J.L, Allison và B.J (1973)
và Alder (1980).
1.2.2.2. Các quy luật cấu trúc lâm phần
Để phục vụ cho sản xuất kinh doanh rừng được hợp lý, có hiệu quả, đạt
được yêu cầu về kĩ thuật và môi trường. Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã
được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và đưa ra nhiều kết luận
khả quan.
Trong quá trình nghiên cúu cấu trúc rừng các tác giả đi sâu vào nghiên
cứu các quy luật sau: Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (quy luật phân bố
N/D), quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây, quan hệ
giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực.
+ Quy luật phân bố N – D
1.3
Reineke (1933) đã phát hiện đường kính tương quan với mật độ mà
không liên quan tới điều kiện lập địa theo phương trình:
LogN = -1,605 logD + k ( k là hằng số thích ứng của một cây nào đó).
Giữa Dg và N luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết và thường được biểu
thị dưới dạng phương trình: N = a.Dlog
b
Một số kết quả thử nghiệm của Smelko (1990) xác định mối quan hệ
giữa N và Dg cho một số loại sau:
7
Fichte N = 1348.Dg
-1.532
Kiefer N = 2195.Dg
-1.762
Eiche N = 1062.Dg
-1.565
Để nghiên cứu và mô tả quy luật cấu trúc đường kính ta có thể sử dụng
hàm Weibull, Prodan, Gamma…
+ Tương quan H
vn
– D
1.3
Giữa H
vn
và D
1.3
của những cây trong lâm phần tồn tại mối liên hệ chặt
chẽ nó không chỉ giới hạn trong một lâm phần mà tồn tại trong tập hợp nhiều
lâm phần.
Thực tiễn điều tra rừng cho thấy có thể dựa trên quan hệ H/D để xác
định chiều cao cho từng cỡ kính mà không cần đo toàn bộ.
Mối quan hệ này đã được nhiều tác giả nghiên cứu như Hohenald,
Michailff, Nálund, Krauter, Tovstolose… thông qua việc lấy cấp đất và cấp
tuổi làm cơ sở và đã đưa ra một số phương trình tương quan sau:
h= a
o
+ a
1
d + a
2
d
2
h = a + blogd
h = a
o
+ a
1
d + a
2
d
2
+ a
3
d
3
h = a
o
+ a
1
d + a
2
logd
Nhưng phương trình được sử dụng nhiều nhất hiện nay để biểu thị
tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây là phương trình logarit:
H = a + blogD
+ Tương quan D
1.3
– D
t
Ngoài việc nghiên cứu tương quan giữa chiều cao và đường kính thân
cây thì việc nghiên cứu tương quan giữa đường kính tán và đường kính thân
cây cũng rất quan trọng vì tán cây thể hiện sức sống, khả năng sinh trưởng,
tăng trưởng của cây nên nó có quan hệ mật thiết đến sinh trưởng của đường
kính ngang ngực. Điều này đã được nhiều tác giả nghiên cứu như:
Zierger(1982), CromeerO.A.N (1984), Itvesalo, Willigham…Mối quan hệ
8
này được thể hiện ở nhiều dạng phương trình khác nhau nhưng phổ biến nhất
là dạng phương trình đường thẳng: D
t
= a + b.D
1.3
1.2.2.3. Nhận định chung
Thực chất chuyển hóa rừng chính là chặt nuôi dưỡng và quá trình tỉa
thưa đã được các nước trên thế giới nghiên cứu từ khá lâu. Các quy luật cấu
trúc rừng cũng đã được nghiên cứu rất nhiều để phục vụ cho quá trình chặt
chuyển hóa. Đã có rất nhiều nước tiến hành chặt chuyển hóa thành công
thông qua việc nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng và cấu trúc lâm phần.
1.3. Các nghiên cứu về chuyển hoá rừng ở Việt Nam và các yếu tố kỹ
thuật trong chặt chuyển hóa rừng
1.3.1. Chuyển hoá rừng
Ở Việt Nam việc chuyển hoá rừng cũng đã được thực hiện từ thời Pháp
thuộc như chuyển hoá rừng tự nhiên thành rừng gỗ nhỏ …Tuy nhiên chuyển
hoá rừng tự nhiên nước ta chưa được tập hợp thành hệ thống chặt chẽ vì vậy
cần xây dựng hệ thống lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu của kinh
doanh rừng nước ta. Cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các yếu tố kĩ
thuật của chuyển hoá rừng như các nghiên cứu của các khoá luận trường Đại
học Lâm nghiệp:
“Quy hoạch chuyển hoá rừng trồng Sa mộc cấp tuổi V cung cấp gỗ nhỏ
thành rừng cung cấp gỗ lớn tại huyện Bắc Hà – Lào Cai” (2007) –
Đinh Đức Thắng.
“Quy hoạch chuyển hoá rừng trồng Sa mộc cấp tuổi VI cung cấp gỗ
nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại huyện Bắc Hà – Lào Cai” (2007) –
Vũ Tiến Kiên.
1.3.2. Các yếu tố kỹ thuật
1.3.2.1. Sinh trưởng và tăng trưởng lâm phần
Phùng Ngọc Lan(1985) đã khảo nghiệm một số chương trình sinh
trưởng cho một số loài cây như: Mỡ, Thông đuôi ngựa, Bạch đàn, Bồ đề.
9
Nguyễn Ngọc Lung (1999) cũng đã thử nghiệm các hàm: Compertz,
Schumacher để mô tả quá trình sinh trưởng của loài Thông ba lá tại Đà Lạt-
Lâm Đồng.
Các kết quả nghiên cứu về tăng trưởng rừng còn được giới thiệu qua
các luận án tiến sĩ của các tác giả : Nguyễn Thị Bảo Lâm (1996), Trần Cẩm
Tú (1998), Nguyến Văn Dưỡng (2000) hay trong các ấn phẩm của các công
trình nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp ngành như: Nguyễn Ngọc Lung (1999),
Vũ Tiến Hinh (2000), Đào Công Khanh (2001).
1.3.2.2. Các quy luật cấu trúc lâm phần
+ Cấu trúc phân bố số cây theo đường kính
So với chiều cao đường kính chịu ảnh hưởng rõ rệt của mật độ. Ở nước ta
có một số loài cây đã được xác định quan hệ giữa đường kính tương đối D
0
với
mật độ tương đối N
o
.
Ví dụ: Thông đuôi ngựa ( Nguyễn Thị Bảo Lâm 1996 )
D
0
= 1.5017.e
-0.383N0
Keo lá tràm ( Nguyễn Thị Mạnh Anh 2000 )
D
0
= 0.132 + 0.863/N
o
Keo tai tượng ( Nguyễn Văn Diện 2001 )
D
0
= 1.0878.e
-0.1151No
Ở Việt Nam có nhiều tác giả sử dụng phân bố Weibull để mô tả phân bố
N/D cho các lâm phần thuần loài đều tuổi, như Vũ Nhâm (1988), Vũ Tiến Hinh
(1991), Phạm Ngọc Giao (1996), Trần Văn Con(1991) sử dụng phân bố Weibull
để mô tả phân bố N/D cho rừng khộp ở Tây Nguyên.
+ Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây:
Vũ Đình Phương (1975) thiết lập biểu cấp chiều cao lâm phần Bồ đề tự
nhiên từ phương trình Prabol bậc hai mà không cần phân biệt cấp tuổi.
Vũ Nhâm (1988) đã xây dựng được mô hình đường cong chiều cao lâm
phần Thông đuôi ngựa cho khu vực Đông Bắc.
+ Nghiên cứu tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực.
Vũ Đình Phương (1985) đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa
đường kính tán và đường kíng ngang ngực theo dạng phương trình.
10
Phạm Ngọc Giao đã xây dựng mô hình động thái tương quan giữa
D
t
/D
1.3
với rừng Thông đuôi ngựa khu vực Đông Bắc.
1.3.2.3.Nhận đinh chung
Việc chuyển hóa rừng ở nước ta vẫn còn khá mới mẻ, có rất ít tác giả
nghiên cứu về chuyển hóa rừng. Trong thời gian gần đây đã có một số nghiên
cứu về chuyển hóa rừng Sa mộc cấp tuổi V và VI tại Ban quan lý rừng huyện
Bắc Hà tỉnh Lào Cai vào năm 2007. Sau hai năm chưa có một đánh giá nào về
sự thành công hay thất bại của các mô hình chặt chuyển hóa, vì vậy tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Kiểm định mô hình chuyển hoá rừng trồng Sa mộc
(Cunninghamia lanceolata-Hook) cấp tuổi V (9 -< 11 tuổi) và cấp tuổi
VI (11 -< 13 tuổi) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại Ban
quản lý rừng huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai”.
11
PHẦN 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được khả năng chuyển hóa các lâm phần Sa mộc cấp tuổi V
(9 -< 11) và VI (11 -< 13) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được các quy luật cấu trúc cơ bản và đường kính bình quân
lâm phần của rừng trồng Sa mộc cấp tuổi V và VI trên các mô hình trước khi
chặt chuyển hóa, sau khi chặt chuyển hóa được hai năm và trên ô đối chứng
để nguyên cho tới nay.
- Xác định được sự biến đổi cấu trúc lâm phần và đường kính bình
quân lâm phần giữa các mô hình:
+ Giữa mô hình chặt chuyển hóa được hai năm với ô đối chứng
để nguyên cho tới nay.
+ Giữa mô hình trước khi chặt chuyển hóa với mô hình đã chặt
chuyển hóa được hai năm.
+ Giữa mô hình trước khi chặt chuyển hóa với ô đối chứng để
nguyên cho tới nay.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Rừng trồng Sa mộc cấp tuổi V (9 -< 11) và VI (11 -< 13) sinh trưởng
trên các cấp đất I, II, III tại huyện Bắc Hà – Lào cai. Đối tượng chặt chuyển
hóa là rừng trồng Sa mộc có các cấp tuổi III (5 -< 7) đến cấp tuổi
VII (13 -< 15), trong nhóm nghiên cứu gồm ba thành viên nên trong đề tài
này tôi chỉ nghiên cứu cấp tuổi V và VI và chỉ nghiên cứu rừng trồng Sa mộc
phát triển trên các cấp đất I, II, III vì đây là những cấp đất tốt cây rừng sinh
trưởng và phát triển triển trên những cấp đất này mới có thể trở thành gỗ lớn.
- Những tài liệu có liên quan đến loài Sa mộc.
12
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các mô hình rừng trồng Sa mộc cấp tuổi V và VI
trong phạm vi ban quản lý rừng huyện Bắc Hà – Lào Cai.
2.4. Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu các quy luật cấu trúc cơ bản và đường kính bình quân lâm
phần của các mô hình sau khi chặt chuyển hóa được hai năm và ô đối chứng
để lại cho tới nay.
* Các quy luật cấu trúc cơ bản
- Quy luật phân bố N – D
1.3
- Tương quan H
vn
– D
1.3
- Tương quan D
t
– D
1.3
2.5. Nội dung nghiên cứu
2.5.1. Điều tra điều kiện cơ bản của huyện Bắc Hà – Lào Cai
- Điều tra, phân tích điều kiện tự nhiên.
- Điều tra, phân tích điều kiện kinh tế - xã hội.
- Điều tra tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp từ trước tới nay.
2.5.2. Giới thiệu kết quả nghiên cứu thành lập mô hình chặt chuyển hóa,
cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm phần năm 2007
- Kết quả nghiên cứu thành lập mô hình chặt chuyển hóa.
- Kết quả nghiên cứu cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm
phần trước khi tiến hành chặt chuyển hóa.
2.5.3. Nghiên cứu cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm phần
trên mô hình đã chặt chuyển hóa được hai năm
- Các quy luật cấu trúc lâm phần.
- Đường kính bình quân lâm phần.
2.5.4. So sánh sự biến đổi cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm
phần
Để kiểm định mô hình chuyển hóa rừng trồng Sa mộc cấp tuổi
V (9 -< 11) và VI (11 -< 13) cung cấp gỗ nhỏ thành rừng cung cấp gỗ lớn tại
13
Ban quản lý rừng huyện Bắc Hà – Lào Cai. Tôi tiến hành các phép so sánh
sau:
Hình 2.5.1: Sơ đồ so sánh biến đổi cấu trúc lâm phần và đường kính bình
quân lâm phần
Qua hình 2.5.1. thì ta thấy các phép so sánh phải thực hiện là:
- So sánh biến đổi cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm
phần của các OTC đã chặt chuyển hóa được hai năm (2009) với OTC đối
chứng để nguyên cho tới nay (2009).
- So sánh biến đổi cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm
phần của các OTC trước khi tiến hành chặt chuyển hóa (2007) với các OTC
đã chặt chuyển hóa được hai năm (2009).
OTC trước khi tiến hành
chặt chuyển hóa (2007)
OTC đã chặt chuyển hóa
được hai năm (2009)
OTC đối chứng để lại cho
tới nay (2009)
B (2009)
C (2009)
A (2009)
ĐC (2009)
(1000m
2
)
D (2009)
ĐC (2009)
(5000m
2
)
E (2009)
TH (2009)
(A+B+C+D+E)
14
- So sánh sự biến đổi cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân lâm
phần của các OTC trước khi tiến hành chặt chuyển hóa (2007) với các OTC
đối chứng để lại cho tới nay (2009).
2.6. Phương pháp nghiên cứu
2.6.1. Phương pháp chủ đạo
- Dùng phương pháp toán thống kê để đảm bảo độ chính xác khi mô
hình hóa các mô hình lý thuyết.
C (2007)
D (2007)
B (2009)
C (2009)
E (2009)E (2007)
TH (2009)
(A+B+C+D+E)
TH (2007)
(A+B+C+D+E)
B (2007)
A (2009)
D (2009)
A (2007)
C (2007)
D (2007)
ĐC (2009)
(1000m
2
)
E (2007)
ĐC (2009)
(5000m
2
)
TH (2007)
(A+B+C+D+E)
B (2007)
A (2007)
15
- Vừa tiến hành nghiên cứu vừa tiến hành chuyển giao cho họ kiến thức
và kĩ năng làm để sau này họ có thể tự làm được.
2.6.2. Các phương pháp thu thập tài liệu
2.6.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu
- Kế thừa các số liệu về điều kiện cơ bản của huyện Bắc Hà.
- Các số liệu về các quy luật cấu trúc lâm phần của các OTC trước khi
tiến hành chặt chuyển hóa đã được nghiên cứu ở các khóa luận tốt nghiệp
năm 2007.
2.6.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp
- Trên các OTC định vị được lập từ năm 2007 (gồm OTC 5000 m
2
đã
được chia nhỏ thành 5 OTC mỗi OTC có diện tích là 1000 m
2
đã tiến hành
chặt chuyển hóa được hai năm và OTC đối chứng để lại cho tới nay) ta tiến
hành đo đếm các nhân tố điều tra: D
1.3
, H
vn
, D
t
.
+ Đo D
1.3
bằng thước kẹp kính.
+ Đo H
vn
bằng thước đo cao Blumleys.
+ Đo D
t
bằng thước dây.
Các số liệu đo đếm ở các OTC được ghi vào biểu điều tra kinh doanh
rừng trồng:
BIỂU ĐIỀU TRA RỪNG TRỒNG
Loài cây:………………………… Ngày điều tra:………………………
Vị trí:…………………………… Người điều tra:………………………
Hướng dốc:……………………… Số hiệu OTC tạm thời:………………
Độ dốc:…………………………… Năm trồng:……… Cấp tuổi:………
TT D
1.3
(cm) D
t
(m) H
vn
(m)
H
dc
(m)
Phân cấp cây rừng Ghi chú
ĐT NB TB ĐT NB TB Kraft Shedelin
2.6.3. Phương pháp xử lí số liệu nội nghiệp
16
Số liệu sau khi được điều tra, thu tập tổng hợp từ các OTC định vị sử
dụng các hàm thống kê để xử lý. Dùng phần mềm SPSS 15.0 và phần mềm
Excel 8.0 để sử lý số liệu.
- Phân bố N – D
1.3
được mô phỏng phân bố thực nghiệm bằng hàm
Weibull dạng phương trình:
a
x
exaxF
.1
)(
λα
λ
−−
=
với các tham số α, λ.
Căn cứ số liệu ban đầu để ước lượng tham số α cho phù hợp.
Với α = 1 phân bố có dạng giảm, với α = 3 phân bố có dạng đối xứng,
với α > 3 phân bố có dạng lệch phải, α < 3 phân bố có dạng lệch trái.
Kiểm tra mức độ phù hợp của phân bố lí thuyết và phân bố thực
nghiệm bằng tiêu chuẩn phù hợp.
- Tương quan H
vn
– D
1.3
: Xây dựng tương quan trên cơ sở phương trình:
H
vn
= a+b*log D
1.3
trong đó a, b là các tham số của phương trình. Kiểm tra sự
tồn tại của hai tham số a và b bằng tiêu chuẩn t. Nếu | ta |, | tb | < t
05
(tra bảng
thì tham số a, b tồn tại và ngược lại thì tham số a, b không tồn tại).
- Tương quan D
1.3
– D
t
: Xây dựng tương quan trên cơ sở phương trình:
D
t
= a +b*D
1.3
trong đó a, b là các tham số của phương trình. Kiểm tra sự tồn
tại của tham số a, b bằng tiêu chuẩn t. Nếu | ta |, | tb | < t
05
(tra bảng) thì tham
số a, b tồn tại và ngược lại thì tham số a, b không tồn tại.
- Đường kính bình quân lâm phần được tính theo phương pháp tính
đường kính bình quân gia quyền.
∑
=
−
fiXi
n
D .
1
PHẦN 3
17
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí, ranh giới
Bắc Hà là một huyện vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai,
cách thành phố Lào Cai khoảng 80 km, có tọa độ địa lý từ 21
0
19
’
đến 24
0
24
’
vĩ độ bắc, 109
0
09
’
đến 104
0
28
’
độ kinh đông. Tổng diện tích đất tự nhiên là
67,872 ha và danh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Si Ma Cai của tỉnh Lào Cai.
- Phía Nam giáp huyện Bảo Thắng của tỉnh Lào Cai.
- Phía Đông giáp huyện Xín Mần của tỉnh Hà Giang.
- Phía Tây giáp huyện Mường Khương của tỉnh Lào Cai.
3.1.2. Địa hình, địa thế
Huyện Bắc Hà nằm trên cao nguyên núi đá vôi, hiện tượng Krast xảy ra
tạo thành các hố sâu, các khe suối nước ngầm. Có địa hình phức tạp bị chia
cắt mạnh, các dãy núi có độ cao giảm dần và chạy theo hướng Bắc – Nam.
Đỉnh có độ cao tuyệt đối cao nhất là 1800 m, điểm thấp nhất là 160 m. Độ cao
tuyệt đối trung bình 900 m, độ dốc trung bình 28
0
- 35
0
. Với địa hình như trên
đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt cũng như công tác quản lý và
sử dụng đất đai của huyện.
3.1.3. Khí hậu thủy văn
Khu vực Bắc Hà có thể chia ra làm hai vùng khí hậu sau:
- Vùng thấp có độ cao tuyệt đối từ 166 m đến 600 m thuộc vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho viêc sản xuất cây lương thực và các loại
cây công nghiệp.
- Vùng có độ cao tuyệt đối trên 600 m mang đặc diểm khí hậu á nhiệt
đới, mát mẻ vào mùa hè, khô lạnh về mùa đông thuận lợi cho việc phát triển
cây ăn quả và khu du lịch nghỉ mát.
3.1.3.1. Chế độ nhiệt ẩm
18
Theo tài liệu thống kê nhiều năm tại trạm khí tượng thuỷ văn Bắc Hà,
khí hậu khu vực có đặc điểm sau:
- Nhiệt độ trung bình năm là 18
0
C – 19
0
C
- Nhiệt độ cao nhất là 34
0
C (vào tháng 6 – 7)
- Nhiệt độ thấp nhất là 1,5
0
C (vào tháng 12, tháng 1), cá biệt có những
năm xuống dưới -1
0
C.
- Độ ẩm không khí bình quân 75 – 80%.
- Lượng mưa bình quân 1650 – 1850 mm. Lượng mưa trong năm
không lớn, nhưng phân bố không đều tập trung vào tháng 4 đến tháng 10
(chiếm 80% tổng lượng mưa hàng năm) nên thường gâu ra lũ lụt, xói mòn, sạt
lở đất ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Mùa hè khí hậu
mát mẻ, mùa đông giá lạnh, sương mù và sương muối thường xảy ra.
3.1.3.2. Chế độ gió
Khu vực huyện Bắc Hà chịu ảnh hưởng của hai luồng gió thịnh hành là
gió mùa Đông Bắc bắt nguồn từ tháng 11 năm nay đến tháng 3 năm sau, thời
tiết khô lạnh có kèm theo sương muối, mưa phùn. Gió mùa Đông Nam bắt
đầu từ tháng 4 cho đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, thường có mưa lớn kéo
dài thỉnh thoảng có lốc xoáy kéo dài.
3.1.3.3. Chế độ thuỷ văn
Huyện Bắc Hà có sông Chảy là sông chính chạy qua hai mặt phía Tây
nam của huyện. Ngoài ra còn có bốn hệ thống suối nhỏ đó là Ngòi Đô, Thèn
Phùng, Nậm Phàng, Nậm Lúc đều đổ ra sông Chảy. Hầu hết suối ở đây dòng
chảy rất quanh co, lòng suối hẹp, độ dốc lớn. Độ chênh lệch về lưu lượng
nước giữa hai mùa là rất lớn. Mùa mưa thường gây lũ lụt, mùa khô lượng
nước rất ít, gây khó khăn cho việc tưới tiêu và sinh hoạt cho nhân dân.
3.1.4. Tài nguyên đất
Dựa vào tài liệu bản đồ thổ nhưỡng huyện Bắc Hà tỉ lê 1/50000 năm
2002 do viện thổ nhưỡng Nông Hoá điều tra xây dựng, bản đồ thổ nhưỡng
huyện Bắc Hà tỉ lệ 1/25000 của khoa đất và môi trường, trường Đại học Nông
19
Nghiệp I Hà Nội tháng 4 năm 2004 cho thấy huyện Bắc Hà có những nhóm
đất chính sau đây:
- Nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và biến chất: 2197,7 ha
chiếm 3,2% tổng diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có hàm lượng mùn từ
nghèo đến trung bình 1,3 – 2,6%, pH = 4,6 – 5,7 đất chua nghèo dinh dưỡng,
loại đất này thích hợp cho loài cây trồng dài ngày như: Cây chè, cây ăn quả và
một số cây trồng hàng năm như sắn, đậu, đỗ…
- Nhóm đất vàng xám trên đất macma axit: 51508,5 ha chiếm 75% tổng
diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có hàm lượng mùn đạt từ 0,68 – 1,67%,
pH = 4,5 – 6,3. Đây là loại đất xấu nghèo dinh dưỡng, dễ bị xói mòn, rửa trôi,
nhưng có diện tích lớn nhất huyện, loại đất này thích hợp cho trồng rừng,
trồng cây dược liệu.
- Nhóm đất phù sa hệ thống sông Chảy: 1167,53 ha chiếm 1,7% tổng
diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có hàm lượng mùn từ trung bình khá 2,5 –
3%, pH= 5,1- 6,3. Loại đất này thích hợp với cây lương thực, cây công nghiệp
ngắn ngày.
- Nhóm đất đen (Đất mùn phát triển trên núi đá vôi và đá sêcpentinit)
964,49 ha chiếm 1,4% tổng diện tích đất tự nhiên. Hàm lượng mùn trong đất
từ 3,5 – 5,6%, pH= 6,1 – 7,6%. Đây là loại đất tốt, thích hợp cho nhiều loại
cây trồng nhưng diện tích ít.
- Đất dốc tụ: Với 12842,7 ha chiếm 18,7% tổng diện tích đất tự nhiên.
Loại đất này có hàm lượng mùn từ 5,3 – 8,6%, pH=4,1 – 8,6%. Đất nhiều
mùn nhưng chua và nghèo dinh dưỡng, quá trình yếm khí xảy ra rất mạnh,
thích hợp cho trồng cây lương thực.
Tóm lại đất đai ở huyện Bắc Hà có nhiều loại đất khác nhau nhưng chủ
yếu là loại đất xám vàng phát triển trên đá macma axit, đất chua và nghèo
dinh dưỡng. Do vậy đất ở đây chủ yếu là đất chua, có nhiều mùn phù hợp với
loài Sa mộc.
3.1.5. Nhận xét chung
20
Qua điều tra điều kiện tự nhiên huyện Bắc Hà ta nhận thấy có một số
thuận lợi cũng như khó khăn trong trong việc phát triển kinh tế nói chung và
kinh tế lâm nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện.
- Thuận lợi: Huyện còn giàu tiềm năng về đất đai để phát triển ngành
lâm nghiệp, khí hậu thích hợp với loài Sa mộc.
- Khó khăn: Địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh nên việc đi lại vận
chuyển hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Bắc Hà có 21 xã và một thị trấn. Nơi đây là địa bàn cư trú của 11 dân
tộc anh em như: Mông, Dao, Tày, Kinh, Thái…trong đó người Dao và Mông
chiếm gần 80% với truyền thống văn hoá bản sắc của các dân tộc vùng cao.
Bắc Hà tiềm năng đất đai lớn, khí hậu mát mẻ, với nhiều khu du lịch
sinh thái lý tưởng, cây trồng đa dạng nhưng nhìn chung kinh tế còn gặp khá
nhiều khó khăn. Có đến 18/21 xã đặc biệt khó khăn và trình độ dân trí thấp,
trình độ cán bộ còn có nhiều hạn chế chưa theo kịp với cơ chế đổi mới hiện
nay. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém hệ thống thuỷ lợi chưa được phát huy do bi
sạt lở đất nên sản xuất nông – lâm nghiệp còn khó khăn, lạc hậu do việc thâm
canh tăng vụ còn nhiều hạn chế, năng suất cây trồng chưa cao.
Phong tục tập quán du canh du cư, đốt nương làm rẫy còn thường
xuyên xảy ra ở khu vực này. Vì thế đây là huyện vùng cao được nhà nước
quan tâm phát triển với nhiều dự án, chính sách hỗ trợ kinh tế. Các dự án hỗ
trợ phát triển cơ sở hạ tầng: Điện, đường, trường, trạm nhằm nâng cao dân trí,
phát triển kinh tế như: Dự án 661, dự án 135…Sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước ưu tiên đầu tư phát triển đã phần nào cải thiện được đời sống dân cư của
khu vực, nâng cao dân trí.
Nhận xét: Qua điều tra điều kiện kinh tế - xã hội ta thấy có một số
thuận lợi cũng như khó khăn trong việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện
như sau:
- Thuận lợi: Có nguồn lao động dồi dào.
21
- Khó khăn: Trình độ cán bộ quản lý cũng như trình độ lao động thấp ,
khó khăn trong việc chuyển giao kỹ thuật. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nhiều
phong tục tập quán còn lạc hậu làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
3.3. Hiện trạng rừng trồng Sa mộc
3.3.1. Diện tích rừng trồng Sa mộc
Qua kết quả điều tra thực tế cùng với sự tổng hợp các tài liệu có liên
quan tôi thu được kết quả sau: Hiện tại huyện Bắc Hà có hơn 2500 ha rừng
trồng Sa mộc, trong đó diện tích rừng trồng Sa mộc cấp tuổi V và VI được thể
hiện cụ thể ở biểu 3.3.1.
Biểu 3.3.1: Hiện trạng rừng trồng Sa mộc cấp tuổi V và VI
Tuổi
(năm)
Cấp đất
Diện tích
(ha)
II III IV V
9 -< 11 326 166 6,4 2,1 500,5
11 -< 13 162,31 193,3 111,32 92,33 569,26
3.3.2. Bản đồ hiện trạng rừng trồng Sa mộc câp tuổi V và VI
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
22
4.1. Giới thiệu kết quả nghiên cứu thành lập mô hình chặt chuyển hóa,
cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân năm 2007
4.1.1. Kết quả nghiên cứu thành lập mô hình chặt chuyển hóa
Để thành lập mô hình chặt chuyển hóa thì phải xác định
- Đối tượng chặt chuyển hóa.
- Các điều kiện chuyển hóa.
- Các quy luật cấu trúc cơ bản làm cơ sở xây dựng mô hình
lý thuyết cho chặt chuyển hóa.
- Phương thức chuyển hóa.
- Phương pháp chuyển hóa.
- Thời điểm chặt chuyển hóa.
- Chu kỳ chặt chuyển hóa.
- Cây chặt.
- Cường độ chặt chuyển hóa
4.1.2. Kết quả nghiên cứu cấu trúc lâm phần và đường kính bình quân
lâm phần trước khi tiến hành chặt chuyển hóa
4.1.2.1 Kết quả nghiên cứu cấu trúc lâm phần
1) Phân bố N – D
1.3
Quy luật phân bố N – D
1.3
được mô phỏng bởi phân bố Weibull
(dạng phương trình:
a
x
exaxF
.1
)(
λα
λ
−−
=
). Kết quả được thể hiện cụ thể ở
biểu 4.1.1.
Biểu 4.1.1: Quy luật phân bố N – D
1.3
của lâm phần Sa mộc trước khi tiến
hành chặt chuyển hóa
23
Tuổi OTC Phương trình lý thuyết N α
λ
2
tính
X
2
05
X
A
4,2
.016,0
.
4,1
.016,0.4,2
x
ex
−
134 2,4 0,016 4,214 7,185
B
3,2
013,0
.
3,1
.013,0.3,2
x
ex
−
131 2,3 0,013 3,982 9,488
C
5,2
.004,0
.
5,1
.004,0.5,2
x
ex
−
143 2,5 0,004 6,378 11,071
D
5,2
.006,0
.
5,1
.006,0.5,2
x
ex
−
128 2,4 0,006 7,697 9,488
E
3,2
.011,0
.
3,1
.011,0.3,2
x
ex
−
102 2,3 0,011 7,713 9,488
TH
7,2
.003,0
.
7,1
.003,0.7,2
x
ex
−
638 2,7 0,003 11,82 12,59
A
3,2
.006,0
.
3,1
.006,0.3,2
x
ex
−
110 2,3 0,006 5,446 11,071
B
9,1
.032,0
.
9,0
.032,0.9,1
x
ex
−
164 1,9 0,032 9,338 9,488
C
4,2
.008,0
.
4,1
.008,0.4,2
x
ex
−
194 2,4 0,008 6,612 11,071
D
7,2
.004,0
.
7,1
.004,0.7,2
x
ex
−
222 2,7 0,004 8,519 9,488
E
9,1
.034,0
.
8,0
.034,0.9,1
x
ex
−
131 1,9 0,034 8,271 9,488
TH
4,2
.006,0
.
4,1
.006,0.4,2
x
ex
−
821 2,4 0,006 11,57 14,07
Trong đó: - N là số cây trong OTC
- α, λ là hai tham số của phương trình
Ta thấy phân bố lý thuyết với các hệ số α, λ xác định đều mô phỏng tốt
các phân bố thực nghiệm. Biểu đồ phân bố N – D
1.3
được thể hiện ở hình
4.4.1.
Cấp tuổi V (9 -< 11) Cấp tuổi VI (11 -< 13)
24
(Các OTC còn lại được thể hiện ở phần phụ biểu 01 và 02)
Hình 4.1.1: Biểu đồ quy luật phân bố N – D
1.3
của lâm phần trước khi tiến
hành chặt chuyển hóa
2) Tương quan H
vn
– D
1.3
Tương quan H
vn
– D
1.3
được xây dựng trên cơ sở phương trình H
vn
= a + b*logD
1.3
trong đó a, b là các tham số của phương trình. Kết quả được
thể hiện cụ thể ở biểu 4.1.2.
25