Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Tính toán thiết kế cơ cấu nâng hạ lắp trên máy kéo shibaura để nâng chuyển gỗ thành phẩm cho xưởng chế biến gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠ ĐIỆN VÀ CƠNG TRÌNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÍNH TỐN THIẾT KẾ CƠ CẤU NÂNG HẠ LẮP TRÊN MÁY KÉO
SHIBAURA ĐỂ NÂNG CHUYỂN GỖ THÀNH PHẨM CHO XƯỞNG
CHẾ BIỄN GỖ

NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ
MÃ SỐ : 7520103

Giảng viên hướng dẫn

: Đặng Thị Hà

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Ngọc Mạnh

MSV

: 1651060335

Lớp

: K61_KTCK

Khoá học

: 2016 – 2020



Hà Nội - năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Đề tài khóa luận được hồn thành là kết quả của sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cơ bộ mơn kỹ thuật cơ khí, khoa Cơ Điện & Cơng trình và sự hỗ trợ từ các
bạn học. Để hồn thành được đề tài khóa luận tốt nghiệp này, đặc biệt tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới cô Đặng Thị Hà đã hướng dẫn và chỉ bảo để tơi hồn thành
đề tài một cách tốt nhất.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Lâm
Nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường, một lần nữa tôi
cũng đặc biệt cảm ơn cô Đặng Thị Hà đã dành nhiều thời gian của mình để chỉ
bảo, hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất để tơi n tâm hồn thành khóa luận.
Xin trân trọng cảm ơn thầy cô quản lý xưởng chế biến lâm sản trường đại
học Lâm Nghiệp đã hỗ trợ trong quá trình điều tra, nghiên cứu hồn thành khóa
luận.
Bản thân tơi cảm thấy đề tài khóa luận tốt nghiệp cịn nhiều thiếu sót và
hạn chế nhất định. Vì vậy, tơi mong nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến cũng
như những định hướng để tơi có thể hồn thiện đề tài một cách tốt nhất.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và xin đón nhận tất cả sự giúp đỡ
này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Sinh viên

Nguyễn Ngọc Mạnh


i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................... 2
1.1. Giới thiệu về xưởng chế biến gỗ trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam..... 2
1.2. Quy trình sản xuất gỗ thành phẩm tại xưởng chế biến gỗ trường Đại học
Lâm Nghiệp ........................................................................................................... 5
1.3. Tình hình áp dụng cơ giới vào việc nâng chuyển gỗ thành phẩm và bán
thành phẩm tại xưởng .......................................................................................... 14
1.4. Yêu cầu về an toàn đối với các loại máy nâng............................................. 16
1.5. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 17
1.6. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......... 18
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...................................................................... 18
Chương 2. ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ........................ 19
2.1. Giới thiệu về máy kéo Shibaura SD-3000A ................................................ 19
2.2. Đề xuất và lựa chọn phương án thiết kế....................................................... 21
2.2.1. Phương án 1: Hệ thống nâng hạ gỗ bằng hệ thống thủy lực lắp sau máy
kéo ....................................................................................................................... 21
2.2.2. Phương án 2: Hệ thống nâng hạ gỗ bằng hệ thống thủy lực lắp trước máy
kéo ....................................................................................................................... 23
2.2.3. Phương án 3: Hệ thống nâng hạ gỗ bằng bộ truyền trục vít-bánh vít lắp
trước máy kéo ...................................................................................................... 25
2.2.4. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án ................................................. 26
Chương 3. TÍNH TỐN KỸ THUẬT ................................................................ 28

3.1. Kết cấu và chức năng của các phần tử trong sơ đồ thủy lực. ...................... 28
ii


3.2. Tính tốn hệ thống thủy lực ......................................................................... 30
3.2.1. Xác định tải trọng lớn nhất khi nâng hàng ................................................ 30
3.2.2. Tính tốn chọn xilanh thủy lực ................................................................. 31
3.2.3. Tính tốn chọn bơm .................................................................................. 35
3.2.4. Tính tốn chọn van phân phối ................................................................... 39
3.2.5. Tính tốn chọn van tiết lưu ....................................................................... 41
3.2.6. Tính tốn van cản ...................................................................................... 42
3.2.7. Tính tốn tốn đường ống thủy lực ........................................................... 44
3.2.8. Van an tồn................................................................................................ 46
3.2.9. Tính tốn và thiết kế xích tải ..................................................................... 46
3.2.10. Các dạng hư hỏng của xích tải ................................................................ 46
3.2.11. Kiểm tra áp suất trong bản lề xích .......................................................... 47
3.2.12. Kiểm nghiệm xích về bền kéo ................................................................. 48
3.2.13. Tính bền cho càng nâng .......................................................................... 48
3.3. Tính tốn thiết kế khung chữ U.................................................................... 53
3.3.1. Xác định nội lực trong trường hợp khung chịu lực nguy hiểm nhất......... 53
3.4. Tính tốn ổn định cho máy nâng .................................................................. 58
3.4.1. Xác định tọa độ trọng tâm máy nâng ........................................................ 58
3.4.2. Xác định khả năng làm việc của máy theo điều kiện ổn định dọc ............ 60
3.4.3. Xác định khả năng làm việc của máy theo điều kiện ổn định ngang ........ 62
3.4.4. Tính tốn năng suất và hiệu quả kinh tế.................................................... 63
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 66
4.1. Kết luận ........................................................................................................ 66
4.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 67


iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc tính kỹ thuật của máy kéo Shibaura-3000A ................................ 20
Bảng 2.2. Tỉ số truyền của hệ thống truyền lực máy kéo Shibaura-3000A ........ 21
Bảng 3.1: Bảng tiêu chuẩn kích thước pallet gỗ chuẩn được ISO cơng nhận .... 30
Bảng 3.2: Bảng lựa chọn vật liệu và tính tốn khối lượng cho các thanh .......... 31
cơ cấu nâng hạ theo phương án thiết kế .............................................................. 31

iv


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Gỗ thành phẩm ...................................................................................... 3
Hình 1.2: Gỗ phơi ngồi bãi .................................................................................. 4
Hình 1.3: Thiết bị chế biến gỗ (cưa vịng nằm xẻ gỗ) ......................................... 4
Hình 1.4: Kho chứa gỗ thành phẩm ...................................................................... 5
Hình 1.5: Lị sấy hơi q nhiệt ............................................................................. 8
Hình 1.6: Sơ đồ lị sấy ngưng tụ ẩm...................................................................... 9
Hình 1.7: Sơ đồ nguyên lý của phương pháp sấy cao tần ..................................... 9
Hình 1.8: Bản đồ xẻ và thứ tự xẻ của phương pháp xẻ 4 mặt ............................. 10
Hình 1.9: Bản đồ xẻ và thứ tự xẻ của phương pháp xẻ 3 mặt ............................. 11
Hình 1.10: Bản đồ xẻ và thứ tự xẻ của phương pháp xẻ 2 mặt ........................... 12
(phương pháp xẻ ván chưa rọc cạnh) .................................................................. 12
Hình 1.11: Ván có khuyết tật .............................................................................. 12
Hình 1.12: Ván đạt chất lượng được cất và bảo quản trong kho ........................ 13
Hình 1.13: Bốc gỗ lên thiết bị vận chuyển bằng sức người ................................ 13
Hình 1.14: Xe kéo tự chế dùng trong xưởng....................................................... 14

Hình 1.15: Xe điện tự chế dùng trong xưởng ..................................................... 14
Hình 1.16: Một số hình ảnh bốc dỡ và chuyển gỗvào xưởng bằng sức người ... 15
Hình 1.17: Xe nâng ............................................................................................. 15
Hình 2.1: Hình ảnh máy kéo Shibaura-3000A.................................................... 19
Hình 2.2: Sơ đồ bộ phận nâng hạ lắp sau máy kéo ............................................. 22
Hình 2.3: Sơ đồ bộ phận nâng chuyển lắp trước máy kéo .................................. 24
Hình 2.4: Sơ đồ cấu tạo hệ thống nâng hạ bằng trục vít-bánh vít....................... 25
Hình 3.1: Sơ đồ thủy lực cơ cấu nâng hàng ........................................................ 28
Hình 3.2: Sơ đồ tính tốn xilanh ........................................................................ 31
Hình 3.3: Kết cấu bơm bánh răng ....................................................................... 35
Hình 3.4: Kết cấu bơm cánh gạt .......................................................................... 36
Hình 3.5: Kết cấu bơm piston tác động đơn ....................................................... 37
v


Hình 3.6: Kết cấu bơm thủy lực trục vít ............................................................. 38
Hình 3.7: Sơ đồ kết cấu bơm bánh răng .............................................................. 39
Hình 3.8: Sơ đồ tính tốn van tiết lưu ................................................................. 41
Hình 3.9: Sơ đồ tính tốn van cản ....................................................................... 42
Hình 3.10: Biểu đồ đặt lực tác dụng lên càng nâng ............................................ 48
Hình 3.11: Biểu đồ đặt lực và xác định mơ mem uốn tác dụng lên càng nâng .. 49
Hình 3.12: Biểu đồ đặt lực .................................................................................. 49
Hình 3.13: Biểu đồ lực cắt Qy và moomen uốn Mx tác dụng lên càng nâng ...... 50
Tính chọn tiết diện cho càng nâng ...................................................................... 50
Hình 3.14: Mặt cắt ngang tiết diện càng nâng là hình chữ nhật ......................... 51
Hình 3.15: Sơ đồ chịu lực của khung .................................................................. 53
Hình 3.16: Sơ đồ chọn hệ cơ bản ........................................................................ 54
Hình 3.17: Biểu đồ mơmen đơn vị ...................................................................... 55
Hình 3.18: Biểu đồ mơmen uốn .......................................................................... 56
Hình 3.19: Tiết diện của khung gồm 4 tấm thép hàn lại với nhau ...................... 57

Hình 3.20: Sơ đồ tác dụng lên máy nâng khi nâng hàng trên độ dốc dọc .......... 60
Hình 3.21: Sơ đồ tác dụng lên khi máy khi nâng hàng trên độ dốc ngang ......... 62

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơng nghiệp hóa là con đường tất yếu mà các nước đang phát triển phải
trải qua để có thể đi nhanh, đuổi kịp các nước phát triển. Đặc điểm của cơ cấu
này là có mỗi bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản
xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế với nhịp độ
cao đạt tới tiến bộ về kinh tế xã hội.
Đến nay, cả nước có 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó,
95% là doanh nghiệp tư nhân, 3,5% doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng.
Số doanh nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu trên 1.800 doanh nghiệp. Nhiều
doanh nghiệp có lền tài chính lớn đã bắt đầu quan tâm đầu tư, nghiên cứu, ứng
dụng và chuyển giao thiết bị máy móc, sản phẩm phụ trợ giúp nâng cao giá trị
gia tăng. Kinh tế lâm nghiệp tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, không chỉ
mang lại sinh kế cho trên 20 triệu người dân, mà còn khẳng định vị thế là ngành
kinh tế xanh, mang lại nhiều ngoại tệ…
Theo thống kê năm 2018 ngành công nghiệp chế biến gỗ là một nghành
rất quan trọng chiếm tới 25% kim ngạch xuất khẩu tồn nơng nghiệp của đất
nước. Vì vậy việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chế biến gỗ là điều rất
cần thiết. Đặc biệt là những vùng sâu vùng xa lền tài chính cịn yếu, sử dụng sức
người là chủ yếu, trình độ về kỹ thuật cịn yếu kém, do đó năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm rất thấp. Chính vì vậy, việc áp dụng máy móc vào sản xuất,
vận chuyển là việc làm rất cần thiết nhằm: giải phóng sức lao động nặng nhọc
của con người, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.
Hiện nay, ở các xưởng chế biến gỗ ở nông thôn, vùng cao, vùng xa công
việc nâng chuyển gỗ thành phẩm chủ yếu là dùng bằng sức người và một số máy

móc thơ sơ như: xe lôi, xe điện tự chế...nên năng suất rất thấp và lại hao phí sức
lao động. Từ nhu cầu cụ thể trên được sự đồng ý của Khoa Cơ điện và Cơng
trình, Bộ mơn Kỹ thuật cơ khí tơi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với
tiêu đề:"TÍNH TỐN THIẾT KẾ CƠ CẤU NÂNG HẠ LẮP TRÊN MÁY KÉO
SHIBAURA ĐỂ NÂNG CHUYỂN GỖ THÀNH PHẨM CHO XƯỞNG CHẾ
BIỄN GỖ ".
1


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về xưởng chế biến gỗ trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam
Xưởng chế biến gỗ của trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam được hình
thành và phát triển từ những ngày đầu thành lập trường có vị trí địa lý thuận lợi
nằm cạnh đường mịn Hồ Chí Minh, một vị trí thuận tiện cho việc sản xuất và
vận chuyển tiêu thụ gỗ. Xưởng có tổng diện tích gần 7200 m2 bao gồm khu sản
xuất, khu sấy gỗ và kho chứa gỗ….
Xưởng được hình thành với mục đích chính là giúp sinh viên học tập
nghiên cứu và thực hành để củng cố kiến thức lý thuyết và tiếp cận thực tế.
Đồng thời xưởng còn tổ chức tham gia sản xuất để củng cố kinh tế, với số lượng
công nhân từ 5-15 người tùy thuộc số lượng sản phẩm cần sản xuất. Với cơng
nghệ và thiết bị của xưởng thì mỗi năm xưởng có thể sản xuất hàng nghìn 𝑚3 gỗ
để phục vụ cho thị trường.
*Cơ cấu tổ chức của bộ máy lãnh đạo xưởng:
Giám đốc

Quản lý xưởng

Phịng kỹ thuật
và bảo trì


Phịng sản
xuất

Quản lý kho

Giám đốc xưởng có nhiện vụ đưa ra các quyết định quan trọng, ngồi ra
cịn qn xuyến các công việc và đi giao lưu với đối tác nhằm tạo ra tên tuổi và
bán được sản phẩm gỗ nhiều nhất. Giám Đốc xưởng có nhiệm vụ quản lí vận
hành xưởng để xưởng đi lên bên cạch giam đốc luôn có các quản đốc và thư ký
để giúp giám đốc hồn thành các cơng việc để cho xưởng ngày càng phát triển.
2


Mỗi tổ thì có một nhiêm vụ khác nhau như tổ sản xuất thì chịu tránh nhiệm là
phải sản xuất được đúng số lượng gỗ thành phẩm và bán thành phẩm mà xưởng
đã giao cho. Tổ kỹ thuật và bảo trì chịu trách nhiệm sửa chữa bảo dưỡng thiết bị
ln vận hành trơn chu và không bị gián đoạn. Tổ quản lý kho chịu trách nhiệm
phân loại và bảo quản sản phẩm thuận tiện cho việc bán gỗ sản phẩm ra ngoài
thị trường
* Sản phẩm của xưởng chế biến gỗ
Một số cơng nghệ và quy trình sản xuất gỗ tại xưởng:
CHUẨN BỊ
NGUYÊN VẬT
LIỆU

SẤY KHÔPHƠI KHÔ

XẺ VÁN


PHÂN LOẠI
VÀ BẢO
QUẢN

GỖ THÀNH
PHẨM VÀ
BÁN THÀNH
PHẨM

Dưới đây là một số hình ảnh về sản phẩm và nhà xưởng tại xưởng chế
biến gỗ Trường Đại học Lâm Nghiệp:

Hình 1.1: Gỗ thành phẩm
3


Hình 1.2: Gỗ phơi ngồi bãi

Hình 1.3: Thiết bị chế biến gỗ (cưa vòng nằm xẻ gỗ)

4


Hình 1.4: Kho chứa gỗ thành phẩm
1.2. Quy trình sản xuất gỗ thành phẩm tại xưởng chế biến gỗ trường Đại
học Lâm Nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gỗ đầu vào:
- Đây là khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng gỗ sản phẩm.
Nguyên liệu chính để sản xuất là gỗ đã phơi khơ. Ngồi ra tùy thuộc vào yêu cầu
của sản phẩm và tính chất của gỗ mà có thể sấy khơ ngâm để đạt chất lượng gỗ

tối ưu
- Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ
bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một
số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các lồi cây thân gỗ. Trái Đất có
khoảng một nghìn tỷ tấn gỗ, với tốc độ mọc và phát triển khoảng 10 tỷ tấn mỗi
năm. Gỗ là một nguồn tài nguyên tái tạo trung hòa cacbon và dồi dào, vật liệu
gỗ được quan tâm đặc biệt là một nguồn năng lượng tái tạo.

5


Ưu điểm của gỗ:
- Cách nhiệt, cách điện, ngăn ẩm tốt, nhiệt giãn nở bé.
- Mềm nên có thể dùng các máy móc, dụng cụ để cưa, xẻ, bào, khoan,
tách chẻ với vận tốc cao nhưng vẫn chịu lực tốt.
- Dễ nối ghép bằng đinh, mộng, keo dán.
- Có vân thớ đẹp, dễ nhuộm màu, dễ trang trí bề mặt.
- Dễ phân ly bằng hóa chất dùng sản xuất giấy và tơ nhân tạo.
- Là nguyên liệu tự nhiên, có thể tái tạo, chỉ cần trồng, chăm sóc và dùng
máy móc đơn giản để khai thác và chế biến là có được.
Nhược điểm và biện pháp khắc phục
- Sinh trưởng chậm, đường kính có hạn, có nhiều khuyết tật tự nhiên. Cần
sử dụng các biện pháp kĩ thuật lâm - sinh hợp lý trong cơng tác trồng và chăm
sóc rừng.
- Dễ mục, dễ bị sinh vật (mối, mọt,...) phá hoại. Cần phun tẩm các hóa
chất chống mối mọt.
- Đàn

hồi thấp. Cần biến tính gỗ bằng phương pháp ép hoặc ngâm hóa


chất.
-Trong khi phơi sấy thường dễ nứt nẻ, cong vênh, biến hình. Cần có
phương án cưa xẻ, bóc lớp thích hợp.
-Trong thân thường có các chất chiết xuất, thường gây khó khăn cho cơng
việc trang sức bề mặt sản phẩm, hoặc ăn mịn các cơng cụ cắt gọt.
-Tỷ lệ co giãn cao, sản phẩm thường chịu tác động lớn của độ ẩm, nhiệt
độ môi trường. Cần loại bỏ các yếu tố gây co giãn này:
- Ngâm tẩm hóa chất nhằm thay thế các gốc (-OH) trong gỗ
- Sấy gỗ để loại bỏ nước tự do và nước thấm khỏi gỗ. Sấy ở nhiệt độ
103±2oC
- Dễ bắt lửa, dễ cháy. Cần ngâm tẩm hoặc sơn phủ các chất chống bắt lửa
- Gỗ bị gây hại bởi sinh vật hại gỗ

6


Bước 2: Phơi khô tự nhiên hoạc sấy khô cưỡng bức
1. Sấy gỗ tự nhiên
- Hong phơi gỗ là một cách thức sấy gỗ tự nhiên. Mặt trời cung cấp năng
lượng (nhiệt) cho việc làm bay hơi nước ở trong gỗ trong khi đó gió lưu thơng
khơng khí xung quanh gỗ. Sử dụng phương pháp hong phơi, gỗ có thể được sấy
đến độ ẩm 15 -20% tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết. Thời gian sấy có thể rất
khác nhau từ 2 tháng cho đến 2 năm. Điều này tuỳ thuộc vào lồi gỗ và kích
thước của gỗ. So với việc sấy gỗ bằng phương pháp sấy cưỡng bức, hong phơi
u cầu đầu tư ít và khơng mất chi phí cho năng lượng. Tuy nhiên hong phơi có
những nhược điểm sau:
- Thời gian phơi sấy dài
- Gỗ không thể sấy khô đến độ ẩm dưới 15%. Với một độ ẩm thấp hơn
thường được yêu cầu cho các sản phẩm xuất khẩu tới các nước có khí hậu ơn
hịa

- Cần một diện tích rộng cho việc xếp đống và hong phơi. Gỗ nên được
xếp đống ở những nơi thơng thống và có mái che. Điều này nhằm bảo vệ khỏi
mưa to và ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Nhiệt (ánh nắng) trực tiếp và mưa to sẽ
làm hư hại gỗ. Trong hong phơi, gỗ được xếp đống theo lớp
- Cách thức mà gỗ được xếp đống là rất quan trọng. Phải có được sự lưu
thơng khơng khí một cách tự do qua bề mặt gỗ. Bởi vậy việc xếp đống khơng
nên gần cây cối và nhà cửa. phía dưới đống gỗ phải được thơng thống và tốt
nhất là sàn xi măng.
- Lớp gỗ cuối cùng nên được kê trên đà kê và cách mặt đất ít nhất là 40 50 cm. Nhằm đảm bảo rằng khơng khí có thể lưu thông một cách tự do trong
đống gỗ, các tấm gỗ trong một đống nên có cùng một chiều dầy. Gỗ nên được
xếp phẳng với khoảng cách giữa lớp là 20-25 mm. Tất cả các thanh kê phải
thẳng hàng theo phương thẳng đứng.

7


2. Sấy gỗ cưỡng bức
Cách xử lý gỗ tươi bằng phương pháp sấy hơi quá nhiệt
- Sấy hơi quá nhiệt là phương pháp sấy gỗ trong môi trường hơi nước có
nhiệt độ lớn hơn 1000C (cao hơn điểm sơi của nước, thường sấy ở 110oC). Làm
cho nước trong gỗ hầu như được chuyển hóa thành dạng hơi nước. Như thế sẽ
tạo ra chênh lệch áp suất lớn giữa tế bào gỗ và mơi trường bên ngồi (2atm) và
làm cho hơi nước dịch chuyển thốt ra ngồi.

Hình 1.5: Lị sấy hơi quá nhiệt
Cách xử lý gỗ tươi bằng phương pháp sấy ngưng tụ ẩm
- Đặc điểm: Khơng khí nóng và ẩm sau khi đi qua đống gỗ trong lò sấy,
phần lớn sẽ được hút qua dàn lạnh. Hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại
thành nước và được đưa ra ngồi. Khơng khí lạnh chứa hàm lượng ẩm thấp này
được làm nóng trở lại sẽ rất khơ (độ ẩm thấp) sau khi đi qua đống gỗ làm cho gỗ

khô. Sau khi đi qua đống gỗ làm cho nước trong đống gỗ thốt ra làm khơng khí
ẩm trở lại và q trình sấy cứ vậy lặp lại. Áp dụng cho các loại gỗ cứng và dày
sấy ở nhiệt độ thấp.
Ưu điểm: Dễ dàng tự động hóa, độ ẩm cuối cùng khơng đòi hỏi quá thấp.
Nhược điểm: Năng suất sấy thấp

8


Hình 1.6: Sơ đồ lị sấy ngưng tụ ẩm
Cách xử lý gỗ tươi bằng phương pháp sấy cao tần

Hình 1.7: Sơ đồ nguyên lý của phương pháp sấy cao tần
- Phương pháp sấy cao tần là phương pháp sấy trong từ trường của dịng
điện xoay chiều có tần số cao. Qua chuyển động của các phân tử mang điện,
dưới sự ảnh hưởng của từ trường, dịng điện xoay chiều có tần số cao, hình
thành chuyển động ma sát và chuyển hóa thành nhiệt làm bốc hơi nước trong gỗ
và làm khô gỗ.
Ưu điểm:
- Thời gian sấy ngắn.
- Dễ dàng cơ giới và tự động hóa
- Chất lượng gỗ sấy đảm bảo
- Tổn thất nhiệt rất ít.
9


Nhược điểm: Chi phí đầu tư lớn
- Phương pháp sấy này thì phù hợp cho các loại gỗ có hình thù và kích
thước đa dạng và phức tạp.
Bước 3: Xẻ ván

Phương pháp xẻ gỗ tròn đạt tỷ lệ cao, căn cứ vào chủng loại và kích
thước của gỗ xẻ để quyết định vị trí của mạch xẻ và trình tự tiến hành xẻ,
phương pháp xẻ gỗ như vậy được gọi là phương pháp xẻ gỗ tròn.
1. Phương pháp xẻ đơn
Là phương pháp xẻ sử dụng một máy cưa, một lưỡi cưa vịng hoặc một
lưỡi cưa đĩa, mỗi lần gia cơng chỉ có một mạch xẻ, gỗ xẻ được tạo ra từng tấm
từng tấm một. Phương pháp này thích hợp cho xẻ gỗ có sử dụng cưa vịng hoặc
cưa đĩa một lưỡi
2. Phương pháp xẻ nhóm
Là phương pháp xẻ có sử dụng một hoặc nhiều máy cưa, sử dụng 2 hoặc
nhiều hơn 2 lưỡi cưa vòng hoặc lưỡi cưa đĩa đồng thời xẻ gỗ, mỗi lần gia công
sẽ cho ra vài tấm ván xẻ. Loại phương pháp này thích hợp sử dụng với loại cưa
sọc đứng, máy cưa gồm nhiều cưa vòng ghép với nhau, cưa đĩa nhiều lưỡi hay
loại máy liên hợp tạo dăm
3. Phân loại theo thứ tự xẻ và chủng loại của gỗ xẻ ra
* Phương pháp xẻ 4 mặt:
- Phương pháp xẻ 4 mặt là một trong những phương pháp xẻ có xoay lật,
bản đồ xẻ và thứ tự xẻ của phương pháp xẻ 4 mặt như trong hình 1.8.

Hình 1.8: Bản đồ xẻ và thứ tự xẻ của phương pháp xẻ 4 mặt
10


Chủng loại gỗ xẻ được tạo ra có: ‘ván xẻ đã rọc cạnh, gỗ hộp đã rọc
cạnh,…
* Phương pháp xẻ 3 mặt:
- Phương pháp xẻ 3 mặt cũng là một trong những phương pháp xẻ có xoay
lật gỗ, thứ tự xẻ của phương pháp này là đầu tiên sẽ được gia cơng ở một cạnh
bên của khúc gỗ trịn, để tạo ra một tấm ván bìa, sau đó lật gỗ đi một góc 90°, để
gia cơng tiếp mặt cạnh kề bên cạnh vừa gia công, rồi tiếp tục được căn cứ theo

các bề mặt xẻ đó để tiến hành xẻ gỗ thành ván. Khi đã xẻ đến một mức độ nhất
định nào đó thì lại lật tiếp khúc gỗ đi một góc 180° hướng vào phía trong, rồi lại
loại bỏ tiếp phần ván bìa, sau đó mới tiếp tục xẻ tiếp phần gỗ còn lại. Thứ tự xẻ
của phương pháp xẻ 3 mặt được trình bày trong hình vẽ 1-9.

Hình 1.9: Bản đồ xẻ và thứ tự xẻ của phương pháp xẻ 3 mặt
Gỗ tròn được xẻ bằng phương pháp xẻ 3 mặt, thì tổng cộng gỗ sẽ phải lật
chuyển 2 lần trên xe nạp liệu, khi đó thứ tự của mạch xẻ và góc xoay lật sẽ là:

Với những loại ván xẻ hoặc gỗ hộp tạo ra cịn có một mặt chưa được rọc
canh, thì khi cần thiết nó lại được qua tiếp một máy cưa khác
* Phương pháp xẻ 2 mặt:
Nó cũng được gọi là phương pháp xẻ ván chưa rọc cạnh. Thứ tự xẻ của
phương pháp này là, đầu tiên gỗ tròn sẽ được cưa vòng xẻ ra một tấm ván bìa,
hoặc là một tấm ván xẻ chưa rọc cạnh, sau đó cây gỗ được xoay lật một góc

11


180° để làm cho nó được đứng vững, rồi cưa lại xẻ tiếp một tấm ván cạnh, rồi cứ
theo đó mà xẻ tiếp, Nếu như trong q trình gia cơng lựa chọn cưa sọc làm máy
cưa chính thì gỗ trịn không cần phải xoay lật, mỗi lần gỗ đi qua cưa xọc lại tạo
ra được một tấm ván chưa rọc rìa. Thứ tự của mạch cưa của phương pháp xẻ 2
mặt được trình bày trong hình vẽ 1-10.

Hình 1.10: Bản đồ xẻ và thứ tự xẻ của phương pháp xẻ 2 mặt
(phương pháp xẻ ván chưa rọc cạnh)
Khâu xẻ ván giúp lấy tỉ lệ thành khí cao nhất loại bỏ các khuyết tật gỗ cũng
như các yêu cầu về chất lượng ván xẻ
Bước 4: Phân loại gỗ thành phẩm và bán thành phẩm


Hình 1.11: Ván có khuyết tật
Gỗ sau khi xẻ được phân loại và loại ra những ván gỗ xẻ kém chất lượng
và nhiều khuyết tật như hình 1.11 . Mùn cưa, rọc rìa và các ván hỏng quá kém
chất lượng được sử dụng làm nguyên liệu đốt cho lò sấy. Các loại ván đạt chất
lượng được cất và bảo quản trong kho như hình 1.12.

12


Hình 1.12: Ván đạt chất lượng được cất và bảo quản trong kho
Bước 5: Bốc và chung chuyển lên các thiết bị vận chuyển
Ván sau khi phân loại được các công nhân xếp lên các xe kéo tay để kéo
ra vị trí thiết bị vận chuyển hoạc chuyền tay nhau để đưa lên thiết bị vận chuyển.
Xưởng cũng sử dụng máy nâng hạ để vẩn chuyển bốc dỡ gỗ nhưng do hạn chế
về số lượng thiết bị cơ giới nên gần như 100% là sử dụng sức người.

Hình 1.13: Bốc gỗ lên thiết bị vận chuyển bằng sức người

13



×