Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh giãn phế quản: Nguyên nhân và cách chữa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.94 KB, 5 trang )

Bệnh giãn phế quản: Nguyên nhân và
cách chữa
Giãn phế quản là sự giãn liên tục, vĩnh viễn không hồi
phục của một hoặc nhiều phế quản có đường kính trên
2mm, do sự phá hủy tổ chức của thành phế quản.
Thường phế quản bị giãn từ thế hệ thứ 3 đến thứ 8
hoặc 10.
Nguyên nhân nào gây giãn phế quản?
Giãn phế quản có thể do nguyên nhân:
Do bẩm sinh: Có nhiều hội chứng và
nhiều bệnh. Hội chứng Kartagener bao
gồm giãn phế quản, phủ tạng đảo ngược
và viêm xoang; Hội chứng Williams
Campbell do khuyết tật hoặc không có
sụn phế quản, nên thì thở vào phế quản
phình ra, đến thì thở ra thì phế quản hẹp
lại; Hội chứng Mounier Kuhn là khuyết
tật cấu trúc tổ chức liên kết ở thành phế
quản, làm khí phế quản phì đại; Bệnh xơ hóa kén.
Do viêm nhiễm, hoại tử thành của phế quản: Sau viêm
phổi, ho gà, lao phổi, tổ chức sẹo co kéo, gây biến dạng
giãn phế quản hậu phát.
Hình
ảnh phế
qu
ản phổi bị
giãn.
Do phế quản bị tắc nghẽn: U phế quản, lao hạch hoặc dị
vật rơi vào phế quản; sau chấn thương, phế quản bị gập,
tạo thành sẹo xơ dính làm hẹp phế quản, dưới chỗ hẹp thì
phế quản giãn.


Giãn phế quản trong Aspergillosis, do sự đáp ứng miễn
dịch quá mức của loại nấm này.
Do rối loạn vận động nhung mao thứ phát, trong đó các
chất tiết bị ứ trệ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn,
dẫn đến giãn phế quản.
Giãn phế quản có những biểu hiện gì?
Ho, khạc đờm (thể ho khạc đờm gọi là giãn phế quản thể
ướt): dai dẳng, khối lượng đờm từ 100-150ml/ngày, có
khi tới 1.000ml/ngày. Trong đợt cấp, đờm có mủ, mùi hôi
thối. Đờm mủ, để lâu trong ống nghiệm lắng xuống thành
3 lớp (lớp trên là bọt, giữa là chất nhầy, dưới cùng là mủ),
hơi thở rất hôi.
Ho ra máu: (gọi là giãn phế quản thể khô) thường ho ra
máu tái phát nhiều lần. Có trường hợp ho ra máu là dấu
hiệu duy nhất của bệnh.
Các dấu hiệu khác: sốt, đau ngực, khó thở gặp trong các
đợt cấp của bệnh. Bệnh tiến triển lâu thì thể trạng gầy
yếu, móng tay, móng chân khum (gặp 1/3 trường hợp).
Lồng ngực có thể biến đổi do xơ phổi. Khám phổi thấy
ran ẩm, ran ngáy, ran rít nhiều nhất ở hai đáy phổi.
Giãn phế quản còn có thể kèm theo với bệnh viêm xoang,
viêm khớp, viêm đại tràng mạn tính. Cho nên đối với
người bị giãn phế quản ta nên chú ý điều này.
Xét nghiệm: Chụp phế quản có bơm thuốc cản quang,
thấy được các hình thể của giãn phế quản như hình trụ,
hình túi, hình tràng hạt hoặc hình chùm nho. Chụp cắt lớp
vi tính độ phân giải cao thấy lòng phế quản có khẩu kính
to hơn động mạch đi kèm theo. Hình ruột bánh mì. Có thể
thấy hình ảnh thành phế quản giãn như đường ray tàu hỏa
mà trong phim chụp Xquang phổi chuẩn không phát hiện

được.
Cần phân biệt với các bệnh gì?
Áp-xe phổi: Ho ra nhiều đờm, mủ mùi hôi, hơi thở hôi,
thối. Có sốt cao giao động, đau ngực nhiều. Xquang phổi
có hình ảnh áp-xe.
Bệnh Mucovisidose: Là bệnh thoái hóa nhớt nhày của
tuyến tụy ngoại tiết, của các tuyến tiêu hóa, tuyến phế
quản. Bệnh xuất hiện từ khi tuổi còn nhỏ. Triệu chứng
chính là khạc đờm nhiều, cơ thể phát triển kém những trẻ
cùng lứa tuổi.
Bệnh kén hơi ở phổi: Là bệnh bẩm sinh, xác định bằng
chụp cắt lớp vi tính.
Các bệnh có ho ra máu: Lao phổi sốt về chiều, ho khạc ra
máu dai dẳng, người gầy sút. Xquang phổi có đám mờ
thường ở đỉnh phổi. Tìm BK trong đờm dương tính, phản
ứng Mantoux dương tính, máu lắng tăng. Ung thư phổi có
ho ra máu, không sốt, đau ngực, người gầy sút nhanh.
Xquang và chụp CT lồng ngực thấy đám mờ đồng nhất,
có thể chèn ép vào các bộ phận lân cận. Giãn động mạch
phế quản ho ra máu tự nhiên, cơ thể ít gầy sút. Tìm BK
đờm nhiều lần âm tính. Chụp động mạch phổi để xác định
chỗ giãn. Sán lá phổi có thể tìm thấy trứng sán lá phổi
trong đờm.
Giãn phế quản gây biến chứng gì?
Giãn phế quản có thể gây viêm phổi, áp-xe phổi, thoái
hóa bột phổi; giai đoạn cuối, giãn phế quản đưa đến tâm
phế mạn.
Điều trị như thế nào?
Khi có nhiều đờm thì nên tìm cách đưa đờm ra ngoài bằng
phương pháp vỗ rung và dẫn lưu theo tư thế: bệnh nhân

nằm đầu thấp, người vỗ chụm bàn tay lại vỗ nhẹ, nhịp
nhàng, hướng vỗ từ đáy phổi lên. Thỉnh thoảng dùng hai
tay rung, lắc ngực bệnh nhân, rồi lại vỗ cho đờm chảy ra
ngoài. Khi đờm có mủ đặc, có màu xanh hay vàng thì
dùng kháng sinh, thuốc làm loãng đờm, tiêu đờm.
Điều trị ngoại khoa: Nếu bệnh tái phát, điều trị bằng nội
khoa không có hiệu quả, hoặc ho ra máu dai dẳng, mà tổn
thương giãn phế quản khu trú ở một thùy phổi thì có chỉ
định phẫu thuật cắt một phần thùy, một thùy hay một bên
phổi.
Phòng bệnh giãn phế quản bằng cách nào?
Vệ sinh răng miệng, bộ phận tai, mũi, họng. Điều trị sớm
các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính,
viêm phế quản cấp, áp-xe phổi cấp và mạn. Tránh tiếp
xúc với các chất độc gây hại cho phổi, nên cai thuốc lá.
Rèn luyện thân thể thường xuyên để tăng sức đề kháng
của cơ thể (thể dục thể theo liệu pháp, tập thở). Giữ ấm cổ
ngực, đề phòng các đợt bội nhiễm khi đã bị giãn phế
quản.

×