Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh liên quan đến chứng hôi miệng và cách hạn chế doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.91 KB, 5 trang )

Bệnh liên quan đến chứng hôi miệng và
cách hạn chế
Hôi miệng là một chứng bệnh thường gặp và do
nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Chứng
bệnh này cũng gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người ta
thường thấy càng lớn tuổi tỷ lệ gặp hôi miệng
càng cao. Do hôi miệng kéo dài trường diễn nên
có nhiều trường hợp người bị hôi miệng đã “quen
mùi” cho nên không biết mình bị mắc chứng hôi
miệng, trong khi đó những người tiếp xúc lần đầu
hay thường xuyên thì thật là khó chịu, đặc biệt
trong quan hệ giao tiếp với bạn bè, quan hệ vợ
chồng Vậy làm thế nào để hạn chế được chứng
bệnh này?
Nguyên nhân gây hôi miệng
Nguyên nhân gây hôi miệng có
nhiều nhưng thường gặp một số
nguyên nhân như:
Viêm răng, lợi: Đối với những
bệnh nhân viêm quanh răng, đặc
biệt là viêm có mủ quanh răng mạn
tính, viêm lợi, loét niêm mạc
miệng (do virut herpes, vi nấm, do thiếu sinh tố PP,
Sâu răng -

nguyên nhân
gây hôi miệng.
C ), sâu răng. Càng có nhiều răng bị sâu thì tổn
thương càng nhiều, do đó mức độ hôi miệng cũng có
thể tăng lên.Vì vậy khi vệ sinh răng, miệng không
được kỹ (do đau, rát, chảy máu ) thì sẽ tạo điều


kiện cho thức ăn, các chất hoại tử do viêm, loét và
mủ quện vào nhau tạo thành những chất cặn bã và sẽ
bị gây thối rữa bởi các vi sinh vật gây mùi hôi, đặc
biệt khi nói, ho, thở mạnh.
Viêm mũi họng lâu ngày như viêm mũi xuất tiết mạn
tính, viêm họng hạt, viêm amidan hốc mủ. Tác nhân
vi sinh vật gây nên viêm họng có rất nhiều loài vi
khuẩn như xoắn khuẩn vincent, streptococus
pyogens, streptococus pneumoniae,
corynebacterium hoffmani, ngay cả các loại tạp
khuẩn cũng sẽ gây hủy hoại tổ chức và tạo nên
những loại mùi hôi mà người ngồi cạnh cảm thấy rất
khó chịu và ngay cả bản thân người bệnh cũng cảm
nhận được mùi hôi đó.
Viêm xoang: Xoang là cả một hệ thống rỗng như
xoang hàm, xoang trán, xoang bướm, xoang sàng
sau chúng liên thông với nhau và liên thông với cả
mũi, họng. Khi xoang bị viêm nhiễm, đặc biệt là
viêm nhiễm do vi sinh vật. Các loài vi sinh vật
thường gặp là căn nguyên của viêm họng, mũi rồi
dọc theo đường liên thông tự nhiên của các xoang
chúng vào xoang và gây nên viêm xoang. Ngoài ra
người ta còn gặp vi khuẩn pseudomonas aeruginosa,
E.coli. Những loài vi khuẩn này đều làm tổn thương
và gây hoại tử tổ chức tạo nên mủ và mùi hôi. Khi
mủ chảy xuống họng, hầu và người bệnh ho, nói, thở
ra thì sẽ có mùi hôi đó.
Viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản thường do
vi khuẩn streptococus pyogens, streptococus
pneumoniae, hemophilus influenzae đều tạo ra mủ

và mùi hôi khó chịu. Trong các loại viêm nhiễm
đường hô hấp dưới, đặc biệt là áp-xe phổi do tụ cầu
vàng, khi áp-xe vỡ bệnh nhân thở ra mùi hôi thối rất
khó chịu.
Nguyên nhân dạ dày, thực quản: tại cơ quan này
cũng có rất nhiều loại bệnh gây nên mùi hôi mà khi
nói, thở, ho cả người bệnh và người tiếp xúc đều
cảm nhận mùi hôi đó như hội chứng trào ngược thực
quản, viêm dạ dày, ung thư dạ dày.
Do hút thuốc lá, thuốc lào: Những người nghiện
thuốc lá, thuốc lào đều có hiện tượng viêm nhiễm
đường hô hấp trường diễn. Cùng với năm tháng, hút
thuốc hơi thở của họ phả ra mà khi ngồi cạnh thật là
khó chịu. Ai đã từng ngồi cạnh, ngủ cạnh hoặc nói
chuyện trực tiếp với người nghiện thuốc lá, thuốc lào
không thể không cảm nhận mùi hôi đặc trưng đó.
Ngoài ra, người ta thấy những người làm răng giả,
hàm giả nếu không vệ sinh sạch sẽ hằng ngày sẽ làm
ứ đọng thức ăn, chất cặn bã tạo điều kiện cho vi sinh
vật làm thối rữa chúng và gây nên mùi hôi miệng.
Hạn chế hôi miệng bằng cách nào?
Tìm nguyên nhân: Điều quan trọng nhất là tìm ra
nguyên nhân, trong nhiều trường hợp cần đi khám
bệnh để được chẩn đoán xác định. Khi đã tìm được
nguyên nhân thì thầy thuốc sẽ có chỉ định, tư vấn để
giúp người bệnh điều trị dứt điểm căn nguyên gây
hôi miệng. Chừng nào giải quyết dứt điểm căn
nguyên gây nên hôi miệng thì chứng hôi miệng cũng
sẽ có khả năng biến mất. Vì vậy rất cần đi khám bác
sĩ càng sớm càng tốt để sớm đưa lại hơi thở thơm

tho cho bản thân mình và những người thường tiếp
xúc với mình.
Vệ sinh răng, miệng, họng, hầu: Trong bất kỳ hoàn
cảnh nào vệ sinh răng miệng, họng cũng là hết sức
cần thiết. Nên tạo cho mình một thói quen đánh răng
sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy để làm cho răng
miệng, họng, hầu luôn sạch, không còn chất cặn bã
bám vào răng và còn làm sạch các loài vi sinh vật
gây bệnh, loài vi sinh vật gây thối rữa các chất cặn
bã thức ăn tạo nên mùi hôi.
Trong trường hợp lưỡi bị bẩn có thể cạo lưỡi nhẹ
nhàng vài lần trong một tuần để lấy bớt đi các loại
cặn bã thức ăn đang bám dính ở đó, việc làm này
cũng đóng góp đáng kể làm cho hơi thở thơm tho,
thoải mái khi tiếp xúc với người khác.
Các việc nên làm vừa nêu không phải quá phức tạp
mà mọi người đều có thể thực hiện được. Muốn
không còn hôi miệng và hơi thở thơm tho thì nên
thực hiện đều đặn và cũng rất cần có tính kiên trì

×