Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Có thể dùng làm bài tập môn học, đồ án môn học, nói về cái gì đó. Có thể dùng nó để thuyết trình trước một đoàn thể nào đó hoặc không. Không có sự phản biện. Và sau khi nói xong thì kết thúc. Khóa luận: là một tiểu luận bự. Thiên về tìm hiểu nghiên cứu mộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 27 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
---o0o---

ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
Đề tài:
Thiết kế mạch điều chỉnh điện áp AC dùng Triac
GVHD: KS. HUỲNH TRỌNG NHÂN
SVTH:

MSSV:
NGUYỄN HỮU QUYẾT
PHẠM PHÚC KHANG
TRẦN CÔNG DANH

LỚP:

CĐTĐ21B

Tp. HCM, tháng 05 năm 2023

0309211165
0309211139
0309211115


TRƯỜNG CĐ KỸ THUẬT CAO THẮNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

Độc Lập – Tự Do - Hạnh Phúc

---o0o---

----

ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI
ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: KS. HUỲNH TRỌNG NHÂN
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1. Nguyễn Hữu Quyết

MSSV: 0309211165

Lớp: CĐ TĐ 21B

2. Phạm Phúc Khang

MSSV: 0309211139

Lớp: CĐ TĐ 21B

3. Trần Công Danh

MSSV: 0309211115

Lớp: CĐ TĐ 21B


TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP AC DÙNG TRIAC
1. MÔ TẢ LĨNH VỰC ỨNG DỤNG:
Kiểm soát các thiết bị gia dụng nhỏ chạy bằng điện xoay chiều.
Điều khiển tốc độ quạt điện.
Điều chỉnh ánh sáng đèn trong nhà.
2. TÓM TẮT CHỨC NĂNG:
Thay đổi cường độ độ sáng của bóng đèn hoặc tốc độ quạt theo mong muốn của người
dùng bằng cách biến đổi giá trị của điện áp đầu ra từ nguồn 220V cố định.
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Áp dụng được các kiến thức đã học vào thực tế.
Hiểu được quá trình thiết kế chế tạo cũng như nguyên lý hoạt động của các mạch.
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày …tháng… năm 2023
Giảng viên hướng dẫn

……………………….


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày …tháng …năm 2023
Giảng viên hướng dẫn

……………………….


LỜI CẢM ƠN
Đồ án môn học thử thách đầu tiên của nhóm sinh viên thực hiện đề tài trong hành
trình 3 năm học Cao đẳng, là cơ hội để các sinh viên có thể vận dụng các kiến thức
đã học vào thực tế, từ đó đúc kết được kinh nghiệm để có thể hồn thành tốt các đồ
án tiếp theo.
Được sự phân công của bộ môn Điện tử công nghiệp thuộc Khoa Điện – Điện tử
trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng, nhóm sinh viên đã chọn thực hiện đề tài :
"Thiết kế mạch điều chỉnh điện áp AC dùng Triac".
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Huỳnh
Trọng Nhân – giảng viên bộ môn Điện tử công nghiệp, người đã tận tình hướng dẫn
nhóm sinh viên qua từng buổi chia sẻ, thảo luận về đề tài. Những lời khuyên, góp ý
của thầy đã giúp đỡ nhóm rất nhiều trong q trình thực hiện đề tài. Những thiếu sót,
lỗi kỹ thuật cũng đã được thầy chỉ dạy tận tình.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế cịn có hạn chế, q trình
thực hiện báo cáo này khơng thể tránh được những sai sót. Nhóm sinh viên mong
nhận được sự chỉ bảo, ý kiến đánh giá của các thầy, cô để báo cáo được hồn thiện
hơn.
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn.



MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ...................................................................................................................1
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................3
PHỤ LỤC BẢNG .......................................................................................................4
Chương 1 .....................................................................................................................5
TỔNG QUAN .............................................................................................................5
1.1 Giới thiệu tổng quan ..........................................................................................5
1.2 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................5
1.3 Ứng dụng đề tài .................................................................................................5
Chương 2 .....................................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................................7
2.1 Triac ..................................................................................................................7
2.1.1 Giới thiệu Triac ..........................................................................................7
2.1.2 Cấu tạo và ký hiệu Triac ............................................................................7
2.1.3 Nguyên lý hoạt động Triac.........................................................................8
2.1.4 Các thông số cần biết của Triac .................................................................9
2.1.5 Ứng dụng Triac ..........................................................................................9
2.2 Diac ...................................................................................................................9
2.2.1 Giới thiệu Diac ...........................................................................................9
2.2.2 Cấu tạo Diac .............................................................................................10
2.2.3 Nguyên lý hoạt động Diac .......................................................................11
2.2.4 Các thông số cần biết của Diac ................................................................11
2.2.5 Ứng dụng Diac .........................................................................................12
2.3 Tụ gốm ............................................................................................................12
2.3.1 Giới thiệu tụ gốm .....................................................................................12
2.3.2 Đặc điểm tụ gốm ......................................................................................12
Trang 1



2.3.3 Cấu tạo tụ gốm .........................................................................................13
2.3.4 Nguyên lý hoạt động tụ gốm ....................................................................14
2.3.5 Ứng dụng tụ gốm .....................................................................................14
Chương 3 ...................................................................................................................15
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG ......................................................................................15
3.1 Sơ đồ khối .......................................................................................................15
3.1.1 Xây dựng sơ đồ khối ................................................................................15
3.1.2 Giải thích sơ đồ khối ................................................................................15
3.2 Sơ đồ nguyên lý...............................................................................................16
3.2.1 Thiết kế sơ đồ nguyên lý ..........................................................................16
3.2.2 Giải thích sơ đồ nguyên lý .......................................................................16
3.3 Thi công ..........................................................................................................17
3.3.1 Chuẩn bị linh kiện ....................................................................................17
3.3.2 Thiết kế mạch in PCB ..............................................................................18
3.3.3 Thi công mạch in và hàn mạch ................................................................19
3.3.4 Hồn thiện mơ hình ..................................................................................20
Chương 4 ...................................................................................................................21
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................................................................21
4.1 Kết quả ............................................................................................................21
4.2 Kết luận ...........................................................................................................22
4.3 Hướng phát triển .............................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................23

Trang 2


PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Trang

Hình 1.1 Điều chỉnh độ sáng đèn dùng Dimmer...................................................... 6
Hình 1.2 Dimmer dùng để điều chỉnh tốc độ quạt ................................................... 6
Hình 1.3 Ứng dụng Dimmer trong nơng nghiệp ...................................................... 6
Hình 2.1 Triac trong thực tế ..................................................................................... 7
Hình 2.2 Cấu tạo và kí hiệu Triac ............................................................................ 8
Hình 2.3 Cấu trúc cắt của Diac ................................................................................ 8
Hình 2.4 Sơ đồ dịng điện của Triac......................................................................... 9
Hình 2.5 Diac trong thực tế ...................................................................................... 10
Hình 2.6 Cấu tạo và ký hiệu Diac ............................................................................ 10
Hình 2.7 Đặc tuyến I-V của Diac ............................................................................. 11
Hình 2.8 Tụ gốm trong thực tế ................................................................................. 12
Hình 2.9 Ký hiệu tụ gốm .......................................................................................... 13
Hình 2.10 Cấu tạo tụ gốm ........................................................................................ 14
Hình 3.1 Sơ đồ khối ................................................................................................. 15
Hình 3.2 Sơ đồ nguyên lý......................................................................................... 16
Hinh 3.3 Đồ thị dẫn điện của triac ........................................................................... 17
Hình 3.4 Đường mạch PCB ..................................................................................... 18
Hình 3.5 Bố trí linh kiện mạch PCB ........................................................................ 18
Hình 3.6 Mặt dưới mạch in ...................................................................................... 19
Hình 3.7 Mặt trên mạch in ....................................................................................... 19
Hình 3.8 Sản phẩm hồn thiện ................................................................................. 20
Hình 4.1 Điện áp ngõ ra của tải khi vặn tối đa biến trở ........................................... 21
Hình 4.2 Điện áp ngõ ra của tải khi biến trở ở vị trí 0 ............................................. 22

Trang 3


PHỤ LỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Danh sách linh kiện và thiết bị ................................................................. 17

Bảng 3.2 Thông số Triac .......................................................................................... 17
Bảng 3.3 Thông số Diac ........................................................................................... 17

Trang 4


Chương 1 TỔNG QUAN
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu tổng quan
Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, các thiết bị điện tử đang
và sẽ được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế – xã hội
cũng như trong đời sống. Trong tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến thiết bị điện thì điện
áp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng hoạt
động của thiết bị đó. Do đó điều chỉnh điện áp là một việc làm cần thiết để đảm bảo
cho một thiết bị hoặc một hệ thống hoạt động ổn định và đạt chất lượng tốt nhất.
1.2 Lý do chọn đề tài
Từ tầm quan trọng của việc điều chỉnh điện áp, để áp dụng được vào thực tế,
nhóm sinh viên đã chọn thực hiện đề tài " Thiết kế mạch điều chỉnh điện áp AC dùng
Triac" hay còn gọi là mạch Dimmer.
Mạch Dimmer là một mạch đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với nội dung của một
đồ án mơn học. Bên cạnh đó, mạch Dimmer cịn có các ưu điểm sau:
- Tiết kiệm năng lượng cho các thiết bị điện.
- Tăng tuổi thọ các thiết bị.
- Chi phí rẻ, dễ dàng lắp đặt.
1.3 Ứng dụng đề tài
Điều chỉnh độ sáng của đèn : Một số loại đèn chiếu sáng như đèn bàn làm việc,
đèn ngủ, đèn trong các rạp hát, đèn sân khấu sẽ sử dụng dimmer. Dimmer hỗ trợ điều
chỉnh mức ánh sáng phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng. Khi tắt, đèn sẽ mờ
dần rồi mới tắt hẳn, khi bật, đèn sẽ sáng dần rồi sáng hẳn, tạo cảm giác thoải mái cho

người nhìn vì mắt khơng bị thay đổi ánh sáng đột ngột.
Điều chỉnh tốc độ của quạt : Các loại quạt thông thường sử dụng tại các hộ gia
đình hoặc văn phịng làm việc ln cần có dimmer. Bởi vì nhiều khi mức độ gió mặc
định của nhà sản xuất có thể không phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Ứng dụng trong nông nghiệp : Dimmer được ứng dụng để thay đổi độ sáng đèn
trong nông nghiệp, hay sử dụng đèn sợi đốt để thay đổi nhiệt độ môi trường.
Trang 5


Chương 1 TỔNG QUAN

Hình 1.1 Điều chỉnh độ sáng đèn dùng Dimmer

Hình 1.2 Dimmer dùng để điều chỉnh tốc độ quạt

Hình 1.3 Ứng dụng Dimmer trong nơng nghiệp
Trang 6


Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Triac
2.1.1 Giới thiệu Triac
Triac (viết tắt của TRIode for Alternating Current) là một linh kiện điện tử bán
dẫn chuyên dụng được sử dụng nhiều trong các bo mạch điện tử để đóng cắt điện
xoay chiều cho các phụ tải. Triac là linh kiện tương đương với 2 SCR song song
ngược chiều nhau có chung một cực điều khiển.

Hình 2.1 Triac trong thực tế

2.1.2 Cấu tạo và ký hiệu Triac
Triac là phần tử bán dẫn gồm năm lớp bán dẫn, tạo nên cấu trúc p-n-p-n theo cả
hai chiều giữa các cực T1 và T2 như ở SCR.
Triac giống như hai SCR thông thường được kết nối với nhau song song và ngược
nhau. Vì sự sắp xếp đó, hai SCR sử dụng chung các đầu kết nối và cực cổng được nối
chung.
Do một Triac dẫn theo cả hai hướng, nên khái niệm về cực Anode và cực Cathode
được sử dụng để xác định các cực nguồn chính của SCR được thay thế bằng các định
danh: MT1, cho chân chung 1 và MT2 chân chung 2, với cổng G được giữ nguyên.
Trang 7


Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Hình 2.2 Cấu tạo và kí hiệu Triac
2.1.3 Ngun lý hoạt động Triac
Một triac có 4 lớp bán dẫn PNPN theo hướng dương và NPNP theo hướng âm,
tương đương với 2 SCR mắc song song ngược chiều, nhưng khơng giống như SCR
thơng thường, Triac có thể dẫn dòng điện theo một trong hai hướng khi được kích
hoạt tại chân G:
- Khi điện áp trên chân MT2 dương hơn MT1 và có một xung dương kích vào
cực G thì SCR bên trái dẫn.
- Khi điện áp trên chân MT2 âm hơn MT1 và có một xung âm kích vào cực G thì
SCR bên phải dẫn.

Hình 2.3 Cấu trúc cắt của Diac
Trang 8


Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Hình 2.4 Sơ đồ dịng điện của Triac
2.1.4 Các thông số cần biết của Triac
Điện áp ngược cực đại VIM là điện áp lớn nhất cho phép đặt vào hai cực MT1 và
MT2 của Triac.
Dòng điện cực đại IT là dòng điện lớn nhất cho phép đi qua Triac.
Dòng giữ IH là dòng điện tối thiểu đặt vào cực G để duy trì cho Triac dẫn.
Điện áp kích mở VGT là điện áp tối thiểu đặt vào cực G để kích dẫn Triac.
2.1.5 Ứng dụng Triac
Triac có thể được sử dụng như một cơng tắc nguồn AC tĩnh đơn giản dùng để
TẮT – MỞ mạch diện.
Triac còn được dùng để điều chỉnh điện áp AC, từ đó giúp điều chỉnh độ sáng của
đèn dimmer, điều khiển lò sưởi điện hay điều khiển tốc độ động cơ AC.
2.2 Diac
2.2.1 Giới thiệu Diac
Công tắc DIode AC, hay gọi tắt là Diac, là một thiết bị bán dẫn trạng thái rắn, ba
lớp, hai mối nối bán dẫn, nhưng khơng giống như transistor, Diac khơng có cực nền
(Base) cho nên nó là thiết bị có hai chân có tên là A1 và A2. Diac là một linh kiện
Trang 9


Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
điện tử không không điều khiển, không khuếch đại nhưng hoạt động giống như một
diode hai chiều vì chúng có thể dẫn dịng điện từ bất kỳ cực nào cho nên dẫn được cả
dòng điện AC.

Hình 2.5 Diac trong thực tế
2.2.2 Cấu tạo Diac
Cấu tạo Diac rất đơn giản là một cấu trúc được thiết kế từ 3 - 5 lớp bán dẫn, gồm
hai Diode 4 lớp mắc ngược chiều nhau. Do cấu trúc của Diac tương đương hai con

Diode 4 lớp, nên hoạt động của nó cũng tương tự Diode 4 lớp và dẫn điện theo hai
chiều theo nguyên tắc các hạt điện tử di chuyển qua lại giữa lớp bán dẫn P và N.

Hình 2.6 Cấu tạo và ký hiệu Diac
Trang 10


Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.3 Nguyên lý hoạt động Diac
Từ các đặc điểm đặc tuyến Diac I-V ở dưới cho thấy Diac chặn dòng điện theo cả
hai hướng cho đến khi điện áp đặt vào lớn hơn VBO. Điểm VBO này được gọi là điện
áp đánh thủng Diac hoặc điện áp ngắt.

Hình 2.7 Đặc tuyến I-V của Diac
Khi ở trạng thái dẫn, điện trở của Diac rơi xuống giá trị rất thấp cho phép dịng
điện có giá trị tương đối lớn chảy qua. Đối với hầu hết các Diac có sẵn như ST2 hoặc
DB3, điện áp đánh thủng của chúng thường dao động trong khoảng từ 25 đến 35 volt.
Do Diac là một thiết bị đối xứng, do đó, nó có cùng đặc tính cho cả điện áp dương
và âm và chính hoạt động kháng âm này làm cho Diac thích hợp làm thiết bị kích
hoạt cho SCR hoặc Triac.
2.2.4 Các thơng số cần biết của Diac
Dịng điện trung bình ID
Điện áp đánh thủng VBO
Sai số điện áp đánh thủng ΔVBO
Trang 11


Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.5 Ứng dụng Diac
Diac thường được sử dụng như một thiết bị kích hoạt cho các thiết bị chuyển

mạch bán dẫn, chủ yếu là SCR và Triac. Triac được sử dụng rộng rãi trong các ứng
dụng như điều chỉnh độ sáng của đèn và bộ điều khiển tốc độ động cơ và do đó, Diac
được sử dụng cùng với Triac để điều khiển tồn sóng cho nguồn cung cấp AC.
2.3 Tụ gốm
2.3.1 Giới thiệu tụ gốm
Tụ điện có đặc điểm và chức năng gần giống như pin, nhưng có một chức năng
khác. Tụ điện thường giải phóng năng lượng của nó rất nhanh chóng, thường trong
vài giây hoặc ít hơn. Sau khi tụ điện được sạc đầy, nó có thể phóng tất cả những năng
lượng ngay lập tức.
Tụ gốm là một tụ điện có giá trị cố định, trong đó vật liệu gốm là chất điện mơi.
Nó được chế tạo từ hai hoặc nhiều lớp gốm sứ xen kẽ và một lớp kim loại hoạt động
như các điện cực.
Điểm đặc biệt của tụ gốm là có thể kết nối nó trong mạch điện theo hướng nào
cũng được bởi tụ gốm là linh kiện không phân cực. Chính vì vậy mà tụ gốm ln
được ưu tiên sử dụng vì độ an tồn được đảm bảo hơn tụ phân cực.

Hình 2.8 Tụ gốm trong thực tế
2.3.2 Đặc điểm tụ gốm
Dung sai chính xác: Tụ gốm được sử dụng chủ yếu cho các ứng dụng cần độ ổn
định cao và trong các thiết bị có tiêu thụ thấp. Các thiết bị này cung cấp kết quả rất
Trang 12


Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
chính xác và giá trị điện dung của tụ gốm luôn ổn định đối với điện áp, tần số và nhiệt
độ được sử dụng.
Kích thước nhỏ gọn. Trong trường hợp cần yêu cầu về mật độ đóng gói thì linh
kiện này có lợi thế lớn khi so sánh với các tụ điện khác. Ví dụ, một tụ điện gốm nhiều
lớp “0402” có kích thước khoảng 0,4 mm x 0,2 mm.
Công suất cao và điện áp cao: Một số loại tụ gốm được sản xuất để có thể chịu

điện áp cao, các tụ điện này lớn hơn nhiều so với PCB. Loại này có các chân chuyên
dụng được sử dụng để kết nối an toàn với nguồn điện áp cao. Tụ điện gốm loại này
chịu được điện áp từ 2kV đến 100kV.
Ký hiệu của tụ gốm như hình bên dưới

Hình 2.9 Ký hiệu tụ gốm
2.3.3 Cấu tạo tụ gốm
Tụ gốm hay tụ Disc như tên gọi của chúng, được thực hiện bằng cách phủ hai mặt
của một miếng sứ nhỏ hoặc đĩa gốm một lớp bạc và sau đó được xếp chồng lên nhau
để làm ra một tụ điện. Một đĩa gốm đơn khoảng 3-6mm được sử dụng cho giá trị điện
dung rất thấp. Các tụ gốm có một hằng số điện mơi cao (High-K) và có thể đạt được
điện dung tương đối cao trong một kích thước vật lý nhỏ.
Các loại tụ gốm thường có một mã 3 chữ số in trên vỏ để xác định giá trị điện
dung của chúng theo đơn vị pico-farads. Nói chung hai chữ số đầu tiên chỉ ra giá trị
tụ điện và các chữ số thứ ba cho biết số lượng các số khơng được thêm vào. Ví dụ,
một tụ điện gốm với các thông số 103 sẽ chỉ 10 và 3 số không ở pico-farads tương
đương với 10.000 pF hoặc 10nF. Với các chữ số 104 sẽ chỉ 10 và 4 số không ở pico
farads tương đương với 100.000 pF hoặc 100nF và tương tự nếu trên với 154 chỉ 15
Trang 13


Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
và 4 số không ở pico-farads tương đương với 150.000 pF hoặc 150nF hoặc 0.15uF.
Mã chữ đôi khi được dùng để chỉ ra giá trị dung sai của tụ như: J = 5%, K = 10%
hoặc M = 20% v.v...

Hình 2.10 Cấu tạo tụ gốm
2.3.4 Nguyên lý hoạt động tụ gốm
Nguyên lý hoạt động của tụ điện gốm dựa trên nguyên lý phóng nạp. Nguyên lý
này được giải thích rằng: Để tạo ra dịng điện tụ gốm sẽ tích trữ năng lượng điện như

một ắc qui nhỏ dưới dạng năng lượng điện trường, nó lưu trữ hiệu quả các electron
và sau đó phóng ra các điện tích này rồi tạo ra dịng điện.
Khác với ắc qui tự sản sinh ra các electron, tụ điện gốm khơng có khả năng sản
sinh mà chỉ là lưu trữ các electron.
2.3.5 Ứng dụng tụ gốm
Các ứng dụng của tụ gốm như sử dụng trong trạm phát, lò cảm ứng, nguồn cung
cấp năng lượng laser cao áp, bộ ngắt mạch điện, ứng dụng mật độ cao, bảng mạch in,
trong bộ chuyển đổi DC sang DC... Ngồi ra nó cũng được sử dụng như tụ điện thông
thường trên các chổi của động cơ DC để giảm thiểu nhiễu RF.

Trang 14


Chương 3 THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG
Chương 3
THIẾT KẾ VÀ THI CƠNG
3.1 Sơ đồ khối
3.1.1 Xây dựng sơ đồ khối

Hình 3.1 Sơ đồ khối
3.1.2 Giải thích sơ đồ khối
Nguồn 220VAC : Điện áp xoay chiều 1 pha 220V~50Hz chuyên sử dụng tại các
hộ gia đình, cung cấp nguồn điện liên tục cho tải.
CB : Là thiết bị đóng cắt mạch tự động tức thời khi xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc
quá tải.
Mạch Dimmer : Dùng để thay đổi giá trị điện áp mà nguồn 220VAC cấp cho tải
từ 0V đến 220V.
Tải : Có thể là đèn, quạt điện hoặc hệ thống các đèn, hệ thống quạt điện.
Trang 15



Chương 3 THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG
3.2 Sơ đồ nguyên lý
3.2.1 Thiết kế sơ đồ nguyên lý

Hình 3.2 Sơ đồ nguyên lý
3.2.2 Giải thích sơ đồ nguyên lý
Khi điện áp cung cấp AC tăng vào đầu chu kỳ, tụ điện C1 được tích điện thơng
qua sự kết hợp của điện trở cố định R1 và chiết áp VR1, và lúc này điện áp trên tụ
tăng. Khi điện áp sạc vượt qua ngưỡng điện áp dẫn của Diac (khoảng 30V đối với
D1), Diac dẫn điện và tụ xả qua Diac.
Sự xả của tụ điện tạo ra một xung dòng điện làm cho Triac bị dẫn điện. Góc pha
mà Triac được kích hoạt có thể được thay đổi bằng VR1 thơng qua việc điều khiển
tốc độ nạp của tụ điện. Điện trở R1 giới hạn dịng ở giá trị an tồn khi VR1 ở vị trí
thấp nhất.
Khi Triac đã được kích hoạt, trạng thái ON được duy trì bởi dịng tải chạy qua,
trong khi điện áp trên điện trở và tụ điện được giới hạn bởi điện áp trên Triac trong
trạng thái ON và được duy trì cho đến khi kết thúc nửa chu kỳ hiện tại của nguồn
cung cấp AC.
Vào cuối nửa chu kỳ, điện áp nguồn AC cung cấp giảm xuống 0V, làm giảm dòng
điện qua Triac bên dưới dòng điện duy trì của nó IH làm cho Triac chuyển sang chế
độ OFF và Diac dừng dẫn. Sau đó, điện áp nguồn AC cung cấp bước vào nửa chu kỳ
Trang 16



×