Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Bệnh đau lưng, mỏi gối của phụ nữ và các món ăn, các mẹo, các bí quyết chữa bệnh đau lưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.83 KB, 39 trang )

Chứng đau lưng của
chị em: 10 giải pháp
chữa trị đơn giản.
Nằm nghiêng là tư thế ngủ phổ biến nhất.
Kẹp một cái gối ở giữa hai chân giúp lưng duy
trì tư thế tốt.
Đau lưng
Phần lớn phụ nữ đều ngồi lâu bên máy tính trong thời gian đi
làm nên càng tăng độ thương tổn cho eo lưng. Vậy làm thế
nào để giảm bớt gánh nặng cho lưng?
Đứng thẳng đổi chân
Đứng trong thời gian dài, lưng phải gánh chịu áp lực lớn,
chuyên gia khuyến nghị để một chân lên ghế hoặc trên vật
thể khác có điểm tựa, sau đó đổi chân thường xuyên, như
vậy sẽ trợ giúp giảm nhẹ phần lưng. Đi giày bệt dày hoặc
đứng trên đệm cao su dày cũng có lợi ích như vậy.
Điện thoại mở loa to hoặc dùng tai nghe Bluetooth
Khi đôi tay đang bận làm việc, rất nhiều người dùng vai kẹp
điện thoại áp vào tai, điều này dễ làm cong xương cột sống
và xương cổ. Trong trường hợp này, khuyến nghị mọi người
nên dùng tai nghe Bluetooth hoặc mở loa ngoài.
Đi giày phù hợp
Lựa chọn một đôi giày thoải mái, chất liệu mềm, đi êm để
giảm bớt lực tác động của mặt đường, bảo vệ được phần
lưng, hông và đầu gối.
Đổi tư thế ngồi lái xe
Lái xe thời gian dài dễ gây đau lưng. Chúng ta có thể dịch
ghế ngồi lên phía trước một chút giúp cơ thể không cần phải
vươn khi điểu khiển tay lái và dẫm chân ga, phanh, ở lưng
luôn kê một tấm đệm êm, nên xuống xe hoạt động cơ thể 1
tiếng/lần.


Nằm nghiêng ngủ
Nằm nghiêng là tư thế ngủ phổ biến nhất. Kẹp một cái gối ở
giữa hai chân giúp lưng duy trì tư thế tốt. Nếu cần nằm ngửa,
chúng ta có thể đệm một cái gối nhỏ ở sau đầu gối, nhất định
không được nằm sấp, như vậy sẽ làm đau lưng thêm nặng.
Ngồi đúng tư thế
Khi ngồi trước bàn làm việc, chú ý để màn hình máy tính và
bàn phím gần với mình một chút giúp làm việc không cần cổ
hướng về trước, khi thao tác bàn phím để khuỷu tay ở cạnh
hai bên thân mình là tốt nhất. Điều chỉnh cao độ màn hình
ngang tầm mắt hoặc thấp hơn một chút.
Khi làm việc chú ý hoạt động cơ thể, tập luyện một vài giang
hai tay mở rộng ngực, duỗi chân, ít nhất nên thay đổi tư thế
ngồi. Nếu bạn cần làm việc trong thời gian dài tốt nhất lựa
chọn ghế thẳng, có thể điều chỉnh độ cao, có tay dựa, cũng
có thể để một gối dựa sau lưng. Khi ngồi chân dẫm lên một
cái ghế nhỏ sẽ giúp giảm nhẹ đau lưng.
Ngồi xổm xách đồ
Bế trẻ em và xách đồ là nguyên nhân thường gặp gây đau
lưng, vì vậy khi làm nên chú ý những động tác sau:
Khi nâng vật nặng cố gắng tiếp cận mục tiêu, cố gắng cho
khuỷu tay gần với tay cầm, khi nâng đồ lên không nên cúi
lưng xuống mà nên sử dụng tư thế ngồi xổm, dùng lực của
cơ vùng bụng và chân để nâng vật thể lên. Trong quá trình
này lưu ý không cong cột sống.
Giảm thấp trọng lượng cơ thể
Người béo có nghĩa là áp lực chịu đựng của cơ bắp phần
lưng càng lớn. Giảm cân nặng còn giúp bảo vệ khớp và cơ
bắp của hông và đầu gối. Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ bản
thân sức khỏe mình và cố gắng không tăng cân.

Khi cơ thể vận động, chơi goft, nâng tạ, khiêu vũ, chạy bộ và
đứng lên ngồi xuống đều không thích hợp với người bị đau
lưng. Ngoài ra, leo cầu thang bộ cũng vậy, đặc biệt là người
già và người có vấn đề về khớp, gối.
Tập thể dục dưỡng khí vào sáng sớm
Mỗi ngày tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, mềm mại,
chậm rãi và dưỡng khí vươn thẳng eo, hô hấp sâu vào sáng
sớm đều rất tốt cho người bệnh, chú ý không làm các động
tác mạnh đột ngột xương sống.
Các hoạt động cường độ thấp như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi
đều thích hợp vào buổi sáng, thẳng người vươn ngực và yoga
cũng có ích cho cơ bắp vùng lưng.
Tránh đẩy trước
Hút bụi, đẩy xe hoặc cắt cỏ…là những tư thể đẩy trước cũng
đem lại áp lực phần lưng, khi làm những việc này chú ý cố
gắng để hai tay gần với tay cầm, không nên thẳng lưng đẩy
về trước.
Một số món ăn bài
thuốc chữa đau
lưng.
Có một số bài thuốc dân gian, cổ truyền theo hướng dẫn
của lương y Huỳnh Văn Quang và Như Tá, dùng chữa những
trường hợp đau lưng, nhất là đau do tính chất công việc.
Dùng 300 gr thịt dê, 3 gr trần bì (vỏ quít), 1-2 củ cải trắng,
vài gốc hành ta, 3 gr thảo quả, 3 gr tấn phát, cùng gia vị tiêu,
gừng. Cách làm: thịt dê cắt lát mỏng, củ cải cắt nhỏ vừa
dùng, trần bì thì bỏ lụa trắng bên trong, cắt nhỏ, gừng cắt lát.
Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đem nấu cháo với gạo ngon,
nêm nếm gia vị. Món này trị được chứng lưng đau do thận
suy, do ngồi lâu làm việc.

Thịt dê 200-300 gr, lột bỏ màng mỡ, cắt mỏng rồi đem nấu
với gốc hành ta, một ít gừng tươi, tiêu, nấu lấy nước dùng,
hoặc lấy nước đem nấu cháo sẽ có công dụng chữa tình trạng
lưng đau và mỏi. Lưu ý, với những người cảm sốt, đang phát
ban, hoặc bụng đầy trướng thì không nên dùng thịt dê.
Lấy phần lõi bên trong của bầu dục heo, cùng các vị thuốc
đỗ trọng, câu kỷ tử, ngọc trúc, khiếm thực (mỗi vị 5 gr), và
các gia vị. Tất cả đem hầm chung cho chín mềm, nêm nếm
gia vị để dùng; có công dụng chữa cácchứng đau lưng, thận
suy.
Ngoài ra, dân gian, cổ truyền còn có bài thuốc chữa chứng
đau lưng rất hay: dùng quả dâu tằm đem ngâm rượu trắng,
cho vào vị thuốc ngũ gia bì và đỗ trọng cao. Ngâm từ hai
tuần có thể dùng được, mỗi ngày dùng một cốc nhỏ, nếu có
thời gian thì hâm nóng cho rượu ngâm ấm lên thì dùng sẽ
hiệu quả giảm đau nhiều hơn. ( Click xem Máy massage
Chân )
Dân gian còn dùng quả nhàu để chữa trị chứng đau mỏi lưng.
Cách dùng đơn giản: hái quả nhàu đã già nhưng chưa chín
đem ủ trong muối hạt cho đến khi chín, rồi chấm muối hạt để
ăn, ăn 2-3 lần (mỗi lần 1 quả) trong ngày.
Lấy một ít đậu đen đem nấu với 300 gr xương sống heo cùng
vị thuốc đỗ trọng 30 gr để chữa chứng đau nhức lưng. Cũng
có thể dùng cây cỏ xước (độ 50 gr) rửa sạch, đem nấu với 2
chén nước để uống trong ngày.
Ngoài ra còn có bài thuốc “Lục vị địa hoàng gia giảm”, gồm
các vị thuốc: hoài sơn, sơn thù, đơn bì, tục đoạn, thục địa,
cốt toái bổ, ngưu tất (mỗi loại 12 gr), phục linh 10 gr, đỗ
trọng 15 gr, trạch tả 6 gr. Các vị thuốc trên đem nấu với 3
chén nước, nấu còn lại 1 chén, chắt nước ra; nước thứ hai

cho tiếp 3 chén nước vào và nấu còn lại nửa chén. Hòa hai
nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.
Để phòng đau mỏi lưng do tính chất công việc, cần tránh
khuân vác nặng quá sức; vận động, xoa bóp lưng sau mỗi 45
phút ngồi một chỗ làm việc… ( Click xem Máy massage
Bụng )
Dâu tằm – Ảnh: Đ.N.Thạch
Quả nhàu – Ảnh: K.Vy
Câu kỷ tử
Bí quyết: Dùng thực
phẩm ngăn ngừa và
chữa đau lưng.
Có một liệu pháp hết sức đơn giản nhưng rất
có ý nghĩa trong việc hỗ trợ điều trị và dự
phòng tích cực tình trạng đau lưng tái phát mà
người ta còn ít để ý đến, đó là việc lựa chọn và
sử dụng hợp lý các thực phẩm thông dụng hàng
ngày. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Vừng đen

Tên thuốc là cự thắng, vị ngọt, tính bình, có công dụng
bổ can thận. Sách Bản thảo cương mục cho rằng: vừng
đen có khả năng trị ngũ tạng hư tổn, làm tăng khí lực và
làm vững gân cốt. Sách Thọ thân dưỡng lão tân thư chủ
trương dùng rượu vừng đen để trị chứng đau khớp, tứ
chi yếu liệt và lưng đau gối mỏi ở người già. Dân gian
thường dùng cháo vừng đen để bổ thận và chữa chứng
yêu thống.
• 2
Hạt sen

Còn gọi là liên tử nhục, vị ngọt, tính ấm, có công dụng
dưỡng tâm, ích thận, bổ tỳ. Sách Nhật hoa tử bản thảo
cho rằng : liên tử có tác dụng trị yêu thống. Sách Bản
thảo cương mục cũng viết: “Liên tử giao tâm thận, hậu
tràng vị, cố tinh khí, cường cân cốt, bổ hư tổn, lợi nhĩ
mục, trừ hàn thấp”. Bởi vậy, hạt sen rất thích hợp với
chứng đau lưng mạn tính do thận hư hoặc có kèm theo
hàn thấp.
• 3
Rau hẹ và hạt hẹ
Còn gọi là phỉ thái và phỉ tử. Rau hẹ có công dụng ôn
trung, hành khí, tán huyết, “làm ấm lưng gối” (Nhật hoa
tử bản thảo), “trị dương hư thận lãnh, dương đạo bất
chấn, hoặc yêu tất lãnh thống” (Phương mạch chính
tông). Dân gian thường dùng rau hẹ xào với dầu vừng
ăn hoặc dùng rau hẹ 60g rửa sạch, ép lấy nước cốt rồi
hoà với một chút rượu vang uống để chữa chứng đau
lưng mạn tính. Hạt hẹ có công dụng bổ can thận, làm
ấm lưng gối, tráng dương cố tinh, dùng rất tốt cho
những người đau lưng mỏi gối do lạnh.
• 4
Hạt dẻ
Có công dụng bổ thận khí, kiện tỳ vị, làm mạnh lưng
gối. Sách Thiên kim yếu phương viết: “Sinh thực chi,
thậm trị yêu cước bất toại”. Nhà bác học Lý Thời Trân
khuyên rằng: để trị chứng đau lưng mỗi ngày nên ăn 10
hạt dẻ hoặc giả nấu cháo hạt dẻ ăn thường xuyên.
• 5
Hoài sơn
Có công dụng ích thận, kiện tỳ, bổ phế. Sách Biệt lục

Viết: “Hoài sơn chỉ yêu thống” (hoài sơn có công dụng
chữa đau lưng). Mỗi ngày dùng 30g đến 60g ninh nhừ,
chế thêm đường phèn làm đồ tráng miệng.
Mẹo vặt trị đau lưng.
Không chỉ người già và trung niên, giới trẻ
khi phải ngồi làm việc trong thời gian dài cũng
có thể bị chứng đau lưng hành hạ.
Bên cạnh đó, do phần lưng phải gánh chịu hầu
hết trọng lượng của cơ thể, nên những người
thừa cân hoặc béo phì lưng của họ phải tải
thêm phần trọng lượng thừa nên rất dễ đau
lưng. Ngoài ra, theo các chuyên gia, còn có một
vài nguyên nhân khác gây đau lưng bao gồm:
thực hiện tư thế không đúng trong lúc làm việc,
thiếu rèn luyện thể chất, stress, căng cơ bắp…

Không chỉ người già và trung niên, giới trẻ khi phải ngồi làm
việc trong thời gian dài cũng có thể bị chứng đau lưng hành
hạ (Ảnh: Internet)
Theo các chuyên gia, dưới đây là vài mẹo hay và hiệu quả
mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để giúp làm dịu chứng
đau lưng:
- Trong trường hợp bị thừa cân hoặc béo phì, điều đầu tiên
bạn nên làm là thực hiện ngay chế độ giảm cân. Vì giảm cân
sẽ giúp phần lưng của bạn không phải gánh thêm áp lực
thừa, tránh được nguy cơ dẫn đến đau lưng.
- Xoa bóp lưng với dầu tỏi hoặc dầu khuynh diệp để làm dịu
ngay lập tức chứng viêm sưng và đau cơ lưng.
- Uống một ly lớn nước ấm hòa với một muỗng mật ong, bài
thuốc này có tác dụng giúp bạn giảm nhẹ cơn đau lưng.

- Tình trạng cơ thể thiếu hụt vitamin C cũng khiến lưng bạn
có khuynh hướng bị đau. Vì thế, trong trường hợp này, bạn
cần tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin
C trong chế độ ăn hàng ngày. ( Click xem
Máy massage Toàn thân )
- Chườm lên lưng một chiếc khăn tắm đã nhúng nước muối
ấm và vắt bớt nước. Phương pháp này rất có ích trong việc
làm dịu chứng đau lưng.
- Không nên ngồi cùng một tư thế trong khoảng thời gian
dài. Khi ngồi nên giữ thẳng lưng, không khòm. Áp dụng các
tư thế đúng trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày.
Những thực phẩm giúp
giảm đau và ngăn ngừa
bệnh đau lưng.
Theo các chuyên gia, đau lưng thông thường
có thể hết trong vài ngày. Một số thực phẩm có
đặc tính tự nhiên chống đau và chống viêm có
thể giúp giảm các triệu chứng đau lưng của bạn
nếu bạn thêm chúng vào chế độ ăn uống hàng
ngày.
Dưới đây là một số thực phẩm giúp giảm đau và ngăn ngừa
bệnh đau lưng bạn có thể tham khảo:

Cá có chứa hàm lượng cao các axit béo omega-3, có thể giúp
giảm viêm. Đau lưng là một hình thức viêm nội bộ, thêm cá
trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm mức độ đau
đớn do những cơn đau lưng gây nên. Omega-3 ở mức độ cao
giúp giảm đáng kể tình trạng viêm gây ra cơn đau lưng. Nếu
bạn không thể ăn nhiều cá thì cần bổ sung omega-3 từ các
loại dầu cá. Tuy nhiên bổ sung dầu cá cần phải tham khảo ý

kiến của thầy thuốc.
Rau quả
Hầu hết các loại trái cây và rau quả là ít calo và nhiều chất
xơ, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ
giúp duy trì trọng lượng của cơ thể một cách dễ dàng hơn,
giúp giảm cân ở những người béo phì. Việc duy trì một trọng
lượng vừa phải sẽ giảm áp lực tác dụng lên các vùng xương
khớp, xương cột sống. Do đó nó sẽ có tác dụng giảm bớt các
cơn đau. Bên cạnh đó một số loại trái cây và rau có thêm đặc
tính chống đau rất tốt như: anh đào, nam việt quất, nho đỏ,
trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C. Những loại trái
cây này giúp trì hoãn sự tiến triển của viêm khớp, giảm các
cơn đau lưng.
Gia vị
Trong bữa ăn hàng ngày, một số loại gia vị mà thành phần
của nó giúp giảm đau như: củ nghệ, củ gừng có tác dụng
giảm sức, bảo vệ các khớp sương.
Các loại hạt
Vừng đen: Vừng đen có khả năng trị ngũ tạng hư tổn, làm
tăng khí lực và làm vững gân cốt. Trong dân gian thường
dùng rượu vừng đen để trị chứng đau khớp, tứ chi yếu liệt và
lưng đau gối mỏi ở người già. Dân gian thường dùng cháo
vừng đen để bổ thận và chữa chứng yêu thống.
Hạt sen: Trong đông y, hạt sen rất thích hợp với chứng đau
lưng mạn tính do thận hư hoặc có kèm theo hàn thấp.
Hạt dẻ: Hạt dẻ có công dụng bổ thận khí, kiện tỳ vị, làm
mạnh lưng gối. Để trị chứng đau lưng mỗi ngày Nên ăn 10
hạt dẻ hoặc giả nấu cháo hạt dẻ ăn thường xuyên.
Để tránh và ngăn ngừa đau lưng, bạn nên tránh các loại thực
phẩm có chứa nhiều chất béo, đường. Thực phẩm chứa

nhiều đường, chất béo như đồ ăn nhanh, các món ăn chiên,
rán, xào sẽ làm cho bệnh đau lưng thêm trầm trọng.
Như vậy thay đổi chế độ ăn uống cũng là một cách điều trị
bệnh hiểu quả. Việc ăn những thực phẩm nhất định có thể
giúp kiểm soát cơn đau và viêm nhiễm, chế độ ăn uống khỏe
mạnh kết hợp với các hình thức điều trị khác như tập thể dục
nhẹ nhàng và kéo dài, thư giãn, và dùng thuốc sẽ giúp điều
trị hiệu quả bệnh đau lưng.
Những món ăn chữa
đau lưng, nhức mỏi.
Khí huyết kém (cơ thể suy nhược) sẽ dẫn đến
đau lưng, nhức mỏi cơ gân, xương khớp,
người hay mệt mỏi, uể oải, lười vận động
Một số món ăn đơn giản có thể khắc phục
tình trạng trên.
Lương y Phạm Như Tá (Hội Đông y quận Bình Thạnh,
TPHCM) giới thiệu một số món ăn sau:
Thịt bò lá lốt: Thịt bò 100 g, lá lốt 70 g. Thịt bò rửa sạch,
thái mỏng, ướp gia vị 5-10 phút, rồi xào sơ qua, sau đó cho
lá lốt vào, đảo sơ. Món này ăn với cơm bình thường (một
tuần khoảng 3 lần), vừa có công dụng bổ máu, vừa trị đau
nhức cơ thể Thịt bò có vị ngọt, bổ máu. Lá lốt có vị cay,
thơm, tính ấm, có công dụng trừ thấp (trị đau nhức xương, ra
mồ hôi ).
Đuôi lợn nấu với đậu đen, đỗ trọng và tục đoạn: Kinh
nghiệm dân gian, mỗi tuần dùng món này 3-4 lần (dùng cách
nhật), thay canh, có công dụng chữa trị chứng đau, mỏi lưng
rất hay. Đuôi lợn một cái rửa sạch, xắt thành từng khoanh
nấu với đậu đen (100 g) và hai vị thuốc bắc có bán ở các nhà
thuốc y học cổ truyền là tục đoạn (50 g) và đỗ trọng (50 g).

Nấu 2,5 tô nước, cô đặc còn lại hơn nửa tô, lấy nước uống.
Món rắn: Theo Đông y, ngoài công dụng chữa trị các bệnh
như thần kinh, tê liệt, thịt rắn còn chữa trị chứng đau lưng,
nhức mỏi rất hiệu nghiệm. Thịt rắn có vị ngọt, phối hợp với
một số gia vị như sả, nghệ, lá lốt xào lăn, xúc với bánh
tráng, hoặc làm món thịt rắn hầm.
Ngoài một số món ăn từ động vật trên, đông y còn có những
bài thuốc từ thực vật chữa trị đau lưng, nhức mỏi gối rất hiệu
quả. Chẳng hạn như bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang sau
đây (không dùng cho người cao huyết áp):
Độc hoạt 12 g, đảng sâm 4 g, cam thảo 6 g, bạch thược 12 g,
tam ký sinh, tế tân, phòng phong, tần giao, xuyên khung, đỗ
trọng, phục linh mỗi thứ 10 g, ngưu tất 8 g, quế chi 4 g,
đương quy 14 g, sinh khương 3 lát, thục địa 16 g, táo tàu 3
trái. Các loại này có bán ở các nhà thuốc Đông y.
Cách chế biến: cho các thứ trên cùng 4 chén nước, nấu còn 1
chén. Lấy phần xác cho tiếp 3 chén nước vào, nấu còn 1/2
chén. Trộn 1 chén và 1/2 chén nước trên, rồi chia làm 3 lần
uống trong ngày. Món này vừa dễ làm, vừa rẻ tiền.
Những cách giảm đau
lưng cho người dùng
máy vi tính nhiều.
Chứng đau lưng khá phổ biến ở dân văn
phòng do họ ít vận động và ngồi máy vi tính quá
nhiều. Vậy làm thế nào để hạn chế được căn
bệnh này? Dưới đây là những ‘bí kíp’ giúp
chúng ta chống chọi lại tình hình bệnh tật nếu
công việc thường xuyên ngồi trước máy vi tính:
1. Chọn đúng tư thế
Bạn phải đảm bảo rằng chiếc ghế ngồi phù hợp và có chất

lượng tốt nhất. Dân văn phòng nên chọn những loại ghế có
thể điều chỉnh và xoay tròn được. Tư thế ngồi tốt nhất là nên
kéo ghế vào gần bàn làm việc và điều chỉnh độ cao vừa
chuẩn với khuỷu tay, hông. Đầu gối nên để so với lưng một
góc 90 độ.
Ngồi máy vi tính với thư thế hợp lý sẽ giảm thiểu nguy cơ bị
đau lưng
Cẳng tay của bạn nên để song song hoặc thấp hơn mặt bàn
(nếu dùng máy tính bàn). Bàn chân nên để chạm đất hoặc để
một vật gì đó kê bên dưới và đặt chân lên đó.
2. Điều chỉnh lưng

×