Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Kĩ năng sống trong môi trường học đường, những bí quyết cảm xúc, tránh xích mích, tạo mối thiện cảm ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.38 KB, 28 trang )

Kỹ năng giúp bạn
làm chủ cảm xúc
khi mất bình tĩnh.
Liên tiếp trong thời gian gần đây đã xảy ra
những vụ bạo lực học đường đáng tiếc và
nguyên nhân lớn nhất là do những người trong
cuộc không giữ được “cái đầu lạnh”. Câu hỏi
đặt ra là chúng ta phải làm gì để có thể làm chủ
cảm xúc khi mất bình tĩnh?
Cảm xúc là gì?
Có rất nhiều lý do khiến ta bị rơi vào trạng thái mất bình tĩnh
và khi đó là lúc ta dễ mắc sai lầm nhất. Vì không làm chủ
được cảm xúc, dẫn đến không làm chủ được hành vi dẫn đến
những hậu quả rất đáng tiếc.
Vì vậy, điều chúng ta cần bây giờ là tìm ra những giải pháp
để giúp tất cả mọi người có thể nâng cao được khả năng làm
chủ cảm xúc trong những tình huống khó khăn và "hiểm
nghèo" nhất.
Ảnh
minh họa
Để làm được điều đó, trước tiên ta phải hiểu nó (cảm xúc) là
gì? Cảm xúc đơn giản là những gì hình thành từ trạng thái cơ
thể (tư thế, ánh mắt, cử chỉ tay chân, hành động,…) và suy
nghĩ (hình ảnh, từ ngữ) của bản thân. Cơ thể và suy nghĩ tạo
ra cảm xúc và ngược lại cảm xúc lại tác động ngược trở lại
cơ thể và suy nghĩ của chúng ta (cơ chế hai chiều).
Làm chủ được cảm xúc nghĩa là chúng ta có khả năng nhận
diện, theo dõi, phân biệt được cảm xúc của mình (và cao hơn
là của người khác) từ những tín hiệu cơ thể và suy nghĩ. Làm
được điều này những quyết định hành vi của chúng ta được
cân nhắc và không mắc phải những sai lầm đáng tiếc (ví dụ:


vụ thầy tát trò, trò đánh lại được dư luân rất quan tâm gần
đây).
Kỹ năng giúp bạn làm chủ cảm xúc
Đầu tiên, điều chỉnh trạng thái cơ thể. Như đã nói ở trên, cơ
thể chính là nguồn gốc của cảm xúc, khi cơ thể ở trạng thái
tích cực ban sẽ có những cảm xúc tích cực, ngược lại khi cơ
thể ở trạng thái tiêu cực, cảm xúc sẽ tiêu cực.
Lấy một ví dụ, khi bạn tức giận, cơ thể bạn sẽ có cảm giác
hừng hực, tim đập nhanh hơn, tay nắm chặt,… và lúc đó nếu
không điều chỉnh lại kịp thời bạn sẽ có thể mắc sai lầm, vì
bạn phải tìm chỗ “chút giận”.
Giải pháp lúc này là bạn phải điều chỉnh cơ thể ngay lập tức,
hãy buông lỏng cơ thể, thả lỏng tay chân, hít thở thật sâu và
đều. Đảm bảo chỉ trong tích tắc bạn sẽ giảm bớt được sự ức
chế của mình.
Tất nhiên để làm được như vậy ta lại cần phải có thời gian để
rèn luyện và rút ra kinh nghiệm. Một gợi ý là hãy tự đưa ra
một “hình phạt” sau mỗi lần bạn bị mất bình tĩnh. Ví dụ, tự
mắng mình(“đồ khốn” chẳng hạn), tự vụt vào tay,… đừng
nghĩ đó là những trò tự làm khổ mình, so với những hậu quả
có thể gây ra khi mất bình tĩnh thì nó chẳng là gì cả!
Thứ hai là điều chỉnh suy nghĩ. Cũng giống như cơ thể, suy
nghĩ cũng là nguồn gốc sinh ra cảm xúc và suy nghĩ bị chi
phối bởi hình ảnh và từ ngữ.
Đã bao giờ đang đi dạo chơi đâu đó bạn tự mỉm cười một
mình vì nghĩ đến một điều vui vui chưa? Và bạn có biết một
trong những cách để một diễn viên khóc trong phim là nghĩ
về những kỉ niệm buồn? Hai câu hỏi để khẳng định hình ảnh
tác động nhiều thế nào đến suy nghĩ và cảm xúc của chúng
ta.

Vì vậy, hiểu được và áp dụng điều này vào cuộc sống chúng
ta hãy nhìn người đối diện, đặc biệt là người đang có mâu
thuẫn với mình bằng con mắt nhân ái hơn. Tất nhiên khi nghĩ
về một “kẻ đáng ghét” ta thường nghĩ ngay đến những điều
tiêu cực, nhưng hãy thử nghĩ xem họ đã từng giúp đỡ ta
trước đây chưa? Hoặc không giúp ta thì cũng đã giúp người
xung quanh ta.
Chắc chắn khi những hình ảnh tích cực này xuất hiện, ta sẽ
có con mắt nhìn nhẹ dịu hơn về “kẻ đáng ghét” của bạn. Có
thể cảm xúc với đối phương không từ ghét thành yêu, nhưng
có thể là sự tôn trọng nhau hơn, thiện cảm với nhau hơn.
Ngoài hình ảnh, từ ngữ cũng tác động đến cảm xúc không ít.
Một sự thật là người bạn nói chuyện nhiều nhất trong một
ngày chính là bản thân mình. Bạn có thể tin, hoặc không tin?
Nhưng chính khoảng khắc bạn nghi ngờ tin hay không tin đó
chính là lúc bạn đang nói chuyện với chính bạn. Sự “nói
chuyện” này gọi là độc thoại nội tâm. “Sao cô nói chán thế
nhỉ”, “sao mãi chưa ra chơi nhỉ”… đó là độc thoại.
Giống như hình ảnh, từ ngữ tích cực sẽ hình thành cảm xúc
tích cực. Vì thế, khi nổi giận hãy tự “độc thoại” với mình
bằng những từ ngữ tích cực “bình tĩnh, bình tĩnh, thường thội
mà” chẳng hạn.
Mọi lí thuyết chỉ là để bổ trợ, điều quan trọng nhất vẫn là lựa
chọn của mỗi người. Suy cho cùng cảm xúc của ta cũng chỉ
là một sự lựa chọn, bạn lựa chọn “nổi giận” hay lựa chọn
một sự “hòa bình”? Điều đó phụ thuộc vào bản thân bạn.
10 cách tránh xích
mích nơi trường
học.
Để có thể tránh khỏi những lúc xảy ra mâu

thuẫn. Điều quan trọng là làm thế nào để hạn
chế tối đa những xung đột không đáng có?
1. Sẵn sàng làm hòa
Khi có xung đột bạn hãy chủ động làm hòa, điều này không
những thể hiện sự khoan dung, mà còn khiến bạn bè nể trọng
hơn.
Tất nhiên để làm chủ cảm xúc khi mất bình tĩnh và có xung
đột không phải chuyện dễ, nhưng hãy cố gắng rèn luyện và
chủ động trong những tình huống như vậy. Đừng đẩy không
khí lên quá căng thẳng, thay vào đó, bạn hãy điều chỉnh lại
cơ thể, giúp cơ thể thoải mái hơn (hít thở sâu, mỉm cười,…).
2. Thận trọng để không gây mâu thuẫn
Điệu bộ, vẻ mặt hay giọng nói gay gắt của bạn có thể vô
tình khiến cho bạn bè hiểu lầm. Hãy luôn thận trọng để
không gây hiểu lầm trong đối thoại, tranh luận. Vì điều này
làm mất thể diện cho bạn và “đối phương”, đồng thời gây tò
mò, bán tán cho các bạn khác trong lớp, trong trường học.
Nhưng khi lỡ xảy ra mâu thuẫn vì sự hiểu lầm, hãy chủ động
làm hòa, như vậy sẽ tốt hơn cho tất cả và tốt cho cả công
việc chung.
Ảnh minh họa
3. Giữ thái độ cởi mở khi bất bình
Sẽ có những lúc bạn bè gây cho bạn những khó chịu hay
buồn bực. Những lúc như vậy thay vào việc thể hiện sự khó
chịu ra mặt, bạn nên thể hiện sự bất bình hay khó chịu một
cách cởi mở.
Đừng nên “ngâm” trong lòng, sẽ khó chịu cho chính bạn mà
người kia cũng không “buông tha”. Bạn và “đối phương”
hãy ngồi lại với nhau, tháo gỡ tất cả những hiểu lầm hay
vướng mắc. Bạn có thể sẽ hiểu hơn về người ta và biết đâu

cũng nhận ra lỗi gì của mình chăng?
4. Chân thành trong giao tiếp, ứng xử
Khi giao tiếp với bạn bè, bạn hãy nói rõ ràng, rành mạch
những gì muốn nói, đề xuất các kiến nghị hay tiến cử ai đó
một cách tích cực. Thiện ý của bạn sẽ dễ dàng thuyết phục
được bạn bè và thầy cô.
5. Không nói xấu sau lưng “kẻ thứ ba”
Dù vô tình hay cố ý, nói sau lưng “kẻ thứ ba” là điều không
thể chấp nhận được. Điều này không những khiến bạn bị
“người thứ ba” căm ghét, mà còn khiến cho người nghe bạn
mất lòng tin vào bạn, vì họ sẽ nghĩ: “Bạn nói xấu người khác
được thì cũng có thể nói xấu họ được”.6. Cẩn trọng khi lắng
nghe
Bạn cần cẩn trọng khi lắng nghe người khác. Hãy suy xét
xem người đó có mục đích gì khác hay không, mong muốn
và quan điểm của người ta thực sự là gì? Nếu không, bạn sẽ
bị lợi dụng hoặc trở thành người không có chính kiến, thậm
chí có thể mắc sai lầm nếu không tiến hành xác minh thông
tin.
7. Khôn khéo khi phủ định quan điểm của người khác
Khi người khác thể hiện quan điểm, bạn có thể đồng ý hay
không đồng ý, nhưng cũng đừng tỏ thái độ khó chịu với quan
điểm của họ. Hãy mỉm cười và nói thật nhẹ nhàng rằng: “Tôi
hiểu những gì bạn suy nghĩ về vấn đề này, nhưng theo tôi
thì…” để bảo vệ chính kiến. Sự khôn khéo xử lý sẽ giúp bạn
không bị ghét và có thể còn giúp đối phương hiểu ra nhiều
điều.
8. Báo cáo thầy cô khi sự việc vượt khỏi tầm kiểm soát
Hãy báo cáo với thầy cô nếu bạn bè gây khó khăn cho công
việc mà tự bạn không thể giải quyết được. Đừng nghĩ, việc

báo cáo thầy cô là thể hiện sự nhiều chuyện, trẻ con, có
nhiều chuyện nếu không được giải quyết ngay sẽ gây ra hậu
quả lớn hơn.
9. Im lặng là vàng
Đôi khi, im lặng lại là cách ứng phó hay nhất với những
người xỉa xói bạn. Đôi khi sự im lặng của bạn sẽ khiến người
ta “chột dạ” hay xấu hổ với bản thân mà tự biết cách điều
chỉnh mình.
Lưu ý, đây là sự im lặng chủ động chứ không phải là sợ hãi,
khi sự im lặng không thể giải quyết hãy tìm phương án khác.
10. Kết thân với bạn bè trong và ngoài lớp
Mỗi ngày bạn có tới 4 đến 5 tiếng, thậm chí nhiều thời gian
hơn thế ở trường. Chừng ấy thời gian được ngồi học và chơi
với những người bạn tốt hơn là với “kẻ địch”. Vì thế, hãy
chủ động kết thân với càng nhiều bạn bè càng tốt và hạn chế
tạo ra những “kẻ thù”.
7 điều gây ức chế nhất thời
Học sinh.
Cho đứa kế bên nhìn bài thì nó điểm cao
hơn. Đội mưa đến trường thì được thông báo
nghỉ học.
- Một bài toán (nhất là trong lúc kiểm tra) mỗi lần làm lại ra
một đáp số khác nhau (được cái, không cái nào giống đáp
án).
- Làm bài xong, dò lại thấy sai >>>sửa. Cảm thấy mình là
người thành công nhất phòng thi. Về nhà tính lại thì cái đáp
án ban đầu mới đúng.
Tranh
minh họa
- Cho đứa kế bên xem bài nhưng điểm nó lại cao hơn mình.

- Cô đã không kiểm tra bài tập về nhà, nhưng có một đứa dở
hơi nào đó nói: "Cô ơi bài tập hôm qua vẫn chưa nộp".
- Sáng trời mưa, đang đi học thì có tin nhắn nhưng lười coi.
Đến trường mở máy ra xem thì thấy được thông báo nghỉ
học.
- Bình thường không làm bài, nói để quên vở, cô giáo tin
ngay. Đến khi làm bài thật, để quên vở thật, cô giáo cho
ngay con 0 và nằm ngay ngắn trong sổ đầu bài.
- Đời chỉ phát thèm mấy món trong căng tin khi bóp đã nhẵn
tiền.
Khổ vì không biết
hòa đồng.
Nhiều người đánh giá em là người khó gần
dù em đã cố hết sức thân thiện, hoà đồng.
Những suy nghĩ của em dường như rất xa vời,
rất khác với mọi người
@ Làm sao mình có thể mở lòng mình ra? Nhiều người đánh
giá em là 1 người khó gần dù em đã cố hết sức thân thiện,
hoà đồng. Những suy nghĩ của em dường như rất xa vời, rất
khác với mọi người 1 vài đứa bạn em nói em suy nghĩ sâu
xa quá, nhiều lúc nói những câu rất triết lí, khó hiểu. Em
phải làm gì để có thể mở lòng mình ra hơn, gần gũi với mọi
người hơn. Em rất cảm ơn! (Võ Anh Thư, Bình Chánh,
TP.HCM)
Chào em,
Thật vui vì em có ý thức hoàn thiện bản thân và mong muốn
gần gũi với mọi người xung quanh. Mỗi người chúng ta đều
có những đặc điểm riêng về nhận thức và tính cách. Có thể
em có những cách nghĩ hay nhìn nhận cuộc sống khác với
những bạn bè đồng trang lứa. Điều này không có gì sai, em

có thể giữ những quan điểm của riêng mình, trừ khi những
suy nghĩ đó là tiêu cực hoặc ảnh hưởng không tốt đến người
khác.
Tuy nhiên, trong những cuộc nói chuyện thông thường mang
tính xã giao hoặc vui vẻ giữa những người bạn với nhau,
người ta thường ít chọn những chủ đề cần phải tranh luận
quan điểm nghiêm túc mà thường là những câu chuyện
phiếm. Cô nghĩ em có thể bắt đầu thay đổi bằng cách suy
nghĩ trước những chủ đề nên trao đổi với mọi người, ví dụ,
thời trang, ăn uống, phim ảnh, ca nhạc Hầu như các bạn nữ
thường thích nói về những chủ đề này. Các bạn nam thì có
thể là thể thao, phim ảnh. Sau đó, em tìm hiểu
thông tin mang tính cập nhật về những chủ đề đó qua
internet hay báo giấy.
Ảnh
minh họa
Em cũng nên xác định đây là những chủ đề mang tính giải trí
nên mỗi người có những ý kiến khác nhau dựa trên sở thích
riêng của họ, mình sẽ tôn trọng và chỉ trao đổi chứ không
nhất thiết phải tranh luận. Chấp nhận sự khác biệt giữa mình
và người khác là chìa khoá tạo nên sự gần gũi với mọi
người.
Ngoài ra, khi gặp gỡ mọi người, em hãy bắt đầu bằng một nụ
cười, lời chào hỏi và những câu hỏi thăm thông thường về
sức khoẻ, công việc, học hành. Không cần phải chờ người
khác mở lời trước.
Chúc em sớm trở thành người thân thiện trong mắt mọi
người!
@ Em có 2 nhỏ bạn thân là Mai và Linh. Tụi em quen nhau
khi bước vào đại học. Thời gian đầu tụi em chơi rất thân với

nhau, đi đâu, làm gì cũng có nhau. Nhưng, 1 năm trở lại
đây, tình bạn ấy không còn như xưa nữa mà lý do tại sao em
cũng không hiểu.
Mai, từ một cô bạn ngoan hiền trở nên khó hiểu, bạn ấy tham
gia đội công tác trường mà không gọi em tham gia cùng,
suốt ngày bạn ấy cứ kể về các hoạt động của bạn ấy tham gia
như thế này thế kia mà không hỏi em làm gì, như thế nào,
bạn ấy cũng chưa bao giờ đề nghị rủ em và Linh vào đội cho
vui, kiểu ăn nói của ấy cũng thay đổi.
Linh, cô bạn trước đây rất nhiệt tình nhưng giờ sự nhiệt tình
ấy lại làm em thấy phiền phức. Cô bạn sống trong một xóm
trọ với nhưng quy định quái gở nhưng vẫn chấp nhận, cam
chịu nó. Em khuyên mà bạn không nghe. Em dần mất cảm
giác thân với bạn ấy, em không hiểu sao nữa, chỉ là thấy bạn
sao sao ấy, không đủ sức và thích tâm sự.
Em, thời gian gần đây thấy ghét bản thân mình, em không
còn cảm giác muốn chơi với bạn bè nữa, em thấy họ quá giả
tạo và không đủ tin tưởng. Do đó em tìm cách lẩn trốn, ai
làm gì thì làm, đi học một mình, lên lớp không nói chuyện
với ai, lúc nào cũng cầm sách bên mình để giải tỏa nỗi buồn.
Trước đây khi em chưa có hành động như vậy thì tụi bạn em
không có phản ứng gì, thời gian gần đây khi em không quan
tâm tụi nó nữa thì tụi nó lại nói em thay đổi, vô cảm và lạnh
lùng. Em thấy tụi nó mới là người thay đổi, chính sự thay đổi
của 2 đứa làm em quá mệt mỏi nên phải phải trốn tránh như
thế này, nhiều lúc em nghĩ, chơi với nhau 2 năm nhưng chưa
bao giờ tụi em nấu ăn chung 1 bữa, ngủ cùng nhau 1 đêm,
tâm sự như những bạn bè khác. Em chỉ thấy sự thay đổi
quá lớn từ bạn bè mà em không tiếp nhận nổi.
Giờ đây em phải làm sao?, Em sai hay tụi nó sai? Em nên

kết thúc tình bạn này không khi mà nó tạo cho em cảm giác
quá mệt mỏi, nhưng buông tay không chơi với tụi nó nữa thì
em không nỡ! (Trần Thùy Chi, Đà Nẵng)
Chào em,
Cô rất hiểu cảm xúc thất vọng, bối rối trong lòng em hiện
nay. Cô có thể nhìn thấy với em, tình bạn rất quan trọng và
hai người bạn kia chiếm một vị trí rất lớn trong lòng em.
Thông thường, khi người ta dành nhiều tình cảm cho ai đó
thì cũng dễ hụt hẫng, thất vọng khi nhận ra những người kia
đang đổi thay và ít đáp lại tình cảm của mình. Sự thất vọng
trong mối quan hệ với hai người bạn thân của mình cũng đã
khiến em mất niềm tin vào các mối quan hệ khác. Phản ứng
'tự vệ' của em là thu mình lại, không kết bạn với ai.
Tuy nhiên, cô cũng phải nói với em rằng, bước qua tuổi 18,
bước chân vào giảng đường đại học là các em bước vào một
môi trường có nhiều khác biệt với phổ thông trong đó các
hoạt động và các mối quan hệ mở rộng hơn. Đó là lý do hai
bạn của em không thể dành nhiều thời gian và sự quan tâm
với em như cũ. Cô nghĩ các bạn vẫn yêu quý em, có điều, họ
đang có nhiều mối bận tâm khác nữa và chưa đủ khéo léo
cũng như sâu sắc để hiểu và cảm thông với sự hụt hẫng của
em. Vì vậy, em hãy thử chấp nhận những đổi thay ở các bạn
mình và xem đó là điều bình thường như dòng chảy của cuộc
sống vậy. Rồi có một ngày, em cũng có những mối bận tâm
khác lớn hơn hai bạn ấy và cũng có thể không còn thời gian,
tâm trí để quan tâm đến hai bạn nữa. Điều này hoàn toàn có
thể xảy ra với bất cứ ai.
Em hãy tự mình tìm đến những hoạt động xã hội, kết bạn với
những người mới và vẫn trân trọng tình bạn với Mai và Linh
vì không phải dễ dàng mà tìm được những người bạn thân

thiết. Em cũng nên nói thẳng thắn với hai bạn suy nghĩ của
mình và mong muốn gìn giữ tình bạn này. Bạn thân khác với
bạn bình thường ở chỗ là có thể thẳng thắn, chân thành với
nhau. Em không nên giữ những khúc mắc trong lòng rồi chỉ
biểu hiện bằng thái độ lạnh nhạt. Hai bạn cũng khó mà đoán
biết được em đang nghĩ gì và cảm thấy thế nào.
Chúc em vẫn giữ được tình bạn đẹp!
Những trò nghịch ngợm
kinh điển cộp mác:
"nhất quỷ nhì ma"
Mùa chia tay đang đến khiến nhiều học
sinh nhớ "lục lại" những trò nghịch ngợm kinh
điển, nhưng cũng là kỷ niệm đáng nhớ của đời
học sinh.
"Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò" - Đó là câu nói quen thuộc
khi nhắc đến các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường. Hiếu động, nghịch ngợm, luôn nghĩ ra những trò đùa
hết sức tinh quái, đôi khi mang đến tình huống dở khóc dở
cười là đặc điểm chung nhất của các cô cậu học trò ở bất cứ
nơi đâu, bất cứ lớp học nào. Nhưng có lẽ cũng nhờ những trò
nghịch ngợm đó mà chúng mình lại có thêm nhiều kỷ niệm
đáng nhớ thời học sinh cắp sách tới trường, mà sau này dù đi
đâu xa, làm gì, chỉ cần nhớ đến là lại bất giác mỉm cười.
Bên cạnh những trò nghịch ngợm này, nếu thực sự muốn lưu
giữ lại những khoảnh khắc, kỷ niệm tuyệt vời của thời học
sinh, các bạn hãy tham gia cuộc thi "Tôi Yêu Lớp Tôi 2014"
nhé. Chắc chắn, cuộc thi sẽ đem đến cho các bạn sự trải
nghiệm thú vị, những kỷ niệm khi cùng nhau hợp sức thực
hiện 1 sản phẩm chung cho cả lớp, đó là chiếc áo đồng phục
yêu quý, sợ dây vô hình gắn kết các thành viên.

1. Lừa đứa bạn: "Lại đây tao kể cho chuyện này hay cực. Bí
mật". Nhưng khi bạn ghé sát vào thì dùng hết sức lực hét thật
to: "AAAAA" khiến đứa kia "hồn xiêu phách lạc". Và chắc
hẳn bạn cũng biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó rồi đúng
không? Chắc chắn là một màn rượt đuổi trả đũa cho xem!
2. Chắc hẳn ai cùng từng chơi trò âm thầm dán những mẩu
giấy viết dòng chữ: "Tôi bị điên", "Hãy đánh tôi đi", "Hãy
cho tôi rác", hoặc là nạn nhân của trò này rồi đúng không?
Cảm giác bị mọi người cười mà không biết lý do vì sao chắc
"ức chế" lắm đấy nhỉ?
3. Chờ bạn đứng lên trả lời, lặng lẽ rút ghế của nó ra khỏi vị
trí ban đầu. Và khi ngồi xuống thì "Oạch". Kiểu gì cũng có
cảnh 1 người vừa đau mông vừa tức, còn cả lớp thì được một
phen cười vỡ bụng.
4. Cái trò nhắc bài sai cho bạn này là đáng "Hít le" lắm đây.
Ai đời cô đang dạy về tâm trạng của nàng Kiều khi bị Tú Bà
nhốt trong lầu Ngưng Bích thì lại nhắc bài về Cách Mạng
Tháng 8.
5. Chà, nhằm đúng giờ kiểm tra bài cũ, một người giả vờ đau
bụng, ba bốn tên khác hè nhau "đưa bạn lên phòng y tế" là
khung cảnh siêu quen thuộc trong khá nhiều giờ học phải
không nào? Chắc chắn sau khi ra khỏi tầm mắt của thầy,
mấy cậu học sinh này chẳng thèm qua phòng y tế mà lại lượn
lờ lớp học của em gái xinh tươi vừa "tia" được sáng nay, chờ
thầy kiểm tra bài cũ xong là "hết đau bụng" cho xem.
6. Bức xúc nhất là bị giật tóc hay gõ vào đầu, nhưng khi
quay ra lại thấy một tốp đứng sau lưng mình, tên nào mặt
cũng tưng tửng, chẳng biết ai là hung thủ.
7. Cái trò chờ bạn đứng dậy trả lời rồi bôi phấn vào ghế
cũng được áp dụng triệt để.

8. Chà chà, đã bao giờ bạn nghĩ ra trò nghịch ngợm, nhân lúc
cô giáo chưa vào lớp, lại định lừa lũ bạn là cô ốm, được
nghỉ? Để đến khi cả lớp mừng rỡ hò hét xách cặp ra về thì cô
giáo đứng ngay trước cửa rồi. Chắc chắn tên "lừa đảo" này
sẽ bị cả lớp trừng trị thẳng tay cho xem.
Quan tâm bạn bè sao
vẫn bị ghét?
Sự quan tâm không đúng lúc, đúng chỗ đôi
khi lại bị xem là hành động “làm phiền” người
khác.
@ Em là một người rất quan tâm bạn bè nhưng nhiều khi em
hay chọc bạn làm bạn tức trong lớp em lúc nào cũng bị "hắt
hủi" vì lớp em rất ghét tính em. Giờ em phải làm sao để mọi
người không ghét em nữa. (xin giấu tên, 018363…)
Quan tâm đến bạn là một công việc quan trọng của đời
người. Ai sống mà không quan tâm đến bạn bè thì chính họ
sẽ rơi vào vòng cô đơn, buồn khổ. Người nào quan tâm đến
bạn bè, người thân, xã hội sẽ có cuộc sống phát triển thuận
lợi hơn những người không quan tâm đến bạn bè. Tuy vậy,
việc quan tâm đến bạn bè cũng cần kỹ năng nhất định như
quan tâm đến cái gì, lúc nào, ở đâu … có như vậy mới đáp
ứng được nhu cầu của người được quan tâm. Nếu quan tâm
không đúng lúc, đúng chỗ, đúng trạng thái tâm lý có thể dẫn
đến phản tác dụng.
Ảnh
minh họa

×