Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp tu từ cú pháp trong văn chính luận hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.3 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI








TRẦN THỊ THẮM





BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM
VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ CÚ PHÁP
TRONG VĂN CHÍNH LUẬN HỒ CHÍ MINH






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN











HÀ NỘI, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI





TRẦN THỊ THẮM




BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM
VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ CÚ PHÁP
TRONG VĂN CHÍNH LUẬN HỒ CHÍ MINH



Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Bùi Minh Toán






HÀ NỘI, 2011



1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn ñề tài
1.1. Bên cạnh việc nghiên cứu những vấn ñề thuộc về từ vựng học, nghiên
cứu những vấn ñề về ngữ âm và ngữ pháp có vai trò vô cùng to lớn trong việc
nghiên cứu ngôn ngữ học hiện nay. Nghiên cứu về ngữ âm và ngữ pháp góp phần
hoàn thiện việc nghiên cứu về hệ thống ngôn ngữ một cách toàn diện, tạo ra diện
mạo nhiều chiều với nhiều sắc vẻ của các ñơn vị ngôn ngữ. Ở những phương diện
khác nhau, các ñơn vị ngôn ngữ lại hiện lên với những trạng thái sinh ñộng, mới mẻ
và chứa ñựng nhiều nội dung thú vị.
Trong quá trình nghiên cứu về ngữ âm và ngữ pháp, biện pháp tu từ là một
vấn ñề nhận ñược nhiều sự quan tâm. Thông qua việc nghiên cứu các biện pháp tu

từ - ñược thể hiện qua vỏ âm thanh và cấu trúc ngữ pháp, chúng ta có thể thấy rõ sự
linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ, thấy rõ sự ña dạng trong cách diễn ñạt, cảm
nhận rõ vẻ ñẹp của tiếng Việt. Từ ñó, người sử dụng ngôn ngữ có thể vận dụng vào
việc phân tích và tạo lập văn bản, tiếp nhận văn bản văn học một cách có hệ thống,
toàn vẹn và hoàn chỉnh hơn ở nhiều góc ñộ khác nhau.
1.2. Trong sự nghiệp lớn lao của Hồ Chí Minh – có một di sản ñặc biệt biệt
ñể lại cho dân tộc, ñó là sự nghiệp trước tác. Người ñã ñể lại cho chúng ta một sự
nghiệp trước tác lớn lao về tầm vóc, phong phú ña dạng về thể loại và ñặc sắc về
phong cách sáng tác. [43, 419]
Từ những năm 20 của thế kỉ XX, các bài văn chính luận với bút danh
Nguyễn Ái Quốc ñăng trên báo Người cùng khổ, Nhân ñạo, Đời sống thợ thuyền ñã
tác ñộng và ảnh hưởng lớn ñến quần chúng Pháp và nhân dân những nước thuộc
ñịa, kêu gọi thức tỉnh nhân dân nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận ñấu tranh
chung. “Văn chương Hồ Chí Minh ñã kết hợp ñược sự sâu sắc tự bên trong mối
quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống
và hiện ñại. Mỗi loại hình văn học của người ñều có phong cách riêng, ñộc ñáo,
hấp dẫn và có giá trị bền vững. Hồ Chí Minh là người ñầu tiên sử dụng có hiệu quả


2
cao thể văn chính luận hiện ñại Văn chính luận của Hồ Chí Minh mang cốt cách,
ñặc ñiểm của văn chính luận hiện ñại của giai cấp vô sản”. Vì thế, văn chính luận
của Người ñược ñộc giả và giới nghiên cứu quan tâm trên nhiều phương diện khác
nhau.
1.3. Nghiên cứu các biện pháp tu từ trên mặt ngữ âm và ngữ pháp trong văn
chính luận của Hồ Chí Minh là vấn ñề giúp chúng tôi có thể tiếp cận, tìm hiểu thêm
một phương diện mới về phong cách viết văn của Người.
Những lí do trên là cơ sở ñể chúng tôi chọn ñề tài “Biện pháp tu từ ngữ âm
và biện pháp tu từ cú pháp trong văn chính luận Hồ Chí Minh”.
2. Lịch sử nghiên cứu

2.1. Về biện pháp tu từ
Lí thuyết về biện pháp tu từ ñã ñược nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới
cũng như ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu.
Aristote là một trong các nhà khởi xướng, có công trong việc tạo nên các lời
văn hoa mĩ, các thuật hùng biện, hình thành môn “Mĩ từ pháp”. Tu từ học ñã trở
thành một bộ môn bắt buộc trong Tam khoa của nhà trường Trung cổ và nhà trường
cận ñại ở Châu Âu. Vấn ñề tu từ học ñược tiếp tục phát triển, nâng cao thành hệ
thống lí luận ở các tác giả như: Ciceron, Quitilien, Horace, Virgile…
Từ thế kỉ XIX, tu từ học – phong cách học ñã trở thành một ngành riêng của
ngôn ngữ học.
Ở nước ta, tên gọi “Tu từ học” xuất hiện vào thập niên 50 của thế kỉ XX,
những công trình nghiên cứu về tu từ học thời kì này có thể kể ñến như: Vũ trung
tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, Việt – Hán văn khảo của Phan Kế Bính, Quốc văn cụ
thể của Bùi Kỉ, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Thơ ca Việt Nam
– Hình thức và thể loại của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức
Vào khoảng thập niên 60 của thế kỉ XX, tên gọi Phong cách học xuất hiện,
Phong cách học chính là Khoa tu từ học ñược hiện ñại hoá có cơ sở lí thuyết nhằm
vào ñối tượng cơ bản là các phong cách ngôn ngữ. [37, 238]


3
Cùng với sự ra ñời của lí luận về biện pháp tu từ là các công trình nghiên cứu
của các tác giả: Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà, Hữu Đạt, Lê Anh
Hiền Có thể kể ñến một số công trình có vai trò nền tảng trong việc trình bày về
vấn ñề biện pháp tu từ. Cụ thể:
- Tác giả Lê Anh Hiền với cuốn Khái luận tu từ học, Đại học Sư phạm Hà
Nội, 1961.
- Tác giả Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Nguyễn Nguyên Trứ, Tu từ học tiếng
Việt hiện ñại (sơ thảo), Đại học Sư phạm Việt Bắc, 1975
- Tác giả Cù Đình Tú với cuốn Phong cách học và ñặc ñiểm tu từ tiếng

Việt, nhà xuất bản Giáo dục, 1983.
- Tác giả Hữu Đạt với cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện ñại, Nhà xuất
bản Đai học quốc gia Hà Nội, 2001.
- Tác giả Đinh Trọng Lạc với cuốn Chín mươi chín phương tiện và biện
pháp tu từ tiếng Việt, nhà xuất bản Giáo dục (tái bản lần thứ bảy), 2003.
- Tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà với cuốn Phong cách học tiếng
Việt, nhà xuất bản Giáo dục (tái bản lần thứ tám), 2008.
Trong những công trình trên, các tác giả ñã ñề cập ñến những vấn ñề cơ bản
về lí thuyết biện pháp tu từ như: khái niệm về biện pháp tu từ, ñặc ñiểm tu từ của
các loại ñơn vị trong tiếng Việt, các phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt (tu từ
từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp, văn bản, ngữ âm của phong cách học) Đây là những
nhận thức lí luận rất cần thiết, có chức năng dẫn ñường cho việc tìm hiểu các vấn ñề
về biện pháp tu từ.
2.2. Về văn chính luận Hồ Chí Minh
Thơ văn của Hồ Chí Minh luôn là ñối tượng hứng thú của nhiều nhà nghiên
cứu. Chính vì vậy, từ trước ñến nay có không ít công trình nghiên cứu về tác phẩm
của Người với những tác giả có tên tuổi như: Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức,
Phong Lê…
Riêng về mặt ngôn ngữ, các tác phẩm văn thơ của Hồ Chí Minh ñã có những
công trình khảo cứu về các phương diện sau:


4
- Việc dùng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong văn Hồ Chí Minh.
- Phép so sánh trong văn thơ Hồ Chí Minh.
- “Tập Kiều” trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh.
- Tên các bài báo của Hồ Chí Minh.
- Tiếng cười (phong cách hài hước) trong văn Hồ Chí Minh.
- Ý kiến của Hồ Chủ Tịch về việc mượn từ gốc Hán.


Có thể kể ra một số công trình, bài viết như sau:
Trong bài viết Phương pháp nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh [54, 207],
Nguyễn Đăng Mạnh chỉ rõ: “Văn chính luận chủ yếu ñược viết theo tư duy logic.
Sức thuyết phục của nó không phải ở chỗ dựng nên những hình tượng, những bức
tranh sinh ñộng… mà ở chỗ ñưa ra những lí lẽ ñanh thép, những lập luận chặt chẽ,
những luận cứ hùng hồn… Trên cơ sở những ñặc trưng cơ bản của thể loại văn
chính luận như thế, nhiều loại văn chính luận ra ñời với những sắc thái khác nhau
dưới ngòi bút của Hồ Chí Minh, như tuyên ngôn, lời kêu gọi, báo cáo chính trị, thư
từ gửi các ngành các giới, văn bút chiến, văn tiểu phẩm và các thể loại văn báo chí
khác…” [54, 217].
Phong Lê với bài viết Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh con người và thơ
văn [54, 244] nhận xét: thơ văn Hồ Chí Minh có sự tổng hoà, kết hợp của nhiều âm
ñiệu – sự kết hợp ấy làm nên phong cách Hồ Chí Minh.
Trong Lời giới thiệu (cho cuốn Văn Hồ Chủ Tịch, Nhà xuất bản Giáo dục,
1971), Huỳnh Lý nêu lên 4 ñặc ñiểm cơ bản về phong cách văn xuôi Hồ Chí Minh:
tư tưởng lớn, hình thức diễn ñạt ngắn gọn, trong sáng, sinh ñộng, ung dung pha chút
hóm hỉnh, “viết sâu ngọt, viết có tình”.
Nguyễn Thuý Khanh với bài viết Một số ñặc ñiểm trong ngôn ngữ báo chí
chính luận của Hồ Chủ Tịch (Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Viện Ngôn ngữ học, NXB Khoa học Hà Nội, 1980) cho rằng “Người ñã sử
dụng lối diễn ñạt quen thuộc của quần chúng, có khả năng tạo ra sức tác ñộng
mạnh ñến người ñọc, có khả năng tạo ra sức tác ñộng trong thông tin, báo chí”.


5
Trong bài viết Câu văn của Bác Hồ (Tạp chí ngôn ngữ số 4, 1970), Lê Xuân
Thại ñưa ra nhận ñịnh “Trong các bài văn của Bác có nhiều cách biện luận, trong
ñó có cách dùng câu hỏi, những câu hỏi loại này của Bác mang ñầy sức mạnh của
logic”.
Bài viết Bước ñầu tìm hiểu ngôn ngữ của Hồ Chủ Tịch qua Những lời

kêu gọi (Tạp chí văn học số 6/1965), Nguyễn Phan Cảnh ñã ñưa ra những nhận
ñịnh về phong cách chính luận của Người ở những ñiểm chung nhất.
Với bài Tuyên ngôn ñộc lập một nghệ thuật viết văn nghệ thuật mẫu mực,
dân tộc và hiện ñại (Tạp chí văn học số 3/1990), Nguyễn Quốc Tuý ñã chú trọng
phân tích nghệ thuật viết văn của Hồ Chí Minh: một tác phẩm văn xuôi giàu nhịp
ñiệu âm thanh, sử dụng ñiệp ngữ, ñiệp từ rất ñặc sắc, cách sử dụng từ rất chính xác
và tinh tế. Tác giả khẳng ñịnh “Tuyên ngôn ñộc lập là áng văn chính luận mẫu
mực”.
Theo khảo sát, cho ñến nay chưa có công trình nào dành riêng ñể nghiên cứu
về vấn ñề biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp tu từ cú pháp trong văn chính luận
của Hồ Chí Minh (tuy rải rác trong các sách nghiên cứu và giảng dạy về ngôn ngữ
có ñề cập ñến). Vì vậy, luận văn của chúng tôi nghiên cứu ñề tài này với hy vọng
hiểu rõ hơn về văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn ngôn ngữ học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lựa chọn Biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp tu từ cú pháp trong
văn chính luận Hồ Chí Minh làm ñối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về mặt thời gian, chúng tôi giới hạn việc tìm hiểu biện pháp tu từ
trong văn chính luận Hồ Chí Minh trong phạm vi ngữ âm và ngữ pháp.
4. Mục ñích, nhiệm vụ của ñề tài
- Mục ñích của ñề tài
Mục ñích của ñề tài này là tìm hiểu các biện pháp tu từ ngữ âm (nhịp ñiệu,
vần, ñối, hài hoà thanh ñiệu…) và biện pháp tu từ cú pháp (những phép tu từ cú


6
pháp: phép lặp, liệt kê, nhấn mạnh thành phần câu, cách dùng câu hỏi tu từ) trong
văn chính luận của Hồ Chí Minh.
- Nhiệm vụ của ñề tài

Luận văn ñặt ra nhiệm vụ khảo sát các biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp
tu từ cú pháp trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh, thấy ñược giá trị
và hiệu quả biểu ñạt của các phép tu từ; góp phần tìm hiểu phong cách ngôn ngữ Hồ
Chí Minh trong văn chính luận. Từ ñó, rút ra bài học thực tiễn trong dạy học tác
phẩm của Hồ Chí Minh và bài học về sử dụng ngôn ngữ nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ ñặc trưng và yêu cầu của ñề tài, trong quá trình triển khai luận
văn, chúng tôi kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
Vận dụng phương pháp này, chúng tôi có thể khảo sát ñể tìm ra và phân loại
các biện pháp tu từ ngữ âm và ngữ pháp trong văn chính luận của Hồ Chí Minh. Từ
ñó, xác ñịnh hiệu quả sử dụng của các biện pháp tu từ ấy.
- Phương pháp phân tích
Phương pháp này cho phép chúng tôi ñi sâu vào nhiều khía cạnh của vấn ñề,
vừa làm rõ vấn ñề vừa tăng sức thuyết phục với những dẫn chứng và cứ liệu, lập
luận cụ thể.
- Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp giúp chúng tôi dễ dàng hơn trong việc nâng cao vấn
ñề, khái quát phong cách nhà văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Về lí luận
Trên cơ sở các lí thuyết ngôn ngữ, luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm lí
thuyết về tu từ ngữ âm, tu từ ngữ pháp, về phong cách chính luận bằng những kết
quả nghiên cứu cụ thể.




7
- Về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu luận văn nhằm phục vụ cho việc ñọc, hiểu các tác phẩm
văn chính luận của Hồ Chí Minh. Những kiến giải của luận văn có thể góp phần
ñịnh hướng cho người ñọc trong quá trình tiếp cận tác phẩm, ñặc biệt là các tác
phẩm trong chương trình phổ thông hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Chúng tôi triển khai luận văn thành ba phần: phần Mở ñầu, phần Nội dung và
phần Kết luận.Tương ứng với những nhiệm vụ ñặt ra, phần Nội dung của luận văn
ñược chia thành 3 chương, trình bày các vấn ñề sau:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Biện pháp tu từ ngữ âm trong văn chính luận Hồ Chí Minh
Chương 3: Biện pháp tu từ cú pháp trong văn chính luận Hồ Chí Minh




















8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. Lí thuyết về biện pháp tu từ
Lí luận về tu từ học và biện pháp tu từ xuất hiện từ rất sớm, việc nghiên cứu
về vấn ñề này ñã ñạt ñược những thành tựu ñáng kể. Những thành tựu ấy phần nào
cho thấy sự phát triển của ngôn ngữ học nói chung và của tu từ học nói riêng – dù
nó chưa phản ánh hết ñược những gì vốn rất phong phú và phức tạp của ngôn ngữ
trong quá trình sử dụng. Lí thuyết về vấn ñề này ngày càng ñược nhiều nhà ngôn
ngữ học quan tâm nghiên cứu, nhờ thế nó dần ñược hoàn thiện bởi hệ thống lí luận
sâu sắc. Hệ thống lí luận xuất hiện sau mang tính kế thừa hệ thống lí luận trước,
ñồng thời nó bổ sung nhiều hơn những phát hiện mới mẻ, phù hợp với thực tiễn
ngôn ngữ trong hoạt ñộng hành chức.
Ở thời kì ñầu, nói ñến tu từ học người ta thường nhắc ñến những khái niệm
như nghệ thuật diễn ñạt, thuyết phục, tranh biện Thuật ngữ phương thức tu từ hay
tu từ pháp dường như ñược sử dụng chung cho cả hai khái niệm phương tiện tu từ
và biện pháp tu từ. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu cũng ñã xác ñịnh và phân loại
các phương thức tu từ chủ yếu: ẩn dụ, hoán dụ, phúng dụ, tượng trưng, trùng ñiệp,
Đây là những kiến thức mang tính tiền ñề lí luận, ñịnh hướng cho việc nghiên cứu
vấn ñề biện pháp tu từ ở những khía cạnh khác nhau. Ở giai ñoạn sau, các nhà ngôn
ngữ học thường dựa vào ñặc ñiểm cấu trúc và ñặc ñiểm ngữ nghĩa của các phương
thức tu từ ñể phân loại. Chẳng hạn, V.V.Odinsov hệ thống hoá các phương thức và
biện pháp tu từ thành hai nhóm: các phép tu từ thay thế (gồm hai tiểu nhóm: các
phép tu từ số lượng như ngoa dụ, nói giảm và các phép tu từ chất lượng như ẩn dụ,
hoán dụ, mỉa mai) và các phép tu từ kết hợp (gồm các phép ñồng nhất như so sánh,
thế ñồng nghĩa; các phép không ñồng nhất như ñồng nghĩa chính xác hoá, chơi chữ,
liên ngữ, hay các phép ñối lập như ñối ngữ, nghịch dụ, )
Ngày nay, nhiều nhà ngôn ngữ dùng phổ biến thuật ngữ Phong cách học thay
thế thuật ngữ Tu từ học trước ñây. Tu từ học vẫn ñược sử dụng ñể chỉ phần nghiên



9
cứu các ñặc ñiểm tu từ của các ñơn vị ngôn ngữ, các khái niệm màu sắc tu từ, biện
pháp tu từ
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học của Việt Nam cũng có những kiến giải
nhất ñịnh về tu từ học và biện pháp tu từ.
Trong cuốn Từ ñiển Hán Việt, ông Phan Văn Các giải thích “tu từ là sửa
sang lời văn cho hay cho ñẹp”; Tu từ học là “bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu
những thuộc tính biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ ñể sử dụng làm cho lời
văn hay hơn ñẹp hơn”.
Không chỉ dừng lại ở việc ñưa ra những ñịnh nghĩa, hiện nay nhiều nhà ngôn
ngữ học cố gắng ñưa ra những tiêu chí ñể phân chia hai bình diện phương tiện tu từ
và biện pháp tu từ, bởi hai khái niệm này có sự khác biệt nhau. Cần tách bạch rõ
ràng ñể tránh sự lúng túng và khó nắm bắt trong quá trình sử dụng.
Phong cách học chú ý ñến sự phân chia biện pháp tu từ và phương tiện tu từ
trên hai bình diện hệ thống (ngôn ngữ) và hoạt ñộng (lời nói).
Nhóm tác giả của Nhập môn ngôn ngữ học nhấn mạnh “cơ sở của sự xác
lập hai bình diện phương tiện tu từ và biện pháp tu từ xuất phát từ sự phân chia
ngôn ngữ và lời nói trong ngôn ngữ học” [9, 417]. Các tác giả ñã ñưa ra những tiêu
chí chủ yếu ñể phân ñịnh phương tiện tu từ và biện pháp tu từ:
- Thành phần thông tin bổ sung của các phương tiện tu từ manh tính tương
ñối ổn ñịnh, ñộc lập với ngữ cảnh, là cơ sở cho sự lựa chọn. Thành phần thông tin
bổ sung nảy sinh trong các biện pháp tu từ mang bản chất ngữ cảnh.
- Màu sắc tu từ của các phương tiện tu từ ñược xác ñịnh chủ yếu dựa trên
mối quan hệ ñối ñoạn tính của bản thân các phương tiện trong hệ thống ngôn ngữ.
Hiệu quả, giá trị phong cách của biện pháp tu từ ñược xác ñịnh chủ yếu dựa trên
mối quan hệ của các yếu tố ngôn từ với ngữ cảnh tu từ.
- Phương tiện tu từ thuộc về bình diện hệ thống (ngôn ngữ) còn biện pháp tu
từ thuộc về bình diện hoạt ñộng (lời nói).
Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ” cũng ñưa

ra những nhận ñịnh xác ñáng ñể phân biệt phương tiện tu từ và biện pháp tu từ.


10
Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt ñộng lời nói các
phương tiện ngôn ngữ không kể trung hoà hay diễn cảm trong một ngữ cảnh rộng
ñể tạo ra hiệu quả tu từ. [40, 5]
Phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản chúng
còn có ý nghĩa bổ sung còn gọi là màu sắc tu từ . [40, 5]
Tác giả cũng ñưa ra những tiêu chí nhất ñịnh ñể phân biệt 2 khái niệm
phương tiện tu từ và biện pháp tu từ, những tiêu chí ấy có phần ñồng nhất với ý kiến
của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ - Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đỗ Việt Hùng – Bùi
Minh Toán.
Tóm lại, có thể nhận diện phương tiện tu từ và biện pháp tu từ qua sự khái
quát sau:
Phương tiện tu từ ñược nhận diện ở những ñiểm sau:
- Là phương tiện ngôn ngữ, ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật – logic)
chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ.
- Là những phương tiện ñược tu sức về mặt tu từ hoặc ñôi khi ñược ñánh dấu
về mặt tu từ. [41, 59]
- Phương tiện tu từ là những yếu tố ngôn ngữ thuộc các cấp ñộ khác nhau,
ñược ñánh dấu về tu từ học trong giới hạn của một cấp ñộ nào ñó trong ngôn ngữ
[40, 9]
- Ý nghĩa tu từ học của phương tiện tu từ bị quy ñịnh bởi những quan hệ hệ
hình của các yếu tố cùng bậc. [40, 9]
- Ý nghĩa tu từ học của phương tiện tu từ ñược củng cố ở ngay phương tiện
ñó [40, 9].
- Phương tiện tu từ bao giờ cũng nằm trong thế ñối lập tu từ học (tiềm tàng
trong ý thức của người bản ngữ) với phương tiện tương liên có tính chất trung hoà
của hệ thống ngôn ngữ. [40, 11]

- Phương tiện tu từ mang tính khách quan. Các phương tiện tu từ của mỗi
ngôn ngữ ñều tồn tại trong ý thức và tiềm thức của người dùng, người ta có thể sử
dụng trong lời nói hằng ngày và cũng giống như các tín hiệu từ, các câu nói người


11
quen dùng không hỏi do ai tạo ra, vậy mà cách hiểu ñều giống nhau. Các phương
tiện tu từ có tính chất khách quan và mỗi phương tiện ñều có chung một mã giống
nhau, ñộc lập với chủ quan người sử dụng. [37, 193]
- Các phương tiện tu từ mang tính hữu hạn trong hệ thống.
Biện pháp tu từ ñược nhận diện ở những ñiểm sau:
- Là cách kết hợp ngôn ngữ ñặc biệt trong một hoàn cảnh cụ thể, nhằm mục
ñích tu từ nhất ñịnh.
- Biện pháp tu từ là cách diễn ñạt mới mẻ, ñặc sắc trong những ngữ cảnh cụ
thể ñể tạo ra cái hay của ngôn ngữ.
- Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng các ñơn vị lời nói trong
giới hạn của một ñơn vị thuộc bậc cao hơn. [40, 9]
- Ý nghĩa tu từ học của biện pháp tu từ bị quy ñịnh bởi những quan hệ cú
ñoạn giữa các ñơn vị của một bậc hay của các bậc khác nhau. [40, 9]
- Ý nghĩa tu từ học của biện pháp tu từ nảy sinh ra trong ngữ cảnh của một
ñơn vị lời nói nào ñó. [40, 9]
- Biện pháp tu từ ñối lập với biện pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường trong
mọi hoàn cảnh, nhằm mục ñích diễn ñạt lí trí. [40, 142]
- Biện pháp tu từ mang tính chủ quan thuộc về lựa chọn kĩ năng diễn ñạt của
người viết.
- Biện pháp tu từ mang tính vô hạn.
Tuy giữa các biện pháp tu từ và các phương tiện tu từ có sự khác biệt rõ rệt
như vậy nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ biện chứng. Một mặt, việc sử dụng
các phương tiện tu từ sẽ tạo ra các biện pháp tu từ, mặt khác việc sử dụng một biện
pháp tu từ nào ñó trong lời nói cũng có thể chuyển hoá nó thành phương tiện tu từ.

Hơn nữa, cùng một phương tiện tu từ có thể ñược dùng ñể xây dựng những biện
pháp tu từ rất khác nhau. Ngược lại, những phương tiện tu từ khác nhau có thể tham
gia vào việc xây dựng cùng một biện pháp tu từ.
Sự phân chia hai phạm trù phương tiện tu từ và biện pháp tu từ cũng chỉ
mang tính tương ñối. Điều quan trọng là người sử dụng ngôn ngữ cần ñặt vào hệ


12
thống và tạo ñược sự nhất quán khi xác ñịnh, miêu tả và phân tích các biện pháp tu
từ cũng như phương tiện tu từ.
Như vậy, có thể nói biện pháp tu từ là cách sử dụng các phương tiện ngôn
ngữ nhằm ñạt hiệu quả trong cách diễn ñạt. Nói cách khác, biện pháp tu từ chú ý
ñến khả năng lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ, ñộc ñáo trong cách thể hiện, tạo ra sự
mới mẻ, lạ hoá. Người sử dụng ngôn ngữ có thể ñạt tới sự sáng tạo khéo léo nếu
biết sử dụng các biện pháp tu từ một cách linh hoạt ñể tạo ra hình thức diễn ñạt cho
những nội dung cụ thể.
Tuỳ theo các phương tiện ngôn ngữ ñược kết hợp và căn cứ vào các cấp ñộ
ngôn ngữ, các biện pháp tu từ có thể ñược chia ra: Các biện pháp tu từ từ vựng –
ngữ nghĩa (ñiệp từ, ñiệp ngữ, liệt kê từ vựng, tăng cấp ); biện pháp tu từ ngữ âm
(ñiệp thanh, ñiệp phụ âm ñầu, hài thanh, biến nhịp ); biện pháp tu từ cú pháp (ñảo
ngữ, sóng ñôi, phản cú, ñiệp cú, xen kẽ, ñề ngữ, giải ngữ ); biện pháp tu từ văn bản
(rút gọn, ñiệp khúc, liên kết, bỏ lửng, nhấn mạnh ).
Dựa vào ñối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài, ở chương này, luận văn
chỉ tìm hiểu cụ thể vấn ñề lí thuyết biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp tu từ cú
pháp - làm cơ sở cho việc triển khai những vấn ñề ở chương 2 và chương 3.
1.2. Lí thuyết về biện pháp tu từ ngữ âm
1.2.1. Biện pháp tu từ ngữ âm
Các phương tiện ngữ âm (âm vị, âm tiết) ñược xem là những ñơn vị mang
tính một mặt (khác với những ñơn vị mang tính hai mặt như hình vị, từ, câu, ), là
vỏ âm thanh – cơ sở vật chất ñể biểu ñạt ý nghĩa nào ñó của ngôn ngữ. Vì ñặc ñiểm

ấy mà bản thân các ngữ âm phương tiện ngữ âm chưa thể hiện rõ màu sắc tu từ. Tuy
nhiên, hình thức âm thanh và nội dung ý nghĩa luôn là hai mặt song song có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, nương tựa vào nhau ñể tồn tại, hình thức âm thanh là cái
biểu ñạt – phản ánh bản chất của cái ñược biểu ñạt (nội dung ý nghĩa). Vì thế, trong
một chừng mực nhất ñịnh, các phương tiện ngữ âm vẫn có thể ñược sử dụng làm
chất liệu ñể biểu ñạt hình tượng, cảm xúc mang tính biểu cảm. Khảo sát ñặc ñiểm
ngữ âm của các phương tiện ngôn ngữ ñể tạo ra những cách phối hợp hợp lí, có giá


13
trị nghệ thuật là một trong những việc làm cần thiết ñể khai thác tối ña những ưu thế
của âm thanh ngôn ngữ. Nếu biết sử dụng những phương tiện ngữ âm một cách hợp
lí sẽ mang lại hiệu quả tu từ không nhỏ.
Biện pháp tu từ ngữ âm là những cách phối hợp sử dụng khéo léo các âm
thanh, ñem ñến cho phát ngôn (thông thường hơn cả là văn bản thơ) một cơ cấu âm
thanh nhất ñịnh, nhằm tạo ra những màu sắc biểu cảm – cảm xúc nhất ñịnh. [40,
221]
Ví dụ: Sử dụng khéo léo các phụ âm có thể tạo ra những giá trị biểu cảm
nhất ñịnh.
Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên
Làm cho ñộng ñịa kinh thiên ñùng ñùng
Đại quân ñồn ñóng cõi Đông
(Nguyễn Du)
Sự lặp lại âm “ñ” ở những âm tiết: ñộng ñịa, ñùng ñùng, ñại, ñồn, ñóng,
ñông tạo ra sự cộng hưởng ở những âm tiết có phụ âm ñầu hữu thanh, góp phần gia
tăng ấn tượng mạnh mẽ về thân thế của một ñại quân.
Nói ñến sự tinh tế trong việc phối hợp các yếu tố ngữ âm, người ta cũng
thường nhắc ñến hai câu thơ của Tản Đà:
Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương

Sự phối hợp của các thanh bằng – trắc: câu trên chủ yếu là các âm tiết mang
thanh trắc, câu dưới chủ yếu là các âm tiết mang thanh bằng tạo nên sự ñối lập trong
tâm trạng của một con người. Bên cạnh ñó, còn phải kể ñến việc sử dụng các phụ
âm cuối một cách hiệu quả: các phụ âm cuối tắc vô thanh /p/ trong “thấp” và /t/
trong “uất” tạo nên biểu tượng của sự nghẹn ngào trước cái trớ trêu của số phận ;
các phụ âm vang mũi /n/ trong các âm tiết “giang”, “quên”, “hương” tạo nên sự dàn
trải, phiêu du ; các âm tiết mở có ñộ vang lớn “hồ, mê, quê” kết hợp với các âm tiết
nửa mở “chơi” cùng với 7 thanh bằng (ñối lập với 5 thanh trắc ở trên) góp phần
miêu tả một tư tưởng thoát li, một tâm hồn ngao du, thoát tục.


14
1.2.2. Các biện pháp tu từ ngữ âm thông dụng
Vỏ âm thanh ngôn ngữ thường ñược xem là các tín hiệu chỉ có một mặt
nhưng trong những hoàn cảnh nhất ñịnh hoặc trong những cách diễn ñạt có chủ ñích
người ta có thể sử dụng nó như một phương tiện mang màu sắc tu từ, có tính biểu
trưng cao, giúp cho sự cộng hưởng ý nghĩa thêm phần sinh ñộng và sâu sắc. Sử
dụng các biện pháp tu từ ngữ âm ñể chuyển hoá âm thanh ngôn ngữ một cách khéo
léo có thể tạo ra những hiệu quả biểu cảm có giá trị. Chúng ta thường gặp các biện
pháp tu từ ngữ âm như: hài thanh, hài âm, ñiệp âm, biến nhịp, ñiệp khúc
1.2.2.1. Biện pháp hài thanh
Hài thanh là biện pháp tu từ ngữ âm nhằm hài hoà các mặt ñối lập về thanh
ñiệu: cao/thấp; gãy /không gãy, tức là ñối lập âm vực và ñường nét thanh ñiệu. [37,
93]
Biện pháp hài thanh chủ yếu phát huy tác dụng trong những tác phẩm thơ bởi
thơ ca tiếng Việt luôn chú ý ñến tính nhạc, có thể xem ñây là một trong những tiêu
chí quan trọng ñể góp phần làm nên một bài thơ hay, nhất là những bài thơ ñược
quy ñịnh bởi tính chất niêm luật chặt chẽ về cả vần và ñiệu.
Ví dụ: Gió sao là lạ. Mây khang khác
Không hiểu hay là nhịp cuối năm

Hôm qua thì tiếc. Mai thì sợ
Tuột cương. Trăng cũ lại trăng rằm !
(Cuối năm - Hữu Thỉnh)
Các vế của câu thơ và giữa các câu thơ với nhau có sự hài hoà về thanh: âm
vực thấp với âm vực cao (là lạ - khang khác - năm - tiếc - sợ - cương - rằm), các âm
tiết ñi từ âm tiết mở ñến ñóng ñến nửa ñóng, từ âm có ñộ vang ít ñến âm có ñộ vang
nhiều kết hợp với các dấu chấm câu bất thường ở giữa câu và mỗi chỗ xuống dòng
ñều góp phần diễn tả tâm trạng hồi hộp, lo âu, giật mình trước tốc ñộ của nhịp sống.
Trong văn xuôi, sự hài hoà thanh ñiệu không yêu cầu chặt chẽ như trong thơ
, nhưng nếu có sự hài hoà ấy thì câu văn thêm phần sinh ñộng.


15
Ví dụ: Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông,
Tây, Nam, Bắc. Người có bốn ñức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì
không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành ñất. Thiếu một ñức, thì không
thành người. [18, 631]
Với ngắt nhịp ñều ñặn của các cấu trúc sóng ñôi kết hợp với sự phối hợp các
thanh của mỗi âm tiết cuối ngữ ñoạn ñã tạo nên hài hoà, cân ñối cho các câu văn.
Có khi các âm tiết ñi liền nhau có sự nhịp nhàng với nhau (Xuân, Hạ, Thu, Đông,
Đông, Tây, Nam, Bắc, Cần - Kiệm – Liêm – Chính), có khi các âm tiết ñứng xa nhau
nhưng vẫn có cân xứng nhờ sự luân phiên các thanh bằng trắc của các âm tiết (mùa
– phương - Bắc - ñức - trời - ñất - người), các âm tiết mở kết hợp với âm tiết ñóng
(mùa - trời - người – phương- bắc - ñức - ñất), các âm tiết kết thúc bằng phụ âm
vang hữu thanh ñi liền nhau (Cần, Kiệm, Liêm, Chính) tạo sự vang vọng, các âm tiết
ñóng ñứng cạnh nhau (bắc - ñức - ñất) tạo sự gân guốc, dứt khoát trong lời nói.
1.2.2.2. Biện pháp hài âm
Hài âm là biện pháp tu từ ngữ âm, trong ñó người ta cố ý sử dụng một cách
tổng hợp các biện pháp tu từ ngữ âm nhằm tạo nên một sự phù hợp giữa hiệu quả
biểu cảm - cảm xúc của hình tượng âm thanh với nội dung biểu cảm của câu thơ.

[40, 226]
Biện pháp hài âm chú ý ñến sự hài hoà các mặt ñối lập của âm tiết như : mở
/ñóng, cao /thấp, ngắn/dài, mạnh /yếu, trầm/bổng, ở những vị trí nhất ñịnh ñể tạo
âm hưởng (ñiểm nhấn thường là những âm tiết ñứng ở cuối câu). Tính chất hài hoà
này không chỉ thể hiện ở những câu thơ, lời văn riêng lẻ mà nó còn góp phần tạo ra
ñặc trưng về giọng ñiệu cho cả ñoạn, cả bài.
Ví dụ:
Đời Trần, quân Nguyên ñánh ñâu ñược ñấy, ñánh ñược nước Tàu và nửa
châu Âu, thế mà ba lần bị ông Trần Hưng Đạo ñánh tan. Bình dân như ông Lê Lợi
và ông Nguyễn Huệ ñã ñánh ñuổi quân Tàu làm cho nước ta ñộc lập.
Người già như ông Lí Thường Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn ñánh ñông dẹp bắc,
bao nhiêu lần ñuổi giặc cứu dân.


16
Thiếu niên như Đổng Thiên Vương, chưa ñến 10 tuổi, mà ñã ra tay cứu
nước, cứu nòi, Trần Quốc Toản mới 15, 16 tuổi ñã giúp ông Trần Hưng Đạo ñánh
phá giặc Nguyên.
Phụ nữ thì có bà Trưng, bà Triệu ra tay khôi phục giang sơn.
Những vị anh hùng ấy vì nước, vì dân mà làm nên sự nghiệp kinh thiên ñộng
ñịa. Nhờ những vị dân tộc anh hùng ấy mà nước ta ñược tự do ñộc lập, lừng lẫy ở Á
Đông. [16, 216]
Trong ví dụ trên, người viết ñã sử dụng tổng hợp các mặt biểu ñạt âm thanh
của ngôn từ ñể tạo ra sự hài hoà về âm thanh cho văn bản.
1.2.2.3. Biện pháp ñiệp âm
Điệp âm là biện pháp cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào ñó (phụ âm ñầu,
vần hoặc thanh) ñể tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô ñậm thêm hình tượng
hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, ñồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc tính.
a. Điệp phụ âm ñầu
Đây là biện pháp tu từ ngữ âm lặp lại phụ âm ñầu ñể tạo ra sự trùng ñiệp về âm

hưởng, tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ. Tuỳ theo ñặc ñiểm của phụ âm ñầu
ñược chọn làm phương tiện mà nó có thể gợi những liên tưởng tinh tế khác nhau.
Ví dụ:
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên
Sự lặp lại các cặp phụ âm ñầu n-n (nỗi niềm), m-m(mà mưa), x-x (xối xả), tr-tr
(trắng trời), th – th (Thừa Thiên) một cách liên tiếp, gối ñầu lên nhau tạo nên ấn
tượng mạnh mẽ về những cơn mưa triền miên, dai dẳng, khắc sâu thêm tâm trạng
ñau ñáu của tác giả về Huế.
b. Điệp vần
Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, trong ñó người ta cố ý tạo ra sự trùng ñiệp
về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau, nhằm mục ñích
tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ [40, 223].


17
Ví dụ: Cách ñiệp vần “ang” trong câu thơ: Lá bàng ñang ñỏ ngọn cây/ Sếu
mang giang lạnh ñang bay ngang trời ñã thêm sức cộng hưởng cho hình ảnh khung
cảnh trời ñất bao la, khoáng ñạt ñến vô cùng trong cảnh xuân sang.

c. Điệp thanh
Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, trong ñó người ta sử dụng lặp lại các
thanh ñiệu cùng nhóm (bằng/trắc) ñể tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính
nhạc cho câu thơ.
Ví dụ: Mục ñích thi ñua ái quốc là gì ?
Diệt giặc ñói khổ,
Diệt giặc dốt nát,
Diệt giặc ngoại xâm
[18, 444]
Sự xuất hiện liên tục các thanh trắc trong một ngữ ñoạn lớn: Diệt giặc ñói

khổ/Diệt giặc dốt nát/Diệt giặc ngoại xâm, ñã tạo ra hơi văn ñặc biệt, góp phần
nhấn mạnh mục ñích của việc “thi ñua ái quốc” ñặt ra ñồng thời thể hiện ý chí mạnh
mẽ của người phát ngôn.
1.2.2.4. Biện pháp tạo nhịp ñiệu
Tạo nhịp ñiệu là biện pháp tu từ ngữ âm ñược dùng chủ yếu trong văn xuôi
chính luận, trong ñó người ta cốt tạo nên một âm hưởng hấp dẫn bằng những hình
thức cân ñối, nhịp nhàng của lời văn, nhằm làm cho lí luận có sức thuyết phục mạnh
mẽ. [40, 228]
Ví dụ:
Trong Việt Minh, ñồng bào ta bắt tay nhau chặt chẽ, không phân biệt gái,
trai, già, trẻ, lương, giáo, giàu, nghèo [16, 553]: nhịp ñiệu của những từ ñơn tiết
phản nghĩa ñối nhau ñã tạo nên âm hưởng cho câu văn.
Nhịp ñiệu của những cụm từ, những vế, những ñoạn câu ñối nhau cũng tạo
nên âm hưởng riêng cho lời văn: Bất kì ñàn ông, ñàn bà, người già, người trẻ,
không phân biệt tôn giáo, ñảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải ñứng
lên ñánh thực dân Pháp, cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng


18
gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc, ai cũng phải ra sức chống
thực dân cứu nước. [17, 480]
1.2.2.5. Biện pháp tạo âm hưởng
Biện pháp tạo âm hưởng là biện pháp tu từ ngữ âm ñược dùng chủ yếu trong
văn xuôi nghệ thuật, trong ñó người ta phối hợp âm thanh, nhịp ñiệu của câu văn
không phải chỉ cốt tạo ra một sự cân ñối, nhịp nhàng, uyển chuyển, êm ái, du
dương, mà cao hơn thế, phải tạo ra một âm hưởng hoà quyện với nội dung hình
tượng của câu văn. [40, 230]
Ví dụ:
Mỗi người dân Việt Nam, bất kì già, trẻ, trai, gái; bất kì giàu, nghèo, lớn,
nhỏ, ñều phải trở nên một chiến sĩ ñấu tranh trên một mặt trận : Quân sự, Kinh tế,

Chính trị, Văn hoá. Thực hiện khẩu hiệu:
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến.
Trong cuộc thi ñua ái quốc, chúng ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Kết quả ñầu tiên của cuộc thi ñua ái quốc là:
Toàn dân sẽ ñủ ăn ñủ mặc,
Toàn dân sẽ biết ñọc biết viết
Toàn bộ ñội sẽ ñầy ñủ lương thực khí giới,
Để giết giặc ngoại xâm.
Toàn quốc sẽ thống nhất ñộc lập hoàn toàn.
Thế là chúng ta thực hiện:
Dân tộc ñộc lập
Dân quyền tự do
Dân sinh hạnh phúc
[18, 444]
Âm hưởng của ñoạn văn trên ñược tạo ra từ nhiều yếu tố: cách liệt kê các
thành phần ñẳng lập, cách ngắt dòng, cách tách câu, sử dụng cấu trúc lặp và cách sử
dụng các câu dài ngắn khác nhau, nhịp ñiệu có khi dàn trải, khi tăng tốc, khi mau


19
khi chậm, tạo ra sự hoà quyện giữa hình thức trình bày và nội dung thể hiện của
văn bản, toát lên giọng ñiệu hùng biện thuyết phục.
Tóm lại, dựa vào giá trị biểu ñạt của âm thanh ngôn ngữ với những phương
thức nhất ñịnh, người ta có thể tạo ra nhiều cách diễn ñạt có hình ảnh cho câu văn;
người ñọc cũng qua ñó mà cảm nhận ñược cái hay, cái tinh tế của ngôn ngữ văn
học. Như vậy, tính biểu trưng của tín hiệu âm thanh cũng là một ñặc trưng tiêu biểu
- nếu biết khai thác một cách hợp lí thì có thể tạo ra những nội dung bất ngờ, có sức
tác ñộng mạnh mẽ tới tâm hồn con người.
1.3. Lí thuyết về biện pháp tu từ cú pháp
1.3.1. Biện pháp tu từ cú pháp

Theo tác giả Đinh Trọng Lạc Biện pháp tu từ cú pháp là cách phối hợp sử
dụng các kiểu câu trong một ngữ cảnh rộng (trong chỉnh thể trên câu, trong ñoạn
văn và trong văn bản trọn vẹn) nhằm ñem lại ý nghĩa biểu cảm và cảm xúc cho
những mảnh ñoạn của lời nói do chúng cấu tạo nên. [40, 83].
1.3.2. Các biện pháp tu từ cú pháp thông dụng
1.3.2.1. Biện pháp ñiệp cú pháp
Việc sử dụng nhiều câu có cấu trúc cú pháp giống nhau ñể tạo âm hưởng
nhịp nhàng cho lời thơ, lời văn, ñược gọi là biện pháp ñiệp cú pháp hay còn gọi là
biện pháp sóng ñôi cú pháp.
Ví dụ: Đế quốc Mĩ nhất ñịnh phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất ñịnh sẽ
thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất ñịnh sẽ sum họp một nhà. [25, 511]
Điệp cú pháp thường có lặp từ vựng ñi kèm. Ý nghĩa từ vựng có thể là ñối
chọi nhau hoặc ñối chiếu nhau
Ví dụ:
- Việc gì có lợi cho dân thì ta phải hết sức làm. việc gì có hại cho dân thì
ta phải hết sức tránh. [17, 47]
- Vì lợi nước, quên lợi nhà ; vì lợi chung, quên lợi riêng. [17, 145]




20
1.3.2.2. Biện pháp nhấn mạnh thành phần câu
Ngoài cách lặp cú pháp, người ta có thể nhấn mạnh nội dung ý nghĩa của câu
nói bằng cách dùng các tiểu từ thì, mà, là hoặc ñảo vị trí các thành phần hay tách
thành phần câu
a. Dùng tiểu từ
Dùng các tiểu từ thì, mà, là “là biện pháp ñể gia tăng ngữ ñiệu nhấn mạnh
một nét nghĩa bắt buộc hoặc tương phản, từ ñó có thể hàm ý khẳng ñịnh hoặc phủ
nhận, trách móc, mỉa mai, Trong lời nói, thì, mà, là có thể xuất hiện như một từ

ngữ khí có màu sắc biểu cảm gia tăng cho ngữ ñiệu nói, nhấn mạnh một bộ phận
nào ñó ” [41, 240].
Như vậy, ngoài chức năng liên kết, các hư từ còn ñược dùng với chức năng
tu từ, dùng hư từ ñúng lúc ñúng, chỗ sẽ tạo ra giá trị biểu ñạt nhất ñịnh. Với các từ
thì, mà, là, người nói có thể tạo ra những sắc thái nghĩa khác nhau, mức ñộ bắt
buộc của là thì nhẹ hơn thì, là tỏ ý tự giác, phục tùng tuyệt ñối còn thì lại hàm ý
miễn cưỡng, trong khi ñó mà lại thường có màu sắc biểu cảm tăng ngữ ñiệu ñồng
thời nhấn mạnh và gây sự chú ý ñến một bộ phận nào ñó.
Ví dụ:
Chữ Cần chẳng những có nghĩa hẹp, như : tay siêng làm thì hàm siêng nhai.
Nó lại có nghĩa rộng là mọi người ñều phải Cần, cả nước ñều phải Cần.
Người siêng năng thì mau tiến bộ.
Cả nhà siêng thì chắc ấm no.
Cả làng siêng thì làng phồn thịnh.
Cả nước siêng năng thì nước giàu mạnh.
Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi
công việc
[18, 632]
Những chữ thì xuất hiện liên tục với hàm ý nhấn mạnh cao, nhấn mạnh ñến
kết quả sẽ ñạt ñược ở vế sau nếu ñiều kiện nhắc tới trước ñó xảy ra.



21
b. Phép ñảo ngữ
Đảo ngữ là thay ñổi vị trí các thành phần cú pháp mà không làm thay ñổi nội
dung thông báo cơ sở của câu. Đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh vào thành phần
ñược ñảo, nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, ñậm nét về sự vật, hiện tượng. Bộ phận ñược
ñảo có thể là vị ngữ, bổ ngữ, ñịnh ngữ.
Ví dụ: Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên ñồng bào! [25, 425]

1.3.2.3 Biện pháp tách thành phần câu
Đây là biện pháp tách bất cứ thành phần nào ñó của câu thành câu riêng
nhằm nhấn mạnh ý của thành phần ñược tách ra, tăng cường giá trị biểu cảm của
câu văn.
Ví dụ: Những người Pháp muốn thật thà cộng tác với ta thì ta thật thà cộng
tác với họ, ích lợi cho cả ñôi bên. Để cho thế giới biết ta là một dân tộc văn minh.
Để cho người Pháp ủng hộ ta càng thêm ñông, sức ủng hộ càng thêm mạnh. Để có
những kẻ khiêu khích muốn chia rẽ không có thể và không có cớ mà chia rẽ. Để cho
công cuộc ñộc lập và thống nhất của chúng ta nhanh chóng thành công. [17, 418]
1.3.2.4. Biện pháp dùng giải ngữ, phụ ngữ tình thái
Trong lời nói giải thích ngữ và phụ ngữ tình thái nhiều khi ñược sử dụng làm
phương tiện tu từ ñể cụ thể hoá hay ñể nhấn mạnh một nét nghĩa nào ñó mà người
nói muốn truyền ñạt.
Ví dụ: Bởi thế cho nên, chúng tôi – Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà - trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: [17, 3]
Giải thích ngữ, nhất là phụ ngữ tình thái thường có tác dụng làm cho người
ñọc người nghe như cùng tác giả nhập thân vào thế giới hình tượng.
1.3.2.5. Biện pháp dùng kết từ trong câu ghép
Dùng quan hệ từ trong câu ghép có thể làm cho các bộ phận ñược nối kết với
nhau rõ ràng và ñạt những giá trị tu từ nhất ñịnh. Ta có thể chia phương thức này ra
làm các kiểu:
- Kiểu không dùng quan hệ từ:
Ví dụ: Đồng bào yêu mến nghe lời tôi. [17, 165]


22
Mối quan hệ logic giữa các vế trong câu ghép trở nên mờ nhạt, sâu sắc tình
cảm ñược nổi bật hơn. Nếu dùng từ nối nếu thì thì quan hệ giữa lãnh tụ và quần
chúng sẽ trở thành một ñiều kiện, một giả thiết vì thế câu nói nghiêng về lí trí hơn là
tình cảm.

- Kiểu dùng quan hệ từ:
Dùng từ nối có thể làm cho mối quan hệ giữa các bộ phận của câu ghép ñược
nhấn mạnh
Ví dụ: Vì vâng lệnh chính phủ, mà nhân dân Việt Nam sẵn sàng cộng tác
thật thà với nhân dân Pháp. Vì hiểu rõ ñại nghĩa, mà nhân dân Pháp mong muốn
cộng tác thật thà với nhân dân Việt Nam. [17, 457]
1.3.2.6. Biện pháp dùng câu hỏi tu từ
Dùng câu hỏi tu từ ñể mang lại sức nặng cho lời khẳng ñịnh, ñể thay ñổi
mạch văn hoặc bày tỏ một băn khoăn, một nỗi niềm, cũng là một biện pháp
thường gặp.
Ví dụ: Này, Tổng thống Giônxơn, ngươi hãy công khai trả trước trước nhân
dân Mĩ và nhân dân thế giới: Ai ñã phá hoại hiệp ñịnh Giơnevơ, là hiệp nghị bảo
ñảm chủ quyền ñộc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam? Phải
chăng quân ñội Việt Nam sang xâm lược nước Hoa Kì và giết hại người Hoa Kì?
[25, 108]
Các câu hỏi liên tiếp xuất hiện dồn ñối phương vào bế tắc không trả lời ñược
và phải chấp nhận về mặt lí lẽ.
1.3.2.7. Biện pháp tỉnh lược cú pháp
Là biện pháp tu từ nhằm giảm bớt một số thành phần trong câu mà ý nghĩa
vẫn có thể khôi phục ñược nhờ ngữ cảnh hoặc hàm ngôn ñối thoại [41, 232].
Ví dụ: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi ñược trưng bày
trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín
ñáo trong rương, trong hòm. [19, 172]




23
1.3.2.8. Biện pháp liệt kê
Là biện pháp tu từ chỉ sự sắp xếp ñặt các ñơn vị lời nói cùng loại kế tiếp

nhau ñể gây một ấn tượng mạnh mẽ về hình ảnh, cảm xúc. [35, 125]
Ví dụ :
Đời sống mới là:
- Hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ
- Phải siêng học, phải siêng làm, phải tiết kiệm.
[17, 167]
1.3.2.9. Biện pháp lặp
a. Biện pháp lặp ñầu
Là biện pháp tu từ thể hiện ở việc lặp lại một vài yếu tố ở ñầu câu trong
những câu tiếp theo.
Trong văn chính luận, biện pháp lặp ñầu ñược sử dụng khá phổ biến nhằm
nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa hay sắc thái biểu cảm nào ñó, thu hút sự chú ý của
mọi người, câu văn trở nên có sức thuyết phục.
Ví dụ:
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết
những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta
trong những bể máu. [17, 2]
b. Biện pháp lặp cuối
Là biện pháp tu từ thể hiện ở việc lặp lại một vài yếu tố ở cuối câu trong
những câu tiếp theo. Biện pháp này ñem lại cho lời văn tính diễn cảm, nhịp nhàng,
hài hoà, vì thế nó cũng ñược sử dụng rộng rãi trong thể loại văn chính luận.
Ví dụ:
Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân.
Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng ñoàn kết của nhân dân.
Thiện nghĩa là tốt ñẹp, vẻ vang. Trong xã hội không gì tốt ñẹp, vẻ vang bằng
phục vụ cho lợi ích của nhân dân. [21, 278]

×