Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng hồ chí minh 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.62 KB, 13 trang )

Bài tập lớn : Mối quan hệ biện chứng giữa vấn
đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận
dụng sang tạo và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của
Việt Nam, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm các quan điểm cơ bản về giải phóng
dân tộc, giai cấp và con người, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về sức mạnh của nhân
dân và khối đại đoàn kết dân tộc, về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng
nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phịng tồn dân, xây dựng
lực lượng vũ trang nhân dân; tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa,
khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tư tưởng
về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư; tư tưởng về
chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; tư tưởng về xây dựng
Đảng Cộng Sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là
người lãnh đạo, vừa là người công bộc thật trung thành của nhân dân.
Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng của tất cả các dân tộc. Độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc, là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt và bao trùm trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đặc
sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con đường cách mạng mà Người đã

1


lựa chọn, nó vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của dân tộc và khát vọng
của quần chúng nhân dân là giành lấy độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc,
giải phóng cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách thống trị tàn bạo của chủ


nghĩa thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai.
Trước kia, Việt Nam vốn là một nước phong kiến và nông nghiệp. Từ
khi bị đế quốc Pháp xâm chiếm, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa
phong kiến. Với đặc trưng của một nước tư bản chủ nghĩa, Pháp trong cả hai
lần khai thác thuộc địa đã áp dụng chính sách độc quyền - chia để trị. Chúng
chia nước ta làm ba xứ để cai trị: Bắc kì - Trung kì và Nam kì. Giữa thực
dân Pháp và phong kiến Việt Nam có sự cấu kết chặt chẽ với nhau. Pháp dựa
vào phong kiến để lấy cơ sở đàn áp nhân dân, còn phong kiến Việt Nam lại
nhờ vào Pháp để duy trì địa vị của mình. Những hình thức áp bức, bóc lột
tàn nhẫn, dã man của phong kiến chẳng những khơng được xố bỏ mà cịn bị
thực dân Pháp lợi dụng để bóc lột, áp bức nhân dân Việt Nam nặng nề thêm.
Nguyên nhân đó là dẫn đến sự mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân và phong
kiến, vấn đề dân chủ được đặt ra.
Mặt khác, thực dân Pháp khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam để kinh
doanh lấy lợi, chủ nghĩa tư bản đã phát sinh. Chúng ra sức bóc lột nhân dân
Việt Nam, coi đó là nguồn nhân cơng rẻ mạt để phục vụ cho q trình khai
thác thuộc địa của chúng. Trong vơ vàn hình thức bóc lột, phải kể đến thủ
đoạn bóc lột nhân dân ta bằng cách đánh thuế nặng (thuế ruộng đất, thuế
thân, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện và hàng trăm thứ thuế khác…).
Chính điều đó làm cho nhân dân ta càng khốn đốn, mâu thuẫn giữa nhân dân
ta và thực dân Pháp ngày càng quyết liệt. Sự bóc lột của thực dân Pháp đã
làm cho tình hình xã hội Việt Nam có sự phân hố sâu sắc; trong đó giai cấp
nông dân chiếm trên 90% vừa bị phong kiến, lại vừa bị thực dân bóc lột
nặng nề bằng cả thủ đoạn sưu cao, thuế nặng, tô tức, phu phen, tạp dịch…
2


giai cấp công nhân ra đời sớm nhưng cũng bị Pháp đàn áp. Giai cấp tư sản bị
Pháp chèn ép đến cùng, khơng thể nào ngóc đầu lên được. Thực trạng Việt
Nam lúc này vô cùng khốn đốn. Trong xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ

bản cần phải được giải quyết. Vấn đề về dân tộc và giai cấp.
Tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc với vấn đề giai cấp là một trong những nhân tố đảm bảo thành cơng
của cách mạng Việt Nam, một trong những đóng góp xuất sắc của Người
vào kho tàng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
I. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp :
Quá trình hình thành tư tưởng về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc
của Hồ Chí Minh đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người
ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Như mọi người đều
thấy rõ, trước khi học thuyết Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam thì
các phong trào yêu nước của người Việt Nam chống thực dân Pháp liên tục
nổ ra, nhưng kết cục đều thất bại. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho
các phong trào đó thất bại chính là do bế tắc về đường lối, mặc dù các bậc
lãnh tụ của những phong trào yêu nước ấy đã dành nhiều tâm huyết cho sự
nghiệp của mình, nhưng do họ khơng nhận thức được xu thế của thời đại,
nên không thấy được giai cấp trung tâm của thời đại lúc này là giai cấp công
nhân - giai cấp đại biểu cho một phương thức sản xuất mới, một lực lượng
tiến bộ xã hội. Do đó, mục tiêu đi tới của những phong trào ấy không phản
ánh đúng xu thế vận động của lịch sử và thời đại, nên không thể đem lại kết
quả và triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển của xã hội Việt Nam.
Độc lập dân tộc là mục tiêu cao cả, là giá trị tinh thần quý nhất của
người Việt Nam, là sự thể hiện tập trung của chủ nghĩa yêu nước và ý chí tự
lực, tự cường Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho ý chí đó,
Người viết: “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng, cay đắng chi bằng mất tự
3


do”. Trong bản “Tuyên ngôn độc lập 1945” Người đã trịnh trọng tuyên bố
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành
một nước tự do và độc lập, toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem hết tinh

thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vừng quyền độc lập tự do
ấy”. Hay, khi giặc Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, Người đã khẳng khái
kêu gọi “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ”; Đến khi giặc Mỹ mở rộng chiến tranh ra
miền Bắc, hòng kéo nước ta trở về thời kỳ đồ đá, Người tuyên bố “Khơng có
gì q hơn độc lập tự do”. Đó là sự khẳng định ý chí đấu tranh cho độc lập,
tự do của nhân dân.
Trước yêu cầu bức xúc của vấn đề giải phóng dân tộc, từ chủ nghĩa
yêu nước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi
tìm đường cứu nước. ''Cơng lao to lớn đầu tiên của Bác đối với sự nghiệp
cách mạng Việt Nam là đã tìm ra con đường cứu nước, khai phá con đường
giải phóng dân tộc và các dân tộc bị áp bức trên thế giới''.
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, qua khảo sát thực tế ở các nước
trên các châu lục Âu, Phi, Mỹ và ngay cả trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã
rút ra nhận xét: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân là nguồn gốc mọi sự
đau khổ của công nhân, nông dân lao động ở cả “chính quốc” cũng như ở
thuộc địa. Nghiên cứu các cuộc cách mạng dân chủ tư sản Mỹ (1776); Pháp
(1789), Nguyễn Ái Quốc nhận thấy các cuộc cách mạng này tuy nêu khẩu
hiệu ''tự do'', ''bình đẳng'', nhưng khơng đưa lại tự do, bình đẳng thực sự cho
quần chúng lao động. Người viết: Tiếng là cộng hoà, dân chủ kì thực trong
thì nó bóc lột cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa. Tuy khâm phục các
cuộc cách mạng ấy, nhưng Nguyên Ái Quốc cho rằng đó là cách mạng chưa
đến nơi. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia hoạt động đấu tranh
trong phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức, phong trào giải phóng
4


giai cấp cơng nhân ở các nước tư bản. Chính vì vậy mà Nguyễn Ái Quốc đã
tìm đến với cách mạng Tháng Mười Nga, đến với V.I. Lênin; như một tất
yếu lịch sử. Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi là một sự kiện chính trị

đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động tìm đường cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc. Đặc biệt, sau khi đọc ''Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương
về dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã thấy rõ hơn con
đường đúng đắn mà cách mạng Việt Nam sẽ trải qua. Người khẳng định:
''Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân
tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nơ lệ''; rằng:
''Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con
đường cách mạng vơ sản''. Kết luận trên đây của Nguyễn Ái Quốc là sự
khẳng định một hướng đi mới, nguyên tắc chiến lược mới, mục tiêu và giải
pháp hoàn toàn mới, khác về căn bản so với các lãnh tụ của các phong trào
yêu nước trước đó ở Việt Nam; đưa cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ
đạo của cách mạng vơ sản, tức là sự nghiệp cách mạng ấy phải do Đảng của
giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin làm
nền tảng. Vấn đề dân tộc ở nước ta vào đầu thế kỷ XX đã đặt ra trên cơ sở
những hệ tư tưởng khác nhau: Các sĩ phu yêu nước từ sau phong trào Cần
Vương đấu tranh chống lại chế độ cai trị thực dân để giành chủ quyền dân
tộc và duy trì sự thống trị của chế độ quân chủ chuyên chế theo ý thức hệ
nho giáo, phong kiến. Các chí sĩ yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản, tiêu biểu
như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… đấu tranh giành
độc lập dân tộc để phát triển đất nước theo hướng cộng hoà dân chủ như một
số nước phương Tây lúc bấy giờ. Khuynh hướng thứ ba là đấu tranh cho tự
do, dân chủ của nhân dân, đưa đất nước theo con đường tiến bộ của thời đại
do đại diện của giai cấp công nhân Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam đề
ra và kiểm chứng qua các phong trào cách mạng từ nhiều thập niên cuối thế
5


kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đi đến khẳng định rằng: Vận mệnh dân tộc chỉ có thể
được đảm bảo, tự do dân chủ và bình đẳng dân tộc chỉ có thể có được bằng
con đường cách mạng do giai cấp cơng nhân lãnh đạo.

Bình đẳng giữa các dân tộc theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin là bình đẳng tồn diện, trước hết là bình đẳng về chính trị và kinh tế,
mà cốt lõi là sự phát triển đồng đều của lực lượng sản xuất. C.Mác đã viết:
“Những quan hệ qua lại giữa các dân tộc khác nhau đều phụ thuộc vào
những trình độ phát triển của mỗi dân tộc đó về mặt lực lượng sản xuất, sự
phân công lao động và sự giao tiếp nội bộ 1. Ngun lý đó được mọi người
thừa nhận. Song khơng phải chỉ riêng quan hệ của dân tộc này với dân tộc
khác, mà cả toàn bộ kết cấu bên trong của bản thân dân tộc cũng phụ thuộc
vào trình độ phát triển của sản xuất và sự giao tiếp bên trong và bên ngồi
của dân tộc ấy. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của một dân tộc
biểu lộ ra rõ nhất ở trình độ phát triển của sự phân cơng lao động”. Ngày
nay, đọc lại “Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt” của Đảng ta do Bác
Hồ khởi thảo, đã chỉ rõ quan điểm về dân tộc trên cơ sở phân tích sâu sắc
mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, dân tộc
và thời đại. Người đã tìm ra động lực cho cách mạng nước ta phù hợp với lý
tưởng giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Với tư duy khoa học và cách
mạng, thấm đượm sâu sắc văn hố phương Đơng, Người đã chủ trương giải
quyết vấn đề dân tộc ở nước ta với hai lĩnh vực trên hai phương diện tổng
quát là:
 Nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, vấn đề dân tộc trước
tiên đặt ra là giành độc lập tự do cho toàn dân tộc; cho mọi người dân cả
nước, cả dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số từ thân phận người nô lệ trở
thành chủ nhân của đất nước.

6


 Là một quốc gia đa dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc ở đây là xác
định đường lối, hoạch định chính sách để đưa các dân tộc thốt khỏi đói
nghèo và lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh.

Vì vậy, con đường phát triển tất yếu của cách mạng giải phóng dân
tộc phải phát triển thành cách mạng XHCN. Người chỉ rõ: ''Cách mạng giải
phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới
giành được thắng lợi hồn tồn''. Trong q trình hoạt động thực tiễn cách
mạng, Nguyễn Ái Quốc đã đấu tranh và chỉ đạo giải quyết mối quan hệ giữa
giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, bền bỉ chống các quan điểm
không đúng về vấn đề dân tộc và thuộc địa, đã phát triển lý luận về cách
mạng giải phóng dân tộc. Ngay từ khi hoạt động trong phong trào công nhân
ở Pháp, Người đã nhận thấy một hố sâu ngăn cách giữa giai cấp công nhân
và nhân dân lao động ''chính quốc'' với giai cấp cơng nhân và nhân dân lao
động thuộc địa. Đó là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn của các dân tộc đi thống
trị và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đối với các dân tộc bị thống trị.
Trong Đại hội Tua, thành lập Đảng Cộng sản Pháp (1920), Nguyễn Ái
Quốc đã kêu gọi những người xã hội ủng hộ phong trào giải phóng ở các
thuộc địa và lên án phái nghị viện đi theo đường lối cơ hội của Đệ nhị quốc
tế, theo đuổi bọn thực dân phản động, từ chối yêu cầu giải phóng của các
dân tộc thuộc địa. Trong nhiều tham luận tại các Đại hội quốc tế và các bài
viết, Nguyễn Ái Quốc đã bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, phê bình một cách
kiên quyết và chân thành những sai lầm, khuyết điểm của các Đảng Cộng
sản chính quốc. Các Đảng Cộng sản này, tuy thừa nhận 21 điều kiện của
Quốc tế cộng sản, trong đó Điều 8 quy định các Đảng Cộng sản ở chính
quốc phải ủng hộ và hoạt động một cách thiết thực giúp đỡ phong trào giải
phóng dân tộc; nhưng trên thực tế hoạt động rất ít, do không nhận thức đúng
7


tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam,
ngay từ khi mới thành lập, trong ''Chính cương vắn tắt'' do Nguyên Ái Quốc
khởi thảo đã khẳng định: ''Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và
thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản''. Như vậy là, lần đầu tiên trong

lịch sử cách mạng Việt Nam, với Hồ Chí Minh, sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc gắn liền với cách mạng XHCN. Cuộc cách mạng này kết hợp
trong bản thân nó tiến trình của hai sự nghiệp giải phóng: giải phóng dân tộc
khỏi ách nơ lệ thực dân và giải phóng giai cấp khỏi ách áp bức bóc lột.
Vấn đề dân tộc được giải quyết trên lập trường của giai cấp cơng nhân
- điều đó phù hợp với xu thế thời đại và lợi ích của các giai cấp và lực lượng
tiến bộ trong dân tộc. Sức mạnh đi tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam
không phải là cái gì khác mà là mục tiêu dân tộc ln thống nhất với mục
tiêu dân chủ trên cơ sở định hướng XHCN. Đặc điểm nổi bật của cách mạng
Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân triệt để, tạo tiền đề cho
bước chuyển sang thời kỳ quá độ lên CNXH; tức là, cách mạng XHCN là
bước kế tiếp ngay khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thắng lợi và giữa
hai cuộc cách mạng này khơng có một bức tường nào ngăn cách. Đây là
quan điểm hết sức căn bản của tư tưởng Hồ Chí Minh: chỉ có hồn thành
cách mạng giải phóng dân tộc mới có điều kiện để tiến lên CNXH và chỉ có
cách mạng XHCN mới giữ vững được thành quả cách mạng giải phóng dân
tộc, mới mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi tầng lớp nhân
dân, mới có độc lập dân tộc thực sự.
Như chúng ta đều biết, Hồ Chí Minh đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến
với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đó, Người đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu
nước truyền thống Việt Nam, trong sự thống nhất với chủ nghĩa quốc tế vơ
sản. Bởi vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đúng như Ph.Ăng-Ghen đã nói:
Những tư tưởng dân tộc chân chính... đồng thời cũng là những tư tưởng
8


quốc tế chân chính. Sự phát triển tự tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ đạo sự phát
triển của thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong sự thúc đẩy lẫn nhau giữa dân
tộc và giai cấp, ý thức giác ngộ về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là tiền
đề quyết định nhất, cũng là động lực chủ yếu để Nguyễn Ái Quốc đến với

chủ nghĩa Mác - Lênin và tiếp thu quan điểm mác-xít về giai cấp. Đó chính
là nhân tố đảm bảo tính khoa học và cách mạng cho sự phát triển tinh thần
dân tộc đúng đắn ở người chiến sĩ cộng sản Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
II. Áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế :
Mục tiêu đó cho thấy rõ tính chất của cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc ở Việt Nam. Đó là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân - một cuộc
cách mạng của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản,
giai cấp tư sản dân tộc, do giai cấp công nhân lãnh đạo, dựa trên cơ sở liên
minh cơng nơng, nhằm mục đích đánh đổ đế quốc và phong kiến, giải phóng
dân tộc, thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng, lập nên nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà, tức là nhà nước dân chủ nhân dân, và tạo điều kiện cho
nước Việt Nam không qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghãi mà tiến thẳng
lên chủ nghĩa xã hội. Và một cuộc cách mạng như thế, chúng ta gọi là cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đó cũng chính là một cuộc cách mạng dân
chủ tư sản kiểu mới ở một nước thuộc địa và phong kiến, nó khác với những
cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ do giai cấp tư sản lãnh đạo như cách
mạng Pháp năm 1789 và cách mạng Thổ Nhĩ Kì năm 1925. Tiến hành cuộc
cách mạng dân tộc chính là tiến tới đánh đuổi đế quốc, thực dân làm cho
nước nhà hoàn toàn độc lập. Cịn giải quyết nhiệm vụ dân chủ chính là đánh
đổ phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân cày. Đó là hai nhiệm vụ cơ bản và
xuyên suốt của cách mạng Việt Nam nhưng không phải lúc nào nó cũng diễn
ra cùng một lúc. Tuỳ từng thời kì, từng giai đoạn mà vận dụng cho hợp lí.
Vậy hai nhiệm vụ đó được Đảng và Nhà nước thực hiện như thế nào và thực
9


hiện được đến đâu, đi vào từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam ta sẽ
được sáng rõ.
Từ nhận thức và kết quả hoạt động thực tiễn, có thể khái quát một số
quan điểm cơ bản về vấn đề dân tộc ở nước ta:

 Bình đẳng dân tộc chỉ có thể thực hiện khi dân tộc ta được độc lập,
nhân dân ta được tự do, đất nước ta được thống nhất. Bình đẳng dân tộc ln
gắn bó mật thiết với sự nghiệp giải phóng và giữ vững nền độc lập, thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
 Đoàn kết các dân tộc phải trên cơ sở bình đẳng dân tộc gắn liền với sự
nghiệp giải phóng con người đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Suy
cho cùng, thực chất là quyền bình đẳng của con người trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội trong thực tế.
 Bình đẳng và đồn kết dân tộc gắn liền với tôn trọng và tin cậy lẫn
nhau, tương trợ giúp nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc. Chỉ khi nào các dân
tộc trong cộng đồng Việt Nam có sự phát triển ngang bằng nhau về mọi mặt;
sống hoà thuận và hạnh phúc như nhau, thì khi đó mới khơng còn đặt ra vấn
đề dân tộc.
 Vấn đề dân tộc không thể giải quyết một sớm, một chiều mà phải có
thời gian, qua q trình bằng nhiều giai đoạn với những bước đi thích hợp để
từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch trên từng vấn đề cụ thể giữa các
dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp, gắn bó hữu cơ giữa hai q
trình đấu tranh cách mạng: giải phóng dân tộc và cách mạng vơ sản không
phải chỉ là chứng minh cho sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn
là sự phát triển sáng tạo và có giá trị định hướng rất cơ bản. Qua thực tiễn
đấu tranh và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, luôn bám sát đặc điểm thực tiễn
Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm các nước khác, Hồ Chí Minh đã có
10


những giải pháp đúng đắn, sáng tạo, đáp ứng đòi hỏi của lịch sử, góp phần
làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; đó cũng
chính là nguồn gốc sức mạnh của cách mạng nước ta trong suốt bảy thập kỷ
qua. Bởi lẽ:

 Một là, cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay muốn
thành công triệt để nhất định phải đi theo quỹ đạo và là một bộ phận khăng
khít của cách mạng vơ sản. Cuộc cách mạng đó phải đưa vào lực lượng của
nhân dân, nịng cốt là liên minh cơng nơng, do chính Đảng của giai cấp cơng
nhân lãnh đạo. Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ, nếu chỉ đưa vào lực lượng của
riêng giai cấp cơng nhân, thậm chí cả giai cấp nơng dân là hồn tồn khơng
đủ, mà theo Người, chỉ có phát động cả dân tộc tham gia mới biến sức mạnh
dân tộc thành lực lượng vô địch.
 Hai là, cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ dân
tộc (mâu thuẫn địa chủ - nông dân, mâu thuẫn tư sản - vô sản) không tách rời
cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với các thế lực đế
quốc xâm lược. Ở giai đoạn đầu của cách mạng, cần đặt vấn đề dân tộc, độc
lập dân tộc lên trên hết. ''Nếu khơng giải quyết được vấn đề dân tộc, khơng
địi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể dân
tộc cịn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn
năm cũng khơng địi lại được''. ''Chính lập trường và lợi ích giai cấp cơng
nhân địi hỏi trước hết phải giải phóng dân tộc''. Ở đây rõ ràng cái giai cấp
được biểu hiện ở cái dân tộc, cái dân tộc được giải quyết theo lập trường giai
cấp công nhân, chứ đâu phải là “hy sinh cái nọ cho cái kia” như có người
từng cố chứng minh.
 Ba là, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vơ sản ở chính
quốc như ''hai cánh của một con chim'', phải thực hiện sự liên minh giữa vơ
sản ở chính quốc với vô sản và nhân dân các nước thuộc địa thì cách mạng
11


mới thắng lợi. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không
phụ thuộc một chiều vào cách mạng vơ sản ở chính quốc, mà có thể và phải
chủ động tiến lên giành thắng lợi, thậm chí có thể giành thắng lợi trước, từ
đó góp phần tích cực hỗ trợ cho cách mạng ở các nước tư bản. Đó là nhận

định hết sức đúng đắn, táo bạo và sáng tạo của Hồ Chí Minh. Đáng tiếc là có
lúc quan điểm này của Hồ Chí Minh khơng được một số người, trong đó có
một vài người của Quốc tế cộng sản cũng không thừa nhận.
 Bốn là, sau khi giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị ngoại bang, khỏi
chế độ thuộc địa, dân tộc vừa được giải phóng phải quá độ lên CNXH và
trong bước quá độ ấy phải tự mình tìm tịi con đường, phương thức riêng
phù hợp với tình hình và đặc điểm đất nước, tránh giáo điều, dập khn
những hình thức, bước đi, biện pháp của nước khác.
Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng, là điều kiện đảm bảo cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, là nhân tốđảm bảo vững chắc của nền
độc lập dân tộc. Hồ Chủ Tịch đã từng nói: Nhưng nếu nước được độc lập mà
dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì.
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta là theo con đường cách mạng
vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vấn đề dân tộc được nhận thức
và giải quyết trên lập trường giai câp công nhân. Do đó, sau cách mạng dân
tộc dân chủ giành thắng lợi sẽ chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, đó
là bước phát triển tất yếu.
Quan niệm về độc lập dân tộc theo quan điểm của giai cấp công nhân,
không đơn giản chỉ là đánh đuổi đế quốc xâm lược, khơi phục lại độc lập,
chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ cho dân tộc mà tiếp theo nó là phải xây dựng
một xã hội trong đó mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân lao động, đem lại
đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân; xóa bỏ áp bức bất công; xây
12


dựng một xã hội trong đó người với người là bạn bè, là đồng chí, là anh em;
các dân tộc đều bình đẳng, tạo điều kiện để giữ gìn và phát triển bản sắc văn
của mình,...và bản chất của chủ nghĩa xã hội là thực hiện triệt để giải phóng
giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chủ nghĩa xã hội sẽ xoá

bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ
chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra, những điều tốt đẹp đó chỉ có
trong chế độ xã hội chủ nghĩa chứ khơng có được nếu đi theo con đường
cách mạng tư bản chủ nghĩa. Chính từ tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và
thực tiễn của cách mạng Việt Nam cho nên Hồ Chí Minh đã lựa chọn con
đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, là con đường phát triển tất yếu của cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo.
Độc lập dân tộc là nguồn sức mạnh vô tận của cách mạng Việt Nam:
Độc lập dân tộc là yêu cầu nóng bỏng của mọi người dân mất nước. Sự nô
dịch của chủ nghĩa đế quốc làm quần chúng nhân dân căm phẫn đến tột độ.
Nhân dân ta nhất quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lê. Tinh
thần ấy kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn nhấn chìm lũ bán
nước và cướp nước, thắng lọi của của cuộc cách mạng tháng Tám, cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là minh chứng cho sự khát
khao của sức mạnh độc lập.

13



×