Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đề cương ôn thi bệnh chó mèo cuoi ky

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.57 KB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN THI CUỐI KÌ BỆNH CHĨ MÈO
Câu 1 Trong phẫu thuật bàng quang:
 Nguyên nhân hình thành sỏi bàng quang:
- Do chế độ ăn khơ, ít nước
- Rối loạn quá trình trao đổi Ca, P hay quá nhiều Ca, P, ít vitamin D
- Do dược phẩm
- Do thần kinh làm chậm thoát nước tiểu gây lắng đọng chất khống
- Do viêm tiết niệu gây bong tróc tế bào thượng bì
- Do tập tính của thú/chủ: thiếu vận động, ni nhốt hồn tồn, thiếu nước
uống trong thời gian dài,…
 Các công việc chuẩn bị thú trước khi phẫu thuật bàng quang:
- Cạo lơng và sát trùng tồn bộ vùng mổ và dương vật thú đực
- Cho thú nhịn đói và nhịn khát
- Thông tiểu cho thú
- Cố định thú trên bàn phẫu
 Vị trí tạo vết mổ và các lớp đường may trên bàng quang:
- Vị trí tạo vết mổ: mổ ở mạch lưng của bàng quang
- Lớp đường may:
+ Lớp màng niêm: được may bằng đường may nệm nằm liên tục
+ Lớp cơ: may bằng đường may Cushing.
+ Lớp thanh mạc: may bằng đường may Halsed.
Câu 2 Bệnh Carre :
 Dịch tễ của bệnh carre:
- Xuất hiện trên toàn thế giới.
- Loài mắc bệnh:
+ Tất cả các giống chó đề cảm thụ với bệnh, chó ngoại mẫn cảm hơn chó nội.
+ Xảy ra ở chó từ 2 – 12 tháng tuổi, nhiều nhất là chó từ 3 – 6 tháng tuổi
- Mùa phát bệnh: Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là khi thay đổi
thời tiết đặc biệt là những ngày mưa, độ ẩm cao. Ở Việt Nam xảy ra vào thời điểm
giao mùa, từ xuân sang hè
- Chất chứa căn bệnh: Virus có trong máu, phủ tạng, óc, lách, hạch, tủy


xương, nước tiểu.
- Đường truyền lây:
+ Trực tiếp giữa con khỏe và con ốm
+ Dụng cụ đã chứa mầm bệnh
+ Chó mẹ nhiễm bệnh truyền qua màng nhau cho thai
 Triệu chứng của bệnh carre:
Chó mệt mỏi, ủ rũ, ăn ít, khơng thích vận động, chảy nước mắt nước mũi, nôn
mửa. Sốt 40 – 41,5oC kéo dài 24 – 26h rồi thân nhiệt giảm xuống 38,5 – 39,5 oC. 3 –
4 ngày sau bắt đầu cơn sốt thứ 2 kéo dài 3 – 4 ngày cùng với xuất hiện các triệu
trứng ở đường hô hấp, tiêu hóa, da và thần kinh


- Đường tiêu hóa: lúc đầu nơn có thức ăn sau đó nơn khan hoặc nơn ra bọt có
màu vàng, lúc đầu ỉa chạy phân lỗng có bọt sau đó lẫn máu, phân có màu cà phê
nhạt. Trường hợp nặng có thể lẫn máu tươi, niêm mạc ruột bong ra làm phân có mùi
tanh khắm rất khó chịu. Viêm niêm mạc miệng và hạch hàm.
- Đường hô hấp: Viêm mũi, thanh quản, phế quản rồi viêm phổi nên chó khó
thở, nhịp thở tăng rõ. Chảy nước mũi lúc đầu loãng sau đặc dần đối khi lẫn mủ xanh.
Lúc đầu ho khan sau đó ướt, thở gấp, lè lưỡi ra thở. Viêm mắt, chảy nước mắt
- Da: có nốt sài ở bụng, bẹn, ngực, trong đùi. Da nổi những chấm đỏ sau đó
biến thành các nốt sài to bằng hạt đổ xanh, lúc đầu đỏ sau đó bội nhiễm vi khuaarm
nên mềm ra có mủ, khi vỡ làm lơng bết lại có mùi hơi. Nốt sài có thể vỡ hoặc khơng
vỡ. Da tăng sinh
- Thần kinh: co giật ở bắp thịt, mũi, tai, chân hoặc toàn thân. Đi loạng
choạng, đứng lên ngã xuống có khi đâm vào tường, sùi bọt mép. Bị liệt, loạn nhịp
tim, thân nhiệt hạ rồi chết
 Các bước chẩn đoán bằng kit test nhanh:
- Lấy mẫu bệnh: dịch mắt, mũi bằng que lấy bệnh phẩm (vô trùng) và đưa que
vào lọ chứa 1ml dung mơi có sẵn trong que test.
- Khuấy xoay trịn que trong dung mơi

- Nhỏ 3 – 4 giọt vào vùng S của kit test nhanh
- Đọc kết quả sau 5 – 10 phút. Kết quả âm tính cần xem xét trên 10 phút
- Giải thích kết quả xét nghiệm:
+ Kết quả âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng chữ C
+ Kết quả dương tính : Xuất hiện cả vạch mẫu T và vạch chứng C
+ Làm lại xét nghiệm khi cả 2 vạch mẫu T và vạch chứng C đều không xuất hiện
hoặc vạch mẫu T xuất hiện mà vạch chứng C không xuất hiện
Câu 3: Bệnh cầu trùng chó
 Triệu chứng bệnh cầu trùng:
- Mức độ triệu chứng phụ thuộc vào số lượng nang noãn và vi sinh vật gây
bệnh cơ hội trong cơ thể.
- Tiêu chảy từ mức độ nhẹ tới rất nghiêm trọng tuỳ theo mức độ bệnh. Trong
phân có thể có máu và dịch nhầy, đặc biệt là trong những trường hợp bệnh nặng. Con
vật nôn ra các chất chứa, chán ăn, bỏ ăn, mất nước có thể dẫn đến tử vong.
- Nhiều trường hợp chỉ diễn ra nhẹ, không khốc liệt nhưng tiêu chảy ra máu,
mất nước, kế phát các bệnh ký sinh trùng, vi trùng, virus khác gây tử vong. Phân thải
mang trùng ra môi trường làm lây lan bệnh cho chó ở nhiều lứa tuổi.
 Chẩn đốn bệnh cầu trùng trên chó:
- Chẩn đốn bằng cách thực hiện xét nghiệm phân để tìm kiếm nỗn bào dưới
kính hiển vi. Vì các nỗn bào nhỏ hơn nhiều so với trứng của giun đường ruột, nên
phải đánh giá cẩn thận.
- Việc phát hiện được thực hiện dễ dàng hơn khi sử dụng dung dịch tuyển nổi
kẽm sulfat. Nhiễm trùng với một số ký sinh trùng cầu trùng ít phổ biến hơn có thể
được chẩn đốn bằng xét nghiệm máu.


 Các biện pháp phịng bệnh:
- Kiểm sốt chặt chẽ phân của con vật, tất cả phân phải được loại bỏ.
- Chuồng nuôi cần phải được bảo đảm rằng thức ăn, nước uống không bị vấy
nhiễm bởi phân.

- Nước sạch sẽ được cung cấp mọi lúc.
- Không phải đại đa số thuốc sát trùng đều chống được cầu trùng, đốt phân,
hấp ướt, dội nước sôi, hoặc dung dịch NH 3 loãng là những cách tốt nhất để tiêu diệt
cầu trùng ở chó. Cầu trùng có thể chống lại sự đơng lạnh (không bị tiêu diệt khi nhiệt
độ thấp).
- Tiêu diệt cơn trùng, nhất là gián và ruồi
- Kiểm sốt chặt chẽ cơn trùng và lồi gặm nhấm (chuột)
- Bệnh cầu trùng ở chó khơng gây bệnh cho người.
Câu 4 Trong phẫu thuật cắt đuôi
 Các công việc chuẩn bị thú trước khi phẫu thuật cắt đuôi:
- Cạo lông và sát trùng chỗ định cắt
- Cho thú nhịn đói, nhịn khát.
- Thuốc tiền mê.
- Buộc cầm máu tai gốc đuôi
- Cố định thú trên bàn phẫu
 Độ tuổi để cắt đuôi chó bao nhiêu là tốt nhất? Trình bày vị trí vết cắt và vị trí
khâu:
- Độ tuổi cắt đi chó từ 3 – 5 ngày tuổi
- Vị trí vết cắt: Cố định đi bằng cách dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ để cầm giữ
và nắm chặt để khống chế sự xuất huyết. Cắt ngang đuôi bằng kéo mổ Mayo, kéo cắt
đuôi (Sharp tocnail scissors), kềm cắt đuôi hoặc dao mổ.
- Vị trí khâu: may kín hai mép da lại bằng đường may chữ X với chỉ nylon 4 – 0 hoặc
chỉ Polypropylene.
 Độ dài tiêu chuẩn khi cắt đi giống chó Cocker spaniel, Boxer, Toy
poodle, Rottweiler:
Giống chó
Chiều dài đuôi
Cocker spaniel Chừa lại 1/3 chiều dài đuôi
Boxer
chừa lại 1/2 –3/4 inch (2 đốt sống đuôi)

Toy poodle
chừa lại 1/2 - 2/3 chiều dài đuôi
Rottweiler
chừa lại 1 đốt sống đuôi (gần sát thân)


Câu 5 Bệnh parvovirus
 Triệu chứng của bệnh:
Đặc trưng của bệnh là sốt kéo dài, tiêu chảy có máu hồng và cả máu tươi, thời
gian nung bệnh khoảng 7 ngày. Bệnh hiểu hiện ở 3 dạng:
- Dạng viêm ruột tiêu chảy: là dạng phổ biến nhất, thường mắc ở chó 6 – 12 tuần
tuổi. Các triệu chứng chủ yếu:
+ Bỏ ăn, nơn mửa: lúc đầu có thức ăn sau đó có dịch nhầy
+ Tiêu chảy phân lỏng lúc đầu có màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ.
+ Bệnh nặng trong phân có nhiều máu tươi , thân nhiệt hạ dần còn 35 – 36 oC trụy tim
rồi chết.
+ Phân có mùi tanh đặc trưng
- Dạng kết hợp tim – ruột: ở chó từ 6 – 16 tuần tuổi, chết nhanh sau 24h từ khi có
triệu chứng đầu tiên, do tiêu chảy nặng, thiếu máu, sốc tim và phù phổi.
- Dạng viêm cơ tim: là dạng hiếm gặp, có khi không biểu hiện triệu chứng lâm sàng,
đôi lúc lại có triệu chứng lâm sàng như thở nhanh, khó thở, tim đập nhanh; chó bị suy
tim cấp do virus tấn cơng gây hoại tử cơ tim. Chó con tồn tại được sẽ có sẹo trong cơ
tim.
 Các bước chẩn đốn bằng kit test nhanh:
- Lấy mẫu bệnh: phân ở trực tràng bằng que lấy bệnh phẩm và đưa que vào lọ
chứa 1ml dung mơi có sẵn trong que test
- Khuấy xoay trịn que trong dung mơi
- Nhỏ 3 – 4 giọt vào vùng S của thiết bị xét nghiệm
- Đọc kết quả sau 5 – 10 phút. Kết quả âm tính cần xem xét trên 10 phút
- Giải thích kết quả xét nghiệm:

+ Kết quả âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng chữ C
+ Kết quả dương tính: Xuất hiện cả vạch mẫu T và vạch chứng C
+ Làm lại xét nghiệm khi cả 2 vạch mẫu T và vạch chứng C đều không xuất hiện
hoặc vạch mẫu T xuất hiện mà vạch chứng C không xuất hiện
 Phác đồ trị liệu bệnh parvovirus:
- Phải điều trị ngay từ khi con vật được nghi ngờ mắc bệnh và chưa có các kết
quả về chẩn đoán phi lâm sàng là điều nhất quyết phải làm.
- Điều trị chỉ mang tính giảm triệu chứng, hổ trợ đề kháng cho con vật bệnh và
phịng trị nhiễm trùng thứ cấp. Mục đích cuối cùng của điều trị bệnh này là giúp con
vật sống một thời gian đủ để cơ thể của nó tạo ra một phản ứng miễn dịch. Tỷ lệ sống
còn phụ thuộc vào sự chẩn đốn đúng và nhanh chóng được điều trị.
- Nên ngừng cho ăn và uống trong thời gian con vật chưa có dấu hiệu hồi phục.
Sau đó cho ăn nhẹ (nếu con vật có thể ăn được), nên cho ăn những thức ăn dễ tiêu
như tinh bột, thịt gà… liên tục đến 7-14 ngày sau đó là tốt nhất để giảm bớt tối đa có
thể xảy ra những rủi ro.
- Ban đầu thông thường là truyền dịch để bù nước, cân bằng chất điện giải, đồng
thời bổ sung năng lượng (ringer lactat, glucose 5%)
- Chống buồn nôn (tiêm dưới da Atropin), chống tiêu chảy, cầm máu và chích
thuốc kháng sinh chống phụ nhiễm (gentamycin, streptomycin,…)


- Việc tiêm kháng huyết thanh chỉ có ý nghĩa khi bệnh đang khởi phát
- Sự chăm sóc đúng cách sẽ đưa lại tiên lượng tốt hơn, nhưng nếu chăm sóc
khơng hợp lý, chó sẽ chết rất nhanh (mơi trường dưỡng bệnh không tốt, tắm khi con
vật đang ốm, cho ăn uống không theo chỉ định, …).
 Chú ý khi điều trị cần tránh:
- Không tiêm các loại kháng sinh dễ gây độc cho con vật trong khi tình trạng mất
nước của chúng đang rất trầm trọng. (Nhóm sulfamid, nhóm kháng sinh aminozid,
nhóm cephalosporin: thế hệ , colistin)…)
- Sử dụng thuốc trợ tim không đúng chỉ định sẽ làm con vật nhanh chết hơn.

- Truyền dịch không đủ sẽ không đem lại hiệu quả, truyền không đúng cách sẽ khiến
con vật nhanh kiệt sức…
- Lạm dụng các loại thuốc cầm máu và thuốc giảm co thắt tiết dịch
Câu 6 Bệnh lỵ
 Các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lỵ:
Nguyên nhân:
- Do Amip: Bệnh lỵ do Entamoeba histolytica gây ra. Entammoeba tồn tại dưới 2
hình thức hoạt động và khơng hoạt động. Thể hoạt động cũng có 2 thể khác nhau là:
Thể ăn hồng cầu (gây bệnh) và thể chưa ăn hồng cầu (chưa gây bệnh).
- Do Giardia intestinalis: Bệnh lỵ do Giardia intestinalis gây ra, đây là loại trùng roi
sống trong lòng ruột non, đa số ở tá tràng, một số nhỏ ở manh tràng có khi xâm nhập
vào ống mật. Khi gặp các điều kiện không thuận lợi, Giardia intestinalis sẽ trở thành
bào nang.
Triệu chứng:
- Do Amip:
+ Ăn ít, phân táo, nhiệt độ không tăng
+ Đi ỉa nhiều lần trong ngày, trước khi đi cong lưng để rặn, rên rỉ đau đớn; sau vài
ngày đi ỉa mỗi lần rất ít phân, phân chỉ là một thứ dịch nhầy như mũi do niêm dịch
đại tràng tróc da.
+ Sau đó phân đỏ tươi hoặc lờ lờ như máu cá, đôi khi có mủ do bội nhiễm.
+ Nếu khơng được kịp thời điều trị trong 5-10 ngày chó sẽ chết do không ăn, thiếu
máu và kiệt sức .
+ Một số trường hợp chó, mèo được chăm sóc tốt và sức đề kháng cơ thể tốt có thể
chuyển thành lỵ mãn tính, khi đó E. histolyca sẽ cư trú trong vách ruột và chờ cơ hội
gây bệnh. Chính lúc này con vật mang mầm bệnh và truyền lan cho vật khoẻ mạnh ,
ở chó bị lỵ mãn tính thỉnh thoảng lại phát bệnh một đợt khoảng 5-10 ngày làm sức
khoẻ suy yếu, gầy còm.
- Do Giardia intestinalis:
+ Đầu tiên con vật bỏ ăn, nôn, nôn khan, đôi khi nôn ra cả máu
+ Tiêu chảy, trong phân có nhiều niêm mạc lầy nhầy và mùi tanh khắm, bệnh nặng

phân có lẫn máu màu nâu như bã cà phê
+ ít trường hợp chó bị viêm túi mật


+ Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời con vật sẽ chết vì khơng
ăn, nơn nhiều gây mất nước, mất cân bằng điện giải. Một số con có sức đề kháng tốt
sẽ mắc bệnh ở thể mạn tính.
 Biện pháp phịng và phác đồ điều trị cho các nguyên nhân nêu trên:
Do Amip
1.Phòng bệnh
+ Tăng cường ăn sạch, đầy đủ chất dinh dưỡng, uống sạch, ở sạch.
+ Định kỳ kiểm tra phân chó phát hiện mầm bệnh để dự phịng .
+ Phân chó phải xử lý bằng ủ phận sinh vật học, vệ sinh môi trường xung quanh.
2. Trị bệnh
- Nguyên tắc chung:
+ Dùng hoá dược đặc trị diệt Amip, thuốc dùng đủ liều, nếu không Amip sẽ
chuyển thành bào nang và chờ dịp tái phát khi có cơ hội.
+ Phối hợp với các loại kháng sinh phòng bội nhiễm.
+ Bổ sung các loại vitamin và thuốc bổ trợ làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
+ Tăng cường dinh dưỡng và chăm sóc, vệ sinh.
- Dùng một trong các loại hoá dược sau:
+ Metronidazol: Cho chó, mèo uống với liều 40 – 50mg/kg thể trọng/ngày,
dùng liên tục 5 ngày, nghỉ 5 ngày, sau lại dùng tiếp 5 ngày.
+ Becberin: Cho uống liều 50mg/kg thể trọng có tác dụng tốt và an tồn
trong điều trị bệnh lỵ chó con.
+ Dihydro Emitin: Liều dùng 0,04g/20 – 30kg thể trọng, 0,03g/10 – 20kg và
0,02g/dưới 10kg.
- Chống vi khuẩn bội nhiễm bằng kháng sinh:
+ Streptomycin: Tiêm bắp liều 20mg/kg thể trọng, chia 2 lần trong ngày.
+ Biseptol (Trimazol): Cho uống liều 1g/10kg thể trọng, ngày uống 2 lần

+ Trimethoxazol 24%: Tiêm bắp liều 1ml/con, tiêm liên tục 7 ngày liền.
- Chữa triệu chứng: Vitamin K: Chống xuất huyết, tiêm bắp cho chó 1ml/con,
ngày tiêm 2 lần. Tiêm bắp 0,5ml/con cho mèo. Ngày tiêm 2 lần .
- Bổ sung các thuốc trợ lực tăng sức đề kháng cơ thể như :
+ Truyền huyết thanh mặn ngọt đắng trường: 100-150ml/10kg thể
trọng/ngày.
+ Glucoza 30%: Tiêm mạch máu với liều 5ml/con cho chó và 2-3ml/con chó
mèo.
+ Vitamin B1 2,5%, vitamin C, B. complex tiêm bắp liều 3-5g/ngày.
Promix (thành phần gồm Promethazine, Dipirone, Dexamethasone): Giảm sốt,
an thần. Tiêm bắp 1ml/5kg thể trọng/ngày
Do Giardia intestinalis
1.Phòng bệnh
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tẩy uế truồng ni, chỗ nằm của chó, mèo định kỳ
bằng các loại thuốc sát trùng thơng dụng như: Iod, xà phịng, cồn 700
- Chăm sóc, ni dưỡng đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, cân đối khẩu phần ăn.
- Chăm sóc chó, mèo tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh


2. Trị bệnh
- Thuốc điều trị căn nguyên gây bệnh:
+ Metronidazol cho uống 10 – 25mg/1kg thể trọng, ngày uống 2 lần, uống 5
ngày liền.
+ Albendazone 25mg/1kg thể trọng, ngày uống 2 lần, uống 2 ngày.
+ Fenbendazone 50mg/1kg thể trọng, ngày uống 1 lần, uống 3 ngày liên tục.
- Chống bội nhiễm đường ruột
+ Bisepton uống 1g/10kg thể trọng, ngày uống 2 lần.
+ Kanacolin 1g/5kg thể trọng, uống 2-3 lần trong ngày.
+ Gentamycin 10% tiêm bắp thịt 0.4-0.6ml/10kg thể trọng.
- Chữa triệu chứng:

+ Chống nôn: Atropin sulfat 0.1%, tiêm bắp 1ml/10kg thể trọng.
+ Chống xuất huyết: vitamin K, vitamin C tiêm bắp 1ml/con ngày tiêm 2 lần.
+ Thuốc có tác dụng làm se niêm mạch ruột: tanin hòa nước sạch cho uống
0.1 – 0.5g/ngày hoặc carbonat bismuth liều 0.3 – 0.4g/ngày.
+ Dung dịch điện giải cho uống liên tục trong ngày, chống mất nước.
- Trợ sức trợ lực tăng sức đề kháng:
+ Truyền dung dịch nước muối sinh lý, Ringer lactacte, glucosa 5%.
+ Vitamin B12; vitamin C; B. complex.
+ Vitamin B12: chống thiếu máu, liều 100g/ngày.
Câu 7: Kí sinh trùng chó mèo
 Vị trí kí sinh của cầu trùng chó, giun chỉ, giun đũa chó và sán lá.
- Cầu trùng chó kí sinh trong ruột non
- Giun chỉ kí sinh ở tim, cung động mạch chủ, dưới da, cơ, hốc mắt.
- Giun đũa chó kí sinh ở dạ dày và ruột non
- Sán lá kí sinh ở ống dẫn mật, túi mật chó nhà, mèo nhà; lợn; chuột nhà; người
 Triệu chứng của 4 loại kí sinh trùng nêu trên:
- Cầu trùng chó:
+ Mức độ triệu chứng phụ thuộc vào số lượng nang noãn và vi sinh vật gây bệnh cơ
hội trong cơ thể.
+ Tiêu chảy từ mức độ nhẹ tới rất nghiêm trọng tuỳ theo mức độ bệnh. Trong phân
có thể có máu và dịch nhầy, đặc biệt là trong những trường hợp bệnh nặng. Con vật
nôn ra các chất chứa, chán ăn, bỏ ăn, mất nước có thể dẫn đến tử vong.
+ Nhiều trường hợp chỉ diễn ra nhẹ, không khốc liệt nhưng tiêu chảy ra máu, mất
nước, kế phát các bệnh ký sinh trùng, vi trùng, virus khác gây tử vong. Phân thải
mang trùng ra môi trường làm lây lan bệnh cho chó ở nhiều lứa tuổi.


- Giun chỉ:
+ Tác động của giun chỉ gây cho vật chủ vừa là tác động cơ giới vừa là tác động của
độc tố nên triệu chứng rất đa dạng.

+ Chó gầy cịm, thiếu máu kéo dài do giun chỉ chiếm hết chất dinh dưỡng của vật
chủ, ấu trùng giun chỉ ký sinh làm tắc một số mao mạch gây hiện tượng viêm ở một
số cơ quan nội tạng.
+ Loạn nhịp tim, phù thũng, có dịch trong xoang ngực hoặc xoang bụng do giun chỉ
làm viêm cơ tim. Chó đi tiểu ra nước đục như nước vo gạo hoặc đi tiểu ra máu do
độc tố của giun chỉ gây viêm thận.
+ Có hiện tượng ho dữ dội, chảy dãi dớt gây khó thở, chó có thể chết do phù thũng ở
xoang ngực và bụng do ấu trùng di hành làm tắc mao mạch phổi.
+ Độc tố giun chỉ gây nhiễm độc thần kinh, biểu hiện trên chó là những cơn động
kinh hoặc bại liệt các chi.
- Giun đũa chó:
+ Chó trưởng thành khi nhiễm giun đũa thường không biểu hiện rõ nét, chỉ gây cịm,
lơng xơ xác, đơi khi nơn khan, nhưng nó là vật chủ mang mầm bệnh. Bệnh giun đũa
gây tác hại chủ yếu ở chó nhỏ từ 20 ngày tuổi đến 2-3 tháng tuổi. Biểu hiện:
 Thân gầy cịm, lơng xơ xác, kém ăn, suy nhược, thiếu máu.
 Bụng phình to như bụng cóc, căng trịn, thỉnh thoảng có từng đoạn ruột nổi lên nhu
động, ấn tay vào đó có cảm giác cứng chặt, đó là đoạn ruột bị giun lên chặt.
 Chó nơn mửa, tiêu chảy, rên rỉ do đau bụng, có khi nơn ra giun hay phần thải ra
ngoài màu xám trắng, thối khẳm và ra cả giun.
 Chó nhỏ bị bệnh nặng, viêm gan, thận, phổi, có khi tắc ruột, tắc ống mật, đơi khi
giun đũa chọc thủng ruột. Độc tố giun đũa có thể tác no động đến thần kinh trung
ương gây co giật.
- Sán lá:
+ Nhiễm sán lá với số lượng ít thì triệu chứng khơng rõ.
+ Nhiễm nhiều sán có biểu hiện kém ăn, mệt mỏi, ỉa chảy, đau bụng ở vùng gan, gan
sưng to, đau.
+ viêm túi mật, xơ gan cổ trướng, phù, cơ thể suy mịn, đơi khi thấy viêm tụy cấp
hoặc mãn tính là kí chủ ói nhiều, dữ dội.
+ Sán lá trưởng thành thường gây viêm ống dẫn mật, gây tắc đường mật. Khi nhiễm
nhiều sán, gan bị xơ hóa, dẫn đến cổ trướng hoặc ung thư đường mật.

Câu 8: Hiện tượng bụng chứng to trên chó mèo
 Các nguyên nhân gây bụng chứng to trên chó:
- Chướng hơi: Tắc ruột bởi ngoại vật hoặc kí sinh trùng
- Mang thai ở con cái
- Viêm tử cung
- Chửa giả
- Bụng báng nước do bệnh gan thận
- Khối u ở nội tạng


 Các triệu chứng đặc trưng tưng ứng với các nguyên nhân đã nêu:
- Chướng hơi: tắc ruột
+ Đau bụng
+ Sờ có khối cứng chắc ở vùng bụng
+ Nơn
+ Có trường hợp con thú sẽ sốt
+ Bỏ ăn, con vật giảm hoặc mất tính thèm ăn
+ Có thể đi ngồi
- Mang thai ở con cái:
+ Núm vú: hồng hào, căng phồng hơn
+ Bụng: bụng phình to ra
+ Hành vi: biểu hiện khó tính; mệt mỏi, ngủ nhiều
+ Thay đổi khẩu vị
+ Đi tìm ổ đẻ
- Viêm tử cung:
Viêm cấp tính:
+ Sốt cao
+ Khát nước nhiều
+ Nôn, tiêu chảy
+ đau vùng hơng, quay đầu lại phía sau

+ Âm đạo sưng đỏ, nóng
Viêm mãn tính:
+ Bụng to
+ Dịch tử cung chảy ra liên tục hoặc ngắt quảng, hơi thối, dính bẩn vùng đuôi,
chân sau
+ Niêm mạc âm đạo dày lên, màu đỏ thẫm
- Chửa giả:
+ Bụng căng lên dần
+ Tuyến vú tăng sinh (có thể có dịch hoặc tiết sữa)
+ Tính tình thay đổi
+ Làm ổ ở nơi tối, coi đồ chơi hay giày dép như con của mình
+ Rối loạn tiêu hóa, sốt cao hay thân nhiệt hơi thấp
+ Tìm chỗ để đẻ
- Bụng bán nước do bệnh gan thận:
+ Bụng căng to, khi thay đổi tư thế nằm lượng thanh dịch di chuyển nên hình
dáng bụng của chó bệnh cũng thay đổi theo.
+ Con bệnh hay ngồi hoặc nằm, khó thở
+ Niêm mạc mắt, miệng thiếu máu
+ Nặng bị phù bụng và chân


- Khối u ở nội tạng:
+ Giảm cân đột ngột
+ Thay đổi khẩu vị
+ Bụng to
+ Có mùi bất thường
+ Ho hoặc khó thở
Câu 9: Bệnh viêm phế quản trên chó mèo
 Trình bày các ngun nhân, triệu chứng, biện pháp phòng và nguyên tắc điều
trị bệnh.

- Nguyên nhân:
+ Do bị nhiễm cùng lúc một số loài vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như:
Liên cầu (Streptococcus). Tụ cầu (Staphylococcus aureus). Klebsiella
pneumoniae. Bordetella bronchiseptica.
+ Thường do kế phát của một số bệnh nhiễm trùng như care, viêm ruột, bệnh
ký sinh trùng.
+ Do thời tiết và vệ sinh mơi trường, hít phải khói bụi, hố chất gây kích
thích đường hơ hấp.
+ Do thức ăn, nước uống sặc xuống đường hô hấp
- Triệu chứng:
+ Ho, khó thở, nhất là vào buổi sáng, lúc đầu ho khan sau trở thành ho ướt và
kéo dài.
+ Thở khị khè, có tiếng ran, chảy nước mắt, nước mũi liên tục.
+ Có thể kèm theo sốt: 39,5 - 40,5°C, mệt mỏi, bỏ ăn. Viêm phế quản mãn
tính thường khơng sốt những ho kéo dài, có lúc ho ra đờm đặc nhầy.
- Biện pháp phòng bệnh:
+ Nơi ở của chó, mèo phải ln vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm
phải đảm bảo ấm mùa đông, thống mùa hè.
+ Tiêm vacxin phịng bệnh cho chó định kỳ các loại vacxin sau: dại, care,
viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó ... để khơng nhiễm các bệnh truyền nhiễm
khác, trên cơ sở đó chó có khả năng đề kháng bệnh về hô hấp.
- Nguyên tắc điều trị:
 Nguyên tắc chung:
+ Dùng kháng sinh diệt nguyên nhân gây bệnh.
+ Thuốc chữa triệu chứng.
+ Thuốc bổ trợ.
+ Bổ sung kháng thể nếu có
 Dùng một trong các loại kháng sinh sau đây:
+ Penicilin: Tiêm bắp liều 300-500.000 UI/ngày, chia 2-3 lần trong ngày.
+ Gentamycin: Tiêm bắp liều 8-10mg/kg thể trọng, chia 2 lần trong ngày.

+ Streptomycin: Tiêm bắp liều 20-25mg/kg thể trong, chia 2-3 lần trong ngày.


 Thuốc chữa triệu chứng:
+ Ephedrin: Thuốc giảm ho, chống khó thở. Tiêm bắp 1-2 ống 1ml / ngày.
+ Dimedion: Giảm ho, an thần. Tiêm bắp 1-2 ống 1ml/ngày.
 Thuốc trợ sức :
+ Cafein 5%: Tiêm bắp 3-6ml/con .
+ Vitamin B1 25%, tiêm bắp 3-5ml/con .
+ Vitamin C 5% tiêm bắp 3-5 ml/con
+ Glucoza 30% tiêm bắp 5ml/con .
Truyền huyết thanh mặn ngọt đẳng trương: 100 - 150ml/10kg thể trọng/ngày
(trong những trường hợp chó yếu ) .
- Hộ lý: Tăng cường chăm sóc, ni dưỡng tốt.
Câu 10: Kí sinh trùng chó mèo
 Nêu các vị trí kí sinh của giun móc, giun chỉ, giun đũa chó và sán dây.
- Giun móc kí sinh ở ruột non, tập trung ở phần tá tràng
- Giun chỉ kí sinh ở tim, cung động mạch chủ, dưới da, cơ, hốc mắt.
- Giun đũa chó kí sinh ở dạ dày, ruột non
- Sán dây kí sinh trong ruột non
 Trình bày triệu chứng của 4 loại kí sinh trùng nêu trên:
- Giun móc:
+ Nơn mửa liên tục, có khi nơn ra máu, bỏ ăn hay ăn rất ít
+ Xuất huyết ruột, gây tổn thương
+ Rối loạn tiêu hố, viêm ruột cấp tính và mãn tính
+ Tiêu chảy dữ dội, phân có lẫn máu màu cà phê hoặc màu đen có dịch nhầy
và mùi tanh khẳm. Gia súc non thường chết do mất máu mất nước.
+ Xuất hiện hội chứng thần kinh
+ Khi gia súc khoẻ và mắc giun móc lần đầu bệnh có thể nhẹ hơn và thời gian
dài hơn, biểu hiện chủ yếu hội chứng thiếu máu, chảy máu ruột, tuy nhiên chỉ

2-3 tháng sau tự khỏi bệnh khi điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
- Giun chỉ:
+ Tác động của giun chỉ gây cho vật chủ vừa là tác động cơ giới vừa là tác động
của độc tố nên triệu chứng rất đa dạng.
+ Chó gầy cịm, thiếu máu kéo dài do giun chỉ chiếm hết chất dinh dưỡng của
vật chủ, ấu trùng giun chỉ ký sinh làm tắc một số mao mạch gây hiện tượng
viêm ở một số cơ quan nội tạng.
+ Loạn nhịp tim, phù thũng, có dịch trong xoang ngực hoặc xoang bụng do giun
chỉ làm viêm cơ tim. Chó đi tiểu ra nước đục như nước vo gạo hoặc đi tiểu ra
máu do độc tố của giun chỉ gây viêm thận.
+ Có hiện tượng ho dữ dội, chảy dãi dớt gây khó thở, chó có thể chết do phù
thũng ở xoang ngực và bụng do ấu trùng di hành làm tắc mao mạch phổi.


+ Độc tố giun chỉ gây nhiễm độc thần kinh, biểu hiện trên chó là những cơn
động kinh hoặc bại liệt các chi.
- Giun đũa chó:
+ Chó trưởng thành khi nhiễm giun đũa thường không biểu hiện rõ nét, chỉ gây
cịm, lơng xơ xác, đơi khi nơn khan, nhưng nó là vật chủ mang mầm bệnh. Bệnh
giun đũa gây tác hại chủ yếu ở chó nhỏ từ 20 ngày tuổi đến 2-3 tháng tuổi. Biểu
hiện:
 Thân gầy cịm, lơng xơ xác, kém ăn, suy nhược, thiếu máu.
 Bụng phình to như bụng cóc, căng trịn, thỉnh thoảng có từng đoạn ruột nổi
lên nhu động, ấn tay vào đó có cảm giác cứng chặt, đó là đoạn ruột bị giun lên
chặt.
 Nơn mửa, tiêu chảy, rên rỉ do đau bụng, có khi nơn ra giun hay phần thải ra
ngồi màu xám trắng, thối khẳm và ra cả giun.
 Chó nhỏ bị bệnh nặng, viêm gan, thận, phổi, có khi tắc ruột, tắc ống mật, đôi
khi giun đũa chọc thủng ruột. Độc tố giun đũa có thể tác no động đến thần kinh
trung ương gây co giật.

- Sán dây:
1. Cấp tính
+ Thường gặp ở chó mèo nhỏ từ 1-4 tháng tuổi.
+ Kém ăn, nơn mửa liên tục
+ Chảy máu ruột, phân có màu xám hoặc đỏ tươi.
+ Viêm ruột thứ phát
+ Rối loạn tiêu hố thường xun ở chó mèo nhỏ 1-4 tháng tuổi: lúc táo bón,
lúc tiêu chảy, trong phân có niêm mạc ruột tróc ra và có lẫn những đốt sán rụng
ra. Nếu khơng được chăm sóc tốt và điều trị kịp thờ, chó mèo nhiễm sán tỷ lệ
chết cao 60-70 % do viêm ruột, mất máu, mất nước và rối loạn điện giả.
2. Mãn tính
+ Chó mèo trưởng thành thường bị bệnh mãn tính: Ăn ít, gầy cịm, xơ xác, rối
loạn tiêu hố, viêm ruột mãn tính, trong phân có đốt sán già rụng ra,
+ Giai đoạn cuối biểu hiện các hội chứng thần kinh: run rẩy hoặc ngơ ngác,
nằm lỳ một chỗ hoặc trở nên dữ tợn.
+ Nếu không được điều trị chu đáo gia súc trưởng thành chết trong trạng thái
thiếu máu kéo dài và do kiệt sức.
Câu 11 Trong phẫu thuật cắt tai
 Trình bày các công việc chuẩn bị thú trước khi phẫu thuật.
- Cho thú nhịn đói và nhịn khát.
- Cạo lơng và sát trùng toàn bộ bên tai
- Cố định thú trên bàn phẫu
- Truyền dịch.
- Thuốc tiền mê.


 Trình bày vị trí vết cắt và vị trí khâu
- Vị trí vết cắt:
+ Phẫu thuật cho tai cụp xuống: cắt 2 vết cắt hình chữ V ở 2 bên tai sao cho tai
không được chống đỡ tốt và cụp xuống.

+ Phẫu thuật tai đứng: cắt bỏ phần bên ngồi và phần trên của tai chó
- Vị trí khâu: Khâu ngay vị trí cắt; vết cắt ở rìa tai dùng phương pháp khâu từng nút;
mũi kim chỉ xuyên qua da ở 2 mặt của tai, không đâm qua sụn.
 Trình bày vết cắt làm cho tai thú dựng đứng, nằm xuống và nằm xuống 1/3.
- Dựng đứng: dùng panh kẹp theo hình muốn cắt và cắt uốn lượn theo đường panh
kẹp, sửa lại vết cắt sao cho bằng phẳng.
- Nằm xuống: tiến hành cắt hai vết cắt hình chữ V (chữ U, uốn lượn,..) Ở hai bên tai,
sao cho tai không chống đỡ tốt và cụp xuống.
- Nằm xuống 1/3: tiến hành cắt hai vết cắt hình chữ V (chữ U, uốn lượn,..) Ở hai bên
tai, sao cho tai không chống đỡ tốt và cụp xuống, từ đỉnh tai xuống 1/3 tai.
Câu 12: Bệnh lep-tơ
 Trình bày triệu chứng ở 3 thể: quá cấp tính, cấp tính và mãn tính.
- Thể quá cấp tính: thường ít gặp
+ Bệnh phát ra đột ngột: sốt cao 40,5 - 41°C, bỏ ăn, mệt mỏi, thích nằm, mắt
lờ đờ, hai chân sau yếu, có khi sung huyết kết mạc .
+ Sau đó nhiệt độ giảm xuống (37 - 38°C ), ủ rũ, khó thở, khát nước nôn mửa.
+ Đặc biệt niêm mạc và da vàng xẫm, nước tiểu vàng.
+ chảy máu mũi và nơn ra má, chó gầy rất nhanh, thân nhiệt hạ dưới mức bình
thường (36 - 36,5°C ) khó thở rồi chết trong thời gian 3-5 ngày .
- Thể cấp tính:
+ Sốt cao (40,5 - 41,5°C ), mệt mỏi, ít ăn hoặc bỏ ăn .
+ Lúc đầu táo bón, phân có màu vàng, sau có một số con tiêu chảy.
+ Niêm mạc, da vàng xẫm, nước tiểu vàng hoặc nâu, có khi lẫn máu.
+ Mí mắt, mơi má có hiện tượng phù thũng và hoại tử da.
+ Chó bệnh gầy nhanh và thiếu máu.
- Thể mãn tính:
+ Qua thời kỳ cấp tỉnh, các triệu chứng bớt dần và chó chuyển sang thời kỳ
mãn tính. Chó gầy yếu, rụng lơng, thiếu máu, đôi khi phù thũng mặt ở yếm và
ngực .
+ Nước tiểu vàng, tiêu chảy dai dẳng.

+ Chó cái hay bị sảy thai .


 Nêu biện pháp phòng bệnh và phác đồ trị liệu của bệnh lepto
- Biện pháp phịng bệnh: chăm sóc nuôi dưỡng là biện pháp hàng đầu và rất quan
trọng: thường xun chăm sóc ni dưỡng chó chu đáo, ăn no đủ chất
+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi vào môi trường xung quanh bằng :
 Dung dịch sát trùng (thành phần gồm Chloramin B và Bezalkonium
chloride) cứ 100ml dung dịch sát trùng cho 50m chuồng ni, hay pha lỗng
5-10 lần để tiêu độc dụng cụ .
 Iodine (thành phần gồm PVP Iodine, Kalium iodine), sát trùng tiêu độc
chuồng nuôi và mơi trường xung quanh.
+ Khơng cho chó lành tiếp xúc với chó đã bị bệnh Lepto, vì nước tiểu chó bệnh
mang nhiều xoắn khuẩn nguy cơ truyền bệnh dễ dàng .
+ Cần diệt chuột một cách triệt để vì đó là mơi giới truyền bệnh.
- Phác đồ trị liệu:
+ Bằng kháng sinh đặc hiệu: Dùng một trong các loại kháng sinh đặc hiệu có tác
dụng với xoắn khuẩn Leptospira sau đây:
 Erythromycin: Tiêm bắp liều 20-25mg/kg thể trọng, chia 2-3 lần trong ngày.
 Tylosin: Tiêm bắp, liều 20-30mg/kg thể trọng/ngày, chia 2-3 lần trong ngày.
 Tiamulin: Tiêm bắp dung dịch Tiamulin 10% liều 1ml/10kg thể trọng chia
2-3 lần trong ngày .
Hiện nay có một số chế phẩm có hiệu quả đang bán trên thị trường thuốc thú y
điều trị bệnh Lepto: Erymutin: Dung dịch thuốc tiêm, thành phần gồm
Erythromycin và Tiamulin HF. Tiêm bắp liều 1 ml/5kg thể trọng, ngày tiêm 2 lần.
Tiêm liên tục 7-10ngày .
+ Bổ sung các thuốc trợ lực như :
 Glucoza 30%: Tiêm mạch máu hay dưới da với liều 5ml/con .
 Vitamin Bl 2,5%, vitamin C 5%, B.Complex: Tiêm bắp liều 3-5ml/con.
 Vitamin B12:Chống thiếu máu.

 Promix (thành phần gồm Promethazin, Dipyrone, Dexamethasone): Giảm
sốt, an thần .


Câu 13: Hiện tượng co giật do thiếu canxi:
 Giới tính và thời điểm nào thường xảy ra hiện tượng trên?
- Giới tính: Cái
- Thời điểm thường xảy ra hiện tượng: xảy ra đột ngột trước và sau khi đẻ 3 – 5 ngày
 Trình bày các triệu chứng của từng thời điểm và phương pháp trị liệu.
Triệu chứng:
- Trước khi đẻ
+ đi lại bồn chồn, nôn mửa, thở nhanh. Sốt cao trên 41°C
+ Hai chân sau yếu, đứng cũng run rẩy, đi lại càng khó khăn, siêu vẹo, sau đó chó
nằm duỗi chân, khơng đứng được nữa, cơ run.
+ Thỉnh thoảng lại lên cơn co giật.
+ Thở hổn hển, thở dốc, nước dãi chảy. Bệnh có thể kéo dài liên tục vài tiếng, có khi
tới vài ngày. Một số con không chữa cũng tự khỏi. Một số con nếu không can thiệp
ngay sẽ lên cơn co giật, sau bại liệt năm một chỗ, bại liệt kéo dài làm cơ của chân sau
bị teo, thối loét và gia súc sẽ chết trong thể bại huyết.
- Sau khi đẻ:
+ Bệnh tiến triển nhanh,
+ Chó mèo bồn chồn, ủ rũ, mắt lờ đờ, không muốn đi lại, chân sau lảo đảo, đúng
không vững.
+ Run rẩy, các bắp thịt run run, co giật liên tục.
+ thở mạnh, chảy dớt dãi, không đi lại được. Những triệu chứng này xuất hiện rất
nhanh, trong một thời gian ngắn nên nhiều khi nhầm với bệnh say nắng hay nhiễm
trùng huyết cấp tính. Nếu khơng cứu chữa kịp thời thì có tới 60% số chó mèo sẽ chết
sau 12-48 giờ co giật, nhất là với những chó mắc bệnh sau khi đẻ 6-8 giờ bệnh phát
triển càng nhanh và càng nặng. Nhiều trường hợp chó sau khi đẻ vài giờ đã chết vì co
giật.

+ Một số trường hợp bệnh nhẹ chó mèo chỉ thể hiện: khơ mũi, ăn ít, đi lại khó khăn,
siêu vẹo. Tuy nhiên hậu quả cuối cùng không chết nhưng cũng liệt chân, thở khó
khăn, lưỡi ln ln thè ra kèm theo nước dãi dớt do liệt hầu. Chó mèo suy yếu, mệt
mỏi, khơng thiết gì cho con bú.
phương pháp trị liệu:
- Trước khi đẻ:
+ Tiêm dung dịch gluconat canxi hay chlorua canxi 20% vào tĩnh mạch cho chó với
liều 3 - 5ml/con, tiêm liên tục trong vài ngày. Với mèo tiêm gluconat canxi vào bắp
thịt.
+ Chú ý: Tiêm chlorua canxi vào tĩnh mạch phải tiêm chậm và khơng được rớt ra
ngồi sẽ gây thối thịt cho chó.
- Sau khi đẻ:
+ Tiêm dung dịch gluconat canxi hoặc chlorua canxi 20% vào tĩnh mạch cho chó với
liều 3 - 5ml/con. Tiêm liên tục trong vài ngày. Với mèo tiêm gluconat canxi liều
2-3ml/con tiêm bắp.
+ Trợ tim mạch: tiêm cafein 5% liều 3 - 5ml/con.
+ Tiêm long não nước 5%, liều 3-5ml/con nếu có hiện tượng hạ nhiệt độ.


+ Thuốc bổ trợ: tiêm bắp vitamin B1 2,5% liều 5ml/con chó, 3ml/con mèo. Tiêm bắp
vitamin C 5% liều 5ml/con chó, 3ml/con mèo.
+ Hiện nay trên thị trường thuốc thú y đang lưu hành chế phẩm:
 Calcium fort: Thành phần gồm Calcium gluconate 20%. Tiêm bắp cho chó liều
10ml/con/ngày, mèo 5ml/con/ngày.
 Thuốc bại liệt cặp: Thuốc gồm một cặp 2 ống: 1 ống chứa Calcium gluconate, 1
ống chứa vitamin nhóm B. Khi tiêm bắp, trộn 2 ống và tiêm cho chó liều
10ml/con/ngày, cho mèo 5ml/con/ngày.
Câu 14 : Sinh lý - hóa máu và các chỉ tiêu nước tiểu trên thú cưng
 Nêu 5 chỉ tiêu xét nghiệm sinh lý máu và 5 chỉ tiêu xét nghiệm sinh hóa máu.
- 5 chỉ tiêu xét nghiệm sinh lý máu:

+ Số lượng bạch cầu (white blood cells: WBC)
+ Số lượng hồng cầu (red blood cell count: RBC)
+ Lượng huyết sắc tố (hemoglobin: Hb)
+ Khối tiểu cầu (plateletcrit: Pct)
+ Tỷ lệ % bạch cầu lympho (% lymphocytes: LYM%)
- 5 chỉ tiêu xét nghiệm sinh hóa máu
+ Protein (khoảng biến động)
+ Canxi
+ Cholesterone
+ ALP
+ Globulin
 Trình bày các chỉ tiêu sinh hóa phản ánh bệnh thận, bệnh gan và viêm tuyến
tụy.
- Bệnh thận: AST, Ure, CREA, BUN.
- Bệnh gan: ALT, Ure
- Viêm tuyến tụy: AST.
 Nêu cách phân tích nước tiểu về màu sắc, độ trong, độ pH, tỉ trọng
- Màu sắc: Bình thường có màu vàng đến màu cánh dán. Màu đỏ là do có máu, màu
vàng đậm đến màu vàng nâu là do có bilirubin; màu nâu đỏ nhạt là do huyết sắc tố
hay sắc tố cơ
- Độ trong suốt: Bình thường nước tiểu trong suốt. Nước tiểu vẩn đục là do các vật
thể trong suốt các tế bào, máu, chất nhày, vi trùng hay chất loại thải
- Tỷ trọng: Tỷ trọng từ 1.007 - 1.029 tìm thấy trong bệnh đái tháo đường, bệnh đái
tháo, tuyến thượng thận hoạt động quá mức, thú quá khát và viêm mủ tử cung. Tỷ
trọng trên 1.040 tìm thấy khi thú sốt cao, mất nước, đái tháo đường, nôn mửa, tiêu
chảy và xuất huyết nặng.


Câu 15: Bệnh ghẻ demodex và ghẻ Sarcoptes:
 Nêu sự khác nhau về chất dinh dưỡng của hai con ghẻ và biểu hiện của con

thú.
Ghẻ Sarcoptes
Ghẻ demodex
+ Chất dinh dưỡng: lấy dịch lympho + Chất dinh dưỡng: sống bằng keo nhầy
và dịch tế bào của vật chủ làm chất trong bao lông và các tuyến bả nhờn trên
dinh dưỡng
người con vật nó ký sinh
+ Biểu hiện của con thú: dùng răng + Biểu hiện của con thú: con ghẻ không
cắn chỗ ngứa hay cọ xát điên cuồng gây ngứa nhưng khi cắn phá sẽ làm cho thú
vào bất cứ thứ gì.
bị ngứa, ghẻ tồn thân

 Nêu sự khác nhau về thời gian vịng đời, vị trí ký sinh.
Ghẻ Sarcoptes
Ghẻ demodex
+ Thời gian vòng đời: 15 – 20 ngày
+ Thời gian vịng đời: 25 – 30 ngày
+ Vị trí ký sinh: ở dưới lớp biểu bì
của da

+ Vị trí ký sinh: da, ruột, hạch
lympho, các mơ: gan, lách, thận của
chó

 Nêu phác đồ điều trị bệnh ghẻ.
+ Dùng thuốc bôi trị ghẻ: cắt sạch lông trong vùng tổn thương, cạo các nốt mụn và
tắm cho chó trước khi bơi.
 Nên tắm bằng sữa tắm chuyên dụng cho chó, mèo
 Tắm bằng các loại lá chát: lá đào, lá xoan,…
 Dùng 1 trong các thuốc bôi lên chỗ ghẻ: extopa, amitraz 0,025%, trinaghe,….

Bôi những chỗ lông bị rụng và rộng ra xung quanh, ngày bôi 2 - 3 lần, bôi
nhiều ngày
+ Tiêm thuốc trị ghẻ:
 Ivermectin 0,2mg/kg thể trọng
 Doramectin (dectomax) của Pfizer sản xuất, liều 1ml/10kg thể trọng
 Các loại thuốc tiêm nên sử dụng 1 tuần/lần, liệu trình 4 – 5 lần. Mỗi lần tiêm
thuốc phải vệ sinh tẩy uế khu vực ni chó
+ Thuốc chống viêm, chống nhiễm trùng: tiêm bắp dexamethasone. Bôi thuốc mỡ
Hydrococtizon, flucinar,....
+ Sử dụng kháng sinh khi có nhiễm trùng rõ rệt
+ tăng sức đề kháng bằng các loại vitamin



×