Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề cương thi Bệnh nội khoa thú y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.28 KB, 11 trang )

ĐỀ CƯƠNG THI KẾT THÚC HỌC PHẦN - BỆNH NỘI KHOA THÚ Y
1. Trình bày các nguyên tắc cơ bản trong điều trị học. Mỗi nguyên tắc lấy 1 ví dụ minh họa.
* Nguyên tắc sinh lý:
Theo nguyên tắc này chúng ta phải tạo cho cơ thể bệnh thích nghi trong hoàn cảnh thuận lợi để nâng cao sức chống đỡ bệnh như:
- Điều chỉnh khẩu phần thức ăn: viêm ruột tiêu chảy giảm thức ăn xanh nhiều nước và thức ăn tanh.
- Tạo điều kiện tiểu khí hậu thích hợp: cảm nóng phải để gia súc nơi thống mát.
- Giảm bớt kích thích ngoại cảnh: chó dại tránh ánh sáng, nước.
- Tìm mọi biện pháp để tăng sức đề kháng của cơ thể: tăng cường sự bảo vệ của da và niêm mạc, tăng sự hình thành kháng thể...
* Ngun tắc chủ động tích cực
Theo ngun tắc này địi hỏi người thấy thuốc phải thấm nhuần phương châm ”chữa bệnh như cứu hỏa” như: Khám bệnh sớm, chẩn
đoán bệnh nhanh, điều trị kịp thời, điều trị liên tục và đủ liệu trình, chủ động ngăn ngừa các diễn biến của bệnh theo các chiều hướng
khác nhau, kết hợp các biện pháp điều trị để thu được hiệu quả điều trị cao.
* Nguyên tắc tổng hợp
Điều trị muốn hiệu quả cao thì khơng chỉ dùng một loại thuốc, một biện pháp, điều trị cục bộ đối với cơ thể mà phải dùng nhiều loại
thuốc, nhiều biện pháp, điều trị toàn thân.
* Điều trị theo từng cơ thể
Trong điều trị phải chú ý tới trạng thái của từng con bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, tránh trường hợp dùng một loại thuốc
cho một loại bệnh, một loại thuốc cho tất cả các con bệnh khác nhau mà khơng qua khám bệnh
* Điều trị phải có kế hoạch
- Biết bệnh: chẩn đốn rõ ràng, có trường hợp ngun nhân biết được ngay, do đó có thể điều trị ngay nguyên nhân. Nhưng có trường
hợp khó chưa biết nguyên nhân thì phải có hướng tìm bệnh ngay từ lúc đầu, về sau sẽ điều chỉnh lại chẩn đoán.
- Biết con bệnh: Cần phải có kiến thức tối thiểu về các chuyên khoa khác mới tránh được sai sót nhất là trường hợp cấp cứu.
- Biết thuốc: Áp dụng đúng chỉ định để đạt được hiệu quả tối ưu.
* Điều trị phải được theo dõi chặt chẽ


- Theo dõi tác dụng của thuốc: chú ý khi cho thuốc đúng quy cách nhưng bệnh không thuyên giảm, khơng khỏi nên kiểm tra xem chủ
con bệnh có thực hiện đúng lời dặn hay không, thời hạn sử dụng của thuốc, cách pha chế, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.
- Trường hợp dùng nhiều thuốc cùng một lúc: lưu ý đến khả năng tương kỵ của thuốc.
- Theo dõi các tai biến có thể xảy ra: Cân nhắc giữa nguy hiểm do bệnh và nguy hiểm do thuốc tạo ra, có những nguy hiểm bất ngờ
nhưng có những nguy hiểm đoán trước được nhưng thầy thuốc và con bệnh có thể chấp nhận được vì khơng cịn giải pháp nào hơn.


Có những tai biến do thuốc quá liều nhưng không phải quá liều tối đa quy định trong dực lý mà quá liều so với tình trạng con bệnh.
2. Thế nào là điều trị theo nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo triệu chứng? Cho ví dụ minh họa.
- Điều trị theo nguyên nhân: Loại điều trị này thu được hiệu quả điều trị và hiệu quả kinh tế cao nhất vì đã xác định chính xác
ngun nhân gây bệnh từ đó dùng thuốc điều trị đặc hiệu.
- Điều trị theo cơ chế sinh bệnh: Là loại điều trị nhắm cắt đứt một hay nhiều giai đoạn gây bệnh của bệnh để đối phó
tiến triển của bệnh theo các hướng khác nhau.
- Điều trị theo triệu chứng: Là loại điều trị hay được sử dụng trong thú y. Vì đối tượng bệnh là gia súc, hơn nữa chủ của bệnh súc
không quan tâm và theo dõi sát nên việc chẩn đoán đúng bệnh ngay từ đầu là rất khó. Do vậy, để hạn chế sự tiến triển của bệnh và
nâng cao sức đề kháng của con vật trong thời gian tìm ra ngyên nhân gây bệnh người ta phải điều trị theo triệu chứng lâm sàng
thể hiện trên con vật.
- Điều trị theo tính chất bổ sung: Dùng để điều trị những bệnh mà nguyên nhân là do cơ thể thiếu hoặc mất một số chất gây nên như
bổ sung vitamin, sắt...
3. Trình bày triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp tính, viêm màng phổi, phế quản phế viêm, sung huyết và phù phổi,
viêm phổi thùy. Đưa ra biện pháp điều trị bệnh
Viêm phế quản cấp tính
* Viêm phế quản lớn: Ho: ban đầu ho khan-ngắn, 3-4 ngày ho ướt-dài. Nước mũi chảy nhiều, đặc dần và có màu vàng. Con vật
khơng sốt hoặc sốt nhẹ. Nghe phổi: sau 2 – 3 ngày xuất hiện âm ran.
* Viêm phế quản nhỏ: Sốt trung bình. Thở nhanh và khó. Niêm mạc tím bầm, mạch nhanh và yếu. Ho khan, tiếng ho yếu và ngắn,
thở khó . Nước mũi khơng có hoặc ít, đặc. Nghe phổi: âm ran ướt, vị tóc.
* Hộ lý


- Giữ ấm gia súc, không cho ăn thức ăn bột khơ mà ăn ướt dễ tiêu, dùng dầu nóng xoa hai bên ngực.
* Dùng thuốc
- Thuốc giảm ho và long đờm:
- Nếu thú sốt cao do nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh phổ rộng điều trị.
- Dùng thuốc trợ sức, trợ lực nâng cao sức đề kháng
Phế quản phế viêm
Sốt cao, sốt lên xuống theo hình sind. Đầu: ho khan và ngắn, sau: ho ướt và dài, đau vùng ngực. Nước mũi ít, màu xanh. Khó thở. Lúc
đầu tim đập nhanh sau đó yếu dần. Gõ vùng phổi: đau, ho, vùn âm đục của phổi phân tán. Nghe phổi: đầu-ran ướt, cuối-ran khơ, âm

vị tóc. Xét nghiệm: xuất hiện protein trong nước tiểu.
* Hộ lý
- Giữ ấm gia súc, chăm sóc ni dưỡng tốt, dùng dầu nóng xoa hai bên ngực.
- Bổ sung vitamin A, đạm và chất bột đường vào khẩu phần ăn.
* Dùng thuốc
- Dùng thuốc đặc hiệu điều trị nguyên nhân chính.
- Dùng kháng sinh phổ rộng điều trị, tiêm hoặc cho khí dung.
- Thuốc giảm viêm, tăng tính đàn hồi của khí quản: Dexamethasone, presnisolone
- Thuốc giảm ho và long đờm: codein, bromhexin
- Dùng thuốc trợ sức, trợ lực nâng cao sức đề kháng
Sung huyết và phù phổi
Khơng sốt. Khó thở đột ngột, tần số hơ hấp tăng, niêm mạc tím bầm. Chảy nước mũi có nhiều bọt trắng hay màu hồng. Gia súc ngạt
thở, 4 chân lạnh, có triệu chứng thần kinh. Tĩnh mạch cổ phồng to.
- Sung huyết phổi chủ động dễ hồi phục, thụ động khó hồi phục.
* Hộ lý
- Cho gia súc nghỉ ngơi, đưa vào nơi thoáng mát.


- Nếu sung huyết chủ động thì dùng nước đá chườm vào vùng đầu, phun nước lạnh lên toàn thân gia súc hoặc dùng nước lạnh thụt vào
trực tràng.
- Nếu sung huyết phổi nặng: dùng biện pháp chích huyết ở tĩnh mạch (thú nhỏ 100-200 ml, thú lớn 1-2-3 lít)
* Dùng thuốc
- Thuốc trợ sức, trợ lực:
- Thuốc giảm dịch thẩm xuất và bền thành mạch: Calciclorua 10% chích tĩnh mạch hoặc Atropin tiêm dưới da
Viêm phổi thùy
Xảy ra đột ngột. Sốt cao 41 -420C, liên tục 6-9 ngày. Niêm mạc sung huyết hay hồng đản. Ho ít, ho ngắn, có cảm giác đau, nước mũi
ít, màu đỏ hay màu gỉ sắt. Thở khó.
- Tách gia súc ra khỏi đàn, giữ ấm cho gia súc, chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.
- Cho gia súc ăn thức ăn có nhiều vitamin, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.
- Xoa dầu nóng vào thành ngực.

- Dùng thuốc điều trị:
+ Kháng sinh diệt khuẩn:
+ Thuốc trợ sức, trợ lực, giảm dịch thẩm xuất, tăng cường giải độc cho cơ thể: glucose, cafein, urotropin, canxi clorua, vitamin C
tiêm tĩnh mạch.
+ Thuốc tăng cường lợp tiểu, sát trùng đường niệu: Theophynin, theobronin.
+ Bổ sung các loại vitamin B, PP, A.
Viêm màng phổi
Sốt cao, sốt lên xuống không theo quy luật, nếu viêm hóa mủ sốt rất cao. Đau ngực (thở nông và thở thể bụng). Gõ vùng ngực có cảm
giác đau và phản xạ ho. Nghe phổi: Nếu viêm dính sẽ có tiếng cọ màng phổi. Nếu xoang ngực có chứa nhiều dịch nghe âm bơi. Giai
đoạn cuối của bệnh xuất hiện phù ở yếm, bụng, ngực.
* Hộ lý
- Để gia súc nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, ấm áp, cho ăn thức ăn dễ tiêu, hạn chế uống nước.
- Dùng dầu nóng xoa vào thành ngực.


- Dùng protein liệu pháp hoặc huyết liệu pháp.
* Dùng thuốc
- Dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng.
- Dùng thuốc làm giảm dịch thẩm xuất, giải độc, lợi tiểu, trợ sức: glucose, cafein, urotropin, canxi clorua, vitamin C tiêm tĩnh mạch.
- Dùng thuốc kích thích tiêu hóa, trợ sức, trợ lực.
- Chọc dò xoang ngực để rút bớt dịch, sau đó dùng dung dịch sát trùng để rửa xoang ngực, cuối cùng bơm kháng sinh vào xoang
ngực.
4. Liệt kê các triệu chứng và nhận xét sự giống nhau và khác nhau của các triệu chứng này giữa hai bệnh viêm ngoại tâm mạc và
bao tim tích nước.
Viêm ngoại tâm mạc
Bao tim tích nước
- Thời kỳ đầu: sốt cao, đau vùng tim
Không đau vùng tim. Gõ vùng tim: âm đục.
- Thời kỳ cuối: sốt cao, phù vùng đầu, tĩnh mạch cổ phồng to thở khó, tiêu Nghe tim: đập yếu, có âm bơi. Tĩnh mạch cổ
chảy lỏng màu đen thối khắm, hôn mê rồi chết.

phồng to. Phù ức, hầu, phù nề ở tổ chức dưới
- Bệnh tích: Xoang bao tim tích đầy nước vàng hoặc có lẫn mủ, máu, xoang da. Khó thở
ngực tích nước. Giữa lá thành và lá tạng có nhiều fibrin.
* Nhận xét sự giống nhau và khác nhau
5. Liệt kê các triệu chứng và nhận xét sự giống nhau và khác nhau của bệnh viêm ngoại tâm mạc và nội tâm mạc.
Triệu
chứn
g

Triệu
chứn
g

Viêm ngoại tâm mạc
- Thời kỳ đầu: sốt cao, đau vùng tim
- Thời kỳ cuối: sốt cao, phù vùng
đầu, tĩnh mạch cổ phồng to thở khó,
tiêu chảy lỏng màu đen thối khắm,
hôn mê rồi chết.
- Bệnh tích: Xoang bao tim tích đầy
nước vàng hoặc có lẫn mủ, máu,

Viên nội tâm mạc
- Bệnh khởi phát âm thầm, từ từ với tình trạng sốt kéo dài.
- GĐ tồn phát: sốt kéo dài, ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn hoặc bỏ ăn; có hiện tượng ”rung tim”
+ Nếu viêm ở thể sùi van nhĩ thất trái thì phù phổi gây thở khó.
+ Nếu viêm ở thể sùi van nhĩ thất phải gây phù.
+ Nếu có hiện tượng nhồi huyết:
Nhồi huyết ở gan: gây báng nước, phù.
Nhồi huyết não: gây bại liệt.



xoang ngực tích nước. Giữa lá thành Nhồi huyết tim: chết đột ngột.
và lá tạng có nhiều fibrin.
- Bệnh tích: tổn thương trong tim và tổn thương trong tim.
* Nhận xét sự giống nhau và khác nhau
6. Liệt kê các triệu chứng và nhận xét sự giống nhau và khác nhau của bệnh viêm thận và viêm bàng quang.
Viêm thận
Viêm bàng quang
Triệu - Sốt cao, tiểu khó, lưng cong, đau vùng thận.
- Sốt vừa hoặc sốt cao, ăn ít. Rặn tiểu liên tục, chỉ vài giọt nước tiểu.
chứn - Thời kỳ đầu: tiểu nhiều, giai đoạn sau tiểu ít, nước tiểu Đau ở vùng bụng dưới (bàng quang)
g
đục, phù toàn thân, tràn dịch màng phổi, xoang bụng, - Trường hợp nước tiểu tích đầy trong bàng quang, lên men, có thể
xoang bao tim.
gây vỡ bàng quang, thú thở có mùi NH3.
- Urê trong máu cao gây nhiễm độc, con vật bị hơn mê, - Viêm cata thì nước tiểu đục, nhầy. Viêm xuất huyết có máu. Viêm
co giật, nơn mửa, tiêu chảy.
hóa mủ vàng hoặc xanh. Viêm thể giả có màng giả.
* Nhận xét sự giống nhau và khác nhau
8. Liệt kê các triệu chứng và nhận xét sự giống nhau và khác nhau của bệnh viêm bàng quang và liệt bàng quang.
Viêm bàng quang
Liệt bàng quang
Triệu - Sốt vừa hoặc sốt cao, ăn ít. Rặn tiểu liên tục, chỉ vài giọt nước tiểu. Đau ở Không sốt, không đau, màu sinh lý. Lượng
chứn vùng bụng dưới (bàng quang)
nước tiểu thường ít ở mỗi lần đi tiểu, hoặc
g
- Trường hợp nước tiểu tích đầy trong bàng quang, lên men, có thể gây vỡ khơng đi tiểu.
bàng quang, thú thở có mùi NH3.
- Viêm cata thì nước tiểu đục, nhầy. Viêm xuất huyết có máu. Viêm hóa mủ

vàng hoặc xanh. Viêm thể giả có màng giả.
* Nhận xét sự giống nhau và khác nhau
9. Liệt kê các triệu chứng và nhận xét sự giống nhau và khác nhau của bệnh cảm nắng và cảm nóng. Hãy đưa ra biên pháp điều
trị bệnh cảm nóng.
Triệu
chứn

Cảm nắng
Cảm nóng
Bệnh diễn biến rất nhanh, ở dạng cấp tính:
Bệnh diễn biến có phần chận hơn cảm nắng
- Bệnh nhẹ: choáng váng, đi đứng siêu vẹo, niêm mạc mắt tím - Thân nhiệt tăng cao, mất nước và muối làm rối loạn trao đổi


g

Biện
pháp
điều
trị

bầm, vã mồ hơi, nuốt khó, thân nhiệt tăng cao, ở heo ói mửa.
- Bệnh nặng: điên cuồng và sợ hãi, mắt đỏ ngầu lồi ra ngoài,
mạch nhanh và yếu, tĩnh mạch cổ phồng to. Thở khó, đi khơng
vững và té ngã tự nhiên.
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao (40-410C), da khô, đồng tử mắt
lúc đầu mở rộng, sau thu hẹp lại cuối cùng mất phản xạ toàn
thân. Con vật run rẩy, co giật rồi chết.
- Mổ khám bệnh tích: não, màng não và hành tủy bị sung
huyết, xuất huyết, phổi và nội tâm mạc xuất huyết.


chất ở mô bào gây ngộ độc, máu đặc lại, nước tiểu giảm làm
con vật hơn mê, co giật.
- Thở khó, thân nhiệt tăng (410C), tồn thân vã mồ hơi, mệt
mỏi, niêm mạc tím bầm, tim đập nhanh, mạch nảy, cơ nhai và
cơ mơi co giật, ói mửa. Nếu nhiệt độ bên ngồi quá nóng, con
vật điên cuồng, tĩnh mạch cổ phồng to, đồng tử mở rộng sau
đó hơn mê, co giật rồi chết, khi chết con vật sùi bọt mép có khi
lẫn máu.
- Não và màng não sung huyết, phổi sung huyết hay phù, ngoại
tâm mạc và phế mạc bị ứ huyết.
Nếu phát hiện kịp thời và điều trị tốt con vật phục hồi và khỏi
bệnh.
- Để gia súc nơi thoáng mát, dùng nước lạnh đắp vào đầu và
toàn thân.
- Dùng thuốc:
+ Bổ sung nước và chất điện giải: Glucoza, Ringerlactat, NaCl
0,9% truyền tĩnh mạch.
+ Thuốc trở tim: Cafein, Camphor tiêm tĩnh mạch hoặc dưới
da
- Nếu có hiện tượng ứ huyết tĩnh mạch, sung huyết não nặng
thì phải chích máu ở tĩnh mạch cổ lấy bớt máu.

- Đưa ngay con vật vào chỗ râm mát, thống khí.
- Chườm nước đá hoặc nước lạnh lên vùng đầu, sau đó phun
nước lạnh lên tồn thân, thụt nước lạnh vào trực tràng để làm
giảm nhiệt độ cơ thể.
- Xoa bóp tồn thân để máu lưu thông chống sung huyết não.
- Dùng thuốc điều trị:
+ Thuốc trợ tim: Cafein, Camphor tiêm tĩnh mạch hoặc dưới

da
+ Thuốc hạ thân nhiệt: paracetamol. Anazin.
+ Thuốc trợ lực: Glucose truyền tĩnh mạch.
- Nếu có hiện tượng ứ huyết tĩnh mạch, sung huyết não nặng
thì phải chích máu ở tĩnh mạch cổ lấy bớt máu.
* Nhận xét sự giống nhau và khác nhau
10. Một con heo nặng 3 kg bị tiêu chảy nặng và ói mửa. Kiểm tra thấy niêm mạc khô, giảm độ đàn hồi da, tăng nhịp tim nhẹ,
sụp hố mắt, tăng thời gian làm đầy mao mạch. Điều tra bệnh cho biết mèo bị ngộ độc thức ăn. Hãy:


- Chẩn đoán bệnh: Ngộ độc thức ăn
- Xác định mức độ mất nước: 6-8%
- Xây dựng phác đồ điều trị bệnh: hộ lý, sử dụng thuốc
Phác đồ điều trị bệnh gồm:
- Hộ lý: ăn uống, chăm sóc
- Thuốc điều trị
TT Tên thuốc
Thành phần Tác dụng điều trị
Liều lượng
Liệu trình
1
Atropine
2
Nacl
3
4
11. Một con bị nặng 300 kg có biểu hiện bụng bên trái phình to, bê mệt mỏi và có vẻ hơi khó thở, dùng tay vỗ vào hõm hơng
trái tạo ra âm trống. Kiểm tra cho biết trước đó bị đã uống nhiều rỉ mật đường. Hãy:
- Chẩn đoán bệnh: Chướng hơi dạ cỏ
- Đưa ra biện pháp điều trị bệnh: can thiệp cơ học, sử dụng thuốc (các loại dược phẩm tân dược sử dụng trong danh mục đã cho, các

dược liệu có thể chọn tự do)
- Tìm mọi biện pháp thoát hơi trong dạ cỏ, ức chế sự lên men, tăng cường nhu động dạ cỏ đồng thời chú ý đến trợ tim, trợ sức.
- Trường hợp chướng hơi quá cấp phải dùng trocard để chọc thoát hơi trong dạ cỏ. Chú ý khi chọc phải để thoát hơi từ từ.
- Can thiệp cơ học:
+ Nếu thú còn đứng được, nên cho đứng 2 chân trước lên cao để dạ cỏ dồn về phía sau dễ ợ hơi, một tay giơ cao mũi, tay kia kéo cuống
lưỡi kích thích ợ hơi.
+ Dùng các biện pháp thốt hơi ra ngồi như chà sát dạ cỏ hoặc cho ống thơng vào dạ cỏ để thoát hơi.
+ Dội nước lạnh vào nửa thân sau, bôi ichthyol vào lưỡi hoặc dùng que ngáng ngang miệng để kích thích gia súc ợ hơi.
+ Móc phân từ trực tràng và kích thích bàng quang để gia súc dễ đi tiểu.
- Cho uống các loại thuốc làm ức chế sự lên men trong dạ cỏ như:
+ Dấm ăn: 200-400ml


+ Rượu + tỏi (gừng): 250ml+50 gam.
+ Kích thích nhu động dạ cỏ bằng pilocarbin, chú ý không sử dụng cho thú mang thai vì gây sảy thai.
+ Trường hợp chướng hơi do ăn nhiều cây họ đậu nên cho uống 200-250ml dầu ăn để làm xẹp bọt khí do saponin tạo ra.
- Dùng thuốc thải trừ các chất chứa trong dạ cỏ: MgS04 hoặc Na2S04, liều dùng từ 100-300g/con tùy thể trọng.
- Dùng thuốc: Trợ tim, trợ hô hấp cho thú bằng camphor hoặc cafein. Trợ sức bằng các vitamin
- Nếu thú đã ngã quỵ phải dùng trocard thoát hơi:
Kỹ thuật đâm trocard:
+ Đâm trocard vào hông bên trái (trung điểm của tam giác hõm hông trái), mũi trocard hướng về nhượng chân phải.
+ Rút lõi từ từ để thoát hơi chậm, khi hơi yếu hẳn mới rút hết lõi ra để tránh tình trạng khí thốt ra q nhanh làm máu dồn về tim mạnh
quá gây sốc cho thú.
+ Giữ phần ống lại khoảng 6-8 giờ sau mới rút ống ra ngoài.
Lưu ý: khi rút ống ra, phải tra phần lõi vào ống để tránh thức ăn rớt vào xoang bụng.
+ Dùng pommade bôi vào xoang bụng sau vài ngày da sẽ lành, có thể chích kháng sinh để ngừa nhiễm trùng cho thú.
12. Một heo con theo mẹ năng 5kg bị tiêu chảy phân sệt. Kiểm tra chưa thấy dấu hiệu mất nước, niêm mạc và da của heo nhợt
nhạt. Điều tra bệnh cho biết chó đã ăn thức ăn bị ơi thiu. Hãy:
- Chẩn đốn bệnh: Ngộ độc thức ăn
- Xây dựng phác đồ điều trị bệnh: hộ lý, sử dụng thuốc

Phác đồ điều trị bệnh gồm:
- Hộ lý: ăn uống, chăm sóc
- Thuốc điều trị
TT Tên thuốc
1
2
3
4

Thành phần

Tác dụng điều trị

Liều lượng

Liệu trình


13. Một con chó nặng 15 kg bị tiêu chảy và ói mửa. Kiểm tra thấy niêm mạc khơ nhẹ, giảm nhẹ độ đàn hồi của da. Điều tra
bệnh cho biết chó đã ăn thức ăn bị ơi thiu. Hãy:
- Chẩn đoán bệnh: Ngộ độc thức ăn
- Xác định mức độ mất nước: 5-6%
- Tính lượng nước cần bù. Biết rằng sau đó chó đã cầm tiêu chảy, khơng cịn ói mửa.
- Xây dựng phác đồ điều trị bệnh: hộ lý, sử dụng thuốc
Phác đồ điều trị bệnh gồm:
- Hộ lý: ăn uống, chăm sóc
- Thuốc điều trị
TT Tên thuốc
Thành phần Tác dụng điều trị
Liều lượng

Liệu trình
1
2
3
4
14. Một con chó nặng 20 kg bị tiêu chảy ra máu và ói mửa. Kiểm tra thấy niêm mạc khô nhẹ, giảm nhẹ độ đàn hồi của da. Điều
tra bệnh cho biết chó đã ăn thức ăn bị ơi thiu. Hãy:
- Chẩn đốn bệnh: Ngộ độc thức ăn viêm ruột
- Xác định mức độ mất nước: 5-6%
- Xây dựng phác đồ điều trị bệnh: hộ lý, sử dụng thuốc
Phác đồ điều trị bệnh gồm:
- Hộ lý: ăn uống, chăm sóc
- Thuốc điều trị
TT Tên thuốc
1
2
3

Thành phần

Tác dụng điều trị

Liều lượng

Liệu trình


-

4

Chú ý:
Câu 10- 14 sử dụng thuốc trong đề thi.
Sử dụng thuốc ghi rõ: tên thuốc, liều lượng, liệu trình điều trị, tác dụng trong ca bệnh



×