Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

SEMINAR (CHUYÊN đề BỆNH nội KHOA THÚ y) BỆNH ở hệ TIÊU hóa, BỆNH VIÊM HỌNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.34 KB, 16 trang )

BỆNH NỘI KHOA THÚ Y


CHƯƠNG 5: BỆNH Ở HỆ TIÊU HĨA
BỆNH VIÊM HỌNG

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Tóm tắt bệnh ở hệ tiêu hóa
Đặc điểm của bệnh viêm họng
Nguyên nhân của bệnh viêm họng
Cơ chế sinh bệnh của bệnh viêm họng
Các triệu chứng của bệnh viêm họng
Tiên lượng của bệnh viêm họng
Chuẩn đoán bệnh viêm họng
Cách điều trị bệnh viêm họng


1. Tóm tắt bệnh ở hệ tiêu hóa

 Bệnh ở hệ tiêu hóa là bệnh thường xảy ra đối với mọi loài gia súc, chiếm tỷ lệ 33 -53%
các bệnh nội khoa, kỹ thuật chăn ni gia súc cịn thấp kém, nên hàng năm số gia súc
chết về bệnh đường tiêu hóa rất nhiều
 Bệnh tiêu hóa là một loại bệnh mà những người làm công tác thú y phải đặc biệt chú ý.


 Nguyên nhân đường tiêu hóa gồm 2 nguyên nhân chính:
- Nguyên nhân nguyên phát: chủ yếu do chế độ chăm nuôi gia súc kém; cho gia súc ăn
những thúc ăn kém chất lượng.


- Nguyên nhân kế phát: Thường là hậu quả của những bệnh truyền nhiễm như: bệnh
dịch tả lợn, bệnh lao, phó thương hàn,....hoặc các bệnh ký sinh như: bệnh về giun
sán,....hoặc các bệnh về hô hấp...
 Các loại gia súc khác nhau, có những đặc điểm riêng về giải phẫu và sinh lý
 Gia súc non và gia súc già thường mắc các bệnh ở đường tiêu hóa và bệnh về
đường hơ hấp, tim mạch. Nói chung sức đề kháng của gia súc giảm súc, hệ thống
cơ quan trong cơ thể hoạt động kém nên dễ mắc bệnh.


2. Đặc điểm của bệnh viêm họng

 Quá trình viêm xảy ra ở niêm mạc họng và tổ chức xung quang như: vòng khẩu cái,
amydal, hạch lâm ba và tổ chức dưới niêm mạc.
 Tùy theo sự biến đổi của bệnh lý mà người ta phân ra: viêm cata, viêm màng già và
viêm loét
.


3. Nguyên nhân gây bệnh viêm họng
 Nguyên nhân nguyên phát
 Do con vật bị nhiễm lạnh, do thay đổi thời tiết đột ngột làm sức đề kháng của niêm mạc giảm,
con vật dễ mắc bệnh
 Do tác động cơ giới của vật nhọn lẫn vào thức ăn làm xây sát niêm mạc, hoặc do ống thông thực
quản.









Do dòi ký sinh trong họng ( thường thấy ở ngựa)
Do niêm mạc họng bị kích thích bởi hóa chất, hơi độc, bụi hay nhiệt
Nguyên nhân kế phát.
Do viêm lan từ các khí quan khác: viêm mũi, viêm thanh quản
Do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm: bệnh cúm, lao, nhiệt thám, tụ tuyến trùng, dịch tả, viêm
hạch truyền nhiễm, viêm mũi thối loét.



4. Cơ chế sinh bệnh của bệnh viêm họng
 Niêm mạc vùng họng rất mẫn cảm với tác động của ngoại cảnh, những nguyên nhân bệnh lý làm
sức đề kháng của tồn thân bay cục bộ bị giảm sút thì họng đều trực tiếp bị ảnh hưởng, niêm
mạc họng dễ bị viêm và vi trùng xâm nhập vào.

 Tùy theo tính chất nguyên nhân gây bệnh và sức đề kháng của cơ thể mà niêm mạc vọng bị
viêm ở thể cata, màng già hay viêm loét.

 Viêm cata do niêm mạc họng sung huyết, lớp tế bào thượng bì bị tróc ra, trên mặt niêm mạc và
dưới lớp niêm mạc thâm nhiễm nhiều dịch xuất sinh ra

 Thể niêm màng già, trên mặt niêm mạc họng bám nhiều fibrin, niêm mạc trắng bợt, dễ tróc ra và
dễ nát


 Trong qua trình viêm, mạc họng ln bị kích thích, gia súc hay chảy dãi, con vật đau họng nên
nút khó ...v..v.....


5. Triệu chứng của bệnh viêm họng
 Viêm họng thể cấp tính gia súc tỏ ra đau đớn, giảm ăn và uống, đầu và cổ vươn ra, hai chân trước cào đất,
nhai giả.

 Gia súc lấy đồ ăn chậm chạp, nuốt khó, những thức ăn cứng thì nhả ra, thức ăn lỏng và nước dễ chui ra
đằng mũi do sự hiệp đồng giữa sụn tiểu thiệt, gốc lưỡi và vòm khẩu cái bị rối loại.


 Có nước mũi chảy ra ở hai bên lỗ mũi, nước mũi lúc đầu trong, sau đặc như mủ, trong có lẫn




những mảnh thức ăn.
Gia súc hay chảy dãi, niêm mạc họng bị kích thích làm cho tuyến nước bọt tiết ra nhiều, nhất là
vào buổi sáng sớm. Miệng cũng có thể bị viêm, lưỡi phủ bựa, miệng hơi, thỉnh thoảng có hiện
tượng nơn, ọe..
Gia súc thường hay ho, tiếng ho ướt, nếu viêm lan đến thanh quản thì ho dữ dội hơn.
Sờ nắn vùng họng thấy sưng, con vật đau, tỏ vẻ khó chịu và họ, nếu viêm thể màng già và viêm
tổ ong thì vùng viêm rất nón, hạch dưới hàm sưng
Thân nhiệt, tần số hơ hấp thường không tăng ở thể viêm cata


 Kiểm tra máu: số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung bình tăng, tỷ lệ hạch cầu ái
toan và lâm ba cầu giảm
 Kiểm tra nước tiểu: Nước tiểu toan, hàm lượng indican tăng, xuất hiện albumin niệu.



6. Tiên lượng của bệnh viêm họng
Viêm họng thể cata cấp thường khỏi sau 1-2 tuần. Nếu viêm màng già hay lở lt thì bệnh kéo dài,
nếu có vi trùng gây mủ xâm nhập sẽ chuyển sang viêm hóa mủ
Từ viêm họng có thể dẫn đến viêm phổi cata, viêm phổi ngoại vật chui vào phổi, phù thanh quản,
bệnh nặng có thể gây chứng bại huyết.


7. Chuẩn đoán bệnh viêm họng
Nắm được đặc điểm của bệnh: đầu rướn cao, khó nuốt, chảy dãi và nước mũi, hay nhả thức ăn
hoặc thức ăn trào lại đằng mũi, sờ nắn vùng họng thấy sưng đau và ho
Cần phải phân biệt các bệnh như sau:
• Bệnh tắc họng do ngoại vật: Bệnh thường phát đột ngột, có thể sờ thấy ngoại vật

• Bệnh liệt họng: Con vật khơng có triệu chứng tồn thân, sờ vào họng con vật khơng có cảm giác


đau.
Bệnh truyền nhiễm gây viêm họng: ngồi viêm họng, con vật thường có biểu hiện của những
triệu chứng đặc chưng khác của bệnh


8. Điều trị bệnh viêm họng
 Hộ lý
 Cho gia súc nghỉ làm việc, cho ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu. Loại ăn thịt cho ăn cháo và sữa.
Nếu gia súc khơng ăn uống được thì phải dùng glucoza 10- 20% tiêm tĩnh mạch.
 Không cho gia súc ăn thức ăn có tính kích thích vùng họng.
 Khi viêm đã vài ngày, dùng nước nóng chườm vào vùng họng, ngồi ra cịn dùng đèn sollux để
chiếu vào vùng họng.



 Điều trị
 Dùng dầu nóng xoa để tiêu viêm: Dầu long não, thuốc mỡ belladon.
 Dùng dung dịch sát trùng để rửa miệng và họng: Thuốc tím KMnO4 0,1%, rivanol 1%, aixt boric
2%, phèn chua 0,5- 1%.
 Nếu gia súc sốt cao dùng kháng sinh: Tiêm penicillin 10000-15000 UI/kg TT, ngày 2 lần.

 Nếu gia súc ngạt thở: dùng thủ thuật mở khí quản, nếu viêm hóa mủ thì phải làm sạch mủ.
 Nếu do kế từ các bệnh truyền nhiễm:phỉa chú ý chữa bệnh chính, đồng thời kết hợp các thuốc
trợ sức, trợ lực.


EM XIN CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG
NGHE



×