Tải bản đầy đủ (.ppt) (10 trang)

Bài giảng điện tử môn hóa học: xà phòng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.74 KB, 10 trang )

Bài 3. KHÁI NIỆM VỀ XÀ PHÒNG
VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP
I. XÀ PHÒNG.
1. Khái niệm:
- Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của
axit béo (thường là:axit panmitic hoặc axit stearic), có thêm một số
chất phụ gia.
2. Phương pháp sản xuất:
(RCOO)
3
C
3
H
5
+ 3NaOH 3RCOONa + C
3
H
5
(OH)
3
t
0
chaát beùo xaø phoøng
Ngoài ra xà phòng còn được sản xuất theo sơ đồ sau:
Ankan axit cacboxylic muoái natri cuûa axit cacboxylic
2CH
3
[CH
2
]
14


CH
2
CH
2
[CH
2
]
14
CH
3
4CH
3
[CH
2
]
14
COOH
O
2
, t
0
, xt
2CH
3
[CH
2
]
14
COOH + Na
2

CO
3
2CH
3
[CH
2
]
14
COONa + CO
2
+ H
2
O
II. CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP.
1. Khái niệm
- Những hợp chất không phải là muối natri của axit cacboxylic nhưng
có tính năng giặt rửa như xà phòng được gọi là chất giặt rửa tổng hợp.
2. Phương pháp sản xuất
Daàu moû axit ñoñexylbenzensunfonic
natri ñoñexylbenzensunfonat
C
12
H
25
-C
6
H
4
SO
3

H C
12
H
25
-C
6
H
4
SO
3
Na
Na
2
CO
3
axit ñoñexylbenzensunfonic natri ñoñexylbenzensunfonat
3. Tác dụng tẩy rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
Tư liệu tham khảo: Bí mật của sự giặt tẩy
Sự tình cờ may mắn
Trước công nguyên khoảng 3.000 năm, những người tiền sử sống ở
Thung lũng sông Nil nướng những tảng thịt thú săn được trên lửa để
tế thần. Mỡ nhỏ giọt trên đóng tro tàn, khi nguội vón lại tạo thành
những cục mềm màu xám xịt. Trời mưa xuống. Các cục đó tan trong
nước, bọt ngầu lên. Xoa lên người, những vết bẩn bị rửa trôi. Từ đó,
họ chủ động làm ra những cục như vậy mang xuống sông tắm rửa.
Thủy tổ của xà phòng xuất hiện như vậy. Và có lẽ đây là phát minh
sớm nhất của loài người.
Khoảng 600 năm trước công nguyên, những thủy thủ người
Phênixieng đã mang những hiểu biết về xà phòng đến bờ biển Địa
Trung Hải. Thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, những bánh xà phòng

tốt nhất đã được sản xuất quy mô thủ công từ mỡ cừu và tro của gỗ
sồi ở Savona và sản phẩm lấy luôn tên này cho tiện.
Người Pháp gọi nó là savon, và tiếng Việt được du nhập thêm một
từ mới: xà-phòng ở miền Bắc và xà-bông ở miền Nam Cách sản
xuất được giữ kín như một bí quyết cha truyền con nối. Chẳng thế ở
châu Âu, có câu thành ngữ so sánh: “Bí mật được giữ kín như bí
mật của anh thợ nấu xà phòng”.
Đến thế kỷ 18, xà phòng được sản xuất trên quy mô lớn. Lúc này
người ta đã phát minh ra xút ăn da và biết chế tạo ra chất kiềm từ
muối ăn để thay thế cho tro từ gỗ. Đồng thời cũng biết ép dầu từ các
loại hạt và quả. Nhiều nhà máy ép dầu ra đời, thay thế mỡ động vật.
Nguyên liệu phong phú và sẵn. Bí mật công nghệ cũng bị khám phá.
Chẳng còn trở ngại nào ngăn được ngành sản xuất xà phòng đi lên
và hiện nay công nghệ hóa chất tẩy rửa cũng đóng góp một phần
quan trọng trong cuộc sống.
Bí mật của sự tẩy rửa
Tại sao cái sản phẩm gọi là xà phòng, hóa chất, mỹ phẩm…lại có tính chất
làm da dẻ, quần áo sạch trơn như vậy. Mấy “thầy” hoá học bỏ công tìm hiểu
và biết rằng, về bản chất, xà phòng là muối của axit béo (từ mỡ động vật
hoặc dầu thực vật) với kiềm (tức thành phần kim loại là natri hoặc kali).
Cứ xem phân tử xà phòng như một con rắn và con rắn này có đầu
ưa"nước”(hydrophilic), còn phần đuôi dài ngoẵng lại “ưa dầu, ưa mỡ”
(oleophilic). Chất bẩn thường là vết dầu mỡ hoặc có bản chất như dầu
mỡ. Trong môi trường nước (khi giặt), chất bẩn “túm” chặt lấy phần
đuôi. Nhưng đầu khoẻ hơn, lúc này đuôi đã bị đầu khỏe lôi chất bẩn bám
chặt ra khỏi quần áo. Vậy là chất bẩn bị kéo vào môi trường nước, phân
tán ra và quần áo trở nên sạch. Sự vò mạnh càng hỗ trợ cho việc “lôi
kéo”, chứ trong chuyện này làm gì có sự “đánh bật các chất bẩn cứng
đầu” như cách nói thậm xưng của những lời quảng cáo nhằm gây ấn tượng.
Rồi người ta dần cũng nhận ra các nhược điểm của xà phòng: ít tạo bọt và

khó giặt trong nước giếng nó chảy qua những lớp đá ngầm nên mang theo
canxi và magiê (thường gọi là nước cứng), nước cứng là nguyên nhân làm
cho đồ trắng mau bị xỉn màu vì thế các nhà hóa học đành tìm những chất
thay thế.
Các chất tẩy rửa tổng hợp
Nắm được bí mật của cơ chế giặt rửa, các nhà khoa học đã có trong
tay chiếc đũa thần để tạo ra hàng chục loại xà phòng tương tự, tức
các chất hóa học cứ một đâu “ưa nước”, một đầu “ưa dầu mỡ”. Khi
công nghiệp hóa dầu phát triển, biết bao nhiêu hợp chất hữu cơ ra
đời. Nguồn nguyên liệu dồi dào, tha hồ lựa chọn để chế biến thành
các chất mang “hai đầu” như trên.
Chúng có khả năng vượt trội so với các chất truyền thống xưa nay
chỉ biết dựa vào thiên nhiên. Người ta gọi chúng là các chất hoạt tính
bề mặt tổng hợp (synthetic surfactant). Tuy chúng “đóng vai chính”
nhưng riêng mình chúng chưa đủ, y như phải có “quân, thần, tá, sứ”
trong một thang thuốc bắc và gọi là chất phụ gia. Mỗi chất phụ gia
mang lại cho sản phẩm một tính năng nào đó.
Ví dụ chất khử “độ cứng” của nước, chất chống bám để chất bẩn
đã bị kéo ra nước thì đừng quay trở lại, chất tẩy trắng để làm
mất màu những vết bẩn như vết nước chè, cà phê, và những vết
bẩn chẳng biết nguồn gốc. Chất quang hoạt (trước đây thường gọi là
lơ hồng) để quần áo, vải vóc hấp thụ một phần tia tử ngoại và trở nên
“trắng hơn cả trắng” thường gọi là trắng sáng mà các nhà sản xuất
thường quảng cáo, rồi enzym để phân huỷ các chất hữu cơ mà những
quảng cáo viên gán cho tính cứng đầu.
Nhiều khi, người ta còn những chất độn để hạ giá thành, để các bà
nội trợ khỏi kêu ca là quá đắt. Và cuối cùng đâu thiếu được chất
thơm để gây thêm cảm tình của người tiêu dùng. Với bấy nhiêu chất
nhưng các đơn pha chế, nghĩa nghĩa là mỗi thành phần chiếm bao
nhiêu phần trăm, cũng được các nhà sản xuất giữ bí mật chẳng khác

gì các anh nấu xà phòng xưa kia. Xem ra chất lượng na ná như nhau,
nhưng ăn nhau về quảng cáo. Đôi khi chỉ hương thơm của từng loại
đủ tạo ra thói quen sử dụng cho mỗi người.
Nguồn: />

×