Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

(Tiểu luận) phát huy vai trò của chủ nghĩa yêu nước trong phong trào thi đua phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống nhân dân theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.14 KB, 35 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------- -----------

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA YÊU
NƯỚC TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
NHẰM NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.

Nhóm

: 01

Giáo viên hướng dẫn : Th.S. TRẦN KHÁNH DƯ

Hà Nội - 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 01.

STT
1
2
3
4
5
6

Họ và Tên


Nguyễn Bình An
Nguyễn Thị Thu An
Đinh Thị Vân Anh
Lê Thị Trâm Anh
Phạm Thị Quỳnh Anh
Lê Thị Minh Ánh

MSV

Đánh giá

645877
646417
643023
640675
642917
646207

100%
95%
95%
0%
100%
95%


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦẦU ……………………………………………………………………
I. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VỚI CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHÂN CHÍNH
…...1


1. Chủ nghĩa yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh..................................1
2.

Chủ nghĩa yêu nước chân chính – Một động lực lớn của Chủ nghĩa yêu nước.
………………………………………………………………………………..4

II. LÝ LUẬN HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM.............................................................................................5
III. CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.............................................................7

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong chỉ đạo phát triển sản xuất Nông nghiệp......7
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân.................................................................................8
3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nơng nghiệp tồn diện vào
phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay................................................9
4. Nội dung cốt lõi trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về phát triển nơng nghiệp
tồn diện........................................................................................... 10
5. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển nơng nghiệp Việt Nam hiện
nay...................................................................................................14
VI. NHỮNG THÀNH TỰU VIỆT NAM ĐẠT ĐƯỢC TRONG PHÁT TRIỂN, SẢN
XUẤT NƠNG NGHIỆP...........................................................................16

1.
Phát triển, sản xuất Nơng Nghiệp trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay.
…………………………………………………………………………..….16
2. Tác động của phát triển Nông nghiệp đối với đời sống của nhân dân.......23
Các tài liệu tham khảo…………………………………………………………...30



LỜI MỞ ĐẦẦU
Theo Hồ Chí Minh : “Hiên{ nay, nhiêm{ vụ v| vang của đồng bào là phải ra
s~c thi đua khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiêp{ để làm cho đồng bào nông
dân ấm no, để cung cấp cho quân đội, để bảo đảm tiếp tế cho các thành thị, để đẩy
mạnh việc khôi phục kinh tế nước nhà. Trong mùa xuân này, toàn thể đồng bào nông
dân phải ra s~c thi đua: - Cấy nhiều lúa, trồng nhiều màu, - Cày sâu cuốc bẫm, làm cỏ
bỏ phân, - Chống hạn, phòng lụt, diệt sâu bọ, - Khai phá ruộng hoang,

- Chăn nuôi nhiều gia súc, - Tiết kiệm về mọi mặt. Đó là một cuộc thi đua yêu
nước, ý nghĩa rất to lớn. Tôi kêu gọi đồng bào hăng hái tham gia phong trào thi
đua này”.
Lời nói ấy đã: Phát huy vai trị của chủ nghĩa yêu nước trong phong
trào thi đua phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống nhân
dân theo Tư tưởng Hồ Chí Minh.


I.
CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VỚI CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC
CHÂN CHÍNH .
1.

Chủ nghĩa yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ nghĩa yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh - sự hoà quyện giữa
truyền thống và hiện đại.
Chủ nghĩa yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ, tổng hòa
của tư tưởng yêu nước Việt Nam chân chính; truyền thống, tinh hoa văn hóa
của dân tộc ta với hệ tư tưởng tiên tiến của giai cấp công nhân mà chủ nghĩa
Mác-Lênin là đại diện.
Đó là sự hịa quyện giữa tư tưởng truyền thống và tư tưởng hiện đại,

ch~a đựng trong đó s~c mạnh của dân tộc với s~c mạnh thời đại.
Tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, coi
việc đánh đổ đế quốc, thực dân, đánh đổ ách thống trị của nước ngồi là yếu tố
hàng đầu để giải phóng dân tộc, nhưng khơng dừng lại ở đó, cái đích vươn tới là
dân phải được tự do, ấm no, hạnh phúc. Đó là lịng u nước chân chính, sâu sắc
và triệt để, khơng mang tính nửa vời. Một tư tưởng u nước như vậy tự lơ-gíc
và tình cảm nội tại của nó đã mang tính vơ sản và mang đậm tính nhân văn chủ
nghĩa xã hội sâu sắc và triệt để. Điều này được thể hiện rõ trong từng lời nói,
việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến sĩ Hải quân. (Ảnh tư liệu)
1


Vào đầu năm 1946, khi trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngồi, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nói: “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm
sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Trong một lần trả lời
phỏng vấn khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn nói rõ thêm: “Nếu nước độc lập mà
dân khơng được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".
Như vậy, chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh đã ch~a dựng trong đó cả tình
u nước, u dân nồng nàn và yêu chủ nghĩa xã hội sâu sắc. Hai mục tiêu đấu
tranh giành độc lập dân tộc và đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội trong chủ nghĩa
yêu nước của Hồ Chí Minh tự thân nó đã ln thống nhất với nhau.
Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm
gương mẫu mực về thực hiện chủ nghĩa u nước. Đó là cả q trình đấu tranh,
cống hiến cho cách mạng, vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, Người
khơng có mục đích gì riêng tư cho bản thân mình. Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Tơi khơng có gia đình, cũng khơng có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của
tơi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên Việt

Nam là tôi như đ~t một đoạn ruột". Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ lòng
yêu nước, thương nòi, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh ln
phấn đấu cho mục tiêu giải phóng dân tộc, mang lại hạnh phúc cho nhân dân.
Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền
với yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì dân mình mới
được ấm no, Tổ quốc mới được giàu mạnh”. Như vậy, chủ nghĩa yêu nước
trong Hồ Chí Minh ln được thể hiện trong lý tưởng giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội và giải phóng con người; lý tưởng xây dựng một Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa phồn vinh, ấm no, tự do, hạnh phúc đến với mọi người,
mọi nhà; đó là chủ nghĩa yêu nước chân chính, mang chân lý tuyệt đối. Chính
chủ nghĩa yêu nước đó đã được truyền bá thấm đượm vào toàn thể dân tộc Việt
Nam và được hiện thực hóa trong cách mạng Việt Nam qua từng giai đoạn.
Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân ta đã trải qua hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cách mạng Việt Nam khi đó gặp
mn vàn khó khăn, thử thách, nhưng có sự soi sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ chí Minh, đặc biệt có sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính, tinh
thần yêu nước của dân tộc ta đã được khơi dậy, tồn dân đã đồn kết một lịng đ~ng
lên đấu tranh giải phóng q hương đất nước thốt khỏi ách nô lệ thực dân, đế quốc,
giành độc lập dân tộc. Thời kỳ này, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã phát triển lên
một tầm cao mới. Lòng yêu nước quên mình đã được thể hiện ở những
2


tấm gương sáng chói của hàng ngàn anh hùng liệt sĩ; của hàng triệu quần chúng
nhân dân thuộc mọi tầng lớp, thuộc mọi l~a tuổi, ở cả tiền tuyến và hậu phương, tạo
thành s~c mạnh tổng hợp làm nên những chiến công hiển hách, đưa Việt Nam lên
ngang hàng các dân tộc tiên phong chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên thế giới
trong thế kỷ th~ XX. Thành công của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã đưa đất
nước ta tới cái đích độc lập, thống nhất. Mục tiêu của hai cuộc cách mạng đó đã
thống nhất hịa quyện vào nhau, trở thành động lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy

nhân dân ta tiếp tục tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, chính quyền thuộc về nhân dân, phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và ngày càng tham gia sâu vào các định chế quốc tế. Vì vậy,
chủ nghĩa yêu nước trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đòi
hỏi mỗi cá nhân và từng thành phần kinh tế phát huy tinh thần năng động sáng tạo,
dám nghĩ, dám làm; có thái độ lao động đúng đắn trung thực, lấy chất lượng và hiệu
quả làm thước đo cho sự đóng góp trong cơng cuộc xây dựng đất nước, kiên quyết
chống thói làm ăn gian lận, dối trá, không để cho mặt trái của cơ chế thị trường cản
trở công cuộc đổi mới của chúng ta; lấy thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa và cạnh
tranh lành mạnh làm động lực thúc đẩy xây dựng xã hội mới. Trong quá trình hội
nhập quốc tế, chúng ta luôn phải nắm vững mục tiêu: xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ, trên cơ sở nắm vững nguyên tắc định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an ninh
quốc gia, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp giữa nội lực với ngoại lực tạo
thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước.

Trên mặt trận bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới, chủ nghĩa yêu nước được nhấn
mạnh ở quyết tâm sắt đá bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa; bảo vệ những thành quả của sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ an ninh chính
trị, trật tự an tồn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và mơi
trường hịa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn cách mạng mới, trước mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa
hội nhập quốc tế, với sự tác động của nhiều nhân tố ph~c tạp đan xen, làm cho tư
tưởng, đạo đ~c, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đang bị tha hóa, chủ
nghĩa yêu nước ở bộ phận này đang bị nhạt phai mục tiêu lý tưởng đi lên chủ nghĩa xã
hội. Để khắc phục tình trạng đó cùng với việc xây dựng và thực hiện cơ chế,
3



chính sách phù hợp, cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục về các chủ
trương, đường lối và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong toàn Đảng, toàn
dân và toàn quân ta cần phải tiếp tục được đẩy mạnh và đổi mới cả nội dung,
hình th~c và phương pháp, nhằm nâng cao tính tự giác của cán bộ, đảng viên,
phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hơn lúc nào hết, chủ nghĩa yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh trên
hành trình tìm đường c~u nước của Người càng phải được phát huy và nhân
rộng trong toàn thể dân tộc Việt Nam cả hiện tại và tương lai, làm cho chủ nghĩa
yêu nước chân chính được phát huy cao độ trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ mới, mỗi cán bộ,
đảng viên phải luôn phấn đấu, không ngừng tu dưỡng rèn luyện mình thực sự có
lịng u nước chân chính, biết đặt lợi ích của đất nước của dân tộc lên trên lợi
ích cá nhân, tiếp tục phát huy những phẩm chất anh hùng cách mạng, luôn xây
dựng niềm tin vào chủ nghĩa xã hội. Làm tốt điều đó, nhất định chúng ta sẽ phát
huy tốt chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ mới và sẽ xây dựng thành công và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu của chúng ta .
2.
Chủ nghĩa yêu nước chân chính – Một động lực lớn của Chủ nghĩa
yêu nước.
Khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các cường quốc tư bản
phương Tây ra s~c tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa, thiết lập ánh thống
trị của chũ nghĩa thực dân với những chính sách tàn bạo.
Từ những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy áp
bực, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa càng nặng nề
thì phản ~ng của dân tộc bị áp b~c càng quyết liệt. Không chỉ quần chúng lao
động (công nhân và nông dân), mà cả các giai cấp và tầng lớp trong xã hội
(tiểu tư sản, tư sản và địa chủ) đều phải chịu nỗi nhục của người dân mất nước,
của một dân tộc mất độc lạp, tự do.

Cùng với sự lên án chủ nghĩa thực dân và cổ vũ các dân tộc thuộc địa
vùng dậy đấu tranh, Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của tiềm năng dân tộc
trong sự nghiệp tự giải phóng.

4


Hồ Chí Minh thấy rõ s~c mạnh của chủ nghĩa u nước chân chính của
dân tộc thuộc địa. Đó là s~c mạnh chiến đấu của tiềm năng dân tộc trong sự
nghiệp giải phóng.
Theo Hồ Chí Minh, “Chính do tinh thần yêu nước mà quân đội và nhân
dân ta mấy năm trường chịu trăm đắng nghìn cay, kiên quyết đánh cho tan bọn
thực dân cướp nước và bọn việt gian phản quốc, kiên quyết xây dựng một nước
Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do, phú cường, một nước Việt Nam
dân chủ mới”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước chân chính “là
một bộ phận tinh thần quốc tế”, “khác hẳn với tinh thần “vị quốc” của bọn đế
quốc phản động”.
Xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ
truyền thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao s~c mạnh của
chủ nghĩa yêu nước mà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy.

II. LÝ LUẬN HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
Để thực hiện những mục tiêu đó, cần phát hiện những động lực và
những điều kiện bảo đảm cho động lực đó thực sự trở thành s~c mạnh thúc đẩy
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là những động lực bên trong, nguồn
nội lực của chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, những động lực đó biểu hiện ở các phương diện vật
chất và tinh thần; nội sinh và ngoại sinh. Người khẳng định, động lực quan
trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nịng cốt là cơng –

nơng – tri th~c. Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến lợi ích chính đáng,
thiết thân của họ; đồng thời chăm lo bồi dưỡng s~c dân. Đó là lợi ích của nhân
dân và từng cá nhân.
Xem con người là động lực của chủ nghĩa xã hội hơn nữa là động lực quan
trọng nhất Hồ Chí Minh đã nhận thấy ở động lực này có sự kết hợp giữa cá nhân (s~c
mạnh cá thể) với xã hội (s~c mạnh cộng đồng). Người cho rằng, khơng có chế độ xã
hội nào coi trọng lợi ích chính đáng của cá nhân con người bằng chế độ xã hội chủ
nghĩa.Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng , s~c lao

5


động sáng tạo của nhân dân – đó là s~c mạnh tổng hợp tạo nên động lực
quan trọng của chủ nghĩa xã hội.
Nhà nước đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân dưới sự lãng đạo
của Đảng, thực hiệc ch~c năng quản lý xã hội đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội đến thắng lợi. Người đặc biệt quan tâm đến hiệu lực của tổ ch~c, bộ máy,
tính nghiêm minh của kỷ luật, pháp luật, sự trong sạch, liêm khiết của đội ngũ
cán bộ, công ch~c các cấp từ trung ương đến địa phương.
Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất,
kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở
nên có ích quốc lợi dân, gắn liền kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với xã hội.
Cũng với động lực kinh tế, Hồ Chí Minh cũng quan tâm tới văn hóa, khoa
học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần khơng thể thiếu của chủ nghĩa xã hội.

Tất cả những nhân tố động lực nêu trên là những nguồn lực tiềm tàng của
sự phát triển. Làm thế nào để những khả năng, năng lực tiềm tàng đó trở thành
s~c mạnh, và khơng ngừng phát triển. Hồ Chí Minh nhận thấy sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Đây là hạt nhân trong hệ động lực của chủ nghĩa xã hội.

Ngồi các động lực bên trong, theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp được với
s~c mạnh thời đại tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn
liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, phải sử dụng tốt những thành
quả khoa học – kỹ thuật thế giới…
Nét độc đáo trong phong cách tư duy biện ch~ng Hồ Chí Minh là ở chỗ bên
cạnh việc chỉ ra các nguồn phát triển của chủ nghĩa xã hội. Người còn lưu ý cảnh báo
và ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội,
làm cho chủ nghĩa xã hội trở nên trì trệ, xơ c~ng, khơng có s~c hấp dẫn, đó là chủ
nghĩa cá nhân và Người coi nó là “bệnh mẹ” đ| ra hàng loạt bệnh khác, đó là tham ơ,
lãng phí quan liêu… mà Người gọi đó là “giặc nội xâm”; đó là các căn bệnh chia rẽ
bè phái mất đồn kết, vơ kỷ luật, chủ quan, bảo thủ, giáo điều, v.v..
Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định rất rõ nội lực là quyết định
nhất, ngoại lực là rất quan trọng. Chính vì thế, Người thường nêu cao tinh thần độc
lập ít; chủ, tự lực cánh sinh là chính, nhưng ln ln chú trọng tranh thủ sự giúp đỡ,
hợp tác quốc tế, kết hợp s~c mạnh dân tộc với s~c mạnh quốc tế tạo thành s~c mạnh
quốc tế để xây dựng thàng công chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở bảo đảm các
6


quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, không can thiệp vào cơng việc nội bộ
của nhau, chung sống hịa bình và phát triển.

III. CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
NƠNG NGHIỆP THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
1.

Tư tưởng Hồ Chí Minh trong chỉ đạo phát triển sản xuất Nơng nghiệp.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế Hồ Chí Minh ln
ln đặt những vấn đề kinh tế trong mối quan hệ chặt chẽ với những vấn đề chính trị

- xã hội “Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân c~ chết đói, chết rét, thì tự
do, độc lập cũng khơng làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà
dân được ăn no, mặc đủ”. Do vậy, ngay sau khi giành chính quyền về tay nhân dân,
Người đã kêu gọi nhân dân cả nước tích cực tăng gia sản xuất, quyết tâm diệt giặc dốt
và chỉ rõ trách nhiệm “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi”.

Nơng nghiệp, nơng dân chiếm một vị trí quan trọng trong tư tưởng kinh tế
của Hồ Chí Minh. Với một nước nơng nghiệp, Người đưa ra cơ cấu kinh tế nông
- công nghiệp; xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu đảm bảo an ninh lương
thực để cơng nghiệp hố và là hậu phương vững chắc cho sự nghiệp cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nền kinh tế chúng ta xây dựng là một nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và
kỹ thuật tiên tiến. “Trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách
bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xoá bỏ dần, đời sống vật chất và văn hoá của
nhân dân ngày càng cải thiện”.
Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải được tạo lập trên cơ sơ chế độ sỡ hữu
công cộng về tư liệu sản xuất. Ở thời kỳ quá độ, nền kinh tế đó cịn tồn tại bốn
hình th~c sở hữu chính: “Sở hữu của Nhà nước t~c là của toàn dân. Sở hữu của
hợp tác xã t~c là sở hữu của tập thể nhân dân lao động. Sở hữu của người lao
động riêng l|. Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản”, trong đó
“kinh tế quốc doanh là hình th~c sở hữu của tồn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế
quốc dân và Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên”. Như vậy, Hồ Chí
Minh là người sớm đưa ra chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

7


Người nhấn mạnh: Nhiệm vụ quan trọng th~ nhất của chúng ta là phải xây
dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và khẳng định tính tất

yếu phải cơng nghiệp hố: “Muốn đảm bảo đời sống sung sướng mãi mãi phải
cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa”, “cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa vẫn là
mục tiêu phấn đấu chung, là con đường ấm no thực sự của nhân dân ta”. Người
nói đến vai trị của công nghiệp nặng: “Để xây dựng thắng lợi xã hội chủ nghĩa,
chúng ta phải quyết tâm phát triển tốt cơng nghiệp nặng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến công tác nghiên c~u và phổ biến
khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất. Người chỉ rõ: “Khoa học phải từ sản xuất mà
ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng
suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân… nhiệm vụ của khoa
học, kỹ thuật là cực kỳ quan trọng, cho nên mọi nghành, mọi người đều phải
tham gia công tác khoa học kỹ thuật”.
Coi trọng vấn đề quản lý, hạch tốn kinh tế, cho đó là chìa khố phát triển kinh
tế quốc dân, Người nói: “Quản lý một nước cũng như quản lý một doanh nghiệp: phải
có lãi”, “ở xí nghiệp phải quản lý: có quản lý mới biết thu vào tiêu ra, mới biết có lỗ
lãi, mới biết ai làm tốt, ai làm vượt m~c, ai khơng làm vượt m~c”.

Hồ Chí Minh đề xuất chính sách mở cửa và hợp tác với các nước để thu
hút ngoại lực và phát huy nội lực.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã bước đầu đề cập đến vấn đề khốn trong
sản xuất. Người nói: “Chế độ làm khốn là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội,
nó khuyến khích người cơng nhân ln ln tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm
khốn là ích chung và lại lợi riêng… làm khốn tốt thích hợp và cơng bằng dưới
chế độ ta hiện nay”.
2.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh,: “ Nhiệm vụ quan trong bậc nhất của chúng ta hiện
nay là phải phát triển sản xuất để nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân
dân”, Người chỉ thị: “ Chúng ta phải thực hiện ngay: 1- Làm cho dân có ăn; 2Làm cho dân có mặc; 3- Làm cho dân có chỗ ở; 4- Làm cho dân được học hành”.


8


Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến lợi ích cá nhân, nhưng trên cơ sở giải
quyết đúng đăn mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Người (thấy
rõ động lực quan trọng trong lợi ích cá nhân: “ Kinh nghiệm của Đảng ta trong
quá trình cách mạng đã chỉ rõ là nơi nào cán bộ ta giải quyết tốt lợi ích thiết yếu
của nhân dân… thì nơi đó, lúc đó cách mạng đều tiến lên ”.
Theo Hồ Chí Minh nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nghĩa
là phải nâng cao ý th~c giác ngộ cách mạng, độc lập dân tộc, kiên trì phấn đấu lý
tưởng xã hội chủ nghĩa, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc, ý
th~c tự lực tự cường” khơng có gì quý hơn độc lập tự do” của nhân dân.

Phải thực hiện cơng băng xã hội. Ngưịi nhắc nhở chúng ta: “ Không sợ
thiếu, chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo, chỉ sợ lịng dân khơng n”.
Cơng bằng khơng có nghĩa là cào bằng, bình quân chủ nghĩa, làm triệt tiêu mất
động lực kinh tế – xã hội.
Phải phát triển dân trí, coi giáo dục là quốc sách. Người địi hỏi: Đảng và
Nhà nước phải nắm vững khoa học – kỹ thuật, mỗi đảng viên đều phải cố gắng
học tập văn hoá, học tập khoa học và kỹ thuật”, cán bộ phải có văn hố làm
gốc… nơng dân phải biết văn hố.
3.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nơng nghiệp tồn diện
vào phát triển nơng nghiệp Việt Nam hiện nay.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò
quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta
giàu. Nơng nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển
nông nghiệp một cách tồn diện”. Phát triển nơng nghiệp tồn diện là một tất
yếu khách quan, là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện cho
cơng nghiệp hóa nước nhà.


9


Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi nơng dân Hợp tác xã Hùng Sơn (huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên)
đang gặt lúa - Nguồn: tuyengiao.vn

4.
Nội dung cốt lõi trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về phát triển nơng
nghiệp tồn diện.
Thứ nhất, đó là sự cân đối, hợp lý trong cơ cấu ngành nông nghiệp và với
các ngành khác.
Sau Cách mạng tháng Tám, tại cuộc họp đầu tiên của ủy ban nghiên c~u
kế hoạch kiến quốc ngày 10-01-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương:
“Chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ: Làm cho dân có ăn, Làm cho dân có mặc,
Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành”(1).
Khi nói về vị trí, vai trị của nơng nghiệp trong mối quan hệ với các ngành
kinh tế khác, Người ví cơng nghiệp và nơng nghiệp như hai chân của con người,
người khơng thể thiếu một chân, thì nước khơng thể thiếu một bộ phận kinh tế:
“Công nghiệp và nông nghiệp như hai chân con người, hai chân có mạnh thì đi
mới vững chắc”(2). Người phê phán sự “khập khiễng” trong phát triển không
đồng bộ giữa công nghiệp và nông nghiệp, để lưu ý toàn Đảng, toàn dân phải
chú ý đúng m~c đến phát triển nông nghiệp. Người chỉ rõ “giữa các ngành cơng
nghiệp, nơng nghiệp, thương nghiệp, văn hóa, giáo dục… với nhau và trong mỗi
ngành phải phát triển cân đối”(3).
Người luôn lưu ý rằng, việc phát triển sản xuất lương thực khơng tách rời mà
phải gắn bó, tác động hỗ trợ lẫn nhau với các ngành sản xuất khác, như thực phẩm,
hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu… tạo nên sự thống nhất, hài hịa, cân đối cho tồn bộ
nền kinh tế phát triển. Xuất phát từ đặc điểm, điều kiện, vị trí, vai trị của nơng

nghiệp, phải bắt đầu trước hết từ giải quyết vấn đề phát triển nông nghiệp
10


để bảo đảm đời sống cho nhân dân. Tuy nhiên, không chỉ ngành nông nghiệp
phát triển, sự phát triển của nơng nghiệp phải được đặt trong mối quan hệ khăng
khít và tác động qua lại với phát triển công nghiệp và thương nghiệp. Có nghĩa
là, phát triển tồn diện phải là nông nghiệp bảo đảm sự phát triển cân đối, hợp lý
giữa các ngành của nền kinh tế.
Thứ hai, phát triển nơng nghiệp tồn diện là giải pháp quan trọng để phát
triển bản thân nền nông nghiệp.
Kinh tế nông nghiệp bao gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp. Sự phát triển của từng bộ phận trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp sẽ làm cho tồn ngành nơng nghiệp phát triển và bảo đảm sự phát triển
cân đối. Ngành nông nghiệp tồn diện khơng chỉ ở tăng quy mơ, diện tích mà
cịn ở năng suất, sản lượng và sự phù hợp trong cơ cấu với các loại cây trồng,
ngành, nghề khác.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền nơng nghiệp tồn diện trước hết phải là
một nền nơng nghiệp có ngành trồng trọt phát triển, mà đầu tiên là phải chú ý
trồng cây lương thực, bởi vì “nơng nghiệp là nguồn cung cấp lương thực”. Trong
các cây lương thực, Người xác định cây lúa là chủ lực, sau đó trồng các loại cây
hoa màu, như ngô, khoai, sắn để phục vụ chăn ni: “Sản xuất phải tồn diện,
sản xuất thóc là chính, đồng thời phải coi trọng hoa màu, cây ăn quả, cây công
nghiệp, chăn nuôi, thả cá và nghề phụ”(4). “Trong trồng trọt phải chú ý toàn
diện. Trồng cà phê, trồng lúa nhưng đồng thời phải chú ý trồng lạc, trồng vừng
vì lạc, vừng là th~ hàng xuất khẩu rất tốt để đổi lấy máy móc…”(5).
Người nhắc nhở: “Trung ương thường nói nơng nghiệp phải tồn diện.
Mình khơng những cốt gạo, ngơ, khoai, sắn, bơng mà cịn cốt các th~ khác nữa.
Cho nên phải tồn diện. Tăng diện tích mà khơng tăng sản lượng là vơ ích, mất
cơng. Nhưng tăng sản lượng cũng phải tồn diện. Lúa là chính, nhưng ngơ,

khoai, sắn cũng phải có, cũng phải chú trọng. Nếu chỉ chú trọng lúa mà không
chăm nom ngô, khoai, sắn cũng không được. Hoặc chỉ chăm về cây lương thực
mà không chăm về cây công nghiệp cũng là khuyết điểm”(6).
Không chỉ ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi phải phát triển để bảo đảm có
thêm thịt ăn, thêm s~c kéo, thêm phân bón phục vụ cho trồng lúa, hoa màu, đồng thời
phát triển ngành ngư nghiệp và các ngành kinh tế gắn liền với biển. Sinh thời, Người
luôn nhắc phải chú ý phát triển lâm nghiệp, ngư nghiệp, trồng cây, gây rừng và đồng
thời chăm sóc bảo vệ rừng. Người ln quan tâm chú ý đến đời sống của đồng bào
dân tộc thiểu số và nhắc nhở “Phải có kế hoạch chu đáo, phải chấm d~t tình trạng
khai thác bừa bãi”. Bởi “cây rừng là nguồn lợi lớn”.

Để nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân được cải thiện, Người chỉ rõ
cần phải phát triển thêm các nghề phụ gia đình ở nông thôn. Bởi, đặc điểm của
11


nghề nơng mang tính thời vụ có nhiều ngày nơng nhàn và do diện tích đất canh
tác hạn chế, ở nhiều vùng thị trường hàng hóa chưa phát triển, để bảo đảm cuộc
sống ổn định, các hộ gia đình nơng thơn đã có thêm nghề phụ để tận dụng lao
động và tăng thêm thu nhập. Những nghề phụ dần dần phát triển thành nghề
chính ở các làng nghề nhưng vẫn tồn tại song song với nghề nơng. Người nói
“miếng vườn của mỗi gia đình xã viên và các loại nghề phụ là nguồn lợi để tăng
thu nhập”(7); “phải chú ý vận động đồng bào trồng cây ăn quả như: cam, chanh,
chuối… và trồng cây lấy gỗ như: xoan, tre...”. Người hướng dẫn bà con một cách
dễ hiểu: “Muốn lúa tốt, hoa màu tốt, cần nhiều phân… Muốn có nhiều phân
chuồng, phải ni nhiều trâu, bị, lợn”.
Nơng nghiệp tồn diện cịn bao gồm các ngành, nghề phụ và ngành nghề
truyền thống ở nông thôn. Do vậy, đồng thời với phát triển ngành nơng nghiệp,
cần phát triển nghề phụ gia đình, như nghề mây, tre đan, nghề gỗ, chạm khảm,
nghề dệt… Phát triển các ngành nghề phụ ở nông thôn vừa nâng cao đời sống

của người dân, vừa duy trì bản sắc của các làng nghề truyền thống, vừa thúc đẩy
phát triển ngành nơng nghiệp.
Thứ ba, phát triển nơng nghiệp tồn diện cịn được thể hiện ở sự hợp lý
trong trình tự phát triển và điều kiện phát triển.
Trong nhiều bài nói và viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh
trước hết ở việc tăng gia sản xuất lương thực, kể cả lúa và màu. Phát triển nơng
nghiệp tồn diện và mở rộng ngành, nghề ở nông thôn, không chỉ nhằm khai
thác, tận dụng các yếu tố sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người
lao động mà cịn có tác dụng góp phần bảo vệ, giữ gìn và cải tạo môi trường sinh
thái, cũng như ảnh hưởng tích cực đến trạng thái tâm lý và thái độ của con người
đối với thiên nhiên và xã hội.
Tuy nhiên, tăng gia, mở rộng sản xuất phải phù hợp với điều kiện của từng
địa phương. Điều kiện ở đây được hiểu theo nghĩa tương đối rộng, đó khơng chỉ
là lợi thế về vị trí địa lý, thổ nhưỡng, thời tiết mà cịn là sự phù hợp về trình độ
phát triển của hệ thống máy móc trong nơng nghiệp, con người, sự phù hợp với
cơ cấu các ngành của nền kinh tế quốc dân và nhiệm vụ của từng thời kỳ. Người
khẳng định: “Phải phát triển nơng nghiệp một cách tồn diện. Tùy điều kiện của
mỗi địa phương mà trồng nhiều lúa và nhiều hoa màu để bảo đảm lương thực
cho nhân dân và nghĩa vụ đối với Nhà nước… Phải kết hợp chặt chẽ: công
nghiệp địa phương, thủ công nghiệp và nông nghiệp; sản xuất và chế biến,
thương nghiệp và giao thông…”(8).
Người khẳng định: “Muốn lãnh đạo cho đúng tất nhiên phải theo đường
lối chung. Song cách làm phải tùy theo chỗ, tùy theo mùa, tùy theo hoàn cảnh
thực tế địa phương”(9) và “đừng máy móc” như lấy kinh nghiệm cải cách ruộng
đất ở
12


miền đồng bằng mà lấp vào miền biển là không được, là sai. Đồng thời, phải
theo từng mùa vì có mùa thì bà con bận hơn, có mùa thì bà con rảnh hơn…

Sự phát triển của tồn diện của nơng nghiệp được Người ví như sự vận
động của “guồng máy”: “Trong một cơng xưởng, có nhiều loại máy móc hình
dạng khác nhau và cơng dụng khác nhau. Những máy móc khác nhau ấy phải bố
trí và kết hợp thật ăn khớp với nhau thì sản xuất mới tốt”(10) và nơng nghiệp
cũng có “guồng máy” của nó. Nghĩa là “từ lúc chọn giống đến ngày đưa thóc
vào kho, mọi cơng việc phải ăn khớp, nhịp nhàng với nhau, thì kết quả mới
tăng”(11). Người minh ch~ng, muốn tăng thu hoạch phải tăng vụ, tăng diện tích,
muốn tăng vụ, tăng diện tích phải cải tiến nơng cụ, muốn dùng máy thì phải cày
sâu, bừa kỹ và muốn ruộng đất tốt phải bón nhiều phân, muốn có nhiều phân
phải đẩy mạnh chăn ni, muốn phát triển chăn ni phải tăng diện tích trồng
th~c ăn cho trâu bị… và Người lưu ý, nơng nghiệp phải coi trọng 3 điều:
Thiên thời - Mùa nào thì cần phải làm việc gì, nhất là phải làm kịp thời vụ.

Địa lợi - Đất nào phải trồng th~ gì cho thích hợp.
Nhân hịa - Xã viên có người khỏe, có người yếu, có người thạo nghề,
người chưa thạo. Cơng việc có việc khó việc dễ, việc nặng việc nhẹ. Phải phân
phối thế nào cho đúng người đúng với việc, việc đúng với người, và ai cũng có
cơng việc, cũng phấn khởi lao động(12).
Để phát triển nơng nghiệp tồn diện, Hồ Chí Minh nhắc nhở trong nơng
nghiệp phải có kế hoạch, thể hiện tính chủ động, có tầm nhìn xa, “Làm chỗ nào,
làm cái gì, thì phải làm thật kỹ, phải săn sóc ln”(13) và phải đẩy mạnh tăng gia
sản xuất. Lãnh đạo và kế hoạch phải thật sát với thực tế, bởi “…tình hình vùng
này khơng giống tình hình vùng khác. Vì vậy, áp dụng chủ trương và chính sách
phải thật sát với tình hình thực tế của mỗi nơi. Tuyệt đối chớ rập khn, chớ máy
móc, chớ nóng vội”(14).
Cùng với kế hoạch, tầm nhìn, phải thực hiện nhiều giải pháp, các giải pháp
phải phù hợp với nhiệm vụ cách mạng và điều kiện cụ thể để phát triển nông nghiệp.
Người nhiều lần nhấn mạnh, quan trọng nhất trong đời sống của nhân dân là vấn đề
ăn. Để giải quyết tốt vấn đề ăn thì sản xuất lương thực phải dồi dào. Đời sống nhân
dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật

rộng rãi: dùng máy móc cả trong cơng nghiệp và trong nông nghiệp. Máy sẽ chắp
thêm tay cho người, làm cho s~c người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người
làm những việc phi thường. Muốn có nhiều máy, thì phải mở mang các ngành cơng
nghiệp làm ra máy, ra gang, thép, than, dầu... đó là con đường phải đi của chúng ta,
con đường cơng nghiệp hóa nước nhà. Muốn như vậy, thì cơng nghiệp phải giúp cho
nơng nghiệp có nhiều máy làm thủy lợi, máy cày, máy bừa, nhiều phân hóa học,...
Cùng với đó, phải từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới
13


trong nơng nghiệp bằng các hình th~c tổ đổi cơng, hợp tác xã… nhằm thực hiện
liên kết, tạo s~c mạnh tập thể trong phát triển nông nghiệp.
Như vậy, qua các tác phẩm, bài nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
có thể khẳng định một cách ngắn gọn quan niệm của Người về một nền nơng
nghiệp tồn diện phải là nền nông nghiệp phát triển. Phát triển nông nghiệp tồn
diện khơng phải là một nền kinh tế thuần nông, không phải theo lối manh mún,
tự cấp, tự túc, mà trên cơ sở có quy hoạch của một nền sản xuất hàng hóa phát
triển theo quy mơ lớn, đó là một nền nông nghiệp bền vững hiện đại, với sự
phong phú về ngành, nghề, đa dạng hóa về sản phẩm có cơ cấu kinh tế nội bộ
ngành hợp lý, cân đối, hài hòa, bổ sung cho nhau cùng phát triển mạnh mẽ, hiệu
quả kinh tế cao và bền vững.
5.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển nơng nghiệp Việt
Nam hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nơng nghiệp tồn diện được Đảng ta
vận dụng sáng tạo trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Tại Đại hội Đảng lần th~ VI, Đảng ta khẳng định: Phải đưa nông nghiệp
tiến một bước theo hướng sản xuất lớn, nhằm yêu cầu chủ yếu là tăng nhanh
khối lượng và tỷ suất hàng hóa nơng sản. Nơng nghiệp phải được ưu tiên đáp
~ng những nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, về vật tư, về lao

động kỹ thuật; những nguồn đầu tư ấy phải được sử dụng có hiệu quả. Đầu tư
cho nơng nghiệp phải đồng bộ từ sản xuất đến chế biến, vận chuyển, bảo quản để
có nhiều sản phẩm cuối cùng. Phương châm phát triển nông nghiệp là kết hợp
chuyên môn hóa với phát triển tồn diện; phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn
ngày. Phát triển nông nghiệp phải lấy thâm canh, tăng vụ là chính, đồng thời mở
rộng diện tích một cách vững chắc và có hiệu quả...
Nghị quyết số 26/NQ-TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
lần th~ 7 khóa X, ngày 05-8-2008, “Về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn”, đã
khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thơn có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và
lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, bảo đảm an ninh - quốc phịng”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần th~ XI của Đảng tiếp tục chủ trương phát
triển nông - lâm - ngư nghiệp tồn diện theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thơn và đã nêu rõ: “Phát triển
nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế
của nền nông nghiệp nhiệt đới.”(15).

14


Đại hội Đại biểu toàn quốc lần th~ XII của Đảng tiếp tục khẳng định chủ
trương phát huy lợi thế của ngành nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn,
~ng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh
thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu… Đồng thời “đẩy nhanh cơ
cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nơng nghiệp sinh thái phát triển tồn diện cả
về nơng, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế
so sánh và tổ ch~c lại sản xuất, thúc đẩy ~ng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ,
nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và
đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn để tăng năng suất,

chất lượng, hiệu quả và s~c cạnh tranh, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và s~c cạnh
tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng
cao thu nhập và đời sống của nông dân”(16).
Qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập, trên cơ sở phát huy
lợi thế, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá toàn diện và to lớn,
kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn
đã thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, những hạn chế của ngành nông nghiệp, đó là năng suất
lao động thấp, thiếu chiến lược quy hoạch tổng thể dài hạn, giá trị gia tăng thấp, quy
mơ sản xuất nhỏ l|, phân tán, trình độ lao động trong nông nghiệp thấp, cơ cấu kinh tế
ngành nông nghiệp chuyển dịch chậm, đầu tư cho nơng nghiệp có xu hướng giảm,
chưa đáp ~ng được nhu cầu phát triển nơng nghiệp tồn diện, khoa học - cơng nghệ
cho nơng nghiệp chậm phát triển…
Vận dụng những nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển
nơng nghiệp tồn diện vào tình hình hiện nay, cần chú trọng giải quyết các vấn đề:
Thứ nhất, cần rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch
của các ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của quốc
gia, của vùng, của địa phương, lựa chọn những vùng trồng cây lương thực và cây
công nghiệp cho tiêu dùng, sản xuất và cho xuất khẩu có năng suất cao nhất và giá trị
gia tăng cao. Bởi, trên thực tế, một số sản phẩm nông nghiệp hiện nay sản xuất đã
vượt xa so với các chỉ tiêu quy hoạch đề ra. Chẳng hạn, cà-phê vượt 21,9%, cao-su
vượt 25%, hồ tiêu vượt 149%... Như vậy, chất lượng quy hoạch chưa phù hợp, những
dự báo trong quy hoạch cịn thiếu chính xác.

Thứ hai, phát triển cơng nghiệp hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, gắn kết
phát triển công nghiệp với nông nghiệp, công nghiệp phải phục vụ nơng nghiệp,
đa dạng hóa ngành, nghề ở nơng thơn để một mặt, cơng nghiệp hóa nơng nghiệp,
phát triển cơng nghiệp chế biến, mặt khác giải quyết vấn đề thừa lao động trong
nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp, tạo điều kiện cho
người dân cải thiện, nâng cao đời sống.


15


Th~ ba, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, quy mô lớn
tạo thuận lợi cho ~ng dụng khoa học - công nghệ và phát huy lợi thế nhờ quy
mơ, tập trung các nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, của vùng, của địa phương,
đa dạng hóa các hình th~c liên kết gắn với việc xây dựng thương hiệu, gắn nhu
cầu thị trường trong nước và quốc tế, đáp ~ng nhu cầu, cơ cấu tiêu dùng trong
nước và thị trường quốc tế thay đổi.

VI. NHỮNG THÀNH TỰU VIỆT NAM ĐẠT ĐƯỢC
TRONG PHÁT TRIỂN, SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.
1.
Phát triển, sản xuất Nơng Nghiệp trong tình hình kinh tế - xã hội hiện
nay.
Giai đoạn 2011 – 2016, so với các nước trong khu vực, ngành Nơng nghiệp
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thất thường và có xu hướng giảm đi, từ m~c 4,02%
năm 2011 còn 1,36% năm 2016, đây cũng là m~c thấp nhất từ trước đến nay. Điểm

% đóng góp vào tăng trưởng nền kinh tế và điểm % đóng góp vào tăng trưởng
nền kinh tế của ngành Nông nghiệp đã giảm nhanh trong thời gian gần đây.
Đến năm 2016, điểm % đóng góp vào nền kinh tế chỉ còn 0,22, giảm hơn
50% so với năm 2015 và hơn 3 lần so với năm 2011; % đóng góp vào tăng
trưởng nền kinh tế ở m~c 3,5% trong năm 2016, giảm 60% so với năm 2015 và
giảm hơn 4 lần so với năm 2011. Đây là m~c thấp kỷ lục trong vòng 30 năm
qua. Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp đã làm giảm tốc độ
tăng trưởng chung của nền kinh tế, năm 2016, tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế chỉ đạt 6,21% (không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là 6,7%). Nguyên nhân dẫn
đến tình trạng trên là:
Thứ nhất, dịng vốn đầu tư vào ngành Nông nghiệp thấp, chưa đáp ~ng

yêu cầu phát triển. Giai đoạn 2011 – 2016, nguồn vốn trung bình từ ngân sách
chiếm khoảng 6% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; Vốn ODA lũy kế đến nay
gần 6 tỷ USD, chiếm 7% trong tổng vốn ODA vào Việt Nam; Vốn FDI tích lũy
gần 4 tỷ USD, chỉ chiếm 1,5% tổng vốn FDI vào Việt Nam; Tài chính vi mô
bao gồm các quỹ, hiệp hội… đầu tư vào ngành nông nghiệp mới chỉ chiếm hơn
4% GDP. Hiệu quả đầu tư ~ng khoảng 60% nhu cầu và không tương x~ng với
quy mơ đóng góp của sản xuất nơng nghiệp cho nền kinh tế; Các cơ chế, chính
sách thu hút vốn cho nông thôn chưa thực sự năng động và phù hợp...

16



×