Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận: Phát huy vai trò trưởng thôn, bản trong hoạt động quản lý xã hội potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.26 KB, 22 trang )

Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
Trường……………….
Khoa………………….
TIỂU LUẬN
Phát huy vai trò của trưởng thôn,
bản trong hoạt động QLXH cấp cơ
sở ở nước ta hiện nay (theo số liệu
của tỉnh Tuyên Quang)
1
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
PHẦN NỘI DUNG 5
Chương 1: 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔN, BẢN VÀ TRƯỞNG THÔN, BẢN 5
TRONG HOẠT ĐỘNG QLXH CẤP CƠ SỞ 5
Một số khái niệm cơ bản 5
Khái niệm quản lý 5
2
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn và phát triển nông
nghiệp, nông thôn nâng cao đời sống nông dân là điều kiện đảm bảo sự ổn
định và phát triển của cũng như góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đảm bảo ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn
đòi hỏi phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp, trong đó biện pháp cơ bản là
nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cấp xã, song để hệ thống ấy vận hành


có hiệu quả thì việc giải tỏa những mâu thuẫn, xung đột ở nông thôn đảm bảo
sự ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở thì cán bộ lãnh đạo cấp xã có vai trò đặc
biệt quan trọng. Bởi vậy, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã nói
chung, “cán bộ” người trực tiếp gần dân nhất là trưởng thôn, bản, già làng nói
riêng chính là nhằm tạo dựng nhân tố giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở cơ
sở.
Thực tế xây dựng cộng đồng dân cư trên địa bàn thôn, bản trong
những năm qua cho thấy: ở đâu đội ngũ cán bộ thôn bản có trình độ năng lực,
trách nhiệm trong công tác, thì ở đó ý thức, trách nhiệm của nhân dân và hiệu
quả hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng được nâng cao và ngược lại.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số trưởng thôn, bản, già làng vẫn chưa thực
sự phát huy hết vai trò của mình trong các hoạt động ở thôn, bản mình, còn có
một số trưởng thôn chưa nhận thức được hết ý nghĩa, trách nhiệm của một
trưởng thôn- người đứng đầu thôn, bản.
Xuất phát từ thực tế trên, việc phát huy vai trò của trưởng thôn, bản
trong hoạt động quản lý xã hội (QLXH) cấp cơ sở là một yêu cầu cấp bách và
thiết thực. Với những lý do trên đây em chọn đề tài “phát huy vai trò của
trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện nay” (theo
số liệu của tỉnh Tuyên Quang).
2.Tình hình nghiên cứu
3
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
Thôn, bản và trưởng thôn, bản, già làng là vấn đề được Đảng và Nhà nước
quan tâm và đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Cho đến nay đã có
nhiều công trình được công bố dưới nhiều dạng khác nhau như: “Tài liệu bồi
dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước (dành cho trưởng thôn, bản)”của ban tổ
chức cán bộ chính phủ, Hà Nội 1998. “Tính tự quản của cộng đồng làng xã
với việc kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở” tạp chí tổ chức Nhà nước
11.2002…vv. Các tài liệu đó đề cập đến nhiều vấn khía cạnh khác nhau của

vấn đề, song chưa có đề tài nào đề cập đến vấn đề “ phát huy vai trò của
trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở” mà đặc biệt là ở tỉnh
Tuyên Quang.
4
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔN, BẢN VÀ TRƯỞNG THÔN,
BẢN
TRONG HOẠT ĐỘNG QLXH CẤP CƠ SỞ.
Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm quản lý
Quản lý là những tác động do con người thực hiện để tổ chức và điều chỉnh
hành vi của những con người khác nhau nhằm phối hợp các cố gắng riêng lẻ
của từng người, từng nhóm người độc lập với nhau thành một cố gắng chung
hướng vào việc biến đổi, cải tạo thế giới xung quanh, chinh phục thế giới ấy
vì lợi ích của con người. Thuật ngữ “quản lý” xét về nội dung có nhiều cách
diễn đạt khác nhau. Với ý nghĩa thông thường, phổ biến thí quản lý có thể
hiểu “là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ
thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh cac quá trình xã hội và
hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng
theo những mực tiêu đã dặt ra”
1.1.2 Khái niệm cấp cơ sở
Cấp cơ sở là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong hệ thống hành chính 4 cấp ở
nước ta. Là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của nhà nước. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành
tTrung ương Dảng cộng sản Việt Nam khóa IX chỉ rõ “cấp cơ sở xã, phường,
thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú sinh sống. Hệ thống chính trị
cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vân động nhân dân thực

hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại
5
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân, huy động mọi khả năng
phát triển kinh tế - xã hội tổ chức cộng đồng dân cư”.
Từ nội dung trên có thể khái quát cấp cơ sở như sau:
Cấp cơ sở là cấp xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏ nhất.
Cấp cơ sở là cấp hành chính thấp nhất trong hệ thống hành chính của nước ta.
1.1.3 Khái niệm QLXH cấp cơ sở
Để hiểu rõ khái niệm quản lý xã hội cấp cơ sở, trước hết cần làm rõ khái niệm
QLXH. Có thể hiểu QLXH là những tác động có ý thức của các chủ thể xã hội
– có thể các nhân hoặc tổ chức vào xã hội nhằm sắp xếp và duy trì các phẩm
chất đặc thù của xã hội, đáp ứng sự tồn tại và phát triển xã hội trong tất cả các
lĩnh vực hoạt động của nó như lao động và học tập, văn hóa, chính trị, tôn giáo
và các công tác xã hội khác. Để vận hành hoạt động quản lý đối với xã hội là
đòi hỏi tất yếu khách quan, do đó: “QLXH là sự tác động liên tục có tổ chức,
hướng đích của chủ thể quản lý lên xã hội và khách thể của nó, nhằm phát triển
xã hội theo quy luật khách quan và đăc trung của xã hội”. Như vậy QLXH là
một yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội, xã hội phát triển càng cao thì
vai trò của quản lý xã hội càng lớn và nội dung càng đa dạng và phức tạp.
Là một cấp hành chính trong hệ thống chính của nhà nước ta, cấp cơ sở như
một xã hội thu nhỏ, một đơn vị kinh tế độc lập nhưng lại mang sắc thái riêng
không giống bất kỳ một cấp hành chính nào. Hoạt động QLXH cấp cơ sở ở
nước ta được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Bên cạch chủ thể cơ bản là
Nhà nước còn có chủ thể là các tổ chức do các cộng đồng dân cử khác nhau
thiết lập nên để quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định của cộng
đồng. các chủ thể quản lý này luôn tồn tại song hành nhưng mức độ và phương
thức tác động tới xã hội là khác nhau.
Từ sự phân tích trên có thể hiểu QLXH cấp cơ sở như sau: “ QLXH cấp cơ sở

là sự tác động bằng quyền lực nhà nước và bằng các thiết chế xã hội khác để
điều chỉnh các quả trình xã hội ở cơ sở và hành”.
6
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
1.2 Vai trò của thiết chế trưởng thôn, bản trong đời sống xã hội ở nông
thôn.
“Thôn, làng, bản, ấp, mường, buôn, phum, sóc,…(sau đây gọi chung là
thôn, bản) là đơn vị dân cư có truyền thống của nông thôn Việt Nam, mang tính
chất xã hội dân sự trong phạm vi cấp chính quyền cơ sở ( làng xã trước đây; xã
hiện nay) có quan hệ liên kết cộng đồng để tiến hành sản xuất, phòng chống
thiên tai, địch họa, baoe vệ an ninh làng xóm” (Theo tài liệu bồi dưỡng trưởng
thôn, bản về quản lý Nhà nước của Học viện Hành chính quốc gia).
Đặc trưng cơ bản của thôn, bản Việt Nam là tính tự quản và tính cộng đồng
được hình thành và tồn tại hàng ngàn năm nay. Do đó, cần có một người đứng
đầu thôn, bản để đại diện cho lợi ích của cộng đồng dân cư cùng sinh sống trên
một địa bàn, gọi là trưởng thôn, trưởng bản, già làng (gọi chung là trưởng thôn,
bản). Vì vậy, vai trò của trưởng thôn, bản, già làng cũng tồn tại như một yêu
cầu khách quan do tính tự quản của thôn, bản đòi hỏi. Tức là do yêu cầu của
bản thân thôn, bản nên trưởng thôn bản có trách nhiệm như là đại diện cho
chính quyền cơ sở ở thôn, bản trong các hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội.
Có thể nói, trưởng thôn, bản giữ vai trò như một chiếc cầu nối giữa nhân dân và
chính quyền cấp cơ sở bởi trưởng thôn, bản là người đại diện cho nhân dân
trong thôn, bản do đó sẽ có nghĩa vụ, quyền hạn tổ chức và chủ trì các cuộc họp
của thôn, bản để bàn về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của nhân
dân, đóng góp ý kiến cho những công việc, chủ trương, dự án thuộc thẩm
quyền quết định của Ủy ban nhân dân (UBND) xã và Hội đồng nhân dân
(HĐND) xã; phát hiện và báo cáo kịp thời với với UBND xã những hành vi vi
phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Mặt
khác, trưởng thôn, bản còn là người đại diện cho UBND xã tại thôn, bản đó là

hướng dẫn, đôn đốc nhân dân trong thôn, bản thực hiện các nghị quyết của
HĐND, cac quyết định của UBND thực hện một số công việc do UBND xã ủy
quyền; giữ gìn trật tự an toàn xã hội xây dựng cơ sở hạ tầng thôn, bản.
7
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
Thôn, bản là cộng đồng dân cư được hình thành từ rất lâu cùng với sự
hình thành và phát triển của làng xã Việt Nam, đây không phải là một cấp hành
chính mà chỉ là một tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, do đó nó sẽ diễn ra
những hoạt động sinh hoạt văn hóa thường xuyên của người dân và trưởng
thôn, bản, già làng là một thiết chế được chính quyền cơ sở quan tam bởi đó là
người đứng đầu, nắm bắt mọi tình hình phát triển của cộng đồng dân cư, phục
vụ đời sống xã hội của cộng đồng như việc lễ hội, cưới, tang,…
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của trưởng thôn, bản
trong hoạt động QLXH cấp cơ sở.
Nâng cao vai trò cuả trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ
sở là yêu cầu của bản thân các thôn, bản. Đội ngũ trưởng thôn, bản có nhiều
đóng góp vào công tác QLXH ở cơ sở, song bên cạnh những kết quả đạt được
còn không ít những thiếu sót cần phải khắc phục. Trong khi đó các thôn, bản
hiện nay luôn vận động và phát triển để phù hợp với nền kinh tế thị trường
nhiều thành phần, đòi hỏi người trưởng thoon, bản phải nhanh nhạy, nắm bắt và
xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trên địa bàn. Để đáp ứng yêu cầu đó trưởng
thôn, bản cần phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ của mình. Vì vậy
nâng cao vai trò của trưởng thôn, bản là một yêu cầu của quá trình vận động và
phát triển của thôn, bản.
Nâng cao vai trò của trưởng thôn, bản cũng chính là đáp ứng yêu cầu
của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm phát huy quyền làm chủ sáng
tạo của nhân dân, động viên nhân dân phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã
hội. Dân chủ có thể hiểu như là một tất yếu, một đòi hỏi đương nhiên của nhân
dân, là trách nhiêm của chính quyền các cấp từ từ trung ương đến địa phương

và trưởng thôn, bản phải ham gia vào công tác quản lý hành chính ở thôn, bản
là yêu cầu của quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trách nhiệm và quyền hạn
của trưởng thôn, bản trong vấn đề này ngày càng được mở rộng để đảm bảo
8
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
quyền dân chủ của nhân dân. Do đó trách nhiệm của trưởng thôn, bản được mở
rộng hơn do yêu cầu của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Có thể nói hoạt động QLXH cấp cơ sở là một dạng quản lý cụ thể, bởi
vì chủ thể phải trực tiếp quản lý những hoạt động cụ thể, nhữn sự việc, sự kiện
diễn ra hàng ngày trong đời sống của nhân dân ở thôn, bản. Đặc biệt đó là đội
ngũ trưởng thôn, bản càng phải phát huy hơn nữa vai trò của mình trong các
hoạt động quản lý, trong vai trò là người đại diện cho nhân dân trước UBND
xã.
9
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
Chương 2:
THỰC TRẠNG SỰ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TRƯỞNG
THÔN, BẢN
TRONG HOẠT ĐỘNG QLXH CẤP CƠ SỞ Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY
(THEO SỐ LIỆU CỦA TỈNH TUYÊN QUANG )
2.1 Thực trạng vè việc phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong
hoạt động QLXH ở nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
2.1.1 Một vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc, phía Bắc giáp tỉnh Hà
Giang, phía Đông giáp Thái Nguyên và Bắc Kạn, phía tây giáp Yên Bái, phía
Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.690 ha,
trong đó có 70% là diện tích đồi núi. Tuyên Quang có dân số trung bình là

719.726 người (2004) với 22 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân
số trong đọ tuổi lao động là 387.992 người chiếm 53.9%. Tuyên Quang có 5
huyện, 1 thị xã, 3 phường, 5 thị trấn, 137 xã trong đó có 51 xã và 72 thôn bản
nằm trong vùng đặc biệt khó khăn.
Là tỉnh nằm sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm kinh tế thương mại
lớn của cả nước, lại chưa có đường sắt nên việc thông thương sang các tỉnh
khác và ra nước ngoài chỉ nhờ vào hệ thống đường bộ (quốc lộ 2 và quốc lộ
37). Tỉnh miền núi nên địa hình của tỉnh rất phức tạp bởi sự chia cắt của nhiều
núi cao và sông suối, đặc bịt là ở phía bắc. Phía Nam tỉnh địa hình thấp dần, ít
bị chia cắt hơn, có nhiều núi đồi và thung lũng chạy dọc theo các sông.
Tuyên Quang còn là tỉnh có tiềm năng du lịch lớn bởi có căn cứ địa cách
mạng mà ngày nay vẫn còn ghi đậm dấu ấn từ mái lán Nà Lừa, mái đình
Hồng Thái, cây Đa Tân Trào, nơi ngọn lửa cách mạng đã được Đảng và Bác
Hồ lãnh đạo. Cũng tại đây trong thời kỳ chống Pháp Tuyên Quang còn là tỉnh
10
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
an toàn khu và thủ đô kháng chiến. Bên cạnh đó Tuyên Quang còn có khu du
lịch sinh thái Na Hang, Hàm Yên, Núi Dùm, suối khoáng Mỹ Lâm,…
Tuyên Quang tập trung đầu tư vào các lọa hình đào tạo, đặc biệt là đào
tạo nghề, dạy nghề cho người lao động. Hàng năm, tỉnh mở thêm các lớp đào
tạo tại chức theo các chuyên nghành nông, lâm nghiệp. Xây dựng giao thông
thủy lợi và kinh tế tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh.
2.1.2 Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH ở
nước ta hiện nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)- những kết quả đạt
được.
Trong những năm qua đội ngũ trưởng thôn, bản đã có những đóng góp
không nhỏ vào công tác quản lý thôn, bản ở cơ sở, thay thế cho Ban quản trị
hợp tác xã trước đây, Hầu hết các trưởng thôn, bản đều đã tích cực, chủ động

thực hiện tốt các nhiệm vụ ở thôn, bản, cụ thể là:
٭ Công tác tuyên truyền thực hiện pháp luật ở thôn, bản.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên đội ngũ trưởng thôn, bản đã khai thác tiệt
để các phương tiện hiện có của thôn, bản để tổ chức tuyên truyền các nội
dung cần thiết cho nhân dân, cần nắm và thực hiện như: Luật đất đai, Luật và
các pháp lệnh về thuế, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bầu cử Quốc hội…
trên loa, đài phát thanh, các cuộc họp thôn, bản… Kể từ khi quy chế dân chủ
ra đời (năm 1998) đội ngũ trưởng thôn, bản đã là người trực tiếp tuyên truyền
và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trên địa bàn thôn, bản, đặc biệt là trong
việc xây dựng các hương ước, quy ước, cơ sở hạ tầng của thôn, bản. Hàng
năm các trưởng thôn đã trực tiếp tổ chức nhiều cuộc họp với nhân dân để giải
quyết những vướng mắc tồn tại có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp
của nhân dân, đôn đốc nhân dân trong thôn, bản thực hiện các nghĩa vụ đối
với Nhà nước. Nhiều nơi trưởng thôn, bản đã tổ chức các cuộc họp để nhân
dân đóng góp ý kiến, xây dựng quy ước làng văn hóa – gia đình văn hóa mới,
quản lý đường, ngõ, công trình phúc lợi của thôn, bản. Thời gian qua hầu hết
11
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
các trưởng thôn, bản đã thực hiện tốt các nhiệm vụ này, tiêu biểu là một số
trưởng thôn, bản ở huyện Hàm Yên, Sơn Dương, thị xã Tuyên Quang.
٭Công tác thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Trưởng thôn, bản đã giúp UBND xã đôn đốc các tổ chức kinh tế xã hội
và nhân dân trong thôn, bản thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, để tạo
điều kiện cho các tổ chức, công dân thực hiện tốt nghĩa vụ đó trưởng thôn,
bản đã thường xuyên thông báo đầy đủ, kịp thời, chính xác các chỉ tiêu về loại
thuế, mức thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ quân sự,… để các tổ
chức, công dân được biết. đồng thời vận động nhân dân tự giác thực hiện các
nghĩa vụ đối với Nhà nước.
٭Công tác tổ chức nhân dân thực hiện quy chế dân chủ.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở chính là quá trình thực hiện dân chủ ở thôn,
bản. Việc thực hiện công khai những điều dân biết, dân bàn, giám sát kiểm
tra, thực hiện…cũng đều phải tiến hành ở tại các thôn, bản. Vì vậy vai trò của
trưởng thôn, bản trong vieevj thực hiện quy chế dân chủ thôn, bản là rất quan
trọng. Thực hiện việc tuyên truyền quy chế dân chủ ở cơ sở đội ngũ trưởng
thôn, bản đã tiến hành tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của thôn, bản,
trưởng thôn, bản vừa đọc vừa giải thích về quy chế dân chủ cho nhân dân
hiểu. Hầu hết các thôn bản đã thực hiện tốt các việc công khai tài chính với
nhân dân. Hàng năm, trưởng thôn, bản thực hiện báo cáo thu chi các nguồn
quỹ do dân đóng góp trước hội nghị thôn, bản, có nơi niêm yết công khai ở
nhà văn hóa thôn, bản. Có thể nói, người trực tiếp triển khai thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở chính là trưởng thôn, bản. Những năm qua tình trạng mất
đoàn kết nội bộ bè phái, dòng họ ở các thôn, bản giảm nhiều. Qua khảo sát ho
thấy nơi nào thực hiện tốt quy chế dân chủ thì hiện tượng bè phái, dòng họ,
mất đoàn kết nội bộ được khắc phục.
٭ Công tác xây dựng và phát triển kinh tế ở thôn, bản.
Xây dựng thôn, bản bao gốm các công việc: xây dựng và thực hiện các
hương ước, quy ước; quản lý hộ khẩu, hộ tịch đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng,
12
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
công trình phúc lợi; quản lý vá bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, giữ gìn an
ninh, trật tự xã hội; phát triển kinh tế,…trên địa bàn thôn, bản.
Ở Tuyên Quang phong trào xây dựng làng, bản, khu phố văn hóa (gọi
chung là làng văn hóa) cũng đã xuất hiện từ rất sớm. Từ khi tách tỉnh (tháng
10.1991 – tách tỉnh Hà Tuyên thành Tuyên Quang và Hà Giang), đặc biệt là
sau Nghị quyết trung ương 5 (khóa VII) ra đời, các cấp ủy Đảng, chính quyền,
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân quan tâm hơn trong việc chỉ đạo
phong trào. Bên cạnh việc xây dựng làng văn hóa, phong trào xây dựng “gia
đình văn hóa” cũng phát triển mạnh. Năm 2002 đã có trên 70% gia đình được

công nhận “gia đình văn hóa”. Phong trào này những đây ở Tuyên Quang
ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đóng góp vào phong trào này có vai trò to lớn
của đội ngũ trưởng thôn, bản vì trưởng thôn, bản có nhiệm vụ giúp UBND xã
hưỡng dẫn nhân dân và tổ chức phong tràoxây dựng làng văn hóa, gia đình
văn hóa oử thôn, bản mình. Tổ chức xây dựng và thực hiện hương ước, quy
ước của thôn,bản là một trong những nhiệm vụ của trưởng thôn, bản. Thôn,
bản xây dựng quy ước, hương ước không trái với pháp luật hiện hành, được
UBND cấp trên phê duyệt, là một hnhf thức quản ký thôn, bản mà trước đây
Nhà nước đã làm. Ngày nay trưởng thôn, bản tỏ chức cho nhân dân xây dựng
và thực hiện “quy ước làng văn hóa” chính là tham gia vào hoạt động QLXH
ở thôn, bản.
Những mâu thuẫn, tranh chấp ở thôn, bản đa phần là tranh chấp đất đai.
Những năm trước đây còn tình trạng lấn chiếm đát, mua, bán chuyển nhượng
không đúng thẩm quyền. trong những năm gần đây, đội ngũ trưởng thôn, bản
đã giúp UBND xã thực hiện quản lý đất đai trên địa bàn một cách tích cực.
Các trưởng thôn, bản đã biết phối hợp chặt chẽ với cán bộ địa chính xã nắm
chắc diện tích đất của thôn bản, thường xuyên theo dõi diễn biến về sở hữu,
sử dụng đất đai; kịp thời phát hiện các hiện tượng lấn chiếm, sử dụng sai mục
đích…báo cáo, phản ánh với UBND xã, chính quyền cơ sở thực nghiêm luật
13
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
đất đai ở địa phương, góp phần quản lý đất đai ở thôn, bản ngày càng chặt chẽ
hơn.
Công tác quản lý hộ khẩu ở thôn, bản cũng được cũng được đội ngũ
trưởng thôn, bản thực hiện nghiêm túc. Trưởng thôn, bản đã giúp UBND xã
theo dõi nắm chắc hộ khẩu theo độ tuổi, hộ khẩu thường trú, tạm trú, số khẩu
tăng, giảm (sinh, tử, đến, đi…) trong thôn, bản đã báo có UBND xã thường
xuyên. Đa số các thôn, bản đã duy trì được nề nếp đăng ký tạm trú, tạm vắng
với trưởng thôn. Đối với những gia đình không may có người qua đời các gia

đinhg tự giác đến báo cáo trưởng thôn, bản, nhiều trưởng thon, bản đứng ra tổ
chức nhân dân trong thôn, bản giúp gia đình lo tang lễ trang trọng, nhưng tiết
kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục của địa phương, báo cáo UBND xã làn
thủ tục báo tử kịp thời.
Tuyên Quang là một địa bàn có nhiều công trình công cộng, các di tích
lịch sử,để làm tốt công tác quản lý trưởng thôn, bản đã phối hợp chặt chẽ với
hội người cao tuổi, các chi hội đoàn thể thanh niên, hội phụ nữ… thành lập
“Ban quản lý di tích” để tiến hành bảo vệ và trùng tu tôn tạo và tổ chức các
ngày lễ hội theo tín ngưỡng của nhân dân, giữ gìn được bản sắc văn hóa của
dân tộc.
Nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn
mới hiện nay là làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự và công tác hòa giải
trong địa bàn thôn, bản. Đội ngũ trưởng thôn, bản đã trực tiếp chỉ đạo đội ngũ
công an viên, tổ bảo vệ, tiểu đội dân quân tự vệ tiến hành bảo vệ, giữ gìn trật
tưh xã hội trong thôn, bản nhằm ngăn chặn phát hiện kịp thời những tệ nạn xã
hội như: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, mê tín dị đoan,… Đồng thời báo cáo
với UBND xã các cơ quan chuyên môn có biện pháp giải quyết kịp thời. Từ
khi đội ngũ trưởng thôn, bản củng cố, kiện toàn công tác giữ gìn an ninh trật
tự trong thôn, bản luôn được giữ vững. Điều này thể hiện rõ nhất là việc đảm
bảo an ninh trật tự cho nhân dân trong các ngày lễ, tết,các cuộc bầu cử, Đai
hội vừa qua.
14
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
Đội ngũ trưởng thôn bản đã tham gia và đóng góp tích cực vào các hoạt
động QLXH cũng như quản lý Nhà nước ở địa phương nên có tác dụng thiết
thực trong việc giúp UBND xã quản lý các lĩnh vực của đời sống của nhân
dân ở thôn, bản được tốt hơn. Đạt được những kết quả trên là do có sự nhận
thức đúng đắn, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta nói
chung, của các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở nói riêng đã tạo mọi điều kiện

thuận lợi để thôn, bản và trưởng thôn, bản phát huy được tính năng động,
sáng tạo của mình.
2.1.3 Những hạn chế của đội ngũ trưởng thôn, bản trong hoạt
động QLXH cấp cơ sở.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên trong quá trình hoạt động đội
ngũ trưởng thôn, bản đã bộc lộ không ít những hạn chế và khuyết điểm của
mình, cụ thể là:
٭ Về chất lượng đội ngũ trưởng thôn, bản
Thời kỳ đầu, một số chính quyền cơ sở đã chỉ đạo thiếu chặt chẽ trong
việc bầu trưởng thôn, bản dẫn đến có nơi bầu những người không đủ tư cách,
hoặc phẩm chất năng lực trong công tác. Về trình độ văn hóa trưởng thôn, bản
chưa cao, còn có sự chêch lệch lớn giữa các vùng thể hiện, trình độ văn hóa
cấp 1 của trưởng thôn toàn tỉnh chiếm 4.8%, cấp 2 chiếm 75,6%, cấp 3 chỉ
chiếm 19,6%. Số trưởng thôn, bản có trình độ cấp 1, cấp 2 tập trung chủ yếu ở
các huyện vùng núi, vùng cao. Với trình độ văn hóa như vậy nên trưởng thôn
,bản rất khó khăn trong việc xây dựng các quy chế, hương ước của thôn, bản.
٭Về thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của trưởng thôn, bản.
Một số trưởng thôn, bản đã không thực hiện nghiêm chỉnh chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định. Về thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhân khẩu đi và đến, đăng ký tạm trú, tạm vắng chưa được chặt chẽ, chưa kịp
thời. Đặc biệt là việc quản lý nhân khẩu từ nơi khác đến làm ăn, sinh sống ở
các thôn, bản thuộc vùng núi, vùng cao còn lỏng lẻo, không bảo cáo những hộ
chuyển đến với chính quyền cơ sở kịp thời. Các thôn, bản vùng trung du nắm
15
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
bắt số nhân khẩu đi làm ăn nơi khác hoặc đi xây dựng kinh tế tự do còn chậm,
thiếu thủ tục. Đối với việc vận động, đôn đốc nhân dân thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế nhiều thôn, bản làm chưa tốt. Việc giải quyết các tệ nạn xã hội như
trộm cắp, nghiện hút, mê tín dị đoan,…chưa được ngăn chặn kịp thời. Một số

nơi trưởng thôn, bản chưa thực hiện nghiêm túc về chế độ báo cáo, phản ánh
tình hình không đầy đủ, kịp thời gây khó khăn cho quá trình tổ chức, chỉ đạo
điều hành của UNBD xã trong việc thực hiện công tác quản lỷ ở địa phương.
2.2 Nguyên nhân của những hạn chế và khuyết điểm.
Các hạn chế, khuyết điểm trên của trưởng thôn, bản đều có nguyên nhân
chủ quan và khách quan. Nhưng nhìn chung có những nguyên nhân sau:
٭ Nguyên nhân khách quan: Do chuyển cơ chế quản lý kinh tế (từ cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường nhiều thành phần), nên mọi
vấn đề đều là mới. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì thôn,
bản chính là nơi tập trung nhiều những cơ chế đổi mới được đưa vào thực
hiện, trong khi đó đội ngũ trưởng thôn, bản hầu hết là những người có trình
độ dân trí chưa cao, chậm tiếp thu những tiến bộ của nền kinh tế kinh thị
trường. So với nền kinh tế hiện đại như hiện nay thì lớp người này còn thiếu
nhiều thứ: tính năng động, sáng tạo, tự chủ, kiến thức khoa học, trình độ quản
lý,…
٭ Nguyên nhân chủ quan: Pháp luật của Nhà nước chưa đề cập đến thôn,
bản. Ở một số văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước những năm gần đây
đã khẳng định thôn, bản không phải là một cấp chính quyền, nhưng là nơi
thực hiện dân chủ một cách rộng rãi nhất và trực tiếp nhất để phát huy các
hình thức tự quản của nhân dân. Để thực hiện dân chủ và tự quản của thôn,
bản cần thiết phải có luật điều chỉnh.
Một số địa phương, Đảng ủy, UBND xã thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
và kiểm tra hoạt động của trưởng thôn, bản. Việc chỉ đạo và thực hiện bầu cử
trưởng thôn, bản một số nơi làm chưa nghiêm, có biểu hiện bè phái, cục bộ
giữa các cách vế, dòng họ,…có nơi bầu những người không đủ tiêu chuẩn,
16
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
không đủ tư cách làm trưởng thôn, bản dẫn đến mất đoàn kết nội bộ hoặc mối
quan hệ công tác giữa trưởng thôn, bản với bí thư Chi bộ, với UBND xã

không tốt. Do đó trưởng thôn, bản không được nhân dân ủng hộ, mất lòng
tin.
Đa số trưởng thôn có trình độ văn hóa thấp, năng lự quản lý điều hành
kếm, khả năng nắm bắt và hiểu biết đường lối, chính sách pháp luật của Đảng
và Nhà nước hạn chế. Mặt khác việc chi trả phụ cấp cho trưởng thôn, bản là
chưa hợp lý. Nhà nước quy định Ngân sách trả phụ cấp cho trưởng thôn, bản
là 40.000 đồng/ tháng ( quyết định 164/TCCP- CCVC ngày 26/6/1995 của
Ban Tổ chức – Cán bộ - Chính phủ ). Mức này là quá thấp so với tình hình
thời giá hiện nay. Nên không có tác dụng khuyến khích các trưởng thôn tích
cực hoạt động.
17
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
Chương 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TRƯỞNG THÔN,
BẢN
TRONG HOẠT ĐỘNG QLXH CẤP CƠ SỞ Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY
Trưởng thôn, bản là người đại diện cho chính quyền cơ sở trực tiếp quan
hệ hàng ngày với nhân dân ở thôn, bản. Mối quan hệ giữa trưởng thôn, bản
với nhân dân trong thôn, bản là quan hệ “hàng xóm láng giềng”, có chỗ còn là
quan hệ họ hàng, dòng tộc. Ngày nay trưởng thôn bản cần phải có trình độ
văn hóa, trình độ văn hóa, trình đọ hiểu biết về chủ trương đường lối, chính
sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Xuất phát từ thực tế trên việc phát huy
vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở cần có những
giải pháp sau:
3.1 Hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về vai trò
của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở.
Đến nay các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước đề khẳng định:
thôn, bản không phải là một cấp chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng

dân cư, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Để phát
huy các hình thức hoạt động của tự quản của nhân dân, Quy chế dân chủ cũng
đã quy định rõ về trách nhiệm, quyền hạn của trưởng thôn. Quy chế dân chủ
là cơ sở pháp lý để trưởng thôn, bản thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của
mình nhằm phát huy tính tự quản của cộng đồng thôn, bản. Vì vậy quy chế
thực hiện dân chủ ở xã nâng lên thành luật sẽ tạo các cơ sở pháp lý vững chắc
cho hoạt động của trưởng thôn, bản và nhân dân.
3.2 Tiêu chuẩn hóa chức danh trưởng thôn, bản.
Tiêu chuẩn hóa về đạo đức, uy tín: Trưởng thôn, không những cần có uy
tín với nhân dân trong thôn, bản mà còn phải có uy tín với UBND xã, được
18
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
UBND xã tin tưởng ủy quyền đại diện cho UBND xã tại thôn, bản. Bởi vì đối
với nhân dân người có uy tín là người có đạo đức, có đức tính trung thực,
thẳng thắn hoạt động thật sự vì lợi ích của cộng đồng dân cư. Tiêu chuẩn về
uy tín của trưởng thôn, bản gần như có ý nghĩa bao trùm các tiêu chuẩn khác,
song nếu quy định tiêu chuẩn của trưởng thôn, bản chỉ dừng lại ở tiêu chuẩn
uy tín là chưa đủ.
Tiêu chuẩn về trình độ và tuổi tác: Một người phải có trình độ văn hóa,
trình độ chính trị, trình độ quản lý ở mức nào mới có thể đảm đương được
nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của trưởng thôn, bản. Quy định cụ thể tiêu
chuẩn này để tránh tình trạng giới thiệu và bầu cử theo cảm tính, theo dư luận
hoặc thân quen… Cụ thể hóa tiêu chuẩn về trình độ và tuổi tác có tác dụng hỗ
trợ cho quá trình lựa chọn của nhân dân được dễ dàng và chính xác hơn.Mặt
khác trưởng thôn, bản còn phải là người đã trải qua thực tiễn cuộc sống, có
tích lũy được những kinh nghiệm tổ chức và quản lý nhất định.
3.3 Quy hoạch cán bộ thôn, bản.
Quy hoạch là việc vạch ra các chính sách kinh tế - xã hội nhằm định
hướng cho việc phát triển xã hội theo một hướng đã định trước. Quy hoạch

cán bộ là một quá trình chọn lọc, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thông qua
một hệ thống các biện pháp về: tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đãi ngộ, khen
thưởng và kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng…Muốn làm tốt công tác quy hoạch
cán bộ thôn, bản cần phải có sự thống nhất về nhận thức, tức là coi trưởng
thôn, bản là một trong những chức danh của cán bộ cơ sở cần quy hoạch, đào
tạo. Công tác quy hoạch cán bộ thôn, bản mà trực tiếp là chức danh trưởng
thôn, bản phải bắt đầu từ việc định ra các tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng đối với
chức danh này.
Đối với Tuyên Quang, việc quy hoạch cán bộ thôn, bản cần phải quy
định cụ thể hơn, công bố công khai những tiêu chuẩn của trưởng thôn, bản
phù hợp với từng vùng, từng địa phương.
3.4 Thực hiện chế độ chính sách đối với trưởng thôn, bản.
19
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
Thực chất, trưởng thôn, bản được đặt ra nhằm giúp UBND xã thực hiện
một phần chức năng quản lý về những mặt nhất định trong đời sống của nông
thôn, bản, nên là đại diện cho UBND xã trước thôn, bản. Đòng thời trưởng
thôn, bản do nhân dân trong thôn, bản trực tiếp lựa chọn, bầu ra, thay mặt
nhân dân điều hành công việc và đại diện cho thôn, bản mình trước UBND
xã. Vì vậy trưởng thôn, bản phải được nhận thù lao từ hai phía, đó là nhà
nước và thôn, bản vì trưởng thôn, bản vừa giúp việc cho Nhà nước lại vừa là
người đại diện cho thôn, bản. Mặt khác,UBND tỉnh nên có văn bản hướng
dẫn các thôn, bản trả phụ cấp cho trưởng thôn, bản. Cách huy động nguồn chi
trả và mức chi trả cho từng cán bộ do Hội nghị thôn, bản quyết định. Đáy là
một cách đảm bảo quyền tự chủ và tự quản của thôn, bản.
3.5 Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ thôn,bản.
٭ Hình thức tổ chức bồi dưỡng: Ngoài việc tổ chức các buổi tập huấn cho
trưởng thôn, bản ở xã, huyện, tỉnh thi việc tổ chức Hội thi trưởng thôn giỏi
cũng là một phương pháp bồi dưỡng kiến thức về thôn, bản và QLXH ở thôn,

bản cho mọi đối tượng ở địa phương có hiệu quả cao, cần tiếp tục duy trì và
rút kinh nghiệm bổ sung để cuộc thi năm nào cũng được diễn ra tốt hơn.
٭ Phương pháp giảng dạy: Ngoài phương pháp thuyết trình, nghe, ghi truyền
thồng cần tăng cường phương pháp bài tập tình huống trao đổi thảo luận,
tham quan, khảo sát các bài tập mô phỏng, nhập vai, kiểm tra sát hạch kiến
thức đã học vận dụng vào thực tiễn. Mặt khác, cần phân loại hoạc viên học
viên theo từng vùng, từng ngành.
Công tác bồi dưỡng những kiến thức cần thiết cho trưởng thôn, bản là
quá trình huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ thôn, bản. Người quản lý thôn, bản
ngoài yêu cầu về đạo đức và uy tín còn phải có trình độ học vấn và năng lực
quản lý. Trình độ học vấn và năng lực quản lý phải thông qua đào tạo mới có
được. làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng thôn, bản chính là đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ thôn, bản mà Đảng giao cho, góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý thôn, bản.
20
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
PHẦN KẾT LUẬN
Có thể nói, vai trò của trưởng thôn, bản ở nước ta hiện nay, đăc biệt đó là sự
tham gia vào hoạt động quản lý xã hội đã ngày càng được Đảng và Nhà nước
quan tâm. Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong QLXH cũng chính là
phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân trên chính địa bàn sinh sống của
mình.
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong QLXH cấp cơ sở ở nước ta
hiện nay đã giúp cho Đảng, nàh nước các cấp chính quyền cơ sở gần với dân
hơn, hiểu được những tâm tư, nghuyện vọng của nhân dân, cũng qua đó có
thể biết được đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước có thực
sự đúng đắn hay không khi được chứng minh ở cơ sở. Riêng đối với Tuyên
Quang, một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, song việc phát huy vai trò của
trưởng thôn ,bản đã thực sự góp một phần rất lớn trong hoạt động QLXH

cũng như quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, đảm bảo đáp ứng quyền
và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Là một sinh viên, đang ngồi trên ghế nhà trường, em luôn cố gắng học
tập và rèn luyện tu dưỡng bản thân mình với mong muốn góp một phần công
sức nhỏ bé vào sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước.
21
Phát huy vai trò của trưởng thôn, bản trong hoạt động QLXH cấp cơ sở ở nước ta hiện
nay (theo số liệu của tỉnh Tuyên Quang)
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Ban tổ chức cán bộ - chính phủ, Tài liệu bồi dưỡng kiến thức về quản
lý Nhà nước (dành cho trưởng thôn, bản),Hà nội 1998
2. Tính tự quản của cộng đồng làng xã trong việc kiện toàn hệ thống
Chính trị cơ sở.
3. Tạp chí tổ chức Nhà nước tháng 11.2002
4. Khoa Nhà nước và phát luật, Giáo trình QLXH cấp cơ sở, Hà Nội 2010
5. Cơ quan của Bộ Nội Vụ - Tạp chỉ tổ chức Nhà nước tháng 2.2010
6. Cơ quan Bộ Nội Vụ - Tạp chí Tổ chức Nhà nước tháng 3.2010
7. Học viện Hành Chính – Tạp chí quản lý Nhà nước tháng 3.2010
8. Học viện Hành Chính – Tạp chí quản lý nhà nước tháng 5.2010
9. Báo cáo chính trị đại hội đại biểu tỉnh ủy Tuyên Quang, nhiệm kỳ 2005
– 2010.
10.Đào Thị Thông, Quản lý xã hội cấp cơ sở ở nước ta hiện nay – Hoạc
viện Báo chí Tuyên Truyền, 2006
11.Nguyễn Thị Hồng, Tăng cường sự tham gia của trưởng thôn, bản trong
quản lý Nhà nước ở cơ sở, Học viện chính trị quốc gia, 2006


22

×