Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

(Tiểu luận) tiểu luận tìm hiểu về các kĩ năng mềm cần thiết của sinh viên ở bậc đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.2 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & ĐƠ THỊ

TIỂU LUẬN
TÌM HIỂU VỀ CÁC KĨ NĂNG MỀM CẦN THIẾT
CỦA SINH VIÊN Ở BẬC ĐẠI HỌC

Họ tên : Nguyễn Thị Hảo
Mã SV : 221001833
Lớp : logistics D2021B
Môn : Sinh viên đại học

NĂM HỌC 2021-2022


MỤC LỤC
I/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA KĨ NĂNG MỀM ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Ở BẬC ĐẠI HỌC.................................................................................1
II/ MỘT SỐ KĨ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CỦA SINH VIÊN BẬC
ĐẠI HỌC.............................................................................................. 2
1. Khái niệm kĩ năng mềm .............................................................2
a/ Kĩ năng là gì ?.............................................................................2
b/ Kĩ năng mềm là gì?...................................................................2
c/ Đặc điểm của kĩ năng mềm :....................................................3
2. Một số kĩ năng mềm cần thiết cho sinh viên bậc đại học:....5
2.1. Kĩ năng giao tiếp :...................................................................5
2.2. Kĩ năng thuyết phục truyền đạt............................................ 7
2.3. Kĩ năng làm việc nhóm........................................................ 11
2.4. Kĩ năng tư duy sáng tạo .....................................................14
2.5. Kĩ năng quản lý thời gian....................................................16
2.6. kĩ năng quản lý cảm xúc..................................................... 18


Kết luận :......................................................................................20
III/ TỔNG KẾT , LIÊN HỆ THỰC TẾ BẢN THÂN...........................20


I/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA KĨ NĂNG MỀM ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Ở BẬC ĐẠI HỌC
Những kỹ năng mềm thường không được dạy trong nhà trường , mà do các bạn
tự học qua các hoạt động, giao tiếp thường ngày .Đó là yếu tố giúp tạo dựng các mối
quan hệxã hội . Có được kỹ năng mềm sẽ giúp bạn xử lý tình huống tốt, tạo ra nhiều
giá trị thiết thực trong cuộc sống. Khi được trang bị kỹ năng mềm sớm và đầy đủ, các
bạn sẽ dễ dàng thích ứng, hịa nhập trong những mối quan hệ . Ngồi ra , các bạn
cũng có phương pháp học tập, làm việc khoa học, đạt hiệu quả cao.
Dù cầm tấm bằng giỏi trong tay nhưng rất nhiều sinh viên vẫn không xin được việc
tốt . Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thất bại là do thiếu kĩ năng mềm

.
Một số sinh viên mặc dù học rất giỏi nhưng không biết cách giao tiếp hiệu
quả. Họ không biết cách thuyết phục hay giải quyết các vấn đề mình đang gặp
phải. Ngay cả việc làm teamwork (làm việc nhóm) họ cũng khơng thể hịa đồng.
Ngược lại, có những bạn khơng thực sự xuất sắc nhưng luôn mạnh dạn, tự tin,
biết cách giao tiếp,… Những người này cũng nhanh chóng thích nghi trong mọi
tình huống.Vì vậy , họ dễ dàng tìm được cơng việc như mong muốn

Hiện nay, kỹ năng mềm ngày càng có một vai trị to lớn trong cuộc sống
và cơng việc. Theo một số nghiên cứu cho thấy những người thanh cơng đều
là những người có chỉ số EQ cao. Thực tế cho thấy, những người thành đạt,
đạt được thành công chỉ nhờ vào 15% là kiến thức chuyên môn, 85% còn lại
những kỹ năng mềm họ được trang bị.
Tuy quan trọng nhưng hiện nay kĩ năng mềm vẫn chưa được chú trọng đưa vào
giảng dạy ở nhà trường , cùng với đó tầm quan trọng của nó cũng ít được các bạn sinh

viên chú trọng đến. Là sinh viên ngồi việc nắm vững các kiến thức chun mơn thì cần
phải ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm ngay từ khi còn là sinh viên .

1


Một điều quan trọng nữa là những người sử dụng lao động thường rất coi trọng
các kỹ năng mềm, bởi đó là một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả cơng việc
cùng với trình độ chun mơn và kinh nghiệm làm việc. Đó có thể là, kỹ năng
thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán,… Tùy từng mơi trường và vị trí,
kỹ năng mềm nào sẽ được đặt lên vị trí cao hơn. Khi bạn có khả năng xử lý tình
huống tốt, khơng chỉ dừng lại ở biết và làm được, mà nó đạt đến trình độ linh hoạt
và thuần thục sẽ được các nhà tuyển dụng coi trọng.

Như vậy nếu như kỹ năng cứng được coi là điều kiện cần thì kỹ năng
mềm chính là điều kiện đủ. Kỹ năng cứng giúp bạn bước qua một cánh cửa
còn kỹ năng mềm mở ra nhiều cánh cửa khác. Các bạn học sinh sinh viên
nên rèn luyện các kỹ năng mềm ngay từ bây giờ để tương lai tìm được cho
mình cơng việc phù hợp và được cấp trên trọng dụng .

II/ MỘT SỐ KĨ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CỦA SINH VIÊN BẬC
ĐẠI HỌC
1. Khái niệm kĩ năng mềm . a/ Kĩ năng là gì ?
Theo từ điển Giáo dục học, kỹ năng là: “Khả năng thực hiện đúng hành
động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành
hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”
Ta có thể hiểu đơn giản về kĩ năng như sau “Kỹ là khả năng thực hiện có kết quả
một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có
để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về
mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con người”.


b/ Kĩ năng mềm là gì?
Theo tác giả D.M. Kaplan thì kỹ năng mềm là những kỹ năng mà con người có
được ngồi yếu tố chun mơn và sự chun nghiệp xét trên lĩnh vực cơng việc. Đó
cịn được xem là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc của con người, thể hiện khả năng tinh
thần của cá nhân. Nói cách khác, kỹ năng mềm thể hiện sự tồn tại và vận dụng một

2


cách hiệu quả những đặc điểm của cá nhân như: thân thiện, vị tha, biết chấp nhận người

khác...
Theo một cách thực tế hơn thì kĩ năng mềm được cấu thành từ hai từ và
cụm từ kĩ năng- mềm :
Kỹ năng: Là việc vận dụng kiến thức đã có để thực hiện, áp dụng vào trong
cuộc sống. Kỹ năng hình thành khi bạn đã có sẵn kiến thức nền nhất định, và
phải được áp dụng vào thực tiễn.
Mềm: Là từ để chỉ sự mềm dẻo, khéo léo, dễ thay đổi, tính chất, hình dạng …
Ở đây mềm chỉ sự khéo léo, linh hoạt, tinh tế (nằm ngồi kiến thức chun
mơn) để giải quyết thấu đáo các vấn đề, công việc tạo ra hiệu quả tốt hơn
Như vậy kỹ năng mềm là việc vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có một
cách linh hoạt, mềm dẻo vào những tình huống, cơng việc cụ thể. Kỹ năng mềm
nói chung để chỉ hàng loạt hành vi, kỹ thuật mang tính chất cá nhân nhằm mục
đích tạo thiện cảm cho người đối diện trong quá trình triển khai, giải quyết cơng
việc. Kỹ năng mềm sử dụng 2 cơng cụ chính bao gồm lời nói và ngơn ngữ cơ thể
để thể hiện. Để có dược kỹ năng mềm, trước tiên bạn cần học tập, rèn luyện đễ
có được kỹ kiến thức, kinh nghiệm chun mơn (kỹ năng cứng). Nếu bạn khơng
có “kỹ năng” thì bạn sẽ khơng có kỹ năng mềm.


c/ Đặc điểm của kĩ năng mềm :
Kỹ năng mềm là tổ hợp của nhiều nhóm kỹ năng khác nhau, mỗi nhóm
kỹ năng lại mang trong mình những đặc điểm và cách rèn luyện riêng. Sau
đây là một số đặc điểm của kĩ năng mềm:
Kĩ năng mềm không phải bẩm sinh của con người . Kỹ năng mềm được hình thành
trong quá trình con người học hỏi, phát triển bản thân và va chạm trong thực tế cuộc
sống. Con người sinh ra có thể có chỉ số IQ cao hơn người khác, tiếp thu nhanh hơn,
nhưng tuyệt nhiên kỹ năng mềm khơng có sẵn. Tất cả đều phải trải qua sự nỗ lực, tập
luyện và phát triển một cách đích thực, có biện pháp và phương pháp .

3


Kĩ năng mềm ảnh hưởng bởi môi trường sống . Kỹ năng mềm khơng đơn thuần là lý trí
hay cảm xúc, kỹ năng mềm liên quan đến năng lực tương tác với người khác.
.Mỗi cá nhân đều có trí tuệ cảm xúc, nhưng trí tuệ cảm xúc đó phải đạt đến một mức độ
cụ thể nào đó mới có thể được gọi là kỹ năng. Chính vì vậy yếu tố mơi trường có

ảnh hưởng đặc biệt đến hình thành và phát triển kỹ năng mềm. Hành động lời
nói , cử chỉ, cách giải quyết vấn đề… đều mang đặc trưng của mơi trường sống.
Kỹ năng mềm giúp bạn thích ứng với mơi trường, có nghĩa là mơi trường đang
điều chỉnh lại chính bạn. Dù ít dù nhiều mơi trường, văn hố xã hội có tác động
đến hành vi của bất kỳ ai. Nói như vậy khơng có nghĩa ở mơi trường xấu thì con
người sẽ trở nên “lươn lẹo”. Mơi trường sống chỉ là một trong các yếu tốt ảnh
hưởng đến sự hình thành nên các kỹ năng mềm. Điều quan trọng là bạn cần biết
chọn lọc thông tin để học hỏi , chọn lọc môi trường để phát triển sao cho phù hợp .

Kĩ năng mềm được tích lũy nhờ kinh nghiệm sống . Kỹ năng mềm được
hình thành bằng con đường trải nghiệm thực tế chứ không phải là sự dung
nạp kiến thức đơn thuần. Vốn sống của mỗi người là khác nhau, vì vậy cách

mà họ giải quyết vấn đề cũng khác nhau. Thông qua trải nghiệm thực tế cuộc
sống chúng ta tích luỹ riêngcho mình kỹ năng nhất định.
Kỹ năng mềm phát triển trên nền kỹ năng cứng: Ta có thể thấy rằng kỹ năng mềm
giúp thể hiện kỹ năng cứng một cách tối ưu và hiệu quả nhất. Vì vậy sẽ khơng có kỹ
năng mềm nếu bản thân khơng có kiến thức và kỹ năng chun mơn. Một vài ví dụ để
thấy rõ tầm quan trọng của kỹ năng cứng trong việc phát triển kỹ năng mềm như sau:
Làm việc nhóm: có kiến thức chuyên mơn bạn mới có cơ hội được tham gia vào dự án,
công việc chung , tham gia dự án rồi bạn mới có được kỹ năng làm việc nhóm.

Kỹ năng giao tiếp: Nếu bạn có kiến thức hạn hẹp , thì làm sao bạn có thể
giao tiếp với các doanh nhân, các chun gia . Hai người khơng cùng trình
độ kieenss thức sẽ khó trao đổi với nhau
Kỹ năng thuyết trình: Thuyết trình là việc trình bày, chia sẻ về một chủ đề nào đó trước
một đám đơng hay một nhóm người . Vậy nếu bạn khơng có hiểu biết về vấn đề bạn
chia sẻ thì việc sử dụng ngơn ngữ cơ thể, nhiệt huyết, khả năng giao tiếp …… thì vấn
đề có chắc là sẽ được giải uyết .Thơng qua 3 ví dụ trên chúng ta dễ dàng nhận ra rằng,

4


để có thể có kỹ năng mềm tốt buộc bạn phải có kiến thức chun mơn vững.
Mỗi một lĩnh vực khác nhau lại đòi hỏi kiến thức , kĩ năng riêng
Kĩ năng mềm mang tính cá nhân . Kỹ năng mềm là một trong những nhóm
kiến thức rất khó truyền dạy bởi nó có tính cá nhân hố rất cao. Cùng một kỹ
năng, cùng một kiến thức truyền đạt, mỗi người lại có cách vận dụng hồn
tồn khác nhau. Rất khó để đưa ra một quy chuẩn chung cho kỹ năng mềm.
Đặc điểm tiêu biểu của kỹ năng mềm là sự linh hoạt trong q trình xử lí vấn
đề. Chính vì vậy mỗi người sẽ hình thành các kỹ thuật xử lí riêng.
Kĩ năng mềm khơng “cố định” ở một ngành nghề nào . Mỗi ngành khác
nhau có những địi hỏi về các kĩ năng khác nhau , các kĩ năng có mang tính

chun mơn đặc thù cơng việc

2. Một số kĩ năng mềm cần thiết cho sinh viên bậc đại học:
Khi nói về định nghĩa của kĩ năng mềm có rất nhiều cách để định nghĩa . Vậy
khi nói về các kĩ năng hay nhóm các kĩ năng cũng như vậy nhưng sau đây là một
số kĩ năng mềm tôi cho là nổi bật và cần thiết cho sinh viên bậc đại học .

2.1. Kĩ năng giao tiếp :
Giao tiếp là hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa người với người. Trong
q trình đó, các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với
nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Ví dụ : Hàng ngày các học sinh giao tiếp trao đổi với thầy cô . Trong q
trình đó 2 bên trao đổi thơng tin liên quan đến kiến thức bài học ,kiến thức
thực tế ứng dụng …..
Kỹ năng giáo tiếp là một loại kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng .Giao tiếp
– một hành động gần gũi với cuộc sống, tưởng chừng là điều ai cũng có thể
dễ dàng nắm bắt, nhưng ở mặt nào đó là nỗi niềm khiến nhiều người băns
khoăn. Dù rằng nhiều người nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng
giao tiếp, nhưng khơng phải ai cũng có thể giao tiếp tốt . Họ không thể trao
đổi những suy nghĩ và ý tưởng của mình một cách mạch lạc dù là nói hay viết
Trong các mối quan hệ , tùy thuộc vào đặc điểm của quan hệ đó mà có những cách giao
tiếp tương xứng . Khi giao tiếp nếu ta không thể giao tiếp tốt , không chú tâm vào

5


cuộc trao đổi và cũng không biết cách thể hiện ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc
thơng qua lời nói, cử chỉ thì ta sẽ khơng thể đạt được hiệu quả giao tiếp .
Hoặc nếu bạn gặp bạn bè hay khách hàng, bạn dùng ngơn ngữ và cách nói
chuyện khơng phù hợp thì bannj có chắc sẽ đạt được mụ đích giao tiếp

Vì vậy cần phải học hỏi, rèn luyện kĩ năng giao tiếp . Khi có khả năng
giao tiếp tốt, bạn sẽ chủ động hơn trong cuộc trò chuyện và giúp người đối
diện cảm thấy được tôn trọng, quan tâm. Bạn sẽ có thêm nhiều mối quan hệ
mới, vị thế của bạn trong mắt người khác cũng tăng lên từ đó mang lại những
kết quả tốt cho sự nghiệp cũng như cuộc sống . Mọi quan hệ với đồng nghiệp
hay bạn bè trở nên gần gũi hơn, cùng với đó, cơ hội thăng tiến cũng rộng mở
hơn. Bởi vậy nên Jim Rohn đã nói: “Nếu bạn chỉ giao tiếp, bạn có thể tồn tại.
Nhưng nếu bạn giao tiếp khéo léo, bạn có thể tạo ra điều kỳ diệu”.
Để có thể giao tiếp tốt, trước tiên bạn cần nâng cao hiểu biết, sau đó rèn luyện tư
duy logic, khả năng phản biện; cuối cùng là thực hành thường xuyên. Kỹ năng giao tiếp
được van dụng thường xuyên trong cuộc sống thường ngày. Nó giúp bạn xây dựng các
mối quan hệ, giải quyết các mâu thuẫn, tăng tính gắn kết giữa người với người. Từ câu
chuyện đời thường, cho đến giao tiếp công việc với đồng nghiệp. Mọi việc bạn đều cần
sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt tạo ra ấn tượng qua cử chỉ và lời nói.
Ngồi ra để giao tiếp ta cần rèn luyện một số bí quyết nho nhỏ liên quan : biết lắng
nghe , sử dụng linh hoạt ngôn ngữ cơ thể , quan tâm đến cảm xúc của người khác

,

nhớ tên người đối diện , luyện tập cách nói và thái độ khi nói .

o Biết lắng nghe . Tục ngữ có câu “ Thượng đế ban cho chúng ta hai cái tai , một cái
miệng là để chúng ta nói ít và lắng nghe nhiều .” trong mối quan hệ giữa các cá nhân “ biết
nghe” và “ biết nói” quan trọng như nhau, chúng hỗ trợ cho nhau . Biết lắng nghe người
khác nói, quan tâm vấn đề đang bàn bạc sẽ giúp bạn gắn kết các mối quan hệ. Bạn bè,
đồng nghiệp và những người quen biết sẽ đánh giá cao kỹ năng lắng nghe của bạn. Để thể
hiện sự lắng nghe khi giao tiếp, bạn nên kết hợp cùng ngôn ngữ cơ thể như mỉm cười, gật
đầu, đưa ra những phản hồi một cách có suy nghĩ…
o Sử dụng ngơn ngữ cơ thể . Ngơn ngữ cơ thể đóng vai trị rất lớn vào hiệu quả giao tiếp.
Trong một cuộc trò chuyện, từ dáng ngồi, dáng đứng hay ánh mắt, biểu cảm của bạn


6


đều ảnh hưởng đến người đối diện . Chính vì vậy, bạn cần điều chỉnh ngôn
ngữ cơ thể cho phù hợp với từng hồn cảnh giao tiếp. Bạn nên nhìn vào mắt
người đối diện khi nói chuyện, mỉm cười, gật đầu,ánh mắt trên thành thể hiện
quan điểm, đặc biệt không dùng tay chỉ trỏ vào người khác khi trò chuyện.
o Nhớ tên người đối diện : Chỉ cần gọi đúng họ tên người khác cũng khiến họ
cảm nhận rằng mình được tôn trọng , ngược lại, không nhớ hoặc nhớ nhầm tên
người khác thì cuộc gặp gỡ giao lưu đã rơi vào bế tắc ngay từ phút đầu . Vậy
nên thay vì nói một cách chung chung như “Rất vui được gặp anh/ chị” thì bạn
hãy nêu tên cụ thể của người đó “Rất vui được gặp anh A”. Điều này sẽ gây
thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện cùng.
o Quan tâm đến cảm xúc của người khác. Trong q trình giao tiếp, bạn cần thơng
cảm với khó khăn và khen ngợi mặt tích cực của người khác. Để thấu hiểu họ, bạn
cần phải lắng nghe và hiểu được những gì đang xảy ra trong cuộc sống của người
khác. Bạn cũng nên xem xét những gì bạn đang nói có tác động gì và giao tiếp với
chuẩn mực mà người khác có thể chấp nhận. Cảm xúc của bạn phải đồng điệu với
người khác, có như vậy bạn mới hiểu được cảm xúc của họ.

o Luyện tập cách nói và thái độ khi nói . Khi giao tiếp , bạn nên đi trực tiếp vào
những vấn đề quan trọng, nói một cách rõ ràng và súc tích. Đồng thời tránh nói
những câu chuyện dườm rà khơng liên quan khiến người nghe phân tán tư
tưởng và lãng phí thời gian của cả hai. Bên cạnh đó, bạn hãy ln hỏi xem họ có
hiểu những gì bạn nói hay khơng và sẵn lịng để giải thích.

2.2. Kĩ năng thuyết phục truyền đạt
Thuyết phục là sử dụng kiến thức, dẫn chứng, lý luận… thơng qua lời nói và
ngơn ngữ cơ thể nhằm làm thay đổi suy nghĩ và hành động của đối phương. Từ đó làm

cho người đối diện tin và thực hiện hành động theo mong muốn của mình .Hay nói một
cách khác Thuyết phục là việc làm cho đối phương thay đổi hành vi theo định hướng
mà chúng ta mong muốn. Một cách dễ hình dung hơn có thể định nghĩa rằng: Thuyết
phục là gì? Thuyết là Nói, Phục là phục tùng, là đồng ý, làm theo. Vậy thuyết phục là sử
dụng lời nói để làm cho người khác đồng ý, làm theo những gì bạn muốn. . Thuyết

7


phục khơng chỉ sảy ra trong cơng việc mà nó ln tồn tại trong cuộc sống
hàng ngày, vì vậy nó vơ cùng quan trọng.
Khi bạn có khả năng thuyết phục tốt bạn dễ dàng đạt được mục tiêu và
nhận được sự hỗ trợ tích cực từ người đối diện. Việc rèn luyện cho mình 1 kĩ
năng thuyết phục tốt, sẽ giúp bạn chiếm ưu thế tuyệt đối trên bàn đàm phán.
Trong cuộc sống hàng ngày
Trong thực tế, những cuộc trò chuyện với mong muốn thay đổi suy nghĩ hành động của
bạn bè chình là quá trình thuyết phục. Bạn khiến cho bạn bè, người thân đồng

ý giúp đỡ cũng chính là thuyết phục. Thơng thường q trình thuyết phục xảy ra
thường xun, rất nhanh và thường khơng có sự chuẩn bị. Khi bạn cầnmượn đồ,
vay tiền, rủ bạn đi chơi…. Nếu ban đầu họ khơng đồng ý, sau đó thay đổi ý kiến,
có nghĩa là q trình thuyết phục đã thành cơng. Nếu khơng có kỹ năng thuyết
phục tốt, thì từ việc nhỏ nhất cũng dẫn đến việc bạn thất bại\

Thuyết phục trong kinh doanh.
Thuyết phục là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong kinh doanh. Để có
thể kêu gọi đầu tư, có thêm khách hàng mới đối tác, kí được hợp đồng … bạn cần sử
dụng rất nhiều kỹ năng thuyết phục. Quá trình thuyết phục giúp bạn có được ưu thế lớn
hơn tên bàn đàm phán và ký kết hợp đồng. Đặc biệt với nhân viên bán hàng, thuyết
phục đã giúp mang lại 95% khách hàng quyết định mua hàng. Vì vậy những tư vấn

viên, thường là những người rất giỏi trong việc thuyết phục khách hàng của mình.

Thuyết phục Trong quan hệ đối tác
Trong quan hệ đối tác, quá trình thuyết phục được nâng cấp lên 1 tầm cao
mới. Để có thể duy trì, phát triển các mỗi quan hệ với đối tác việc sử dụng kỹ năng
giao tiếp giúp bạn dễ dàng hành công hơn. Ngay cả trên bàn nhậu hoặc đơn giản
là mời đối tác đi cafe cũng cần đến những lý do hợp lý và thuyết phục. Tuy vậy
thuyết phục là việc khơng phải lúc nào cũng mang lại lợi ích cho bản thân. Việc
cân đối hài hoà ở múc win win cho phép bạn duy trì mối quan hệ tốt hơn.

8


Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống chúng ta đều cần đến kĩ năng thuyết
phục. Từ việc nhỏ nhặt đến những việc quan trọng mang tầm vóc quốc tế
thuyết phục vẫn ln là một yếu tố đóng vai trị quan trọng. Tuy nhiên thuyết
phục phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, và cần phân biệt với áp đặt.
Khơng phải có kiến thức, chém gió giỏi là có kỹ năng thuyết phục tốt; thông
thường để thuyết phục thành công bạn phải xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận
vững chắc. Việc truyền đạt và thuyết phục cần vận dụng rất nhiều kiến thức và rèn
luyện. Nói để người khác nghe, để người khác hiểu, và để người khác tin là hoàn toàn
khác nhau. tạo ra hiệu quả thuyết phục cần một số yếu tố khác bao gồm: Ngữ cảnh,
thông tin, luận cứ, luận chứng, tốc độ nói, cường độ nói, ngơn ngữ cơ thể…

Để trở thành người có khả năng thuyết phục tốt bạn cần xây dựng cho
mình những yếu tố sau đây :
Tạo dựng mối quan hệ
Tạo dựng mối quan hệ để coa đươch thiện cảm từ người đối diện là đã thành
công được một nửa. Cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài, tránh trường hợp quay lưng
sau khi đã đạt được mục tiêu. Bạn phải đi thuyết phục người khác cả đời vì sẽ khơng

bao giờ có được những người bạn – những người luôn giúp đỡ bạn đúng nghĩa.

Chiếm được lòng tin của người khác
Sau khi đã tạo dựng được mối quan hệ, bạn xây dựng được long tin
voiwsddoois phương
Lịng tin được tạo dựng thơng qua nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm:
Hành động cách ăn nói, , cử chỉ và đặc biệt là ngoại hình.
Nói gì , làm gì cũng phải suy nghĩ đến lợi ích của ngời khác đầu tiên .Đừng chỉ
chăm chăm nghĩ về bản thân, như vậy bạn sẽ làm mất lòng tin của người khác. Có lẽ
chính bạn cũng khơng thể tin một người luôn chỉ biết cái lợi của bản thân.
Đồng thời, bạn cũng nên đặt mình vào người khác để thông cảm và thấu hiểu họ.

9


Lựa chọn thời điểm thuyết phục, cách nói chuyện phù hợp.
Tâm lý và cảm xúc của con người luôn thay đổi theo thời gian. Do vậy
bạn cần lựa chọn đúng thời điểm họ ở trạng thái tốt nhất để thuyết phục.
Đồng thời đó cũng phải là thời điểm mà bạn cảm thấy tự tin nhất,. Khi bạn cố
gắng thuyết phục ai đó, bạn cần kiểm sốt được cảm xúc của chính mình để
khơng mắc phải những sai lầm trong khi trị chuyện .
Với những người khác nhau sẽ có cách nói chuyện khác nhau để thuyết phục họ.
Ví như, có người u thích cách nói chuyện thẳng thắn, mạnh mẽ, có người u thích
cách nói năng lịch sự nhẹ nhàng …. Để biết họ thuộc mẫu người nào, bạn cần phải có

một khoảng thời gian để tìm hiểu, đó cũng chính là khoảng thời gian bạn tạo
dựng mối quan hệ với họ.
Trong trường hợp phải thuyết phục nhieuf người, bạn hãy sử dụng cách
thuyết phục nghiêng về cảm xúc hơn là lý trí. Bởi theo khoa học nghiên cứu
thì tâm lý đám đông rất dễ bị cảm xúc lôi cuốn.

Nắm bắt được sự tương đồng
Bởi lẽ ai cũng có quan điểm của riêng mình, và hầu hết đều ra sức bảo
vệ những quan điểm đó. Vì thế để bắt ai đó từ bỏ quan điểm của họ và nghe
theo quan điểm của bạn là không hề dễ.
Để thuyết phục một người có quan điểm trái ngược với mình ,bạn cần
nắm bắt được các điểm tương đồng trong quan điểm của mỗi người và dựa
vào đó để thuyết phục đối phương.
VD: Hai bạn đang có ý định góp vốn để kinh doanh nhưng ý kiến về sản
phẩm kinh doanh lại khác nhau. Bạn có thể bắt đầu thuyết phục bằng cách “Mình
thấy sản phẩm A cũng có khả năng, nhiều ưu điểm nhưng sản phẩm B…”. Và từ
đó bạn lấy những dẫn chứng, lập luận về sản phẩm B. Như vậy sẽ tốt hơn khi bạn
chê sản phẩm A và chỉ nói tốt về sản phẩm B mà bạn lựa chọn.

10


Ln có dẫn chứng và lập luận khi thuyết phục
Người ta thường bảo, nói có sách mách có chứng, do vậy khi thuyết
phục ai đó cần có những dẫn chứng và lập luận đi kèm
Những dẫn chứng và lập luận này cần dễ hiểu . Khi họ cảm thấy mơ hồ thì họ
cũng rất khó để tin tưởng bạn. Ví như khi nói về một hiện tương lạ của Trái Đất,
lấy dẫn chứng mà NASA đưa ra sẽ thuyết phục hơn khi bạn lấy tên một nhà khoa
học cụ thể nào đó. Bởi vì NASA được nhiều người biết đến hơn.

Dù trong trường hợp nào , để người khác tin tưởng và bị bạn thuyết
phục, ln địi hỏi dẫn chứng của bạn phải cụ thể, lý luận phải chặt chẽ và rõ
ràng. Chỉ một sai sót nhỏ cũng làm người khác mất niềm tin nơi bạn. Việc
thuyết phục lúc đó hồn tồn thất bại.
Kết luận
Kỹ năng thuyết phục khơng chỉ ngày một ngày hai là có thể học và

thuyết phục ngay được ai đó. Cần phải có sự chân thành, kiên nhẫn, kết hợp
với khả năng giao tiếp tốt.
Kỹ năng thuyết phục đóng vai trị quan trọng trong việc bạn được cấp trên
trọng dụng hay khơng. Người có kĩ năng thuyết phục tốt sẽ nhanh chóng có được
lịng tin của người khác và dễ dàng đạt được mục đích mình mong muốn. Do đó,
ngay từ khi cịn là sinh viên hãy cố gắng rèn luyện, học hỏi để trau dồi kỹ năng
thuyết phục, đàm phán của mình để có nhiều cơ hội hơn nữa trong sự nghiệp .

2.3. Kĩ năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm là 1 nhóm người có cùng mục tiêu, làm việc với nhau, có
sự tương tác qua lại thường xun, có sự phân cơng cơng việc, nhiệm vụ rõ
ràng, và có quy tắc ràng buộc cụ thể. Mấu chốt của làm việc nhóm chính là
có sự tương tác, và phân chia nhiệm vụ rõ ràng.
Có kỹ năng làm việc nhóm tốt khơng những có thể hịa đồng với những người khá
cmà còn là khả năng của mỗi người để làm việc tốt với những người khác - và nó quan

11


trọng trong mọi ngành. Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những điều quan
trọng nhất đối với sinh viên.
Trong cơng việc khơng ai có thể làm việc 1 mình mãi được, đôi khi bạn buộc phải
hợp tác với người khác. Nhưng hợp tác như thế nào, tổ chức, phân công công việc,
lãnh đạo ra sao lại là một vấn đề. Trong một tổ chức, để giải quyết cộng việc bạn cần
phải phối hợp với nhiều bộ phận, phòng ban. Kỹ năng làm việc nhóm u cầu tính kỷ
luật, chia sẻ thông tin, lắng nghe, kết nối, … và nhiều yêu cầu khác.

Một số cách để cải thiện kĩ năng làm việc nhóm :
o Đặt ra sứ mệnh và mục đính của nhóm . Nhà xuất bản Đại học Oxford định nghĩa làm
việc theo nhóm là “khả năng hợp tác hoạt động để theo đuổi một mục tiêu chung”. Để một

nhóm hoạt động tốt , các thành viên cần phải hiểu và tham gia vào mục đích chung của
nhóm , sau đó đặt nó lên trên các mục tiêu cá nhân của từng người.

o Hãy rõ ràng về các vai trị. Các thành viên trong nhóm phải rõ ràng về vai trò
và trách nhiệm của mỗi người , và mỗi người cần hiểu và cảm thấy tự tin về
những điểm mạnh cụ thể mà mình mang lại cho nhóm.
Quy mơ và cấu trúc đội ngũ rất quan trọng. Sẽ không tốt nếu chỉ dựa vào một vài tính
cách và may mắn. Nếu một nhóm q nhỏ, bạn sẽ khơng có sự kết hợp phù hợp giữa
các kỹ năng, phong cách tư duy và hành vi. Nếu một nhóm quá lớn, mọi người có thể
trở nên lười suy nghĩ và đi theo số đông . Tất nhiên, cần một yếu tố linh hoạt sau khi
thành lập nhóm để có thể phản hồi nhanh chóng nếu cấu trúc nhóm khơng hoạt động

Ví dụ: bạn có thể quyết định khắt khe về số lượng nhóm, vì vậy nếu một thành
viên mới tham gia, người khác phải rời đi để ngăn đội trở nên khó sử dụng.
o Giao tiếp hiệu quả . Các đội nổi tiếng từ ban nhạc đến các đội thể thao ghi nhận khả
năng giao tiếp tốt trong việc xây dựng tình bạn thân thiết. Đội tuyển bóng đá nữ Anh năm
2018 nổi tiếng đã thành lập nhóm Whatsapp để giữ cho giao tiếp trôi chảy. Và nội dung của
cuộc giao tiếp không là vấn đề quan trọng. Như Mike Schoultz, chủ tịch

Digital Spark Marketing, nói: “Cách thức giao tiếp - cách các thành viên trong
nhóm giao tiếp một cách tự do và thường xuyên - quyết định hiệu quả của nhóm.”

12


o Quản lý xung đột . Hầu hết các đội nhóm đều trải qua xung đột theo thời gian.
Chìa khóa thành cơng là cách nó được quản lí và giải quyết. Có thể lấy 1 ví dụ ở
đây, bằng cách giải quyết xung đột kịp thời và thấu cảm khi nó nảy sinh. Sẽ rất
hữu ích khi ghi nhớ icác mục tiêu chung của cả nhóm và sử dụng điều này để
lấy lại sự tập trung và phục hồi sau xung đột.

o Ghi nhận và khen thưởng tinh thần đồng đội. Điều quan trọng là các nhoms biết khi nào
họ đang làm tốt. Nhận ra hiệu suất tốt với phần thưởng bên ngoài - như tiền thưởng và nội
tại - như lời khen ngợi từ các lãnh đạo cấp cao. Nếu nói rõ được rằng phần thưởng là dành
cho cả nhóm, điều này sẽ củng cố ý thức gắn kết của cả đội.

o Khuyến khích sự cởi mở và tin tưởng. Sự tin tưởng là yếu tố quan trọng
trong thành cơng của 1 nhóm. Nếu khơng tin tưởng nhau , các nhóm của bạn sẽ
khơng giao tiếp hiệu quả và giải quyết vấn đề cùng nhau. Niềm tin sẽ bắt đầu
xây dựng khi bạn khuyến khích mọi người tự do nói ra quan điểm . Từ đó sự
sáng tạo bắt đầu tuôn trào khi mọi người bớt sợ hãi khi lên tiếng.
o Đưa ra phản hồi mang tính xây dựng. Các nhóm sẽ phát triển và phát triển
nhanh hơn nhiều khi được đưa ra phản hồi mang tính xây dựng hơn là khi bị bỏ
mặc để tự hỏi họ đang làm như thế nào hoặc chỉ bị chỉ trích.
o

Chịu trách nhiệm. Mỗi thành viên cần nhận thức rõ được vai trị của mình , hết

mình chịu trách nhiệm về cơng việc của mình. Hồn thành tốt đúng hạn nhiệm vụ .
o Đảm bảo rằng mọi người đều có trách nhiệm. Các trưởng nhóm có thể tùy cơ ứng
biến bằng cách chấp nhận một số thứ không diễn ra tốt như kế hoạch và tun
dương những thành cơng của nhóm. Như vậy sẽ giúp các thành viên trong nhóm
cảm thấy họ có thể chấp nhận rủi ro và dễ bị tổn thương. Thể hiện sự coi trọng sự
khác biệt về quan điểm và ủng hộ những người thách thức hiện trạng.
Ken Blanchard – tác giả cuốn sách “Vị giám đốc 1 phút” từng nói: “Khơng một ai
trong chúng ta thơng minh bằng tất cả chúng ta” . Đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh nâng đỡ
các cá nhân. Từ các công ty nổi tiếng như, Disney, Apple đến các tập thể đơn lẻ thành
công đều được xây dựng từ những đội nhóm để thành cơng. Hay câu chuyện đàn chim
bay hình chữ V để vừa lợi dụng lực vỗ cánh, vừa dễ dàng thay thế, giúp đỡ và hỗ trợ
lẫn nhau. “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Có thể


13


thấy, làm việc nhóm là một kỹ năng vơ cùng cần thiết để vươn xa hơn trong công
việc và cuộc sống, đòi hỏi sự trau dồi và thực hành bản thân hàng ngày.

2.4. Kĩ năng tư duy sáng tạo .
Torrance (1962): định nghĩa “Tư duy sáng tạo là một quá trình tạo ra ý tưởng
hoặc giả thuyết, thử nghiệm ý tưởng này đi đến kết quả … Kết quả này có ít nhiều
mới mẻ, có chút ít gì đó trước đây con người chưa bao giờ nhìn thấy, chưa có ý
thức về nó”. Nói ngắn gọn thì bản chất sáng tạo là quá trình hoạt động của con
người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất.

Như vậy tiêu chí sáng tạo ở đây là “tính mới lạ” và “tính có giá trị” (có ích
lợi hơn, tiến bộ hơn so với cái cũ). Tất cả chúng ta phải tiếp tục học xuyên
suốt cuộc đời, nhưng những kiến thức chúng ta thu nhận được cũng không
đảm bảo rằng sẽ giải quyết tốt những vấn đề gặp trong tương lai. Chỉ có khả
năng tư duy sáng tạo mới đem đến những giải pháp đáp ứng được những
yêu cầu của hiện tại vài tương lai.
Đối với học sinh, sinh viên, tư duy sáng tạo giúp làm chủ được vốn kiến thức,
chủ động tìm tịi những điều mới, tự tin đối mặt với những thử thách. Từ đó, dễ
dàng đạt được những thành tựu cao trong học tập và sự nghiệp sau này. Bên
cạnh đó, kỹ năng sáng tạo cũng giúp tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những
người xung quanh. Đặc biệt, với những ai tham gia vào lĩnh vực kinh doanh hay
truyền thông, để đạt được thành công vượt trội hơn những người khác thì tư duy
sáng tạo đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Bởi phải có tư duy sáng tạo bạn mới có
thể đưa ra các chiến dịch, chiến lược, trend,và phương pháp kinh doanh hiệu
quả.
Có nhiều cách để kích thích sự sáng tạo, có thể liệt kê một số thủ thuật như


sau:
Hãy hành động
Tư duy sáng tạo luôn tiềm ẩn trong mỗi người , tuy nhiên nếu bạn khơng vận dụng
nó ,cho nó cơ hội phát huy thì theo thời gian kỹ năng này sẽ mất đi.Vì thế, thay vì ngồi
chờ đợi mọi việc được giải quyết, hãy vận dụng triệt để trí óc của mình

14


để hồn thành cơng việc nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đây là cách làm tích cực
giúp rèn luyện kỹ năng sáng tạo.
Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng
Tư duy sáng tạo là tạu ra điều mới mẻ nhưng không xa rời thực tế. Nên
cần phải cân bằng giữa thực tế và lý tưởng để những suy nghĩ bên trong có
thể vận dụng được vào cuộc sống thường nhật.
Thoải mái và cởi mở
Nếu quá căng thẳng,tư duy sangs tạo sẽ khơng được phát huy . Do đó,
bạn cần phải thoải mái giải trí, gặp gỡ trao đổi cùng bạn bè , tìm kiếm những
điều thú vị. Như vậy, khả năng sáng tạo mới được phát huy tối đa.
Không quá lo lắng về những vướng mắc
Gặp phải khó khăn trong cơng việc, cuộc sống là chuyện rất bình
thường, nhưng nếu bạn lo lắng quá độ về những điều này bạn sẽ làm suy
giảm khả năng tư duy và giải quyết vấn đề. Vì vậy, giữ cho tinh thần sáng
suốt, thanh tịnh, thoải mái bạn sẽ nghĩ ra nhiều điều thú vị.
Phá vỡ những nguyên tắc
Đột phá những phương án mới là cách tốt nhất giúp bạn rèn luyện tư duy
sang tạo . Vì nếu mãi giữ những ngun tắc máy móc có sẵn , đi theo lối mịn thì
sức sáng tạo của bạn sẽ bị ăn mòn, bạn sẽ rơi vào trạng thái bị động, lười biếng
và khơng cịn hứng thú với cơng việc. Hãy tìm kiếm , sáng tạo ra cách thức làm
việc mới, thiết lập 1 cách sống mới. làm những việc mà trước đây bạn ngại làm .


Dám dấn thân
Khi bạn nghĩ ra ý tưởng mới, là lần đầu tiên được thử nghệm, nhưng nếu bạn lo
sợ và cảm thấy mức độ rủi ro cao, bạn quyết định từ bỏ. Như vậy, bạn đã tự đánh mất
cơ hội phát triển của bản thân. Nhưng nếu bạn tự tin vào ý tưởng và khả năng

15


của mình, bạn dám đương đầu với thất bại phát huy năng lự thì trình độ của
bạn sẽ được nâng cao và hồn thiện hơn.
Khơng ỷ lại
Nếu bạn ỷ lại và thụ động, không muốn động não khi giải quyết vấn đề thì khả
năng sáng tạo của bạn sẽ dần mai một . Vì thế, hãy là người chủ động, nhanh nhẹn, tự
tin thể hiện khả năng của mình, bạn sẽ nhận được nhiều thành công hơn.
Liên hệ bản thân : là sinh viên tơi cần tự mình rèn luyện sáng tạo , sang tạo trong học
tập , sang tạo trong hoạt động thường ngày để hình thành và xây dựng thành tư duy .
Khi có bài tập khơng nên voioj vàng đi hỏi trợ giúp mà cần tự mình suy nghĩ

.Có như vậy mới có thể phát huy được khả năng sáng tạo

2.5. Kĩ năng quản lý thời gian
Quản lý thời gian là quá trình sắp xếp, lên kế hoạch các cơng việc cần làm và thời
gian hồnh thành. Các kế hoạch có thể được thiết kế theo buổi (sáng, trưa, chiều, tối),
hay theo ngày ( kế hoạch cả một ngày, kế hoạch 3 ngày,…), theo tuần (các ngày trong
tuần), theo tháng hoặc theo năm,… tùy vào mục đích, mục tiêu của người thiết kế.

Kĩ năng quản lý thời gian là một trong những kĩ năng quan trọng mà bất
kì ai cũng đều cần thiết phải nắm bắt . Thời gian là có hạn một ngày ai cũng
có 24 giờ nhưng người quản lý tốt thời gian sẽ có thể làm được nhiều việc

hơn trong một ngày mà không áp lực . Có kĩ năng quản lý thời gian mang lại
cho ta nhiều lợi ích cũng như những hiệu quả công việc :
o Quản lý tốt thời gian giúp ta chạy nhanh đến thành cơng . Người có kế hoạch rõ ràng,
khoa học sẽ đạt được thành công nhanh hơn, tốt hơn so với những người khơng có kế
hoạch. Khơng có kế hoạch rõ ràng mà chỉ làm theo cảm tính thì khả năng gặp thất bại là rất
lớn. Xây dựng một kế hoạch sử dụng thời gian một cách khoa học, bạn sẽ tự tin hơn khi
thực hiện kế hoạch. Bạn sẽ cảm thấy con đường dẫn đến thành cơng ngắn hơn khi kế
hoạch đang dần được hồn thành, đạt được thành công từng bước.

16


o Quản lý tốt thời gian giúp áp lực công việc giảm . Mọi công việc khi được
phân bổ ,sắp xếp hợp lý trong kế hoạch, bạn sẽ không bị rơi vào tình trạng quá
tải. Phong thái, tâm lý làm việc ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bạn.
Phong thái làm việc thoải mái giúp bạn đưa ra các quyết định đúng đắn. Cùng
với đó sức khỏe sẽ khơng phải chịu các gánh nặng tâm lý.
VD: Khi có quá nhiều việc cần làm mà bạn lại không biết sắp xếp thời gian hợp lý
cho từng mục tiêu nhỏ thì sẽ dễ chán nản và mệt mỏi , hiệu quả học tập không
cao
o Quản lý thời gian tốt giúp nâng cao năng suất , hiệu quả công việc . Quản lý thời
gian một cách thông minh giúp tối ưu sức lao động của bản thân. Công việc trở nên
dễ dàng hơn, thoải mái hơn, hiệu quả đem lại cao hơn. Quản lý thời gian thông minh
là cách tạo nên sự khác biệt của mỗi cá nhân với người khác. Cùng một cơng việc
cùng một thời gian người có cách quản lý khoa học sẽ hồn thành cơng việc đúng
giờ và hiệu quả cao , cịn người khơng biết quản lý sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn thành
quả cuối cùng đương nhiên sẽ không tốt .
o Quản lý thời gian giúp cân bằng cuộc sống. Thời gian dành cho công việc, thời gian
dành cho gia đình, thời gian dành cho bản thân,… Mỗi ngày mỗi ngời đều chỉ có 24 giờ
nhưng mỗi người phải sử dụng nó cho rất nhiều các hoạt động. Tập trung nhiều thời gian

cho công việc hơn là dành thời gian yêu thương gia đình hay thời gian cho bản thân,… Có
một số người lại quá tập trung vào bản thân quên mất công việc,… Đây là biểu hiện của
mất cân bằng cuộc sống.Mất cân bằng trong một thời gian dài ảnh hưởng tiêu cực đến tinh
thần con người. Mệt mỏi, căng thẳng liên tục sẽ tiêu hao các năng lượng tích cực. Con
người cần cân bằng mọi việc ưu tiên những thứ cần ưu tiên
.

Làm việc nhưng cũng cần nghỉ ngơi, giải trí, tương tác với mọi người nhưng đôi lúc

cũng cần khoảng thời gian riêng một mình. Quản lý thời gian tốt sẽ giúp bạn cân bằng

cuộc sống: giữa công việc, cá nhân, cuộc sống gia đình, làm việc và nghỉ ngơi,…
o Quản lý thời gian tốt giúp hạn chế thói quen xấu. Trì trệ, trì hỗn cơng việc là thói quen
xấu của đại đa số người Việt Nam . Việc trì hỗn khơng chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân
bạn mà cịn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Vì vậy cần lên một thời gian biểu phù
hợp, sẽ giúp bạn hạn chế các thói quen khơng tốt, biết nói “khơng” với những

17


cơng việc khơng cần thiết. Ngồi ra, quản lý tốt thời gian cịn tạo động lực
cho bạn làm những cơng việc lớn hơn
Mẹo quản lý thời gian tốt
Sắp xếp công việc theo mức độ ưu tiên
Cần thiết và khẩn cấp: cơng việc cần hồn thành khi sắp đến hạn cuối .
Cần thiết nhưng khơng khẩn cấp: cơng việc, gia đình, bạn bè,…
Không cần thiết nhưng khẩn cấp: những công việc có thể ủy quyền, nhờ sự hỗ trợ,…

Khơng cần thiết và khơng khẩn cấp: giải trí , đi chơi,….
Tùy vào mức độ cần thiết của công việc, chúng ta sẽ dành sự ưu tiên phù hợp.


Sau khi lập kế hoạch thì phải hành động ngay lập tức khơng được trì chệ
và phải tuân thủ theo kế hoạch đó . trong qúa trình thực hiện cũng nên điều
chỉnh sao cho phù hợp theo từng thời điểm .
*liên hệ bản thân : từng là học sinh đã trải qua kì thi đại học và những ngày
tháng ôn tập vất vả tôi cũng đã học được cách quản lý thời gian phù hợp , đặt
những môn học thi đại học làm ưu tiên giành nhiều thời gian hơn tiếp đến là các
môn phụ , việc học luôn là ưu tiên nhất và cần được thực hiện trước hết .

2.6. kĩ năng quản lý cảm xúc
Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm
xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của
cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết
cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một các phù hợp.
Một người biết kiểm soát cảm xúc thì tâm trạng sẽ ổn định, giảm căng thẳng
giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài
hịa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách
sáng suốt, cải thiện quan hệ với mọi người xung quanh

18



×