Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế của việt nam qua các giai đoạn từ 1995 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 40 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

BÀI NGHIÊN CỨU

Bộ mơn : KINH TẾ VĨ MƠ ỨNG DỤNG
GVHD : LÂM MẠNH HÀ
Nhóm sinh viên thực hiện :
Họ và tên

MSSV

LỚP

1. Vũ Đức Linh

31181021554

TG002

2. Dƣơng Văn Anh

31181026006

TG002

3. Nguyễn Quốc Cƣờng

31181021364

TG002



4. Trần Thị Nguyệt Hà

31181022397

TG002

5. Văn Hoàng Khánh Linh

31181023886

TG002

Tieu luan


MỤC LỤC
1.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................................3

2.

Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................................................3

3.

Khái niệm tăng trƣởng kinh tế...................................................................................................3

4.


Phƣơng pháp đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế .............................................................................3

4.1 GDP và cách tính GDP ...............................................................................................................4
4.1.1 Phương pháp tính GDP ...........................................................................................................4
4.1.2 Chỉ số GDP và những điểm cịn hạn chế.................................................................................6
4.2 GNP và cách tính GNP ...............................................................................................................6
4.3 PCI và cách tính PCI ..................................................................................................................7
5.

Các yếu tố quyết định đến tăng trƣởng kinh tế ........................................................................8

5.1 Các yếu tố kinh tế ........................................................................................................................8
5.1.1 Nguồn nhân lực ......................................................................................................................8
5.1.2 Tích lũy vốn ..........................................................................................................................10
5.1.3 Tài nguyên thiên nhiên .........................................................................................................10
5.1.4 Tri thức công nghệ ...............................................................................................................11
5.2 Các yếu tố phi kinh tế ...............................................................................................................12
5.2.1 Văn hóa - xã hội ...................................................................................................................12
5.2.2 Cơ cấu dân tộc - tôn giáo .....................................................................................................13
5.2.3 Thể chế chính trị ...................................................................................................................14
6.

Lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế .............................................................................................14

7.

Những chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế .......................................................................16

7.1 Thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ................................................................................................16

7.2 Khuyến khích tiết kiệm và đầu tƣ trong nƣớc........................................................................16
7.3 Chính sách mở cửa nền kinh tế ................................................................................................17
7.4 Phát triển khoa học - cơng nghệ...............................................................................................17
7.5 Chính sách về vốn nhân lực ......................................................................................................18
PHẦN II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2018
1

Tieu luan


.............................................................................................................................................................19
1.

Tăng trƣởng GDP ......................................................................................................................19

2.

Tăng trƣởng kinh tế theo khu vực ...........................................................................................20

3.

Mối quan hệ giữa tăng trƣởng GDP và lạm phát...................................................................23

3.1 Mối quan hệ giữa tăng trƣởng GDP và lạm phát của Việt Nam (1995- 2018). ...................23
3.2 Các chính sách của nhà nƣớc ...................................................................................................25
4.

Mối quan hệ giữa tăng trƣởng GDP và thất nghiệp ..............................................................26

4.1 Thất nghiệp ảnh hƣởng đến thu nhập và đời sống của ngƣời lao động ...............................27

4.2 Thất nghiệp ảnh hƣởng đến trật tự xã hội ..............................................................................27
4.3 Lợi ích của thất nghiệp .............................................................................................................27
4.4 Hậu quả của thất nghiệp ...........................................................................................................28
4.5 Các chính sách để khắc phục thất nghiệp ...............................................................................28
5.

Mối quan hệ giữa tăng trƣởng GDP và vốn đầu tƣ ...............................................................29

5.1 Mối quan hệ giữa tăng trƣởng GDP và vốn đầu tƣ ở Việt Nam (1995- 2018).....................29
5.2 Đóng góp của FDI ......................................................................................................................31
5.3 Thách thức, khó khăn do tác động hai mặt của FDI .............................................................31
5.4 Chính sách thúc đẩy đóng góp FDI cho nền kinh tế ..............................................................32
6.

Trạng thái dừng của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2018 .........................................33

6.1 Áp dụng hàm sản xuất theo vốn và lao động: .........................................................................33
6.2 Tiến bộ công nghệ ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế ........................................................35
BẢNG PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC NHĨM 2...............................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................39

2

Tieu luan


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên thế giới hầu như tất cả các quốc gia đều theo đuổi bốn mục tiêu chung –
tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh tốn thặng dư.

Trong các mục tiêu đó tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu quan trọng hàng đầu, là nhân
tố phát triển của mọi quốc gia đối với nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Trong hơn hai thập kỷ qua, kinh tế Việt Nam đã phát triển khơng ngừng và có những
thành tựu đáng kể, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện. Việt Nam từ một trong
những quốc gia nghèo nhất thế giới thành nước có thu nhập trung bình thấp. GDP bình
qn đầu người Việt Nam đạt 2587 USD năm 2018. Tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn
70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ ngày theo sức mua ngang giá) so với 2002.
Vì lý do đó nhóm đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam qua các giai đoạn từ 1995- 2018” nhằm phân tích tình hình kinh tế Việt Nam và
một số yếu tố, khía cạnh ảnh hưởng tới vấn đề tăng trưởng kinh tế từ đó đưa ra một số
đánh giá và các nhân tố chính của tăng trưởng Việt Nam giai đoạn 1995 – 2018.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu về quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong các giai đoạn từ
năm 1995 – 2018, các thành phần cấu thành nên nền kinh tế Việt Nam, các nhóm
ngành kinh tế chủ lực, và phân tích trạng thái dừng trong nền kinh tế.
3. Khái niệm tăng trƣởng kinh tế
Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 q trình: sự tích lũy tài sản (như vốn,
lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư
là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách
chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên
thiên nhiên, trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế.
4. Phƣơng pháp đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế
3

Tieu luan


4.1 GDP và cách tính GDP
Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (Gross Domestic Product) là giá trị thị trường

của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một phạm vi lãnh
thổ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Khi áp dụng cho phạm vi tồn
quốc gia, nó cịn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội. GDP là một trong những chỉ số
cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.
4.1.1 Phương pháp tính GDP
 Phương pháp tính theo tổng chi tiêu
Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng
số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi tiêu để mua các hàng hóa cuối cùng.
Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội
như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.
GDP bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của
chính phủ, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất - nhập khẩu của một đất nước.
GDP = C + I + G + NX
Trong đó:


C: là tổng giá trị tiêu dùng cho sản phẩm và dịch vụ của các hộ gia đình trong
quốc gia đó



I: là tổng giá trị tiêu dùng của các nhà đầu tư



G: là tổng giá trị chi tiêu của chính phủ



NX: là xuất khẩu rịng (tính bằng giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu),

thể hiện sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong quốc gia đó
 Phương pháp tính theo tổng thu nhập

Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội
bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận
(profit) và tiền thuê (rent); đó cũng là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng
4

Tieu luan


của xã hội.
GDP = W + R + I + Pr + Ti + De
Trong đó:


W: là tiền lương



R: là tiền thuê



I: là tiền lãi



Pr: là lợi nhuận




Ti: là các khoản thuế đánh vào dịch vụ, hàng hóa bán trên thị trường và trợ
cấp của chính phủ cho sản xuất (thuế gián thu ròng)



De: là khấu hao tài sản cố định
 Phương pháp tính theo giá trị gia tăng

Phương pháp tính theo giá trị gia tăng là tổng cộng tất cả giá trị gia tăng của
nền kinh tế trong một thời kỳ.
Tổng sản phẩm quốc nội = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu
Hoặc GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu
Giá trị tăng thêm của toàn bộ ngành kinh tế được xác định cho cả nước và cho
từng vùng lãnh thổ và bằng tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế và thành phần
kinh tế.
Giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế bao gồm:
-

Thu nhập của người sản xuất như tiền lương, tiền công (kể cả bằng tiền hay bằng
hiện vật và các khoản trả có tính chất lương), trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, nộp cơng đồn cấp trên, thu nhập khác ngồi lương, tiền cơng

-

Thuế sản xuất bao gồm: Thuế hàng hố (khơng bao gồm thuế nhập khẩu) thuế
sản xuất và chi phí khác. Thuế sản xuất không bao gồm thuế trực thu như thuế
thu nhập, thuế lợi tức doanh nghiệp…


-

Khấu hao tài sản cố định
5

Tieu luan


-

Giá trị thặng dư
Thu nhập hỗn hợp
Giá trị gia tăng của một xí nghiệp là chênh lệch giữa giá trị sản lượng của xí

nghiệp và giá trị các yếu tố vật chất mà xí nghiệp mua của các xí nghiệp khác.
4.1.2 Chỉ số GDP và những điểm còn hạn chế
-

GDP được đưa ra dựa trên dữ liệu chính thức thống kê được, do đó, nó khơng tính
đến, khơng định lượng được giá trị của các hoạt động kinh tế phi chính thức như:
việc làm ngồi giấy tờ, hoạt động thị trường chợ đen, cơng việc tình nguyện và sản
xuất hộ gia đình.

-

GDP khơng tính đến lợi nhuận kiếm được trong một quốc gia bởi các cơng ty nước
ngồi được gửi lại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này có thể vượt quá sản
lượng kinh tế thực tế của một quốc gia.

-


GDP chỉ xem xét sản xuất hàng hóa cuối cùng và đầu tư vốn mới mà bỏ qua hoạt
động giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp thông qua các hoạt động chi tiêu và giao
dịch trung gian giữa các doanh nghiệp.

-

Sự tăng trưởng GDP khơng thể đo lường chính xác sự phát triển của một quốc gia
hay sức khỏe của đời sống cơng dân trong quốc gia đó. Đó là vì GDP chỉ nhấn mạnh
đến sản lượng vật chất mà không xem xét đến thực trạng phát triển tổng thể của một
quốc gia.
4.2 GNP và cách tính GNP
Tổng sản phẩm quốc dân hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế

đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền
của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một
khoảng thời gian nào đó, thơng thường là một năm tài chính, khơng kể làm ra ở đâu
(trong hay ngồi nước).
GNP thực tế là GNP được tính theo giá cố định nhằm phản ánh đúng sản lượng
gia tăng hàng năm, loại trừ những chênh lệch do biến động giá cả tạo ra. Khi GNP tính
theo giá thị trường thì đó là GNP danh nghĩa.
GNP = C + I + G + (X - M) + NR
6

Tieu luan


Trong đó:



C = Chi phí tiêu dùng cá nhân



I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội



G = Chi phí tiêu dùng của nhà nước



X = Kim ngạch xuất khẩu rịng các hàng hóa và dịch vụ



M = Kim ngạch nhập khẩu rịng của hàng hóa và dịch vụ



NR= Thu nhập rịng từ các tài sản ở nước ngồi (thu nhập rịng)

4.3 PCI và cách tính PCI
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial
Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của
Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận
lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh.
Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần. Một địa phương được coi là có chất lượng
điều hành tốt khi có:
-


Chi phí gia nhập thị trường thấp

-

Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định

-

Môi trường kinh doanh minh bạch và thơng tin kinh doanh cơng khai

-

Chi phí khơng chính thức thấp

-

Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh
chóng

-

Mơi trường cạnh tranh bình đẳng

-

Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp

-


Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao

-

Chính sách đào tạo lao động tố

-

Thủ tục giải quyết tranh chấp cơng bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh trật
tự

Phương pháp xây dựng chỉ số PCI

7

Tieu luan


Chỉ số PCI được xây dựng theo quy trình ba bước, gồm:
● Thu thập thông tin từ dữ liệu điều tra và các nguồn dữ liệu đã công bố khác
● Tính tốn 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa trên thang điểm 10
● Gán trọng số và tính điểm số PCI tổng hợp gồm điểm trung bình có trọng số
của 10 chỉ số thành phần trên thang điểm tối đa 100
Mục đích của việc nghiên cứu chỉ số PCI
Chỉ số PCI tìm hiểu và lí giải vì sao một số tỉnh, thành vượt lên các tỉnh, thành khác
về phát triển kinh tế tư nhân, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế, từ đó cung cấp thơng
tin hữu ích cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố để xác định những lĩnh vực và cách thức
để thực hiện những cải cách điều hành kinh tế một cách hiệu quả nhất.
5. Các yếu tố quyết định đến tăng trƣởng kinh tế
5.1 Các yếu tố kinh tế

5.1.1 Nguồn nhân lực:
Con người là yếu tố đầu vào quan trọng và cần thiết của quá trình lao động sản
xuất tạo ra sản phẩm. Vì vậy, con người có sức khỏe, trí tuệ, có tay nghề trình độ cao
và nhiệt huyết là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong bối cảnh hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, yêu cầu đặt ra đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt
Nam đó là phải chuẩn bị lực lượng lao động để có thể đáp ứng và hưởng lợi từ các cam
kết quốc tế. Mặc dù, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với nguồn cung lao động
dồi dào và ổn định nhưng trước xu thế hội nhập cũng đã đặt Việt Nam trước nhiều cơ
hội và thách thức mới.
Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo quy định
của pháp luật có khả năng tham gia lao động. Nguồn lao động là một bộ phận của dân
số có khả năng lao động bao gồm dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
và dân số ngoài độ tuổi lao động đang làm việc thường xuyên trong nền kinh tế quốc
dân.

8

Tieu luan


Tỷ lệ thất nghiệp = ( Tổng số ngƣời thất nghiệp/Nguồn lao động)x100%
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Đây là số % của dân số trong độ tuổi lao động
tham gia lực lượng lao động trong tổng số nguồn nhân lực. Nói lên tình trạng số người
trong độ tuổi lao động khơng có nhu cầu làm việc vì đang đi học, đang việc nội trợ hoặc
đang trong tình trạng khác.
Thất nghiệp gồm những người khơng có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm
việc làm, nó sẽ ảnh hưởng đến số người đang làm việc và ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động của nền kinh tế.
Hiện nay, lợi thế lớn nhất của Việt Nam là có lực lượng lao động dồi dào và cơ
cấu lao động trẻ. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018, Việt Nam có khoảng 94 triệu

lao động, trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm khoảng 55,16 triệu
người. Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2018 ước tính là 54 triệu người,
bao gồm 20,9 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
(chiếm 38,6%); khu vực công nghiệp và xây dựng 14,4 triệu người (chiếm 26,7%);
khu vực dịch vụ 18,7 triệu người (chiếm 34,7%).
Đồng thời, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện
đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao
động cao trong khu vực ASEAN. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn
nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương
đương 4.512 USD), tăng 346 USD so với năm 2017. Tính theo giá so sánh, năng suất
lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017, bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng
5,75%/năm, cao hơn mức tăng 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015.
Song song với đó, chất lượng lao động Việt Nam trong những năm qua cũng đã
từng bước được nâng lên; Lao động qua đào tạo đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của
doanh nghiệp và thị trường lao động. Lực lượng lao động kỹ thuật của Việt Nam đã làm
chủ được khoa học - công nghệ, đảm nhận được hầu hết các vị trí cơng việc phức tạp
trong sản xuất kinh doanh mà trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài.

9

Tieu luan


Việt Nam là một trong số ít nước có thế hệ dân số vàng với khoảng gần 50 triệu
lao động trong độ tuổi được đào tạo tương đối tốt nhưng mức lương trung bình so với
mặt quốc tế là khá thấp (thấp hơn khoảng 30% so với Trung Quốc, Ấn Độ). Nhìn thấy
lợi thế này, gần đây nhiều hãng điện tử, công nghệ cao trên thế giới đã chuyển hướng
đầu tư vào Việt Nam với những dự án hàng tỷ USD thay vì vào Trung Quốc hay các
quốc gia truyền thống ở khu vực Đông Nam Á. Diễn biến phân luồng đào tạo tích cực
trong mấy năm gần đây ở Việt Nam theo hướng chuyển mạnh hơn vào đào tạo nghề và

cơng nhân kỹ thuật thay vì đổ xơ học đại học, cao học được kỳ vọng là sẽ khắc phục
tình trạng thừa thầy thiếu thợ vốn tồn tại trong một thời kỳ dài. Đội ngũ công nhân lành
nghề sau khi hết thời hạn xuất khẩu lao động ở các nước phát triển cũng là một xu thế
mới bổ sung cho chất lượng của đội ngũ lao động ở nước ta. Hơn nữa, điều khoản tự do
di chuyển lao động trong khối các nước thuộc cộng đồng kinh tế ASEAN là một nhân
tố khác có tác động tích cực tới lực lượng lao động ở Việt Nam trong những thập niên
tới. Sự cải thiện về chất lượng lao động với lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công
thấp là một lợi thế quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.
5.1.2 Tích lũy vốn
Vốn bao gồm các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng và cơ sở hạ
tầng máy móc kỹ thuật.
Đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu, do đó những thay đổi
trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng và
cơng ăn việc làm. Khi đầu tư tăng lên có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm máy
móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng tăng lên.
Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, có nghĩa là có thêm các nhà máy thiết bị,
phương tiện vận tải... mới được đưa vào sản xuất làm tăng khả năng sản xuất của nền
kinh tế.
5.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố có sẵn trong tự nhiên mà con người có
thể khai thác, chế biến và sử dụng để tạo ra các sản phẩm vật chất. Tài nguyên thiên
10

Tieu luan


nhiên như là đất đai, nước, biển và thủy sản, khống sản, khí hậu,...Tài ngun thiên
nhiên có hai loại là có thể tái sinh và khơng thể tái sinh.
+ Tài nguyên có khả năng tái sinh: Nguồn năng lượng mặt trời, thuỷ triều, sức
gió, thuỷ năng sơng ngịi và các nguồn nước, khơng khí.

+ Tài ngun khơng có khả năng tái sinh: Quy mơ đất đai, các loại khống sản,
dầu khí,..
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho q
trình tích lũy vốn và phát triển ổn định. Với những nước được thiên nhiên ưu đãi thì
q trình tích lũy vốn được rút ngắn do khai thác nguồn tài nguyên sẵn có. Sự giàu có
về tài nguyên là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế mà ít bị phụ thuộc vào nước
khác.
Việc khai thác tài ngun thiên nhiên cịn tạo cơng ăn việc làm cho hàng vạn
lao động, đặc biệt ở những vùng xa xôi hẻo lánh, cải thiện thu nhập cho người dân.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố sản xuất cổ điển, những
nguồn tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ, rừng và
nguồn nước. Biển Việt Nam đa dạng các chủng lồi có chất lượng cao, thêm vào đó
trữ lượng cá rất lớn. Việt Nam cũng có tới ¾ diện tích là đồi núi, diện tích rừng che phủ
hơn 30%.
Mặc dù diện tích đất liền chỉ chiếm 1,35% diện tích thế giới, nhưng Việt Nam
được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sơng ngịi chằng chịt, nguồn nước ngọt của Việt
Nam chiếm 2% tổng lượng dòng chảy của các sơng trên thế giới. Ngồi ra, Việt Nam
cịn có các mỏ khống sản có giá trị trải dài từ Bắc đến Nam, với nguồn dầu hỏa và khí
đốt dồi dào, nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú đa dạng thu hút đông đảo du
khách.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng như vậy, Việt Nam có đầy
đủ điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều quan trọng là làm thế nào để tài
nguyên thiên nhiên được khai thác một cách hợp lý.
5.1.4 Tri thức công nghệ
11

Tieu luan


Lồi người đã trải qua giai đoạn nền cơng nghiệp thủ công với công cụ lao động

thô sơ. Ngày nay, với các loại máy móc điện tử, các thiết bị điều khiển tự động,
robot thông minh con người đang dần tiến đến giai đoạn tự động hóa q trình hoạt
động kinh tế với sự giúp đỡ của khoa học công nghệ.
Cách mạng công nghệ không ngừng cải thiện lao động của con người từ lao
động chân tay với việc áp dụng ngày càng phổ cập kỹ thuật cơ giới hoá và tự động
hố, đến việc lao động trí óc với việc thâm nhập ngày càng rộng rãi các máy tính và
các phương tiện thông tin viễn thông vào mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Cách mạng
cơng nghệ có ảnh hưởng to lớn đến lối sống con người. Các dụng cụ gia đình dần dần
được tự động hố và điện tử hố, các dịch vụ gia đình được cung ứng tiện lợi, đã làm
giảm nhẹ rất nhiều công việc nội trợ của phụ nữ, để họ dành nhiều thời gian cho công
việc khác như giáo dục con cái, học tập, giải trí, sinh hoạt xã hội.
Đặc điểm của yếu tố này là khó xác định sự đóng góp trực tiếp, nhưng nó thể
hiện qua việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố khai thác: tăng lao động, tăng hiệu quả sử
dụng vốn, nâng cao năng suất máy móc, thiết bị. Đây là quan điểm phát triển kinh tế
theo chiều sâu. Quan điểm này được thể hiện qua hàm sản xuất của Cobb - Douglas:
Y= T.Lα .Kβ.Rγ
Trong đó:
● Y: Kết quả đầu ra của hoạt động kinh tế (GDP)
● Α,β,γ: Tỷ lệ đóng góp của các yếu tố đầu vào
● T: Khoa học - công nghệ; L: Lao động; K: Vốn; R: Tài nguyên
5.2 Các yếu tố phi kinh tế
5.2.1 Văn hóa-Xã hội
Khi nói đến văn hóa của mỗi dân tộc, là nói tới đặc trưng riêng, tới hệ thống giá
trị văn hóa riêng của dân tộc đó. Ðây là di sản quý báu, đã được tích lũy, trao truyền và
bổ sung qua nhiều thế hệ, và chính các đặc điểm riêng trong sự sinh tồn của dân tộc đã
làm cho văn hóa mang bản sắc riêng. Ðồng thời với q trình tích lũy, trao truyền và bổ
sung ấy, văn hóa của dân tộc cịn tiếp nhận một số tinh hoa văn hóa của các dân tộc
khác thơng qua q trình tiếp biến văn hóa, và động thái này đã làm cho văn hóa vừa
12


Tieu luan


đậm đà bản sắc dân tộc, vừa có tính thời đại, tính nhân loại, phù hợp với sự phát triển
kinh tế. Trình độ văn hố cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao
của mỗi quốc gia. Trình độ văn hố của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các
yếu tố về chất lượng của lao động, của kĩ thuật và cơng nghệ, của trình độ quản lý kinh
tế - xã hội. Vì thế trình độ văn hố cao là mục tiêu của sự phát triển. Để phát triển lâu
dài và ổn định, đầu tư cho phát triển văn hoá được coi là đầu tư cần thiết nhất và đi
trước một bước so với đầu tư sản xuất.
5.2.2 Cơ cấu dân tộc - tôn giáo
Đề cập các tộc người khác nhau cùng sống tạo nên một cộng đồng quốc gia. Cơ
cấu này có thể chia theo chủng tộc (sắc tộc, bộ tộc) theo khu vực sinh sống lâu đời tạo
nên những khác biệt nhất định (miền núi, miền thảo nguyên, miền đồng bằng...) theo tỉ
trọng số lượng trong tổng số dân số (thiểu số, đa số). Sự phát triển tổng thể kinh tế có
thể đem lại những biến đổi kinh tế có lợi cho dân tộc này nhưng bất lợi cho dân tộc
khác. Đó là những nguyên nhân nảy sinh ra xung đột giữa các dân tộc. Do vậy lấy tiêu
chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho tất cả các dân tộc, nhưng phải đảm bảo được bản sắc,
truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, tránh xung đột và sự mất ổn định chung của cộng
đồng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tôn giáo cũng đi đôi với dân tộc, trong một quốc gia có thể có nhiều tơn giáo
khác nhau và mỗi người cũng lựa chọn đi theo một tơn giáo nhất định. Mỗi tơn giáo có
những quan niệm, triết lí tư tưởng riêng, ăn sâu vào cuộc sống dân tộc từ lâu đời, tạo ra
những ý thức tâm lý - xã hội riêng. Những quan niệm, lý tưởng này có sự ảnh hưởng
tới sự tiến bộ của xã hội. Một nghiên cứu mới khác của Trung tâm Ham Khalifa oui
(2015) thuộc Đại học Tunis El Manar (Tunisia), thông qua việc nghiên cứu thực
nghiệm dữ liệu tôn giáo và kinh tế của 20 nước Hồi giáo (1990- 2014) đã chỉ ra rằng,
phần lớn các nước Hồi giáo không khuyến khích tăng trưởng kinh tế, nhưng ơng rút ra
một số nhận định cụ thể và giá trị, đó là:
 Các nước Hồi giáo nếu có tỷ lệ cư dân là người Hồi giáo càng cao thì mức

tăng trưởng kinh tế càng thấp
● Điều kiện xã hội luôn là quan trọng. Tác động tiêu cực của Hồi giáo lên tăng
trưởng kinh tế sẽ càng tăng nếu các nước Hồi giáo ấy chịu tác động mạnh của
13

Tieu luan


nạn mù chữ, thất nghiệp…
5.2.3 Thể chế chính trị
Hệ thống chính trị mà đại diện là nhà nước có vai trò hoạch định đường lối, chiến
lược phát triển kinh tế-xã hội, cùng hệ thống chính sách đúng đắn sẽ hạn chế được tác
động tiêu cực của cơ chế thị trường, khuyến khích tích lũy, tiết kiệm, đầu tư,.. làm
cho nền tăng trưởng nhanh và đúng hướng.
Một thể chế chính trị xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện đổi mới liên
tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng
trưởng và phát triển nhanh chóng. Ngược lại một thể chế không phù hợp, sẽ gây ra
những cản trở, mất ổn định thậm chí đi đến chỗ phá vỡ những quan hệ kinh tế cơ bản
làm cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thối, khủng hoảng trầm trọng hoặc gây ra
xung đột chính trị, xã hội.
Một đất nước có nền chính trị ổn định sẽ tạo sự chú ý và thu hút được các nhà
đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi tăng trưởng kinh tế.
6. Lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế
*Mơ hình tăng trƣởng Solow:
Mơ hình Solow-Swan là mơ hình tăng trưởng ngoại sinh, một mơ hình kinh tế
dài hạn được thiết lập dựa trên nền tảng và khuôn khổ của kinh tế học tân cổ điển. Mơ
hình này được đưa ra để có thể giải thích sự tăng trưởng kinh tế dài hạn bằng cách
nghiên cứu q trình tích lũy vốn, lao động hoặc tăng trưởng dân số, và sự gia tăng năng
suất. Mơ hình chỉ sự ảnh hưởng của tiết kiệm, tiến bộ công nghệ đến sự tăng trưởng
theo thời gian. Mơ hình cịn xác định những ngun nhân gây ra sự khác biệt lớn về

mức sống của các nước.
-

Hàm sản xuất trong mơ hình Solow: y=f(k)

Ta có: Y=F(K,L) -> hàm sản xuất
Chia 2 vế cho L ta được Y/L=F(K/L,1)
Đặt y=Y/L, k=K/L, f(k)=F(k,1) => Ta có hàm sản xuất mới y=f(k)

-

Hàm tiêu dùng trong mơ hình Solow
14

Tieu luan


Nhu cầu về hàng hóa trong mơ hình Solow phát sinh từ tiêu dùng (c) và đầu tư
(i) là: y = c+i.
Ta có (s) là tỷ lệ tiết kiệm (0Solow giả định hàm tiêu dùng có dạng đơn giản như sau: c= (1-s)y
Mà: Tiết kiệm = y-c = y – (1-s)y = sy => Đầu tư i=sy=sf(k)

-

Ngồi ra, trong q trình sản xuất, cố một khoản chi phí bỏ ra cho việc duy
trì, sữa chữa máy móc, nhà xưởng, chi phí này cịn được khấu hao.

Giả sử tỷ lệ khấu hao là ժ => Lượng khấu hao hàng năm là ժkk
là trữ lượng vốn



Ժ = Δժk/Δk

Đầu tư sẽ làm tăng trữ lượng vốn và khấu hao sẽ làm giảm trữ lượng vốn.
Ta có: Δk = i – ժk mà i = sf(k)

-

Δk = sf(k) – ժk

Trạng thái dừng theo quy tắc vàng:

Ta có c* = y*-i* =f(k*)-i*
Do đó: c*=f(k*) – ժk*
Tiêu dùng lớn nhất khi: [f(k)- ժk)’=0, tức là ժ = MPK (MPK là sản phẩm biên
của vốn)


Sự tăng trưởng của mức bình qn một cơng nhân khơng thể giải thích
được tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

*Ý nghĩa của mơ hình Solow
-

Các nước nghèo có tiềm năng tăng trưởng nhanh

-

Khi thu nhập quốc gia tăng lên, tăng trưởng có xu hướng chậm lại


-

Tăng tỷ lệ tiết kiệm không dẫn đến tăng trưởng bền vững dài hạn

-

Tiếp thu công nghệ mới là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế bền
vững
15

Tieu luan


*Ưu điểm của mơ hình Solow
-

Linh hoạt hơn về tỷ lệ của các biến yếu tố sản xuất

-

Hiệu suất biên dần của vốn có ý nghĩa thực tế và chính xác hơn

-

Tập trung vào quá trình di chuyển về trạng thái dừng

*Hạn chế của mơ hình Solow
-


Khơng phân tích được ảnh hưởng khác có yếu tố tác động đến trạng thái dừng
(ổn định kinh tế và chính trị, giáo dục và y tế tốt, chính phủ hiệu quả, mở cửa
thương mại, vị trí địa lý thuận lợi…)

-

Chỉ có một ngành sản xuất

-

Giả định tiết kiệm, tăng trưởng lao động, tiến bộ cơng nghệ là yếu tố có sẵn
(nhưng trên thực tế các yếu tố này đều không tự sẵn mà có)

7. Những chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế
7.1 Thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngồi
Việt Nam ln nằm trong nhóm những nước thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài
nhiều nhất thế giới, đặc biệt tiêu biểu các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Mỹ… Trong năm 2018, Việt Nam lần đầu tiên chen chân vào nhóm 20 nước thu hút
FDI nhiều nhất. Khơng dừng lại đó, năm 2019, Việt Nam lại cán mốc 20 tỷ USD vốn
FDI được giải ngân mặc dù FDI toàn cầu đang có xu hướng giảm cho thấy Việt Nam
có tiềm năng là rất lớn trong việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngồi.
Tuy nhiên, Việt Nam cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả dòng vốn
FDI nhằm tận dụng tối đa nguồn lợi từ nó và giúp cho nền kinh tế nước nhà phát triển:
-

Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách phù hợp với yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết

-


Xử lý kịp thời vướng mắc trong vấn đề cấp phép điều chỉnh giấy chứng nhận đầu


-

Nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng (giao thông, cảng biển, ...)

-

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ tham gia q trình đầu tư xây dựng.
7.2 Khuyến khích tiết kiệm và đầu tƣ trong nƣớc
16

Tieu luan


Tiết kiệm và đầu tư là một vòng luân chuyển khép kín, là một yếu tố cực kỳ
quan trọng nếu muốn một nền kinh tế phát triển. Một trong những giải pháp để thực
hiện được chính sách một cách có hiệu quả:
-

Kiểm sốt kỷ luật ngân sách, đầu tư cơng, nhằm giảm dần mức nợ công và thâm
hụt ngân sách

-

Khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp để nâng cao hiệu quả đầu tư tư nhân,
tăng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh

-


Tận dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư từ nước ngồi
7.3 Chính sách mở cửa nền kinh tế
Hội nhập quốc tế góp phần quan trọng trong việc nâng tầm vị thế của Việt Nam

trong việc phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao mức sống cho người dân. Một số tổ
chức kinh tế lớn mà Việt Nam đã gia nhập: APEC, ASEAN, WTO…
Việc mở cửa nền kinh tế và gia nhập một số tổ chức lớn trên đã mang lại cho
Việt Nam những lợi ích và thành tựu vô cùng ý nghĩa:
-

Tác động mạnh đến tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội

-

Góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, nền kinh tế từng bước được
cơ cấu lại, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực được cung ứng đầy đủ cho nền
kinh tế

-

Thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển mạnh giúp gia tăng kim
ngạch xuất nhập khẩu

-

Góp phần đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng
lưới các nền kinh tế lớn của thế giới

7.4 Phát triển khoa học - công nghệ

Khoa học – cơng nghệ là một mấu chốt cực kì quan trọng trong việc thúc đẩy một
nền kinh tế phát triển trong một thời đại đổi mới hiện nay. Nó chính là một tri thức, ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, gia tăng hiệu quả sản xuất của một quốc gia.
Một số giải pháp phát triển khoa học – công nghệ để nền kinh tế được phát triển
một cách bền vững như sau:
17

Tieu luan


-

Tạo nguồn lực tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ,
vốn là nguồn tiên quyết để phát triển khoa học cơng nghệ

-

Khuyến khích doanh nghiệp sản xuất tự tìm đến khoa học để thúc đẩy nghiên
cứu khoa học phát triển hơn

-

Có chiến lược đào tạo dài hạn nhằm tăng nguồn nhân lực

-

Tận dụng xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam để tiếp nhận
chuyển giao công nghệ của các nền kinh tế lớn trên thế giới

7.5 Chính sách về vốn nhân lực

Đầu tư và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng tăng trưởng, cần
phải đầu tư cho giáo dục và đào tạo với tỷ trọng phù hợp
Coi trọng đầu tư và giáo dục đào tạo với quan điểm “đầu tư cho giáo dục là
quốc sách”, tiếp tục mở rộng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở các cấp
-

Nâng cao trình độ văn hóa, trình độ nhận thức cho người lao động

-

Nâng cao chất lượng đào tạo cho đội ngũ giáo viên và các cán bộ quản lý

-

Cần phải cải thiện hơn cũng như nâng cao về các mặt như phẩm chất đạo đức,
trình độ chun mơn,...

-

Đầu tư cho nguồn nhân lực có trình độ có khoa học cơng nghệ cao, nắm bắt
được nhanh chóng sự thay đổi của khoa học công nghệ, xây dựng và phát
triển đội ngũ cán bộ có năng lực ca

-

Chú trọng đến nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn

-

Đầu tư đồ bộ cơ sở vật chất kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng tăng

trưởng kinh tế

18

Tieu luan


PHẦN II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1995-2018
1. Tăng trƣởng GDP

TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1995-2018 (%)
10

Tăng trưởng GDP (%)

Xu hướng

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam ( />
Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế ấn tượng, liên
tục đứng đầu trong biểu đồ tăng trưởng. Tăng trưởng GDP giảm trong khoảng từ 19951999, bắt đầu tăng vào đầu những năm 2000 và đạt mức cao nhất vào năm 2018.
Theo số liệu từ IMF, kinh tế Việt Nam 2018 tăng trưởng mạnh nhất kể từ sau
2008, đạt mức 7,1%. Cũng năm này, theo thống kê từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Việt
Nam xếp thứ 122 trong danh sách tổng sản phẩm quốc nội.
Năm 1995, mở đầu cho giai đoạn trên, Việt Nam vừa hoàn thành kế hoạch 5 năm
(1991- 1995) vượt mức. Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tạo tiền đề chuyển
sang thời kỳ phát triển mới – “Cơng nghiệp hố- hiện đại hố”. 1995 ghi nhận mức
tăng trưởng GDP cao nhất trong giai đoạn trên, đạt 9,5%.


19

Tieu luan


Năm 1999, do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu
Á tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã giảm xuống còn 4,8% - mức thấp nhất
trong hơn hai thập kỷ qua.
2. Tăng trƣởng kinh tế theo khu vực

CƠ CẤU GDP THEO KHU VỰC KINH TẾ VIỆT NAM (1995-2018)
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (1)

Công nghiệp và xây dựng (2)

Dịch vụ (3)

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam ( />Vào năm 1995, Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 27,18% trong cơ cấu

GDP, khu vực Công nghiệp và xây dựng chiếm 28,76% và dịch vụ chiếm 44,06% trong
cơ cấu GDP. Đây là năm mở đầu cho q trình cơng nghiệp hố hiện đại hố.
Sau đó, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc
độ nhanh chóng, cụ thể:
Tỷ trọng ngành Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản có xu hướng giảm dần qua từng
năm, đến 2018, khu vực này chỉ còn chiếm 14,68% trong cơ cấu GDP. Tuy nhiên,
dưới sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước, nội bộ ngành đã có những chuyển dịch theo
hướng tiến bộ, phát triển tỉ trọng sản phẩm có năng suất, hiệu quả kinh tế và các sản
phẩm có giá trị xuất khẩu. Với sự nỗ lực đó, trong năm 2005, Việt Nam đứng thứ nhất
thế thới về xuất khẩu hạt tiêu, đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo, hạt điều, …
20

Tieu luan


Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và mạnh trong giai đoạn
1995 – 2004 (từ 28,76% - 41,21%), nghĩa là trong gần 10 năm, khu vực này đã tăng
trưởng hơn 10% trong cơ cấu GDP, sau đó có sự ổn định trong khoảng 33-37% và
tăng quy mơ đóng góp vào GDP.
Tỷ trọng Dịch vụ có sự sụt giảm trong giai đoạn đầu (1995-2004), giai đoạn kế
tiếp từ 2005 – 2010 tăng giảm liên tục với biên độ nhẹ, và dần quay lại đà tăng trưởng
trong những năm sau với tỷ trọng giao động từ 37-41%. Mặc dù vậy, trong suốt từ
1995-2018, Dịch vụ ln có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế.
Năm 2019, Việt Nam đã tổ chức đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước.

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Việc đánh giá lại quy mô GDP khơng có gì liên quan đến “cách tính mới”, vì vẫn
sử dụng các phương pháp theo quy định để biên soạn GDP cũng như các chỉ tiêu kinh
tế khác.

Qua biểu đồ trên cho thấy, cơ cấu GDP sau đánh giá lại có nhiều sự thay đổi,
đặc biệt: Tỷ trọng trung bình ngành nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản (2010-2017) đã
giảm sút từ 17,4% xuống 14,7%. Khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ
đều có biến

21

Tieu luan


chuyển tăng so với trước đánh giá lại, cụ thể Công nghiệp – xây dựng tăng 1,8%; Dịch
vụ tăng 2%.
Việc đánh giá lại càng đánh giá đúng hơn năng lực của nền kinh tế và hiệu quả
các chinh sách. Khẳng định lại một lần nữa Dịch vụ chính là thành phần đóng góp chủ
yếu vào cơ cấu GDP Việt Nam giai đoạn 1995-2018.
1996 – 2000 là giai đoạn đánh giá bước phát triển quan trọng của kinh tế thời
kỳ mới, đẩy mạnh CNH-HĐH. Nhưng cũng là giai đoạn chịu ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính khu vực (1997-1998) và thiên tai nghiêm trọng. Tuy nhiên kinh tế
Việt Nam vẫn duy trì ở mức tăng trưởng khá. Nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng
4,1%; Công nghiệp và xây dựng tăng 10,5%; Dịch vụ tăng 5,2%.
2001-2005, giai đoạn đổi mới đi vào chiều sâu, kế hoạch 5 năm đạt hiệu quả.
Tốc độ tăng trưởng khá cao, giai đoạn này tăng bình quân 7,5%/năm. Đặc biệt 2005
tăng 8,4%. Nông – lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,8% chiếp 20,9% trong cơ cấu GDP;
Công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; Dịch vụ tăng 7%.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng các nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2005-2018 (theo giá
so sánh 2010)
Đơn vị: %
Năm

2005


2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

GDP

7,55


6,98

7,13

5,66

5,4

6,42

6,24

5,25

5,42

5,98

6,68

6,21

6,81

7,08

(1)

4,19


3,8

3,96

4,69

1,91

3,29

4,23

2,92

2,63

3,44

2,41

1,36

2,9

3,76

(2)

8,42


7,29

7,36

4,13

5,98

7,17

7,6

7,39

5,08

6,42

9,64

7,57

8

8,85

(3)

8,59


8,39

8,54

7,55

6,55

7,19

7,47

6,71

6,72

6,16

6,33

6,98

7,44

7,03

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
22


Tieu luan


1. Nông-lâm-thuỷ sản
2. Công nghiệp – xây dựng
3. Dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng của các ngành có xu hướng giảm bắt đầu từ 2005-2009, sau
đó tăng từ 2010-2018; Ngành ngành nông – lâm - thủy sản ghi nhận tốc độ tăng trưởng
thấp nhất 1,91% vào năm 2009; Hầu hết chỉ số tăng trưởng các khu vực kinh tế vào năm
2008 sụt giảm là do ảnh hưởng từ đại suy thoái tồn cầu. Tuy nhiên, khu vực cơng
nghiệp – xây dựng năm 2015 đã trở lại với tốc độ tăng trưởng lên tới 9,64% sau đó có
biến động giảm, song vẫn giữ ở mức cao cho đến 2018.
3. Mối quan hệ giữa tăng trƣởng GDP và lạm phát
3.1 Mối quan hệ giữa tăng trƣởng GDP và lạm phát của Việt Nam (19952018
Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong
một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.
Trong thực tế, có nhiều thước đo để đo lường biến động giá cả của các quốc gia, hay
chính là đo lường lạm phát như: chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ
số giảm phát GDP nhưng CPI vẫn được coi là thước đo phổ biến nhất để đo lường lạm
phát và được quan tâm nhiều nhất vì biến động CPI phản ánh biến động trong mức
sống của người dân. Do đó, khi nền kinh tế có lạm phát có nghĩa là có sự gia tăng liên
tục và kéo dài của CPI.
Sau đây là biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa tăng trưởng GDP và lạm phát
của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995-2018:

23

Tieu luan



TĂNG TRƯỞNG GDP VÀ LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1995 - 2018 (%)

10

25
20
15
10
5

2

0

0

-5

Tăng trưởng GDP(%)

CPI(%)

Nguồn: IMF ( />
Từ năm 1996-2007, lạm phát ở Việt Nam tương đối thấp và duy trì ở một con số
(tức là ở mức dưới 10%).Vào năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
Châu Á nên sang năm 1998 lạm phát từ 3.1% cũng đột ngột tăng lên 9.2%. Tuy nhiên,
năm 2000 lạm phát âm (-0.6%) và năm 2001 lạm phát âm (-0.3%) đây là hai năm duy
nhất có lạm phát âm trong vòng suốt 24 năm.
Năm 2008-2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới khiến lạm phát

tăng một cách đột biến lên (23.1%). Một mức lạm phát quá cao, do đó Chính phủ phải
ngay lập tức đưa ra 8 giải pháp để kiềm chế lạm phát lúc này. Chính phủ đã thực hiện
các biện pháp như thắt chặt tiền tệ, tín dụng, điều chỉnh cơ chế lãi suất, tỷ giá; tiết kiệm
chi tiêu ngân sách, sắp xếp lại kế hoạch đầu tư, cắt giảm các dự án đầu tư kém hiệu
quả; điều chỉnh thuế quan, khuyến khích xuất khẩu và tăng cường quản lý nhập khẩu,
giảm nhập siêu; chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp giảm chi phí sản xuất, chống đầu cơ,
tăng cường quản lý thị trường giá cả; tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ để đẩy
mạnh sản xuất, kinh doanh, cân đối cung - cầu... Nhờ vậy, tình hình thị trường đang
từng bước ổn định trở lại.

24

Tieu luan


×