Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

(Tiểu luận) trình bày quan điểm triết học máclênin về con người và bản chất con người từ đó vận dụng vấn đề này vào việc hoàn thiện nhân cách của sinh viên việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.58 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ-QUỐC PHÒNG AN NINHGIÁO DỤC THỂ CHẤT
**********

CÂU HỎI TIỂU LUẬN: Trình bày quan điểm triết học MácLênin về con người và bản chất con người? Từ đó vận dụng vấn đề này
vào việc hoàn thiện nhân cách của sinh viên Việt Nam hiện nay
MƠN: Triết học
HỆ ĐẠI HỌC
KHOA: CƠ KHÍ

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN NGUYỄN XUÂN QUÝ
LỚP: 72DCMX21
MÃ SINH VIÊN: 72DCCK20001
GIẢNG VIÊN: TS, GVC LƯƠNG CÔNG LÝ
Hà Nội, 2021

1


1.

Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về con người.

-

Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự

thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. Tiền đề
vật chất đầu tiên qui định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con
người chính là giới tự nhiên, vì vậy bản tính tự nhiên là một trong những
phương diện cơ bản của con người, lồi người.


-

Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác ngộ

sau:
+, Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài
của giới tự nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này được chứng minh
bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên,
đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các lồi.
+, Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời
giới tự nhên cũng là “ thân thể vô cơ của con người”.
-

Bản tính xã hội của con người được phân tích từ giác ngộ sau đây: +,
Một là, xét từ giác ngộ nguồn gốc hình thành con người, lồi
người thì khơng phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của
vật chất tự nhiên mà có nguồn gốc xã hội của nó, mà trước hết và cơ
bản nhất là nhân tố lao động.
Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua lồi
động vật để tiến hóa và phát triển thành người.
Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác- Lênin,
nhờ đó mà có thể hồn chỉnh học thuyết về nguồn gốc lồi người mà tất cả
các học thuyết trong lịch sử đều chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy

đủ.
+, Hai là, xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con người, loài người
2


thì sự tồn tại của nó ln ln bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các

qui luật xã hội.
Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự
thay đổi tương ứng và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền
đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi con
người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy mà
không thể là “con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó.
-

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan niệm khác nhau về

bản chất, “bản tính người” của con người, nhưng về cơ bản những quan
niệm đó thường là những quan niệm phiến diện, trừu tượng và duy tâm,
thần bí.
Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác đã phê phán vắt
tắt nhưng quan niệm đó và xác lập quan niệm mới của mình: “Bản chất
của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân
riêng biệt.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa
những quan hệ xã hội”
-

Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình, trực quan là trừu

tượng hóa, tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con người, thường xem
nhẹ việc lý giải con người từ phương diện lịch sử xã hội của nó, do đó về
căn bản chỉ thấy bản tính tự nhiên của con người.
-

Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con


người thì sự hình thành và phát triển của con người cùng những khả năng
sáng tạo lịch sử của nó cần phải được tiếp cận từ giác độ phân tích và lý
giải sự hình thành và phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong
lịch sử xã hội.
3


-

Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt

động thực tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên,
làm cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó thì
đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự
phát triển của lịch sử đó.
Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người
có thể thấy:
+, Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con
người thì khơng thể chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của
nó mà điều căn bản hơn, có tính quyết định phải là từ phương diện bản
tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế – xã hội của nó.
+, Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và sự phát triển của xã
hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử của con người, vì vậy phát huy
năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người chính là phát huy
nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
+, Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả
năng sáng tạo lịch sử của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng
những quan hệ kinh tế – xã hội. Trên ý nghĩa phương pháp luận đó có
thể thấy:
Một trong những giá trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội

chủ nghĩa chính là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế – xã
hội áp bức và bóc lột ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của quần
chúng nhân dân – những chủ thể sáng tạo đích thực ra lịch sử tiến bộ
của nhân loại.

4


Thơng qua cuộc cách mạng đó nó cũng có thực hiện sự nghiệp
giải phóng tồn nhân loại bằng phương thức xây dựng mối quan hệ
kinh tế – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa nhằm xác lập
và phát triển một xã hội mà tự do, sáng tạo của người này trở thành
điều kiện cho tự do và sáng tạo của người khác.
Đó cũng chính là thưc hiện triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp
nhất của chủ nghĩa cộng sản: “mình vì mọi người; mọi người vì
mình”.
2. bản chất con người
Trong quan niệm của triết học mác - xít, con người là một thực
thể trong sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội.
Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên,
đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của xã hội.
Luận điểm nổi tiếng về con người được C.Mác viết trong Luận
cương về Phoi-ơ-bắc (1845): "Bản chất con người khơng phải là một
cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện
thực của nó, bản chất con người là tổng hồ những quan hệ xã hội"
(1)

.
Với quan niệm đó, C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người


không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải tự nhiên mà là
lịch sử. Con người là một thực thể thống nhất giữa yếu tố sinh học và
yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chất đích thực của con
người.
5




đây, cá nhân được hiểu với tư cách là những cá nhân sống, là

người sáng tạo các quan hệ xã hội; sự phong phú của mỗi cá nhân tuỳ
thuộc vào sự phong phú của những mối liên hệ xã hội của nó. Hơn thế,
mỗi cá nhân là sự tổng hợp khơng chỉ của các quan hệ hiện có, mà cịn là
lịch sử của các quan hệ đó.
Thơng qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi tự
nhiên, xã hội, biến đổi chính bản thân mình và đã làm nên lịch sử của
xã hội lồi người. Vạch ra vai trị của mối quan hệ giữa các yếu tố
cấu thành bản chất của con người, quan hệ giữa cá nhân và xã hội là
một cống hiến quan trọng của triết học mác - xit.
Kế thừa và quán triệt tư tưởng lý luận của C.Mác, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ln chú ý đến con người. Theo Người "chữ người, nghĩa
hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là
đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người"(2).
Với ý nghĩa đó, khái niệm con người mang trong nó bản chất
xã hội, con người xã hội, phản ánh các quan hệ xã hội từ hẹp đến
rộng trong đó con người hoạt động và sinh sống.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đặt mỗi cá nhân con người trong
mối quan hệ ba chiều: Quan hệ với một cộng đồng xã hội nhất định

trong đó mỗi con người là một thành viên; quan hệ với một chế độ xã
hội nhất định trong đó con người được làm chủ hay bị áp bức bóc lột;
quan hệ với tự nhiên trong đó con người là một bộ phận không thể
tách rời.
Con người trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một
chỉnh thể thống nhất giữa thể lực, tâm lực, trí lực và sự hoạt động.
6


Đó là một hệ thống cấu trúc bao gồm sức khoẻ, tri thức, năng lực
thực tiễn, đạo đức, đời sống tinh thần...
Người cho con người là tài sản quý nhất, chăm lo, bồi dưỡng
và phát triển con người, coi con người là mục tiêu, động lực của sự
phát triển xã hội, nhân tố quyết định thành công của cách mạng.
Nhận thức đúng đắn và khơi dậy nguồn lực con người chính là
sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, xem con người với tư
cách là nguồn sáng tạo có ý thức, chủ thể của lịch sử.
Việc đề cao nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung
tâm của chiến lược phát triển là tư tưởng nhất quán của Đảng ta,
trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang thúc đẩy sự phát triển lực
lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra cơ sở vật chất và
văn hóa tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú.
Lợi ích cá nhân ngày càng được chú ý, tạo cơ hội mới để phát
triển cá nhân.
Tuy nhiên, cơ chế này có thể dẫn tới tuyệt đối hóa lợi ích kinh
tế, dẫn đến phân hóa giàu nghèo trong xã hội, chứa đựng những khả
năng đối lập giữa cá nhân và xã hội.
Do đó, chúng ta cần khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường,
phát huy vai trò nhân tố con người, thực hiện chiến lược con người
của Đảng ta là một mục tiêu có ý nghĩa quyết định để giải quyết tốt

mối quan hệ cá nhân - xã hội:
Xây dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu nước và yêu
chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm cao trong
lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong cơng nghiệp, có
7


ý

thức cộng đồng, tơn trọng nghĩa tình, có lối sống văn hóa, quan hệ

hài hồ trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
Đặc biệt, quán triệt sâu sắc tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng là phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, sức
mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng đất nước.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) bổ
sung, làm sâu sắc, phong phú hơn quan điểm về nguồn lực con
người: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh
phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn
dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phát huy nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ
thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá
trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan
trọng bảo đảm sự phát triển bền vững.
Phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất
nước; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của Nhân dân”(3).
Có thể khẳng định, Luận điểm của C.Mác về bản chất con
người đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, đó là
những bài học hết sức quý báu trong việc phát huy nguồn lực con

người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, góp phần sớm
hiện thực hóa mục tiêu “đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước
phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
*Ghi chú:
8

(4)

.


[1].

C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

[2].

Hồ Chí Minh (1995), Tồn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.
[3], [4].

Hội đồng Lý luận Trung ương, “Những điểm mới trong

các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, Nxb Lý luận chính trị quốc
gia sự thật, Hà Nội - 2021, tr 83, 84; 27.
3. Vận Dụng
TNXH trong trường đại học gây ra những hệ quả nghiêm trọng,

ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, dẫn đến thiệt hại to lớn cả
về vật chất và tinh thần cho cha mẹ sinh viên và Nhà trường; làm mất
trật tự trị an, an toàn trong Nhà trường và khu vực quanh Nhà trường;
phá vỡ truyền thống giáo dục tốt đẹp của Nhà trường; làm suy thoái về
đạo đức, lối sống dẫn tới các hiện tựng trộm cắp, cướp của, lừa đảo và
các loại tệ nạn khác…
a.Những tệ nạn xã hội cần phòng ngừa trong sinh viên đại
học
-, Tệ nạn ma túy
Ma túy là một loại tệ nạn xã hội mà nạn nhân có thói quen sử
dụng chất ma tuý dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào ma tuý khó có thể bỏ
được. Nghiện ma tuý gây hậu quả tác hại lớn cho bản thân người nghiện
và cho xã hội.
Hậu quả : Người lạm dụng chất ma túy có cảm giác như thần kinh
bị tê liệt và dùng lâu ngày sẽ bị nghiện. Ma túy theo nghĩa rộng là một
thực thể hóa học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những
cái được địi hỏi để duy trì một sức khỏe bình thường, việc
9


sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả
cấu trúc của vật. Khi mắc nghiện ma tuý SV thường bỏ học, trốn học,
vi

phạm kỷ luật học tập, học hành sa sút, trộm cắp dẫn đến phạm tội…
-, Tệ nạn mại dâm
Mại dâm là một loại tệ nạn xã hội bao gồm những hành vi nhằm
thực hiện các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở
một giá trị vật chất nhất định ngồi phạm vi hơn nhân.
Tệ nạn mại dâm bao gồm các hành vi: bán dâm, mua dâm, chứa

mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại
dâm, bảo kê mại dâm và các hành vi khác liên quan đến tệ nạn mại dâm.
Căn cứ vào tính chất của các hành vi, đối tượng tham gia tệ nạn
mại dâm bao gồm các loại đối tượng chủ yếu: người bán dâm, người
mua dâm, người chứa mại dâm, người môi giới mại dâm.
Hậu quả : Có sự móc nối chặt chẽ giữa mại dâm với buôn ma túy
cùng sự tham gia của các dạng tội phạm khác, đặc biệt là cướp tài sản,
buôn người và rửa tiền;
Những giá trị thiêng liêng và khuôn khổ đạo đức dần bị mất đi;
Xúc phạm đến lòng tự tơn dân tộc, gây hoen ố hình ảnh văn hóa quốc
gia; Mại dâm là hành vi chà đạp lên phẩm giá con người;
Tốn kém chi phí, nguồn lực cho cơng tác đấu tranh phịng chống
tệ nạn xã hội, tệ nạn mại dâm tại địa phương, cơ sở.
-, Tệ nạn cờ bạc, số đề, cá độ, rượu, chè
Tệ nạn cờ bạc là một loại tệ nạn xã hội bao gồm các hành vi lợi
dụng các hình thức vui chơi giải trí để cá cược, sát phạt nhau bằng tiền
hoặc vật chất.
10


Tệ nạn cờ bạc bao gồm các hành vi:
Đánh bạc: Là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để sát
phạt được thua thơng qua các trị chơi.
Tổ chức đánh bạc: Là hành vi rủ rê, lôi kéo, tập hợp người khác
cùng đánh bạc, người tổ chức cũng có thể cùng tham gia đánh bạc.
Gá bạc: là hành vi dùng Nhàở của mình hoặc địa điểm khác để
chứa các đám bạc từ đó trục lợi cho mình qua những người đánh bạc.
Đối tượng tham gia tệ nạn cờ bạc bao gồm: đối tượng tổ chức
đánh bạc, đối tượng gá bạc và đối tượng đánh bạc.
Tệ nạn cờ bạc trong những năm qua có những diễn biến hết sức

phức tạp, có xu hướng tăng cả về số vụ và tính chất nghiêm trọng, xuất
hiện nhiều hình thức mới trong hoạt, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh
vi xảo quyệt, hoạt động có sự câu kết với các đối tượng là người nước
ngoài, hoạt động xuyên quốc gia.

Hậu quả: tệ nạn này gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội khi
luôn tụ tập thành những điểm đông người kéo theo nạn ma túy và mại
dâm phát triển .
b. Thực trạng của tệ nạn xã hội trong giảng đường đại học
Môi trường giáo dục đang chứng kiến sự thay đổi nhanh về lối
sống, hành vi, ứng xử và những quan niệm về đạo đức, giá trị sống của
giới trẻ.
Sự thay đổi đó phần chủ đạo là tích cực, tuy nhiên cũng bộc lộ
nhiều hạn chế đi ngược lại những giá trị đạo đức và phẩm chất tốt đẹp
vốn có của người Việt Nam.
11


Tệ nạn trong đời sống sinh viên không thể không nhắc đến “vấn
nạn” nhậu. Có thể nói, nhậu là căn bệnh trầm kha của hầu hết sinh
viên. Bất kể vui hay buồn, sinh nhật hay tiệc tùng.
Việc nhậu không chỉ diễn ra đối với những sinh viên đi thuê trọ
thoải mái, tự do, thậm chí ở một số kí túc xá hiện tượng này cũng lén
lút được thực hiện. Mặc dù ban quản lý kí túc xá các trường đã kiểm
tra khắt khe, tuy nhiên với số lượng phòng và sinh viên lớn khiến việc
quản lý gặp nhiều khó khăn.
Với những sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố học, lô đề càng có sức
lơi cuốn, một phần vì tham vọng làm giàu, một phần vì sự dụ dỗ của
bạn bè.
Nhiều bạn năm đầu tiên vào đại học, khơng biết gì đến cá độ, lô

đề, nhưng sang năm thứ hai, do bạn bè rủ rê, lôi kéo, nhiều bạn sinh
viên đã thử cho biết và ham lúc nào không hay.
Những lần đầu, có thể các bạn sinh viên chỉ chơi nho nhỏ cho
vui với số tiền từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng, nhưng càng ngày
em chơi càng hăng, mỗi lần chơi có thể đến tiền triệu.
Lúc được thì rủ bạn bè đi ăn nhậu và đủ trò tệ nạn, song những
đồng tiền kiếm dễ thì tiêu cũng nhanh, khi hết tiền lại vay mượn, cầm
cố xe máy, thẻ sinh viên, chứng minh thư, vòi vĩnh lừa gạt phụ huynh.
Cứ như vậy rất nhiều bạn phải tìm đến các quán cầm đồ, tổ chức
tín dụng đen để vay tiền để trả nợ những khoản nợ mà mình đã chi tiêu
vào cờ bạc, lơ đề.
Đến lúc nhận ra con đường đó là sai lầm thì mọi chuyện đã đi
quá xa và không thể quay đầu lại được và cuối cùng người chịu khổ ở
đây lại là bố mẹ già ở quê nhà hàng ngày bán mặt cho đất bán lưng
12


cho trời mong chờ những đứa con học hành tốt thành cơng dân tốt có
cơng ăn việc làm ổn định để một phần nào đó giúp đỡ bố mẹ, nhưng
cuối cùng lại phải bán tài sản ở nhà để trả nợ cho con.
c. Nguyên nhân
– Nguyên nhân chủ quan:
Đây là nguyên nhân xuất phát từ ý chỉ chủ quan của người thực
hiện, trong đó bao gồm các nguyên nhân cụ thể sau:
+

Người dân chưa nhận thức rõ ràng được hành vi, hậu quả của tệ

nạn xã hội: Đa phần do chưa biết đến hoặc nhận thức chưa đầy đủ và rõ
ràng về hành vi nào là tệ nạn xã hội cũng như tác hại của tệ nạn xã hội.

+

Người dân có lối sống, suy nghĩ lạc hậu: Thể hiện rõ nhất ở tệ

nạn mê tín dị đoan và tệ nạn bạo lực gia đình.
Nhiều người dân theo phong tục tập quán hoặc theo lối suy nghĩ
cổ hủ, duy tâm, thờ cúng và tôn sủng thánh thần một cách thái quá.
Đồng thời coi đó là một sự việc bình thường trong cuộc sống chứ như
là hành vi chồng chửi bới, đánh đập vợ và con.
+

Do lối suy nghĩ hiếu thắng, muốn khẳng định bản thân hay do

nhu cầu muốn giàu nhanh bằng các hành vi phi pháp như ở tệ nạn đánh
bạc, buôn bán ma túy hay sử dụng trái phép chất ma túy.
– Nguyên nhân khách quan:
Đây là những nguyên nhân bên ngoài tác động vào lối sống, suy
nghĩ của người dân.
+

Do kinh tế, đời sống vật chất của người dân chưa được đảm
bảo:
13


Tình trạng đói nghèo, kinh tế chậm phát triển là nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến các tệ nạn như trộm cướp, cướp giật hay đánh bạc, buôn
ma túy.
Với nhu cầu sinh hoạt của người dân khơng đủ thì họ ln tìm
kiếm những phương thức để kiếm ra tiền, vật chất dù cho đó có là hành

vi sai trái.
+

Do đời sống xã hội khơng được đảm bảo, trình độ văn hóa, trình

độ dân trí cịn thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn
xã hội.
+

Do chính sách quản lý, điều hành còn nhiều lỗ hổng, các hoạt

động phòng, chống, ngăn chặn và hạn chế tệ nạn xã hội đã có nhưng diễn
ra chưa triệt để và cịn nhiều hạn chế, không bắt kịp với xu hướng phát
triển của đời sống xã hội.
d. Cách khắc phục
Ngoài việc nhà trường xã hội phải thường xuyên tuyên truyền ,
giáo dục về vấn đề này cho các bạn sinh viên thì giải pháp chính lâu dài
thì chính các bạn sinh viên là những người cần chủ động nhất trong vấn
đề này.
Chính các bạn phải biết vượt qua những cám dỗ, hào nhoáng nhất
thời này để có thể hồn thành qng đời sinh viên của mình một cách
hồn thiện nhất khơng những kiến thức mà còn là việc làm sao để trở
thành một công dân tốt xứng đáng với kỳ vọng của gia đình và xã hội
này cho các bạn sinh viên.
Những người là tương lai hy vọng của đất nước này, để xây dựng
nước ta thành một quốc gia phát triển kinh tế và văn minh hơn.
e. liên hệ tới chính bản thân sinh viên
14



Để phòng chống ma túy trong học đường, sinh viên cần hiểu rõ
trách nhiệm của mình trong phịng, chống ma t.
Khơng sử dụng ma t dưới bất kỳ hình thức nào; không tàng
trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma
tuý; khuyên nhủ bạn học, người thân của mình khơng sử dụng ma t
hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý;
Khi phát hiện những sinh viên, có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc
nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho thầy, cơ giáo để có
biện pháp ngăn chặn, nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê,
lôi kéo vào các việc làm phạm pháp.
Kể cả việc sử dụng và bn bán ma t; có ý thức phát hiện
những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ sinh viên sử dụng ma tuý
hoặc lôi kéo sinh viên vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; báo
cáo kịp thời cho thầy, cô giáo.
Hiện nay, một bộ phận giới trẻ cho rằng, khi xã hội ngày càng
phát triển thì những kiểu ăn chơi sành điệu là hợp thời, là tiên tiến. Tâm
lý tuổi mới lớn luôn muốn thử những điều mới mẻ và rất dễ sa vào
những “cái bẫy tệ nạn”.
Do đó, các bạn học sinh, sinh viên cần hết sức cảnh giác, thận
trọng và phải đủ tỉnh táo trước khi quyết định tham gia vào các trò chơi
dễ dẫn tới tệ nạn xã hội, không phù hợp với đạo đức, pháp luật

15



×