Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đề tài chuyên viên pháp chế hàng hải –giải quyết thủ tục tàu thuyền đến và rời cảng biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.72 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
NGÀNH LUẬT KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP
HỌC PHẦN: THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 2 –
EL67.009
ĐỀ TÀI: CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ HÀNG HẢI –GIẢI QUYẾT THỦ
TỤC TÀU THUYỀN ĐẾN VÀ RỜI CẢNG BIỂN.
Cán bộ hướng dẫn: Vũ Đình Khanh
Lớp: EDNVT116
Họ và tên sinh viên: Trịnh Văn Ban
Ngày sinh: 26-07-1986


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2022

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

Họ và tên sinh viên: Trịnh Văn Ban
Ngày sinh: 26-07-1986
Lớp:EDNVT116
Ngành: LUẬT KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP
HỌC PHẦN:
THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 2
Cán bộ hướng dẫn thực tập: Vũ Đình Khanh



TP. HỒ CHÍ MINH –NĂM 2022


4


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU...........................................................................................4
1.1.Giới thiệu chung về cơ quan thực tập:........................................................4
1.2. Giới thiệu về vị trí Chuyên viên Pháp Chế Hàng hải – Giải quyết thủ tục
tàu thuyền đến và rời cảng biển:.....................................................................14
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................21
2.1. Lý do để lựa chọn vị trí nghề nghiệp........................................................21
2.2 Đánh giá sự phù hợp của bản thân với cơng việc......................................23
2.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong tương lai khi được giao đảm
nhận vị trí nghề nghiệp:...................................................................................36
2.4. Nhận xét chung.........................................................................................39
PHẦN III: KẾT LUẬN...................................................................................40
PHẦN IV: XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP...........42

5


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu chung về cơ quan thực tập:
1.1.1 Cảng Vụ Hàng hải Đồng Nai
Cảng vụ hàng hải Đồng Nai là cơ quan trực thuộc Cục Hàng hải Việt
Nam. được thành lập theo Quyết định số 282/TCCB-LĐ ngày 29/05/1996 của
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và là đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ,

được sử dụng con dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng và hoạt động theo
chế độ “Dự toán thu chi” do Cục Hàng hải Việt Nam duyệt theo chế độ hiện
hành. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chuyên ngành Hàng hải tại
vùng nước và các Cảng biển trong khu vực quản lý được giao theo Thông tư
số 14/2019/TT-BGTVT ngày 24/4/2019 của Bộ Giao thông vận tải về việc
công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tình Bình
Dương và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai.
a.

Tên tổ chức: Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai có tên giao dịch tiếng

Anh là Maritime Administration of Đong Nai.
b.

Giám đốc: Nguyễn Xuân Tĩnh

c.

Văn phịng chính.



Địa chỉ: Trụ sở chính: QL 51, phường Long Bình Tân, thành phố

Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai.


Điện thoại: 02513 832 134; Fax: 02513 832 135




Email:




Trực ban tại văn phịng chính:
Email: hoặc



Điện thoại trực ban: 0909 639 646

d.

Đại diêng Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Phước Thái (Đại



diện Phước Thái).
6


Nai




Trưởng Đại diện: Nguyễn Xuân Điền
Địa chỉ: Ấp 1C, Xã Phước Thái, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng






Điện thoại: 02513 841 255; Fax: 02513 841 141
Điện thoại trực ban: 0918 148 375
Email: hoặc

e.

Đại diêng Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Nhơn Trạch (Đại


diện Nhơn Trạch).

Nai




Trưởng Đại diện: Nguyễn Ngọc Sơn
Địa chỉ: Ấp 2, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng





Điện thoại: 02513 578 070; Fax: 02513 578 070
Điện thoại trực ban: 0932 170 836

Email: hoặc


1.1.2 Sơ đồ tổ chức.

Bảng sơ đồ tổ chức
 Cơ cấu tổ chức của Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai gồm có:
 Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ
7




Phịng Tổ chức - Hành chính;



Phịng Tài vụ;



Phịng Pháp chế;



Phịng Thanh tra – An toàn, an ninh hàng hải.

 Các Đại diện Cảng vụ Hàng hải:



Đại diện Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Phước Thái;



Đại diện Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Nhơn Trạch.

1.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn.
a. Về xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án và đề án:
 Tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật về hàng hải;
 Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung
hạn và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển thuộc
chuyên ngành hàng hải;
 Tham gia xây dựng hoặc đề xuất Cục Hàng hải Việt Nam xây dựng,
đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng hải;
 Tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện các quy định hiện hành
có liên quan đến lĩnh vực hàng hải, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, dự án, đề án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh
tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng hải được cấp có thẩm quyền ban hành, cơng
bố hoặc phê duyệt.
b.Về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý
được giao:

8


 Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng
biển và khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát hoạt động hàng hải của tổ chức,

cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý;
 Cấp phép, giám sát tàu thuyền đến, rời, hoạt động tại cảng biển và
khu vực quản lý; không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển và khu vực
quản lý khi khơng có đủ điều kiện về an tồn hàng hải, an ninh hàng hải, lao
động hàng hải, phòng chống cháy nổ và phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường theo
quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên;
 Xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải; thực hiện quyết định bắt
giữ tàu biển, thả tàu biển đang bị bắt giữ của cơ quan có thẩm quyền và tạm
giữ tàu biển theo quy định;
 Tổ chức phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành tại cảng biển;
 Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng
biển, các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cảng
trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cảng biển;
 Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch cảng biển
trong khu vực quản lý theo quy định;
 Phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển trong khu vực quản lý; chủ
trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực
hiện phương án phá dỡ đối với từng tàu biển theo quy định của pháp luật.
c.Về vận tải biển và dịch vụ hàng hải:
 Quản lý vận tải biển, tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo và giữa các
đảo được giao;

9


 Kiểm tra an tồn cơng-te-nơ tại các cảng biển trong khu vực quản
lý; kiểm tra, giám sát việc thực hiện xác nhận khối lượng tồn bộ cơng-te-nơ
vận tải biển theo quy định;

 Kiểm soát tải trọng, tốc độ phương tiện tại cảng biển;
 Giám sát giá dịch vụ hàng hải theo quy định.
d. Về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phịng chống cháy, nổ và bảo
vệ mơi trường trong hoạt động hàng hải:
 Chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
khác tại cảng biển và các cơ quan hữu quan trong phê duyệt bản đánh giá an
ninh cảng biển và cấp Giấy chứng nhận Thẩm định - Phê duyệt đánh giá an
ninh cảng biển; hướng dẫn các doanh nghiệp cảng biển đánh giá an ninh cảng
biển; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch an ninh cảng biển đã được
phê duyệt;
 Kiểm tra nhà nước cảng biển đối với tàu biển nước ngoài, kiểm tra
an toàn đối với tàu biển Việt Nam và phương tiện thủy nội địa hoạt động
trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý;
 Điều tra, xử lý theo thẩm quyền các tai nạn hàng hải, tai nạn lao
động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý theo quy định;
 Phê duyệt và tổ chức giám sát thực hiện phương án bảo đảm an toàn
hàng hải, phương án bảo đảm an toàn giao thông trong vùng nước cảng biển
theo quy định;
 Chấp thuận việc cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
trong vùng nước cảng biển được giao theo quy định;
 Tổ chức thực hiện cơng tác phịng, chống thiên tai trong lĩnh vực
hàng hải theo quy định;
 Thực hiện công bố thông báo hàng hải và xử lý tài sản chìm đắm
theo quy định;
10


 Kiểm tra, giám sát luồng, hệ thống báo hiệu hàng hải và các hệ
thống hỗ trợ hàng hải khác;
 Chủ trì điều phối hoạt động giao thơng hàng hải tại cảng biển, khu

vực quản lý và tổ chức tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển; huy
động người và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn
hoặc xử lý sự cố ơ nhiễm môi trường;
 Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định về
bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý;
 Thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong quy chế hoạt động ứng phó
sự cố tràn dầu tại cảng biển và khu vực quản lý theo quy định;
 Thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong công tác phòng, chống
cháy, nổ đối với tàu thuyền hoạt động tại cảng biển và khu vực quản lý được
giao theo quy định.
e. Về quản lý cơng trình hàng hải và cơng trình khác trong vùng
nước cảng biển:
 Quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được giao quản lý
theo quy định của pháp luật;
 Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quá trình xây dựng, khai
thác, bảo trì, bảo vệ cơng trình hàng hải và cơng trình khác trong vùng nước
cảng biển.
f. Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên và
cấp các loại giấy tờ có liên quan đến tàu biển và thuyền viên khi được cơ quan
có thẩm quyền giao.
g. Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải; giải quyết khiếu nại, tố cáo;
phòng, chống tham nhũng; xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức triển khai
thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

11


h. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của
đơn vị theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước
của Cục Hàng hải Việt Nam.

i. Quản lý bộ máy, biên chế, công chức, viên chức và người lao động
theo quy định của pháp luật.
j. Thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền; thu, nộp, quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí hàng hải theo quy
định của pháp luật; được sử dụng kinh phí từ nguồn thu phí hàng hải, từ ngân
sách nhà nước và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật để thực
hiện nhiệm vụ được giao; quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định
của pháp luật.
k. Trực tiếp quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngồi có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
theo quy định của pháp luật.
l. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
m. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được cơ quan có thẩm
quyền giao theo quy định của pháp luật.
1.1.4 Giới thiệu về Đại diện Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Nhơn
Trạch nơi thực tập.
a. Vị trí và chức năng Đại diện Nhơn Trạch.
 Đại diện Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Nhơn Trạch là đơn vị
trực thuộc Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
về hàng hải tại khu bến cảng trên sông Nhà Bè, sơng Lịng Tàu thuộc cảng biển
Đồng Nai theo quy định pháp luật và phân cấp quản lý của Giám đốc Cảng vụ
Hàng hải Đồng Nai.

12


 Đại diện Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Nhơn Trạch có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ
sở làm việc theo định mức sử dụng tài sản nhà nước hiện hành.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn.

 Tổ chức thường trực 24/7 tại các khu vực được giao quản lý để
thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tiếp nhận thơng tin, dự kiến kế hoạch điều động, bố trí vị trí neo
đậu cho tàu thuyền vào, rời vùng nước cảng biển tại khu vực, thơng báo cho
Phịng Pháp chế hàng hải để lập kế hoạch chung cho toàn bộ cảng biển Đồng
Nai.
- Giải quyết thủ tục tàu thuyền vào, rời vùng nước cảng biển tại khu
bến cảng trên sông Nhà Bè, sơng Lịng Tàu thuộc cảng biển Đồng Nai theo
quy định.
- Xem xét, chấp nhận các đề nghị của tàu thuyền, doanh nghiệp về hạ
xuồng cứu sinh; sửa chữa, bảo dưỡng; lặn khảo sát; trục vớt tài sản chìm
đắm.
- Tiếp nhận, xử lý thông tin về tai nạn, sự cố hàng hải và tổ chức cơng
tác tìm kiếm cứu nạn trong vùng nước cảng biển tại khu bến cảng trên sơng
Nhà Bè, sơng Lịng Tàu thuộc cảng biển Đồng Nai thuộc cảng biển Đồng
Nai; tiếp nhận, truyền phát thông tin an ninh hàng hải theo phân cấp quản lý.
- Thực hiện thủ tục xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải theo quy
định.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp
luật hàng hải đối với tổ chức, cá nhân và tàu thuyền tham gia hoạt động hàng
hải tại khu bến cảng trên sông Nhà Bè, sơng Lịng Tàu thuộc cảng biển Đồng
Nai.

13


- Tiếp nhận thơng tin, bố trí vị trí neo đậu cho tàu thuyền trên sông
Nhà Bè (Khu neo trên sơng Nhà Bè gồm: NB14, NB15, NB16, NB17).
- Chủ trì kiểm tra an toàn đối với tàu Việt Nam hoạt động tuyến nội
địa từ hạng III trở xuống, phương tiện thủy nội địa.

- Phối hợp với phòng Thanh tra – An toàn an ninh hàng hải:
+ Kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án
ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất đã được phê duyệt tại các doanh nghiệp
cảng biển.
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch an ninh cảng biển đã
được phê duyệt.
+ Kiểm tra an toàn đối với tàu Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế, tàu
nước ngoài và tàu Việt Nam từ hạn chế II trở lên ra vào khu vực được giao.
+ Phối hợp kiểm tra, kiểm soát tải trọng, tốc độ phương tiện và hoạt
động vận tải hàng siêu trường, siêu trọng tại cảng biển trong khu vực quản lý
theo quy định.
- Phối hợp với Phòng Pháp chế hàng hải:
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch cảng biển trong khu
vực quản lý theo quy định.
+ Giám sát dịch vụ hàng hải theo quy định.
- Thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển, quyết định thả tàu biển đang
bị bắt giữ theo ủy quyền của Giám đốc.
 Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các
quy định của pháp luật Hàng hải Việt Nam, các điều ước quốc tế về hàng hải
mà Việt Nam là thành viên và các quy định pháp luật khác có liên quan.
 Tham gia: sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về hàng
hải; nghiên cứu, đóng góp ý kiến trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển cảng biển khu vực hàng hải theo quy định quản lý; góp ý xây dựng
14


văn bản quy phạm pháp luật, xử lý các văn bản liên quan đến chuyên môn
nghiệp vụ được giao và các quy định, quy chế của đơn vị.
 Tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp
luật hàng hải đối với tàu thuyền, các doanh nghiệp khai thác cảng, hoa tiêu

hàng hải, vận tải biển và các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải khác tại khu bến
cảng trên sơng Nhà Bè, sơng Lịng Tàu thuộc cảng biển Đồng Nai theo quy
định.
 Giải quyết theo thẩm quyền được giao và theo sự phân cấp quản lý
của Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai đối với một số vấn đề pháp luật
khác phát sinh từ các hoạt động hàng hải tại khu bến cảng trên sông Nhà Bè,
sơng Lịng Tàu, thuộc cảng biển Đồng Nai theo quy định.
 Phát hiện, lập biên bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính
theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định; phối hợp, theo dõi và đơn đốc việc thực hiện
quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
 Tham gia giải quyết sự cố, tai nạn hàng hải xảy ra tại khu bến cảng
trên sông Nhà Bè, sơng Lịng Tàu thuộc cảng biển Đồng Nai được giao quản
lý.
 Tổ chức thu, nộp phí, lệ phí hàng hải, các loại phí, giá dịch vụ...
mà đơn vị thu hộ theo quy định của pháp luật, quy trình, quy tắc kiểm soát
thu của cơ quan.
 Quản lý, điều động phương tiện, thiết bị, tài sản được giao phục
vụ hoạt động quản lý của Đại diện.
 Phối hợp với các phòng chun mơn nghiệp vụ thực hiện các nhiệm
vụ có liên quan và thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc.
 Liên hệ với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Giám đốc giao theo quy định.
15


c. Cơ cấu tổ chức.
 Biên chế của Đại diện Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai tại Nhơn Trạch
gồm có Trưởng Đại diện, Phó Trưởng Đại diện và các viên chức, người lao
động do Giám đốc quyết định trong tổng số biên chế được giao của Cảng vụ

Hàng hải Đồng Nai. Số lượng Phó Trưởng Đại diện do Giám đốc quyết định
trên cơ sở quy định hiện hành và tình hình nhân sự thực tế.
 Trưởng Đại diện do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm,
miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc và theo quy định hiện hành.
 Phó Trưởng Đại diện do Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy
định hiện hành.
1.2. Giới thiệu về vị trí Chuyên viên Pháp Chế Hàng hải – Giải
quyết thủ tục tàu thuyền đến và rời cảng biển:
1.2.1. Mô tả vị trí “Giải quyết thủ tục tàu thuyền đến và rời cảng
biển”:
 Tổ chức thường trực 24/7 tiếp nhận, xử lý các thông tin; cấp phép
tàu thuyền đến, rời, hoạt động và lập kế hoạch điều động cho tàu thuyền tại
khu vực hàng hải; xem xét, chấp nhận các đề nghị của tàu thuyền, doanh
nghiệp về hạ xuồng cứu sinh; sửa chữa, bảo dưỡng; cung ứng hoa tiêu; lặn
khảo sát và công việc ngầm dưới nước khác;
 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các quy
định hiện hành có liên quan đến lĩnh vực hàng hải, các chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định
mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng hải được cấp có thẩm quyền ban
hành, cơng bố hoặc phê duyệt;

16


 Tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính đơn vị theo
mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước của Cục
Hàng hải Việt Nam;
 Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát luồng, hệ thống báo hiệu
hàng hải, cơng trình hàng hải, các cơng trình vượt sơng và các hệ thống hỗ trợ
hàng hải khác; Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quá trình xây dựng,

khai thác, bảo trì, bảo vệ cơng trình hàng hải và cơng trình khác trong vùng
nước cảng biển;
 Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
 Tham mưu tiếp nhận, xử lý các thơng tin cấp cứu khẩn cấp, trợ
giúp y tế, tìm kiếm cứu nạn và phòng, chống dịch bệnh tại cảng biển.;
 Tham gia điều phối hoạt động giao thông hàng hải tại khu vực
hàng hải; Thực hiện trực, tiếp nhận, theo dõi thơng tin đường dây nóng, báo
cáo Phó Trưởng Đại diện, Trưởng Đại diện để báo cáo Giám đốc xử lý theo
thẩm quyền; Tham mưu công tác đăng ký tàu biển, thuyền viên; cấp các loại
giấy tờ có liên quan đến tàu biển và thuyền viên (nếu được giao nhiệm vụ);
 Tham mưu xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải của tàu thuyền
hoạt động tại khu vực hàng hải;
 Tham mưu thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển, thả tàu biển đang
bị bắt giữ của cơ quan có thẩm quyền;
 Tham mưu thực hiện tạm giữ tàu biển tại khu vực hàng hải theo
quy định;
 Tham gia kiểm sốt tải trọng, tốc độ phương tiện giao thơng
đường thủy tại khu vực hàng hải;

17


 Tham mưu chấp thuận việc cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản tại khu vực hàng hải;
 Tham mưu kế hoạch điều động tàu thuyền đi tránh bão, tàu thuyền
tham gia tìm kiếm cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường trong vùng
nước cảng biển;
 Đề xuất việc thu hồi các tài liệu, giấy chứng nhận không phù hợp
với quy định của pháp luật hiện hành hoặc thực hiện thu hồi tài liệu, giấy
chứng nhận theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

 Tham mưu lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực được
giao báo cáo Phó Trưởng Đại diện, Trưởng Đại diện trình Giám đốc quyết
định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; phối hợp, theo dõi và đôn
đốc việc thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
 Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp
luật hàng hải đối với tổ chức, cá nhân và tàu thuyền hoạt động hàng hải tại
khu vực hàng hải;
 Tham mưu thực hiện giám sát giá dịch vụ hàng hải;
 Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
1.2.2. Yêu cầu cần có để đảm nhiệm vị trí “Giải quyết thủ tục tàu
thuyền đến và rời cảng biển”:
a. Trình độ chun mơn:
u cầu tốt nghiệp Đại học trở lên thuộc các nhóm ngành: Khoa học
hàng hải, Kỹ thuật tàu thủy, Ngành Luật; Chun ngành: Kỹ thuật an tồn
hàng hải, Kỹ thuật mơi trường, Điện tự động tàu thủy, máy tàu thủy; quản lý
hàng hải; kinh tế vận tải biển.
b. Khung năng lực:
18


 Năng lực: Có khả năng tổng hợp, phân tích, điều hành và phối hợp
thực hiện nhiệm vụ; tổng hợp, phân tích, tham mưu, đề xuất, giải quyết vấn
đề.
 Kỹ năng: Quản lý, lãnh đạo; giao tiếp, phát biểu; tiếp nhận, lắng
nghe, xử lý thông tin; bảo mật thông tin; kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng
vi tính thành thạo (chứng chỉ B vi tính), ngoại ngữ giao tiếp tốt bằng tiếng
Anh (yều cầu chứng chỉ B trở lên)…; Lập kế hoạch, chỉ tiêu…kiểm tra, giám
sát theo dõi tiến độ làm việc…
c. Các yêu cầu khác:
 Bảo đảm các yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên

môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu đối với chức danh Chuyên viên Pháp
chế hàng hải “Giải quyết thủ tục tàu thuyền đến và rời cảng” theo quy định
như:
 Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
 Từ đủ 18 tuổi trở lên;
 Có phiếu đăng ký dự tuyển;
 Có hồ sơ, sở yếu lý lịch tư pháp rõ ràng;
 Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;
 Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ
điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận theo quy định hiện hành;
 Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.

 Nhưng trường hợp sau đây không được làm việc ở vị trí “Giải
quyết thủ tục tàu thuyền đến và rời cảng biển”:

19


 Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự;

 Bị truy cứu trách nhiệm hình sự; chấp hành án, quyết định về hình
sự của Tịa án; bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa
bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
1.2.3. Mô tả chi tiết các cơng việc thường xun của vị trí “Giải
quyết thủ tục tàu thuyền đến và rời cảng biển”:
Tại Văn phòng 01 cửa phải phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan
để thực hiện các công tác chuyên môn gồm:
 Hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ
3, 4 và trực tiếp hướng dẫn thực hiện dịch vụ khi có nhu cầu;


20


 Giải quyết thủ tục phương tiện, tàu thuyền vào rời vùng nước cảng
biển: Cán bộ thủ tục tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn cho phương tiện, đại lý,
thuyền trưởng, thuyền viên….đến làm thủ tục khai báo đầy đủ và chính xác
các thơng tin của phương tiện đến và rời cảng theo quy định tại Bộ luật Hàng
hải số 95/2015/QH13; Nghị định 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính
phủ Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý
hoạt động hàng hải; Nghị định 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính
phủ Quy định về quản lý hoạt động hàng hải; Thông tư 03/2020/TT-BGTVT
ngày 21/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn
chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định
biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam; Thông tư 39/2019/TT-BGTVT
ngày 15/10/2019 của Bộ giao thông vận tải quy định trách nhiệm chủ phương
tiện, thuyền viên, người lái phương tiện đảm nhiệm chức danh thuyền viên,
người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội
địa; Thông tư 40/2019/TT- BGTVT ngày 15/10/2019 của Bộ Giao thông vận
tải quy định thi kiểm tra cấp lại chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên
môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; Thông tư 14/2019/TTBGTVT ngày 24/4/2019 của Bộ Giao thông vận tải về việc công bố vùng
nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và khu
vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai; Nội quy các cảng biển thuộc địa
phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương…. Trong đó gồm có:
Thủ tục tàu biển hoạt động tuyến nội địa vào/ rời cảng biển;
Thủ tục cho Phương tiện thủy nội địa vào/ rời cảng cảng biển;
Thủ tục chấp thuận tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển
(sửa chữa tàu biển, lặn kiểm tra, khảo sát…);
Thủ tục xác nhận trình kháng nghị hàng hải;
21



Lập kế hoạch điều động tàu ra vào bến cảng, khu neo đậu hàng
ngày.
 Thực hiện thu phí lệ phí hàng hải theo quy định tại Thông tư số
261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về
phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải; Thơng tư số
90/2019/TT-BTC ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu
phí, lệ phí hàng hải và Thông tư số 17/2017/TT-BTC ngày 28/02/2017 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí hàng
hải;
 Thực hiện tiếp nhận, hướng dẫn người làm thủ tục trình hồ sơ
kháng nghị hàng hải (nếu có) theo quy định tại Thơng tư số 30/2016/TTBGTVT ngày 28/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về
trình tự, thủ tục xác nhận việc trình khánh nghị hàng hải. Sau khi đầy đủ tiến
hành trình Trưởng Đại diện xác nhận theo quy định;
 Thực hiện tiếp nhận, hướng dẫn người làm thủ tục về xin phép thực
hiện sửa chữa, vệ sinh tàu thuyền hoặc thưc hiện các hoạt động hàng hải khác
trong vùng nước cảng biển (nếu có) theo Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày
10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật hàng hải
Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải. Sau khi đầy đủ tiến hành trình
Trưởng Đại diện xem xét, phê duyệt theo quy định;
 Trực VHF, điện thoại, ghi chép đầy đủ diễn biến trong ca trực vào
sổ bàn giao ca trực, bố trí lên kế hoạch cho tàu thuyền cập bến cảng, cầu
cảng, bến phao, khu neo đậu…. Thực hiện báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo đến
Trưởng Đại diện các trường hợp cần thiết;
22



 Tiếp nhận công văn, giấy tờ tài liệu, phát tờ rơi cho người đến làm
thủ tục khi có yêu cầu;
 Làm kế hoạch, kế hoạch bổ sung (VTS) cho các phương tiện ra vào
làm hàng, neo đậu trong khu vực gửi về Phòng Pháp chế hàng hải và các
phòng ban trước 16h30 hàng ngày, đảm bảo đúng thời gian phê duyệt kế
hoạch điều động hàng ngày;
 Làm báo cáo đột xuất, báo cáo tổng hợp cuối tháng, báo cáo theo
yêu cầu của các Phòng, làm các báo cáo khác do Trưởng Đại diện và ban
Giám đốc yêu cầu;
 Lập biên bản xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo
Nghị định số 142/2017/NĐ-CP ngày 11/12/2017 của Chính phủ Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải; Nghị định số
123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều
cuẩ các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng
hải; giao thơng đường bộ, đường sắt, hàng hông dân dụng;
 Thực hiện lưu giữ hồ sơ theo quy định Thông tư số 09/2011/TTBNV ngày 03/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về thời hạn bảo quản
hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức;
Quyết định số 1223/QĐ-BGTVT ngày 28/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải ban hành Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu của Bộ Giao
thông vận tải.
Vào web thủ tục: http://123.25.204.166/group/ke-hoach/quan-ly-thutuc-tau-bien.  Thực hiện công tác giải quyết thủ tục tàu thuyền đến và rời
cảng biển là việc tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu hồ sơ của người làm thủ tục để
tiến hành cấp phép ra/vào bến cảng dỡ/ xếp hàng theo quy định. Người đến
làm thủ tục là tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển hàng hóa trên các
23


phương tiện tàu thuyền. Khi đến làm thủ tục phải mang theo bằng cấp, chứng
chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký đăng kiểm phương tiện và hồ sơ
hàng hóa, bảo hiểm… để Cán bộ thủ tục kiểm tra thực hiện cấp phép.

Nhận xét: Hiện tại đối với tàu biển đã áp dụng dịch vụ công trực
tuyến cấp độ 4 thông qua kiểm tra và cấp phép điện tử. Tuy nhiên hiện tại đối
với thủ tục phương tiện thủy nội địa vẫn chưa thể áp dụng được bởi đang còn
nhiều bất cập như:
- Hệ thống dịch vụ công 01 cửa cho việc cấp phép trực tuyến cho
phương tiện thủy nội địa chưa có;
- Người làm thủ tục cho phương tiện thủy nội địa, việc khai báo và đẩy
hồ sơ lên hệ thống cấp phép trực tuyến chưa biết để truy cập và thực hiện khai
báo. Trong đó ngun nhân chính là người điều khiển phương tiện thủy nội
địa có trình độ và khả năng tiếp cận cơng nghệ cịn đang rất hạn chế.
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. Lý do để lựa chọn vị trí nghề nghiệp.
Việt Nam có vùng biển rộng trên 1,0 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất
liền. Biển Việt Nam thuộc Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thơng huyết
mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - Châu Á, Trung
Đông - Châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thức
hai của thế giới. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện
bằng đường biển và 45% đi qua Biển Đông. Với lợi thế về biển, kinh tế hàng
hải (cảng biển và vận tải biển) đã hình thành và ngày càng có vai trị đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh, quốc phịng trong
tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước

24


Hệ thống cảng biển hiện nay được quy hoạch đồng bộ gắn liền với các
trung tâm, vùng kinh tế lớn của cả nước. Đặc biệt, các cảng biển lớn với vai
trò là đầu mối phục vụ xuất – nhập khẩu hàng hóa và tạo động lực phát triển
tồn vùng đã hình thành rõ nét và đóng góp khơng nhỏ vào sự tăng trưởng của
nền kinh tế như: Cảng biển Quảng Ninh, Hải Phịng gắn với vùng kinh tế

trọng điểm phía bắc; cảng biển Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy
Nhơn gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; cảng biển TP. Hồ Chí
Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai gắn với vùng kinh tế trọng điểm khu vực
phía Nam; cảng biển Cần Thơ, An Giang gắn với vùng kinh tế trọng điểm
Đồng bằng sông Cửu Long. Một số cảng biển đã và đang được đầu tư với quy
mô hiện đại mang tầm vóc quốc tế như Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) – Bà
Rịa – Vũng Tàu và Cảng container Quốc tế Tân Cảng (HICT) – Hải Phòng
được xếp vào những cảng container nước sâu đón được tàu siêu trường, siêu
trọng trên hải trình thế giới. Về tuyến vận tải, Việt Nam hiện nay đã thiết lập
được 32 tuyến vận tải biển, trong đó 25 tuyến vận tải quốc tế và 7 tuyến vận
tải nội địa, trong đó ngồi các tuyến châu Á, khu vực phía bắc đã khai thác 2
tuyến đi Bắc Mỹ, phía nam đã hình thành được 16 tuyến đi Bắc Mỹ và châu
Âu; đứng vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam Á.
Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng, hệ thống cảng biển Việt
Nam không ngừng được nâng cao về năng lực và chất lượng dịch vụ, do đó
sản lượng hàng hóa thơng qua hệ thống cảng biển ngày một lớn. Năm 2015,
khối lượng hàng hóa thơng qua cảng biển đạt 427,8 triệu tấn, chiếm 81,8%
khối lượng hàng hóa thơng qua các cảng (gồm cảng biển, cảng thủy nội địa và
cảng hàng không). Đến năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của
dịch COVID-19, khối lượng hàng hóa thơng qua hệ thống cảng biển đạt 692,3
triệu tấn, chiếm 78,7% khối lượng hàng hóa thông qua các cảng. Trong giai

25


×