Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Tre trúc tại sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 73 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tre - Trúc thuộc họ Hoà Thảo (Poacae Barnh), lớp cây một lá mầm.
Trên thế giới hiện nay có khoảng 1300 lồi thuộc 70 chi, nước nhiều Tre nhất
là Trung Quốc với khoảng 50 chi với 500 loài, ở Việt nam có 29 chi 150 lồi
(Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, 2006).
Tre - Trúc là các loài cây mọc phổ biến ở Việt Nam, từ thành thị đến
nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, từ Nam ra Bắc chỗ nào cũng có Tre Trúc. Tre - Trúc cũng được gây trồng rộng rãi trong nhân dân từ rất lâu đời. Ở
nông thôn nước ta trước đây hầu như tất cả các vật dụng trong đời sống, sản
xuất đều được làm từ Tre. Ngày nay tuy tốc độ đơ thị hố cao, nhiều vật dụng
thay thế nhưng cây Tre cũng khơng thể vắng bóng với cư dân thành phố từ cái
tăm, đôi đũa bằng Tre vẫn tiện dụng hơn tăm gỗ, đũa nhựa. Và khi đời sống
nâng cao thì cây Tre được sử dụng làm cảnh rất phổ biến ở thành phố.
Tre - Trúc là lâm sản ngồi gỗ có rất nhiều cơng dụng, có thể nói từ
thân, gốc, rễ, lá, quả đều được sử dụng triệt để, bộ phận được sử dụng rộng rãi
đó là thân khí sinh. Do thân khí sinh của Tre - Trúc có nhiều đặc tính tốt nên
sử dụng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng, làm bè mảng, cầu phao.
Hiện nay công nghiệp phát triển, Tre - Trúc là nguồn nguyên liệu quí giá cho
sản xuất giấy cao cấp, cho ván sàn, ván ép, đồ mộc cao cấp, chiếu trúc, than
hoạt tính, thủ cơng mỹ nghệ…, có thể nói Tre - Trúc thay thế được gỗ trong
nhiều lĩnh vực. Với công nghệ chế biến cao, những sản phẩm sản xuất từ Tre Trúc khơng những đẹp mà cịn có độ bền cao, khả năng chịu nén, chịu lực tốt.
Thân Tre - Trúc có tỷ trọng cao, nhiều lỗ hổng và nhiều chất khống, thân Tre
được Cacbon hố có nhiều ứng dụng như làm chất khử mùi, điều hoà độ ẩm,
chặn sóng hồng ngoại, ngăn cản điện từ, than được sử dụng nhiều trong cuộc
sống như nấu ăn. Nhiệt lượng 1 kg than hoạt tính có thể đạt 7703 kcal/kg cao
hơn so với than hoạt tính gỗ, than có khả năng lọc nước tốt...v.v. Gốc, thân


2


Tre - Trúc có thể tạc tượng, thân ngầm và cành đều có thể sản xuất đồ thủ
cơng mỹ nghệ. Lá một số lồi có thể xuất khẩu, lá dùng chế biến thuốc kháng
sinh chống một số bệnh như cảm, cúm…Việt Nam có 10 lồi Tre - Trúc cho
măng ăn ngon (Mai ống, Luồng, Lồ ô, Là Ngà, Trúc Sào, Vầu Đắng, Tre
gầy…). Tuy nhiên, các loài cho măng ngon năng suất cao, chất lượng tốt chưa
được phát triển, việc khai thác măng chỉ dừng lại ở mức độ tận dụng.
Tre - Trúc có nhiều tác dụng, có lịch sử gây trồng và sử dụng lâu đời,
cây Tre đã đi vào đời sống văn hoá tinh thần và cả truyền thuyết lịch sử của
dân tộc ta và hiếm có lồi cây nào để lại dấu ấn nhiều trên các lĩnh vực văn
thơ, nhạc cụ như cây Tre.
Đồ dùng bằng Tre - Trúc rất bền vì nó chịu được chua, chịu được kiềm
cho nên người tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Hơn nữa phế
phẩm và phế liệu của nó khơng gây ơ nhiễm mơi trường như đồ nhựa.
Hai loài Vầu đắng và Vầu ngọt cũng vậy, chúng là lồi cây có nhiều tác
dụng: Măng là nguồn thực phẩm được người dân ưa chuộng, thân khí sinh có
vách dầy nên được sử dụng nhiều trong cuộc sống, ngoài ra chúng cịn có tác
dụng trong việc cải tạo đất, cải tạo mơi trường sinh thái. Nhưng việc gây
trồng hai lồi cây này tại địa phương vẫn chưa được chú trọng, chủ yếu chỉ
được người dân khoanh nuôi, bảo vệ nên năng suất và chất lượng sản phẩm
vẫn là rất thấp.
Tuy Tre - Trúc là loài cây đa tác dụng và được trồng phổ biến ở Tây
Bắc nhưng chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về thành phần loài, kỹ thuật gây
trồng những loài cây này tại khu vực Tây Bắc nói chung và tại huyện Mộc
Châu, Sơn La nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu thành phần loài Tre – Trúc, kỹ thuật gây trồng loài Vầu đắng
(Indosasa sinica C.D.Chu & C.S.Chao) và loài Vầu ngọt (Indosasa
trianguteus Hsuch & Yi) tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La’’.


3


PHẦN 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Chọn giống và trồng rừng thâm canh rừng từ lâu đã được các nước
quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh những nước có lịch sử phát triển theo hướng
chọn giống và trồng rừng thâm canh lâu dài như: Đức, Pháp, Ý,…thì các
nước Brazin, Tây Ban Nha, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản...cũng có
nhiều thành cơng lớn về chọn giống và trồng rừng thâm canh. Năng suất rừng
trồng công nghiệp áp dụng thâm canh có thể đạt bình qn 30 m 3 gỗ/năm,
thậm chí trên 40 m3 gỗ/năm. Trong lĩnh vực Tre - Trúc, Trung Quốc, Ấn Độ
là những nước có thành phần lồi Tre phong phú và diện tích Tre lớn nhất thế
giới. Trung Quốc thời điểm cách đây khoảng 50 - 60 năm, rừng thâm canh
Tre - Trúc lấy măng trung bình đạt 25 – 30 tấn/ ha/ năm, có loài cho năng suất
từ 60 - 100 tấn/ha/năm. Những nghiên cứu về Tre - Trúc được Giáo sư tiến sĩ
Zhou Fangchun tổng hợp trong " Selected works of Bamboo research”. Trung
Quốc đã tiến hành nghiên cứu về Tre - Trúc một cách tỷ mỷ ở nhiều khía cạnh
như phân loại Tre - Trúc, sinh thái, sản suất và sử dụng Tre - Trúc, sinh
trưởng và phát triển của Tre - Trúc, sự ra hoa của Tre - Trúc, nhân giống và
trồng Tre - Trúc, cấu Trúc rừng Tre - Trúc, hiệu quả sinh thái của rừng Tre Trúc, những tính chất cơ lí của thân khí sinh, các thành phần trong thân khí
sinh của Tre – Trúc, vv... Những thành công đạt được trong nghiên cứu về
Tre - Trúc của Trung Quốc là về phân loại và hệ thống phân loại Tre - Trúc,
dẫn giống và mở rộng vùng trồng Tre - Trúc, phịng chống sâu bệnh hại, sinh
lí học, hố sinh, giải phẫu và sinh thái, những tính chất cơ lí học và hố học
của gỗ Tre - Trúc. Trung Quốc đã tiến hành phân tích hàm lượng các chất
(Cellulose, Hemicellose, lignin…) chứa trong thân khí sinh của 92 loài Tre Trúc khác nhau…Trong thâm canh rừng, các biện pháp kỹ thuật được nghiên


4


cứu như chọn giống, nhân giống, làm đất, bón phân, chăm sóc.
Thâm canh rừng Tre - Trúc ở Trung Quốc có thể chia thành 3 giai
đoạn, khởi đầu cho những hoạt động này từ năm 1950, song trong giai đoạn
này sản lượng còn thấp, sản lượng tăng dần bắt đầu từ những năm của thập kỷ
70 và sản lượng tăng cao từ sau năm 1980. Nhờ có thâm canh rừng mà sản
lượng tăng 10% nếu tính chung cho tổng số diện tích rừng Tre - Trúc, tính
cho những lồi được cải thiện giống trung bình tăng 30%. Vì vậy, nơi có sản
lượng thấp tiếp tục áp dụng thâm canh để tăng năng xuất và chất lượng sản
phẩm. Đặc biệt Trung Quốc thành công trong việc chọn giống và lai tạo, lai
giữa lồi Bambusa pervariabilis x Dendrocalamus latiflorus. Con lai có ưu
thế tốt như sinh trưởng nhanh, hình dạng thân khí sinh tốt, sợi dài hơn, măng
ăn ngon và có khả năng chống chịu với sâu bệnh cao… Chính vì vậy, diện
tích các lồi Tre - Trúc ở Trung Quốc chiếm 1/4 tổng diện tích Tre thế giới.
Sản lượng Tre hàng năm đạt 1 tỷ cây chiếm 1/3 sản lượng Tre hàng năm của
thế giới. Từ thập kỷ 80 trở lại đây mục tiêu của Trung Quốc là sản xuất Tre
cùng với sản xuất măng. Hàng năm xuất khẩu 1,7 triệu tấn măng tươi, 120
triệu tấn măng khô, 200.000 triệu tấn măng đóng hộp. Năm 1996 tổng thu
hoạch khoảng 9 triệu tấn thân; 1,6 triệu tấn măng, đạt tổng giá trị 1,5 triệu
USD. Hiện nay Trung Quốc có khoảng 1000 nhà máy sản xuất các loại ván từ
thân Tre và Tre nghiền. Ngồi ra có nhiều nhà máy chế biến măng, tơ dệt, đũa
và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác. Năm 1996 Trung Quốc có 25 nhà
máy giấy gỗ dán từ nguyên liệu Tre với công suất 50.000 m 3. Sản phẩm từ
Mây và Tre sản xuất hàng năm đạt giá trị khoảng 36 triệu USD (trích cơng
nghệ chế biến Tre ở Trung Quốc của Đinh Loan Chiên, tạp chí lâm nghiệp số
9/1999). Tổng diện tích rừng Tre - Trúc của Trung Quốc có tới 7 triệu ha,
riêng diện tích rừng Mao trúc trên 1 triệu ha. Diện tích trồng chuyên lấy măng
khoảng 100.000 ha và trên 3 triệu ha rừng chuyên sản suất thân Tre và kết


5


hợp với cung cấp măng. Số lượng loài Tre - Trúc có tới 500 lồi và 50 chi.
Đài Loan trồng khoảng 9000 ha Điềm trúc (D. latiflorus), hàng năm
xuất khẩu trên 40.000 tấn măng.
Tổ chức INBAR năm 1994 đưa ra danh mục 19 loài Tre - Trúc được ưu
tiên đưa vào phương hướng hành động của Quốc tế, 18 loài được ghi nhận là
quan trọng trong đó 10 lồi có thể kinh doanh lấy măng.
Thái Lan coi Tre - Trúc là nguồn đặc sản rừng quan trọng, là cây làm
giàu cho người dân miền núi (Thammincha, 1995). Thái Lan ứng dụng nhân
giống lồi Dendrocalamus asper vào sản xuất, vùng Đơng Bắc Thái Lan
trồng hàng 100 triệu cây nhằm phục vụ chế biến xuất khẩu nâng cao đời sống
dân nghèo.
Ấn Độ cũng là một trong những nước có nguồn tài nguyên Tre - Trúc
phong phú, có thể coi là nước đứng đầu về sử dụng Tre - Trúc làm nguyên
liệu bột giấy. Trong số các nguyên liệu sử dụng cung cấp cho nguyên liệu bột
giấy thì nguyên liệu từ Tre - Trúc chiếm 2/3. Cả nước có 80 nhà máy giấy
trong đó có 30 - 35 nhà máy sử dụng nguyên liệu từ Tre - Trúc (Cultivation &
integrated utilization on Bamboo in China , 2000).
Nhật Bản: Nguồn măng chính ở nhật bản là loài Phyllostachys
pubescen, cây trồng được cắt ngọn để lại chiều cao 9 – 12m nhằm lấy ánh
sáng mặt trời và tạo ra trạng thái ấm áp để ngăn ngừa những thiệt hại do tuyết
gây ra. Nhiệt độ 200C là tối thiểu để cho măng phát triển, măng được khai
thác trong suốt tháng 4,5 và tháng 11 , sản lượng thu được khoảng 10 tấn /ha/
năm, phí tổn khoảng 1/10 – 1/3 giá trị sản phẩm. Hàng năm việc làm đất và
bón phân là yêu cầu cần thiết để đảm bảo măng ngon và mềm. Tại Nhật bản
có khoảng 8000 tấn măng được tiêu dùng cho mỗi năm (Xiao,1989)
Hàn Quốc: Sharma (1980) cho biết năng suất măng khoảng 10.000kg


6


trên 1ha tại những vùng quản lý tốt , những măng khoẻ được giữ lại làm cây
mẹ.
Malaysia: Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu lâm nghiệp malaysia
(FRIM) thì Măng Tre được sử dụng như là một loại rau. Nhưng không phải là
tất cả vì một số lồi có thể chứa chất độc Cyanogens, chất này làm cho măng
có vị đắng. Một số loài được ưa chuộng là Dendrocalamus asper, Bambusa
vulgaris, Bambusa blumeana, Gigantechloa ligulata , G. levis. ở Malaysia
măng tre thường được mọc lên ngay đầu mùa mưa (tháng 5 đến tháng 9 ) sản
phẩm măng phụ thuộc vào vị trí, lồi Tre nhưng trung bình có 8 – 14 măng
được khai thác tại mỗi cụm. Sau khi trồng hai năm rưỡi có thể khai thác
măng, măng có thể khai thác trong 7 đến 14 ngày ( có chiều cao 20 – 30cm)
sau khi măng nhú lên khỏi mặt đất. Trong quản lý lấy măng thì số lượng cây
mẹ trên một bụi, tưới nước và bón phân là những yếu tố quan trọng cần phải
xem xét. Để tạo rừng tre có hiệu quả thì cần chú ý :
- Tre khơng sống dưới độ che bóng dày đặc.
- Tre khơng sống được trong điều kiện đất phèn, mặn và úng nước,ngập
nước.
- Đất trồng phải thoát nước tốt , ẩm và tốt nhất có giàu chất hữu cơ.
- Bờ kênh, bờ sơng cũng là vị trí trồng tốt.
- Trồng cự li 5 x 5m hoặc 4 x 4m tuỳ thuộc vào từng lồi. Kích thước
hố 60 x 60 x 60 cm.
Nhìn chung qua những nghiên cứu về Tre - Trúc trên thế giới cho
chúng ta thấy tiềm năng của nguồn tài nguyên tài ngun này, nó được xem
như là ngun liệu chính có khả năng thay thế gỗ. là lồi cây mang lại thu
nhập nhanh và cao cho người dân miền núi.
1.2. Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây Việt Nam đã có những khởi sắc trong những



7

nghiên cứu về chọn giống cây trồng và trồng rừng thâm canh, nhưng hầu hết
các cơng trình nghiên cứu cũng như những Qui trình đã được ban hành mới
tập trung cho một số loài cây gỗ trồng rừng cung cấp ngun liệu giấy, cịn
các lồi Tre - Trúc trong họ Hoà thảo một tiềm năng rất to lớn của đất nước,
nó khơng những là nguồn cung cấp ngun liệu cho giấy sợi, chế biến sản
xuất hàng xuất khẩu có giá trị cao như ván sàn, ván ép, chiếu trúc, thủ cơng
mỹ nghệ mà cịn cung cấp măng là nguồn rau sạch.… lại chưa được đi sâu
nghiên cứu. Những nghiên cứu về Tre - Trúc ở Việt Nam có từ những năm
đầu của thập kỷ 60 nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực:
Trần Xuân Thiệp, Nguyễn Văn Liêm (1976) đã đưa ra kết quả thực
nghiệm kinh doanh rừng Vầu đắng (Arundinaria sp ) tại Bắc Quang – Hà
Tuyên. Tác giả nêu lên măng Vầu xuất hiện vào đầu tháng 2, rõ nhất vào cuối
tháng 2 và đầu tháng 3, muộn nhất vào cuối tháng 4. Tỉ lệ măng chết so với tỉ
lệ măng mọc thành cây là 50%, số lượng măng được sinh ra phụ thuộc vào
trạng thái rừng và mật độ rừng, năm nào khai thác thì lượng măng sinh ra
tăng vọt. Đồng thời cũng đã phân chia thân ngầm theo các tuổi khác nhau.
- Tuổi 1: Có thể sinh măng ở đốt 3-4, chưa có khả năng sinh thân ngầm
mới.
- Tuổi 2: Ngoài việc sinh thân ngầm đây là tuổi sinh măng mạnh và
nhanh.
- Tuổi 3: Khả năng sinh măng và thân ngầm mới hạn chế.
- Tuổi 4: Chỉ có 3 – 5% số mắt hoạt động để sinh măng và thân ngầm.
- Tuổi 5: Hết khả năng sinh măng và thân ngầm.
Ngơ Trí lực (1971) trong báo cáo “Bước đầu tìm hiểu một số đặc tính
tự nhiên và kinh doanh rừng Nứa Lá Nhỏ (Neohoazeaua dullooa A.Camus)”
đã phân chia quá trình phát triển của cây nứa thành các giai đoạn măng – non
– trung niên – già sau đó là hiện tượng khuy chết của nứa sau 20 – 30 năm.



8

trong giai đoạn trung niên (1 – 3 tuổi) cây Nứa có sức sống mạnh mẽ nhất và
có khả năng phát triển măng mới ngay từ năm thứ 2 để sinh sản ra các thế hệ
tiếp theo , 90% số măng mọc ra hàng năm từ gốc cây ở tuổi trung niên vì thế
các cây cần chặt là cây trên 4 tuổi . Từ tháng 8 đến tháng 12 là thời kỳ sinh
măng của nứa nên tránh khai thác và chỉ nên khai thác từ tháng 1 đến tháng 7
hàng năm.
Cơng trình tổng kết "Kinh nghiệm trồng Luồng" của Phạm Văn Tích,
1963. Trong cơng trình này ơng đã tổng kết những kinh nghiệm trồng Luồng
trong nhân dân.
Bước đầu nghiên cứu đặc điểm đất trồng Luồng của Phan Ngọc Bình,
1964.
Nghiên cứu " Đất trồng Diễn ở Cầu Hai -Vĩnh Phú" của Nguyễn Thị
Phi Anh, 1966.
Nghiên cứu về " Sinh trưởng của Tre gai và Lộc ngộc ở Đông Triều"
của Ngô Quang Đê đăng trên tập san Lâm nghiệp số ra tháng 8 năm 1967.
Lê Nguyên, Đặng Vũ Cẩn, Ngô Quang Đê và cộng tác viên cho xuất
bản cuốn sách "Nhận biết, gây trồng, bảo vệ và khai thác Tre - Trúc", năm
1971.
Phạm Bá Minh với cơng trình " Nghiên cứu giống cây Luồng bằng
phương pháp ươm cành trong bầu dinh dưỡng”, năm 1972.
Thâm canh rừng Luồng lấy măng xuất khẩu của Trịnh Đức Trình và
Nguyễn Thị Hạnh, 1986 - 1990.
Qui phạm (QPN 14 - 92) "Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho
rừng sản xuất gỗ và Tre nứa", Nxb Nông nghiệp, Hà Nội năm 1993. Trong
Qui phạm này từ điều 104 đến điều 113 qui định cho rừng sản xuất Tre nứa.
Đối tượng áp dụng là các loài Luồng, Mét, Mậy sang, Diễn và Trúc cần câu.



9

Mục đích của Qui phạm là nhằm xây dựng rừng nhân tạo có năng suất ổn
định, đáp ứng được mục tiêu kinh tế, bảo vệ đất và môi trường.
Năm 1994, Lê Văn Chẩm, Ngơ Quang Đê, Phạm Hồnh, Vũ Đình Huề,
Trần Xuân Thiệp cho xuất bản sách "Gây trồng Tre - Trúc".
Gần đây (2002) có cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Trường Thành:
Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật bón phân và chăm sóc rừng Luồng tại
vùng Cầu Hai - Phú Thọ. Cũng năm này cơng trình nghiên cứu về "Trồng
Luồng theo phương pháp hỗn giao với cây lá rộng tại Phú Thọ được đăng trên
tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn , tháng 8 năm 2002.
Trong tập 2 " Kỹ thuật gây trồng Tre lấy măng", Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội năm 2002, Phạm Đức Tuấn nêu rõ khi gây trồng Tre - Trúc lấy măng cần
chú ý đến những biện pháp kỹ thuật nào.
Năm 2003, Ngô Quang Đê và cộng sự xuất bản cuốn "Tre - Trúc (Gây
trồng và sử dụng)" tại nhà xuất bản Nghệ An.
Tháng 7 năm 2002, Sở Khoa học Công nghệ và Mơi trường tỉnh Thanh
Hố đã tổ chức hội thảo khoa học phục vụ phát triển cây Tre - Trúc lấy măng
xuất khẩu. Trong hội thảo này có nhiều tham luận của các nhà khoa học, nhà
quản lý như:
Báo cáo tham luận về "Tình hình nhân giống Lục trúc tại trạm nghiên
cứu Lâm nghiệp" của Lê Ngọc Hạnh, Trưởng trạm nghiên cứu Lâm nghiệp
Thanh Hoá.
Báo cáo của Thiều Sỹ Thước, phó giám đốc Trung tâm Khuyến nơng Khuyến lâm về " Kết quả bước đầu và một số biện pháp kỹ thuật trồng Tre
măng".
Báo cáo về "Các giải pháp công nghệ phát triển cây Tre - Trúc lấy
măng xuất khẩu tại Thanh Hoá" của Ks Nguyễn Viết Hùng, Sở Khoa học



10

Cơng nghệ và Mơi trường Thanh Hố.
Báo cáo về "Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống một số loài Tre - Trúc lấy
măng xuất khẩu" của Ks Lê Ngọc Hạnh, Trưởng trạm nghiên cứu Lâm nghiệp
Thanh Hoá,…
Từ phần giới thiệu về tổng quan nghiên cứu ở trong nước cho thấy:
Việt Nam hầu như chưa có qui trình hay qui phạm về thâm canh rừng cho các
loài Tre - Trúc, những nghiên cứu về chọn giống và thâm canh rừng Tre Trúc lấy măng và nguyên liệu cho chế biến và xây dựng cũng rất ít. Biện pháp
kỹ thuật được nghiên cứu đầu tư chỉ ở một số khâu nhất định chưa thể hiện sự
tổng hợp và liên hoàn, cho nên nhiều nơi rừng đạt năng suất thấp, chất lượng
kém. Chưa tuyển chọn được những lồi Tre - Trúc có năng suất cao chất lượng
tốt, chưa đi sâu vào nghiên cứu tuyển chọn cá thể tốt. Vì vậy, nguyên liệu chưa
đáp ứng được với yêu cầu của ngành công nghiệp chế biến và xây dựng.
* Danh mục các cơng trình nghiên cứu có liên quan:
1. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và đánh giá tình hình sinh trưởng của Điềm
Trúc (D. latiflorus Munro) tại Ba Vì - Hà Tây.
2. Tìm hiểu kỹ thuật nhân gống và đánh giá sinh trưởng của Luồng tại Cầu
Hai - Phú Thọ
3. Thử nghiệm gieo ươm loài Mao trúc tại vườn ươm Trường Đại học Lâm
nghiệp
4. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón và chế độ che sáng đến sinh
trưởng và phát triển loài Mao trúc giai đoạn vườn ươm.
5. Tìm hiểu đặc điểm hình thái và thử nghiệm nhân giống Giang và Nứa lá to
tại Cầu Hai - Phú Thọ.
6. Tìm hiểu đặc điểm hình thái và thử nghiệm nhân giống lồi Diễn trứng và
Tre gầy tại Cầu Hai - Phú Thọ.


11


7. Tìm hiểu đặc điểm hình thái và thử nghiệm nhân giống cây Vầu đắng và
Lục trúc tại Cầu Hai - Phú Thọ.
8. Tìm hiểu đặc điểm hình thái, giá trị sử dụng, thị trường và kỹ thuật gây
trồng một số loài thực vật cho lâm sản ngoài gỗ tại khu vực Chùa Hương.
9. Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng và đánh giá sinh trưởng của Điềm trúc tại
huyện Đà Bắc- Hồ Bình.
1.3. Một số đặc điểm sinh vật học của Tre – Trúc
1.3.1. Đặc điểm về hình thái
Tre – Trúc thuộc họ cỏ (Poaceae), trong lớp thực vật một lá mầm.
Nhưng đặc điểm hình thái của Tre – Trúc khơng giống các lồi cỏ, cũng
khơng giống các cây thân gỗ; Mà thân chúng có lóng rỗng và đốt đặc, không
mềm quá cũng không cứng quá. Dưới gốc cây là thân ngầm, trên mặt đất là
thân khí sinh mang bẹ mo, cành và lá. Rất ít khi gặp Tre – Trúc ra hoa và kết
quả.
Thân ngầm của Tre – Trúc có 3 dạng: Dạng đơn trục (Thân ngầm có
dạng roi), dạng hợp trục (Thân ngầm có dạng củ), dạng trục phức (Thân
ngầm vừa dạng củ, vừa dạng roi).
Do cấu trúc của thân ngầm nên cách mọc của Tre – Trúc có 4 dạng:
Dạng thân ngầm hợp trục – Thân tre mọc cụm; Dạng thân ngầm đơn trục –
Thân tre mọc tản; Dạng thân ngầm trục phức – Thân tre vừa mọc cụm, vừa
mọc tản; Và dạng trục hợp – Thân tre lại mọc tản do cổ thân ngầm kéo dài ra.
Thân ngầm của các lồi Trúc, Vầu có dạng đơn trục nằm ngang và bò
dài trong đất còn gọi là Roi tre. Roi tre có các đốt, trên mắt đốt có rễ gọi là rễ
roi, bên đốt có chồi, các chồi phát triển thành thân khí sinh.
Thân ngầm hợp trục (Thường gọi là củ tre hay gốc tre) có hình bầu dục
và có 2 phần: Cổ và thân. Cổ là phần nối với thân ngầm mẹ, ruột đặc không


12


có chồi, khơng có rễ, cổ thân ngầm có thể kéo dài tạo nên dạng mọc tản trục
hợp, như ở các loài nứa mọc tản. Phần thân của thân ngầm hình bầu dục, chia
thành nhiều đốt, các đốt có mang chồi.
Thân tre là phần quan trọng nhất của cây tre – Trúc bao gồm: Gốc thân
và thân. Gốc thân ở giữa thân ngầm và thân. Phần thân tre trên mặt đất có thể
cao 1 – 20 m, đường kính 1 – 25 cm, thường có hình trịn. Thân tre mọc ra
nhiều cành và có các kiểu mọc khác nhau: Kiểu 1 cành, kiểu 2 cành, kiểu 3
cành và kiểu nhiều cành. Cành hướng về phía trên, mỗi mắt mọc 1 – 3 –
nhiều cành, mỗi cành có nhánh và mỗi nhánh đều mang lá.
Lá và bẹ lá: Lá là cơ quan quan trọng của quá trình quang hợp. Lá là do
bẹ lá và phiến lá tạo thành, lá khơng có lơng tơ, có 3 – 5 đơi gân bên song
song. Lá tre có phiến lá, cuống lá, tai lá, lưỡi lá và bẹ lá.
Mo tre mọc trên vịng mo, nó chính là phiến lá trên thân. Mo thường
sớm rụng, nhưng chỉ có loại mo tách ra mà khơng rụng, chúng tồn tại trên
thân mấy năm. Mo năng có bẹ mo, lá mo, lưỡi mo và tai mo.
Hoa và quả: Tre chỉ ra hoa một lần, khi đó gọi là tre khuy, nói chung ít
khi gặp tre ra hoa, vì chu kỳ ra hoa khoảng 30 – 50 năm hoặc lâu hơn. Hoa
dạng bông, màu vàng nhạt, nhị hoa mang bao phấn màu vàng tươi. Quả dạng
quả dĩnh (thóc), nhỏ, quả rụng xuống mọc thành cây con.
1.3.2. Đặc tính sinh thái
1.3.2.1. Phân bố
Tre – Trúc thường phân bố nơi ẩm ướt như ở vùng Đông Nam Á, rất
phổ biến là ở Trung Quốc.
1.3.2.2. u cầu về khí hậu
- Nhiệt độ khơng khí (Đặc biệt là nhiệt độ tối thấp): Tre mọc cụm phần
lớn yêu cầu nhiệt độ cao thích hợp với vùng nhiệt đới, nhiệt đới Nam Á và


13


nhiệt đới Trung Á. Trong các loài tre mọc cụm chỉ có Lục trúc chịu được
nhiệt độ thấp, cịn tre mọc tản chịu được nhiệt độ thấp 2 – 40C, thấp nhất là 200C. Vì vậy, các lồi Tre ở Trung Quốc chủ yếu là tre mọc tản.
1.3.2.1. Yêu cầu về đất
Là cơ sở sinh trưởng của tre, tre yêu cầu về dinh dưỡng cao. Điều kiện
về đất cho sinh trưởng của tre là: Tầng đất phải dày, có nhiều mùn và dinh
dưỡng khống; Có thành phần cơ giới và tính chất vật lý tốt; Có độ pH 4,5 –
7.


14

PHẦN 2
MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI – NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu được thành phần các lồi Tre - Trúc trong khu vực nghiên
cứu, từ đó lên được danh mục các lồi Tre - Trúc hiện có.
- Tìm hiểu được kỹ thuật gây trồng loài Vầu đắng và Vầu ngọt hiện có
tại địa phương.
- Đề xuất được kỹ thuật gây trồng loài Vầu đắng và Vầu ngọt để tăng
năng suất và giá trị kinh tế.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao giá trị
rừng Vầu.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài Tre - Trúc tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn la
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên tôi chỉ thực hiện đề tài ở một số bản của 3 xã
tại huyện Mộc Châu: Xuân Nha, Phiêng Luông, Vân Hồ.

2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên đề tài sẽ tiến hành một số nội dung nghiên
cứu sau:
2.3.1. Điều tra thành phần loài Tre - Trúc tại khu vực nghiên cứu
2.3.2. Tiến hành phỏng vấn người dân về kỹ thuật gây trồng loài Vầu đắng
và lồi Vầu ngọt hiện có tại địa phương.
2.3.3. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng loài Vầu đắng và loài Vầu ngọt


15

2.3.2.1. Giá trị kinh tế của loài Vầu đắng và lồi Vầu ngọt
2.3.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài Vầu đắng và loài Vầu ngọt
a. Đặc điểm thân khí sinh
b. Đặc điểm cành và cấu trúc ngọn
c. Đặc điểm hình thái lá quang hợp
d. Đặc điểm của lá biến thái ( Mo nang)
e. Đặc điểm thân ngầm
f. Đặc điểm rễ
g. Đặc điểm của hoa, quả
2.3.2.3. Đặc điểm sinh thái học và phân bố
2.3.2.4. Thử nghiệm nhân giống vô tính (Giâm hom thân ngầm)
2.3.2.5. Kỹ thuật trồng
2.3.2.6. Mật độ trồng và phương thức trồng
2.3.2.7. Chăm sóc và quản lý rừng tre
2.3.2.8.Khai thác sử dụng
2.3.4. Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao giá trị rừng
Vầu đắng và rừng Vầu ngọt
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

- Công cụ phỏng vấn PRA.
- Phương pháp khảo sát.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp chuyên gia.
2.4.1. Công tác chuẩn bị


16

Dụng cụ: Thước kẹp kính, thước sào, thước dây; một số tài liệu liên
quan, xây dựng các bảng biểu, phiếu điều tra và sổ ghi chép.
2.4.2. Công tác ngoại nghiệp
2.4.2.1. Phương pháp thu tập thông tin
Kế thừa và thu tập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế từ
các cơ quan nghiên cứu và từ chính quyền địa phương, gồm có:
- Thơng tin về điều kiện tự nhiên: Địa lý, thổ nhưỡng, khí tượng thuỷ
văn, các bản đồ và tài liệu liên quan.
- Thông tin về dân sinh, kinh tế: Tài liệu về dân số, văn hoá, giáo dục, y
tế, cơ sở hạ tầng.
- Tiến hành phỏng vấn người dân tại địa phương về kỹ thuật gây trồng,
tình hình sinh trưởng, phát triển của một số lồi Tre – Trúc, thơng qua phiếu
phỏng vấn.
Mẫu câu hỏi phỏng vấn:
PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÂN BỐ, KHAI THÁC VÀ
SỬ DỤNG TRE - TRÚC
1. Thông tin cơ bản
1.1. Họ và tên người được phỏng vấn:................................................................
1.2. Địa chỉ:.........................................................................................................
1.3. Dân tộc:........................................................................................................
1.4. Số người trong hộ gia đình: .........................................................................

1.5. Trình độ học vấn của người được phỏng vấn:..............................................
1.6. Nghề nhiệp chính của gia đình:....................................................................
2. Nhà ở của người được phỏng vấn
2.1. Gia đình ở đây từ năm nào:...........................................................................
2.2. Nhà ở thuộc loại nào:..................................................................................
3. Đất canh tác của người được phỏng vấn
3.1. Diện tích các loại đất:
3.1.1. Đất nhà ở :………………..........................................................................
3.1.2. Đất vườn : …………………….................................................................
3.1.3. Ao: ……………………….........................................................................
3.1.4. Ruộng lúa: ………………………….........................................................


17

3.1.5. Nương rẫy: ……………………………....................................................
3.1.6. Đất rừng: …………………………….......................................................
3.1.7. Các loại đất khác: ……………………......................................................
4. Kinh tế hộ gia đình người được phỏng vấn
4.1. Thu nhập lương thực hàng năm
4.1.1 Lúa nước (kg):............................................................................................
4.1.2. Lúa nương (kg): ........................................................................................
4.1.3. Ngô (kg): ...................................................................................................
4.1.4. Sắn (kg): ....................................................................................................
4.1.5. Hoa màu khác (kg):. ..................................................................................
4.2. Thu nhập từ rừng ( Giá trị tiền tại thời điểm điều tra, tính bằng VNĐ)
4.2.1. Thu hoạch măng: .......................................................................................
4.2.2. Nhận bảo vệ rừng cho cộng đồng: ............................................................
4.2.3. Nhận bảo vệ rừng cho cơ quan Nhà nước:.................................................
4.2.4 Nhận trồng rừng: .......................................................................................

4.2.5 Nhận chăm sóc rừng: ................................................................................
4.2.6. Đi làm thuê cho các chủ rừng khác các công việc về rừng:.......................
4.2.7. Cây làm thuốc: ..........................................................................................
4.2.8. Củi đun: .....................................................................................................
4.3. Các nguồn thu nhập khác của gia đình (Đồng):…………............................
5. Những lợi ích từ rừng
 Lâm sản ngồi gỗ
 Gỗ gia dụng
 Gỗ hàng hoá
 Đất canh tác và chăn ni
 Nước cho sinh hoạt - có máng nước dẫn về nhà
 Nước canh tác - có hệ thống dẫn nước vào ruộng và ao
 Sản xuất nông nghiệp
 Cung cấp củi đun
6. Tìm hiểu thành phần lồi, khai thác và sử dụng Tre - Trúc
6.1. Tìm hiểu thành phần lồi Tre - Trúc
6.1.1. Ơng (bà) thấy hiện nay ở địa phương có những lồi Tre - Trúc nào ?
…………………………………………………………………………..............
6.1.2. Theo ông (bà) sinh trưởng Tre - Trúc ở đây như thế nào?
 Tốt
 Bình thường
 Xấu
6.2. Tình hình khai thác và sử dụng Tre - Trúc
6.2.1. Ơng (bà) có khai thác Tre - Trúc khơng?
 Có
 Khơng
6.2.2. Nếu có khai thác thì ơng (bà) thường khai thác lồi Tre - Trúc nào?
………………………………………………......................................................



18

6.2.3. Ơng (bà) khai thác để làm cơng việc gì:
 Sử dụng trong gia đình
 Đem bán sản phẩm
 Các công việc khác..........................................................................................
7. Gây trồng và phát triển Tre - Trúc
7.1. Gia đình ơng (bà) có gây trồng hoặc khoanh ni Tre - Trúc khơng?
 Có
 Khơng
Nếu có, thì diện tích là bao nhiêu?…...................................................................
7.2. Gia đình ơng (bà) trồng hoặc khoanh ni lồi Tre - Trúc nào?
……......................................................................................................................
7.3. Gia đình ơng (bà) trồng với mục đích làm gì?
 Sử dụng trong gia đình
 Đem bán sản phẩm
 Các cơng việc khác:.........................................................................................
7.4. Gia đình ơng (bà) có được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật khơng?
 Có
 Khơng
7.5. Ai tổ chức tập huấn cho ơng (bà)?
 Trạm khuyến nơng huyện
 Phịng kinh tế huyện
 Trung tâm khuyến công sở
 Đơn vị khác (là đơn vị nào?):..................
7.6. Có đơn vị nào đầu tư, bao tiêu sản phẩm cho gia đình ơng (bà) khơng?.....
7.7. Đơn vị nào đầu tư, bao tiêu sản phẩm cho gia đình ơng (bà)?
 Trạm khuyến nơng huyện
 Phịng kinh tế huyện
 Trung tâm khuyến công sở

 Đơn vị khác (là đơn vị nào?):..............
2.4.2.2. Phương pháp điều tra ngoài thực địa
2.4.2.2.1. Điều tra thành phần các lồi Tre – Trúc.
Thơng qua phỏng vấn và điều tra ngồi thực địa tìm hiểu thành phần
lồi Tre- Trúc hiện có tại địa phương. Kết quả điều tra được ghi vào bảng 2.1.
Bảng 2.1: Danh lục một số loài Tre – Trúc tại nơi nghiên cứu
STT

Tên địa phương

Tên phổ thông

Tên khoa học

Ghi chú

2.4.2.2.2. Phỏng vấn người dân về kỹ thuật gây trồng loài Vầu đắng và lồi
Vầu ngọt hiện có tại địa phương
2.4.2.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng loài Vầu đắng và loài Vầu ngọt
a. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của lồi Vầu đắng và loài Vầu ngọt tại địa


19

phương, gồm có một số chỉ tiêu sau:
* Đặc điểm thân khí sinh
+ Hình dạng, kích thước thân khí sinh: đo đường kính gốc (D0.0) và
đường kính vị trí 1.3m (D1.3) bằng thước kẹp kính. Đo chiều cao vút ngọn
(Hvn) bằng thước sào. Mỗi loài tiến hành đo 30 cây đã sinh trưởng ổn định.
Kết quả đo được ghi vào bảng 2.2.

Bảng 2.2: Đặc điểm đường kính và chiều cao thân khí sinhc điểm đường kính và chiều cao thân khí sinhiểm đường kính và chiều cao thân khí sinhm điểm đường kính và chiều cao thân khí sinhường kính và chiều cao thân khí sinhng kính và chiều cao thân khí sinh chiều cao thân khí sinhu cao thân khí sinh
STT

Tên lồi

D0.0 ( cm)

D1.3 (cm )

Hvn (cm)

Ghi chú

Đo đếm số lóng, chiều dài lóng và bề dày vách thân khí sinh. Mỗi lồi
đo 5 cây ở giai đoạn thành thục. Kết quả được ghi vào bảng 2.3.
Bảng 2.3: Kết quả điểm đường kính và chiều cao thân khí sinho điểm đường kính và chiều cao thân khí sinhếm số lóng và độ dày vách thân khí sinhm số lóng và độ dày vách thân khí sinh lóng và chiều cao thân khí sinh điểm đường kính và chiều cao thân khí sinhộ dày vách thân khí sinh dà chiều cao thân khí sinhy vách thân khí sinh

STT

Tên lồi

Số lóng
trên mỗi
cây

Chiều
dài lóng
(cm)

Bề dày vách thân khí sinh

(cm)
1/2
Gốc
Ngọn
thân

Ghi
chú

+ Xác định tuổi đựa vào màu sắc thân khí sinh và dựa vào âm thanh khi
sử dụng sống dao gõ vào thân:
Điều tra màu sắc thân khí sinh theo các cấp tuổi theo 3 chỉ tiêu là già,
trung bình và non. Và dựa vào âm thanh khi sử dụng sống dao gõ vào thân,
nếu kêu không đanh là non, kêu hơi đanh là trung bình, cịn kêu đanh là già.
Mỗi tuổi điều tra 5 cây. Kết quả được ghi vào bảng 2.4.
Bảng 2.4: Màu săc thân khí sinh
STT

Tên lồi

* Đặc điểm cành và cấu trúc ngọn
+ Đếm số cành trên mỗi đốt.

Cấp tuổi

Màu sắc

Ghi chú



20

+ Xác định cách phân cành (xác định xem cây phân cành cao hay phân
cành thấp).
+ Quan sát và mô tả cấu trúc ngọn (xác định xem cấu trúc ngọn là
thẳng hay cong).
Mỗi loài quan sát và đo đếm 30 cây. Kết quả được ghi vào bảng 2.5
Bảng 2.5: Đặc điểm cành và cấu Trúc ngọn
STT cây

Tên lồi

Số cành/đốt
(Trung bình)

Cách phân cành

Cấu Trúc
ngọn

* Đặc điểm hình thái lá quang hợp
Mỗi lồi điều tra mơ tả 30 lá của cây đã trưởng thành về các chỉ tiêu
sau: Đặc điểm phiến lá ( hình dạng, kích thước, màu sắc), đặc điểm mép lá,
đặc điểm gân lá. Kết quả được ghi vào bảng 2.6.
Bảng 2.6: Đặc điểm lá quang hợp
STT
cây

Tên
lồi


Hình
dạng

Kích thước
(cm)
Dài

Màu
sắc

Đặc điểm
mép lá

Số
gân

Ghi
chú

Rộng

* Đặc điểm lá biến thái (Mo nang)
Tiến hành thu nhặt mo, quan sát và đo đếm về các chỉ tiêu sau: Bẹ mo
(Hình dạng, kích thước, màu sắc), lá mo (Hình dạng, kích thước), tai mo
(Hình dạnh, kích thước), thìa lìa.
Mỗi lồi tiến hành đo đếm 10 mo. Kết quả đo đếm được ghi vào bảng
2.7.
Bảng 2.7: Đặc điểm hình thái của mo
STT Tên

Bẹ mo (cm)
mo loài Dài Rộng Màu

Lá mo (cm) Tai mo (cm) Thìa
Dài Rộng Dài Rộng lìa

Ghi
chú



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×