Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Công nghệ thông tin cơ bảntài liệu ôn thi modun 01 công nghệ thông tin cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 101 trang )

H
P

TÀI LIỆU ÔN THI

U

MODUN 01: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ BẢN

H

Hà Nội, 2019


MỤC LỤC
Danh sách từ viết tắt

5

BÀI 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH VÀ MẠNG MÁY TÍNH

1

1.1. Phần cứng máy tính

1

1.1.1. Khái niệm về máy vi tính, máy tính cá nhân

2


1.1.2. Khái niệm thiết bị di động cầm tay và công dụng

3

1.1.3. Các thuật ngữ liên quan tới phần cứng máy tính

3

1.1.4. Các thành phần cơ bản của máy tính điện tử

6

1.1.5. Các loại phương tiện lưu trữ thơng tin

8

1.1.6. Các thiết bị nhập thông tin

11

H
P

1.1.7. Các thiết bị xuất thông tin

1.1.8. Các cổng thông dụng kết nối với máy tính
1.2. Phần mềm máy tính

15
16

19

1.2.1. Khái niệm phần mềm và vai trị của phần mềm máy tính

19

1.2.2. Một số hệ điều hành thông dụng

20

1.2.3. Chức năng của một số phần mềm ứng dụng.

21

1.2.4. Cách thức và quá trình tạo ra phần mềm.

23

1.2.5. Phần mềm nguồn mở và phần mềm thương mại

25

U

H

1.3. Hiệu năng máy tính

26


1.3.1. Khái niệm hiệu năng của máy tính

26

1.3.2. Ảnh hưởng của việc chạy nhiều ứng dụng trên máy tính.

28

1.4. Mạng máy tính và truyền thơng

29

1.4.1. Mạng máy tính

29

1.4.2. Truyền dữ liệu trên mạng

30

1.4.3. Khái niệm về phương tiện truyền thông và băng thông

30

1.4.4. Khái niệm mạng Internet, intranet, extranet.

32

1.4.5. Khái niệm về tải lên và tải xuống.


33

1.4.6. Các phương thức kết nối mạng Internet

33

Câu hỏi tự lượng giá

35


BÀI 2. CÁC ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN
THƠNG
2.1. Một số ứng dụng cơng và ứng dụng trong kinh doanh

38
38

2.1.1. Thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, chính phủ điện tử.

38

2.1.2. Học tập trực tuyến, làm việc từ xa, hội nghị trực tuyến

45

2.2. Một số ứng dụng phổ biến để liên lạc, truyền thông

49


2.2.1. Thư điện tử

49

1.2.2. Các thuật ngữ liên quan tới tin nhắn

50

1.2.3. Ứng dụng VoIP

50

1.2.4. Các thuật ngữ về mạng xã hội, diễn đàn, cộng đồng trực tuyến

50

1.2.5. Biết khái niệm cổng thông tin điện tử, trang tin điện tử

51

Câu hỏi tự lượng giá

H
P

56

BÀI 3: AN TỒN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG SỬ
DỤNG CNTT-TT
60

3.1. An toàn lao động

60

3.1.1. Một số loại bệnh liên quan đến việc sử dụng máy tính

60

3.1.2. Cách làm việc với máy tính

62

U

3.2. Bảo vệ mơi trường

64

3.2.1. Công dụng của việc tái chế các bộ phận của máy tính.

64

3.2.2. Thiết lập các lựa chọn tiết kiệm năng lượng cho máy tính

64

H

Câu hỏi tự lượng giá


BÀI 4. AN TỒN THƠNG TIN KHI LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH
4.1. Kiểm sốt truy nhập, bảo đảm an tồn cho dữ liệu

66
69
69

4.1.1. Vai trò của tên người dùng và mật khẩu.

69

4.1.2. Thiết lập mật khẩu

70

4.1.3. Đề phòng khi giao dịch trực tuyến

71

4.1.4. Khái niệm và tác dụng của tường lửa

72

4.1.5. Ngăn chặn trộm cắp dữ liệu người dùng

72

4.2. Phần mềm độc hại

73


4.2.1. Phân biệt được các phần mềm độc hại

73

4.2.2. Cách phòng, chống phần mềm độc hại

76

Câu hỏi tự lượng giá

78


BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT TRONG
SỬ DỤNG CNTT
82
5.1. Bản quyền

82

5.1.1. Bản quyền, quyền tác giả

82

5.1.2. Nhận diện đóng gói phần mềm

86

5.1.3. Giấy phép cho người dùng cuối, phần mềm dùng chung, phần mềm

miễn phí, phần mềm mã nguồn mở.
87
5.2. Bảo vệ dữ liệu

88

5.2.1. Thuật ngữ liên quan như dữ liệu, quản lý dữ liệu, bảo vệ dữ liệu. 88
5.2.2. Một số quy định về quyền bảo vệ dữ liệu, trách nhiệm quản lý, bảo
vệ dữ liệu ở Việt Nam.
90
Câu hỏi tự lượng giá

92

H
P

H

U


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
IE

Internet Explorer

EDI

Electronic Data Interchange


ISP

Internet Service Provider

IAP

Internet Access Provider

IXP

Internet Exchange Provider

DAS

Direct Attached Storage

NAS

Network Attached Storage

SAN

Storage Area Network

G2C

Goverment-To-Consumer

G2B


Goverment-To-Business

G2G

Goverment-To-Goverment

C2C

Consumer-To-Comsumer

C2B

Consumer-To-Business

C2G

Consumer-To-Goverment

B2C

Business-To-Consumer

B2B

Business-To-Business

B2G

Business-To-Goverment


B2E

Business-To-Employee

www

World Wide Web

URL

Uniform Resource Locator

LDAP

Lightweight Directory Access Protocol

NDS

Domain Name System

SMS

Short Message Services

VoIP

Voice over Internet Protocol

H

P

U

H


IM

Instant Messaging

MMS

Multimedia Messaging Service

PDA

Personal Digital Assistant

PC

Personal Computer

LAN

Local Area Network

WAN

Wide Area Network


RAM

Random Access Memory

ROM

Read Only Memory

ID

Identification

HTTP

HyperText Transfer Protocol

HTTPS

HyperText Transfer Protocol Secure

FTP

File Transfer Protocol

H

U

H

P


BÀI 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH VÀ MẠNG MÁY TÍNH
Mục tiêu: học xong bài này học viên có khả năng:
- Liệt kê được các thành phần cơ bản trên máy tính và cơng dụng của
thiết bị di động cầm tay.
- Chỉ ra được một số hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng trên máy
tính.
- Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng của máy.
- Phân biệt được các mạng máy tính và phương thức kết nối.
1. Kiến thức cơ bản về máy tính và mạng máy tính

H
P

1.1. Phần cứng máy tính

Phần cứng máy tính có thể tạm hiểu là tất cả thiết bị hữu hình cấu thành
nên một chiếc máy tính cá nhân, chẳng hạn như: màn hình, chuột, bàn phím,
máy in, máy quét, vỏ máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ, các
loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD, card đồ họa VGA,

U

card wifi, card âm thanh, bộ phận tản nhiệt,... Dựa trên chức năng và cách thức
hoạt động người ta còn phân biệt phần cứng ra thành:

Nhập hay đầu vào (Input): Các bộ phận thu nhập dữ liệu hay mệnh lệnh


H

như là bàn phím, chuột...

Xuất hay đầu ra (Output): Các bộ phận trả lời, phát tín hiệu, hay thực thi
lệnh ra bên ngồi như là màn hình, máy in, loa,...
Ngoài bộ phận nêu trên liên quan tới phần cứng của máy tính cịn có các
khái niệm quan trọng sau đây:
- Bus: chuyển dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng.
- BIOS (Basic Input Output System): còn gọi là hệ thống xuất nhập cơ
bản nhằm khởi động, kiểm tra, và cài đặt các mệnh lệnh cơ bản cho phần cứng
và giao quyền điều khiển cho hệ điều hành.

1


- CPU (Central Processing Unit): bộ phân vi xử lý điều khiển tồn bộ máy
tính.
- Kho lưu trữ dữ liệu: lưu giữ thơng tin, dữ liệu.
- Các loại chíp hỗ trợ: nằm bên trong bo mạch chủ hay nằm trong các thiết
bị ngoại vi của máy tính các con chip quan trọng sẽ giữ vai trò điều khiển thiết
bị và liên lạc với hệ điều hành qua bộ điều vận hay qua phần sụn (Firmware).
- Bộ nhớ: là thiết bị bên trong bo mạch chủ giữ nhiệm vụ trung gian cung
cấp các mệnh lệnh từ CPU đến các bộ phận xử lý thông tin.
- Các cổng vào/ra: dùng để kết nối giữa các thiết bị giao tiếp với máy tính.
1.1.1. Khái niệm về máy vi tính, máy tính cá nhân
Máy tính cá nhân - PC (Personal Computer): Là loại máy vi tính để bàn,

H
P


phổ biến nhất với giá cả, kích thước và sự tương thích của nó phù hợp với nhiều
người sử dụng. Máy tính cá nhân được lắp ghép bởi nhiều linh kiện, thành phần
khác nhau như: Vỏ máy tính, bộ nguồn, bo mạch chủ, khối xử lý trung tâm, bộ
nhớ RAM, ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang, vv…

U

H

- Máy tính xách tay (Laptop): Là loại máy tính cá nhân nhỏ gọn có thể
mang xách được, thường dùng cho những người thường xuyên di chuyển. Nó
thường có trọng lượng nhẹ, tùy thuộc vào hãng sản xuất và kiểu máy dành cho
các mục đích sử dụng khác nhau. Máy tính xách tay có đầy đủ các thành phần cơ
bản của một máy tính cá nhân thơng thường.

2


1.1.2. Khái niệm thiết bị di động cầm tay và công dụng
Thiết bị di động cầm tay là bất cứ thiết bị điện tử có thể mạng theo bên
người. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng, người dùng có thể sử dụng một thiết bị cầm
tay như: điện thoại di động, máy tính bảng có thể gửi và nhận tin nhắn, văn bản
hoặc âm thanh, thay một máy tính xách tay. Nhiều thiết bị cầm tay cũng cho

H
P

phép sao chép hay tải các tập tin nhạc, sách điện tử, …từ trên mạng.
- Thiết bị điện thoại thông minh – Smartphone: là điện thoại di động

được sử dụng khá phổ biến hiện nay, ngoài các dịch vụ điện thoại như: điện
thoại, nhắn tin,…, thiết bị này cịn được tích hợp thêm các tính năng mới như:
nghe nhạc, chụp hình, quay video, gửi tin nhắn văn bản, tin nhắn đa phương tiện

U

(MMS), nhắn tin vô tuyến, nhận và gửi thư điện tử, truy cập Internet mọi lúc,
mọi nơi, hệ thống định vị toàn cầu (GPS),…

- Máy tính bảng – Tablet: Đây là một dạng biến thể giữa máy tính và

H

điện thoại thơng minh, tất cả trong một với màn hình cảm ứng 7' trở lên, sử dụng
bút cảm ứng (nếu có) hay ngón tay để nhập dữ liệu thông tin thay cho bàn phím
và chuột máy tính.

1.1.3. Các thuật ngữ liên quan tới phần cứng máy tính

3


- CPU (Central Processing Unit ): là bộ xử lý trung tâm thực hiện
các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số
học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản do mã lệnh
chỉ ra.

Tốc độ CPU được đo bằng đơn vị Hezt (Hz) hay Gigahertz (GHz), giá trị

H

P

của con số này càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh. Một Hertz (Hz) được
hiểu là một dao động trong mỗi giây, còn một Gigahertz là 1 tỷ dao động trong
mỗi giây. Tuy nhiên tốc độ CPU không chỉ được đo lường bằng giá trị Hz hay
GHz bởi CPU của mỗi hãng sẽ có những cơng nghệ cải thiện hiệu năng khác
nhau nhằm làm tăng thông lượng dữ liệu theo cách riêng.

U

- ROM (Read-Only Memory): bộ nhớ chỉ đọc là loại bộ nhớ khơng khả
biến dùng trong các máy tính hay hệ thống điều khiển, mà trong vận hành bình

H

thường của hệ thống thì dữ liệu chỉ được đọc ra mà không được phép ghi vào.
- RAM (Random Access Memory): là bộ nhớ khả biến hay còn gọi là bộ
nhớ truy cập ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ ô
nhớ, tạo thành một khơng gian nhớ tạm để máy tính hoạt động. Tuy cũng gọi là
bộ nhớ nhưng thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất
nguồn điện cung cấp.
Bộ nhớ RAM càng lớn thì truy xuất thông tin nhanh hơn khi mở nhiều
ứng dụng cùng một lúc. Dung lượng bộ nhớ RAM hiện tại được đo bằng
Gigabyte (GB), 1GB tương đương 1 tỷ byte. Hiện nay trên thị trường máy tính,
bộ nhớ RAM thơng thường từ 1-4GB RAM, đối với các máy cao cấp thì dung
lượng RAM có thể lên đến 16GB hoặc cao hơn.
4


- Ổ cứng: là nơi lưu trữ hệ điều hành, phần mềm và dữ liệu trên máy tính.

Khi bật máy tính, hệ điều hành và ứng dụng sẽ được chuyển từ ổ cứng lên bộ
nhớ RAM để chạy. Có hai loại ổ đĩa cứng: HDD (Hard Disk Drive) và SSD
(Solid State Drive)
Dung lượng lưu trữ ổ cứng cũng được đo bằng Gigabyte (GB), dung
lượng càng lớn sẽ lưu trữ được nhiều dữ liệu.
- Thiết bị đầu vào: Một máy tính có thể đi kèm với một hoặc nhiều thiết
bị đầu vào như chuột, touchpad, trackball (máy tính xách tay), bàn phím hay
bảng vẽ.
- Màn hình: Dùng để hiển thị thơng tin để giao tiếp giữa con người với
máy tính. Tùy thuộc vào loại máy tính, màn hình có thể được gắn liền với máy

H
P

tính như: laptop, máy để bàn All-In-One,… hoặc có thể là một thiết bị riêng biệt
chỉ có nhiệm vụ hiển thị thơng tin. Một số màn hình tích hợp tính năng cảm ứng,
có thể sử dụng ngón tay chạm trên màn hình để nhập số liệu, điều khiển tương
tự như dùng điện thoại hay máy tính bảng.

U

Chất lượng hiển thị màn hình được đo bằng độ phân giải và số lượng
điểm ảnh khi hiển thị ở độ phân giải cao nhất có thể. Ví dụ một màn hình máy
tính có độ phân giải 1.920x1.080 pixel. Số đầu tiên đại diện cho độ phân giải

H

ngang và số thứ hai là độ phân giải dọc. Người dùng có thể nhân hai số này để ra
số lượng điểm ảnh có trên màn hình.


Kích thước của màn hình được đo bằng đường chéo màn hình với đơn vị
tính là Inch.

- Ổ đĩa quang: là một loại thiết bị dùng để đọc dữ liệu từ đĩa CD, DVD
hay còn được gọi là ổ CD hoặc DVD. Ổ đĩa này nó sử dụng một thiết bị phát ra
một tia laser chiếu vào bề mặt đĩa quang và phản xạ lại trên đầu thu và được giải
mã thành tín hiệu.
- Card mạng: là thiết bị giao tiếp kết nối máy tính qua đầu nối RJ-45 đến
mơi trường mạng. Hầu hết máy tính ngày nay đều được tích hợp ít nhất một card

5


mạng trên bo mạch chủ hoặc card mạng được cắm trong một khe (slot) trên bản
mạch chính (maidboard) để kết nối với bộ định tuyến (Switch, Router,…).
- Card wifi: là một linh kiện nằm bên trong laptop có tác dụng thu sóng
wifi mọi lúc mọi nơi. Tốc độ kết nối wifi của laptop nhanh hay chậm cũng phụ
thuộc rất nhiều vào loại card wifi, thiết bị phát wifi, đường truyền mạng,…
1.1.4. Các thành phần cơ bản của máy tính điện tử
- Thiết bị điều khiển trung tâm CPU (Central Processing Unit): cấu trúc,
CPU là một tấm mạch nhỏ, bên trong chứa một tấm wafer silicon được bọc
trong một con chip bằng gốm và gắn vào bảng mạch. Nhiệm vụ chính của CPU
là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau,
có thể là một thiết bị chip đơn giản hay cũng có thể được ráp sẵn trong các bộ

H
P

mạch với hàng trăm con chip khác. CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương
trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu

transitor trên một bảng mạch nhỏ. Bộ xử lý trung tâm bao gồm khối điều khiển
và khối tính tốn.

U

H

Khối điều khiển: Là thành phần của CPU có nhiệm vụ thơng dịch các lệnh
của chương trình và điều khiển hoạt động xử lí, được điều tiết chính xác bởi
xung nhịp đồng hồ hệ thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng
bộ các thao tác xử lí trong và ngồi CPU theo các khoảng thời gian không đổi.
6


Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp. Tốc độ theo đó
xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung
nhịp – tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây (Mhz).
Khối tính tốn: Chức năng là thực hiện các phép toán số học và logic sau
đó trả lại kết quả cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ.
- Đơn vị đo tốc độ của bộ xử lý trung tâm: CPU được tính bằng đơn vị
Hertz (Hz: là đơn vị một dao động trong mỗi giây) hay Gigahertz (GHz: là 1 tỷ
dao động trong mỗi giây), giá trị của con số này càng lớn thì CPU hoạt động
càng nhanh.
- Phân biệt bộ nhớ động (RAM) và bộ nhớ chỉ đọc (ROM):

H
P

RAM (Random Access Memory): là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, mà tại
đó các chương trình như: hệ điều hành, các chương trình ứng dụng, các dữ

liệu,…, sử dụng bộ nhớ RAM để lưu trữ tạm thời giúp vi xử lý có thể truy xuất
nhanh hơn khi cần. RAM là một trong những loại bộ nhớ nhanh nhất của máy
tính, dữ liệu lưu trên RAM sẽ bị mất khi tắt máy hoặc mất điện (hết pin).

U

H

ROM (Read Only Memory): là bộ nhớ chỉ đọc, là loại bộ nhớ trong đó có
dữ liệu đã được ghi vào từ trước và chứa các chương trình giúp máy tính "khởi
động". Khác với RAM sẽ xóa sạch mọi dữ liệu lưu trữ tạm thời, ROM giữ lại
nội dung ngay cả sau khi máy đã tắt.
- Đơn vị đo tốc độ của bộ nhớ trong:
1B=8 bit
1Kb(Kilobyte) = 1024 B
1Mb(Megabyte) =1024Kb
1Gb(Gigabyte) =1024Mb
1Tb(Terabyte) =1024Gb
7


1Pb(Petabyte) =1024Tb
1Eb(Exabyte) =1024Pb
1Zb(Zettabyte) =1024Eb
1Yb(Yottabyte) =1024Zb
1.1.5. Các loại phương tiện lưu trữ thông tin
- Đĩa cứng (HDD - Hard Disk Drive): Hay còn gọi là ổ đĩa cứng, là thiết
bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình trịn phủ vật liệu từ tính.
Ổ đĩa cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu,
thành quả cả quá trình làm việc của người sử dụng máy tính. Những sự hư hỏng

của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế
được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường

H
P

khó có thể lấy lại được. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, cơng nghệ,
ổ đĩa cứng ngày nay có kích thước ngày càng nhỏ hơn, truy xuất dữ liệu nhanh
hơn, giúp hệ điều hành hoạt động tối ưu hơn, giảm thời gian khởi động của hệ
thống, tiết kiệm năng lượng, sự thay đổi phương thức ghi dữ liệu làm cho dung

U

lượng ổ đĩa cứng tăng lên.

Dung lượng ổ đĩa cứng là thông số thường được người sử dụng nghĩ đến
đầu tiên, là cơ sở cho việc so sánh, đầu tư và nâng cấp. Dung lượng của ổ đĩa

H

cứng được tính theo các đơn vị dung lượng cơ bản thông thường: byte, kB
(kilobyte), MB (Megabyte), GB (Gigabyte), TB (Terabyte). Đa số các hãng sản
xuất đều tính dung lượng theo cách có lợi (theo cách tính 1 GB = 1000 MB mà
thực ra phải là 1 GB = 1024 MB) nên dung lượng mà hệ điều hành (hoặc các
phần mềm kiểm tra) nhận ra ổ đĩa cứng thường thấp hơn so với dung lượng ghi
trên nhãn đĩa (ví dụ ổ đĩa cứng 40 GB thường chỉ đạt khoảng 37-38 GB).
Tốc độ quay của đĩa cứng thường được ký hiệu bằng rpm (revolutions per
minute) số vòng quay trong một phút. Tốc độ quay càng cao thì ổ đĩa cứng càng
làm việc nhanh do chúng thực hiện đọc/ghi nhanh hơn, thời gian tìm kiếm thấp.
Các tốc độ quay thông dụng thường là: 3.600 rpm là tốc độ của các ổ đĩa cứng

thế hệ trước; 4.200 rpm thường sử dụng với các máy tính xách tay mức giá trung
8


bình và thấp; 5.400 rpm thơng dụng với các ổ đĩa cứng 3,5”, với các ổ đĩa cứng
2,5” cho các máy tính xách tay hiện nay đã chuyển sang tốc độ 5400 rpm để đáp
ứng nhu cầu đọc/ghi dữ liệu nhanh hơn; 7.200 rpm thông dụng với các ổ đĩa
cứng sản xuất trong thời gian hiện tại; 10.000 rpm, 15.000 rpm: Thường sử dụng
cho các ổ đĩa cứng trong các máy tính cá nhân cao cấp, máy trạm và các máy
chủ có sử dụng giao tiếp SCSI.
Có nhiều chuẩn giao tiếp khác nhau giữa ổ đĩa cứng với hệ thống phần
cứng, sự đa dạng này một phần xuất phát từ yêu cầu tốc độ đọc/ghi dữ liệu khác
nhau giữa các hệ thống máy tính, phần cịn lại các ổ giao tiếp nhanh thường có
giá thành cao hơn nhiều so với các chuẩn thông dụng. Trước đây, các
chuẩn ATA và SATA thế hệ đầu tiên được sử dụng phổ biến trong máy tính cá

H
P

nhân thơng thường trong khi chuẩn SCSI và Fibre Channel có tốc độ cao hơn
được sử dụng chủ yếu nhiều trong máy chủ và máy trạm. Gần đây, các chuẩn
SATA thế hệ tiếp theo với tốc độ giao tiếp cao hơn đang được sử dụng rộng rãi
trong các máy tính cá nhân.

U

- Ổ đĩa quang: Là thiết bị dùng để đọc đĩa quang, nó sử dụng một loại
thiết bị phát ra tia laser chiếu vào bề mặt đĩa quang và phản xạ lại trên đầu thu
và được giải mã thành tín hiệu.


H

- Ổ cứng di động: Là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu ngồi máy tính, các
tiêu chí cần quan tâm khi mua ổ cứng di động là dung lượng lưu trữ dữ liệu (tính
bằng GB), tốc độ sao lưu dữ liệu, chuẩn kết nối và độ bền của sản phẩm. Ổ cứng
di động được chia làm hai loại chính: Loại thứ nhất có kích cỡ 3,5 inch địi hỏi
phải có dây cắm nguồn riêng cùng với dây USB để truyền tải dữ liệu, loại thứ
hai nhỏ và nhẹ hơn có kích thước 2,5 inch hoặc 1,8 inch, loại này chỉ sử dụng
một dây cáp USB để vừa truyền tải dữ liệu vừa cấp nguồn điện cho ổ cứng. Tuy
nhiên loại có kích thước 2,5 inch thường khơng có dung lượng lớn như loại có
kích cỡ 3,5 inch. Hầu hết hiện nay ổ cứng di động kết nối với các thiết bị thông
qua cổng USB 2.0, một số mẫu mã mới nhất có tích hợp giao tiếp USB 3.0, một
số loại sử dụng kết nối FireWire (400 và 800) hay eSATA. Các ổ cứng cắm
9


ngồi sử dụng cổng USB 2.0 phổ biến hơn vì có thể tương thích với nhiều thiết
bị. Ít gặp hơn nhưng có tốc độ nhanh hơn là chuẩn FireWire, cung cấp các tốc độ
truyền tải dữ liệu là 400 Mbps hoặc 800 Mbps. Với giao diện kết nối eSATA, có
tốc độ truyền tải dữ liệu rất cao là 3Gbps (3.000 Mbps), nhanh hơn nhiều so với
USB 2.0. Tuy nhiên, giao diện kết nối eSATA không cung cấp điện năng qua
cáp nối, thay vào đó người sử dụng sẽ cần trang bị một cáp cấp nguồn qua cổng
USB hoặc một adapter AC bên ngoài.
- Ổ USB flash (Ổ cứng di động USB hoặc ổ cứng flash USB): Là thiết
bị lưu trữ dữ liệu sử dụng bộ nhớ flash tích hợp với giao tiếp USB. Chúng có
kích thước nhỏ, nhẹ, có thể tháo lắp và ghi dữ liệu được. Dung lượng của ổ USB
flash ngày càng tăng lên đáng kể. Ổ USB flash có nhiều ưu điểm hơn hẳn các

H
P


thiết bị lưu trữ tháo lắp khác, chúng nhỏ hơn, nhanh hơn, có dung lượng lớn hơn
và tin cậy hơn, do đó ngày nay ổ USB flash đã hoàn toàn thay thế cho các ổ đĩa
mềm trong các máy tính cá nhân được sản xuất trong những năm trước đây.
- Đĩa CD (Compact Disc): Là một trong những loại đĩa quang thường

U

được chế tạo bằng chất dẻo, đường kính 12 cm, dùng phương pháp ghi quang
học để lưu trữ khoảng 80 phút âm thanh hoặc 700 MB dữ liệu máy tính đã được
mã hóa theo kỹ thuật số. Đĩa CD sử dụng cơng nghệ quang học để đọc và ghi dữ

H

liệu, một cách đơn giản nhất chúng dùng tia lazer chiếu vào bề mặt đĩa để nhận
lại các phản xạ ánh sáng tương ứng với các dạng tín hiệu nhị phân (0 và 1).
- Đĩa DVD (Digital Versatile Disc hoặc Digital Video Disc): Là một định
dạng lưu trữ đĩa quang phổ biến. Công dụng chính của đĩa là lưu trữ video và
lưu trữ dữ liệu. DVD có nhiều điểm giống CD như chúng đều có đường kính 12
cm cho loại tiêu chuẩn, hay 8 cm cho loại nhỏ. Tuy nhiên đĩa DVD có cách lưu
dữ liệu khác, với cách nén dữ liệu và các lớp quang học có khả năng chứa nhiều
dữ liệu hơn CD gấp 7 lần hoặc hơn thế nữa. Sự khác nhau về thuật ngữ DVD
thường được mô tả bởi phương pháp dữ liệu được lưu trữ trên đĩa: DVD-ROM
chứa dữ liệu chỉ có thể đọc mà khơng thể ghi, DVD-R và DVD+R có thể ghi

10


một lần và sau đó có chức năng như DVD-ROM và DVD-RAM, DVD-RW
hoặc DVD+RW chứa dữ liệu có thể xóa và ghi lại nhiều lần.

- Lưu trữ mạng (Storage Area Network hay SAN): là một kiến trúc gắn
kết nhiều các thiết bị lưu trữ bên ngoài (như dãy đĩa, thư viên băng từ và các thư
viện ổ quang) cho phép truy cập nhanh hơn và lưu trữ nhiều dữ liệu hơn.
- Lưu trữ trực tuyến: cho chép dữ liệu từ máy tính của bạn lên Internet
với mục đích đảm bảo sự an tồn và tồn vẹn của dữ liệu đó. Các dịch vụ này
thường cung cấp cho người dùng một phần mềm cài đặt trên máy, vừa để quản
lý tài khoản vừa để mã hóa và tải dữ liệu lên.
- NAS (Network Attached Storage): là một thiết bị lưu trữ gắn vào mạng,
được dùng để lưu trữ tất cả các của người dùng và có thể truy cập từ bất cứ nơi

H
P

đâu cũng như từ mọi thiết bị như PC, laptop, điện thoại Smartphone hay
Tablet. Các hệ thống NAS hiện đại cũng có thể hình dung như 1 máy chủ thu
nhỏ bởi nó cũng có CPU, cũng có RAM và chạy những phiên bản hệ điều hành
nhúng thu gọn (Linux vs Window) cũng như có khả năng kết nối mạng qua cổng

U

Ethernet hay thậm chí là kết nối khơng dây như Wi-Fi. Để lưu trữ dữ liệu thì
NAS thường dùng ỗ gắn trong tuy nhiên một số thiết bị còn hỗ trợ kết nối với
thiết bị gắn ngoài hay thậm chí là USB nhớ. Một số NAS nâng cao khác lại hỗ

H

trợ những tính năng như thiết lập máy chủ web, quản trị từ xa hay các thiết lập ổ
cứng theo chế độ RAID… Người dùng có thể dùng điện thoại, máy tính bảng,
hay laptop kết nối vào WIFI là đã có thể truy cập đến dữ liệu từ NAS một cách
nhanh chóng và hồn tồn bảo mật bằng tài khoản truy cập.

1.1.6. Các thiết bị nhập thông tin
Phần này trình bày về các thiết bị giúp người sử dụng điều khiển và sử
dụng hệ thống máy tính, bao gồm: Bàn phím, chuột, bi lăn (trackball), bảng
chạm (touchpad), bút chạm (stylus), màn hình cảm ứng, cần điều khiển
(joystick), máy ghi hình trực tiếp (webcam), máy ảnh kỹ thuật số, mi-crơ
(micro), máy quét ảnh (scanner).

11


- Bàn phím: Bàn phím là thiết bị chính giúp người sử dụng giao tiếp và
điều khiển hệ thống máy tính là thiết bị khơng thể thiếu, nếu thiếu nó máy tính
của bạn sẽ báo lỗi và sẽ khơng khởi động. Bàn phím có thiết kế khá nhiều ngơn
ngữ, cách bố trí, hình dáng và các phím chức cũng năng khác nhau. Bàn phím
thơng thường có từ 83 đến 105 phím và chúng được chia bốn nhóm phím: phím
dùng soạn thảo, phím chức năng, các phím số và nhóm phím điều khiển màn
hình. Bàn phím được nối với máy tính thơng qua cổng PS/2 (hiện nay đã khơng
cịn được sử dụng), USB và kết nối khơng dây.
- Chuột máy tính (Mouse): Là thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để điều
khiển và làm việc với máy tính. Để sử dụng chuột máy tính nhất thiết phải sử
dụng màn hình máy tính để quan sát tọa độ và thao tác di chuyển của chuột trên

H
P

màn hình. Chuột máy tính có hai loại chính là chuột bi (sử dụng nguyên lý xác
định chiều lăn của một viên bi khi thay đổi, di chuyển chuột để xác định sự thay
đổi tọa độ của con trỏ trên màn hình máy tính) và chuột quang (là sự thay đổi
của ánh sáng hoặc lazer phát ra từ một nguồn cấp để xác định sự thay đổi tọa độ


U

của con trỏ trên màn hình máy tính).

- Bảng chạm (Touchpad): Là thiết bị cảm ứng cho phép người sử dụng
có thể dùng tay để di chuyển chuột khắp màn hình. Thiết bị này phổ biến trên

H

các máy laptop, notebook.

- Bút chạm (Stylus): Là một thiết bị trỏ dùng để giao tiếp với bảng cảm
ứng, nó có cấu tạo chỉ là nhựa hoặc vỏ kim loại để tạo tính thẩm mĩ. Vì thế,
người dùng có thể dùng bất cứ thứ gì, miễn là có sự va chạm trên bề mặt của
thiết bị cảm ứng như máy tính bảng, điện thoại cảm ứng.
12


- Cần điều khiển (Joystick): Là một thiết bị đầu vào bao gồm một cần có
thể xoay quanh một trục và thơng báo giá trị góc hoặc hướng của mình cho các
thiết bị mà nó kiểm sốt. Cần điều khiển, cịn được gọi là cột kiểm sốt, là thiết
bị điều khiển chính trong buồng lái của các máy bay dân sự và qn sự. Nó
thường có cơng tắc bổ sung để kiểm sốt các khía cạnh khác nhau của máy bay.
Cần điều khiển thường được sử dụng để điều khiển trị chơi video, và thường có
một hoặc nhiều nút nhấn mà trạng thái của nó được gửi tới và xử lý trên máy
tính. Một dạng phổ biến khác của các phím điều khiển được sử dụng trên game
console hiện đại là cần analog. Cần điều khiển cũng được sử dụng cho các máy
móc như cần cẩu, xe tải, xe khơng người lái dưới nước, xe lăn, camera giám sát.
Một mô hình thu nhỏ của cần điều khiển chính là nút điều hướng được thiết kế


H
P

trên các thiết bị điện thoại di động, khi đó, các thao tác của người sử dụng trên
nút điều khiển sẽ được thu giữ và gửi về trung tâm xử lý.

U

H

- Máy quét (Scanner): Là thiết bị có khả năng quét ảnh để đưa vào đĩa
cứng của máy tính dưới dạng file ảnh, giúp cho việc lưu trữ hoặc gửi file đi nơi
khác dễ dàng, ngoài ra người sử dụng có thể dùng các phần mềm khác để chỉnh
sửa file cho đẹp hơn, vv...

13


- Webcam (WC - Web Camera): Là thiết bị ghi hình kỹ thuật số được kết
nối với máy tính để truyền trực tiếp hình ảnh lên một website nào đó hay đến
một máy tính khác thơng qua mạng Internet. Về cơ bản, webcam giống như máy
ảnh kỹ thuật số nhưng khác ở chỗ các chức năng chính của nó do phần mềm cài
đặt trên máy tính điều khiển và xử lý. Nhiều webcam còn hỗ trợ việc quay phim

H
P

và chụp ảnh.

U


H

- Máy ảnh kỹ thuật số: Là một máy điện tử dùng để thu và lưu giữ hình
ảnh một cách tự động thay vì phải dùng phim ảnh giống như máy chụp ảnh
thường. Những máy chụp ảnh số đời mới thường có nhiều chức năng, ví dụ như
có thể ghi âm, quay phim.

14


- Microphone: Còn gọi là Mic là một thiết bị biến năng lượng âm học
sang tín hiệu điện tử, thường được sử dụng rất nhiều ứng dụng như: điện thoại,
máy thu âm, các sản phẩm điện ảnh, thu thanh, radio và TV, thu tiếng trong máy
tính, gọi VoIP.... Microphone cho phép người dùng thực hiện công việc ghi âm
và chuyển những âm thanh đó sang dạng số hố để sử dụng trên máy tính. Phần
mềm chun dụng nhận dạng gióng nói của người dùng rồi chuyển những gì
người dùng nói sang dạng văn bản hiện trên màn hình. Điều này đặc biệt có lợi
cho những người dùng có yêu cầu đặc biệt, khơng thể thao tác và sử dụng máy
tính như người bình thường. Microphone thường khơng bao gồm trong máy tính
để bàn, tuy nhiên trên các thiết bị laptop hiện nay, nó thường được tích hợp sẵn

H
P

trên thiết bị.
1.1.7. Các thiết bị xuất thơng tin

- Màn hình (Monitor): Là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính dùng để
hiển thị và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính. Đối với máy tính cá nhân

(PC), màn hình máy tính là một bộ phận tách rời. Đối với máy tính xách tay

U

(Laptop), màn hình là một bộ phận gắn chung khơng tách rời.

- Màn hình cảm ứng: là loại màn hình có thể đáp ứng lại sự điều khiển
của người dùng thông qua thao tác tiếp xúc của ngón tay hay những chiếc bút

H

cảm ứng trong các điện thoại trước đây. Lợi thế của màn hình cảm ứng là khả
năng tùy chỉnh giúp cho các nhà sản xuất có được nhiều cách thiết kế về mặt
giao diện cũng như tính năng cho một chiếc smartphone. Bên cạnh đó, với việc
bỏ đi các hệ thơng phím bấm vật lý truyền thống trước đây, người dùng có thể
được trải nghiệm những màn hình có kích thướt lớn hơn, thống hơn khiến cho
một số chức năng như xem phim, lướt web, chơi game…
- Máy in: là thiết bị dùng in nội dung đã được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn.
Để thực hiện việc in, máy in cần được kết nối với máy tính hoặc qua mạng máy
tính hoặc thơng qua các kiểu truyền dữ liệu khác nhau.
- Loa: Là thiết bị dùng để phát ra âm thanh phục vụ nhu cầu làm việc và
giải trí của người sử dụng với máy tính. Loa máy tính thường được kết nối với
15


máy tính thơng qua ngõ xuất audio của cạc âm thanh trên máy tính. Loa máy
tính gắn ngồi dùng cho phát âm thanh phục vụ giao tiếp và giải trí thường được
tích hợp sẵn mạch cơng suất, do đó loa máy tính có thể sử dụng trực tiếp với các
nguồn tín hiệu đầu vào mà khơng cần đến bộ khuếch đại công suất (Amply).
- Tai nghe (Headphone): được sử dụng thay thế cho loa máy tính (thích

hợp trong cơng sở, phịng game hoặc các nơi có nhiều máy tính trong một khơng
gian giới hạn). Về cấu tạo, nó cũng là những chiếc loa có kích thước nhỏ gọn,
cơng suất thấp, thiết kế để người dùng có thể đeo vào tai (và thường tích hợp
thêm micro). Loại này cắm thẳng vào cạc âm thanh mà không cần mạch khuếch
đại (trừ dạng tai nghe khơng dây có mạch phát và khuếch đại trực tiếp), chúng
có thể điều chỉnh âm lượng phù hợp với âm lượng muốn nghe.

H
P

1.1.8. Các cổng thông dụng kết nối với máy tính

U

H

16


- Cổng PS/2: dùng để kết nối chuột và bàn phím với máy tính, thường có
hai cổng riêng biệt được phân biệt với nhau bằng màu: màu tím dùng cho bàn
phím và màu xanh lá cây dùng cho chuột.
- Cổng Serial Port: sử dụng để kết nối nối tiếp với giao thức RS-232. Có
hai loại cổng nối tiếp thường được tìm thấy trên máy tính là DB-25 và DE-9 hay
cịn được gọi là cổng COM
- Cổng Parallel Port: là cổng kết nối giữa máy tính với máy in có sử dụng
giao tiếp song song.
- Cổng âm thanh: sử dụng để kết nối loa hoặc các thiết bị đầu ra âm thanh
khác với máy tính. Các tín hiệu âm thanh có thể là analog hoặc kỹ thuật số tùy
thuộc vào loại cổng và đầu nối tương ứng khác nhau.


H
P

- Cổng VGA: thường được tìm thấy trên máy tính, máy chiếu, video card
và trên các TV có hỗ trợ.

- Cổng giao diện video kỹ thuật số (Digital Video Interface - DVI): là giao
diện kỹ thuật số tốc độ cao giữa bộ điều khiển hiển thị như máy tính và thiết bị

U

hiển thị như màn hình. Cổng này được phát triển với mục đích truyền tín hiệu
video số mà khơng làm giảm chất lượng và thay thế cho cơng nghệ VGA có
chức năng tương tự.

H

- Cổng Mini-DVI: được phát triển bởi Apple như là một giải pháp thay
thế cho cổng Mini-VGA và có kiểu dáng gần tương tự như Mini-VGA. Nó nhỏ
hơn cổng DVI thông thường một chút.
- Mini-DVI là một cổng sở hữu 32 chân kết nối và có khả năng truyền tín
hiệu DVI, composite, S-Video và VGA với các bộ điều hợp tương ứng.
Cổng Micro-DVI: Cổng được kết nối với các thiết bị bên ngoài với giao
diện DVI và VGA và bắt buộc phải sử dụng các bộ điều hợp tương ứng.
- Cổng Display Port: là một cổng giao diện hiển thị kỹ thuật số với đa tùy
chọn kênh âm thanh và các dạng dữ liệu khác. Cổng Display Port được phát
triển với mục đích thay thế cho cổng VGA và DVI làm giao diện chính giữa
máy tính và màn hình.
17



- Cổng Component Video: là một giao diện nơi các tín hiệu video được
chia thành nhiều hơn hai kênh và chất lượng của tín hiệu video tốt hơn so với
Composite Video. Các cổng Component Video thường sử dụng sử dụng 3 đầu
nối và được phân biệt bằng các màu là xanh lục, xanh lam và đỏ.
- Cổng S-Video: hay còn được gọi là Separate Video connector (đầu nối
video riêng biệt) chỉ được sử dụng để truyền tín hiệu video. Chất lượng hình ảnh
truyền qua S-Video là tốt hơn so với Composite Video nhưng lại có độ phân giải
thấp hơn Component Video.
- Cổng HDMI (High-Definition Multimedia Interface): là cổng giao diện
đa phương tiện có độ phân giải cao. HDMI là giao diện kỹ thuật số để kết nối
các thiết bị có độ nét cao và siêu nét như màn hình máy tính, HDTV, đầu đĩa

H
P

Blu-Ray, các thiết bị chơi game hay máy ảnh độ nét cao, v.v.

- Cổng USB (Universal Serial Bus): được sử dụng để thay thế các loại
cổng nối tiếp, cổng song song, đầu nối PS/2, cổng trò chơi và làm cổng sạc điện
cho các thiết bị di động. USB đầu tiên được sử dụng để kết nối các thiết bị ngoại

U

vi với máy tính, chúng thường được thiết kế dưới dạng các đầu cắm cho các
thiết bị tuân theo chuẩn cắm-và-chạy mà với tính năng cắm nóng thiết bị (nối và
ngắt các thiết bị không cần phải khởi động lại hệ thống).

H


- USB type A: có rất nhiều các phiên bản USB type A khác nhau như
USB 1.1, USB 2.0 và USB 3.0. Trong đó USB 3.0 là chuẩn chung và hỗ trợ tốc
độ dữ liệu lên tới 400MBps.

- USB Type C: cổng có khả năng thay thế cho 5 kết nối bao gồm HDMI,
VGA, USB, Display Port, cổng sạc và cịn có thể nhiều kết nối khác.
- RJ-45: cổng kết nối được sử dụng cho mạng máy tính và trong viễn
thơng được gọi là Registered Jack (RJ) và cổng RJ-45 nói riêng được sử dụng
cho Ethernet thơng qua cáp.
- RJ-11: Cổng kết nối cho điện thoại bàn, modem hoặc ADSL. Mặc dù
máy tính hầu như khơng bao giờ được trang bị cổng RJ-11 nhưng chúng là giao
diện chính trong tất cả các cấu hình mạng viễn thơng.
18


- Cổng e-SATA: là một đầu nối Serial AT Attachment gắn rời, được sử
dụng như một giao diện để kết nối các thiết bị lưu trữ khối (mass storage
devices). Kết nối e-SATA hiện đại được gọi là e-SATAp và là viết tắt của cổng
Power e-SATA
- Cổng cắm thẻ nhớ: Cổng cắm thẻ nhớ có dạng một khe nhỏ có các đoạn
ngắn và dài tương ứng với kích thước của một số loại thẻ nhớ mà máy hỗ trợ
như SD, MMC, MS, CF... sửa dụng trong máy chụp hình kỹ thuật số, máy nghe
nhạc MP3/MP4, điện thoại…
1.2. Phần mềm máy tính
1.2.1. Khái niệm phần mềm và vai trò của phần mềm máy tính
Phần mềm máy tính (Software) là một tập hợp những câu lệnh được viết

H
P


bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm thực
hiện một số nhiệm vụ hay chức năng, một vấn đề cụ thể nào đó.
- Phần mềm hệ thống: là một chương trình quản lý phần cứng máy tính.
Nó cung cấp nền tảng cho các chương trình ứng dụng và đóng vai trị trung gian

U

giao tiếp giữa người dùng máy tính và phần cứng của máy tính đó.
- Phần mềm ứng dụng: Là chương trình giúp cho máy tính thực hiện trực
tiếp một cơng việc nào đó mà người dùng muốn thực hiện. Trên thị trường có 2

H

loại phần mềm: Phần mềm đóng gói và phần mềm phát triển theo yêu cầu riêng.
- Phần mềm đóng gói: là phần mềm làm cho 1 lĩnh vực nào đó thật cụ thể
hoặc có tính dùng chung rất cao. Phần mềm phát triển theo yêu cầu riêng là phần
mềm được xây dựng theo đơn đặt hàng của từng khách hàng.
- Phần mềm thương mại: gồm phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng,
phần mềm tiện ích, phần mềm cơng cụ, phần mềm nhúng; được phát triển hoàn
chỉnh, được đăng ký thương hiệu và nhân bản hàng loạt để cung cấp ra thị
trường.
- Phần mềm nội bộ: là phần mềm được phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa
theo các yêu cầu riêng của tổ chức hoặc người sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu
đặc thù của tổ chức và được sử dụng trong nội bộ tổ chức đó.
19


×